Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giáo án lớp lá CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC BÁC HỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.69 KB, 55 trang )

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Thời gian thực hiện: 02 tuần (Từ ngày 21/04/2014 đến ngày 02/05/2014).
Các chỉ số đánh giá: 17, 23, 38, 48, 77, 88, 97, 107.
I. MỤC TIÊU
1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS 17)
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm (CS 23)
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống (CS 97)
- Chỉ khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu (CS
107)
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống (CS
77)
- Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái (CS 88)
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp (CS 38)
- Lắng nghe ý kiến của người khác (CS 48)
5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc
bản nhạc.
II. NỘI DUNG
TT
1

Tên chủ đề
Nội dung
nhánh
Quê hương, 1. Phát triển thể chất
đất nước (CS - Lấy tay che miệng khi
17, 38, 88, 97) ho, hắt hơi, ngáp


- Tập luyện một số thói
quen tốt khi giữ gìn sức
khỏe.
- Hành vi lịch sự (17)
2. Phát triển nhận thức
- Kể được một số điểm
công cộng, trường học...
nơi trẻ sinh sống.
- Đặc điểm nổi bật của

Hoạt động
- Trò chuyện: Giáo dục hành
vi lịch sự biết lấy tay che
miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
ở mọi lúc mọi nơi.
- HĐH: Trườn sấp kết hợp
trèo qua ghế thể dục
- HĐH: Giới thiệu về Thủ đô
Hà Nội.
- Trò chơi: Ai chọn hình
đúng, ai nhanh hơn, gắn hình


một số di tích, danh lam
thắng cảnh, lễ hội của quê
hương đất nước.
- Quan tâm đến di tích lịch
sử, cảnh đẹp, lễ hội của
quê hương đất nước (97)
3. Phát triển ngôn ngữ

- Sao chép các từ theo trật
tự cố định
- Sử dụng các dụng cụ viết
vẽ khác nhau tạo ra ký
hiệu biểu đạt ý tưởng. Nói
cho người khác biết ý
nghĩa của các ký hiệu
- Bắt chước hành vi viết
trong các hoạt động (88)
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Thể hiện thái độ, tình
cảm khi nghe âm thanh
gợi cảm, các bài hát, bản
nhạc và ngắm vẻ đẹp của
các sự vật, hiện tượng
trong thiên nhiên, cuộc
sống và tác phẩm nghệ
thuật (38)

2

5. Phát triển thẩm mỹ
- Thể hiện cảm xúc và vận
động phù hợp với nhịp
điệu của bài hát hoặc bản
nhạc.
Bác Hồ kính 1. Phát triển thể chất
yêu (CS 23, - Nhận biết những nơi


lên bảng.

- HĐH: Làm quen chữ cái
“s, x”
- Trò chơi: Về đúng vị trí,
nhanh mắt nhanh tay, thi
xem ai nhanh.

- Trò chuyện: về truyền
thống đặt trưng văn hóa,
phong tục của quên hương,
đất nước.
- HĐVC: Làm sách chuyện
tranh về cảnh đẹp, đặc sản/
nghề nghiệp truyền thống
của quê hương. Xây dựng
địa danh của quê hương, trò
chơi dân gian.
- HĐH: Truyện “Sự tích Hồ
Gươm”
- HĐH: Vận động “Múa với
bạn Tây Nguyên”
- Trò chơi “Thỏ nghe hát
nhảy vào chuồng”
- Hoạt động ngoài trời: Chơi


48, 77, 107)

nguy hiểm và nói được

mối nguy hiểm khi đến
gần.
- Chơi ở nơi sạch và an
toàn (23)
2. Phát triển nhận thức
- Nhận biết, gọi tên khối
cầu, khối vuông, khối chữ
nhật, khối trụ và nhận
dạng các khối đó trong
thực tế.
- Chắp ghép các hình hình
học để tạo thành các hình
mới theo ý thích và theo
yêu cầu.
- Tạo ra một số hình học
bằng các cách khác nhau
(107)
3. Phát triển ngôn ngữ
- Sử dụng các câu đơn
giản như: “ xin phép”,
“cảm ơn”,“ tạm biệt”, “
xin chào”… phù hợp với
tình huống giao tiếp (77)
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Các hành vi cử chỉ lịch
sự.
- Mạnh dạn tự tin chia sẽ
suy nghĩ, chờ đến lượt trao
đổi, bổ sung ý kiến với các

bạn khi trao đổi.
- Chấp nhận sự khác nhau
giũa các ý kiến và cùng
nhau thống nhất để thức
hiện (48)

với các đồ chơi ngoài trời,
chơi với cát, nước.
- HĐH: Bò, ném xa bằng 2
tay, nhảy lò cò.
- HĐH: Ôn nhận biết, phân
biệt khối cầu, khối trụ, khối
vuông, khối chữ nhật.
- Trò chơi: Thử tài của bé,
chung sức.

- HĐH: Tập tô chữ cái “s, x”

- Trò chuyện: Công việc của
Bác Hồ, ý nghĩa của các
công việc quý trọng của Bác.
- HĐVC: Tai ai tinh, làm
theo người chỉ dẫn, ai chăm
chú nhất.
- HĐH: Trò chuyện về Bác
Hồ


5. Phát triển thẩm mỹ
- Thể hiện cảm xúc và vận

động phù hợp với nhịp
điệu của bài hát hoặc bản
nhạc.

- HĐH: Vận động “Nhớ ơn
Bác”
- Nghe hát “Nhớ giọng Bác
Hồ”


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác hồ
Chủ đề nhánh: Quê hương, đất nước
Thời gian thực hiện: 21/04/2014 đến ngày 25/04/2014
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
PTTC
PTNT
PTNN
PTTC-XH
PTTM
- Đón trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng
Đón trẻ, trò
của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước.
chuyện,
- Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt

điểm danh
Nam.
- Điểm danh.
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay 4: Đánh chéo hai tay ra hai phía trước, sau
Thể dục
- Bụng 4: Đứng cúi về trước.
sáng
- Chân 4: Nâng cao chân, gập gối
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
Trườn sấp
Giới thiệu
Làm quen Truyện “Sự Vận động
Hoạt động
kết hợp
về Thủ đô chữ cái “s,
tích Hồ
“Múa với
học
trèo qua
Hà Nội
x”
Gươm”
bạn Tây
ghế thể dục
Nguyên”
- HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ:
Giới thiệu Xem tranh Trò chuyện
Nói lên
Quan sát

cảnh đẹp
truyện Sự
về anh
cảm xúc về thời tiết và
Hoạt động
nổi tiếng
tích Hồ
hùng liệt sĩ con người
đặc điểm
ngoài trời
- TCVĐ:
Gươm
- TCVĐ:
Việt Nam của bầu trời
Mèo đuổi
- TCVĐ:
Đoán
- TCVĐ:
- TCVĐ:
chuột
Đập vai nói nhanh nói Bắt bướm
Nhảy tiếp
tài
tài
sức
Hoạt động - Phân vai: Gia đình, bán vé tàu xe, bán hàng, bác sĩ.
góc
- Xây dựng: Ga tàu.
- Nghệ thuật: Tô màu PTGT đường bộ, đường sắt, nặn các loại ô
tô, làm biển báo luật lệ giao thông.

- Thư viện: Làm sách tranh về PTGT đường bộ, đường sắt, xem
tranh ảnh vể PTGT đường bộ, đường sắt, xếp chữ, số đã học bằng
hột hạt.
Tên hoạt
động


Hoạt động
chiều

Trả trẻ

Duyệt

- Thiên nhiên khoa học: Ô tô chở cát, đong đo xăng dầu.
Hát “Nhớ Xem tranh, Vẽ phong
ơn Bác”
ảnh quê
cảnh làng
hương đất
quê
nước
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Chơi tự do, nhắc
trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.
- Cắm cờ bé ngoan
- Trả trẻ.
Người thực hiện

Bùi Ngọc Khương



TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh: Quê hương, đất nước
Từ ngày 21/04/2014 đến ngày 25/04/2014
Các hoạt động trong ngày: (Áp dụng cho cả tuần, riêng hoạt động học soạn lại
hằng ngày)
1. Đón trẻ
- Đón trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân
tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước.
- Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt Nam.
- Điểm danh.
2. Thể dục
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay 4: Đánh chéo hai tay ra hai phía trước, sau
- Bụng 4: Đứng cúi về trước.
- Chân 4: Nâng cao chân, gập gối
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: Giới thiệu cảnh đẹp nổi tiếng, Xem tranh truyện Sự tích Hồ
Gươm, Trò chuyện về anh hùng liệt sĩ, Nói lên cảm xúc về con người Việt Nam,
Quan sát thời tiết và đặc điểm của bầu trời.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột, Đập vai nói tài, Đoán nhanh nói tài, Bắt bướm,
Nhảy tiếp sức.
* Mục đích
- Giúp trẻ biết được tình hình thời tiết trong ngày và đặc điểm của bầu trời
tại thời điểm quan sát.
- Trẻ nắm được cách chơi và chơi hứng thú.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn qua các trò chơi.
- Phát triển tư duy, ốc sáng tạo cho trẻ.

- Biết nhường nhịn bạn trong khi chơi.
* Chuẩn bị
- Các loại hột hạt, tranh đồ dùng, dụng cụ.
- Sân trường rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
- Trang phục cô trẻ, gọn gàng.
- Trống lắc, máy hát.
* Tiến hành
Ổn định giới thiệu


- Các con à, hôm nay các con quan sát và trò chuyện sự thay đổi thời tiết
và cây cối. Lớp hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời” và đi ra ngoài.
Tổ chức cho trẻ hoạt động
a. HĐCCĐ
- Cho trẻ quan sát cây cối và thời tiết ngoài sân trường.
- Đàm thoại (cho trẻ nhận xét quá trình thay đổi của cây cối và thời tiết)
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Trên trời có những gì?
+ Trời nhiều mây hay ít mây?
+ Thời tiết ngày hôm nay như thế nào so với ngày hôm qua?
+ Nóng hơn hay lạnh hơn?
+ Với thời tiết như ngày hôm nay, khi đi học các con phải mặc đồ như thế
nào?
- Cô lần lượt đàm thoại cùng trẻ về những điều liên quan đến cây cối và
thời tiết.
=> Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe trong mùa hè.
b. Hoạt động tập thể
- Trò chơi VĐ: Nhảy tiếp sức
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần.
c. Chơi tự do

Chơi với cát, với nước, chơi đá banh, đá cầu, chơi gấp giấy thành ao cá
Bác hồ, chơi trang trí góc chủ đề.
Kết thúc
Nhận xét tuyên dương
4. Hoạt động góc
- Phân vai: Gia đình, bán vé tàu xe, bán hàng, bác sĩ.
- Xây dựng: Ga tàu.
- Nghệ thuật: Tô màu PTGT đường bộ, đường sắt, nặn các loại ô tô, làm
biển báo luật lệ giao thông.
- Thư viện: Làm sách tranh về PTGT đường bộ, đường sắt, xem tranh ảnh
vể PTGT đường bộ, đường sắt, xếp chữ, số đã học bằng hột hạt.
- Thiên nhiên khoa học: Ô tô chở cát, đong đo xăng dầu.
a. Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ biết phản ánh hành vi, thái độ của vai chơi qua các trò chơi.
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi ở các góc. Thông qua trò chơi củng cố
những kiến thức, kỹ năng ở một số môn học cho trẻ như: Tạo hình, toán, văn


học, chữ viết, môi trường xung quanh.... về chủ đề phương tiện giao thông
đường bộ, đường sắt.
* Kỹ năng
- Trẻ biết nhận xét hành vi của mình, của bạn trong cùng một nhóm chơi.
- Tập cho trẻ có kỹ năng giao tiếp, hình thành các kỹ năng thao tác khéo
léo trong khi chơi.
* Thái độ
- Giáo dục trẻ có mối quan hệ tốt với mọi người, biết phục tùng những quy
định chung của tập thể.
- Trẻ chơi tự nguyện, hứng thú, phát huy được tính sáng tạo.
- Trẻ biết quan tâm giúp đỡ nhau trong khi chơi, tỏ thái độ hiểu biết của

mình về phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt và luật lệ an toàn giao
thông.
b. Chuẩn bị
- Giỏ xách, tiền, bảng giờ tầu, xe chạy, vé tàu, xe, quầy hàng, các mặt hàng
cần thiết phục vụ cho khách du lịch, đồ dùng bác sĩ.
- Khối xây dựng, bộ hình lắp ghép các phương tiện giao thông, cây xanh,
hoa, hàng rào, nhà, mô hình đoàn tàu...
- Tranh, sách các PTGT, bút màu, đất nặn, bảng con, kéo, giấy màu, keo
dán, bìa, hột hạt...
c. Tiến hành
* Thỏa thuận trước khi chơi
Cô cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô” giả làm các bác lái xe đi vòng quanh.
- Xúm xít, xúm xít!
Cô gợi ý trò chuyện cùng trẻ về các phương tiện giao thông đường bộ,
đường sắt.
- Các con có muốn đi tham quan du lịch bằng ô tô, tàu hỏa không?
- Các con còn bé thì thường hay đi du lịch với ai?
- Cô có trò chơi “Gia đình đi du lịch” ai thích chơi nào?
- Muốn được lên ô tô, tàu hỏa đi du lịch thì phải có gì?
- Mua vé ở đâu?
- Cô có trò chơi “Bán vé tàu – xe”, ai là người bán vé?
- Đi du lịch phải đem rất nhiều đồ dùng như: Đồ ăn, đồ uống, túi đựng
đồ... Những thứ đó chúng mình mua ở đâu?
- Cô có trò chơi “Bán hàng phục vụ khách du lịch”, ai sẽ là người bán
hàng?


- Trong khi đi du lịch chẳng may bị ốm thì ai sẽ là người cấp cứu cho các
con?
- Ai làm bác sĩ?

- Muốn đi tàu, ô tô chúng mình phải đi đến đâu nhỉ?
- Cô có trò chơi “Xây dựng ga tàu” ở góc xây dựng. Ai thích chơi xây
dựng?
Ngoài ra cô còn có rất nhiều trò chơi ở các góc khác như:
+ Góc nghệ thuật: Làm biển báo về luật lệ giao thông đường bộ, đường
sắt, tô màu phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, nặn ô tô các loại...
Ai thích chơi ở góc nghệ thuật?
+ Góc học tập: Làm sách, xem tranh về các phương tiện giao thông đường
bộ, đường sắt, xếp chữ, số bằng hột hạt.
Ai thích chơi ở góc học tập?
+ Góc thiên nhiên: Chơi ô tô chở cát và đong, đổ xăng dầu. Ai chơi ở góc
thiên nhiên?
Các con hãy về góc chơi của mình và tiến hành chơi. Trong lúc chơi chúng
mình phải chơi như thế nào?
* Quá trình chơi
Cô đến từng nhóm gợi ý cho trẻ chơi.
* Nhận xét chơi
Cô cho trẻ tập trung đi thăm quan công trình xây dựng của bạn, nghe bạn
giới thiệu công trình và nhận xét công trình của bạn.
- Cô nhận xét bổ sung, giáo dục.
- Cô nhận xét các nhóm chơi khác ở các góc, giáo dục, nhắc nhở trẻ lần
sau chơi tốt hơn.
- Cô kết thúc buổi chơi.


HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 21 tháng 04 năm 2014
Chủ đề nhánh: Quê hương, đất nước
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Đề tài: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Dạy trẻ kỹ năng trườn sấp và kỹ năng trèo qua ghế thể dục đúng, thuần
thục.
- Khi trèo ghế thể dục, trẻ biết hai tay ôm ngang ghế áp bụng sát ghế, lần
lượt đưa từng chân qua ghế rồi đi về cuối hàng.
2. Kỹ năng
- Phát triển cơ tay, cơ bụng và sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và
mắt.
- Phát triển tố chất nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trong giờ học, hoàn thành nhiệm vụ trong
hoạt động.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
- 2 băng ghế thể dục.
- Trống lắc, máy hát.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát “Quê hương tươi đẹp”.
- Các con biết không quê hương mình rất đẹp, có nhiều phong cảnh đẹp và
di tích lịch sử hào hùng, bạn nào kể cho lớp nình nghe về quê hương mình nào!
(Trẻ kể)
* Khởi động
- Hôm nay các bạn tham dự hội thi, trời đang nắng chúng mình cùng che
dù (đi nhón gót), chiều đã đến hết nắng (đi thường), đường đến nhà Thỏ nâu gập
gềnh quá (đi bằng mũi bàn chân), lại có nhiều cỏ gai (đi gót chân), trước mặt
chúng mình là nhà Thỏ nâu, cửa chính vào nhà thấp quá (đi khom), và gần đến
chổ Thỏ nâu ở rồi (đi thường), trời lại mưa (đi nhanh), mưa lớn (chạy chậm),
mưa lớn quá (chạy nhanh), hế mưa rồi (chạy chậm), và đây là nhà Thỏ nâu (đi

thường).


* Trọng động
- Chuẩn bị chào đón ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5, lớp hưởng ứng hội thi
khoẻ. Để biết ai là người có thể hình đẹp, các thao tác trườn sấp kết hợp trèo qua
ghế thể dục.
- Đến dự hội thi có Thỏ nâu, voi, khỉ, hổ…trời mưa quá, ai cũng mệt mỏi,
các bạn đã rủ nhau cùng tập luyện cho khỏe! Nào bắt đầu!
BTPTC (Tập theo nhạc bài hát “Mẹ, bé và hoa”)
- Tay 4: Đánh chéo hai tay ra hai phía trước, sau
- Bụng 4: Đứng cúi về trước.
- Chân 4: Nâng cao chân, gập gối
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con một vận động mới là “Trườn sấp kết hợp
trèo qua ghế thể dục”
- Cả lớp nhắc lại
- Mời một trẻ cô đã tập trước lên làm mẫu.
+ Lần 1: không giải thích
+ Lần 2: giải thích
TTCB: cô nằm sát mặt đất đồng thời một tay co, một tay duỗi. Khi có hiệu
lệnh trườn các con trườn thật nhanh mắt nhìn về phía trước. Khi đến ghế cô dùng
hai tay ôm ngang ghế , cô áp bụng sát ghế, rối lần lượt đưa từng chân qua ghế rồi
cô đi về cuối hàng.
- Gọi hai trẻ lên làm thử .
- Sau đó cho trẻ lên thực hiện 1- 2 lần.
Cô bao quát sửa sai vận động khuyến khích trẻ thực hiện.
Trò chơi vận động
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội bằng sức với nhau. 2 trẻ đầu hàng của 2

đội đang tay vào nhau, các cháu đứng phía sau ôm ngang người bạn, khi có hiệu
lệnh cả 2 đội kéo mạnh về phía mình, đội nào dẫm lên vạch chuẩn là đội đó thua
cuộc.
- Luật chơi: Đội nào buôn ra trước là thua.
- Trẻ chơi, cô nhận xét tuyên dương.
* Hồi tĩnh
- Trời vẫn mưa, nước ngập cả con đường chúng ta cùng nhẹ nhàng đi qua
con đường khác đề trở về nhà nhé!
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở 2-3 vòng.
- Nhận xét, tuyên dương


NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
Thứ ....., ngày ..... tháng ..... năm .......
STT

Nội dung đánh giá

1

Tên những trẻ nghĩ học & lí do

2

Hoạt động chơi – tập có chủ
đích
-Sự thích hợp của hoạt động với
khả năng của trẻ
-Sự hứng thú và tích cực tham
gia hoạt động của trẻ

-Tên những trẻ chưa nắm được
yêu cầu
Các hoạt động khác trong ngày
-Những hoạt động theo kế
hoạch mà chưa thực hiện được
-Lý do chưa thực hiện được
-Những thay đổi tiếp theo

3

4

5

Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
-Sức khỏe (những trẻ có biểu
hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ
sinh, bệnh tật...)
-Kỹ năng (vận động, ngôn ngữ,
nhận thức, sáng tạo...)
-Thái độ và biểu lộ cảm xúc,
hành vi
Những vấn đề cần lưu ý khác

Những điểm cần lưu ý và thay đổi
tiếp theo
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................

............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................


HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 22 tháng 04 năm 2014
Chủ đề nhánh: Quê hương, đất nước

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Giới thiệu về Thủ đô Hà Nội
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận ra Hà Nội là Thủ Đô của cả nước.
- Trẻ nhận ra ở Thủ Đô đã có nhiều di tích lịch sử, có nhiều công trình xây
dựng lớn, có nhiều cảnh đẹp, có nhiều món ăn ngon.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nói mạch lạc, trả lời rõ ràng trọn câu.
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quí, tự hào về Thủ Đô Hà Nội.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi và đoàn kết trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh Thủ đô Hà Nội.
- Máy tính.
- Bảng gắn hình.
- Tranh lô tô về Thủ đô Hà Nội và các danh lam thắng cảnh.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cả lớp vừa hát vừa vận động bài “Em yêu thủ đô”.
- Bài hát các con vừa hát nói lên tình cảm của bé như thế nào đối với Hà
Nội? (Rất yêu Hà Nội)
- Trong bài hát có nhắc đến những thắng cảnh nào nổi tiếng ở Hà Nội?
(Lăng Bác Hồ, Tháp Rùa)
- Các con được đến thăm Hà Nội chưa?
- Các con có biết Hà Nội còn được gọi là gì không? (Thủ đô)
=> Hà Nội là Thủ Đô của nước ta. Vậy hôm nay cô cho các con đến thăm
Hà Nội qua những bức tranh thật sinh động nhé!

* Bé khám phá Thủ đô
a. Tìm hiểu về các Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các công trình
xây dựng của Hà Nội.


* Cô cho trẻ xem hình ảnh Hồ Gươm. Hỏi trẻ có biết đây là đâu không?
(Hồ Gươm).
- Gọi lớp, tổ, cá nhân, lớp đồng thanh.
- Các con biết gì về Hồ Gươm? (Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh
đẹp của Hà Nội. Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, là niềm tự hào của
người Hà Nội).
- Vì Sao hồ này có tên là Hồ Gươm, hay Hồ Hoàn Kiếm? (Hồ có tên gọi là
Hồ Gươm vì nó gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Long
Quân.
- Bên Hồ Gươm có những gì? (Cầu Thê Húc)
* Cho trẻ xem Cầu Thê Húc – Bên bờ hồ có Hồ cầu Thê Húc cong cong
màu đỏ dẫn vào Đền Ngọc Sơn.
- Gọi cháu đồng thanh: Cầu Thê Húc.
- Hồ Gươm về đêm như thế nào? (Trẻ nhận xét qua hình ảnh)
* Cô cho trẻ xem hình ảnh Văn miếu Quốc Tử Giám
- Thế còn đây là đâu? (Văn miếu Quốc Tử Giám).
- Gọi cháu đồng thanh (Lớp, cá nhân, lớp).
- Ngày xưa, người ta xây dựng Văn miếu Quốc Tử Giám để làm gì? (Trẻ
trả lời)
- Hằng năm, người ta thường tổ chức những sự kiện gì ở Văn Miếu?
=> Cô kết luận: Văn miếu Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của
nước ta, ở đó còn ghi danh những người học giỏi, đỗ đạt cao. Ngày nay, ở Văn
Miếu thường tổ chức khen thưởng những bạn học sinh giỏi và được trao tặng
danh hiệu “Trạng nguyên nhỏ tuổi”.
- Ngoài cảnh đẹp của Thủ Đô, Hà nội còn có nhiều công trình xây dựng.

* Cho trẻ xem hình ảnh cầu Thăng Long, Chùa Một Cột.
- Đố các con biết tại sao người ta gọi chùa này là chùa Một Cột? (gọi là
chùa một cột vì cái chùa đó chỉ có 1 cái cột).
* Cho trẻ xem hình ảnh Lăng Bác Hồ.
- Các con có biết Lăng Bác Hồ ở đâu không? (Ở quảng trường Ba Đình)
- Người ta xây dựng lăng Bác để làm gì?
=> Để tưởng nhớ đến Bác Hồ, người lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, để tỏ
lòng kính yêu Bác, để hằng ngày, mọi người ở khắp mọi nơi về lăng viếng Bác.
- Quanh lăng Bác các con thấy gì nào? (Vườn cây, ao cá)
* Cho trẻ xem ao cá Bác Hồ.
* Ở Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử, cảnh đẹp.Nếu các con có dịp ra
Hà Nội thì nói ba mẹ cho các con đi thăm lăng Bác nha.


Bên cạnh những cảnh đẹp, những di tích lịch sử, Hà Nội còn có nhiều
công trình xây dựng. Đố các cháu về những công trình này?
* Cho trẻ xem hình ảnh Công viên nước Hồ Tây.
- Cô hỏi: Người ta xây dựng công viên nước để làm gì?
=> Công viên nước Hồ Tây là một công trình rất hiện đại, có rất nhiều trò
chơi dành cho người lớn và trẻ em. Những ngày nghỉ, các gia đình thường cho
con ra đây vui chơi giải trí.
* Ngoài các địa danh trên, Hà Nội còn có những danh lam thắng cảnh hay
di tích lịch sử nào khác không? (Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ).
b. Cho trẻ xem những công trình xây dựng, những danh lam thắng cảnh ở
Hà Nội mà cô đã chuẩn bị
Cô cho trẻ xem nhà hát lớn Hà Nội, sân bay Nội Bài ở Hà Nội, Công viên
Lê Nin, Công viên nước Hồ Tây.
* Cô tiếp tục cho trẻ xem hình ảnh công viên Thủ Lệ.
- Cô hỏi trẻ ở công viên Thủ Lệ có những gì?
=> Công viên Thủ Lệ cách thành phố Hà Nội khoảng 5 km về phía

Tây.Công viên Thủ Lệ là vườn thú được chia làm nhiều khu vực nuôi các loại
thú khác nhau. Trong công viên có rạp xiếc Hà Nội nhỏ dành cho các trẻ nhỏ.
Nơi đây là điểm tham quan du lịch cho người dân thủ đô và trên toàn quốc đến
xem.
c. Cô giới thiệu các đặc sản của Hà Nội
- Các con ạ! ở mỗi một địa phương thường có một đặc sản đặc trưng của
địa phương đó. Những món ăn đó thường ngon và được rất nhiều người biết đến.
Ví dụ: đặc sản ở quê mình là sen…đặc sản Phan Thiết là nước mắm cá cơm, là
bánh cốm, bánh rế…Thế bạn nào biết Hà Nội mình có món ăn nào là nổi tiếng!
(Trẻ tự do trả lời).
- Thế cô sẽ giới thiệu các cháu một vài đặc sản của người Hà Nội nhé:
Bánh cốm, phở Hà Nội, Bún than, cốm làng vòng…
- Các con có thích đi tham quan Thủ đô Hà Nội không nào?
- Muốn đi thăm Thủ đô các cháu phải ngoan, học giỏi. Khi nào có điều
kiện Ba mẹ sẽ đưa các con đi thăm Hà Nội nhé! Về Hà Nội các háu sẽ được đến
viếng Lăng Bác, đi xem vườn Bách Thú, Hồ Hoàn Kiếm…
d. Con người Hà Nội rất thân thiện, thanh lịch
Cô đọc thơ:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”


Giải thích: Từ Tràng An trong tiếng Hán có nghĩa là Thủ đô. Chúng ta là
những người con của thủ đô, vì thế chúng ta phải văn minh lịch sự.
- Nếu được đi Hà Nội hay đi suối tiên, đầm sen, đi các công viên, đi sở
thú, đi ngắm các danh lam thắng cảnh nào đó các cháu phải như thế nào?
* Cô giáo dục: Nếu được đi Hà Nội hay đi suối tiên, đầm sen, đi các
công viên, đi sở thú, đi ngắm các danh lam thắng cảnh nào đó các cháu đi trên xe
buýt, ta xi, xe máy…phải ngồi ngay ngắn, không thò tay thò đầu ra ngoài. Đi
trên xe khách phải biết nhường ghế cho cụ già, em nhỏ, không vứt rác ra đường,

không mở vòi nước mạnh tại các công viên nước, không nói tục, chửi bậy... nói
năng phải hòa nhã, lịch sự văn minh với mọi người nhé!
* Luyện tập
a. Trò chơi ai chọn hình đúng
- Luật chơi: Các bạn phía dưới không được nhắc bạn.
- Cách chơi: Trẻ lên màn hình chọn Danh Lam thắng cảnh của Hà Nội xếp
vào 2 ô mà cô đã chuẩn bị.
- Trẻ chơi, cô nhận xét sau chơi.
b. Trò chơi Ai nhanh hơn
- Luật chơi: Nếu chọn trúng ô màu đỏ, thì sẽ mất lượt chơi.
- Cách chơi: Các con hãy mở ô số và hát bài hát có nội dung về hình ảnh
có trong tranh.
- Trẻ chơi 2 – 3 lần, cô nhận xét.
c. Trò chơi gắn hình lên bảng
- Luật chơi: Mỗi lần 1 bạn lên chỉ được chọn 1 hình ảnh.
- Cách chơi: Trên bàn cô có nhiều hình ảnh Thủ đô Hà nội và các hình
khác, các con hãy chọn hình về thủ đô Hà Nội gắn lên bảng, đội nào gắn nhiều
hình đúng đội đó thắng.
- Trẻ chơi, cô nhận xét tuyên dương.
* Kết thúc
- Hỏi lại đề tài, nhận xét giờ học
- Cô cho trẻ vận động bài “Từ rừng xanh Cháu về thăm Lăng Bác” nhạc
và lời của Hoàng Lân.


NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
Thứ ....., ngày ..... tháng ..... năm .......
STT

Nội dung đánh giá


1

Tên những trẻ nghĩ học & lí do

2

Hoạt động chơi – tập có chủ
đích
-Sự thích hợp của hoạt động với
khả năng của trẻ
-Sự hứng thú và tích cực tham
gia hoạt động của trẻ
-Tên những trẻ chưa nắm được
yêu cầu
Các hoạt động khác trong ngày
-Những hoạt động theo kế
hoạch mà chưa thực hiện được
-Lý do chưa thực hiện được
-Những thay đổi tiếp theo

3

4

5

Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
-Sức khỏe (những trẻ có biểu
hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ

sinh, bệnh tật...)
-Kỹ năng (vận động, ngôn ngữ,
nhận thức, sáng tạo...)
-Thái độ và biểu lộ cảm xúc,
hành vi
Những vấn đề cần lưu ý khác

Những điểm cần lưu ý và thay đổi
tiếp theo
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................

............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................


HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 23 tháng 04 năm 2014
Chủ đề nhánh: Quê hương, đất nước
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Làm quen chữ cái “s, x”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái s, x.
- Nhận ra các chữ cái trong từ: nhà sàn, hoa sen, xóm làng, phố xá, tre
xanh.
- Biết một số địa danh là di tích lịch sử và vẻ đẹp của quê hương đất nước
Bác Hồ.
2. Kỹ năng
- Phát triển vốn từ.
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú hoạt động và làm theo yêu cầu của cô.
- Giáo dục trẻ có tinh thần thi đua và đoàn kết.
- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ
- Máy tính.
- Nhạc bài hát: yêu Hà Nội, Hoà bình cho bé, Quê hương tươi đẹp
- Thẻ chữ s, x.
- Mỗi trẻ 1 lá cây có gắn chữ cái s, x để chơi trò chơi.
- 3 bài thơ Hồ sen.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”
- Các con vừa hát bài gì? (Yêu Hà Nội)
- Bài Hát nói về điều gì? (Trẻ trả lời)
=> Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước.
Cô và trẻ cùng vận động bài hát “yêu Hà Nội” kết hợp đi vòng tròn về chỗ
ngồi. Kết thúc bài hát cô nói đã đến “thủ đô Hà Nội”
* Làm quen chữ cái mới
Làm quen chữ cái s


- Cho trẻ xem hình ảnh Lăng Bác, hình ảnh nhà sàn.
- Giới thiệu từ dưới hình ảnh và đọc mẫu từ “nhà sàn”.
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “nhà sàn”.
- Hỏi trẻ còn 1 chữ cái đứng ở vị trí số 4 có ai biết không? Vì sao con biết?
- Cô phát âm trước sau đó cho lớp, tổ, cá nhân phát âm.
- Cô giới thiệu cho trẻ biết chữ s.
- Con có nhận xét gì về chữ s? (Chữ s có 1 nét: Nét móc 2 đầu)
- Cô giới thiệu chữ “s” in thường, “s” in hoa, chữ “s” viết thường.
Làm quen chữ cái x
- Cho trẻ xem hình ảnh “phố xá” và đàm thoại về bức tranh.
- Giới thiệu từ dưới tranh và đọc mẫu từ “phố xá”.
- Trong từ “phố xá” có các chữ cái đã được học rồi có ai biết đó là chữ nào

không?
- Cô giới thiệu cho trẻ biết chữ “x”.
- Cô phát âm mẫu (2-3 lần)
- Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm.
- Bạn nào có nhận xét gì về chữ “x”? (Gồm 2 nét xiên trái và xiên phải
chéo nhau)
- Cô giới thiệu chữ “x” in thường, chữ “x” in hoa, chữ “x” viết thường.
Củng cố: Các con vừa được làm quen chữ cái gì? Con có nhận xét gì về
chữ cái đó? (Trẻ trả lời)
* Trò chơi
Trò chơi 1 “Về đúng vị trí”
- Luật chơi: Khi có hiệu lệnh mới về vị trí.
- Cách chơi: Mỗi trẻ lên lấy 1 lá cây trên lá cây có gắn các chữ cái mà trẻ
vừa được làm quen. Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài hát “Hòa bình cho bé”. Khi nào
có hiệu lệnh về đúng vị trí thì những trẻ có lá cây mang chữ cái “s” phải đứng về
1 phía, những trẻ có lá cây mang chữ cái “x” phải đứng về một phía theo đúng
phía cô đã yêu cầu.
- Cho trẻ chơi 2 lần.
Trò chơi “Nhanh mắt nhanh tay”
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được đoán 1 chữ cái.
- Cách chơi: Cô có các ô cửa trê màn hình. Cô sẽ mở lần lượt các ô cửa ra
và khi các ô cửa được mở ra thì các con phải đoán được hình ảnh bên trong. Và
dưới hình ảnh là 2 từ: 1 từ đủ chữ và 1 từ thiếu chữ. Các con sẽ phải đoán xem
chữ thiếu trong từ và chọn thẻ chữ đã thiếu giơ lên rồi phát âm.
+ Ô cửa 1: Hoa sen


+ Ô cửa 2: Trẻ xanh
+ Ô cửa 3: Xóm làng
Trò chơi 3 “Thi xem ai nhanh”

- Luật chơi: Không được nhìn sang đội bạn.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ. Cô đã chuẩn bị 3 bài thơ Hồ sen. Khi
nào có hiệu lệnh của cô thì các tổ sẽ phải về chỗ tìm chữ cái mà các con vừa
được làm quen trong bài thơ và gạch chân. Sau khi kết thúc bản nhạc, tổ nào
gạch chân được nhiều chữ cái và đúng sẽ giành chiến thắng.
- Trẻ chơi, cô nhận xét tuyên dương.
* Kết thúc
- Cô và trẻ cùng hát bài “Quê hương tươi đẹp”


NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
Thứ ....., ngày ..... tháng ..... năm .......
STT

Nội dung đánh giá

1

Tên những trẻ nghĩ học & lí do

2

Hoạt động chơi – tập có chủ
đích
-Sự thích hợp của hoạt động với
khả năng của trẻ
-Sự hứng thú và tích cực tham
gia hoạt động của trẻ
-Tên những trẻ chưa nắm được
yêu cầu

Các hoạt động khác trong ngày
-Những hoạt động theo kế
hoạch mà chưa thực hiện được
-Lý do chưa thực hiện được
-Những thay đổi tiếp theo

3

4

5

Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
-Sức khỏe (những trẻ có biểu
hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ
sinh, bệnh tật...)
-Kỹ năng (vận động, ngôn ngữ,
nhận thức, sáng tạo...)
-Thái độ và biểu lộ cảm xúc,
hành vi
Những vấn đề cần lưu ý khác

Những điểm cần lưu ý và thay đổi
tiếp theo
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................

............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................


HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 24 tháng 04 năm 2014
Chủ đề nhánh: Quê hương, đất nước
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Đề tài: Truyện “Sự tích Hồ Gươm”

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, nắm được tình tiết của câu truyện.
- Trẻ hiểu được nội dung câu truyện: nói lên lòng tự hào về truyền thống
chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ của nhân vật để trả lời câu hỏi của cô một cách rõ
ràng, mạch lạc.
- Trẻ phân biệt được giọng của các nhân vật trong truyện.
3. Thái độ
- Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, biết
về danh lam thắng cảnh của đất nước.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính.
- 1 bức tranh Hồ Gươm.
- Nguyên vật liệu: hình khối, cây cảnh,...
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “Em yêu Thủ đô”
- Các con vừa hát bài hát gì? (Em yêu Thủ đô)
- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam đấy các cháu ạ , ở Hà Nội có rất
nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Hồ tây, Tháp Rùa, Chùa một cột, Hồ
Gươm...
- Cô treo tranh vẽ Hồ Gươm cho trẻ xem
+ Bức tranh vẽ gì? (Cảnh Hồ Gươm)
+ Hồ Gươm có những gì? (Tháp Rùa, Cầu, cây...)
+ Cây cầu có màu gì? (Cầu màu đỏ)
- Đây là bức tranh vẽ Hồ Gươm ở Hà Nội, giữa hồ có Tháp Rùa, có cầu

Thê Húc sơn đỏ cong cong soi bóng xuống mặt nước trong xanh, xung quanh là


những hàng cây tỏa bóng mát, những luống hoa đủ màu sắc rực rỡ. Đó là 1 trong
những cảnh đẹp của thủ đô.
- Vậy vì sao có tên gọi là Hồ Gươm? Các con hãy lắng nghe cô kể câu
chuyện “Sự tích Hồ Gươm” nhé!
* Cô kể diễn cảm
- Lần 1: Kể diễn cảm
Giảng nội dung: Câu truyện kể về việc Rùa Vàng đã mang thanh gươm
thần cho vua Lê mượn để đánh giặc Minh, khi đánh thắng giặc Minh nhà vua đã
trả lại gươm thần cho Rùa Vàng trên hồ Tả Vọng, kể từ đó hồ này có tên là Hồ
Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Lần 2: Kể theo tranh
* Đàm thoại – trích dẫn
- Cô vừa kể câu truyện gì? (Sự tích Hồ Gươm)
- Trong truyện có những nhân vật nào? (Long Quân, rùa vàng, chủ tướng
Lê Lợi và những người lính của ông)
- Ai đã cùng nhân dân đánh giặc Minh? (Lê Lợi cùng nhân dân giết giặc
Minh)
=> Lê Lợi cùng nhân dân giết giặc Minh (Trích đoạn: từ đầu đến “…đánh
đuổi chúng”)
- Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc Minh? (Long Quân)
- Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm? (Vì giặc Minh sang cướp
nước ta, tàn sát nhân dân ta)
- Có gươm thần ông Lê Lợi đánh giặc Minh ra sao? Giặc Minh đã thua
như thế nào? (Nghĩa quân Lê Lợi càng đánh càng mạnh, giặc Minh thua chạy tơi
bời)
=> Từ khi có gươm thần ông Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh, giặc chết,
đầu hàng, bỏ chạy về nước và ông Lê Lợi lên làm vua (Trích đoạn: “…Năm

ấy…. từ khi có thanh gươm thần…yên vui”
- Sau khi Lê Lợi chiến thắng giặc Minh, Long Quân đã sai Rùa Vàng đòi
gươm ở đâu? (Rùa Vàng đòi gươm ở Hồ Tả Vọng)
- Rùa Vàng đã nói gì khi đòi lại gươm? (Xin nhà vua trả hươm cho Long
Quân)
=> Rùa Vàng đã nói : Xin nhà vua trả hươm cho Long Quân ( Trích đoạn:
“…một năm sau…rồi lặn xuống nước”)
- Vì sao Hồ Tả Vọng lại được đặt tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm?
(Để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân cho mượn gươm giết giặc)
(Trích đoạn: “…Từ đó…” đến hết)


* Củng cố – giáo dục
- Các con vừa tìm hiểu câu truyện gì? (Sự tích Hồ Gươm)
- Ngoài Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội còn nhiều di tích, những danh lam
thắng cảnh khác với những câu chuyện rất hay trong lịch sử như: đền Thánh
Gióng, chùa Một cột, Đền thờ vua Hùng… các con muốn đến đó tham quan thì
cố gắng học thật giỏi lớn lên mình đi khắp đất nước tham quan nhé!
* Trò chơi “Xây Hồ Gươm”
- Luật chơi: Không được nhìn sang đội bạn.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ dùng các nguyên vật liệu
để xây dựng Hồ Gươm. Khi kết thúc bài hát, đội nào xây hoàn chỉnh và đẹp sẽ
thắng cuộc.
- Trẻ chơi, cô bao quát.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương

NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
Thứ ....., ngày ..... tháng ..... năm .......



×