Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.72 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT
-------------o0o------------

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở
VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG
TỈNH QUẢNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thừa Thiên Huế, 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT
-------------o0o------------

NIÊN LUẬN

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở
VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG
TỈNH QUẢNG TRỊ
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

Thừa Thiên Huế, 2017

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành tốt niên luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Huế, quý thầy cô giáo trong khoa Địa
lý- Địa chất đã hết lòng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
học tập tại trường
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cô giáo ThS. Trương Đình Trọng đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành niên luận
này.
Đồng thời xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Triệu Phong, Chi cục Thống kê huyện Triệu Phong đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ rất nhiều trong thời gian thu thập số liệu, tài liệu để phục vụ
nghiên cứu.
Cho dù có nhiều nỗ lực trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, nhưng niên
luận này sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý
của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè để niên luận của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thị Diệu Hương


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

IPCC

: Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu(Intergovernmental

Panel on Climate Change)
ISDR

: Các chiến lược quốc tế giảm thiên tai

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNFCCC

:Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu

(United Nations Framework Convention on Climate Change)
RPC
: Kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trưng (Representative
Concentration Pathways)



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khí hậu đang ngày một thay đổi một cách phức tạp hơn do các tác động diễn ra
bên trong và bên ngoài Trái Đất, nguyên nhân chính là sự tác động ngày một mạnh mẽ
bởi hoạt động của con người. Những thay đổi ngày một thường xuyên và khó dự báo
hơn như lụt, bão và hạn hán.Những thay đổi này làm ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện
tự nhiên, kinh tế- xã hội và đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. (Down,K. &
Downing, 2007).
Khí hậu là nhân tố quyết định đến sản xuất nông nghiệp nhất là những vùng
hoạt động sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và ít đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là hệ thống thủy lợi. Đồng thời, sản xuất nông nghiệp cũng là mộ trong những
thành phần dễ bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu và chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất
của biến đổi khí hậu. Nông nghiệp Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên
gia nghiên cứu biến đổi khí hậu, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể
tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km 2 đồng
bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, nước ta
với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m
sẽ có từ 100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông
nghiệp.
Nằm trong dải miền Trung, Quảng Trị là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề từ hầu
hết thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam với tần suất cao và mức độ ác liệt như bão, áp
thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc tố, dông sét, sạt lở đất, sụt lún đất, úng hạn,
xâm nhập mặn, triều cường... Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng

Quảng Trị là địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu ở khu
vực miền Trung. Xu thế biến đổi khí hậu ở vùng cát Quảng Trị dự đoán theo chiều
hướng nhiệt độ trung bình sẽ tăng 2,8 oC, lượng mưa trung bình tăng từ 7- 8% và mực
nước biển dâng 75cm vào năm 2100.
Huyện Triệu Phong chủ yếu gồm các đồng bằng ven biển, với một ít gò đồi
thấp. Trong đó, các xã thuộc vùng đất cát ven biển như: Triệu An, Triệu Vân, Triệu
Lăng có sinh kế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Với các
đặc điểm diện tích đất cát ít nước, độ ẩm thấp, chỉ cần nắng nóng kéo dài là đất trở nên
khô hạn, thiếu nước gây ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. Là các xã ven biển nên
hàng năm phải chịu ảnh hưởng rất lớn của bão, triều cường và xâm mặn, thiên tai
thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nặng nề. Năm 1985 bão lớn đã làm hư hỏng hầu
hết nhà cửa và công trình công cộng; năm 1993 và 1998 hạn hán nghiêm trọng, năm
6


2010 rét đậm kéo dài đã làm sản xuất nông nghiệp của các xã gần như mất trắng. Các
hiện tượng thời tiết cực đoan không dự đoán được và diễn ra ngày càng sâu sắc làm
thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm biến mất
một số loài và nguy cơ xuất hiện nhiều loại dịch bệnh mới lên cây trồng, vật nuôi...
Đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra, những người nông dân ở
vùng cát huyện Triệu Phong vẫn tiếp tục các hoạt động sản xuất của mình tuy nhiên
năng suất và sản lượng mang lại không cao điều này làm cho đời sống người dân gặp
không ít khó khăn.
Chính vì vậy nghiên cứu: ” Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh
biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng ở vùng cát ven biển huyện Triệu Phong
tỉnh Quảng Trị” là rất cấp thiết, nhằm nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệptrong
lúc biến đổi khí hậu càng diễn ra rõ nét từ đó đưa ra các biện pháp thích ứng, hạn chế
các rủi ro để giúp người dân tránh sự mất mát và đảm bảo thu nhập ổn định cho người
dân.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

a. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định được hiện trạng sản xuất nông nghiệp
trong bối cảnh BĐKH ở vùng cát ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, đồng
thời đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực nghiên cứu.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên thì nhiệm vụcủa đề tài là:
- Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài và khảo sát thực địa.
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Phân tích nguyên nhân, ảnh hưởng, biểu hiện của biến đổi khí hậu, tìm hiểu các
kịch bản biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Trị và khu vực nghiên cứu.
- Phân tích hiện trạng sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH đến hoạt
độngsản xuất nông nghiệp ở vùng cát ven biển huyện Triệu Phong. Từ đó, đề
xuất một số mô hình thích ứng BĐKH ở khu vực nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sản xuất nông nghiệp (cụ thể
đề tài nghiên cứu về một số cây lương thực) của người dân ở địa bàn nghiên cứu.
b. Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu vùng cát ven biển huyện Triệu
Phong gồm 3 xã: Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng.
Giới hạn về nội dung: Do điều kiện thời gian hạn hẹp nên đề tài chỉ chọn khảo
sáthiện trạng sản xuất nông nghiệp về trồng trọt, cụ thể là diện tích, cơ cấu mùa vụ, sản
lượng và năng suất một số cây lương thực chính (lúa, khoai lang, lạc…) của địa bàn
nghiên cứu trong bối cảnh BĐKH.
7


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
a. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu


Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài hiệu quả thì phương pháp thu
thập, phân tích và xử lý số liệu là phương pháp đầu tiên và là tiền đề quan trọng nhất.
Trước tiên là phải vạch ra hệ thống đề cương chi tiết để tiến hành thu thập tài liệu, số
liệu.
Tài liệu đã thu thập bao gồm: Các kịch bản BĐKH, các đề tài nghiên cứu về
BĐKH, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như những báo cáo về tình
hình sản xuất nông nghiệp của vùng cát ven biển huyện Triệu Phong.
Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập được sẽ tiến hành chọn lọc để phân tích và
tổng hợp những thông tin liên quan, cần thiết cho đề tài.
b. Phương pháp khảo sát thực địa
Ngoài các nguồn tài liệu thu thập được, để thực hiện nội dung của đề tài, tiến
hành khảo sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa cơ
sở lý thuyết và thực tiễn từ đó rút ra những kết luận nghiên cứu. Mặt khác phương
pháp này vừa giúp chúng ta kiểm tra lại độ chính xác của các tài liệu, từ đó bổ sung
thêm các tư liệu mới nếu cần thiết, đồng thời có cái nhìn tổng thể về tình hình sản xuất
nông nghiệp của người dân trong bối cảnh BĐKH.
Cùng với quá trình thực địa thì đề tài còn kết hợp tham vấn trực tiếp với một số
cán bộ và người dân trong khu vực nghiên cứu để tăng thêm tính trung thực, khách
quan cho nguồn số liệu.
c. Phương pháp bản đồ
Bản đồ có khả năng biểu thị trực quan nhất, rõ ràng nhất tính không gian của
đối tượng trên bề mặt đất, đồng thời nó cũng có khả năng thể hiện sự phân hoá các
nhân tố cảnh quan cũng như các đơn vị cảnh quan độc lập. Bản đồ còn giúp các nhà
quản lý, quy hoạch có tầm nhìn vĩ mô lãnh thổ để hoạch định chiến lược và biện pháp
phù hợp. Vì thời gian không cho phép nên trong đề tài này chỉ thể hiện được bản đồ
hành chính của địa bàn nghiên cứu bằng phần mềm mapinfo.
d. Phương pháp phân tích thống kê
Thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, tiến hành phân tích, bảng
biểu về diện tích, năng suất và sản lượng một số cây lương thực cũng như thiệt hại do
BĐKH qua các năm. Các tài liệu được thống kê từ nhiều nguồn tài liệu có liên quan,

trên cơ sở đó chọn lọc, xử lý theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về khu vực nghiên cứu và kịch bản biến đổi khí hậu
8


Chương 2: Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu ở vùng cát ven biển huyện Triệu Phong
Chương 3: Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất
nông nghiệp ở vùng cát ven biển huyện Triệu Phong

9


Chương 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ KỊCH BẢN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu:
Vùng cát ven biển huyện Triệu Phong là một dãi cát dài chạy theo bờ biển suốt
từ Bắc chí Nam dài trên 15 km, rộng từ 4 đến 4,5 km với diện tích chiếm 10,53% đất
tự nhiên của huyện gồm các xã Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An [9]. Đây là một phần
của dãi tiểu Trường Sa có bờ biển dài khoảng 18 km. Vị trí tiếp giáp của lãnh thổ
nghiên cứu:
- Phía Bắc giáp thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh.
- Phía Nam giáp xã Hải An và Hải Ba huyện Hải Lăng.
- Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Tây giáp vùng nội đồng của huyện Triệu Phong.
Với vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều xã, huyện vùng cát ven biển huyện Triệu
Phong có hệ thống giao thông nối với các vùng trong tỉnh đặc biệt là trục đường ven
biển nối với các tỉnh miền Trung đã tạo cơ hội rất lớn trong phát triển các mối quan hệ
giao lưu kinh tế văn hóa xã hội với các vùng trong tỉnh và khu vực. Mặt khác, phía
Đông giáp với Biển Đông tuy có lợi thế để phát triển tổng hợp kinh tế biển nhưng
đồng thời cũng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ quét, cát bay, xâm nhập
mặn,…làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất.
Khu vực nghiên cứu có diện tích tự nhiên 35.981,9 km2. Hiện nay vùng biển
Triệu Phong có gần 522 ha diện tích đất chưa sử dụng [9]. Việc khai thác tốt tiềm năng
đất đai tại địa phương, mở rộng diện tích canh tác, ưu tiên đồng bộ các chính sách và
ứng dụng khoa học kỹ thuật…cải tạo vùng đất hoang hóa để sản xuất nông nghiệp theo
hướng thích ứng với BĐKH trở thành các vùng chuyên canh lớn, xây dựng thương
hiệu là những giải pháp cơ bản tạo thu nhập ổn định cho người dân.
b. Địa chất:
Vùng cát huyện Triệu Phong là một bộ phận của đồng bằng ven biển Bắc Trung
Bộ, được hình thành trên cấu trúc uốn nếp của dải Trường Sơn Bắc. Tại khu vực phổ
biến cát tạo bở rời là trầm tích đại Tân sinh (Kainôzôi - Kz) mà chủ yếu là Hôlôxen
(QIV) do sông, gió và biển lấp đầy địa hình trũng của móng cổ có tuổi cổ sinh
(Palêôzôi - Pz). Ở đây hoàn toàn vắng mặt các thành tạo Trung sinh (Mêlôzôi - Mz).
Nền địa chất có cấu trúc hai tầng: tầng trên là trầm tích Tân sinh phủ lên, tầng dưới là
móng Cổ sinh.
10


Trầm tích Hôlôxen ở khu vực nghiên cứu có thành phần thạch học chủ yếu là
cát thô, cát nhỏ và cát mịn màu trắng, xám, vàng nhạt, có sự thay đổi về kích thước
hạt, thành phần, màu sắc từ biển vào đất liền và có chứa quặng sa khoáng (cát thuỷ
tinh với hàm lượng SiO2 tới 98 - 99%), than bùn và sét [13].
c. Địa hình:

Địa hình khu vực nghiên cứu chủ yếu là các cồn cát đụn cát dọc ven biển. Một
số địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc
chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất nông nghiệp chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân
cư thiếu ổn định. Độ cao trung bình của bãi cát này từ 4 - 5 m. Đây cũng là loại hình
cát di động nhưng do địa hình thấp hơn và thảm thực vật tương đối phát triển nên mức
độ di chuyển ít hơn.
d. Khí hậu:
Vùng cát ven biển Triệu Phong năm trong dải đất miền Trung nên cũng mang
những nét đặc trưng về thời tiết của vùng: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
nênmùa hè gió Tây Nam khô nóng, mùa đông có gió mùa Đông Bắc ẩm ướt, đồng thời
có những đặc điểm riêng của tiểu vùng khí hậu ven biển được thể hiện qua các yếu tố
khí tượng sau:
- Cán cân bức xạ:
Cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam, lãnh thổ nghiên cứu nằm trong khu vực nội
chí tuyến Bắc bán cầu nên hàng năm đều có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh. Điều đó
dẫn đến lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ rất lớn khoảng 125- 130 kcal/cm 2/năm.
Phân bố lượng bức xạ tổng cộng năm theo không gian lãnh thổ có xu hướng tăng lên
khi đi ra biển nhưng không đáng kể.
Trong năm, lượng bức xạ tổng cộng phân bố theo mùa, thời kỳ có lượng bức xạ
lớn kéo dài từ tháng IV- X (12- 15 kcal/cm2), trong đó cao nhất là tháng VI, VII và
tháng VII đạt khoảng 14- 15 kcal/cm2 có khi lên đến 24- 25 kcal/cm2(2007). Các tháng
giữa mùa đông có lượng bức xạ thấp nhất khoảng 6,5 - 8,5 Kcal/cm2/tháng.
Tổng lượng bức xạ năm lớn, chênh lệch bức xạ giữa các tháng không lớn, cán
cân bức xạ luôn dương và lớn là cơ sở của nền nhiệt độ tương đối cao và ít bị biến đổi
trong năm.
- Chế độ nhiệt:
Bảng 1.1:Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực nghiên cứu (Đơn vị 0C).
Năm
Tháng
Tháng 1


2010

2011

2012

2013

2014

19,8

22,0

19,5

20,3

20,9

11

Trung
bìnhnhiều
năm
20,5


Tháng 2

19,1
Tháng 3
21,8
Tháng 4
26,1
Tháng 5
28,0
Tháng 6
30,5
Tháng 7
29,7
Tháng 8
28,7
Tháng 9
26,9
Tháng 10
25,8
Tháng 11
21,4
Tháng 12
19,9
Tổng Trung
24,8
bình năm

22,1
23,9
27,5
29,0
31,0

30,6
29,8
26,8
25,4
23,5
21,0

21,2
14,1
26,3
26,6
29,5
30,3
28,9
28,0
25,6
23,3
17,6

19,6
22,0
26,4
27,8
28,6
29,0
29,3
26,5
25,5
21,7
21,1


20,0
22,8
27,2
28,0
29,4
29,9
28,3
27,2
25,8
22,1
20,2

20,4
20,9
26,7
27,9
29,8
29,9
29,0
27,1
25,6
22,4
20,0

26,05
24,24
24,82
25,15
25,01

Nguồn: Trung tâm khí tượng – thủy văn tỉnh Quảng Trị.
Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực khoảng 24,9 0C, nhiệt độ cao nhất là tháng
VII và thấp nhất là tháng I. Mùa nóng bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX.
Vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng (V đến tháng VIII), nhiều nơi nhiệt độ
không khí lên trên 40oC- 50oC. Số ngày có nhiệt độ > 35oC và độ ẩm < 45% trên vùng
cát khoảng 35- 36 ngày. Mùa lạnh kéo dài từ cuối tháng XII năm trước đến tháng III
năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh khoảng dưới 20 oC. Số ngày có nhiệt
độ ≤ 15oC chỉ có 5- 6 ngày. Biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào mùa nóng và nhỏ nhất
vào mùa lạnh. Trị số biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào tháng IV có khi tới 10oC.
Nhiệt độ cao làm cho lượng nước dưới đất bốc hơi mạnh cộng với đất ở khu
vực chủ yếu là đất cát nên vào những ngày nhiệt độ cao thì đất ở đây thường rất khô là
điều kiện rất tốt cho quá trình cát bay diễn ra làm mất một phần rất lớn diện tích đất
đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp.
- Gió:
Do nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, vùng cát ven biển huyện Triệu
Phongcũng mang tính chất chung về gió mùa như các vùng khác ở nước ta. Khu vực
này có chế độ gió thổi theo mùa, có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.
Gió mùa đông thổi từ tháng XI - III năm sau, hướng gió thịnh hành là hướng
Đông Bắc chiếm đến 40- 50% tần suất gió, các hướng còn lại tần suất xuất hiện nhỏ
hơn. Thổi xen kẽ gió mùa Đông Bắc là những đợt gió Đông và Đông Nam làm mùa
đông đỡ lạnh hơn.
Gió mùa hạ thổi từ tháng V-VIII, hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam chiếm
50% tần suất xen kẽ giữa các đợt gió Tây Nam khô nóng là những đợt gió Đông và
Đông Nam mát mẻ trong mùa hè.
e. Lượng mưa:

12


Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.500 - 2.700mm cao hơn mức trung bình của cả

nước tập trung chủ yếu vào tháng 9 10 và 11chiếm 70- 80% lượng mưa năm.Do lượng
mưa phân bố không đều theo không gian nên vào thời kỳ mưa lớn, tập trung gây rửa
trôi và xói mòn mạnh làm cho đất càng nghèo kiệtvà thời gian thiếu nước vào mùa
khô, hạn hán gay gắt ảnh hưởng đến nước tưới nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của
người dân.
- Độ ẩm và lượng bốc hơi:
Độ ẩm trung bình trong năm chỉ 80%, tháng cao nhất lên đến 91%, tháng thấp
nhất độ ẩm chỉ xuống dưới < 50%, có nơi còn xuống thấp chỉ còn 30% (tháng V và
VIII). Lượng bốc hơi trung bình cả năm là 1.508,6mm, tháng cao nhất dao động từ 170
- 236 mm. Vào các tháng mùa hè (tháng V đến tháng VII) lượng bốc hơi chiếm tới 70 75% lượng bốc hơi cả năm. Đây là nguyên nhân làm thiếu nước vào mùa khô, ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân, đồng thời kiến lớp phủ thực vật nghèo
nàn, đất thiếu nước nghiêm trọng đã làm gia tăng quá trình cát bay làm thu hẹp diện
tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Bão, lụt :
Bão lụt uy hiếp trực tiếp đến vùng đồng bằng ven biển, bão thường xuất hiện
trong mùa mưa và tập trung nhiều nhất là các tháng VIII, IX, X. Bão thường kèm theo
mưa to và gió lớn làm thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân ở đây.
Vào mùa mưa nước trên các hệ thống sông dồn về vùng đồng bằng và vùng cát ven
biển gây ngập úng cây trồng. Mặt khác trong các cơn bão mực nước biển dâng cao
cuốn trôi nhà cửa của người dân và các công trình xây dựng ven bờ và vùng cửa sông.
f. Thủy văn:
Nguồn nước mặt:
Hệ thống sông Thạch Hãn đổ ra cửa Việt phân chia vùng cát huyện Gio Linh và
Triệu Phongchiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất 2.660 km 2. Thuỷ triều trên
dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều, gần ½ số ngày trong hàng
tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng [9].
Chất lượng nước mặt khu vực ven biển rất kém, nước trên các sông, hồ nhỏ đều
bị nhiễm bẩn vi sinh với tỷ lệ rất lớn. Vì vậy nguồn nước mặt này chủ yếu dùng trong
việc sản xuất nông - lâm nghiệp, không sử dụng để sinh hoạt và ăn uống.
Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm trên địa bàn nghiên cứu cũng rất phong phú nhưng lại biến
động phức tạp. Hiện nay, người dân vùng cát sử dụng giếng đào, giếng khoan bơm tay
lấy nước phục vụ sinh hoạt gia đình. Độ sâu giếng đào chỉ 3 - 5m.Tuy nhiên, việc khai
thác nguồn nước ngầm đạt tiêu chuẩn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất là
vấn đề khó khăn đáng quan tâm. Phần lớn nước giếng vùng cát đều bị nhiễm bẩn hữu
13


cơ, vi sinh và nhiễm sắt. Nước giếng vùng cát ven biển đa số nhiễm mặn vượt xa tiêu
chuẩn cho phép: tại Tường Vân (Triệu An, huyện Triệu Phong) có nồng độ NaCl
3.679mg/l [13].
g. Thổ nhưỡng:
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tùy theo từng
mục đích sử dụng đất khác nhau mà phân chia đất đai thành các loại: đất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản… Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về diện tích giữa các loại đất. Do khu vực
nghiên cứu ven biển nên đất ít có sự phân hóa chủ yếu là nhóm đất cát và cồn cát ven
biển: 6.904 ha chiếm 20% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đây là loại đất có độ
phì tự nhiên thấp nên hướng phát triển của vùng này là trồng rừng và trồng một số loại
cây lương thực thực phẩm ngắn ngày, chịu hạn như: khoai lang, ném, lạc đậu đen xanh
lòng…
1.1.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế:
Điều kiện kinh tế của một khu vực cho biết mức độ “ giàu có” của nơi đó. Nó
được phản ánh bởi doanh thu và thu nhập bình quân trên đầu người.
Thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của 3 xã đạt 20- 30 triệu đồng/ người/
năm. So với thu nhập bình quân đầu người của cả nước thì khu vực nghiên cứu chỉ đạt
53%. Riêng năm 2016 thu nhập bình quân đầu người của xã Triệu Lăng cao nhất
28,15 triệu đồng/ người/ năm so với hai xã Triệu An thu nhập 25,2 triệu đồng/ người/
năm, Triệu Vân 20,5triệu đồng/ người/ năm.
b. Cơ cấu dân số:

Bảng 1.2: Dân số, số thôn, mật độ dân số vùng cát ven biển huyện Triệu Phong, năm 2015
STT

Tên xã

Dân số

Số thôn (thôn)

Mật độ dân số
(Người/km2)

Tổng số

Nữ

1 Triệu Vân

2.270

1.135

4

213

2 Triệu An

5.798


2.944

5

417

3 Triệu Lăng

4.449

2.232
6
389
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong, 2015)

Tình hình phát triển kinh tế xã hội chủ yếu dựa vào nguồn lao động và dân số
của mỗi hộ dân. Đó là yếu tố tiềm lực tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất cho
vùng, đồng thời cũng là yếu tố kìm hãm sự phát triển của xã hội nếu dân số quá đông
gây khó khăn trong giải quyết việc làm. Vùng cát Triệu Phong với số dân là 12.517
14


người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 6.218 người chiếm 50% tổng lao
động. Đa số nguồn lao động chủ yếu hoạt động ngành thủy sản, còn lại là sản xuất
trồng trọt đáp ứng nhu cầu về lương thực. Người dân ở đây có truyền thống đoàn kết
tương trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất , tuy nhiên trình độ và kỹ năng của người
lao động nhìn chung chưa cao còn khoảng cách đáng kể so với yêu cầu phát triển kinh
tế của vùng.
c. Điều kiện giao thông:
Hiện nay, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực đang được chú trọng. Một số

công trình, dự án triển khai thực hiện như: Trụ sở Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân
đan xã Triệu Lăng, đường vào khu sinh thái Triệu An, đường ra bến cá thôn 6 Triệu
Lăng, đường ra bến cá thôn 1, thôn Hà Tây, chợ Triệu Lăng, khu neo đậu tránh bão xã
Triệu An,… góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Mạng lưới giao thông được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng biển. Chương trình kiên cố hóa giao
thông nông thôn được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
d. Mạng lưới điện:
Việc khai thác, sử dụng và phát triển hệ thống điện được chú trọng đảm bảo nhu
cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân. 100% điện lưới quốc gia đã về đến
các xã, thôn, 100% hộ gia đình được sử dụng điện. Mạng lưới phân phối điện được
xây dựng khá đồng bộ nhằm phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội trên địa
bàn. Hiện nay, có 69,2 km lưới điện 22kV, 116 km lưới điện hạ thế [8].
e. Thủy lợi:
Vùng cát ven biển Triệu Phong chủ yếu là các công trình thủy lợi nhỏ, do địa
phương xây dựng đã lâu, làm bằng thủ công, đập đát và kênh mương bị xuống cấp.
Một số kênh tiêu trên cát tách nước ra biển bị cát bồi lấp thoát nước kém, do vậy
những vùng thấp trũng thường xuyên bị ngập úng. Người dân không chủ động được
nước tưới chống hạn cho cây trồng và tiêu úng khi mưa to, vì vậy chỉ sản xuất một vụ
Đông Xuân, vụ Hè Thu hầu hết đất đai bỏ hoang.
1.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.2.1 Biến đổi khí hậu
1.2.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về biến đổi khí hậu:
Theo báo cáo của IPCC năm 2007, BĐKH được hiểu là mọi thay đổi của khí
hậu theo thời gian do sự thay đổi tự nhiên hoặc kết quả hoạt động của con người (Lê
15



Thị Hoa Sen và cộng sự, 2009). Với định nghĩa này, nguyên nhân của BĐKH là do
chính bản thân của điều kiện tự nhiên , nội tại của nó hoặc do bên ngoài tác động vào.
Tuy nhiên, công ước chung về BĐKH (UNFCCC) lại cho rằng BĐKH là sự
thay đổi của khí hậu và nguyên nhân là sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con
người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và dẫn đến sự thay đổi của biến
thiên khí hậu tự nhiên được quan sát qua thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu của O’Brien
và cộng sự thì BĐKH là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng cũng tăng tốc bởi hoạt động
của con người (Kỷ yếu nghiên cứu 2006-2008 dự án RD VIET, 2009). Hai định nghĩa
này đều thể hiện chung một nội dung là BĐKH là hiện tượng tự nhiên nhưng có sự tác
động của con người.
Như vậy, BĐKH là những thay đổi bất thường của thời tiết thông qua giá trị
trung bình của các yếu tố khí tượng trung bình quan sát trong một khoảng thời gian
dài. Sự thay đổi này theo chiều hướng xấu không có lợi cho sinh vật sống trên trái đất
và các hoạt động của con người (TS. Phạm Khôi Nguyên, 6/2009).
1.2.1.2 Nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu
a. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân của BĐKH trong thời kỳ địa chất và thời kỳ lịch sử chủ yếu do:
- Sự dao động của các nhân tố liên quan đến quỹ đạo chuyển động của Trái đất.
- Sự thay đổi trong hoạt động của Mặt trời.
- Sự thay đổi của khối lượng hạt vật chất trong quá trình trái đất chuyển
động giữa các vì sao trong vũ trụ.
Những biến động khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân
tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự chuyển động của Trái đất, các vụ phun trao của núi lửa
và hoạt động của Mặt trời.
Trong giai đoạn hiện nay, nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia
tăng các hoạt động của con người tạo ra các khí thải nhà kính, các hoạt động khai thác
quá mức các bể hấp thụ nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và
đất liền khác. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto ra đời với mục đích hạn
chế và ổn định 06 loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và
SF6.

Theo tính toán hiện nay, khí nhà kính trong bầu khí quyển trái đất chứa: 55%
CO2, 24% CFC, 15% CH4, 6% N2O. Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban Liên
hợp chính phủ ứng phó với BĐKH (IPCC, 2007), năm 2007 đưa ra kết luận hàm lượng
khí CO2 trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trong khoảng 650.000
năm qua (180-280 ppm) và đạt 379 ppm (tăng 35%). Lượng phát thải CO 2 từ sử dụng
nhiên liệu hóa thạch đã tăng trung bình 6,4 tỉ tấn Cacbon (23,5 tấn CO 2) mỗi năm
trong những năm 1990 đến 7,2 tỉ tấn Cacbon (45,9 tấn CO 2) mỗi năm trong thời kì
2001-2005. Lượng phát thải khí CO2 từ việc thay đổi sử dụng đất ước tính bằng 1,6 tỉ
16


tấn Cacbon (5,9 tỉ tấn CO2) trong những năm 1990, hàm lượng khí mêtan (CH 4) năm
2005 tăng 148%, hàm lượng khí Ôxit nitơ (N 2O) trong khí quyển đã tăng khoảng 18%
so với thời tiền công nghiệp (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2009).
Bảng1.2:Các loại khí nhà kính - nguyên nhân của Biến đổi khí hậu
Khí nhà kính
Thời kì tiền công nghiệp
Năm 1994
Năm 2005
Mức tăng 1960-2005
Mức tăng 1995-2005
Thòi gian tồn tại (năm)

CO2
280 ppm
358 ppm
379 ppm
1,4 ppm/n
1,9 ppm
50-200


CH4
715 ppb
1732 ppb
1774 ppb
10 ppb

CFC-11
0
268 ppt

120
50
Nguồn: IPCC, 2007.
Nguyên nhân do việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch phát, giao thông vận tải
thải 70 - 90% lượng CO2 và các khí khác như CH4, N2O vào khí quyển rất lớn; phát
triển ngành công nghiệp làm mạnh, hóa mỹ phẩm cũng cho lượng lớn CFC vào khí
quyển mà chất này làm nhiệt độ nóng lên hơn nhiều so với CO 2. Nhiên liệu hóa thạch
đóng góp 46% làm nóng lên toàn cầu. Phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và
hoạt động nông nghiệp tạo ra 9% tổng số khí thải làm nóng lên toàn cầu, sản phẩm hóa
học (CFC, halon...), 24% là các nguồn khác như rác chôn dưới đất, nhà máy xi măng.
Nhu cầu về năng lượng của nhân loại ngày càng nhiều, trong đó năng lượng hóa
thạch chiếm phần lớn. Các nguồn năng lượng sạch (hạt nhân, gió, năng lượng mặt
trời...) chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu năng lượng nói chung. Sử dụng nhiều năng
lượng hóa thạch là nguyên nhân làm tăng đáng kể khí CO 2 trong khí quyển, trong đó
các nước phát triển góp một phần lớn (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam,
2009).
b. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
BĐKH có những biểu hiện chính là:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sư thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển(GS. Nguyễn Lân Dũng, 2010).
17

12

N2O
270 ppb
312 ppb
319 ppb
0,8 ppb/n


Hình 1.2. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình Trái Đất giai đoạn 1880- 2000.
Nguồn: IPCC, 2007
1.2.1.3 Tình hình của Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đển sản xuất nông
nghiệp
a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đển sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam
BĐKH là một trong nhưng thách thức phức tạp nhất mà con người phải gánh
chịu trong thế kỉ XXI (World Bank, 2010). Việt Nam là một trong năm quốc gia sẽ bị

ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng (Susmita Dasgupta và đồng
tác giả, 2007). Trong 50 năm qua (1951-2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã
tăng 0,7 độ C. Đến cuối Thế kỉ XXI mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 75cm so
với thời kì 1980-1999 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Nếu mực nước biển tăng
1 m thì 5% diện tích của Việt Nam sẽ bị ngập, 11% dân số bị ảnh hưởng và GDP có
thể giảm 10% (Susmita Dasgupta và đồng tác giả, 2007). Đó là một con số đáng báo
động và là một vấn đề đáng quan tâm.
Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Nước ta 73% dân
số chủ yếu là người nghèo và liên quan đến 6 lĩnh vực trong ngành nông nghiệp - nông
thôn. Đây là lĩnh vực phải chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh
cảnh báo: Việt Nam có 2 thành phố ven biển là Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh nằm
trong danh sách 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vòng
20-50 năm tới. Những trận triều cường gây ngập ở một số vùng Tp.Hồ Chí Minh chủ
yếu do ảnh hưởng nước biển dâng và sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Từ nhận định trên,
gần đây (10/2011) những đợt triều cường gây ngập úng ở Tp.Hồ Chí Minh đã trở nên
rõ nét hơn.
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam có những diễn biến ở nhiều yếu tố như: Nhiêt độ,
lượng mưa, không khí lạnh, bão và áp thấp nhiệt đới, mực nước biển.
Nhiệt độ: Từ 1951 đến 2000 nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên
0
0,7 C. Những năm gần đây, số ngày nắng đã tăng lên ở nhiều nơi rõ rệt nhất là các tỉnh
18


-

-

-


phía Nam, xu thế tăng nhiệt độ đang dần chuyển biến rõ (Nguyễn Ngọc Truyền, 2010).
Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình thời kỳ 1958 – 2014 tăng khoảng 0,62 0C,
riêng giai đoạn từ 1985 – 2014 nhiệt độ tăng khoảng 0,42 0C. Tốc độ tăng trung bình
mỗi thập kỷ khoảng 0,100C, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu là 0,12 0C/ thập kỷ
( IPCC, 2013)
Lượng mưa: Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình trong 9 thập kỷ vừa qua
từ 1911 đến 2000 không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có các giai
đoạn tăng lên nhưng cũng có những giai đoạn giảm xuống. Số lượng trận mưa lớn diễn
ra ngày một nhiều hơn nhưng thời gian có mưa bị ngắn lại. Điều đáng quan tâm trong
một vài năm gần đây, mưa lớn có thể xuất hiện ở bất cứ tháng nào trong năm và lượng
mưa cực lớn có thể xảy ra vào những tháng ít có mưa (Cục Trồng trọt, 2009).
Thống kê cũng cho thấy, lượng mưa trung bình năm thời kỳ 2003-2014 thấp
hơn lượng mưa trung bình năm thời kỳ 1973-1982 khoảng 2 mm, cao hơn gần 88 mm
so với thời kỳ 1983-1992, và khoảng 18mm đối với thời kỳ 1993 - 2002. Lượng mưa
tập trung chủ yếu vào mùa mưa (các tháng từ tháng X đến tháng I năm sau).
Không khí lạnh: Hiện nay xu thế nhiệt độ tăng lên ở toàn cầu do BĐKH làm cho
những đợt không khí lạnh tràn về Việt Nam có giảm đi nhưng cường độ và diễn biến
của không khí lạnh khá phức tạp so với những diễn biến như trước đây theo một chu
kỳ.
Bão và áp thấp nhiệt đới: Bão ở Việt Nam thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào
tháng XII. Tuy nhiên, trong những thập kỷ vừa qua bão thường kéo dài và kết thúc
muộn hơn có thể đến tháng II năm sau. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra dị
thường và trái quy luật hơn (PGS.TS Trần Thục và cộng sự, 2/2009).
Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua mực nước biển trung
bình đã tăng lên 20cm (Trần Thế Tưởng, 2010).
BĐKH đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của nước ta
trong những năm vừa qua. Những dự đoán còn cho thấy biến đổi khí hậu tiếp tục gia
tăng và bất thường trong những năm tới. Vì vậy, những chính sách, biện pháp nhằm
đối phó với hạn hán là vấn đề đặt ra đối với nước ta.Việt Nam coi ứng phó với BĐKH
là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Việc ứng phó với BĐKH không chỉ là nhiệm vụ của

mỗi một cơ quan ban ngành nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.
b. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đển sản xuất nông nghiệp tại
tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề
của các hiện tưởng BĐKH. Nhiệt độ trung bình của tháng I đã tăng lên 0,4oC, tháng
VII tăng khoảng 0,2oC và nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,3oC so với trung bình của
giai đoạn năm 1976-2008. Lượng mưa trung bình vào mùa khô, mùa mưa và tổng
lượng mưa của năm đã tăng trong 33 năm qua và lần lượt tương ứng là 5,61 mm, 1,02
19


mm và 34,49 mm. Lượng mưa giảm rõ rệt vào tháng VI. Vào mùa mưa, thời gian mưa
rút ngắn và tập trung trong một thời gian ngắn. Các loại thời tiết cực đoan như: bão, lũ
lụt, hạn, rét, giông sét tăng cả về số lượng, cường độ và tính thất thường trong 10 năm
gần đây (Võ Chí Tiến và đồng tác giả, 2009).
Khí hậu ở Quảng Trị có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, với mùa khô
khắc nghiệt lượng mưa thấp, gió phơn Tây Nam thổi mạnh. Quảng Trị có 50 dòng
chảy trên sông suối, hồ chứa bị cạn kiệt nước vào mùa khô, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống người dân (Nguyễn Đình Ninh, 2007). Năm 2007, Quảng Trị xảy ra
hạn tại các vùng Bắc Cam Lộ, nam Gio Linh, tây Hải Lăng, Triệu Phong và các vùng
đồi, ven biển ở Vĩnh Linh. Toàn tỉnh có gần 500 ha lúa và hoa màu bị hạn, vùng cây
công nghiệp chịu thiếu nước vào mùa khô (Hồ Thị Thu Hòa, 2008).
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Trị.
Ngành nông nghiệp thu hút khoảng 57,8% lao động trong tròng tỉnh, đóng góp 25-27%
vào cơ cấu thu nhập của tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị,
2009), nhưng sản xuất nông nghiệp là ngành dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của
BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan.Vì vậy, việc lựa chọn hình thức sản xuất
thích ứng với BĐKH và giải pháp ứng phó là cần thiết để đảm bảo phát triển nông
nghiệp tỉnh.
1.2.2 Kịch bản biến đổi khí hậu ở khu vực nghiên cứu

Kịch bản BĐKH được tính toán trên các kịch bản phát thải toàn cầu, có tính đến
các thay đổi của địa phương. Các kịch bản phát thải được xác định dựa trên tốc độ phát
triển kinh tế, tốc độ tăng dân số, mức độ đưa vào sử dụng kỹ thuật mới, mức độ sử
dụng năng lượng hóa thạch của các nghành công nghiệp, những chủ đề cơ bản lớn
khác như sự hội tụ gữa các vùng, khả năng xây dựng và tương tác văn hóa xã hội và
khả năng làm giảm sự khác nhau về thu nhập theo vùng (Lê Nguyên Tường, 2008).
Mục tiêu của việc xây dựng kịch bản về BĐKH (nhiệt độ, lượng mưa, nước biển
dâng…) là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế BĐKH trong tương lai trên cơ sở các
kịch bản khác nhau về sự phát triển kinh tế - xã hội ở quy mô toàn cầu và thông qua đó là
mức độ phát thải khí nhà kính trong thế kỷ 21.
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản
biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch phát thải thấp RCP 4.5 ( kịch bản B1), kịch bản
phát thải cao RCP 8.5 ( kịch bản A1F1 ).
• Kịch bản thay đổi về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các
vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn
so với các vùng khí hậu phía Nam.
20


Bảng 1.3:Kịch bản biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở
(1986- 2005) ở Quảng Trị
Kịch bản RCP4.5
Kịch bản RCP8.5
2046- 2065
2080- 2099
2016- 2035
2046- 2065
2080- 2099
1,4

1,9
0,9
1,9
3,3
Nguồn: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, 2016
• Kịch bản thay đổi về lượng mưa

2016- 2035
0,6

BĐKH làm cho tình hình mưa lũ, hạn hán ngày càng diễn biến phức tạp hơn.
Vào mùa mưa, tổng lượng mưa có xu hướng ngày càng tăng, cường độ, tần suất lũ
càng lớn nên lưu lượng dòng chảy, trữ lượng nước lớn.
Bảng 1.4:Kịch bản biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở (1986- 2005)
ở Quảng Trị
Kịch bản RCP 4.5
Kịch bản RCP 8.5
2016- 2035
2046- 2065
2080- 2099
2016- 2035
2046- 2065
2080- 2099
11,4
16,6
20,1
16,5
16,8
16,4
Nguồn: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, 2016

• Kịch bản nước biển dâng
Kịch bản nước biển dâng chỉ xem xét đến sự thay đổi mực nước biển trung bình
do biến đổi khí hậu, mà không xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác gây nên sự
dâng cao của mực nước biển như: nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa, thủy
triều, quá trình nâng/hạ địa chất và các quá trình khác.
Bảng 1.5: Kịch bản mực nước biển dâng. Đơn vị: cm
Kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2030
2040
2050
2060
2070
2080
2090
2100
RCP 2.6
12
17
22
27
34
40
47
55
RCP 4.5
13
17
22

28
34
40
46
53
RCP 6.0
12
17
22
27
34
40
47
55
RCP 8.5
13
19
25
33
41
50
61
72
Nguồn: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, 2016
Quảng Trị cũng sẽ là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất khi mực nước
biển tăng. Ước tính nếu mực nước biển dâng 100cm thì khoảng 2,61% diện tích của
tỉnh Quảng Trị có nguy cơ bị ngập, trong đó các huyện Hải Lăng (9,03% diện tích) và
Triệu Phong (7,26% diện tích) có nguy cơ ngập cao nhất.[1]
Bảng 1.6: Nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng (% diện tích)
Huyện


Diện
tích(ha)

Triệu Phong
Toàn tỉnh

35652
463500

Nguy cơ ngập(% diện tích) ứng với các mực nước
biển dâng
50cm
60cm
70cm
80cm
90cm
100cm
1,36
1,77
2,21
2,71
4,07
7,26
0,71
0,97
1,22
1,49
1,91
2,61

21


Nguồn: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, 2016
BĐKH đang xảy ra ở vùng cát tỉnh Quảng Trị, nhất là vùng ven biển, nơi dễ bị
tổn thương bởi các tác động của thời tiết. Các xã ven biển của huyện Triệu Phong là
các địa phương có những biến đổi lớn về khí hậu và thời tiết. Nhiệt độ tăng kèm theo
đó là hạn hán kéo dài và mức độ hạn hán cũng được gia tăng. Lượng mưa tăng lên và
thời gian mưa rút ngắn, lượng mưa giảm rõ rệt vào mùa khô đã làm cho hạn hán trở
nên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ xuất hiện lũ lụt. Các đặc trưng cân bằng theo mùa
vụ bị đảo lộn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra bất thường, khó có thể dự đoán
và tần suất xuất hiện ngày một gia tăng. Xu thế biến đổi khí hậu ở vùng cát Quảng Trị
được dự đoán theo chiều hướng nhiệt độ trung bình sẽ tăng 2,8oC, lượng mưa trung
bình tăng từ 7- 8% và mực nước biển dâng 75cm vào năm 2100. Đất thoái hóa, thiếu
nước, nhiễm mặn ngàng càng trầm trọng. Rõ ràng, BĐKH là vấn đề nổi cộm ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân. Tại các xã trên, diện tích
đất canh tác ngày càng giảm, đất bị thoái hóa do thiếu độ ẩm, hiện tượng cát bay, cát
lấp xảy ra nhiều và ảnh hưởng của hiện tượng nước mặn xâm thực.
Mặc dù, những kịch bản khí hậu được trình bày ở trên chỉ mang một ý nghĩa dự
báo. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có những biện pháp làm giảm lượng khí phát thải
nhà kính thì quá trình BĐKH và những hệ quả của nó kèm theo sẽ rất lướn đối với tình
hình kinh tế- xã hội của khu vực trong nhiều năm tới. Những biến đổi nêu trên đang và
sẽ tác động tiêu cực đối với quy hoạch phát triển và đòi hỏi phải có biện pháp thích
ứng với BĐKH mà trước mắt là phải lồng ghép trong các quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của các ngành trong tỉnh đến năm 2020.

Chương 2
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN
TRIỆU PHONG

2.1 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1 Phân bố sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây, sự phân bố một số cây lương thực đã có sự thay đổi
so với các năm trước. Diện tích phân bố của một số cây lương thực được thể hiện cụ
thể trong bảng sau:
Bảng 2.1:Quy mô diện tích cây lương thực phân bố theo xã năm 2016 (đơn vị: ha)
STT

Tên xã

Cây lúa

Khoai lang

Lạc

1
2
3

Triệu An
Triệu Vân
Triệu Lăng

144,5
138,22
0

6,70
35

30,5

7,1
11
13,5

22

Cây trồng
khác
10,05
124,5
50,0

Tổng
168,35
308,72
94


Nguồn: [6], [7], [8].
Từ bảng trên có thể thấy các cây lương thực của vùng cát ven biển huyện Triệu
Phong khá đa dạng, bao gồm: lúa, khoai lang, lạc và các cây trồng ngắn ngày khác.
Nhìn chung các cây lương thực phân bố rộng rãi nhưng không đều giữa các xã, điển
hình là xã Triệu An và Triệu Vân có diện tích trồng lúa chênh lệch rất lớn so với xã
Triệu Lăng. Trong khi đó, xã Triệu An lại có diện tích canh tác khoai lang và lạc rất ít
so với xã Triệu Vân, Triệu Lăng. Các cây trồng khác như: sắn, đậu các loại, hoa màu…
được trồng nhất là xã Triệu Vân nhờ được sự hỗ trợ của dự án FCL 12- 01 về chuyển
đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu để cải thiện sinh kế. Sự phân bố không
đồng đều của các loại cây lương thực này là do sự chi phối của đặc điểm tự nhiên và

sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu.
Lúa là cây trồng chính của xã Triệu An chiếm hơn 80% diện tích đất trồng trọt.
Ở xã Triệu Vân, ngoài lúa là cây trồng chính thì các cây trồng ngắn ngày khác đang
được đầu tư mở rộng diện tích. Riêng xã Triệu Lăng diện tích đất canh tác nông nghiệp
rất nhỏ, hầu hết sản phẩm sản xuất chủ yếu sử dụng cho tiêu thụ hộ gia đình.
Sự phân bố không đồng đều gữa các loại cây trồng này là do sự chi phối của đặc điểm tự
nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng cát.
Trong những năm qua BĐKH gây ra những biến động về nhiệt độ dẫn đến tăng
lượng bốc hơi, giảm cân bằng nước làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán, ảnh hưởng đến
diện tích canh tác. Lượng mưa thay đổi thất thường dẫn đến tăng dòng chảy lũ và ngập lụt,
tăng tình trạng đất nhiễm mặn trong mùa khô cũng đã thu hẹp rất lớn đất sản xuất nông
nghiệp.
2.1.2 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Ngành trồng trọt đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển ngành nông
nghiệp nói riêng và ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói chung. Sản phẩm của
ngành trồng trọt chủ yếu tập trung vào đậu đỗ các loại, ném, dưa, mướp, khoai, sắn,
lạc, lúa…Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 571,07 ha, trong đó: 282,72 ha
lúa 1 vụ, sản lượng đạt 987 tấn; cây có bột (khoai, sắn) 123,8 ha, sản lượng đạt 1.251
tấn; cây lạc 32 ha, cây đậu xanh hơn 70 ha (chủ yếu ở Triệu An)... Lúa gieo trên cát
năng suất và chất lượng lúa không cao lắm so với các vùng trồng lúa chủ lực khác,
nhưng góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương sống ở vùng
bãi ngang ven biển có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là chủ động được nguồn lúa
gạo cho những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi mùa đông, giáp hạn cuối
năm. Nếu xét về lâu dài thì lúa gieo trồng trên cát không thể làm thay đổi nền kinh tế
của xã hội nói chung, địa phương nói riêng nó chỉ góp phần chủ động được nguồn
lương thực trước mắt cho người dân để phục vụ đời sống hàng ngày và phục vụ trong
chăn nuôi. Lúa gieo trên cát đòi hỏi công đầu tư và chăm sóc nhiều, vì không chủ động
23



được nguồn nước dễ phát sinh dịch bệnh và tiêu tốn một lượng thuốc bảo vệ thực vật
khá lớn làm ô nhiễm môi trường...
Nhờ tập trung ứng dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sản
xuất thích ứng với biến đổi khí hậu vùng cát do vậy đã đem lại giá trị sản xuất cao trên
một đơn vị diện tích.
Sự phát triển của ngành trồng trọt những năm qua chủ yếu là việc tăng năng
suất cây trồng. Nắm bắt nhu cầu thị trường, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng,
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ làm tăng năng suất và giá trị cây trồng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý diện tích canh tác là có giới hạn. Năng suất cây trồng
có thể tiếp tục tăng với sự đầu tư thích đáng về giống, kỹ thuật chăm bón, nhưng sự gia
tăng về năng suất rất khó có thể đạt được tốc độ cao trong một thời gian dài. Vì vậy,
việc tận dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư vào các dịch vụ kỹ thuật,
khuyến nông giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài của
ngành trồng trọt huyện trong tương lai.Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần lưu ý biện
pháp trồng cây họ đậu là một cách cải thiện độ phì và thích ứng với BĐKH rất hiệu
quả.
2.1.3 Hiệu quả sản xuất nông nghiệp
2.1.3.1 Hiệu quả về kinh tế
Hiệu quả về kinh tế của sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng cao nhờ áp dụng các biện
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Có thể thấy rằng việc cải tạo đất, đầu tư phân bón, lựa
chọn cây trồng thời vụ hợp lý, kết hợp với trình độ thâm canh ngày càng cao của người dân
và những tiến bộ, kỹ thuật canh tác đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng, đồng thời
làm cho đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Bảng 2.2: Năng suất sản lượng của một số cây trồng chính tại khu vực nghiên cứu
năm 2016
Tên xã
Cây trồng
Lúa

Triệu An

Sản lượng Năng suất
(tạ)
(tạ/ha)

Triệu Vân
Sản lượng Năng suất
(tạ)
(tạ/ha)

Triệu Lăng
Sản lượng Năng suất
(tạ)
(tạ/ha)

4407,3

30,5

5.460

39,5

0

0

Khoai lang

737


110

4.900

140

2.653,5

87

Lạc

115

16,2

143

13

1.890

14

Nguồn: [6], [7], [8].

24


Nhìn chung, sản lượng của các cây trồng chính ở vùngcó sự chênh lệch nhau khá nhiều

giữa các xã. Điều này chứng tỏ mỗi xã phù hợp với từng loại cây trồng nhất định.
Tại xã Triệu An, cây lúa là cây trồng chủ lực với sản lượng cao 4407,3 tạ và năng suất là
30,5 tạ/ha (năm 2016), cây lạc và khoai lang là loại cây sản xuất phụ, nhỏ lẻnên sản lượng
thấp nhưng năng suất cao.
Trong khi đó, tại xã Triệu Vân, người dân chủ yếu trồng lúa và khoai lang. Sản lượng lúa tại
xã Triệu Vân năm 2016 là 5460 tạ đạt năng suất 39,5 tạ/ha. Sản lượng khoai lang xã Triệu
Vân năm 2016 là 4.900 tạ đạt năng suất 140 tạ/ha. Cây sắn cũng được trồng với diện tích
nhỏ nên sản lượng thấp.
Xã Triệu Lăng diện tích đất cát quá lớn không thể trồng lúa, hơn nữa những năm trước đó
trồng lúa mang lại năng suất, sản lượng không cao . Thay vào đó người dân tập trung trồng
khoai lang và sắn. Sản lượng khoai lang năm 2016 tại xã 2.653,5 tạ đạt năng suất 87 tạ/ha.
Sản lượng sắn là 1.890 tạ đạt năng suất 14 tạ/ha.
2.1.3.2 Hiệu quả về xã hội
I99Ngoài hiệu quả về kinh tế, sản xuất nông nghiệp đã mang lại những hiệu quả về
mặt xã hội nhất định.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng cát ven biển huyện Triệu Phong tuy không
phải là nguồn sinh kế chính nhưng đã góp phần không nhỏ giải quyết công ăn việc làm
cho nhiều người, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
dân, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giữ
vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Việc áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý trong sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với
tạo thêm việc làm cho người dân
Chất lượng đất cát khô hạn được cải tạo, năng suất cây trồng tăng và thu nhập tăng góp
phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân.
Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ít nhiều cũng
làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân.
Người dân tại khu vực nghiên cứu cho biết, việc thực hiện các biện pháp thích ứng
trong sản xuất giúp họ học hỏi thêm nhiều bài học và nhiều kiến thức mới
Đồng thời việc thực hiện tốt các đề án sẽ định hướng cho phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng toàn diện, lựa chọn được thị trường để phát triển và mở rộng sản

xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng năng suất chất lượng và
sức cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực trên thị trường.
2.1.3.3 Hiệu quả về môi trường
Thông qua việc việc sử dụng phân bón vô cơ cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ đã
góp phần quan trọng trong việc cải tạo và nâng cao độ phì của đất. Sản xuất nông
nghiệp trên đất cát đã điều hòa được vi khí hậu, làm cho khí hậu ôn hòa hơn, hạn chế
25


×