Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BUỔI THẢO LUẬN 1 và 2 KẾT HÔN, HUỶ HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ KHÔNG CÔNG NHẬN QUAN HỆ VỢ CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.53 KB, 8 trang )

BUỔI THẢO LUẬN 1, 2: KẾT HÔN, HUỶ HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
VÀ KHÔNG CÔNG NHẬN QUAN HỆ VỢ CHỒNG.
------------------------------I. Nhận định đúng/sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lí:
1. Việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn không làm phát sinh quan hệ vợ
chồng.
Nhận định này là sai.
Vì pháp luật có quy định một số trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết
hôn vẫn làm phát sinh quan hệ vợ chồng.
Theo Điểm a, b, Khoản 3 của Quyết định số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 thì:
“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường
hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm
2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai
năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng
ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ
chồng;”
Theo quy định trên thì có 2 trường hợp làm phát sinh quan hệ vợ chồng khi sống chung với nhau như vợ chồng
mà không đăng kí kết hôn:
- Các trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm
1986 có hiệu lực pháp luật) mà chưa đăng ký kết hôn.
- Các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 (ngày
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật) mà chưa đăng ký kết hôn.
2. Việc đăng kí kết hôn ở cơ quan không có thẩm quyền đồng thời vi phạm điều kiện kết hôn sẽ dẫn đến hệ quả:
huỷ kết hôn trái pháp luật.
Nhận định này là sai.
Theo khoản 2, Điều 11 Luật HNGĐ thì nếu tại thời điểm giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà
cả hai bên đã có đủ điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 thì nếu hai bên yêu cầu công nhận hôn nhân thì


nhà nước sẽ công nhận hôn nhân, nhưng vì đăng ký không đúng thẩm quyền nên cơ quan có thẩm quyền sẽ thu
hồi Giấy CNĐKKH và hai bên phải thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1


3. Khi Toà án ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng, nam nữ vẫn có thể tiếp tục chung sống với nhau
như vợ chồng nếu muốn.
Nhận định này là sai
Vì theo khoản 1, Điều 12, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:
“1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”.
Vậy khi Tòa án ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng, nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ
chồng. Sau khi Toà án ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng, tuỳ thuộc vào từng điều kiện kết hôn mà
nam nữ vi phạm, họ có thể kết hôn với nhau hoặc không phép mà không phụ thuộc vào ý muốn của hai bên.
4. Việc đăng kí kết hôn khi một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn sẽ dẫn đến hệ quả huỷ kết
hôn trái pháp luật.
Nhận định này là đúng.
Vì theo khoản 6, Điều 3, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Giải thích từ ngữ:
“6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một
bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”.
Và theo khoản 1, Điều 12, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:
“1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”.
Vậy việc đăng ký kết hôn khi một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn sẽ dến hệ quả hủy
kết hôn trái pháp luật.
5. Nam nữ kết hôn khi một trong hai bên vi phạm điều kiện kết hôn, vào thời điểm Toà án giải quyết yêu cầu huỷ
kết hôn trái pháp luật điều kiện kết hôn đã được thảo mãn, nếu một bên yêu cầu giải quyết ly hôn, một bên không
có yêu cầu gì, Toà án sẽ cho ly hôn.
Nhận định này là sai.
Vì trong trường hợp nam nữ kết hôn khi một trong hai bên vi phạm điều kiện kết hôn, vào thời điểm Toà án giải
quyết yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật điều kiện kết hôn đã được thảo mãn và. Trong trường hợp một trong hai
hoặc cả hai bên không yêu cầu Toà án công nhận hôn nhân thì quan hệ hôn nhân không tồn tại nên không thể yêu

cầu Toà án giải quyết cho ly hôn.
6. Việc nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi, mà không đăng kí kết hôn
sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.
Nhận định này là đúng.
Theo Điểm c, Khoản 3, Nghị quyết 35/2000/QH10:

2


“c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị
quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật
công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng;
nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 để giải quyết”.
Theo quy định trên thì nếu nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ 1/1/2001 trở đi mà không đăng kí
kết hôn thì pháp luật không nhận là vợ chồng.
7. Việc nam nữ đăng kí kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền, không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.
Nhận định này là sai.
Căn cứ theo Điều 13, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm
quyền:
“Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực
hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được
xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước”.
Theo quy định trên thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết
hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì quan hệ hôn nhân này có phát sinh và hôn nhân được xác lập từ ngày đăng kí kết hôn
trước.
8. Những người có mối quan hệ huyết thống không được phép kết hôn với nhau.
Nhận định này là sai.

Căn cứ theo Điểm d, Khoản 1, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Bảo hộ chế độ hôn nhân và
gia đình:
“d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có
họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Quy định trên cho thấy Luật hôn nhân gia đình chỉ cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và
những người có họ trong phạm vi ba đời, còn những trường hợp cùng huyết thống khác thì pháp luật cho phép kết
hôn.
9. Người có thẩm quyền quyết định việc đăng kí kết hôn, được phép tiến hành đăng kí kết hôn cho người thân
thích của mình.
Nhận định này là sai.
3


Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 3, Luật Hộ tịch 2014 về Nội dung đăng ký hộ tịch:
“1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
b) Kết hôn;”
Qua quy định trên cho thấy, kết hôn là một hoạt động trong đăng kí hộ tịch. Do vậy, theo Điểm h, Khoản 1,
Điều 12, Luật Hộ tịch 2014 về Các hành vi bị nghiêm cấm
“1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người
thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;”
Căn cứ vào quy định trên, việc người có thẩm quyền tiến hành đăng kí kết hôn cho người thân thích của mình là
hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, người có thẩm quyền quyết định việc đăng kí kết hôn, không được phép tiến hành
đăng kí kết hôn cho người thân thích của mình.
10. Uỷ ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền đăng kí kết hôn trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Nhận định này là sai.
Theo Khoản 1, Điều 123, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài
“1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được

thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.
Căn cứ vào Khoản 2, 3, Điều 7, Luật Hộ tịch 2014 và Điều 18 NĐ 123/2015/NĐ-CP về Đăng ký kết hôn:
“1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại
địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt
Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú”.
Theo đó, UNBD cấp xã cũng có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể là UBND cấp xã ở
khu vực biên giới có thẩm quyền thực hiện việc đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã
đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp
với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
II. Bài tập tình huống:
Bài tập 1:
Anh Quang và chị Đại sống chung như vợ chồng từ năm 1999 nên theo quy định tại Điểm b, Khoản 3 của
Quyết định số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 thì:
“b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm
2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai
năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng

4


ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ
chồng;”
Anh Quang và chị Đại trong thời hạn từ 1/1/2001 đến 1/1/2003 không đi đăng kí kết hôn nên theo quy định trên
thì giữa anh Quang và chị Đại không phát sinh quan hệ vợ chồng. Do vậy, Toà án không có quyền yêu cầu huỷ kết
hôn trái pháp luật.
Năm 2014 anh Quang có tình cảm với chị Thủy (sinh ngày 3/2/1997) và đến ngày 14/1/2015 anh Quang và chị
Thủy đã đăng kí kết hôn tại UBND xã H - nơi hai người có hộ khẩu tạm trú.
- Về thẩm quyền đăng kí:

Theo Khoản 1, Điều 17, Luật Hộ tịch 2014 về Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết
hôn:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”.
Anh Quang và chị Thuỷ đều có hộ khẩu tạm trú tại xã H nên theo quy định trên thì việc đăng kí trên là đúng
thẩm quyền.
- Về điều kiện kết hôn:
Theo Khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Điều kiện kết hôn
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Tại thời điểm đăng kí kết hôn thì anh Quang thỏa mãn được các điều kiện được phép kết hôn, nhưng còn chị
Thủy (sinh ngày 3/2/1997) và đến ngày 14/1/2015 đăng kí kết hôn thì không đáp ứng được điều kiện về tuổi kết
hôn được qui định tại điểm a khoản 1 Điều 8 vì lúc này chị Thủy chưa đủ 18 tuổi. Do đó, việc kết hôn của chị
Thủy với anh Quang là kết hôn trái pháp luật do kết hôn vi phạm về độ tuổi.
Bài tập 2:
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 10, Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự
mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái
pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này”.
Trong tình huống này, ông A (bố của chị D) đã yêu cầu Toà án huỷ kết hôn trái pháp luật vì ông đã cưỡng ép chị
D kết hôn với B, tức có sự vi phạm về điều kiện tự nguyện khi kết hôn và chị D kết hôn chưa đủ tuổi. Theo quy
5


định tại Khoản 1, Điều 10 thì ông A không có quyền yêu cầu Toà án huỷ kết hôn trái pháp luật đối với sự vi phạm
về điều kiện tự nguyện mà quyền này phải do chính chị D thực hiện. Do vậy, ông D chỉ có thể yêu cầu Toà án huỷ
kết hôn trái pháp luật do vi phạm điều kiện về độ tuổi theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10.

“2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án
hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật
này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc
người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;”
Bài tập 3:
Theo Điểm c, Khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Vào thời điểm kết hôn với cô Sáng (tức năm 2012), ông Quang đang có vợ là bà Trinh nên theo quy định trên thì
ông Quang đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và không thoả mãn điều kiện tại Điểm d, Khoản 1,
Điều 8 về Điều kiện kết hôn.
Mặt khác, căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Điều kiện kết hôn:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”
Tại thời điểm đăng kí kết hôn, cô Sáng chỉ mới 17 tuổi tròn (chưa đủ 18 tuổi) nên không thoả mãn điều kiện độ
tuổi theo quy định của pháp luật.
Do vậy, theo Điểm c, Khoản 2, Điều 10 về Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:
“2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án
hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật
này:
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Việc kết hôn của ông Quang và cô Sáng đã vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi (quy định tại Điểm a, Khoản 1,
Điều 8) và rơi vào trường hợp bị cấm kết hôn (quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 8) nên việc kết hôn trên là trái
với quy định của pháp luật. Do vậy, theo quy định của Điểm c, Khoản 2, Điều 10 thì Hội liên hiệp phụ nữ có
quyền yêu cầu Toà án huỷ kết hôn trái pháp luật.
Vào thời điểm yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật (vào tháng 6/2016), vì hai bên không có yêu cầu Toà án công
nhận hôn nhân hợp pháp nếu cô Sáng đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật nên hai bên không phát sinh
quan hệ vợ chồng (theo Khoản 2, Điều 11, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Xử lí việc kết hôn trái pháp luật).


6


Từ đó, căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 12, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Hậu quả pháp lý của việc
hủy kết hôn trái pháp luật:
“1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật
này”.
- Về quan hệ nhân thân: ông Quang và cô Sáng phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
- Về quan hệ tài sản: giải quyết theo quy định tại Điều 16.
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo
quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ
và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.
Theo quy định của pháp luật, tài sản hình thành trong thời gian sống chung như vợ chồng được phân chia theo
phần công sức đóng góp của hai bên. Trong tình huống trên, trong khoảng thời gian sống chung, cô Sáng không đi
làm mà chỉ ở nhà và công việc nội trợ cũng đã có người giúp việc thực hiện hoàn toàn nên cô Sáng không thuộc
quy định của Khoản 2, Điều 16. Do vậy, theo Khoản 1 thì việc cô Sáng yêu cầu Toà án phân chia ½ số tài sản mà
ông Quang có được trong thời gian sống chung với cô là không có cơ sở chấp nhận.
III. Tìm hiểu bản án:
So sánh đường lối giải quyết về vấn đề hôn nhân thực tế được Toà án thể hiện trong 2 vụ việc sau.
* Giống nhau:
Trong hai bản án, Tòa án đều công nhận quan hệ hôn nhân thực tế giữa hai bên và thụ lý giải quyết ly hôn, chia
tài sản chung.
Tòa án cũng công nhận việc hai bên tự chấm dứt quan hệ hôn nhân thực tế và việc một trong hai bên chung
sống như vợ chông với người khác sau đó, Tòa án không cho là vi phạm chế độ một vợ một chồng.
* Khác nhau:
- Quyết định số 405/2011/DS-GĐT, khi có yêu cầu giải quyết ly hôn thì Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh đã

công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Khánh và bà Tiếm.
Trong vụ việc của bà Tiếm và ông Khánh, chưa có đủ minh chứng để chứng minh rằng căn nhà đó là do ông
Khánh và bà Ba tạo lập trong thời kì hôn nhân, trong khi bà Tiếm cho rằng đất xây dựng và một số vật liệu khác
là do ông Khánh đã chấp chiếm để xây dựng nhưng Tòa án đã nhận định căn nhà đó không phải là tài sản chung
của ông Khánh và bà Tiếm nên bác yêu cầu chia tài sản của bà Tiếm là chưa có đủ căn cứ.
- Quyết định số 433/2011/DS-GĐT, khi có yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử GĐT lại cho rằng hôn nhân thực
tế của ông Hòa bà Hạnh không còn tồn tại từ 1983 nên chỉ cần công nhận việc tự chấm dứt quan hệ hôn nhân thực
tế và Hội đồng GĐT xem việc Tòa sơ thẩm thụ ý giải quyết yêu câu ly hôn là không chính xác.
7


Về tài sản, cụ thể là miếng đất giá 1 chỉ vàng, ông Hòa cho rằng đất đó là do cha ông để lại. Còn bà Hạnh lại
khẳng định là đã mua trong thời kì chung sống với ông Hòa nhưng lại không có giấy tờ chứng minh.
Do đó, HĐXX GĐT yêu cầu cần làm rõ nguồn gốc đất theo hướng :
+ Nếu là đất của ông Hòa do cha để lại thì phải xem xét ông đã nhập tài sản này vào khối tài sản chung
chưa.Nếu chưa nhập thì xác định đó là tài sản riêng của ông Hòa.
+ Nếu là tài sản chung của hai người thì cần xem xét công sức.

8



×