Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ai có quyền và ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.49 KB, 3 trang )

Ai có quyền và ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản?
Phá sản là một hiện tượng kinh tế thị trường và nó cũng có những ý nghĩa nhất định
đối với kinh tế - xã hội. Nó không chỉ là luật để đào thải các doanh nghiệp yếu kém
mà còn nhằm mục đích khôi phục lại sự cân bằng về cán cân thanh toán thị trường.
Pháp luật phá sản là công cụ bảo vệ một cách có hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ nợ, bảo vệ lợi ích của con nợ, góp phần vào bảo vệ lợi ích của người
lao động…Vậy những ai sẽ có quyền hay có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản khi mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?

1. Chủ thể có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản:
a) Về chủ nợ:
- Khoản 1 Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định:
“Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.
+ Chỉ cần chủ nợ có khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đã đến
hạn 3 tháng mà không được DN, HTX thanh toán là có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản.
+ Hướng thay đổi của Luật phá sản 2014 làm cho việc nhìn nhận thủ tục phá sản nhẹ
nhàng hơn, không tạo áp lực nặng nề của việc “khai tử” môt DN, HTX; đồng thời
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các
chủ nợ.
b) Người lao động:
Khoản 2 Điều 5 quy định:
“Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi
chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết
thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ


khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán.”
c) Cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã:
- Khoản 5 Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định:
“ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong
thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá….Cổ
đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên
tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần
mất khả năng thanh toán trongtrường hợp Điều lệ công ty quy định.”
- Khoản 6 Điều 5 quy định:
“Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên
của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.
2. Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Theo Điều 5 thì việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là nghĩa vụ của:
*Nhóm thứ nhất:
- Người đại diện theo pháp luật của DN, HTX (chỉ là người đại diện theo pháp luật)
*Nhóm thứ hai:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần;
- Chủ tịch HĐTV của công ty TNHH hai thành viên;
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Một điểm mới nổi bật của Luật phá sản 2014 là: Khoản 5 Điều 28 Luật này quy
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản: “Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của
Luật này không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã

mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có
thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.”
Quy định này tạo áp lực thúc đẩy các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ
nộp đơn để giảm thiểu khả năng thất thoát thêm tài sản của DN, HTX mất khả năng
thanh toán, gây thiệt hại cho các chủ thể có liên quan.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×