Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Lao động người Việt ở Lào và Campuchia thời Pháp thuộc (1897 - 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.1 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

HOÀNG THÚY VÂN

LAO ĐỘNG NGƢỜI VIỆT Ở LÀO VÀ
CAMPUCHIA THỜI PHÁP THUỘC
(1897 – 1945)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai khóa luận với đề tài: “Lao động người Việt
ở Lào và Campuchia thời Pháp thuộc (1897 - 1945)”, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Chủ nhiệm cùng các thầy cô trong khoa Lịch
sử, Thư viện Quốc gia, viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Đặc biệt
là sự tận tình chỉ bảo của giảng viên Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến khoa Lịch sử, các cán bộ Thư viện
Quốc Gia... Đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết
Nhung.
Hà Nội, ngày tháng năm 1017
Sinh viên
Hoàng Thúy Vân



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp: “Lao động người Việt ở Lào và Campuchia
thời Pháp thuộc (1897 - 1945)” của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn
tận tình của giảng viên Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Tôi xin cam đoan
khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không trùng
lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 1017
Sinh Viên
Hoàng Thúy Vân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1: QUÁ TRÌNH DI CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT ĐẾN LÀO VÀ
CAMPUCHIA THỜI PHÁP THUỘC(1897-1945) .......................................... 6
1.1. Những nhân tố tác động đến sự di cư của người Việt đến Lào và
Campuchia thời Pháp thuộc .............................................................................. 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và văn hóa. ............................................... 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội. ..................................................... 9
1.2. Quá trình di cư của người Việt đến Lào và Campuchia thời Pháp thuộc 18
1.2.1. Quá trình di cư của người Việt đến Lào. ........................................... 18

1.2.2. Quá trình di cư của người Việt đến Campuchia ............................... 25
Chương 2: LAO ĐỘNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO VÀ CAMPUCHIA THỜI
PHÁP THUỘC (1897- 1945) .......................................................................... 31
2.1. Lao động người Việt ở Lào thời Pháp thuộc............................................ 31
2.1.1. Các ngành nghề chính của lao động người Việt ở Lào ..................... 31
2.1.2. Sự phân bố và cuộc sống của lao động người Việt ở Lào. ................ 36
2.2. Lao động người Việt ở Campuchia thời Pháp thuộc ............................... 41
2.2.1. Các ngành nghề chính của lao động người Việt ở Campuchia. ....... 41
2.2.2.Sự phân bố và cuộc sống của lao động người Việt ở Campuchia...... 46
2.3. Nhận xét ................................................................................................... 48
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề di chuyển lao động từ vùng này sang vùng khác, từ nước này
sang nước khác đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử của các dân tộc trên thế
giới. Vào cuối thế kỉ XIX, khi các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh công
cuộc bành trướng và xâm lược thuộc địa ở các nước Á, Phi và Mỹ Latinh đã
làm xuất hiện một xu hướng dịch chuyển lao động từ các nước ở khu vực
ngoại vi sang các nước trung tâm và giữa các thuộc địa của các nước đế quốc
với nhau trong đó có các nước trong Liên bang Đông Dương.
Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước láng giềng, nằm trên bán đảo
Đông Dương có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời. Trên tinh
thần “ quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện” thì từ rất lâu lao động người
Việt với nhiều lí do khác nhau đã di cư sang Lào và Campuchia để làm ăn
sinh sống. Trong suốt chiều dài lịch sử của ba nước Đông Dương, chưa bao
giờ người Việt lại di cư đến Lào và Campuchia đông đảo như thời Pháp thuộc
(1897 - 1945).

Lào và Campuchia vốn là nơi đất rộng, người thưa. Ở Lào núi và cao
nguyên chiếm trên 90% diện tích của đất nước, Campuchia 75% diện tích là
đồng bằng, để có thể khai thác nguồn tài nguyên giàu có của các xứ này, thực
dân Pháp chỉ có thể dựa vào nguồn nhân công người Việt. Mặt khác, chính
quyền thực dân Pháp còn muốn sử dụng người Việt vào mục đích chia để trị,
nhằm chia rẽ các dân tộc trong Liên bang Đông Dương. Vì thế, đã có một bộ
phận lớn người Việt được chính quyền thực dân đưa sang Lào và Campuchia
phục vụ trong các tổ chức bộ máy hành chính hay làm culi , công nhân trong
các hầm mỏ, trên các công trường làm đường và trong các nhà máy xí nghiệp.
Đại đa số người Việt ở Lào và Campuchia trong thời Pháp thuộc là người lao
động. Cuộc sống của họ nơi đất khách quê người cũng rất cực khổ với đồng

1


lương ít ỏi và làm việc trong điều kiện tồi tệ, bị chính quyền thực dân phân
biệt đối xử.
Ngoài ra, nghiên cứu đề tài còn giúp hiểu rõ chính sách khai thác thị
trường lao động của chính quyền thực dân Pháp đã thực hiện ở Đông Dương
trong thời kì Pháp thuộc. Nhiều người Việt đi sang Lào và Campuchia với hi
vọng có thể tìm kiếm công ăn việc làm, mong muốn có cuộc sống ổn định,
khá giả hơn ở quê nhà. Vì vậy, họ đã làm nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy
nhiên, cuộc sống của họ ở nơi đất khách quê người vẫn rất cực khổ do sự áp
bức bóc lột của chế độ thực dân. Cho nên, những người lao động Việt ở Lào
và Campuchia đã trở thành một lực lượng quan trọng đông đảo, mạnh mẽ
tham gia vào công cuộc đấu tranh chống Pháp cùng với nhân dân Lào và
Campuchia trong thời Pháp thuộc.
Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Lao động người Việt ở Lào và
Campuchia thời Pháp thuộc ( 1897 - 1945)” vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có
ý nghĩa thực tiễn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về lịch sử Lào và Campuchia đã có nhiều nhà khoa học ở
trong và ngoài nước tìm hiểu nhưng vấn đề về lao động người Việt ở Lào và
Campuchia thời Pháp thuộc mới chỉ được các tác giả đề cập một cách khái
lược:
Tác giả Phạm Đức Thành trong cuốn “Lịch sử Campuchia”, Nxb Quân
đội nhân dân - 1972 cũng đã trình bày một số vấn đề về lao động người Việt ở
Campuchia: cuộc sống của lao động Việt cực khổ, phải chịu hàng trăm thứ
thuế cùng với sự bóc lột nặng nề của Pháp.
Trong cuốn “Tư liệu lịch sử về phong trào Việt kiều yêu nước ở
Campuchia” của Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến khối Việt kiều
Campuchia yêu nước, Nxb Mũi Cà Mau - 1998 đã nêu lên sự gắn bó của

2


người Việt đối với đất nước Campuchia và mối quan hệ của người Việt ở
Campuchia. Sự đoàn kết giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam cũng như
Việt kiều tại Campuchia cùng nhau tham gia kháng chiến chống thực dân
Pháp.
Tác giả Hoàng Văn Thái trong cuốn “Liên minh đoàn kết chiến đấu
Việt Nam – Lào – Campuchia”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, đã đi sâu vào
phân tích cơ sở hình thành mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương. Đó là do
có những điểm tương đồng về địa lí, lịch sử văn hóa, truyền thống đoàn kết
đấu tranh từ trong lịch sử luôn phải đứng trước sự nhòm ngó xâm lược của
các quốc gia lớn. Chính những điểm tương đồng này đã tạo nên mối quan hệ
đặc biệt giữa ba nước Đông Dương.
Hay trong cuốn “Người Việt ở Thái Lan - Campuchia - Lào” của
Nguyễn Quốc Lộc, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh - 2006, tác giả đã đề cập
tới một số ngành nghề chính của người Việt ở Campuchia đó là nghề đánh bắt

cá, làm công nhân trong các đồn điền cao su... và sự phân bố của lao động
người Việt trên mảnh đất này.
Cuốn “Di cư và chuyển đổi lối sống” của Nguyễn Duy Thiệu, Nxb Thế
giới, năm 2008 cũng đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả nghiên cứu về
người Việt ở Lào; bài viết “Nguyên nhân và các đợt di dân của người Việt
đến Lào” của Vũ Thị Vân Anh, tác giả đã đi vào phân tích những đợt di cư
chính của người Việt sang Lào trong suốt chiều dài lịch sử của hai dân tộc và
nguyên nhân dẫn đến sự di cư của người Việt Lào; bài viết “Những chuyển
đổi trong đời sống xã hội và đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt ở
Lào” của Nguyễn Duy Thiệu đề cập tới một số công việc của người Việt ở
Lào thời Pháp thuộc; phong tục, tập quán của người Việt khi di cư đến Lào.
Một số cuốn sách thông sử viết về lịch sử Lào như cuốn “Lịch sử Lào”
của Đặng Bích Hà; cuốn: “Đất nước Lào lịch sử và văn hóa” của Lương

3


Ninh, cũng đã đề cập khái lược tới lao động người Việt ở Lào, một số nghề
nghiệp chính: Culi làm đường, khai thác mỏ, công nhân trong các nhà máy, xí
nghiệp của Pháp.
Sự di cư của người Việt đến Lào và Campuchia đã được nghiên cứu
trong các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 2, năm 2007: Bài
viết “Cộng đồng người Việt tại Lào sinh tồn và giữ gìn bản sắc”; Bài “Cộng
đồng người Việt ở Campuchia” của Nguyễn Sỹ Tuấn, tác giả đã trình bày một
vài nét phác thảo về bức tranh cộng đồng người Việt ở Campuchia, từ sự di
cư, các ngành nghề của người Việt ở Campuchia và cuộc sống của cộng đồng
người Việt trên mảnh đất này.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
trước, khóa luận làm rõ vấn đề lao động người Việt ở Lào và Campuchia thời
Pháp thuộc.

3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận nhằm nghiên cứu làm rõ quá trình
di cư và tìm hiểu nghề nghiệp, đời sống của người lao động Việt ở Lào và
Campuchia.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động người Việt ở Lào và
Campuchia thời Pháp thuộc (1897 - 1945).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Khóa luận nghiên cứu về người Việt ở Lào và Campuchia.
Thời gian: Khóa luận lấy năm 1897, là năm thực dân Pháp bắt đầu tiến
hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương.
Khi đẩy mạnh khai thác thuộc địa thực dân Pháp cần nhiều lao động
làm việc ở Lào và Campuchia để khai thác tài nguyên ở đây vì Lào và

4


Campuchia đèu là những nước ít dân. Mốc kết thúc là năm 1945, sau khi quân
phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh, người Việt đã cùng nhân dân Lào và
Campuchia đứng lên giành chính quyền.
Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu về lao động người Việt ở Lào và
Campuchia (1897 - 1945), quá trình di cư của người Việt đến Lào và
Campuchia, tìm hiểu về cuộc sống và các ngành nghề chính của người Việt ở
Lào và Campuchia.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài tác giả sử dụng một số phương pháp như: phương
pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp biện chứng. Mặt khác, do
nguồn tài liệu rộng nhưng tản mạn nên trong quá trình thực hiện khóa luận tác
giả chú trọng kết hợp sử dụng phương pháp kết hợp, phương pháp thống kê,

phương pháp phân tích.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ chính sách khai thác nhân công của chính quyền
thực dân Pháp ở Đông Dương thời Pháp thuộc.
Đề tài là nguồn tư liệu tham khảo cho sinh viên khoa Lịch sử và những ai yêu
thích môn Lịch sử.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận
chia làm hai chương:
Chương 1: Quá trình di cư của người Việt đến Lào và Campuchia thời Pháp
thuộc (1897 - 1945)
Chương2: Lao động người Việt ở Lào và Campuchia thời Pháp thuộc (1897 1945)

5


NỘI DUNG

Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH DI CƢ CỦA NGƢỜI VIỆT ĐẾN LÀO VÀ
CAMPUCHIA THỜI PHÁP THUỘC(1897-1945)
1.1. Những nhân tố tác động đến sự di cƣ của ngƣời Việt đến Lào và
Campuchia thời Pháp thuộc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và văn hóa
* Lào
Lào là nước có diện tích núi rừng và cao nguyên chiếm tới 90%. Giao
thông đi lại rất khó khăn. Để đi đến Lào bằng đường bộ hay đường thủy vào
cuối thế kỉ XIX đều phải mất hàng tuần. Nếu thực hiện di chuyển vào mùa
khô tàu thuyền chỉ có thể lưu thông trên một phần nhỏ đoạn sông Mê Công
chảy qua Nam Vang, thì sẽ mất quá nhiều thời gian quý giá vốn phải được
dành cho công cuộc tổ chức lại bộ máy chính quyền và nền tài chính Đông

Dương khi đó. Nhưng đi tới Lào theo con đường bộ thì quả thật sẽ mất nhiều
tuần đằng đẵng, cho dù theo tuyến đường nào.
Người ta có thể đến miền nam Lào bằng cách men theo bờ sông và đi
vào thung lũng sông Mê Công, qua một vùng đất gần như hoang vắng, ít được
biết đến, bị cắt ngang bởi các dòng chảy theo những phương hướng khó đoán,
mà trên bản đồ vẽ lại bằng những đường chấm dứt. Chuyến đi sẽ không đem
lại lợi ích nào có thể bù đắp đủ cho thời gian phải mất cho nó.
Có thể tới miền Trung Lào qua hai con đường dài và khó đi ngang
nhau. Tuyến đường đầu tiên xuất phát từ Huế và kết thúc tại Savannakhet, ở
phía thượng nguồn của những ghềnh thác chảy xiết của Kemmarat nhập vào
sông Mê Công trên một quãng dài cả trăm cây số; con đường này đi qua
Quảng Trị, vắt qua dãy An Nam theo thung lũng Mai Lan, đèo Ai Lao, rồi
xuôi xuống về phía sông Mê Công theo triền dốc thoai thoải qua những cánh
rừng thưa. Tuyến đường thứ hai nằm lui hơn về phía bắc, xuất phát từ cảng

6


Vinh qua Ha - Trai, qua một đoạn của dãy An Nam ở độ cao 1.200 mét rồi
dừng chân ở đoạn mở rộng của dòng sông ở gần Outhen [20;tr.452].
Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có chung 2.067km đường biên
giới với cơ cấu tộc người gần gũi nhau. Có thể nói, Việt Nam - Lào có mối
quan hệ lâu đời từ xa xưa về địa lí, văn hóa, và dân cư. Trong đó yếu tố địa lí
đóng vai trò quan trọng đã tác động đến mối quan hệ qua lại của nhân dân hai
nước, nhất là diễn ra ở dọc biên giới miền núi Tây bắc Việt Nam với các tỉnh
của Lào từ Phôngsalỳ xuống đến Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Khăm Muộn,
thậm chí tiến sâu vào tận Luông Phabăng, kéo dài đến vùng núi Thanh Hóa và
Nghệ An của Việt Nam. Điều kiện địa lí thuận lợi này chính là yếu tố quan
trọng dẫn đến sự hiện diện của cộng đồng người Việt trên đất Lào từ rất sớm,
khoảng từ giữa thế kỉ XV kéo dài cho đến tận ngày nay.

Sự hiện diện của cộng đồng người Việt ở vùng biên giới diễn ra một
cách tự nhiên, đơn thuần là sự giao lưu qua lại giữa cư dân vùng biên giới,
hoàn toàn chưa liên quan gì đến mối bang giao giữa hai vương triều phong
kiến Việt Nam và Lào. Lực đẩy từ phía Việt Nam hay lực hút từ phía Lào
không phải là vấn đề đặt ra đối với họ, bởi lẽ lúc này các vùng như Sầm Nưa,
Xiêng Khoảng, Khăm Muộn với Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An,
nhân dân hai dân tộc thường xuyên hay đi lại làm ăn buôn bán, thậm chí định
cư tạm thời hoặc ở hẳn đất Lào, đất Việt là chuyện thường nhật. Họ tự coi
mình vừa là lưu dân vừa là dân bản địa, khác nhau chỉ là tính tộc người.
Về mặt phân bố tộc người, Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa
dân tộc. Việt Nam gồm 54 dân tộc chia thành 8 nhóm ngôn ngữ, Lào có 49
dân tộc chia thành 4 nhóm ngôn ngữ. Cả hai nước có những nét văn hóa,
phong tục tương đối giống nhau. Cư dân hai nước đều có những nét tương
đồng về văn hóa, đó là cư dân của nề sản xuất nông nghiệp lúa nước. Chính

7


những sự tương đồng và giao thoa giữa hai nước Việt Nam và Lào đã giúp
những người Việt khi di cư đến Lào dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống nơi đây.
* Campuchia
Vương quốc Campuchia là nước láng giềng của Việt Nam ở phía Tây Nam, có diện tích 181.035km. Camuchia có biên giới chung với 3 nước:
803km với Thái Lan, 492km với Lào và biên giới chung dài nhất với Việt
Nam là 1237km. Trong 20 tỉnh của Vương quốc Campuchia hiện nay có 9
tỉnh giáp với Việt Nam. Đó là các tỉnh: Kampot, Takeo, Kandal, Prây Veng,
Svây Riêng, Kompong Chàm, Krachie, Mondolkỉi và Ratanakỉi. Từ biên giới
Việt Nam - Campuchia đến thủ đô Phnom Pênh khoảng 60km, còn tính từ
thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Pênh dài 200km.
Campuchia có bờ biển dài 443km, có nhiều sông ngòi nên giao thông
đường thủy khá phát triển. Cảng sông Phnom Pênh và cảng biển Kompong

Som là hai cửa khẩu nắm phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia.
Giao thông giữaViệt Nam và Campuchia đều thuận lợi cả về đường biển,
đường bộ và đường sông. Sông Mê Công dài 4.800km chảy qua 6 nước, mà
Campuchia và Việt Nam là hai nước sau cùng. Con sông lớn nhất Đông Nam
Á này không chỉ mang phù sa bồi đắp cho lưu vực rộng 155.000km2 ở
Campuchia và 65.000km2 ở Việt Nam, mà còn là đường giao lưu lớn về kinh
tế và văn hóa giữa các vùng đất nó chảy qua từ thời xa xưa.
Về dân cư, Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90%
dân số là người Khơmer và nói tiếng Khơmer, là ngôn ngữ chính thức. Các
dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm theo đạo Hồi là
nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Còn có nhóm người theo đạo Thiên Chúa, họ
là di tuệ của người Bồ Đào Nha. Những người Khơme này chỉ có tên và họ
Bồ Đào Nha, còn về mặt thể chất họ đã đồng hóa với người Khơme. Họ cư trú
phần lớn ở Tây Bắc thủ đô Phnom Pênh. Có nhóm sắc tộc thiểu số khác sống

8


tại các khu vực miền núi và cao nguyên. Ở đây còn có một số dân cư người
Việt và người Hoa.
Việt Nam - Lào - Campuchia gần gũi nhau về địa lý, có quan hệ lịch sử
lâu đời, đều cùng là thuộc địa của Pháp trong suốt nửa sau thế kỉ XIX và nửa
đầu thế kỉ XX, gắn bó với nhau trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và
kháng chiến chống thực dân. Về văn hóa, Việt Nam và Campuchia đều là
quốc gia nông nghiệp lâu đời, nguồn sống chính là trồng lúa, lối sống không
khác nhau nhiều. Những điều kiện thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho người
Việt đến sinh sống ở Campuchia.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
Ngay sau khi xâm chiếm và đặt ách thống trị ở các nước Đông Dương,
ngày 17/10/1887, Tống thống Pháp đã ra sắc lệnh thành lập “Liên bang Đông

Dương”. Khi mới thành lập, Liên bang này gồm có Việt Nam và Campuchia.
Trong đó Việt Nam bị chia làm ba “kì”: Bắc kì, Trung Kì, Nam Kì. Đến ngày
19/04/1899, nước Lào cũng bị thực dân Pháp sáp nhập vào “Liên bang Đông
Dương” [17;tr.32].
Để quản lí, thực dân Pháp chia Đông Dương thành 5 khu vực: Bắc Kì,
Trung Kì, Nam Kì, Lào và Campuchia. Mỗi khu vực có chế độ bảo hộ, có
những khu vực thuộc chế độ thuộc địa.
Tạo thuận lợi cho việc kiểm soát đi lại giữa các khu, thực dân Pháp đã
cấp giấy thông hành đi lại cho người dân ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia. Nhờ đó việc đi lại giữa ba nước trở nên dễ dàng hơn.
* Lào
Việc thành lập “Liên bang Đông Dương” ngày 17/10/1887, đã tạo
điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, liên kết kinh tế, thống nhất thị trường giữa
các nước trong liên bang, mặt khác tạo điều kiện cho việc đi lại giữa các nước
trong liên bang trở nên dễ dàng hơn.

9


Dưới sự cai trị của chế độ thực dân Pháp, đời sống nhân dân Việt trở
nên cự khổ, nghèo túng, không có công ăn việc làm buộc họ phải rời bỏ quê
hương để đi kiếm sống.
Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ra liên miên, cứ bảy năm lại xảy ra
một nạn đói hoặc một nạn dịch lớn, làm chết nhiều người. Tình hình ngập lụt
do vỡ đê cũng không tránh khỏi. Những tai họa này xảy ra nhiều lần và liên
tiếp đã làm bần cùng hóa người nông dân và khiến cho cuộc sống của họ trở
nên khốn khó. Từ năm 1900 trở đi đã xảy ra những vụ vỡ đê năm 1902, 1903,
1904, 1905, 1909, 1911, 1913, 1915, 1917, 1918, 1923, 1914, 1926 trong đó
lũ năm 1915 là đặc biệt nghiêm trọng. Năm đó xảy ra 28 vụ vỡ đê và ước tính
làm ngập lụt tới 365.000 ha, tức là một phần tư châu thổ sông Hồng

[12;tr.58].
Không chỉ bị thiên tai, mất mùa mà thêm vào đó dịch bệnh cũng hoành
hành dữ dội ở nhiều tỉnh trong cả nước đặc biệt là bệnh dịch tả. Thêm vào đó,
hàng loạt các loại sưu cao thuế nặng được đặt ra khiến người dân càng lâm
vào tình trạng đói khổ, buộc nhiều người phải chạy sang Lào tìm kế sinh nhai.
Đến thời thực dân Pháp, người Bắc Kì phải đóng 50 xu còn người Trung Kì là
20 xu. Sau đó với nghị định ngày 2 tháng 6 năm 1897 ở Bắc Kì và Đạo dụ
ngày 14 tháng 8 năm 1898 ở Trung Kì đã tăng thuế đinh lên đến 2 đồng rưỡi
và 2 đồng ba tương đương với một tạ gạo thời giá lúc bấy giờ. “... Ngay cả
người chết cũng không được miễn thuế, người sống phải đóng thay vì thực
dân Pháp bổ khoán cho từng làng phải thu đủ mức thuế ấn định...”. Có thể
thấy sự khổ cực của người dân trong việc nộp thuế như qua lời kể: “... Tôi
không có tiền nộp thuế thân mỗi người 1 đồng 2... nên phải đi làm phu đường
làm cả đường 13 a và b đấy... nhiều người Việt mình trước đây cũng bị bắt đi
làm đường cho Pháp, nhiều lắm...”[12;tr.59].

10


Như vậy, có thể thấy, đời sống cơ cực vì chế độ tô thuế, lao dịch, bệnh
dịch nặng nề, hạn hán, lũ lụt thường xuyên dẫn đến mất mùa, đói kém bệnh
tật liên miên đã xô đẩy hàng ngàn, hàng vạn gia đình nông dân không thể
sống và bám trụ ở quê hương với mảnh đất khẩu phần ít ỏi và xương xẩu của
chế độ công điển ở nửa cuối thế kỉ XIX. Họ phải rời bỏ xứ sở đi lưu vong
phiêu tán. Trong một báo cáo viết ngày 1 tháng 9 năm 1893, De Lanesan có
viết: “... Những người bản xứ đã bỏ đồng ruộng, làng mạc ra đi. Dân cư ngày
càng thưa thớt...” hay “... tôi sửng sốt về tình trạng bỏ hoang của cả một
vùng. Người ta chỉ nhìn thấy hai bên đường những làng mạc bị đốt phá,
hoang tàn và ruộng đồng bị bỏ hoang, đầy cỏ dại...”[12;tr.59]
Có thể thấy, nạn phiêu tán đã trở thành hiện tượng phổ biến, thường

xuyên, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì trong ba thập niên cuối thế kỉ XIX.
Nhiều người trong số họ đã di cư sang Lào sống tập trung ở miền Trung và
Nam Lào.
Ở Lào, nhân dân các bộ tộc Lào phải chịu đựng sự bóc lột nặng nề của
đế quốc Pháp, đó là thuế khóa và lao dịch. Thực dân Pháp đã áp đặt nhiều thứ
thuế trực thu và gián thu lên đầu nhân dân các bộ tộc Lào ngay từ khi chúng
mới đến thay chân bọn phong kiến Xiêm cai trị đất nước Lào. Chúng đặt ra
hàng trăm thứ thuế vô lí, như thuế trâu bò, gia cầm, thuế gỗ, thuyền bè đi lại
trên sông, thuế súng săn, thuế các ngày hội, thuế nấu rượu... Ở thành thị,
những người buôn bán và làm nghề thủ công phải đóng thuế môn bài... Đáng
chú ý là bọn thực dân Pháp đã đánh thuế thân vào đầu người dân Lào từ 18
đến 60 và kết hợp với lao dịch. Đó là sự kết hợp giữa hình thức bóc lột đế
quốc và hình thức bóc lột phong kiến rất dã man.
Chế độ lao dịch là chế độ đi làm “culi” cho thực dân Pháp. Người dân
Lào phải đi làm không công ở các đồn điền, dinh thự, trại lính, đường xá,
khuân vác... Ngoài ra người dân Lào từ 18 đến 45 tuổi sống ở các bản mường

11


đều phải đi làm không công cho bọn phong kiến, quan lại ở địa phương. Thực
dân Pháp đã ban bố nghị định năm 1890 quy định ở vùng Hạ Lào:
 Một người Lào phải đóng 2 đồng (đồng Đông Dương bằng bạc, sau
này bằng giấy) thuế thân và làm 10 ngày lao dịch trong một năm
 Một người Khạ (Lào Thơng) phải đóng 1,5 đồng thuế thân và làm 15
ngày lao dịch trong một năm
Thực dân Pháp đã ban bố nghị định năm 1898 quy định ở vùng Thượng
Lào:
 Một người Lào phải đóng 2 đồng thuế thân và làm 20 ngày lao dịch
trong một năm

Thực dân Pháp ra thông tư năm 1905 lại thống nhất cả hai vùng Thượng
Lào và Hạ Lào làm một và quy định:
 Mỗi người Lào phải đóng 2 đồng thuế thân và làm 20 ngày lao dịch
trong một năm, chuộc 1 ngày lao dịch là 0,10 đồng.
Sau này tiền thuế thân lên đến 7 đồng và số ngày lao dịch là 60 ngày đối
với một người trong một năm. Tính ra mỗi người dân Lào phải đi làm không
công cho bọn thưc dân Pháp và phong kiến Lào khoảng 90 ngày trong một
năm.
Nghị định năm 1901 quy định: mỗi gia đình Lào phải đóng 0,5 đồng
thuế tiêu thụ rượu
Các khoản thuế khóa và lao dịch đè nặng trên lưng nhân dân các bộ tộc
Lào, nhiều người không đủ tiền nộp thuế phải bán mình làm “gia nô”, hoặc
phải chịu làm tù phạm ở các nhà tù của thực dân Pháp, gây nên sự căm phẫn
lớn trong nhân dân.
Từ năm 1897 đến những năm đầu của thế kỉ XX, thực dân Pháp dưới
toàn quyền Paul Doumer với nhiệm kì 1897 - 1902 đã tiến hành chính sách

12


khai thác thuộc địa lần thứ nhất với tên gọi “Chương trình khai thác lần thứ
nhất”.
Sau khi đặt được ách cai trị ở Lào vào năm 1893, thực dân Pháp đã
nhận thức được những khó khăn của nước Lào. Đó chính là địa hình nhiều đồi
núi, bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, lại sống rải rác ở
các vùng miền núi. Vào năm 1921, mật độ dân cư trung bình của Lào là 4
người/km2, một số thành phố lớn của Lào như Viêng Chăn mật độ trung bình
là 3 người/km2, Savannakhẹt là 4người/km2, cao nhất là tỉnh Bassac mật độ là
8 người/km2, trong khi đó ở Bắc Kì, mật độ trung là 59 người/km2, một số
tỉnh đông dân như Nam Định có mật độ trung bình là 551 người/km2, Thái

Bình là 543 người/km2 [17;tr.34].
Do vậy để tiến hành khai thác thuộc địa, thực dân Pháp khó có thể dựa
vào nguồn nhân lực và lao động ở Lào mà chỉ có thể dựa vào nguồn nhân
công người Việt. Trong các bản báo cáo về tình hình Đông Dương Pháp
thuộc, chính quyền thực dân đều nhấn mạnh rằng: “ Vấn đề người Việt di cư
vào Lào là giải pháp hữu hiệu cần phải lập ra nếu như chính quyền muốn cho
sự phát triển kinh tế của xứ này”.
Để có thể thu hút nguồn nhân công người Việt tình nguyện sang Lào
làm việc, đặc biệt ở các vùng Thượng Lào, nơi có khí hậu khắc nghiệt và trên
một hành trình đi dài ngày, đầy gian khổ, chính quyền thực dân phải đưa ra
những khoản ưu đãi về mức lương, phụ cấp cho họ.
Trong kế hoạch khai thác thuộc địa Lào, thực dân Pháp đã thấy được
vai trò quan trọng của giao thông vận tải, song chúng lại không dám đầu tư
vốn vào các công trình giao thông vận tải, vì chúng biết rằng bỏ vốn vào
ngành này sẽ chậm thu được lãi. Vì vậy giao thông ở Lào kém phát triển.
Trong một thời gia dài, sông Mê Công dường như là con đường thông thương
quan trọng duy nhất để nối liền Lào với nước ngoài và cũng như miền Nam

13


với miền Bắc Lào. Tuy vậy cũng chỉ có khúc sông từ Viêng Chăn đến
Savannakhet là có thể sử dụng được tương đối tốt.
Trong thời gian này ở Lào, Pháp mới chỉ cải tạo, mở rộng một số con
đường nhựa từ 1m đến 2m và những con đường xe bò từ 3m đến 6m. Tất cả
những việc làm này đều do lao dịch cưỡng bức của nhân dân các bộ tộc thực
hiện. Một số con đường ngang từ Việt Nam sang Lào cũng bắt đầu tiến hành
từ phía Việt Nam, được rải đá và chỉ chạy ô tô được một mùa.
Mãi đến đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp mới bắt đầu mở một số tuyến
đường mới. Năm 1904, bắt đầu làm con đường Savannakhet - Quảng Trị tức

quốc lộ 9 nhằm nối Lào với cảng Đà Nẵng, phục vụ cho việc đưa hàng hóa
Pháp vào bán ở Lào và chuyển nguyên liệu, sản phẩm của Lào về Pháp hoặc
bán ra nước ngoài, đồng thời có thể điều động nhanh chóng lực lượng quân sự
của chúng từ Việt Nam sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Lào.
Năm 1907, do gặp nhiều khó khăn, Pháp phải bỏ dở công việc và cho đến
năm 1910, mới lại tiếp tục, năm 1926 thì hoàn thành. Sau đó, một số đường
bộ khác cũng được xây dựng, nối liền Viêng Chăn - Hà Nội ( đường số 6);
Luông Phabăng - Sài Gòn ( đường 13); Thà khẹt - Hạ Lào ( đường 12); Luông
Phabăng - Xiêng Khoảng ( đường số 7).
Trong giai đoạn đầu, việc xây dựng đường xá phục vụ quá trình khai
thác thuộc địa gần như chiếm vị trí ưu tiên trong các chính sách của Pháp nên
việc đưa nhân công người Việt sang Lào làm công nhân đóng vai trò khá quan
trọng. Có thể thấy trong giai đoạn đó, hàng ngàn người Việt Nam làm phu đắp
đường mở những con đường chiến lược sang Lào như đường nối liền Viêng
Chăn - Hà Nội; Sài Gòn - Krachiê - Pắc xế - Luông Phabăng; Thà Khẹc - Hạ
Lào; Luông Phabăng - Xiêng Khoảng - Phú Diễn và đặc biệt là con đường nổi
tuyến đường 9 Nam Lào từ Đông Hà, Quảng Trị sang Savanakhet. Hàng ngàn
người Việt đến Lào là phu làm đường số 13. Các đồn điền trồng cao su, cà

14


phê được lập nên ở Xiền Khoảng, ở Vientiane phần lớn công nhân là người
Việt. Năm 1923 khi Pháp bắt đầu khai thác mỏ thiếc, mỏ chì ở Phong Tỉu, Bò
Nèng (tỉnh Khăm Muộn) thì hàng ngàn công nhân mỏ là người Việt. Nhà máy
ở Thakhet công nhân người Việt rất đông. Hãng vận tải thủy bộ Manpết ở
Vientiane hầu hết công nhân là người Việt.
Đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 số lượng người Việt ở Lào
khá đông đảo. Nếu như năm 1910, số lượng người Việt ở Lào chỉ là 4000
người thì đến năm 1943, số lượng người Việt ở Lào đã tăng lên gấp hơn 10

lần so với năm 1910 lên đến 44.500 người [17;tr.55]. Dân số nước Lào hồi
bấy giờ có chừng hai triệu người. Người Việt có mặt tại khá nhiều tỉnh của
Lào. Ở miền Bắc Lào, người Việt sinh sống ở cố đô Luang Prabang, ở đồn
điền Xiêng Khoảng và Sầm Nưa. Ở miền Trung và Hạ Lào người Việt cư trú
tập trung ở các tỉnh Khăm Muộn, Savannakhét và Champasac, số ít hơn ở
Bolikhamxay, Saravan và Attopơ. Thủ đô Vientiane là nơi có nhiều người
Việt nhất ở Lào.
Như vậy, cho đến giữa thế kỉ XX người Việt đến Lào làm ăn sinh sống
ngoài những người là nông dân nghèo đói tha phương cầu thực, có nhiều
người là công nhân các nhà máy, phu làm đường, phu đồn điền, người làm
công, đi lính, người buôn bán và thợ thủ công.
* Campuchia
Sau khi hoàn thành công cuộc bình định về quân sự, thực dân Pháp tiến
hành thiết lập nền thống trị của chúng ở Campuchia. Trước hết, thực dân Pháp
tiến hành những cải tổ về mặt hành chính. Hệ thống chính quyền bản xứ vẫn
được giữ lại, nhưng đã được sửa đổi theo yêu cầu của thực dân Pháp. Một bộ
máy chính quyền mới do viên khâm sứ Pháp trực tiếp điều khiển đã được thiết
lập từ cấp tỉnh đến cấp trung ương bên cạnh bộ máy chính quyền cũ mà trong
thực tế chỉ là hình thức. Dưới thời thuộc Pháp, lãnh thổ Campuchia được chia

15


thành nhiều tỉnh. Số tỉnh thay đổi theo từng thời kì. Năm 1924, toàn vương
quốc chia thành 13 tỉnh và một thành phố.
Song song với việc cải tổ về hành chính, thực dân Pháp đã thi hành
chính sách khai thác kinh tế ở Campuchia. Thực dân Pháp hết sức chú trọng
vấn đề ruộng đất ở Campuchia. Ngay trong hiệp ước 1884, Pháp đã nêu rõ:
những đất đai của vương quốc cho tới nay vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà
vua sẽ có thể đem mua bán và chuyển nhượng. Việc này sẽ do các nhà cầm

quyền người Pháp và người bản xứ tiến hành. Hoặc trong thỏa hiệp kí giữa
vua Norodom và thống đốc Pháp ở Nam Kì ngày 28 - 10 1884 cũng đã ghi rõ
toàn bộ đất đai của vương quốc Campuchia trước đây thuộc quyền sở hữu của
nhà vua, kể từ nay sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước (tức chính quyền bảo
hộ Pháp).
Bước vào công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp
còn tăng thuế ruộng ở Việt Nam lên gấp rưỡi so với năm 1913. Ở Campuchia,
chính quyền Pháp thay thuế 10% thu hoạch của nhà vua trên mảnh đất chiếm
hữu của nông dân thành thuế sở hữu đất đai canh tác. Thực dân Pháp chia
ruộng đất thành ba loại để đánh thuế. Loại đất màu mỡ ven sông thuận lợi cho
canh tác, qui định mỗi phiam (khoảng 2m2) từ 1 xu đến 5 đồng theo mức độ
màu mỡ của đất; loại ruộng trồng lúa thì mức thuế vẫn theo vẫn theo tỉ lệ thu
nhập trước đây; ngoài hai loại trên mỗi phiam đất còn lại, thuế từ 2 xu đên 5
hào, Từ năm 1894 đến 1904, thuế ruộng đất ở Campuchia tăng năm lần. Hình
thức bóc lột chủ yếu của thực dân Anh ở Miến Điện là thuế hiện vật đánh vào
ruộng đất. Thuế này chiếm đến hơn một nửa giá trị tổng số các loại thuế.
Ngoài ra ở Campuchia theo nghị định kí ngày 5/11/1907, tất cả dân
đinh Khmer từ 21 tuổi dến 59 tuổi dều phải đóng thuế thân. Bên cạnh đó họ
còn phải chịu nhiều loại thuế gián tiếp khác để bổ sung ngân sách cho chính
quyền thuộc địa

16


Ngay sau đó, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa ở
Campuchia. Trên mảnh đất này, thực dân Pháp đã chú ý khai thác nguồn hồ
tiêu. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở Campuchia.
Chúng đánh thuế hồ tiêu theo cây và thu theo sản phẩm. Nhờ đó, năm 1895
Pháp xuất khẩu từ Campuchia đến khoảng 1 triệu rưỡi kg hồ tiêu [25.tr.441].
Đã có nhiều công ty tư nhân của Pháp đầu tư cho việc trồng cây công

nghiệp như: Cao su Đông Dương, Cao su Kompon Thom, Cao su Tây Ninh,
Cao su Đông Dương. Trong trồng trọt chủ yếu dồn vào việc trồng cây cao su
trên diện rộng. Campuchia có diện tích đất đỏ bazan rộng lớn, khí hậu do nằm
giữa đường xích đạo và đường chí tuyến nên khí hậu nóng và ẩm rất phù hợp
với việc trồng cây cao su. Sự phát triển của cây cao su chắc chắn là thành
công đẹp nhất của những người trồng trọt Pháp ở Đông Dương. Từ năm 1926
- 1929 diện tích đồn điền cao su ở Campuchia là 16.900 ha. Đến năm 1932
diện tích trồng cao su là 27.265 ha với 81 đồn điền [4;tr.149]. Năm 1926, các
vùng đất nhượng cho khai khẩn diện tích khác nhau. Từ năm 1937, nhờ sự tài
trợ cho sản xuất, những đồn điền lớn hơn 200 ha đảm bảo hầu như toàn bộ
sản xuất Đông Dương về mủ cao su.
Rất nhiều đồn điền cao su đã được thành lập, chính điều này đã thu hút
rất nhiều nhân công lao động đặc biệt là lao động Việt Nam. Vì Campuchia là
nơi đất rộng người thưa, không có đủ lao động để đáp ứng yêu cầu khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp. Do vậy thực dân Pháp đã tuyển rất nhiều người
lao động từ Việt sang. Mà trong lúc này, ở quê nhà cuộc sống lao động nguời
Việt hết sức khổ cực, loạn lạc do chiến tranh, dịch bệnh... họ tìm đường đến
các nước láng giềng để mưu sinh.
Song song với việc đẩy mạnh khai thác thuộc địa, chính quyền thực dân
Pháp đẩy mạnh xây dựng đường xá ở Đông Dương. Tuy nhiên đến năm 1912
chưa có những đường giao thông thuộc lợi ích chung nối liền các nước của

17


Liên bang. Chính lúc này, dưới sự đôn đốc của Toàn quyền Albert Sarraut,
quy hoạch về mạng lưới đường bộ rộng lớn theo một chương trình chung
được quyết định. Nghị định ngày 18/06/1918 quy định việc sắp xếp các
đường thuộc địa.
Những đường thuộc địa, về tầm quan trọng tương ứng với những

đường quốc lộ của nước Pháp. Nó tạo thành những mạch giao thông lớn của
mạng lưới đường xá thuộc địa. Mạng lưới đường thuộc địa được xây dựng từ
trước đại chiến và được phát triển chủ yếu trong thời gian từ 1920 đến 1930,
khi ô tô được thông dụng. Hệ thống đường bộ Đông Dương tính gần
33.600km vào năm 1934, trong đó gần 15.300 km được rải đá và 18.500 km
đắp đất. Ở Campuhia chiều dài đường thuộc địa là 2.592 km [4;tr.118].
Hệ thống giao thông ngày càng được hoàn thiện khiến cho việc đi lại
của nhân dân các nước trong Liên bang ngày một thuận tiện hơn.
Như vậy, những người rời Việt Nam sang sinh sống ở Campuchia - nơi
đất rộng người thưa - mật độ dân số Campuchia năm 1921 là 14người/km2, đi
lại thuận tiện... hứa hẹn cho những người lao động một cơ hội mưu sinh mà
họ mong muốn.
1.2. Quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến Lào và Campuchia thời Pháp
thuộc
1.2.1. Quá trình di cư của người Việt đến Lào
1.2.1.1. Giai đoạn từ 1897 - 1918
Người Việt đến đất Lào từ khá sớm. Đầu thế kỉ XV khi khởi nghĩa Lam
Sơn bùng nổ, Lê Lợi đã cử những người thông thạo đường xá và biết tiếng
Lào sang mua lương thực, thực phẩm, vũ khí... Vào thế kỉ XVI khi Mạc Đăng
Dung cướp ngôi nhà Lê, các quần thần nhà Lê đã chạy sang Lào xin cư trú ở
Sầm Châu( tỉnh Sầm Nưa ngày nay).

18


Người Việt tìm đường sang đất Lào sinh sống là những người nghèo
khó, mưu sinh. Họ rời bỏ quê hương vì chiến tranh loạn lạc vì dịch bệnh, đói
nghèo. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn hồi thế kỉ XVII với 7 trận đánh nhau
vào các năm 1627, 1630, 1635, 1648, 1655, 1661, và 1672. Sau nhiều thập kỉ
giao tranh bất phân thắng bại, sông Gianh trở thành ranh giới của hai miền.

Dân tình chết chóc, ly tán, sưu cao thuế nặng, quê hương bị tàn phá... nhiều
người dân đã sang Lào để sinh sống.
Năm 1681, xảy ra nạn đói lớn ở Thanh Hóa, Nghệ An và lan ra các tỉnh
lân cận. Dân chúng tán loạn, nhiều làng bỏ đi gần hết, đồng ruộng xác xơ, tiêu
điều. Nhiều người tìm đường sang Lào mưu sinh, không ít người đã chết đói
dọc đường, bỏ xác giữa Trường Sơn. Năm 1820, ở Việt Nam phát bệnh dịch
tả, hoành hành đến năm 1827. Số người chết rất nhiều. Ở Hưng Yên vỡ đê 18
năm liền, đồng ruộng bỏ hoang, nhân dân thất nghiệp, đói khổ. Dịch bệnh,
nghèo đói, giặc giã loạn lạc làm cho dòng người phải tha hương cầu thực càng
đông. Và con đường sang phía tây Trường Sơn đến nước Lào láng giềng mưu
sinh là nơi lựa chọn. Bởi đến phía Đông là Biển, nên đến phía tây, nơi đất
rộng người thưa, những người cơ cực hi vọng kiếm sống qua ngày.
Nếu người Việt do đói nghèo tìm đường qua Lào làm ăn là sự lựa chọn
mưu sinh, thì số người Việt ra đi để tránh khủng bố, giết chóc, tù đày...sang
đất Lào có núi cao, rừng dày là sự lựa chọn tìm nơi ẩn náu và chờ đợi thời cơ.
Đó là số khá đông người Việt, nhất là ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên chạy sang Lào hồi cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX.
Trong một thời kì dài từ năm 1858 đến năm 1896, thực dân Pháp tiến
hành xâm lược và bình định Đông Dương. Sau khi ổn định xong Đông Dương
đặc biệt ở các vùng trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, từ năm 1897 đến những

19


năm đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp dưới thời toàn quyền Paul Doumer với
nhiệm kì 1897- 1902 đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Trong thời kì này, số lượng người Việt di cư sang Lào đã tăng lên
nhanh chóng cả chính thức và phi chính thức do Pháp điều động đưa người
sang hoặc do di dân tự phát. Nhiều dòng người di cư Việt Nam đổ sang Lào,

tập trung ở các tỉnh Trung và Nam Lào. Theo các con đường khác nhau mà
người Việt đã di cư sang Lào theo nhiều giai đoạn trong thời kì Pháp thuộc.
Các giai đoạn đó có thể chia ra từ khi bắt đầu khai thác thuộc địa cho đến khi
đẩy mạnh khai thác trên toàn cõi Đông Dương của thực dân Pháp. Để tiến
hành khai thác thuộc địa, thực dân Pháp khó có thể đưa nguồn nhân lực và lao
động ở Lào bởi ở đây là nơi đất rộng người thưa, thiếu nguồn nhân công và
lao động không giống như Việt Nam. Thời Liên bang Đông Dương, thực dân
Pháp không chỉ đưa người Việt đi khai thác thuộc địa ở hải ngoại hay Châu
Phi mà ngay cả những thuộc địa gần cũng cần nhân lực người Việt trong quá
trình khai phá và xây dựng của Pháp thời kì này. Có thể thấy, giai đoạn này
nhân công người Việt đưa sang Lào với số lượng đông đảo, lao động trong
hầu hết các lĩnh vực đặc biệt trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá ...
Trong một thời kì dài từ năm 1858 đến năm 1896, thực dân Pháp tiến
hành xâm lược và bình định Đông Dương. Sau khi ổn định xong Đông
Dương, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất. Trong thời kì này số lượng người Việt di cư sang Lào đã tăng lên nhanh
chóng cả chính thức và phi chính thức do Pháp điều động đưa người sang
hoặc do di dân tự phát, Nhiều dòng người di cư đổ sang Lào, tập trung tại các
tỉnh Trung và Nam Lào. Để tiến hành khai thác thuộc địa, thực dân Pháp khó
có thể dựa vào nguồn nhân lực và lao động ở Lào bởi ở đây từ xưa đến nay
vẫn là nơi đất rộng người thưa, thiếu nguồn nhân công và lao động không
giống như Việt Nam. Thời liên bang Đông Dương, thực dân Pháp không chỉ

20


đưa người Việt đi khai thác thuộc địa ở hải ngoại hay châu Phi mà ngay cả
những thuộc địa gần cũng cần nhân lực người Việt Nam trong quá trình khai
phá và xây dựng của Pháp thời kì này.
Có thể thấy giai đoạn này, nhân công người Việt được Pháp đưa sang

Lào với số lượng đông đảo, lao động trong hầu hết các lĩnh vực đặc biệt trong
xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá và không chỉ có lao động mà Pháp còn đưa
sang cả những người quản lí lao động người Việt. Hàng ngàn người Việt Nam
làm phu đắp đường mở những con đường chiến lược sang Lào như đường nối
liền Viêng Chăn - Hà Nội; Sài Gòn - Krachiê - Pắc xế - Luông Phabăng; Thà
Khệt - Hạ Lào; đặc biệt là con đường nổi tiếng đường 9 Nam Lào từ Đông
Hà, Quảng Trị sang Savannakhet. Hệ thống đường xá thuộc địa nói chung của
Đông Dương chưa phát triển thì hệ thống đó tại xứ Lào lại là nơi kém phát
triển nhất trong toàn bộ các xứ và các kỳ thuộc Pháp. Chính vì vậy, Pháp đã
phải tăng cường nhiều nhân công đặc biệt là đưa nhân công người Việt sang
Lào làm phu đường nhằm mở mang đường xá phục vụ cho công cuộc khai
thác thuộc địa tại xứ Lào. Để khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã tận dụng
mọi nguồn lực sẵn có. Nhưng dường như nguồn lao động từ người Việt di dân
là không đủ nên việc bóc lột sức lao động của tù nhân cũng được coi trọng.
Những cụ già còn sống vẫn lưu giữ nhiều kí ức về ngày xa xưa đấy. “Hồi đó,
người Việt mình không làm buôn bán nhiều mà chủ yếu là làm nghề và làm
thuê cho Pháp... Người Việt cũng làm công nhân đồn điền, làm culi cho các
đồn điền của Pháp như đồn điền cây số 6 trồng chè rồi đào, lê nữa. Hồi ấy,
Pháp cũng đưa nhiều tù binh người Việt bị xích đi qua phố dắt về các đồn
điền làm việc rồi làm đường nữa [12;tr.65].
Đi liền với việc sử dụng lao động tù nhân và để củng cố cho bộ máy cai
trị, Pháp bắt nhiều lính người Việt sang Lào để phục vụ và bảo vệ quyền lợi
cho chính quyền thực dân. Ngoài ra đi giám sát đội quân culi là những đội

21


×