TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
===o0o===
TRẦN THỊ HÀ
ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THẮNG LỢI
HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2 đƣợc sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, em đã tiếp
thu đƣợc nhiều tri thức khoa học, kinh nghiệm và phƣơng pháp học tập mới,
bƣớc đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy giáo TS.
Nguyễn Thắng Lợi, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em tận
tình trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận này.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhƣ các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em để bản khóa luận này đƣợc hoàn thành.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận.
Vì điều kiện có hạn, khóa luận còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy
cô và mọi ngƣời cho ý kiến đóng góp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
Sinh viên
Trần Thị Hà
năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận của em đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Thắng Lợi cùng với sự nỗ lực của bản thân. Em xin
cam đoan kết quả nghiên cứu là kết quả thực của bản thân em, không trùng
với kết quả của các tác giả khác.
Trong quá trình làm đề tài của em cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn
sinh viên để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày
tháng
Sinh viên
Trần Thị Hà
năm 2017
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DSVH
: Di sản Văn hóa
CTQG - HN
: Chính trị Quốc gia - Hà Nội
VHTT&DL
: Văn hóa Thể thao và Du lịch
CNXH
: chủ nghĩa xã hội
CNH - HĐH
: công nghiệp hóa hiện đại hóa
TP
: thành phố
UBND
: ủy ban nhân dân
THCS
: Trung học cơ sở
BVHTTDL
: Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6
4. Đối tƣợng và phạm vi ................................................................................ 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
6. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BẢO
VỆ,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA ..................................................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản về di sản văn hóa, công tác lãnh đạo bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ............................................................ 8
1.2. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa ................................................................ 13
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA TỈNH HẢI DƢƠNG............................. 19
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 ................................................................... 19
2.1. Di sản văn hóa của tỉnh Hải Dƣơng..................................................... 19
2.1.1. Đặc điểm lịch sử tự nhiên văn hóa – xã hội................................... 19
2.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội ............................................................. 20
2.1.3. Kho tàng di sản văn hóa................................................................. 23
2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng về bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hóa .......................................................................................... 30
2.3. Về thực trạng bảo vệ và phát huy di sản văn hoá ................................. 32
2.3.1. Đối với di sản văn hoá vật thể........................................................ 32
2.3.2. Về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể ............... 34
2. 3.3. Về tổ chức và hoạt động của Bảo tàng ......................................... 36
2.3.4. Về xã hội hoá hoạt động di sản văn hoá ........................................ 37
2.3.5. Về nguồn thu và quản lý nguồn thu tại các di tích......................... 38
2.3.6. Sự phối hợp trong các hoạt động bảo vệ, phát huy di sản văn
hóa ............................................................................................................ 38
2.3.7. Tổ chức quản lý di sản văn hoá: .................................................... 39
2.4. Một số hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng ............................. 39
Chƣơng 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT TRONG LÃNH
ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA ................ 41
CỦA TỈNH HẢI DƢƠNG .............................................................................. 41
3.1. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 41
3.2. Một số đề xuất ...................................................................................... 44
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 50
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Di sản văn hóa là những bằng chứng có ý nghĩa quan trọng, minh
chứng về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, di sản văn hóa
giúp con ngƣời biết đƣợc cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống
lịch sử, đặc trƣng văn hóa của đất nƣớc, góp phần hình thành nhân cách con
ngƣời Việt Nam hiện đại. Trong những điều kiện cụ thể về lịch sử - văn hóa ở
nƣớc ta, từ hàng nghìn năm nay, việc bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam
không chỉ gắn với việc bảo vệ bản sắc dân tộc mà còn đƣợc gắn liền với việc
bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, gắn kết cộng đồng dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất làm bản sắc
của dân tộc Việt Nam, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn
hóa, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta;
đồng thời là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Vì vậy, việc giữ gìn,
tôn tạo các di sản văn hóa là trách nhiệm của cộng đồng, thể hiện lòng tri ân
tiền nhân “uống nƣớc nhớ nguồn”, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa dân
tộc là một trong những động lực tinh thần, cội nguồn của sức mạnh vô địch để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Di sản văn hóa còn chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn, nếu bị mất
đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần
lớn lao không gì bù đắp nổi, đồng thời, di sản còn mang ý nghĩa là nguồn lực
đối với phát triển kinh tế, nếu đƣợc khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không
nhỏ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, đặc biệt là khi đất nƣớc
đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.
Di sản văn hóa dân tộc đƣợc Đảng ta xác định là “tài sản vô giá, gắn
kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những
1
giá trị mới và giao lƣu văn hóa” [18, tr.63]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X (2006), thứ XI (2011) Đảng tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn, phát
huy di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, nền tảng tinh
thần của xã hội: Tiếp tục đầu tƣ cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử
cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc,
các giá trị văn hóa nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng
các dân tộc.
Đại hội XII, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa và con ngƣời Việt
Nam đƣợc đúc kết cô đọng, cụ thể, Đảng khẳng định: Phát triển sự nghiệp
văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống,
cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vƣơn lên hiện đại,
phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất
nƣớc; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác.
Hải Dƣơng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống lịch
sử, văn hóa. Hải Dƣơng hiện còn lƣu giƣ nhiều loại hình di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể độc đáo. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2000 di
tích, danh thắng, trong đó có khoảng 130 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia mà
tiêu biểu là Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc; với hàng trăm lễ hội
gắn với các di tích, hàng chục làng nghề cổ truyền.
Một giá trị di sản văn hóa Hải Dƣơng đƣợc lƣu truyền đó là sự thờ kính
các vị vĩ nhân là Trần Hƣng Đạo - Danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - Danh
nhân văn hóa và Chu Văn An - Ngƣời thầy của muôn đời.
Cùng với quá trình phát triển, bên cạnh việc lƣu giữ và phát triển những
giá trị văn hóa truyền thống các thế hệ ngƣời dân Hải Dƣơng đã tiếp nhận
nhiều giá văn hóa của các vùng miền đất nƣớc, giao lƣu văn hóa với nhiều
nƣớc để làm phong phú thêm đời sống văn hóa đặc trƣng của Hải Dƣơng.
2
Ngày nay, với quá trình đô thị hóa và giao lƣu hội nhập quốc tế, chỉ
riêng trên lĩnh vực văn hóa nhiều vấn đề đặt ra những vấn đề lớn, làm sao giải
quyết đƣợc các mối quan hệ: xây dựng nền văn hóa tiên tiến - giữ đƣợc bản
sắc dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại - ngăn chặn các văn hóa lại
căng, giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc - xây dựng lối sống văn minh,
tác phong công nghiệp; đổi mới tƣ duy kinh tế - giữ gìn giá trị nhân văn... Đó
chính là những vấn đề lớn đặt ra, cũng là trách nhiệm của các ngành, các cấp,
đặc biệt với những nhà hoạt động trên lĩnh vực văn hóa.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng đã lãnh
đạo các cấp, các ngành bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị
di sản văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém,
bất cập trƣớc thực tế. Vì vậy, tìm hiểu sự lãnh đạo, khái quát những thành tựu,
chỉ ra hạn chế và bƣớc đầu đúc kết kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh
Hải Dƣơng lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là việc
làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Vì lý do trên, em chọn đề
tài “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hoá từ năm 2000 đến năm 2010" làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong những năm
gần đây, đƣợc nhiều tổ chức, cá nhân nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, có
thể kể đến là:
Cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân
tộc” của Hoàng Vinh. Trên cơ sở những quan niệm di sản văn hóa của quốc
tế và Việt Nam, tác giả đã nêu ra những tiền đề lí luận về di sản văn hóa dân
3
tộc, thực trạng và một số kiến nghị về chính sách bảo tồn, phát triển di sản
văn hóa dân tộc ở Việt Nam.
Cuốn sách “Một con đường tiếp cận di sản văn hóa” (2006) do Phạm
Quang Nghị chủ biên. Đây là công trình giới thiệu về di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể, công tác bảo tồn, tôn tạo ở Việt Nam...
Việt Nam - Luật lệ và sắc lệnh. Luật di sản văn hoá. Nxb Chính trị
Quốc gia, H.2001. Giới thiệu các qui định trong Luật di sản văn hoá về:
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá; bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể; quản lý nhà nƣớc về
di sản văn hoá...
V.I. Lênin với việc bảo vệ di sản văn hoá, xây dựng bảo tàng của V.K.
Gađanôp, Nguyễn Đình Khôi dịch, Nxb Văn hoá nghệ thuật, H.1962, nêu bật
tầm quan trọng của công tác bảo tàng trong những năm đầu của chính quyền
Xô Viết. Những biện pháp khẩn cấp để bảo vệ di sản văn hoá. Thành lập một
hệ thống bảo tàng quốc gia. Tu sửa những di tích văn hoá lâu đời.
Những quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá, Nxb Lao động,
H.2002, do Thanh Bình sƣu tầm, tuyển chọn, gồm các văn bản qui định chung
quy định về lễ nghi, lễ hội, hội diễn nghệ thuật, xây dựng nếp sống mới. Quy
định về nghệ thuật dân gian, điện ảnh dân tộc, quy định về hƣơng ƣớc, quy
ƣớc, làng bản, thôn, ấp, bảo vệ văn hoá các dân tộc thiểu số. Quy định về bản
quyền tác giả.
Phạm Mai Hùng: Giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, Nxb Văn
hoá Thông tin, H.2003, đã phân tích vai trò của hệ thống các bảo tàng Việt
Nam trong việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Công tác bảo tồn các di sản
văn hoá dân tộc. Công tác bảo tồn của di tích lịch sử văn hoá cũng nhƣ các tác
phẩm và hiện vật lịch sử Việt Nam. Một số giải pháp xã hội hoá các hoạt
động bảo tồn bảo tàng.
4
Nguyễn Đình Thanh, Di sản văn hoá bảo tồn và phát triển, Nxb. Tp.
Hồ Chí Minh, 2008, tập hợp những bài nghiên cứu giới thiệu về hoạt động
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá ở Việt Nam; mối quan hệ giữa di sản văn
hoá và du lịch; một số kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hoá của một số quốc
gia trên thế giới.
Nguyễn Thịnh, Di sản văn hoá Việt Nam: Bản sắc và những vấn đề về
quản lý, bảo tồn,Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2012, trình bày đối tƣợng, nội dung,
nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu di sản văn hoá. Các khái niệm về bảo
tồn phát huy giá trị, chức năng, phân loại, quản lí, tƣ liệu hoá...di sản văn hoá.
Phạm Duy Đức (chủ biên), Trần Văn Bính, Hoàng Vinh.... : Giáo trình
lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
Chính trị Hành chính, H.2013, phân tích khái niệm về văn hoá học; những
vấn đề về nhận thức quan điểm, đƣờng lối văn hoá của Đảng và lý giải những
vấn đề thực tiễn đang nảy sinh trong đời sống văn hoá dân tộc.
Công trình Một con đường tiếp cận di sản văn hoá do Bộ Văn hoá Thông tin ấn hành, Hà Nội năm 2006 đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý
luận DSVH cũng nhƣ thực tiễn, có thể làm tƣ liệu nghiên cứu tốt cho đề tài.
Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: “Khảo cổ học với công tác bảo vệ và phát
huy di sản văn hóa” (Vũ Quốc Hiền), “Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng
của phát triển bền vững” (Lê Thành Vinh); “Di tích lịch sử và văn hoá đồng
bằng sông Hồng” (Đặng văn Bài); “Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích
lịch sử - văn hoá Đường Lâm” (Phan Huy Lê), có thể giúp ngƣời đọc có thể
nhận diện một số vấn đề lý luận về DSVH.
Tài liệu về nghiên cứu công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa đƣợc đề cập khá nhiều.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh đạo
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách chuyên biệt và hệ
thống, về vai trò, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện,..
5
thì đến nay chƣa có tác giả nào thực hiện; tài liệu còn về vấn đề này còn tản
mạn, do vậy cần đƣợc quan tâm, nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơg lãnh đạo công tác bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 2000 đến năm 2010, làm rõ sự chủ
trƣơng, phƣơng thức và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh Hải
Dƣơng đối với công tác này. Từ đó đánh giá thực trạng công tác nêu trên ở
tỉnh Hải Dƣơng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng và đúc kết một số
kinh nghiệm nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu của đề tài, khóa luận phải giải quyết đƣợc nhiệm
vụ sau:
- Khảo sát, đánh giá những di sản văn hóa của tỉnh Hải Dƣơng. Từ đó
làm rõ vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa
bàn tỉnh.
- Lãm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng quán triệt quan điểm, chủ
trƣơng của Đảng để đề ra những chủ trƣơng, biện pháp cụ thể trong công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Chỉ rõ những thành tựu và hạn chế, đồng thời nêu nên những kinh
nghiệm cho giai đoạn sau.
4. Đối tƣợng và phạm vi
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khóa luận nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Dƣơng trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 2000 đến năm
2010.
6
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian ở tỉnh Hải Dƣơng.
- Giới hạn thời gian từ năm 2000 đến năm 2010.
- Giới hạn nội dung: tập trung tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải
Dƣơng lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (quán triệt
chủ trƣơng của Đảng, cụ thể hóa vào địa phƣơng).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận đƣợc thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc về văn hóa, di sản văn hóa,...
Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp lịch sử và lô gic, kết hợp với
phƣơng pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Hải Dƣơng.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2000 – 2010.
Chƣơng 3: Một số kinh nghiệm và kiến nghị trong lãnh đạo bảo tồn và
phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa của tỉnh Hải Dƣơng.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
1.1. Một số khái niệm cơ bản về di sản văn hóa, công tác lãnh đạo bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Khái niệm về Di sản Văn hóa
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vƣơng quốc Anh đã định
nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trƣớc gìn giữ và chuyển giao cho
thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm ngƣời quan trọng trong xã hội hiện
nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tƣơng lai”.
Theo Từ điển tiếng Việt (Nxb Hà Nội 1992) thì di sản là cái của thời đại
trƣớc để lại; còn văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh
thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [48, tr.254].
Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Văn hóa Thông tin 1998) định nghĩa: “Di
sản: Giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một
dân tộc để lại”.
Luật Di sản văn hóa định nghĩa:
"Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật
thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nƣớc
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
"1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác,
bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề
8
thủ công truyền thống, tri thức về y, dƣợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực,
về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
2. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia".
Khái quát lại các khái niệm trên, DSVH đƣợc hiểu là những gì con
ngƣời sáng tạo ra, khám phá ra và đã bảo vệ, gìn giữ đƣợc của quá khứ còn
tồn tại trong cuộc sống đƣơng đại và tƣơng lai.
DSVH là tài sản, là báu vật của thế hệ trƣớc để lại cho thế hệ sau.
DSVH bao gồm những sản phẩm vật chất và phi vật chất, sản phẩm hữu hình
hay vô hình do con ngƣời sáng tạo ra. Các sản phẩm hữu hình nhƣ công trình
kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm mĩ thuật và thủ công tinh xảo... Các sản phẩm
phi vật chất là các giá trị tinh thần, truyền thống và phong tục tập quán, thị
hiếu của mỗi cộng đồng. Khái niệm DSVH bao hàm cả di sản thiên nhiên do
con ngƣời khám phá ra và bảo vệ, tôn tạo chúng.
Theo Công ƣớc về bảo vệ DSVH và tự nhiên của thế giới đƣợc UNESCO
thông qua tại kỳ họp thứ 17 năm 1932 tại Pari thì DSVH đƣợc hiểu là:
Các di tích: Các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa hoành tráng,
các yếu tố hay kết cố có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động với các
nhóm hay yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, nghệ thuật
hay khoa học.
Các quần thể: Các nhóm công trình đứng một mình hoặc quần tụ có giá
trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học do kiến
trúc, sự thống nhất của chúng hay sự nhất thể hóa của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: các công trình của con ngƣời hoặc công trình của con
ngƣời kết hợp với công trình của tự nhiên cũng nhƣ các khu vực kể cả các di
chỉ khảo cổ học có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, thẩm mĩ,
dân tộc học hoặc nhân chủng học [45, tr.67].
9
Luật Di sản văn hóa khẳng định: DSVH là tài sản quý giá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của DSVH nhân loại có vai trò to
lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta .
Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo
thời gian. Ngày nay, khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái
niệm tài sản từ quá khứ. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ cũng
đƣợc coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhƣng đó là quá khứ đã
đƣợc lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá
khứ lịch sử những kí ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện
vọng, mong muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luật Di sản văn
hóa cùng với các văn bản hƣớng dẫn đi kèm đã trở thành cơ sở pháp lí quan
trọng nhằm tăng cƣờng nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng cƣờng
sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng DSVH dân tộc.
Theo UNESCO tại phiên họp tháng 10/2003 đã thống nhất quan niệm
rằng: Di sản văn hóa bao gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể.
Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy
đƣợc”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dƣới
dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lƣợng, đƣờng nét,
màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật
thể đƣợc tạo từ bàn tay khéo léo của con ngƣời, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt.
Văn hóa vật thể đƣợc khách thể hóa và tồn tại nhƣ thực thể ngoài bản thân
con ngƣời. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của
thời gian, trong sự tác động của con ngƣời thời đại sau. DSVH vật thể luôn
đứng trƣớc nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguồn gốc.
Di sản văn hóa phi vật thể là dạng thức tồn tại của văn hóa không phải
chủ yếu dƣới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời gian mà nó
tiềm ẩn trong trí nhớ, kí ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con ngƣời
10
và thông qua hoạt động sống của con ngƣời trong sản xuất, giao tiếp xã hội
mà thể hiện ra. Từ đó, ngƣời ta có thể nhận biết đƣợc sự tồn tại của văn hóa
phi vật thể.
Đặc trƣng rõ nét của văn hóa phi vật thể là nó luôn tiềm ẩn trong tâm
thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của
con ngƣời. Văn hóa phi vật thể đƣợc lƣu giữ trong thế giới tinh thần của con
ngƣời và thông qua các hình thức diễn xƣớng, nó đƣợc bộc lộ sinh động với
tƣ cách là một hiện tƣợng văn hóa.
Việc phân chia DSVH thành Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa
phi vật thể chỉ mang tính chất tƣơng đối. Bởi lẽ mọi hiện tƣợng văn hóa đều
có phần vât thể và phi vật thể, chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Bởi
vậy, nghiên cứu DSVH cần phải đặt DSVH vật thể và DSVH phi vật thể trong
mối quan tƣơng tác không thể tách rời. Nhƣ vậy mới hiểu đƣợc giá trị vật chất
và tinh thần của DSVH đối với đời sống xã hội.
Khái niệm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa
Theo từ điển tiếng Việt “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi” [44,
tr.261]
Trong tiến trình lịch sử, hoạt động bảo tồn DSVH xuất hiện ngay từ khi
con ngƣời ý thức đƣợc mối nguy hại do tác động của thiên nhiên và chính con
ngƣời gây ra, họ đã không ngừng tìm kiếm những biện pháp bảo tồn. Ở nhiều
nƣớc bảo tồn DSVH trở thành một ngành học có tính chuyên môn cao, ngƣời
ta áp dụng các quy tắc chung về bảo tồn theo các quy ƣớc chung của cộng
đồng quốc tế.
Năm 1954, UNESCO ra quyết định về bảo tồn Di sản văn hóa.
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tƣợng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, không để bị thay đổi, biến
hóa hay biến thái. Nhƣ vậy, trong nội hàm của thuật ngữ bảo tồn không có
khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối
11
tƣợng bảo tồn “phải đƣợc nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị
đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dƣới nhiều thể trạng và hình thức
khác nhau của đối tƣợng đƣợc bảo tồn.
Theo từ điển tiếng Việt “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng
tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [52, tr.664].
Phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm một cách có hiệu
quả. Công việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con ngƣời mong muốn sản
phẩm của họ tạo ra phải đƣợc nhiều ngƣời cùng biết đến hoặc đem về những
lợi ích kinh tế. Phát huy giá trị DSVH là một hoạt động mang tính liên ngành,
có tiêu chí chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho việc
phát triển du lịch bền vững và góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền
thống yêu nƣớc, giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc đồng thời là cầu nối với bạn
bè năm châu.
Nhƣ vậy, DSVH giữ vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên vô tận cho
việc sản xuất hàng hóa dịch vụ, du lịch. Từ đó kích thích tiêu dùng tạo ra
những sản phẩm mang giá trị đặc trƣng, làm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng
của khách du lịch và đem lại nguồn tài chính đáng kể, góp phần làm tốt công
tác bảo tồn. Hơn nữa việc phát huy tốt giá trị của di sản còn mang lại lợi
nhuận về mặt tinh thần, bởi thông qua việc hiểu biết về DSVH sẽ có tác dụng
trực tiếp tới phƣơng diện giáo dục, giúp vun đắp tình cảm cho mỗi cá nhân và
cộng đồng.
Bảo tồn và phát huy luôn gắn liền với nhau nhƣ một cặp phạm trù trong
việc xây dựng và phát triển văn hóa. Văn hóa là cái thể hiện sức sống của dân
tộc, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu chỉ bảo tồn không đem ra
sử dụng thì không phát huy đƣợc giá trị ẩn chứa trong di sản, rồi thời gian sẽ
làm di sản phai mờ và nhanh chóng bị chìm vào lãng quên. Chỉ khi giá trị của
di sản đƣợc phát huy thì mới có cơ sở, có căn cứ và làm điều kiện để bảo tồn di
12
sản. Do vậy, phát huy sẽ tạo ra hƣớng tiếp nhận, ảnh hƣởng mới làm cho các
giá trị văn hóa không bị lãng quên mà còn lan tỏa và giữ vững đƣợc bản sắc
của mình. Bảo tồn là căn bản, làm cơ sở cho sáng tạo, phục vụ phát huy và
ngƣợc lại phát huy giúp cho bảo tồn DSVH đƣợc tốt hơn, tỏa sáng hơn. Vì vậy
cần xử lí hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy phát triển bền vững.
1.2. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm, đề cao
giá trị của DSVH trong sự phát triển văn hóa của dân tộc. Quan điểm chỉ đạo
của Đảng ta trong hơn 80 năm qua là: trân trọng, bảo vệ, kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa của dân tộc vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì tiến bộ
của nhân dân.
Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, khi Đảng lãnh đạo thực hiện đƣờng lối
đổi mới đất nƣớc, Đảng ta không chỉ đổi mới về kinh tế mà còn đổi mới trong
nhận thức và tƣ duy: Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, gắn chặt
với phát triển văn hóa. Rõ ràng, Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn và
sâu sắc hơn về vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên
nền tảng đó, các DSVH đƣợc tôn trọng, phát triển, góp phần làm cho đời sống
tinh thần của xã hội ngày càng phong phú. Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 4,
khóa VII (tháng 1- 1993) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã
hội, một động lực phát riển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội” và đề ra nhiệm vụ: Trƣớc mắt, tập trung xây dựng để sớm ban
hành Luật xuất bản và luật bảo vệ DSVH dân tộc. Cần có chính sách cụ thể
giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của công đồng các dân tộc và của từng
dân tộc. Vấn đề này cần đƣợc quan tâm một cách toàn diện, từ sƣu tầm,
nghiên cứu bảo tàng, phổ biến các DSVH dân tộc đến đào tạo cán bộ văn hóa
cho các dân tộc.
13
Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp
phần phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. DSVH Việt Nam khi đƣợc bảo tồn,
phát huy sẽ có tác dụng tích cực trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam đƣơng đại, gắn kết với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc
trong thời kì hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Nhà nƣớc có kế hoạch xây dựng các bảo tàng, bảo vệ và tôn tạo các di
tích văn hóa lịch sử, xây dựng các tƣợng đài về các anh hùng dân tộc và danh
nhân văn hóa ở Thủ đô và các thành phố lớn.
Phát triển tƣ duy đó, tại Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa VIII (7- 1998)
Đảng ta đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và khẳng định: DSVH là tài sản vô giá, gắn
kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo ra
những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa
cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng tiếp tục nêu rõ:
Bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn
ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch
sử; văn hóa và danh lam thắng cảnh; khai thác các kho tàng văn hóa cổ
truyền. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của
nhân loại (Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội)
Trong kết luận của hội nghị Trung ƣơng 10 khóa IX, mục tiêu, các
nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, phát triển
văn hóa trong thời kỳ đổi mới đƣợc Đảng đề ra:
14
Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lƣu văn hóa,
cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam
đƣơng đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá
trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa
văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại.
Đại hội X, Đảng ta xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất
lƣợng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt
chẽ hơn giữa văn hóa với phát triển kinh tế xã hội. Làm cho văn hóa thấm sâu
vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách
con ngƣời Việt Nam. Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định. Tăng
cƣờng mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế về văn hóa. Chống sự xâm nhập văn
hóa độc hại, lai căng, phản động. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết
chế văn hóa.
Quán triệt quan điểm của Đảng và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ,
Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng, Bộ Văn hóa - Thông tin và các Tỉnh uỷ,
Thành uỷ các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đã xác định vấn đề bảo tồn và
phát huy các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) của ông cha để lại là một
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh
các yếu tố văn hóa ngoại lai xâm nhập ngày càng mạnh. Tiếp theo các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và các nghị định, văn bản hƣớng dẫn của Nhà nƣớc,
Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (nay là Ban Tuyên giáo Trung ƣơng) và
Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch) hƣớng dẫn
các địa phƣơng xây dựng kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa
của đất nƣớc.
Để triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ƣơng khóa VIII và các quyết định của Chính phủ trong lĩnh vực DSVH, Bộ
Văn hóa Thông tin đã ban hành: Công văn số 4432/VHTT-BTBT ngày 20-10-
15
1998 của Bộ VHTT hƣớng dẫn tăng cƣờng quản lý cổ vật; Công văn số
488/2/VHTT-BTBT ngày 18-11-1988 của Bộ VHTT hƣớng dẫn việc đăng ký
kiểm kê bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; Tiếp đó Bộ
trƣởng Bộ Văn hóa thông tin có Chỉ thị số 60/CT-BVHTT ngày 6-5-1999 của
Bộ trƣởng Bộ VHTT về việc tăng cƣờng quản lý và bảo vệ di tích. Đây là
những văn bản pháp lý trong công tác tăng cƣờng quản lý và bảo vệ di tích.
Đầu năm 2002, Luật Di sản văn hóa đƣợc Quốc hội khóa 10, kỳ họp
thứ 9 thông qua ngày 14/6-/2001, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002. Đây là cơ
sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ở Việt Nam. Các
khái niệm, nội dung của DSVH; phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh của luật; chính
sách biện pháp chủ yếu của Nhà nƣớc nhằm bảo vệ di sản; trách nhiệm của cơ
quan Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội trong việc bảo vệ DSVH
dân tộc…
Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH, Quy hoạch
tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng
cảnh đến năm 2020 đƣợc Bộ Trƣởng Bộ VHTT ký Quyết định phê duyệt số
1706/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001.
Chủ trƣơng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc thể hiện tập trung trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng
Trung ƣơng (khóa VIII) tháng 7 -1998, xác định những quan điểm cơ bản:
Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm chỉ rõ vai trò to
lớn của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tƣơng lai đất nƣớc. Văn hóa
không phải là kết quả thụ động, yếu tố đứng bên ngoài, bên cạnh hoặc đi sau
kinh tế, phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ phát triển kinh tế mà văn hóa vừa là
mục tiêu, vừa động lực thúc đẩy kinh tế. “Văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời
sống và hoạt động xã hội, vào từng ngƣời, từng gia đình, từng tập thể và cộng
16
đồng, từng địa bàn dân cƣ, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con ngƣời, tạo ra
trên đất nƣớc ta đời sống tinh thần cao đẹp".
Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là yêu nƣớc và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý
tƣởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con ngƣời, vì hạnh phúc và sự phát triển
phong phú, tự do, toàn diện của con ngƣời trong mối quan hệ hài hòa giữa cá
nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao gồm những
giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, đƣợc vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc
và giữ nƣớc. Đó là, lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - Tổ quốc; lòng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh
tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên cƣờng, bất
khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm…
Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là tƣ tƣởng tiến bộ và nhân văn,
phù hợp với thực tiễn của cộng đồng 54 dân tộc đang sinh sống ở Việt Nam
và xu thế chung của cộng đồng quốc tế đang hƣớng tới xây dựng một công
ƣớc quốc tế về đa dạng văn hóa hiện nay.
Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do
Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Quan điểm
xác định trách nhiệm của mọi ngƣời dân Việt Nam đều tham gia sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hóa nƣớc nhà; công nhân, nông dân, trí thức là nền
tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời là nền tảng của sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hóa dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đội ngũ trí thức,
văn nghệ sĩ gắn bó với nhân dân, giữ vai trò quan trọng, là lực lƣợng nòng cốt
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
17
Năm là, văn hóa là một mặt trận. Xây dựng và phát triển văn hóa là một
sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì
thận trọng. Quan điểm chỉ rõ: Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tƣ tƣởng văn hóa hiện nay đang diễn ra hết sức nóng bỏng, quyết liệt, phức tạp. Văn
hóa là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và khác với các hoạt động kinh tế. Tuy
không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhƣng các hoạt động văn hóa luôn
mang ý nghĩa chính trị - xã hội, có tác động sâu sắc đối với đời sống tƣ tƣởng,
tình cảm, tâm lý, tập quán cộng đồng. Vì vậy, cần phải tiến hành một cách
kiên trì, thận trọng, tránh nóng vội, chủ quan, duy ý chí; phát huy tinh thần tự
nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong xây dựng và
phát triển văn hóa; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động
của xã hội, vào từng con ngƣời, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
cũng nhƣ mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con ngƣời trong xã hội.
Nhƣ vậy, các quan điểm, chủ trƣơng về bảo tồn, và phát huy giá trị di
sản văn hóa, là một bộ phận của chủ trƣơng bảo vệ và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa nhằm góp phần bồi dƣỡng các giá trị văn hóa
trong đời sống xã hội, nâng cao năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa
Việt Nam. Đảng ta đặc biệt chú trọng đến đầu tƣ cho việc bảo tồn, tôn tạo các
di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, DSVH vật thể, phi vật thể. Đảng chú
trọng kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn
di tích với phát triển kinh tế du lịch, tinh thần tự nguyện, tính tự quản của
nhân dân trong xây dựng văn hóa. Đồng thời tăng cƣờng, quản lý nhà nƣớc về
văn hóa. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dƣơng đã kịp thời quán triệt và thực
hiện có hiệu quả chủ trƣơng, chính sách trên.
18
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA TỈNH HẢI DƢƠNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Di sản văn hóa của tỉnh Hải Dƣơng
2.1.1. Đặc điểm lịch sử tự nhiên văn hóa – xã hội
Hải Dƣơng thuộc vùng đất cổ ở đồng bằng sông Hồng, một trong
những nơi phát tích nền văn minh sông Hồng. Đó là vùng đất tiếp giáp từ
kinh đô Thăng Long kéo dài tới bờ biển Đông. Trong suốt chiều dài lịch sử từ
khi dựng nƣớc tới nay Hải Dƣơng có nhiều tên gọi khác nhau:
Khi mới thành lập, Hải Dƣơng là một tỉnh rộng lớn từ Bình Giang đến
Thủy Nguyên. Năm 1888 tách dần một số xã của huyện Thủy Nguyên, huyện
Tiên Lãng khỏi tỉnh Hải Dƣơng để thành lập tỉnh Hải Phòng. Năm 1968 Hải
Dƣơng nhập với tỉnh Hƣng Yên trở thành Hải Hƣng. Năm 1997 Hải Hƣng lại
đƣợc chia thành hai tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên. Hải Dƣơng hiện nay bao
gồm 12 huyện thị, là tỉnh nằm trong khu vực tam giác kinh tế giữa Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh, là nơi giao thoa kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng.
Vài nét về nền văn minh sông Hồng ở Hải Dương: Theo kết quả
nghiên cứu những di chỉ khảo cổ khai quật đƣợc trên đất Hải Dƣơng từ thời
kỳ đồ đá, trên vùng đất Hải Dƣơng đã có con ngƣời sinh sống. Qua các cuộc
khai quật ở khu vực sông Kinh Thầy (Kinh Môn), ngƣời ta đã tìm thấy những
di vật cách đây 3000- 4000 năm. Ở Tứ Thông, Ngọc Uyên, Đồng Niên (TP
Hải Dƣơng) cũng tìm thấy những mộ táng trong đó có những vật tùy táng
bằng gốm từ thời Hùng Vƣơng. Năm 1965, tìm thấy đƣợc trống đồng ở làng
Hữu Chung (Tứ Kỳ) có niên đại cách đây khoảng 2500 năm. Ngành khảo cổ
học còn tìm thấy ở Ngọc Lặc (Tứ Kỳ) và ở Nam Sách nhiều mộ táng các quan
19