Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xác định trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN hoặc ARN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.13 KB, 4 trang )

TÀI LIỆU CỦA KYS – ÔN THI THPT 2018
XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ NUCLÊÔTIT
TRÊN PHÂN TỬ ADN HOẶC ARN

I. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ NUCLÊÔTIT TRÊN PHÂN TỬ ADN HOẶC ARN
Cho biết: Trình tự nuclêôtit trên một mạch của gen
Yêu cầu:
+ Xác định trình tự nuclêôtit trên gen (ADN).
+ Hoặc xác định trình tự nuclêôtit ARN do gen phiên mã.
Cách giải:


Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN (gen):
Trong phân tử AND, các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết
với T; G liên kết với X.



Xác định trình tự ribonuclêôtit trên ARN:
Trong quá trình phiên mã, ADN là mạch khuôn để tổng hợp nên phân tử ARN các đơn phân của mạch
gốc liên kết với các ribonuclêôtit tự do môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
A mạch gốc liên kết với rU môi trường
T mạch gốc liên kết với rA môi trường
G mạch gốc liên kết với rX môi trường
X mạch gốc liên kết với rG môi trường

Ví dụ 1: Một gen chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là
... A- G - X - T - T - A - G - X - A....
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung.
Hướng dẫn giải bài tập
Theo NTBS các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X


Vậy:

Mạch có trình tự:... A - G - X - T - T - A - G - X - A....
Mạch bổ sung là:... T - A - G - A - A - T - X - G - A...

Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 1


Ví dụ 2: Một gen chứa đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch mang mã gốc có trình tự nuclêôtit là:
... A - G - X - T - T - A - G - X - A....
Xác định trình tự các ribônuclêôtit được tổng hợp từ đoạn gen này.
Hướng dẫn giải bài tập


Xác định trình tự nucleotit trên mạch gốc



Xác định trình tự các nucleotit trên mạch gốc



Xác định trình tự nucleotit trên mạch ARN (theo nguyên tắc bổ sung)
Theo NTBS: Các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với
X. Trong quá trình phiên mã các nuclêôtit trên gen liên kết với các nuclêôtit môt trường theo nguyên
tắc:
A mạch gốc liên kết với U môi trường
T mạch gốc liên kết với A môi trường

G mạch gốc liên kết với X môi trường
X mạch gốc liên kết với G môi trường
Theo bài ra: mạch bổ sung của gen:

... A - G - X - T - T - A - G - X - A....

=> Mạch gốc của gen: ... T - X - G - A - A - T - X - G - T....
=> ARN

... A - G - X - U - U - A - G - X - A....

Lưu ý: Trình tự nuclêôtit mARN giống trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung (thay T bằng U)
Ví dụ 3: Phân tử mARN chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là
... A- G - X - U - A - G - X - A....
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên gen.
Hướng dẫn giải bài tập
mARN

... A - G - X - U - U - A - G - X - A....

Mạch gốc:

... T - X - G - A - A - T - X - G - T....

Mạch bổ sung:

... A - G - X - T - T - A - G - X - A....

BẠN CÓ MUỐN NHẬN THÊM CÁC TÀI LIỆU,
KINH NGHIỆM & KẾ HOẠCH HỌC TẬP TỪ KYS?

Hãy để lại thông tin tại link dưới đây, Kys sẽ hỗ trợ bạn miễn phí
bit.ly/nhantailieukys

Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 2


II. VẬN DỤNG XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI NUCLEOTIT
TRONG PHÂN TỬ ADN
Bài toán 1. Một gen của sinh vật nhân sơ có Guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của
gen này có 150 Ađênin và 120 Timin.
Xác định số lượng các loại nucleotit trong gen ?
Hướng dẫn giải bài tập
Theo NTBS ta có:
%G + %A = 50% => %A = 30%
Theo bài ra A1 = T2 = 150; T1= A2 = 120
=> A = T = A1+ A2= 270
Vì Guanin chiếm 20% và Ađênin chiếm 30 % tổng số nuclêôtit nên ta có
=> G = X = (270: 30%) x 20 % = 600
Bài toán 2. Trong tế bào nhân sơ, xét một gen dài 4080 A0, có 560 Ađênin. Mạch đơn thứ nhất của gen có 260
Ađênin và 380 Guanin, gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Tìm mạch mã gốc của phân tử ADN
Hướng dẫn giải bài tập
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
- N = 4080 × 2: 3,4 = 2400
- A = T = 560 => G = X = (2400: 2 -560)= 640.
2. Tính số NTBS


A1 = T2 = 260
G1 = X2 = 380.
X1 = G2 = Ggen - G1= 640 - 380 = 260.
T1 = A2 = A - A1 = 560 - 260 = 300.

Do Umtcc = 600 = 300 x 2 => mạch 2 là mạch gốc.
Mở rộng: Xác định cấu tạo và cấu trúc của ADN và ARN
Xét về cấu tạo:
Nếu axit nucleotit có A, T, G, X => phân tử ADN
Nếu axit nucleotit có A, U, G, X => ARN
Xét về cấu trúc không gian:
Lưu ý: Theo NTBS trong phân tử ADN
A1=T2; T1= A2; G1= X2; X1=G2.=> A
%A +%G = 50%.
A1+A2=T1+T2= Agen; G1+G2= X1+X2= Xgen
Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 3


Nếu phân tử ADN mang cấu trúc mạch kép thì có A = T; G = X
Nếu phân tử ADN có cấu trúc mạch đơn thì A khác T hoặc G khác X
Nếu phân tử ARN có cấu trúc mạch đơn thì A khác U hoặc G khác X
Nếu phân tử ARN mang cấu trúc mạch kép thì có A = U; G = X
Ví dụ minh họa:
Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit A = 20%; G = 35%; T =
20% và số lượng X = 150.
a. Axit nuclêic này là ADN hay ARN, cấu trúc mạch đơn hay kép?
b. Tính số liên kết photphodieste giữa các nucleotit trong gen
c. Tính chiều dài axit nuclêôtit trên.

Hướng dẫn giải bài tập
a. Do trên axit nuclêôtit có A, T, G, X => ADN. Vì %A ≠%T không tuân theo nguyên tắc bổ sung => mạch
đơn.
=> Axit nuclêic này là ADN có cấu trúc mạch đơn.
b. Số liên kết photphodieste trên axit nuclêic trên:
Có X = 150, chiếm 30% => N = 150: 30×100 = 500.
Số liên kết photphodieste = 500 - 1 =499.
c. Chiều dài của gen là:
500 x 3,4 = 1700

ĐĂNG KÍ NHẬN TÀI LIỆU TỰ ĐỘNG CẢ NĂM HỌC
Quý Thầy/Cô cần file word và chia sẻ tài liệu đến học sinh
Liên hệ trực tiếp Fanpage: Tài Liệu của Kys
Group học tập chất lượng cho học sinh: Gia Đình Kyser

Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 4



×