Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.25 KB, 20 trang )

Câu 1: Đặc điểm tôn giáo ĐNA
- Tôn giáo ra đời, du nhập vào cộng đồng sau tín ngưỡng, nhưng
cùng tồn tại và tác động vào đời sống đa dạng của các dân tộc, cộng
đồng ở ĐNA. Các tôn giáo ở đây khá đa dạng và không kém phần
sinh động.
- Tôn giáo tồn tại ở ĐNA và có ảnh hưởng sâu đậm đến các lĩnh vực
đời sống văn hóa, xã hội, chính trị. Đó là những tôn giáo ngoại sinh
và được truyền bá vào ĐNA. Tôn giáo phát sinh tại ĐNA không có sức
lan tỏa và ảnh hưởng hạn hẹp trong cộng đồng dân tộc nhỏ ở các
quốc gia. Đó là đặc điểm quan trọng nhất.
- Một đặc điểm nữa là mỗi dân tộc, quốc gia ở ĐNA có cùng lúc một
số tôn giáo khác nhau nhưng không có xung đột tôn giáo dù ở quốc
gia đó có thể có tôn giáo được coi là quốc giáo. Trong các tôn giáo
được truyền bá vào ĐNA là: Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, có mặt ở
hầu hết các quốc gia ĐNA; các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo,
Tin Lành, Nho gió, Đạo giáo, Ấn Độ giáo cũng có ở nhiều quốc gia
nhưng tỉ lệ tín đồ khác nhau do điều kiện lịch sử của qua trình truyền
bá và tồn tại.
- Một đặc điểm khá tiêu biểu của tôn giáo ĐNA là các hệ ý thức khác
nhau (các tôn giáo khác nhau) đã hòa đồng vào nhau. Ở CPC chẳng
hạn, sau khi nhà nước lây Phật giáo tiểu thừa làm quốc giáo ở cung
đình, vai trò của Balamon giáo vẫn được coi trọng và các lễ thức của
Balomon giáo vẫn tiếp tục tồn tại hoặc pha trộn với các lễ thức của
Phật giáo. Ở VN các vua Lý, Trần đã từng coi tam giáo (Nho, Đạo,
Phật) như đều có chung nguồn gốc. Ở Thái Lan có sự pha trộn Phật
giáo và Nho giáo. Sự hòa đồng, pha trộn các tôn giáo ở ĐNA có lẽ
bắt nguồn từ tính dễ thích nghi, tính cởi mở và uyển chuyển của bản
thân của con người ĐNA.
- Một đặc điểm nữa là các tôn giáo được truyền bá vòa ĐNA và tồn
tại bên cạnh việc duy trì tín ngưỡng bản địa cư dân. Lâu dần, đã xuất
hiện sự pha trộn giữa tôn giáo và tín ngưỡng với mức độ khác nhau.


Ở hầu hết các quốc gia ĐNA vừa thờ thần, vừa thờ các thánh của tôn
giáo, vừ thờ cúng tổ tiên, vừa thờ Phật.. là điều dễ nhận biết ở ĐNA.
Con đường và thời gian các tôn giáo được truyền bá vào ĐNA đã góp
phần tạo nên một trong những giá trị văn minh:
1.1. Phật giáo


- Quê hương của Phật giáo là Ấn Độ, người đã sáng lập ra tôn giáo
này là Tất Đạt Đa (Siddhartha). Phật giáo đã có một quá trình thăng
trầm trong các thế kỉ TCN rồi mới được truyền bá ra nước ngoài với
cả 2 tông phái lớn là Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ - con đường cứu vớt hẹp)
và Đại thừa (cỗ xe lớn – con đường cứu vớt rộng).
- Phật giáo tiểu thừa được truyền bá vào Thái Lan từ cuối TK III TCN.
Sau đó từ đầu công nguyên truyền bá vào các quốc gia ĐNA, hoặc từ
Ấn Độ, hoặc qua srilanca, Trung Quốc…
- Một số nhà sư Ấn Độ đến các nước ĐNA để tu và truyền bá đạo
Phật và cũng có nhiều nhà sư ĐNA đến Ấn Độ tiếp thu Phật giáo để
trở lại quê hương truyền bá. Từ đầu công nguyên Phật giáo lan tỏa
rộng khắp ở ĐNA với tiếng tăm của các tu viện lớn: Borobuđua
(Indonesia), Sukhothai (Thái Lan), Pagan (VN), Luy Lâu (VN)….
- Phật giáo phát triển khá mạnh và có những thời kì hưng thịnh ở các
quốc gia ĐNA cả Tiểu thừa và Đại thừa. Tuy nhiên, chỉ có một số
nước duy trì tôn giáo này như Quốc giáo cho đến thời cận đại. Mộ số
nước khác ở ĐNA như Indonesia, Malaixia, Brunay… Phật giáo
nhường chỗ cho Hồi giáo. Philippin chịu ảnh hưởng ngày càng lớn
của Kito giáo thừ TK XVI. Ở VN, sau thời Lý, Trần Phật giáo cũng mờ
dần khi nho giáo lấn ác.
- Tuy vậy, ảnh hưởng của Phật giáo ở ĐNA trong đời sống văn hóa,
xã hội là rất sâu đậm và để lại những dấu ấn, những giá trị to lớn
trong văn minh ĐNA. Điều đáng nói nhất là, trong giáo lí của đạo

Phật chứa đựng những yếu tố đạo đức, góp phần giáo dục con người,
có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vì vây, ĐNA có truyền thống khona
dung cũng có vai trò của Phật giáo.
1.2. Hồi giáo
- Quê hương của Hồi giáo là bán đảo Ả rập (đạo Islam hay Muslim)
chỉ mới hình thành vào TKVII và nhanh chóng lan tỏa khắp bán đảo.
Từ sau TK X, Hồi giáo được truyền bá ra nhiều nước trên thế giới. Ở
ĐNA, đạo này cũng được truyền bá từ TK XI, nhưng chỉ lan tỏa từ TK
XIII và có ảnh hưởng sâu rộng ở ĐNA vào TK XIV – XV.
- Từ bán đảo Ả rập và từ Ấn Độ, Hồi giáo được truyền bá vào
Indonesia, Malaixia với vai trò của các tín đồ Hồi giáo đông đảo và
của cả các giáo chủ có “sứ mệnh” truyền đạo. Là nơi dễ tiếp thu, dễ
chấp nhận, ĐNA trở thành khu vực có đông dản cư dân tin theo một
cách hòa bình. Hồi giáo có ảnh hưởng to lớn và toàn diện đến đời


sống văn hóa, xã hội, chính trị của một số quốc gia như Indonesia,
Malaixia, Brunay,… cho đến nay ĐNA có số người theo đạo Hồi đông
nhất thế giới.
- Tuy nhiên, mặc dù Hồi giáo có giáo luật được coi là nghiêm khắc
hay cực đoan, thể hiện trong bộ kinh “Koran”, nhưng khi truyền bá
vào ĐNA qua nhiều thế kỉ đã có sự thay đổi. Ví dụ như các nghi lễ, sự
kiên cử đã có giảm nhẹ, số lần cầu nguyện trong ngày không nhất
thiết pahri 5 lần , phụ nữ ra đường không nhất thiết phải đoe mạng
che mặt, mà chỉ cần che tóc và được quyền làm việc bình thường…
điều đó có nghĩa là bớt đi nghiêm khắc mới có thể tồn tại ở ĐNA, nơi
luô đề cao tinh thần nhân bản.
1.3. Kito giáo
- Kito giáo ra đời trong đế chế La Mã, khi mà chế độ chiếm hữu nô lệ
đàn rất nặng nề vào đầu công nguyên, Kito giáo được nô lệ tin theo

và bị giới chủ nô đàn áp dữ dội, nhất là dưới thời đại của hoàng đế
August và Nêro. Chỉ đến TK IV, thời của hoàng đế Côngxtăngtin, Kito
giáo được chính thức công nhận và xã lập Quốc giáo ở La Mã.
- Kito giáo được truyền vào ĐNA từ khoản TK XVI, việc truyền bá Kito
giáo gắn liền với cac hoạt động thương mại của những người phương
Tây ở vùng này. Trên đường đi buôn bán ở ĐNA, các thương gia
Phương Tây đã chở các giáo sĩ đi cùng họ để vừa truyền đạo vừa tìm
nguông hàng hóa cung cấp choc ac thương gia, việc này làm hai bên
cùng có lợi nên do đó giữa họ đã có liên kết khá chặt chẽ.
- Ở các quốc gia như Indonesia, VN, Malaixia,… Công giáo, Thiên
Chúa giáo, Tin lành đều được truyền bá và có ảnh hưởng nhất định,
nhưng không thể lấn át, không ảnh hưởng lớn như Hồi giáo, Phật
giáo. Mặt khác, hình thức truyền bá của các tôn giáo cùng gốc Kito
giáo này vừa tự nguyện, vừa cưỡng bức nên không được đón nhận
hồ hởi, rộng rãi ở ĐNA. Mặc dù vậy, các tôn giáo này cũng để lại dấu
ấn trong các thành tựu văn minh ĐNA cổ xưa.
Câu 2: Tác động của trật tự 2 cực và chiến tranh lạnh đối với
phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA sau CTTG thứ 2
- ĐNA là khu vực thuộc địa truyền thống của các nước thực dân
phương Tây, nên ĐNA trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nước
Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan. Tuy nhiên ý đồ và tham vọng của mỗi nước
khác nhau


+ Đối với Mỹ, trong những năm chiến tranh, quan điểm của Mỹ là
thúc giục các nước thực dân trao trả độc lập cho các nước thuộc địa
với ý đồ làm suy giảm vai trò của Anh, Pháp, Hà Lan ở ĐNA và mở
rộng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này.
+ Đối với Anh, một nước thực dân có nhiều thuộc địa ở ĐNA, lại ủng
hộ việc Pháp quay trở lại thống trị Đông Dương. Quan điểm của Anh

xuất phát từ lợi ích của chính bản thân nước Anh, nhằm mục đích
bảo vệ quyền lợi của thực dân Anh ở ĐNA.
+ Sự bất đồng quan điểm giữa Anh và Mỹ về vấn đề thuộc địa xuất
phát từ lợi ích giữa 2 nước, tuy nhiên cuối cùng họ đã nhân nhượng
với nhau để đạt tới sự thỏa thuận những vấn đề quốc tế quan trọng
và rộng lớn hơn.
- Tại hội nghị thượng đỉnh Ianta (2/1945) những người đứng đầu
nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã đi đến việc phân chia phạm vi ảnh hưởng
trên thế giới sau chiến tranh, khu vực ĐNA vẫn thuộc phạm vi ảnh
hưởng của các nước phương Tây. Quyết định này đã mở đường cho
các nước thực dân quay trở lại ĐNA khi chiến tranh còn chưa đi đến
hồi kết.
- 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Thời cơ
giành độc lập của nhân dân các nước ĐNA đã đến. Tùy theo bối
cảnh mà nhân dân các nước ĐNA vùng dậy đấu tranh giành độc lập,
tự do.
- ĐNA trở thành khu vực đầu tiên trong hệ thống thuộc địa chủ nghĩa
thực dân đã diễn ra những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thắng
lợi, đưa đến việc thành lập các quốc gia độc lập vào thời khắc kết
thúc chiến tranh thế giới thứ 2, điển hình là 2 cuộc cách mạng diễn
ra vào tháng 8/1945 ở VN và Indonesia.
- Tuy nhiên những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế sau
chiến tranh đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đấu tranh bảo vệ độc
lập của các nước ĐNA. Các quốc gia tuyên bố độc lập đều bị các
nước thực dân tái chiếm. Hà Lan quay lại Indonesia; thực dân Pháp
quay lại VN, Lào; quân Mỹ vào PLP. Sau chiến tranh kết thúc, sự bắt
đầu của chiến tranh lạnh và sự đối đầu căng thẳng giữa 2 phe: TBCN
và XHCN, biến ĐNA thành một trong những điểm nóng của quan hệ
quốc tế cùng với sự xâm nhập của Mỹ ở khu vực này.
- Với xu hướng cô lập Liên Xô, chống chủ nghĩa cộng sản, Truman đã

không đề cập tới chế độ ủy trị quốc tế ở Đông Dương. Sự thay đổi


trong chính sách của Mỹ đã tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại Đông
Dương.
- Sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc tháng 10/1949, chính
quyền Mỹ ráo riết ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa
cộng sản ở khu vực ĐNA.
- Nhằm chống phá phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông
Dương, Oasinhton bắt đầu viện trợ quân sự cho Pháp từ tháng
7/1950.
- Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết,
Mĩ bắt đầu can thiệp trực tiếp vào Đông Dương.
- Đối với Trung Quốc, Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu
vào năm 1950 lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Việt
Nam, đã viện trợ cho Việt nam chống Pháp, Mĩ.
- Mặt khác sau CTTG thứ 2, quan hệ TQ-Mĩ căng thẳng do bất đồng
quan điểm. Năm 1969 Mĩ sa lầy trong chiến tranh VN, lúc này quan
hệ TQ-LX căng thẳng. Mĩ nhận thấy TQ là con bài giúp Mĩ thoát khỏi
bãi sa lầy chiến tranh, chống LX và phục vụ cho Mĩ.
+ Tháng 6/1970, TQ-Mĩ cùng hợp tác trong đàm phán ở Pari về VN.
+ Tháng 2/1972: Nichxon thăm TQ và kí kết Thông cáo Thượng Hải.
Theo đó, Mĩ sẽ nhượng bộ cho TQ gia nhập Liên Hợp Quốc, rút quân
khỏi đài Loan, bình thường hóa quan hệ với TQ ở ĐNA. Còn TQ sẽ
thừa nhận sự có mặt của Mĩ ở ĐNA, ép VN chấp nhận giải pháp của
Mĩ, thừa nhận tình trạng chia cắt VN, sự tồn tại của chính quyền tay
sai của Mĩ ở VN, Lào, CPC, hợp tác với nhau chống LX và các nước xã
hội chủ nghĩa khác.
=> Như vậy dưới tác động của chiến tranh lạnh và sự xâm nhập của
Mĩ vào khu vực ĐNA, cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở

khu vực này không chr đơn thuần là cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc mà còn mang tính chất đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản với chủ
nghĩa xã hội. Làm cho ptgp dân tộc ở ĐNA phức tạp hơn, quan hệ
quốc tế phức tạp hơn, kéo dài hơn cho đến khi chiến tranh lạnh kết
thúc
Làm cho ptgp dân tộc phân hóa thành 2 con đường tiếp tục phát
triển, nhưng 2 con đường này phát triển đối lập, không giống như
1945 hỗ trợ nhau.


Làm cho ptgp dân tộc có thêm mục tiêu: ngoài mục tiêu gpdt còn
mục tiêu là bảo vệ hệ thống của mình.
Câu 3: Những thành tựu cơ bản của tổ chức Asean từ 1967nay
a. Khái quát về tổ chức ASEAN
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of
South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á. Với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá - xã hội
giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu
hơn với khu vực và thế giới.
- Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các
thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore,
và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong
cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động
và bất ổn tại những nước thành viên.
b. Thành tựu
- Thành tựu quan trọng và nổi bật nhất của Hiệp hội là đã hoàn tất ý
tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, đưa đến
những thay đổi căn bản về Hiệp hội cũng như đối với tình hình khu
vực.

- ASEAN-10 đã giúp chấm dứt sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước
Đông Nam Á; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước
thành viên, trên cơ sở hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hợp
tác toàn diện và ngày càng chặt chẽ cả về song phương và đa
phương.
- Đoàn kết và hợp tác ASEAN ngày càng được củng cố và tăng cường
theo phương châm bảo đảm sự “thống nhất trong đa dạng”, trên cơ
sở các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, nhất là nguyên
tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- ASEAN-10 đã làm cho Hiệp hội trở thành một tổ chức hợp tác khu
vực thực sự, mang tính toàn diện và năng động hơn; và là nhân tố
quan trọng bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu
vực Đông Nam Á và Châu Á-TBD. ASEAN cũng đã hình thành được
cách tiếp cận và phương thức giải quyết riêng đối với những vấn đề


của khu vực và quốc tế, đó là “Phương cách ASEAN”, trong đó chú
trọng đối thoại và hợp tác, năng động và linh hoạt để tìm được tiếng
nói chung và đồng thuận.
- Hợp tác nội khối ngày càng được đẩy mạnh cả về chiều sâu và bề
rộng; và đã đạt được những kết quả to lớn. Sự hình thành ASEAN-10
cùng với kết quả hợp tác nội khối trong 40 năm qua đã hỗ trợ tích
cực cho các nước thành viên phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời tạo
ra những tiền đề vật chất quan trọng để ASEAN gia tăng liên kết khu
vực sâu rộng hơn trong giai đoạn tiếp theo.
a. Về chính trị-an ninh: Đây là lĩnh vực có nhiều hoạt động hợp
tác nổi trội và là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình và ổn định ở
khu vực. Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước
thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa
dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất

là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao.
- ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của
nhiều cơ chế bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, như : Tuyên bố
Đông Nam Á là Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) năm
1971
- Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976
và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ
không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước ASEAN và
các đối tác bên ngoài; cuối 1988-1898 VN cùng với ASEAN đã nhanh
chóng giải quyết vấn đề CPC, đưa lại sự hòa hợp giữa VN và ASEAN;
Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)
năm 1995 ; Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở Biển
Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc ứng
xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển
Đông, ...
- ASEAN khởi xướng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để tạo
khuôn khổ thích hợp cho ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành
đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh ở Châu Á-TBD.
ASEAN cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác
bên ngoài thông qua nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác
nhau, nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và
phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia,
thiên tai, bệnh dịch, ...


b. Về kinh tế: là lĩnh vực có những bước tiến quan trọng và hiện là
động lực đẩy nhanh tiến trình liên kết khu vực.
- Năm 1992, ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các
dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5%. Tiếp đó, ASEAN đã xác

định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm để đẩy mạnh hơn nữa thương
mại nội khối. Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ
USD và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.
- Năm 1998, Việc thực hiện các thỏa thuận về Khu vực đầu tư
ASEAN (AIA) đạt những tiến triển quan trọng. Hợp tác ASEAN cũng
được đẩy mạnh và mở rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế như công
nghiệp, nông nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, hải quan, thông
tin viễn thông, tiêu chuẩn đo lường chất lượng… ASEAN cũng coi
trọng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển
trong ASEAN, nhất là thông qua việc triển khai Sáng kiến liên kết
ASEAN (IAI) về hỗ trợ các nước thành viên mới (Cam-pu-chia, Lào,
Mi-an-ma và Việt Nam).
- Mặt khác, ASEAN tích cực tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại
với các đối tác bên ngoài, nhất là việc đàm phán thiết lập các khu
vực mậu dịch tự do (FTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN,
như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôt-xtrây-lia và Niu Dilân, ….
- Kim ngạch thương mại của ASEAN 390 tỉ USD, đặc biệt năm 2015
đã ra đời cộng đồng ASEAN và trong đó cộng đồng kinh tế trở thành
trụ cột.
c. Về văn hóa-xã hội:
Các hoạt động hợp tác chuyên ngành ngày càng được mở rộng với
rất nhiều chương trình/dự án khác nhau trên các lĩnh vực văn hóa,
giáo dục-đào tạo, khoa học – công nghệ, môi trường, y tế, phòng
chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch…
- xã hội
+ Đời sống nhân ở các nước ASEAN đều được cải thiện và nâng
cao.
+ Bộ mặt đất nước có những thay đổi sâu sắc, hệ thống cơ sở hạ
tầng của các nước đều được xây dựng theo hương hiện đại hóa (hệ
thống đường cao tốc ở VN, cầu vượt, đường vượt,..)



+ Các dịch vụ công nông, y tế của cộng đồng đều được quan tâm,
chăm sóc hay những tệ nạn xã hội như ma túy và cac tệ nạn khác
đều được tất cả các nước hợp tác với nhau để giải quyết.
+ Do trình độ phát triển không đều, khoản cách phát triển của các
nước chênh lệch, để tạo điều kiện cho mình ASEAN đã có những
sáng kiến chương trình để giúp đỡ các nước khó khan, để nhằm rút
ngắn khoảng cách chênh lệch.
=> Các hoạt động hợp tác này đã hỗ trợ cho các nước thành
viên nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời
giúp tạo dựng thói quen hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý
thức cộng đồng ASEAN.
- Văn hóa
+ Trong nguyên tắc hoạt động của ASEAN có đưa ra nhiều nguyên
tắc, có một nguyên tắc giữ gìn bản sắc của hiệp hội, những nguyên
tắc khác được duy trì và thống nhất, không có sự thay đổi.
+ Giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên để các nước thành
viên hiểu biết hơn về giá trị văn hóa của nhau, trên cơ sở đó phát
triển những nét chung của văn hóa khu vực.
+ Tăng cường hợp tác nghiên cứu về ASEAN về văn hóa, ngôn ngữ,
dân tộc.
+ ASEAN thành lập ủy ban thường trực chung hoạt động văn hóa –
xã hội, thành lập ủy ban thường trực về thông tin đại chúng, thành
lập bộ văn hóa – xã hội trong ban thư kí của ASEAN. Từ năm 1971 đã
xuất bản tạp chí ASEAN.
+ Lập chương trình giải thưởng văn học nghệ thuật ĐNA, tổ chức
liên hoan phim, triển lãm tranh.
d. Về quan hệ đối ngoại:
- ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều đối

tác quan trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trò
chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực ở Châu Á-TBD. Hợp
tác ASEAN rất đa dạng và phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi
khu vực Đông Nam Á và 10 nước thành viên ASEAN, mà còn kể cả
quan hệ đối ngoại của ASEAN thông qua các khuôn khổ hợp tác khu
vực do ASEAN lập ra và giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+1, ASEAN+3,
Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Ngoài ra,


ASEAN còn là nhân tố quan trọng của các khuôn khổ hợp tác khu
vực và liên khu vực khác như Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á-TBD
(APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh
(FEALAC).
- Thông qua quan hệ đối ngoại, ASEAN đã tranh thủ được sự hợp
tác và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu
an ninh và phát triển của Hiệp hội ; đồng thời góp phần quan trọng
thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác
nhau ở Châu Á-TBD.
e. Giáo dục
- Thông qua tổ chức bộ trưởng giáo dục ASEAN (FENMEO) nhằm mở
rộng hợp tác quan hệ giáo dục và đã thành lập 15 trung tâm hợp
đồng về lĩnh vực giáo dục ở 10 nước thành viên (ở VN có tổ chức
ASEAN ở TP HCM). Ngoài ra còn thực hiện dự án trao đổi chuyên gia
rồi trao đổi chương trình đào tạo nghiên cứu khoa học tự nhiên – xã
hội với mục tiêu là xây dựng một nền giáo dục ASEAN tiên tiến, dành
những xuất học bổng cho sinh viên của các nươc trong khối duy trì
đại học của nhau.
* Vai trò của ASEAN
- Đã hội tụ được tất cả các nước trong khu vực trừ Đông Ti Mo với
lãnh thổ rộng gần 4 triệu km vuông, khoảng hơn 500 triệu dân, có

thu nhập toàn khối khoảng 600 tỉ USD. ASEAN không những tạo cơ
hội cho các nước phát triển kinh tế mà còn giúp cac nước thành viên
nâng cao vị thế trong nền chính trị thế giới.
- Đã hình thành được cơ chế giải quyết mâu thuẫn và xung đột giữa
các nước thành viên (hiệp ước Bali, tuyên bố Coolombua, tuyên bố
ứng xử biển Đông, diễn đàn an ninh khu vực, hiến chương ASEAN)
hòa bình, ổn định đã được duy trì khá chắc chắn.
- Đã hình thành được ý thức về cộng đồng khu vực tăng cường tình
đoàn kết giữa các dân tộc và quốc gia trong khu vực.
- Thiết lập được một cơ chế khu vực, triển khai và hoàn thiện AFTA
(khu vực mậu dịch tự do ASEAN), có thể nói rằng ASEAN là một tổ
chức khu vực thành công trên thế giới và ngày càng thúc đẩy sự kiên
kết các thành viên trong hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực KT,
CT, VH, XH và trở thành đối tác quan trọng trong quan hệ chính trị
quốc tế.


Câu 4: Những nhân tố tác động đến quan hệ VN-ASEAN từ
1967 đến nay
Quan hệ VN – ASEAN từ 1967 đến nay có thể chia làm 3 giai đoạn
+ Thời kì 1967 – 1975
+ Thời kì 1975 – 1989
+ Thời kì 1989 – nay
a. Thời kì 1967 – 1975
- Ở giai đoạn này, ASEAN mới được thành lập và chưa có hoạt động
gì đáng kể về mặt chính trị cũng như kinh tế. Trong quan hệ với VN,
ở vào thời điểm thành lập ASEAN, một số nước ASEAN như PLP, TL
(trực tiếp hay gián tiếp) đều có dính líu vào cuộc chiến tranh Mĩ
chống nhân dân VN với tư cách là những đồng minh của Mĩ. Do vậy,
VN có cơ sở để nhận định rằng ASEAN là một tổ chức liên minh trá

hình, thay thế SEATO làm công cụ cho Mĩ chống phá cách mạng
Đông Dương. Vì vậy, VN hạn chế quan hệ với từng nước ASEAN cũng
như với tổ chức này.
- Cuối những năm 60 đầu 70, ở khu vực đã diễn ra một số chuyển
biến có ý nghĩa chiến lươc, đánh dấu bằng việc Mĩ phải ngồi vào bàn
đàn phán với VN ở Pari năm 1868, chuẩn bị rút quân khỏi VN. Tình
hình này đã buộc các nước ASEAN phải tính toán lại chiến lược của
mình.
- Tháng 11/1971, các nước ASEAN đã đưa ra Tuyên bố về việc thành
lập khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở ĐNA ( ZOPFAN). Tuyên bố
này về mặt hình thức tạo ra sự thay đổi trong chính sách đối ngoại
của các nước ASEAN: từ chỗ theo đuổi Mĩ, nay muồn tách ra, đứng
ngoài cuộc tranh giành giữa các nước lớn. Về thực chất đó là Phương
cách để các nước ASEAN duy trì sự tồn tại của mình trong tình hình
mới, không liên kết với các nước lớn. Tuyên bố này cũng đánh dấu sự
chấm dứt việc các nước ASEAN theo đuôi, hỗ trợ Mĩ trong cuộc chiến
tranh ở MN VN. Bên cạnh đó năm 1972 các nước như PLP, Malaixia,
Xingapo đã tiến hành thăm dò khả năng phát triển quan hệ với VN
về kt, thương mại và ngoại giao.
VN cũng khuyến khích thái độ lảng tránh khỏi cuộc xl của Mĩ ở VN
của các nước ASEAN bằng các hành động như tiến hành thiết lập cơ
quan đại diện các tổng công ty XNK ở Xingapo, điều chỉnh thái độ với


PLP. Tuy nhiện, quan hệ giữa 2 bên vẫn chưa có gì phát triển đáng kể
trong giai đoạn này.
- Đầu năm 1973 tình hình khu vực có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
dẫn tới sự điều chỉnh chính sách của các nước ASEAN.
- Tháng 1/1973, hiệp định Pari chấm dứt, Mĩ buộc phải chấm dứt các
hoạt động quân sự ở Đông Dương, xu thế hòa bình, trung lập ở khu

vự phát triển mạnh.
- Về phía VN , sau khi hiệp định Pari chấm dứt, cũng bắt đầu triển
khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các
nước ASEAN: Tháng 3/1973 thiết lập quan hệ với Malaixia, Tháng 81973 thiết lập quan hệ với Xingapo.
- 1974-1975, quan hệ giữa VN – ASEAN có những biến động tích cực,
bước đầu thông qua các hoạt động tiếp xuc trao đổi với các nước
thành viên ASEAN.
b. Thời kì từ 1975-1989
- Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1976, VN đã đưa ra chính sách 4
điểm đối với khu vực. Trong đó nêu rõ những nguyên tắc cơ bản cho
việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ĐNA, như
tôn trọng độc lập, chủ quyền, tàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng tồn
tại hòa bình, không để lãnh thổ của mình cho nước ngoài sử dụng,
giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, phát triển hợp tác
khu vực.
- Tháng 8/1976, VN đã có quan hệ ngoại giao với các nước thành
viên ASEAN.
- Năm 1977, 1978, quan hệ song phương của VN với từng nước
ASEAN phát triển mạnh mẽ, có thể nói đay là thời kì VN từng bước
đặt nền móng cho sự hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với
các nước ASEAN.
- Năm 1979, khi xảy ra vấn đề CPC, quan hệ giữa VN và các nước
ASEAN chuyển sang đối đầu căng thẳng và quan hệ song phương với
từng nước giảm xuống mức thấp nhất.
Trong giai đoạn này VN vừa đấu tranh với ASEAN về vấn đề CPC,
vừa triển khai đấu tranh ngoại giao gắn với việc giải quyết vấn đề
CPC với việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định ở ĐNA, thúc đẩy
đối thoại thay đối đầu, phân hóa liên minh chống VN trong khu vực.



- Tháng 1/1980, Hội nghị Ngoại trưởng của 3 nước Đông Dương đã
đưa ra những đề nghị về việc giải quyết vấn đề CPC: đề nghị kí hiệp
ước không xâm phạm giữa các nước ĐNA, thảo luận việc lập 1 “khu
vực ĐNA hòa bình, độc lập, tự do, ổn định và phồn vinh, đề nghị đối
thoại không có điều kiện tiên quyết giữa 2 nhóm nước ASEAN và các
nước Đông Dương.
Tuy nhiên các vấn đề nêu trên về đối thoại và hợp tác khu vực đều
không được ASEAN chấp nhận. Họ cho rằng vấn đề CPC là nguyên
nhân chủ yếu gây mất ổn định trong khu vực, phải giải quyết vấn đề
CPC trước rồi mới giải quyết vấn đề hòa bình, hợp tác khu vực. Tình
hình khu vực vẫn tiếp tục căng thẳng xung quanh vấ đề CPC.
- Năm 1892 VN thực hiện việc rút quân, nhất là tháng 21985 đã đơn
Phương rút quân từng bước.
- Chuyển biến quan trọng trong chính sách của ASEAN đối với VN
được đánh dấu bằng sự kiện tháng 2/1985, tại Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN (AMM) với các nước ASEAN đã nhất trí cử Indonexia làm đại
diện đối thoại với các nước Đông Dương, khẳng định xu thế đối thoại
giữa 2 nhóm nước ở ĐNA.
- Tháng 7/1987, đã diễn ra cuộc gặp đối thoại đầu tiên giữa VN và
Indonexia tại TP HCM. Nó đánh dấu sự mở đầu quá trình thương
lượng giữa 2 nhóm nước nhằm giải quyết hòa bình vấn đề CPC, đưa
tới cuộc gặp không chính thức về CPC.
- Từ 1989, VN rút quân khỏi CPC, vấn đề CPC đi vào giải pháp hòa
bình, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương với
VN và hoang nghênh VN tham gia vào hợp tác khu vực.
c. Thời kì từ 1989 đến nay
* Thời kì này có thể chia làm 3 giai đoạn:
1989-1991, 1991-1995, 1995-nay
- Giai đoạn từ 1989 – 1991
+ Tháng 1/1989, tại hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á – TBD ở

TP HCM, tổng bí thư ĐCS VN Nguyễn Văn Linh tuyên bố “CHXHCNVN
sẵn sang phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và các
nước khác trong khu vực”. Cũng tại đại hội này, Bộ trưởng Ngoại
giao CHXHCNVN Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “VN sẵn sang gia nhập
hiệp hội các nước ĐNA”.


+ Tháng 10/199, hiệp định Pari về CPC được kí kết đánh dấu sự
chấm dứt của “vấn đề CPC” trong quan hệ VN – ASEAN, mở ra thời kì
mới, thời kì hợp tác 2 bên.
- Giai đoạn từ 1991 – 1995
+ Cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, giảm căng thẳng giữa
các siêu cường trên thế giới và ở ĐNA, việc kí kết hòa bình về CPC ở
Pari tháng 10/1991 đã đặt ra cho VN và các nước ASEAN nhiều cơ
hội và thách thức mới. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm chiến tranh,
xung đột các quốc gia trong khu vực mới có cơ hội hòa bình để phát
triển , để vun đắp cho sự thịnh vượn của khu vực.
+ Đối với VN, một nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, lợi ích lúc
này là duy trì hòa bình, ổn định khu vực, tạo dựng một môi trường
quốc tế để phát triển đất nước. Đây mạnh quan hệ với ASEAN là mục
tiêu quan trọng đối với VN vì ASEAN là một tập hợp của những nước
vừa và nhỏ, có điểm xuất phát giống VN, hợp tác với ASEAN giúp VN
nhanh chóng đuổi kịp và hòa nhập với sự phát triển kinh tế của các
nước trong khu vực.
+ Trong bố cảnh đó, đại hội VII của ĐCS VN năm 1991 đã khẳng
định việc “phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ĐNA và Châu Á
TBD, phấn đấu cho 1 ĐNA hòa bình hữu nghị và hợp tác”.
+ Trên tinh thần đó, trong các cuộc tiếp xúc cao cấp VN – ASEAN từ
cuối 1990 trở đi, vấn đề VN tham gia Hiệp ước Bali đều được các
nước ASEAN ủng hộ.

+ Năm 1992, VN đã được mời tham dự cuộc họp hằng năm của
Ngoại trưởng các nước ASEAN. Cũng trong thời gian này, các nhà
lãnh đạo cao cấp của ASEAN đã lần lượt tuyên bố hoàn toàn ủng hộ
việc VN gia nhập ASEAN.
+ Năm 1993, VN được mời tham dự diễn đàn khu vực ASEAN lần
thứ nhất (7/1994), đồng thời các nước ASEAN đã mời VN tham gia
các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: Khoa học –
công nghệ, Môi trường, Y tế, Văn hóa – thồn tin, phát triển xã hội và
1 số dự án hợp tác chuyên ngành khác.
+ Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 tại Băng Cốc
(22,237/1994) các nước đã nhất trí tuyên bố sẵn sang nhận VN là
thành viên chính thức của ASEAN và quyết định thành lập 1 nhóm
làm việc gồm các quan chức cao cấp do tổng thư kí ASEAN đứng đầu


để trao đổi và tham khảo ý kiến VN xúc tiến việc chuẩn bị giải quyết
các thu tục để kết nạp VN thành thành viên chính thức của ASEAN.
+ Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng ngoại giao VN Nguyễn Mạnh Cầm
đã gửi thư tới Ngoại trưởng Bru- nây, hiện là chủ tịch ủy ban thường
trực ASEAN chính thức đặt vấn đề VN trở thành thành viên đầy đủ
của ASEAN.
+ Ngày 12/1/1995, Ngoại trưởng Bru-nây đã gửi thư chính thức
thông báo lễ kết nạp VN sẽ được tổ chức nhân dịp Hội nghị Ngoại
trưởng ASEAN lần thứ 28 tại Bru-nây vào tháng 71995.
+ Ngày 28/7/1995 tại Banđa Xêri Bêgaoa thủ đô vương quốc Brunây, đã diễn ra lễ kết nạp VN thành thành viên chính thức của
ASEAN, mở ra một thời kì mới trong quan hệ hợp tác trong khu vực –
thời kì hợp tác vì hòa bình và phồn vinh của mỗi nước và của cả khu
vực.
- Giai đoạn 1995 đến nay
+ Tháng 7/1995, VN chính thức gia nhập ASEAN. Sự kiện này là kết

quả của 5 năm thực hiện đường lối đổi mới về công tác đối ngoại
nhằm giải tỏa bế tắc trong quan hệ với các nước trong khu vực. Đó
cũng là màn khép lại tình trạng xa cách nghi kị, thậm chí có lúc đối
đầu giữa 2 khối nước TBCN và XHCN ở ĐNA kéo dài suốt thời kì chiến
tranh lạnh. Từ đây với tư cách là thành viên thứ 7 của ASEAN, VN đã
đồng hành cùng các nước ASEAN trên chặng đường phấn đấu cho 1
ĐNA hòa bình, an ninh và hợp tác cùng phát triển cho sự hội nhập
quốc tế.
+ Tháng 2/1988, VN đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN
tại Hà Nội. Với chủ đề “Đoàn kết, hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn
định và phát triển đồng đều”. Hội nghị đã đề ra kế hoạch tổng thể
nhằm thoát khỏi khủng hoảng kt đang diễn ra ở 1 số nước thành
viên, củng cố tình đoàn kết và tăng cường hợp tác ASEAN.
+ Tháng 4/1999, VN đã tổ chức lễ kết nạp CPC làm thành viên thứ
10 của Hiệp hội.
+ Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 tại Bali (Indonexia) năm
2003, các lãnh đạo ASEAN đã kí kết tuyên bố hòa hợp ASEAN II
(tuyên bố Bali II), mục tiêu và những định hướng chiến lược hướng
tới tạo lập cộng đồng ASEAN dựa trên 3 cộng đồng trụ cột: Cộng


đồng chính trị-an ninh (ASC), Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng
văn hóa xã hội (ASSC).
+ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 (từ ngày 26-27/4 năm 2015)
được tổ chức ở Kula Lumpur đã bàn thảo 8 nội dung trong đó có 1 số
điểm nhấn quan trọng như: ASEAN tiếp tục đẩy mạnh các nổ lực cấp
khu vực và quốc gia nhằm đảm bảo hình thành 285 dự án kế hoạch
tổng thể về cộng đồng kt ASEAN đúng thời hạn vào cuối năm 2015.
+ Tiếp đó, ngày 18-22/11/2015, Malaysia tiếp tục tổ chức Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ 27. Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo đã kí

tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN vào 31/12/2015 và tuyên bố
về tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 “cùng vững vàng tiến bước”
Câu 5: phân tích tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đối
với VN
a. Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng anh: ASEAN Economic
community, viết tắc và AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10
quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31
tháng 12 năm 2015, khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệu
lực. AEC là một trong 3 trụ cột quan trọng của cộng đồng ASEAN
nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong tầm nhìn ASEAN
-Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu
cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm
hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và
có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ
được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế
phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được
giảm bớt vào năm 2020.

- AEC:
+ Xây dựng ASEAN thành 1 khu vực kt thống nhất: thống nhất thị
trường, thống nhất nhân lực,…
+ Xây dựng 1 khu vực kt cạnh tranh.


+ Xây dựng 1 khu vực kt cạnh tranh, bình đẳng.
+ Xây dựng 1 khu vực hội nhập vào nền kt toàn cầu.
b. Quá trình thành lập
- Năm 1992: khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được
đưa ra trong Hiệp định khung về Thúc đẩy Hợp tác Kinh tế ASEAN ký
tại Singapore. Hiệp định này nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp

tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng và
khoáng sản, tài chính và ngân hàng, thực phẩm, nông nghiệp và lâm
nghiệp, giao thông và truyền thông.
- Năm 1992: Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu
lực chung (CEPT) được ký kết, sau đó được thay thế bởi Hiệp định về
Thương mại Hàng hoá ASEAN 2010
- Năm 1995: Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN được ký kế.t
- Năm 1998: Hiệp định khung về Đầu tư ASEAN được ký kết, sau đó
được thay thế bởi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN 2012.
- Năm 2003: Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo
ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC). Mục tiêu này cũng phù hợp với Tầm nhìn
ASEAN 2020 thông qua vào năm 1997 với mục tiêu phát triển ASEAN
thành một Cộng đồng ASEAN.
- Năm 2006: Tại cuộc họp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 38,
Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) đã được đưa ra với
các mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC.
- Năm 2007: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà
lãnh đạo ASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm
2015 thay vì 2020 như kế hoạch ban đầu.
- Ngày 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các
nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành
lập AEC.
c. Bản chất AEC
- Mặc dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực
chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như
Cộng đồng châu Âu (EC) bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
và những điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng
như EC
- AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông

qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên (trong đó chỉ
mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông


qua các Hiệp định và thỏa thuận ràng buộc đã ký kết, các mục tiêu
còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực
hiện một số chương trình và sáng kiến khu vực).
- AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không
phải là một Thỏa thuận hay một Hiệp định với các cam kết ràng
buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các
Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố… giữa các
nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. Những văn bản này
có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có
những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới (không bắt
buộc) của các nước ASEAN.
- Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình
dài trước đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp
định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN) và sẽ
được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện
theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu
có).
d. Tác động đến VN
Các nhà lãnh đạo ASEAN tuyên bố AEC bao gồm 4 mục tiêu và cũng
là 4 yếu tố cấu thành AEC:
* Tác động tích cực
- Đối với sự phát triển trực tiếp của kinh tế VN:
+ Tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối lượng trao đổi
thương mại với các nước trong khu vực. AEC mở ra một khu vực thị
trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được tự do lưu
chuyển trong nội khối, AEC tạo ra một khu vực thị trường hàng hóa

chung giữa các nước ASEAN, mở ra cơ hội làm ăn kinh doanh lớn cho
các doanh nghiệp trong khu vực.
Mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất đang được ASEAN thúc đẩy mạnh bao gồm 5 yếu tố cơ
bản: Tự do lưu chuyển hàng hóa; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do
lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn; Tự do lưu chuyển lao động
có kỹ năng. Năm yếu tố này sẽ là những động lực chính thúc đẩy sự
tăng trưởng kim ngạch XK của Việt Nam với các nước ASEAN cũng
như với các đối tác của ASEAN.


+ Tham gia AEC sẽ tác động đến việc thay đổi cơ cấu sản phẩm
xuất khẩu theo chiều hướng tích cực. ASEAN là thị trường chung có
qui mô lớn. Thời gian qua, cơ cấu XK của Việt Nam sang ASEAN đang
chuyển biến theo chiều hướng tích cực, được nâng cao cả về chất
lượng và giá trị. Ngoài những mặt hàng nông sản và nguyên liệu có
hàm lượng chế tác thấp, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu
dùng, hàng công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nông sản
chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định.
+ Tham gia AEC góp phần tích cực mở rộng thị phần của hàng
hóa Việt Nam tại thị trường các nước ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trên thực tế, thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường này đã
tăng đột biến và giữ được sức tăng ổn định ngay sau khi các FTA có
hiệu lực. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chủ động và tích
cực hơn trong viêc tận dụng các ưu đãi về thuế trong các FTA. Tỷ lệ
hàng hóa được hưởng ưu đãi của Việt Nam cao so với các đối tác
trong khu vực và luôn có xu hướng tăng lên qua các năm thực hiện.
Riêng đối với Hàn Quốc, trên 90% hàng xuất khẩu của Việt Nam
được hưởng ưu đãi về thuế thông qua FTA ASEAN – Hàn Quốc.
+ Tham gia AEC giúp gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất

khẩu của Việt Nam. Khi AEC được thành lập, Doanh nghiệp
Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn. Thêm vào đó, khi thuế suất
trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều
kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng
năng lực cạnh tranh. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các
ưu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu
trong nước sang thị trường khu vực.
- AEC mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: môi
trường kinh doanh được mở rộng theo hướng minh bạch và bình
đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài không những
từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoại khối, đặc biệt là các
nước đối tác FTA của ASEAN vào Việt Nam để tham gia và chuỗi giá
trị khu vực.
* Về tác động tiêu cực:
- Thách thức lớn nhất trong AEC đối với Việt Nam hiện tại là sức
ép cạnh tranh từ hàng hóa từ các nước ASEAN: với cơ cấu sản phẩm
tương đối giống nhau ở cả 10 nước ASEAN, việc mở cửa thị trường sẽ
tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt là các doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu và ở các ngành
vốn được bảo hộ cao từ trước tới nay. Trong tương lai, khi các mục


tiêu AEC được hoàn tất, những sức ép từ các khía cạnh khác sẽ xuất
hiện, thách thức vì vậy sẽ mở rộng ra các vấn đề khác.
- Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự
cạnh tranh của hàng hóa từ các nước khác trên thị trường ASEAN do
AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường chung, không còn các rào cản
hàng hóa, dịch vụ, vốn… Khi một nền kinh tế chưa được chuẩn bị
đầy đủ trước những đối thủ cạnh tranh trong điều kiện các hàng rào
thuế quan đã sớm bị dỡ bỏ sẽ dẫn đến những tổn thất về kinh tế

trong cuộc cạnh tranh không cân sức, đồng thời còn gây sức ép đối
với nền công nghiệp non trẻ của Việt Nam.
- Thách thức về dịch vụ: Nếu mục tiêu tự do lưu chuyển dịch vụ
trong AEC được hiện thực hóa, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh
vực dịch vụ chắc chắn sẽ bị đặt trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt hơn nhiều (bởi hiện nay các rào cản/điều kiện đối với nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tương đối cao, do đó
doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam hiện đang được “bao bọc” khá kỹ
lưỡng trong nhiều lĩnh vực dịch vụ).
- Thách thức về lao động: Khi AEC hoàn tất mục tiêu tự do lưu
chuyển lao động, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ, lao động Việt
Nam tay nghề kém, thiếu các kỹ năng cần thiết (ngoại ngữ, tính
chuyên nghiệp…) có thể sẽ gặp khó khăn lớn.



×