Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

nhan dinh hay ve van chuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.98 KB, 4 trang )

5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung

Facebook: Hoàng Nhung

NHẬN ĐỊNH HAY VỀ VĂN CHƯƠNG VÀ TÁC GIA VĂN HỌC
Giáo viên: Hoàng Nhung - 5star.edu.vn
★★★★★
Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn
--------------------

A. Về văn học nói chung:
1/ "Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lự mà chúng ta có,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới
giả dối,tàn ác,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn" (Thạch Lam)
2/ "Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy". (Sê khốp)
3/ Nhà văn phải là người "thư kí trung thành của thời đại". (Banlzac)
4/ "Văn học,đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng". (Charles DuBos)
5/ Nhà văn phải biết "khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi
phục và bảo vệ những cái tốt đẹp" (Ai ma tôp).
7/ M.Gorki nói : văn học “ giúp con người hiểu được bản thân mình , nâng cao niềm tin vào bản thân
mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý .”
8/ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật
có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.(Nam Cao – Trăng sáng).
9/ Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ . Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở
văn chương , loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu).
10/ "Thơ là âm nhạc của tâm hồn ,nhất là những tâm hồn cao cả ,đa cảm". (Voltaire)
13/ "Thơ,trước hết là cuộc đời,sau đó mới là nghệ thuật" (Biêlinxki).
16/ "Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ" (Thạch Lam).
17/ "Sống đã rồi hãy viết,hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân".(đây là quan niệm của Nam
Cao sau cách mạng Tháng Tám).
18/ Nhà văn phải"đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời".


19/ "Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân
dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì
văn sẽ hay...Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích
thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để
chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp
khớp"(Nguyễn Tuân)
20/ "Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được
rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình
cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn"
(Nguyễn Khải).
B. Về phong cánh và cá tính sáng tạo của nhà văn:
21/ "Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung" (Lêonit Lêonop)
22/ "Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái
mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình" (Ivan Tuốc ghê nhi ép).
23/ "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả...Nếu anh không có giọng
riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" (Sê khốp)
24/ "Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là 1 nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo
đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp 1 cách riêng. Đối với nhà
thơ, tìm cho ra bút pháp của mình -.nghĩa là trở thành nhà thơ" (Raxun Gamzatop).

Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN


5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung

Facebook: Hoàng Nhung

25/ "Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã , nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng
người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn,
tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng

nhân đạo và tiến bộ của loài người" (Sô lô khốp).
28/ "Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là
nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học". (Tố Hữu)
29/ Nhà văn đương đại Italia Claudio Magris viết rằng: "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời
do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn
rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào".
31/ Trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh nhận định: "Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômero đến kinh thi
đến ca dao việt nam, thơ vẫn là 1 sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn
của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế".
32/ Tố Hữu nói: "thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy".
38/ L.Tônx tôi khẳng định: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước
mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt
kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại"
39/ Với Thạch Lam thì: "Thiên chúc của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ
những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn"
40/ Trong tác phầm "Theo giòng", Thạch Lam viết: "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ
không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc 1 bài học trông nhìn và
thưởng thức"
42/ Trong tác phẩm Đời thừa Nam Cao cho ràng:'' Một tác phẩm thật giá trị,phải vượt lên bên trên tất cả
bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người .Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao,
mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khởi.Nó ca tụng lòng thương,tình bác ái,sự công bình...Nó làm cho
người gần người hơn.''. Ngoài ra ông cũng cho ràng : ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât
lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.''.
43/“Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi
câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống
và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ
như thi ca của sự thật.” (Aimatop)
44/“Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là
sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người.” (Nguyễn Minh Châu)
45/Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng)

46/“Văn chương gây cho ta tình cảm ta ko có, luyện cho ta tình cảm ta sẵn có”
(Hoài Thanh)
47/
_ "HC lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc
nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ
những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan
được..."
_ "Buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến Lửa Thiêng như bản ngậm ngùi dài. Tập thơ dằng dặc
một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,...đã khơi lại cái
mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này (Hoài Thanh). Nỗi buồn như kết quả của quá
trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng ...tủi nắng sầu
mưa. Cũng đất nước mà nặng buồn sông núi.
Cái buồn trong Lửa Thiêng không xuất phát từ bi kịch cá nhân nhà thơ mà gắn nhiều hơn với tâm trạng xã
hội, với ý thức về thân phận nô lệ của cả một thế hệ. Trong lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên, Xuân Diệu
có nhận xét: Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời thoảng mùi ôi, trong
khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương ngừa áy
chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.
49/Hàn Mặc Tử • “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu

Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN


5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung

Facebook: Hoàng Nhung

trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình“
• “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và
còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử.”
(Nhà thơ Chế Lan Viên)

• “Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa
lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng
và chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được
hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới,
chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường
trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví
von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc.”
(Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ)
• “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ
thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm
trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch…”
(Nhà thơ Trần Đăng Khoa)
• “…Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ
mới.”
(Nhà thơ Huy Cận)
• “…Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn
lạnh…”
(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)
50/Xuân Diệu •
Hoài Thanh nhận xét về thơ mới Tôi quyết rằng chưa có thời đại nào phong phú như thời đại này trong
lịch sử thi ca Việt Nam. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế
Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo
não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và tha thiết, rạo rực, băn khoăn
như Xuân Diệu
Nhận xét về Thơ Mới, Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề
sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu
Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên
đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta
cùng Huy cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn neo neo theo hồn ta.”
Nhật kí trong tù Xuân Diệu có viết: "Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản

dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí
mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó... Người xưa nói:
"Đối diện đàm tâm" nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi
lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau... Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng
sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi,
Văn Thiên Tường..."[4]
Hoài Thanh đã nhận định: “Nhật ký trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất
Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam. Nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của
bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc. Nhớ người đồng chí đưa tiễn bên
sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ”.
“Khi Bác nói trong thơ có thép thì cần phải hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Không phải cứ nói chuyện
thép, lên gân thép mới là có chất thép”.
51/Nam Cao -“Trong các trang truyện của Nam Cao ,trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ
đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ
mình ra ,trước hết là tâm lí ,nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con
người”(Nguyễn Minh Châu)
52/Xuân Quỳnh -"Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng
nôi dông bão của cuộc đời ...
Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu

Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN


5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung

Facebook: Hoàng Nhung

hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng .Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn
báo bão cứ chao đi chao về ,mệt nhòai giữa biến động và yên định ,bão tố và bình yên,chiến tranh và hòa
bình,thác lũ và êm trôi ,tình yêu và cách trở ,ra đi và trở lại,chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiên gan,tổ ấm

và dòng đời,sóng và bờ,thuyền và biển,nhà ga và con tàu ,trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng ,cỏ
dại và nắng lửa,thủy chung và trắc trở,xuân sắc và tàn phai,ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm..." (Chu
Văn Sơn)
-"Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật ,thành thật trong
quan hệ bạn bè,với xã hội và cả tình yêu .Chị quanh co không giấu diếm một điều gì Mỗi dòng thơ,mỗi
trang thơ đều phơi bày một tình cảm ,một suy nghĩ của chị .Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị
.Thành thật,đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh" (Võ Văn Trực)
53/Việt Bắc 1. Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi. (Tố
Hữu-"Nhà văn nói về tác phẩm")
54. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực
nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai
vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý. (Chế Lan Viên-"Lời nói đầu
tuyển tập thơ Tố Hữu")
55. Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi
người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự. (Xuân Diệu-"Tố Hữu với chúng tôi"
Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật
thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.
Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ
(Hòang Trung Thông- Chặng đường mới của chúng ta, 1961)

Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×