Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.32 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
***

LÊ THỊ DUNG

THƠ BÙI GIÁNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY
NGHỆ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN BÁ THÀNH

HÀ NỘI 2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................... - 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................ - 4 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................................. - 5 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. ........................................................................................ - 6 -

3.1/ Giai đoạn trƣớc năm 1975 ............................................................ - 6 3.2/ Giai đoạn sau 1975 ......................................................................... - 8 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. - 14 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN .............................................................................. - 14 -

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................... - 15 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ
QUAN NIỆM THƠ BÙI GIÁNG. ......................................................... - 15 1.1. Một số vấn đề về tƣ duy nghệ thuật. ........................................... - 15 1.1.1. Khái niệm tư duy. ....................................................................... - 15 1.1.2. Khái niệm tư duy nghệ thuật. ..................................................... - 16 1.2. Quan niệm thơ của Bùi Giáng ..................................................... - 18 1.2.1/ Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. ............................. - 18 1.2.2/ Quan niệm thơ........................................................................... - 21 1.2.2.1/ “Thơ chơi” .......................................................................... - 21 1.2.2.2/ Thơ là cảm xúc ................................................................... - 24 1.2.2.3/ Sáng tạo một cách ngẫu hứng ........................................... - 27 1.2.2.4/ Thơ là bất khả tri ............................................................... - 29 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI GIÁNG - 34 2.1/ “Tháp Bay - on” của cái tôi............................................................. - 34 2.1.1/ Cái tôi yêu đời buổi “mƣa nguồn”. ......................................... - 37 2.1.2/ Cái tôi mộng mị hoài vọng về tình yêu xa xôi. ....................... - 41 2.1.3/ Cái tôi “cuồng khấu” đi tìm cội nguồn và những ám ảnh về lẽ
sinh tử. .................................................................................................. - 48 2.1.4/ Cái tôi thông tuệ với những triết lý, chiêm nghiệm về cuộc đời
và lẽ vô thƣờng. ................................................................................... - 54 2.2/ “Em”: ngƣời đẹp và những ám ảnh ............................................... - 58 2.2.1/ Kiều nữ và sự cuồng si.............................................................. - 58 -


2.2.2/ “Em” hay những ám ảnh khôn cùng về cái đã qua, cái khó nắm
bắt. ........................................................................................................ - 61 2.3/ “Mẹ”: Niềm mơ đi giữa cõi thực .................................................... - 64 2.3.1/ Mẫu thân sùng kính .................................................................. - 65 2.3.2/ “Nguyên Lý Mẹ” rộn ràng trong thơ ...................................... - 67 CHƢƠNG 3: BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ THƠ BÙI GIÁNG .. - 73 3.1/ Biểu tƣợng. ....................................................................................... - 73 3.1.1/ Cố quận: niềm hoài niệm …..................................................... - 74 3.1.2/ Sa mạc: nỗi cô đơn tự đoạ đày................................................. - 76 3.1.3/ Tim máu: phần “ngƣời” trong sáng, đầy nhiễu động ........... - 78 3.1.4/ Đƣời ƣơi: “tinh thể ngƣời” Bùi Giáng .................................... - 80 3.2/ Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng ................................................................. - 82 3.2.1/ Ẩn ngữ đậm đặc và khả năng biểu hiện của thứ ngôn ngữ đa
nội lực. .................................................................................................. - 83 3.2.2/ Ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt vừa uyên bác, vừa “lem luốc bụi
giang hồ”. ............................................................................................. - 87 3.2.3/ “Cái nếp gấp vô ngần trong ngôn ngữ” và những “giới hạn” của


Bùi Giáng trong thơ. ........................................................................... - 91 3.2.3.1. Bùi Giáng phủ nhận khả năng tái hiện hiện thực của ngôn
ngữ. ................................................................................................... - 92 3.2.3.2. Sự tuỳ tiện trong sử dụng ngôn ngữ và sự sáo, nhàm trong
cách lặp. ........................................................................................... - 93 3.2.4/ Ngôn ngữ trong thơ lục bát Bùi Giáng ................................... - 98 -

KẾT LUẬN .......................................................................................... - 104 -


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thế giới nghệ thuật hay tác phẩm của nhà văn vốn được xem là một
“thế giới mở” đối với người đọc, người thưởng thức, khám phá. Tiếp cận tác
phẩm theo hướng nào để đạt được hiệu quả lớn nhất tuỳ thuộc vào khả năng,
năng lực của từng loại độc giả. Tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng –
một dạng hoạt động trí tuệ của con người nhằm hướng tới sáng tạo và tiếp
nhận tác phẩm nghệ thuật, cũng là một hoạt động nhận thức có tính nghệ
thuật nhằm phản ánh hiện thực theo một lý tưởng thẩm mỹ. Chính vì vậy,
tiếp cận văn chương nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tư duy
nghệ thuật là hướng tiếp cận có chiều sâu, mang tính hệ thống và toàn diện.
Từ ý nghĩa và khả năng ấy, chúng tôi đã chọn “tư duy nghệ thuật” như một
“công cụ trí tuệ” nhằm tiếp cận, khám phá thế giới nghệ thuật, thế giới thơ
của Trung Niên thi sĩ – Bùi Giáng.
Bùi Giáng vốn được xem là ngôi sao sớm toả sáng trên nền trời văn học
đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975. Nhưng ông cũng là ngôi sao kì dị
bậc nhất, một mình một thứ ánh sáng khó có thể nhầm lẫn. Cuộc rong chơi
hết mình giữa cuộc đời và cuộc tận hiến tận cùng cho thi ca của người nghệ
sĩ đặc biệt này đã khiến không ít người kinh ngạc, băn khoăn và cảm phục.
Là một hiện tượng thơ tương đối phức tạp, với khối lượng khá lớn các sáng
tác gồm hơn 20 tập thơ, hơn 20 tác phẩm khảo luận và nghiên cứu, phê bình
và hàng chục tác phẩm dịch thuật văn chương, thơ ca, triết học của nhiều tác
gia lớn trên thế giới. Xuất hiện trên thi đàn vào đầu những năm 60 của thế

kỷ XX cho đến lúc từ giã cõi đời (năm 1998), có lẽ tài sản quý giá nhất ông
để lại vẫn là thơ ca. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhìn nhận, đánh giá đầy đủ
giá trị thơ văn và vị trí của tác giả này trong tiến trình phát triển văn học Việt
Nam nói chung vẫn chưa nhiều so với “tài sản” ông để lại. Thiếu những
công trình nghiên cứu thật sự công phu, toàn diện, đánh giá đầy đủ những


thành tựu, hạn chế và đóng góp của Bùi Giáng cho thơ ca dân tộc. Nhiều bài
viết nhỏ lẻ, thường là những cảm nhận bước đầu có phần chủ quan của
những người gần gũi nhà thơ, người yêu thơ và yêu người thơ. Bởi vậy,
chọn thơ Bùi Giáng làm đối tượng khám phá chúng tôi mong muốn góp
thêm một cách nhìn về thơ ông, qua đó góp phần đưa thơ Bùi Giáng tiếp cận
gần hơn với văn học đương thời và với cả những độc giả còn xa lạ với thơ
của “thi sĩ kì dị” này.
2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Chọn đề tài “Thơ Bùi Giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” luận văn
hướng đến tìm hiểu quan niệm nghệ thuật, khảo sát đặc trưng, ý nghĩa của hệ
thống nhân vật trữ tình, biểu tượng và ngôn ngữ thơ của Bùi Giáng. Do vậy,
đối tượng nghiên cứu ở đây là các tập thơ của thi sĩ. Nhưng, vì nhiều lí do
khách quan, chẳng hạn thơ Bùi Giáng bị mất mát, thất lạc nhiều, đặc biệt là
những tập thơ được sáng tác trước năm 1975 vẫn chưa được tập hợp đầy đủ,
nên chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát hết toàn bộ thơ của ông. Tuy nhiên,
có thể khẳng định, những tập thơ được đề cập trong công trình này như
“Mưa nguồn”, “Rớt hột phiêu bồng”, “Rong rêu”, “Mười hai con mắt”,
“Mùa màng tháng tư”… là những tác phẩm tương đối tiêu biểu cả về nội
dung và nghệ thuật của thế giới thơ Bùi Giáng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử
dụng tư liệu là các bài viết của Bùi Giáng trong một số tác phẩm như “Ngày
tháng ngao du”, “Tư tưởng hiện đại”, “Mùa xuân trong thi ca”…đây không
hẳn là tác phẩm thơ hay văn thuần tuý mà có sự đan xen cả hai thể loại, bởi
với Bùi Giáng “Văn xuôi cũng phải buộc là thơ” (Tư tưởng hiện đại). Hơn

nữa, những cuốn sách này thể hiện tương đối toàn diện quan niệm thơ ca của
Bùi thi sĩ. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cố gắng đặt thơ ông vào
dòng chảy văn học dân tộc, trong sự đối sánh với một số nhà thơ khác nhằm
tìm ra cái riêng và sự đóng góp của Bùi Giáng vào gương mặt thơ ca dân tộc.


Nghiên cứu thơ Bùi Giáng từ góc độ tư duy nghệ thuật chúng tôi hi
vọng sẽ hé mở được nhiều vấn đề lí thú trong thế giới nghệ thuật còn nhiều
bí ẩn này, qua đó phát hiện những tìm tòi, đổi mới, cái dòng riêng và đóng
góp của Bùi Giáng cho thơ ca hiện đại Việt Nam.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Nếu lấy năm 1975 làm ranh giới thì Bùi Giáng là một trong những nhà
thơ đã sống và sáng tác ở cả 2 giai đoạn lịch sử đất nước: trước 1975, ở miền
Nam – thời kỳ văn hoá nô dịch của đế quốc Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn và
sau 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Do vậy, dựa trên những quan
điểm, tư tưởng khác nhau mà thơ Bùi Giáng được nói đến ở 2 thời kỳ cũng
có những điểm khác nhau.
3.1/ Giai đoạn trƣớc năm 1975
Sự xuất hiện của một loạt các tập thơ như “Mưa nguồn” (1962), “Màu
hoa trên ngàn”(1963), “Ngàn thu rớt hột”(1963)… gắn cùng cái tên Bùi
Giáng đã thu hút sự chú ý của độc giả và ngay sau đó bắt đầu có những bài
viết về thơ và cả con người nhà thơ. Nam Chữ trong “Bùi Giáng, về cố
quận” [79; 43-45] khen ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là thứ “ngôn từ tài tử” đã
góp phần “đánh dấu một bước chuyển mình của thi ca hôm nay”, bởi
“những dung từ khó khăn nhất, những âm vận ngắn củn nhất…trở nên linh
hoạt dị thường, đều trở nên nhẹ nhàng và âm điệu réo rắt”. Trần Tuấn Kiệt
trong “Chung quanh vấn đề Bùi Giáng” khẳng định rằng: “Chúng ta muốn
nói về thơ của Bùi Giáng chúng ta phải viết lại cả khu rừng văn học từ cổ
chí kim” [79;77]. Hay như Trần Hữu Cư với “Bùi Giáng, trên đường về cố
hương” đã lưu ý đến yếu tố hồn quê trong thơ Bùi Giáng, tác giả này cho

rằng: “Tất cả những gì ông đang làm… là làm một cuộc lên đường tìm lại
một “màu hoa trên ngàn”, “một tinh thể quê hương”cho thời hiện đại…hoài
vọng một “cõi” nào đó của xưa kia” [79;66]…


Các đề tài về tình yêu và người đẹp đã trở thành một nội dung nổi bật
trong thơ Bùi Giáng giai đoạn này, theo đó, các nhà ngiên cứu cũng đã dành
cho nó sự lưu tâm đặc biệt. Cao Huy Khanh là một trong nhiều người quan
tâm đến mảng đề tài này, ông cho rằng: “Mê gái là một vấn đề siêu hình ác
liệt (gái chiêm bao ” trong thơ Bùi Giáng [79;61]. Ngoài ra tác giả này cũng
bước đầu nhận ra triết lý về cuộc sống của Bùi Giáng: “Văn chương Bùi
Giáng là một nỗ lực giải quyết và thực hiện tư tưởng triết lí sinh tồn một
cách sống động và thơ mộng (phố thị)” [79;60]. Bên cạnh đó, việc xác định
tư tưởng trong thơ Bùi Giáng cũng là một trong những vấn đề thu hút sự
khám phá của nhiều người, với nhiều ý kiến khác nhau. Nam Chữ cho rằng
thơ Bùi Giáng không “chịu ảnh hưởng của nền triết học u mặc phương Tây
hay một thứ căn để mọi chủ thuyết siêu hình, càng không phải là một loại
triết học hư vô nào đó, không có những yếu tố thần bí hoá hay phục dịch cho
một thứ đường hướng rõ rệt, đứng ngoài hết mọi phái siêu hình, tượng
trưng, phiếm thần hay thần bí” [79;47].
Trên phương diện hình thức nghệ thuật, nhiều tác giả thể hiện rõ sự tâm
đắc đối với cách sử dụng ngôn ngữ bình dân và thể loại lục bát của Bùi
Giáng. Cao Huy Khanh nhận định rằng “Nhà thơ Bùi Giáng cốt yếu là một
hiện tượng ngôn ngữ độc đáo, ngôn ngữ thành tựu từ mối đam mê nguồn thơ
lục bát (đặc biệt là Truyện Kiều) phối hợp với âm điệu ca dao thuần túy dân
tộc ” [79;64]. Nguyễn Đình Tuyển trong “Những nhà thơ hôm nay” khen
“lời thơ thâm trầm, trang nhã mà không xa lời ca nơi đồng ruộng, thôn
trang: bình dị mà tân kỳ” …
Tóm lại, thời kỳ này đã có nhiều bài phê bình về thơ Bùi Giáng, trong
đó không ít tác giả đã thể hiện sự tìm tòi, phát hiện khá chính xác các giá trị

thơ của Trung niên thi sĩ trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Tuy
nhiên, bên cạnh đó nhiều bài viết cũng thể hiện thái độ khen, chê nhưng còn
khá chung chung. Những lời khen thường ít đi kèm với các dẫn chứng cụ


thể, mang đậm tính chủ quan của người nhận xét nên tính thuyết phục chưa
cao. Không phủ nhận thơ Bùi Giáng hay nhưng vẫn còn không ít hạn chế mà
các tác giả hoặc chưa nhận ra hoặc không muốn thừa nhận. Điều này, một
phần xuất phát từ cách nhìn nhận của người đánh giá, mặt khác do độ lùi
thời gian chưa đủ giúp các tác giả có cách nhìn nhận sâu sắc, thấu đáo về thơ
Bùi Giáng.
3.2/ Giai đoạn sau 1975
Đất nước thống nhất và văn chương cũng được “thu về một mối”, được
tạo cơ hội để phát triển sâu rộng hơn. Các giá trị văn chương trong quá khứ
lẫn hiện tại bắt đầu được chú ý tìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng hơn. Bộ phận
văn học đô thị miền Nam 1945 – 1975 theo đó cũng thu hút sự quan tâm của
nhiều tác giả. Với việc cho xuất bản lại một số tác phẩm thơ, khảo luận, dịch
thuật (năm 1993) Bùi Giáng là một trong những nhà thơ bắt đầu được nhìn
nhận một cách tổng thể cả về thơ ca và con người.
Nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đã “gặp nhau” khi khẳng định Bùi
Giáng là một “hiện tượng thơ” của văn học đô thị miền Nam nói riêng và
văn học Việt Nam nói chung. NXB Trẻ (tháng 11/1997) giới thiệu tập “Đêm
ngắm trăng” của thi sĩ này như sau: “những cái “không ổn” kết hợp hài hoà
với những cái gọi là “ổn” trong tác phẩm Bùi Giáng để làm thành một hiện
tượng lạ lùng, đặc dị: chính là hiện tượng Bùi Giáng đã được nói đến rất
nhiều trong sinh hoạt văn nghệ ở miền Nam với nhiều mỹ cảm. Có thể nói
Bùi Giáng là một hiện tượng “siêu quậy” trong sáng tác ”. Các tác giả đã
dành nhiều công sức để khai thác các giá trị nghệ thuật thơ Bùi Giáng, làm
nổi bật các hình ảnh ruộng đồng, thiên nhiên và người nữ. Huỳnh văn Hoa
trong “Đi tìm xuân qua “Mưa nguồn” của Bùi Giáng” đã nhận định rằng:

“Ông thổi vào “Mưa nguồn” một hơi thở rất nhiều hương đồng gió nội.
Phải chăng ông mượn điển tích Tô Vũ… từng chăn dê gửi tình yêu đến với
bát ngát thiên nhiên…Xuân như suối nguồn chảy ra từ một cõi uyên nguyên


nào, không cụ thể. Đó là thứ xuân đầu chứa đầy chiêm bao, huyền thoại, hư
ảo quyện với cuộc đời thực nhiều mơ mộng. Sau “Mưa nguồn” cánh cửa thơ
ông uyên áo quá, khó đi vào ” [16;11]. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có
những nhận xét mang tính suy diễn, khó chấp nhận về hình ảnh thiên nhiên
trong thơ Bùi Giáng. Chẳng hạn: “Bùi Giáng xót xa, đau đớn có thể chết đi
được (chứ điên nhằm nhò gì) khi thấy người ta thản nhiên phung phí lòng
bao dung của bà mẹ thiên nhiên… Bùi Giáng mong muốn người ta khẩn
trương ý thức bảo tồn cái mầm sống vốn rất mong manh…” [79;12], nhận
xét này được dành cho bốn câu thơ nằm trong tập “Mưa nguồn”: Em về mấy
thế kỉ sau/ Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?/ Ta đi còn gửi đôi
dòng/ Lá rơi có dội ở trong sương mù”!. Nói về tình yêu dành cho người nữ
của Bùi Giáng, Đào Hiếu cho rằng: “Bùi Giáng là chàng si tình số một trên
cõi đời này và vì mê gái mà chàng thi sĩ tài hoa kia sẵn sàng phá huỷ thi ca
của mình, phá huỷ thân xác của mình. Và chính điều đó – chứ không phải thi
ca, tư tưởng hay sự uyên bác – đã làm cho ông vĩ đại” [79; 40]. Nhưng Hồ
Bửu Khánh lại chê Bùi Giáng “bỡn cợt thơ và “quấy rối tình dục” tư tưởng
của ông. Toàn bộ suy nghĩ của ông chỉ là sự tập hợp những khát vọng vụn
vặt về tình ái và lẽ tử sinh” [79;38]…
Nói đến tư tưởng của Bùi Giáng trong thơ, Lê Khiêm Trung trong
“Nguyên khởi về cõi tinh mật Bùi Giáng” khẳng định: “tâm thức của Bùi
Giáng mang đầy những khắc khoải hiện sinh… Cách nhìn đời của Bùi
Giáng phần nào chịu ảnh hưởng của trào lưu triết học hiện sinh, mang nặng
tính chất bi quan nhưng không tuyệt vọng” [79; 45-48]. Thơ Bùi Giáng khó
tiếp cận và cảm thụ bởi thơ ông chịu sự tác động của nhiều tư tưởng khác
nhau, có cả tư tưởng phật giáo phương Đông lẫn tư tưởng phương Tây với

triết học Heidergger, Camus… Điều này khiến thơ ông “bí ẩn và siêu thực,
đầy dấu vết của tiềm thức dụ ngôn” [79;57]. Cố gắng gạt bớt những sương
khói để “Đi vào cõi thơ Bùi Giáng”, Trần Hữu Dũng nhận thấy Bùi Giáng đã


“xoá nhoà ranh giới giữa văn chương cao cấp và văn chương bình dân, ông
hoà nhịp với Nguyễn Du, Nerval, Whitman và cả với các nhà thơ hiện đại
ngày nay không một chút khiên cưỡng nào” [79;43]. Còn Trương Vũ Thiên
An lại cho rằng “Khó mà thấy được chính kiến của Bùi Giáng trong thơ
ông… Và công bằng mà nói cách viết của ông nhiều lúc cực kì khó hiểu.
Thành ra ông cứ … điên!” [79; 49-54]…
Bàn về hình thức nghệ thuật thơ Bùi Giáng, bên cạnh việc nhấn mạnh
tính đa dạng đến phức tạp của nó, một lần nữa các nhà nghiên cứu lại quay
trở lại với thể lục bát và khẳng định Bùi Giáng đặc biệt sở trường ở thể thơ
này. Bùi Giáng dùng cái lối cà rỡn trào lộng của người dân Quảng Nam, đặc
biệt là cách nói lái tinh quái như cách cố tình đem cái tài hoa của mình trộn
lẫn với cái thô tục, điều đó đã phần nào cho thấy sự “không ngừng nỗ lực
sáng tạo nên một phong cách ngôn ngữ riêng biệt – ngôn ngữ Bùi Giáng”.
Vũ Đức Sao Biển cho rằng Bùi Giáng đã “đem nụ cười vào thi ca trữ tình,
lãng mạn… có sự rong chơi của ngôn ngữ. Cách sáng tạo của anh cực kì
hồn nhiên, thơ mộng” [1;35-37]. Hay Nguyễn Lương Vỵ khen Bùi Giáng có
tài “tung hứng những ẩn ngữ một cách nghiêm cẩn u hoài,.., tiếu lâm tục tĩu
một cách thượng thừa, thánh thiện” [79; 41]…
Sự khẳng định các giá trị nội dung, nghệ thuật trong thơ Bùi Giáng giai
đoạn này một lần nữa khẳng định Bùi Giáng có sức thu hút các nhà nghiên
cứu. Thiên nhiên nơi quê nhà hay tình yêu dành cho những người phụ nữ
đẹp là những hình ảnh thường xuyên đi về trong thơ Trung niên thi sĩ. Đồng
thời, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sự phức tạp trong tư tưởng Bùi
Giáng chính là nhân tố gây nên sự khó hiểu và các ẩn ngữ trong thơ, cũng
như gây nên nhiều ý kiến, đánh giá bất tương đồng. Tuy nhiên, nhiều người

đã cùng chung quan điểm khi cho rằng Bùi Giáng là một “hiện tượng thơ”,
một “hiện tượng dị biệt” cả trong thơ lẫn cuộc sống.


Ngoài các tác giả trong nước có bài nghiện cứu về thơ Bùi Giáng, nhiều
tác giả Hải ngoại cũng xem thi sĩ này là đối tượng tìm tòi, khám phá.
Nguyễn Hưng Quốc trong “Thơ, cuộc hoà giải vô tận hay một cái nhìn về
quá trình vận động của thơ Việt Nam” cho rằng: Bùi Giáng đã “vượt ra
ngoài chủ nghĩa hiện đại”, ông “xoá nhoà những đường biên về giọng điệu,
xoá nhoà ranh giới giữa truyền thống và hiện đại…làm cho cái thiêng liêng
trở thành bình thường, cái thô tục trở thành cái thơ mộng…xoá nhoà cái gọi
là văn hoá cao cấp với văn hoá bình dân, xoá nhoà luôn cả chính chất
nghiêm nghị, nghiêm túc…”, ngoài ra tác giả này còn khẳng định Bùi Giáng
là “nhà thơ hậu hiện đại chủ nghĩa” bởi ông có “khá nhiều bài thơ là loại
thơ không thể giảng” [51;45-57]. Nhận định này chưa thật sự khách quan,
phần nhiều suy diễn theo chủ định của người viết nhằm phục vụ mục đích
khác ngoài thơ văn.
Ngày 07/10/1998 Bùi Giáng qua đời. Ngay sau đó đã có một loạt bài
viết đăng trên các báo, tạp chí để vĩnh biệt nhà thơ, đồng thời khẳng định
“Bùi Giáng chẳng bao giờ mất đi giữa cuộc đời này…”. Cao Vũ Huy Miên
với “Ngàn thu rớt hột..” say cuồng nhặt chơi” đăng trên Sài Gòn giải phóng,
Sơn Nam với “Thơ Bùi Giáng” trên Tuổi trẻ chủ nhật, “Đi thiêm thiếp cõi
mai sau lạ lùng” của Ý Nhi trên Phụ nữ chủ nhật, Thu Bồn trên Văn nghệ
TP HCM với “Tại thể bơ vơ Bùi Giáng”, hay Phanxipăng với “Bùi Giáng –
một tài hoa kì dị” đăng 4 kỳ trên Thế giới mới… Tháng 3/2005 Báo Thanh
niên đăng liên tiếp các kỳ về “Bùi Giáng – thi sĩ kì dị” của nhiều tác giả như
Trần Đình Thu, Đặng Tiến, Thanh Thảo, Cung văn Nguyễn Vạn Hồng,
Hoàng Kim. Các bài viết đã tập trung lí giải thơ ca, con người Bùi Giáng,
đặc biệt chú ý đến “con người bất thường” Bùi Giáng ở tốc độ viết sách, tình
yêu dành cho nàng Kiều, cho loài vật; khai thác sự ảnh hưởng của Nguyễn

Du và Heidegger đối với thơ của thi nhân…


Đề tài tình yêu trong thơ Bùi Giáng một lần nữa trở lại. Nhiều tác giả
thời kỳ này đã bàn về sức ám ảnh tình yêu đối với người nữ, người vợ cũ
trong kí ức lẫn trong thơ Bùi Giáng. Vũ Hoàng Thư khen ngợi Bùi Giáng “là
một thi sĩ ngợi ca tình yêu lãng mạn” [99], Vũ Đức Sao Biển khẳng định
“Bùi Giáng khởi đầu sự nghiệp thi ca của mình với những tập thơ tình,
những bài thơ tình nồng nàn, say đắm” … Bên cạnh đó, nhiều tác giả còn đề
cập đến tình yêu dành cho quê hương xứ sở của thi nhân. Về hình thức nghệ
thuật, nhiều tác giả tập trung tứ thơ, giọng điệu thơ độc đáo, đồng thời thêm
một lần nữa khẳng định sự đặc sắc trong ngôn ngữ thơ, khả năng sử dụng
ngôn ngữ đời thường và thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống được “thổi
hồn vào đó hồn thơ của riêng ông”. Đồng thời có tác giả cũng chỉ ra một
trong những hạn chế trong thơ Bùi Giáng là sự lặp lại chính mình ngay cả
trong thơ, khiến cho nhiều hình ảnh đẹp dùng nhiều lần trở nên sáo …
Viết về Bùi Giáng giai đoạn này, Bùi Công Thuấn là người đưa ra khá
nhiều chính kiến khá thú vị. Tác giả này đã lý giải trạng thái “điên” của Bùi
Giáng là “một thái độ sống có ý thức”, “một thái độ chọn lựa hiện sinh” và
khẳng định thơ Bùi Giáng là “thơ tư tưởng, tôn vinh những người phụ nữ là
mẫu thân, là nỗi đau kiếp nhân sinh”, “thơ Bùi Giáng tài hoa ở câu chữ,
những câu chứa đầy bí mật…”. Tác giả này cho rằng giá trị thơ Bùi Giáng
nằm ở sự thay đổi các kiểu tư duy đột ngột “từ tư duy hình tượng sang tư
duy cụ thể, rồi lại chuyển sang tư duy triết học. Tư tưởng là tư tưởng của
kinh Kim Cang, kinh Hoa Nghiêm, tư tưởng Thiền, tư tưởng Nguyễn Du –
Bùi Giáng mượn tư tưởng ấy để thể hiện hồn mình” và thiên nhiên trong thơ
là “thiên nhiên khái niệm, mang tính trí tuệ, tính tư tưởng cao của thơ
Đường, mang cái nhìn Hoa Nghiêm, màu sắc Kiều của Nguyễn Du…”
[98]…
Tóm lại, bắt đầu từ những tác phẩm đầu tay đến những trang bản thảo

cuối cùng còn dang dở, Bùi Giáng đã tạo ra một thế giới thơ ca độc đáo,


khác biệt, thậm chí là khác người của riêng mình. Người ta xem ông là một
“hiện tượng thơ”, một “hiện tượng kì dị” cả trong thơ lẫn đời thường. Ông
và thơ ông như thanh nam châm, duy có điều đó là thứ nam châm không
phải hút được tất cả kim loại, nó chỉ có sức hút và hút một cách mãnh liệt
với những người thực sự yêu và tìm thấy trong thơ ông những giá trị. Và dù
khen hay chê, người ta vẫn không thể phủ nhận một điều rằng, Bùi Giáng thơ và người thơ là cả một dấu hỏi lớn cần được khám phá. Sự khám phá, lý
giải, nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình, của bạn đọc yêu thơ trước,
sau năm 1975 và cả khi Bùi Giáng mất đến nay đều hướng đến làm rõ và
nêu bật các giá trị nội dung, nghệ thuật trong thơ; đồng thời cũng chỉ ra
những hạn chế của thơ Bùi Giáng ở cả 2 phương diện ấy. Về nội dung: nổi
bật nhất vẫn là tình yêu với người nữ, quê nhà, trần gian, sự kết hợp nhiều tư
tưởng và triết lý sống của nhà thơ. Về nghệ thuật: độc đáo nhất là sự sáng
tạo trong thể thơ lục bát và cách sử dụng ngôn từ. Một số hạn chế, như: sự
lặp lại, nhiều ẩn ngữ, tư tưởng phức tạp… Viết về ông không chỉ có các nhà
phê bình trong nước mà còn nhiều cây bút hải ngoại mang tư tưởng chính trị
phản động, có cái nhìn thiếu khách quan, suy diễn. Do vậy, khi tìm hiểu về
Bùi Giáng ta có thể bắt gặp những ý kiến nhiều khi trái chiều. Điều này đòi
hỏi cái nhìn và sự đánh giá khách quan của bạn đọc sáng suốt, căn cứ trên
tác phẩm và tôn trọng tác phẩm.
Còn với riêng Bùi Giáng, cái “tâm nguyện bình sinh” của ông gửi đến
người đọc vẫn là “Mong mỏi một điều duy nhất: đừng bao giờ bạn đọc bận
tâm về bất cứ lời bàn bạc nào thật hay giả của bất cứ “bạn hữu” nào đó xưa
nay của tôi ở Việt Nam hay ở hải ngoại” (Bùi Giáng, 2008, Rớt hột phiêu
bồng – Di cảo thơ VI, NXB Văn nghệ).


4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp đặc trưng trong
nghiên cứu Khoa học xã hội như:
+ phương pháp phân tích, tổng hợp đối với các bài thơ cụ thể, được sử
dụng làm dẫn chứng nhằm làm sáng rõ các luận điểm được khái quát.
+ phương pháp thống kê, so sánh để có được các kết luận chính xác về
giá trị và hạn chế của thơ ca Bùi Giáng,
+ phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội để làm sáng rõ ảnh hưởng
của các luồng tư tưởng xã hôi trong thơ Bùi Giáng.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, chúng tôi còn kết hợp sử dụng một
số phương pháp khác như phương pháp loại hình, phương pháp nghiên cứu
văn hoá…
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề về Tư duy nghệ thuật và Quan niệm thơ của
Bùi Giáng.
Chƣơng 2: Nhân vật trữ tình trong thơ Bùi Giáng.
Chƣơng 3: Biểu tượng và ngôn ngữ thơ Bùi Giáng.


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Một số vấn đề về Tƣ duy nghệ thuật và Quan
niệm thơ của Bùi Giáng.
1.1.

Một số vấn đề về tƣ duy nghệ thuật.

1.1.1. Để hiểu thế nào là “tư duy nghệ thuật”, trước hết cần làm rõ khái
niệm “tư duy”.
Theo từ điển triết học thì “Tư duy là một hoạt động nhận thức lý tính

của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống
tinh vi của gần 16 tỷ tế bào thần kinh” (Rôdentan.M; Iudin.P, 1976, Từ điển
triết học, NXB Sự thật).
Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người đối
với thê giới khách quan, quan hệ giữa con người với con người và quan hệ
giữa các sự vật, hiện tượng; truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối
quan hệ đó bằng các phương tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năng nhân
thức của tư duy.
Nói đến tư duy là nói đến ngôn ngữ. Bởi ngôn ngữ là công cụ của tư
duy, là cái vỏ vật chất của tư tưởng. Tuy nhiên, nếu không có ngôn ngữ thì
tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ánh có tính bản năng trước
hiện thực. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tiếng
kêu bập bẹ của đứa trẻ sơ sinh. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong
phú, tinh xảo. Đến lượt mình, ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu được
vào bản chất của sự vật.
Người ta đã đưa ra nhiều cách để phân loại tư duy, một trong số đó là
căn cứ vào các tập hợp của hình thái ý thức xã hội. Theo con đường của các
hình thái ý thức xã hội thì tư duy được chia thành 3 nhóm lớn, bao gồm: tư
duy khoa học, tư duy nghệ thuật và tư duy tôn giáo. Trong tư duy nghệ thuật
thì tư duy thơ ca có ảnh hưởng chi phối và phổ biến hơn cả.


1.1.2. Về khái niệm tư duy nghệ thuật, Từ điển thuật ngữ văn học định
nghĩa như sau: “Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người
hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật”. Bản chất của nó do
phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình
tượng quy định. Sự chuyên môn hoá lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ
thuật và tiềm năng nhận thức của nó.
Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái
quát hoá hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện của nó là

các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được. Cơ sở của nó là tình cảm.
Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là ngoài tính giả định, ước lệ, nó
hướng tới việc nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính mang nội
dung khả nhiên (cái có thể có), có thể cảm thấy theo xác suất, khả năng và
tất yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật
thường mang tính chất phổ quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt.
Bằng trí tưởng tượng sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ
thuật, nghệ sĩ xây dựng các giả thiết, làm sáng tỏ các bộ phận còn bị che
khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng chưa biết”. tính cấu trúc của tư duy
nghệ thuật gắn với năng lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt
nó qua những dấu hiện phát sinh đồng thời, phát hiện các mối liên hệ mới
chưa được nhận ra. Nhờ các đặc điểm này mà tư duy nghệ thuật có thể khắc
phục sự hạn hẹp của tư duy lý thuyết, nắm bắt được các khía cạnh bị lối tư
duy ấy bỏ qua.
Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực
tiếp” cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các kí hiệu nghệ thuật, các hình
tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là hệ
thống năng động gồm các quy tắc sử dụng kí hiệu để giữ gìn, tổ chức và
truyền đạt thông tin. Điểm xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lí tính, là
trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hoá các kết quả nhận


thức. Đặc điểm của tư duy nghệ thuật là tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính
ẩn dụ. Trên cơ sở của tư duy nghệ thuật người ta tạo ra các tư tưởng và quan
niệm nghệ thuật, lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệ thuật. Dạng tư
duy này chỉ phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng biết cảm nhận một cách
nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, nắm bắt tinh thần thời đại, dự báo tương lai
và tài năng sáng tạo nghệ thuật [12; 381-382].
Từ góc độ triết học và văn học, trong tác phẩm “Tư duy thơ và tư duy
thơ hiện đại Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Bá Thành đã đưa ra các kiến giải

về tư duy nghệ thuật nói chung và tư duy thơ nói riêng. Tác giả cho rằng:
“Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là
sự hình tượng hoá hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy
nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan
của người sáng tạo”.[55;36]
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nhưng
nó mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ khả năng biểu
hiện của ngôn ngữ thơ phong phú và đa dạng. Mặt khác, phương tiện ngôn
ngữ của tư duy thơ là một phương tiện giao tiếp có tính xã hội hoá cao độ.
Vì vậy thơ có thể biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc,
nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp. Biểu tượng thi ca vừa mang tính chất biểu
tượng thính giác, vừa mang tính chất biểu tượng thị giác, nghĩa là trong thơ
vừa có nhạc, vừa có hoạ. Cho nên “Tư duy thơ là phương thức nhận thức và
biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn ngữ”. Đặc điểm quan
trọng nhất của tư duy thơ là là sự thể hiện cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái
tôi đang tư duy. Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức
chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình
coi trọng sự biểu hiện của cái chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong
mọi bài thơ. Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư
duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất


định… Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại.
Về mặt nội dung nhận thức, có thể coi tư duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh
động của những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng phổ biến
nhất của một cộng đồng người [55;55-58].
Những nét khái quát cơ bản nhất về tư duy nghệ thuật, tư duy thơ trên
đây sẽ là những định hướng lý luận cơ bản giúp chúng tôi đặt ra và giải
quyết các vấn đề trong luận văn.
1.2.


Quan niệm thơ của Bùi Giáng

1.2.1/ Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Bùi Giáng sinh ngày 17/12/1926 tại làng Vĩnh Trinh, xã Thanh Châu
(nay là Duy Châu) huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mảnh đất vùng
duyên hải nam Trung bộ đầy nắng gió in đậm trong tâm trí, kí ức nhà thơ và
đã không ít lần Bùi Giáng nhắc đến: “Hồi nhỏ tôi được sinh ra và lớn lên
trong miền quê hẻo lánh. Chung quanh có ruộng đồng, sông núi trùng điệp,
những đám cỏ chạy suốt tuổi thơ. Làng tôi xưa kia có nhiều cỏ mọc, cỏ mọc
từ trong làng ra ngoài ruộng, tới những cồn, gò, đồi núi thật xanh” [83]. Bùi
Giáng vừa là tên thật, vừa là bút danh của ông trong đa số các tác phẩm.
Ngoài ra thi sĩ này còn một số bút danh khá đặc biệt, cũng rất thơ như Trung
niên thi sĩ, Thi sĩ buổi hoàng hôn, Bùi Giàng Dúi, Người chăn trâu, Đười
Ươi thi sĩ, Bùi Giáng Búi… Ông từng là học trò của thầy Lê Trí Viễn ở tại
trường Bảo An (1936), đến năm 1939 ông học trường Thuận Hóa với các
Giáo sư Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Nguyễn Đức Nguyên…
và nhiều người trong số họ đã cho rằng Bùi Giáng là “học sinh độc đáo và
văn chương sâu sắc”. Bùi Giáng lập gia đình năm 1945, ba năm sau vợ ông
qua đời. Nhiều người cho rằng sự mất mát bất ngờ này đã mãi ám ảnh Bùi
Giáng và ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của ông, đặc biệt là thơ. Có
một thời gian Bùi Giáng nhập ngũ, trở thành bộ đội công binh, chiến đấu ở
chiến trường Quảng Nam (khoảng từ năm 1949 đến 1952). Sau khi xuất ngũ


ông vào Sài Gòn bắt đầu mày mò tự học tiếng nước ngoài, soạn “sách giáo
khoa” và dạy học. Bắt đầu thời kỳ Đệ nhất cộng hoà (Ngô Đình Diệm, 1954
- 1963) các hoạt động văn hoá, văn nghệ trở nên sôi nổi, Bùi Giáng cũng có
thơ gửi đăng báo. Không lâu sau Bùi Giáng nghỉ dạy để chuyên tâm vào làm
thơ, nghiên cứu và dịch thuật. Năm 1969 căn gác gỗ trong hẽm đường Phan

Thanh Giản, nơi Bùi Giáng sống và làm việc bị cháy rụi, mang theo nhiều
sách, tài liệu và bản thảo dở dang. Sự việc này kèm theo những hiểu lầm
trong gia đình và nhiều biến cố xã hội trước đó đã tác động mạnh đến tâm lý
Bùi Giáng khiến ông “nổi cơn điên”. Bùi Giáng được đưa đến nhà thương
điên Biên Hoà. Rời viện, Bùi Giáng bắt đầu “cuộc sống lang thang”, không
biết bao lần ngủ gầm cầu xó chợ, ăn bất cứ thứ gì người ta cho, khoác lên
người đủ thứ y phục bất kể lành, rách, sạch, bẩn và “trang điểm” cho chúng
bằng các phụ kiện lỉnh kỉnh những xoong chảo, dép, vỏ lon… Nhưng, trái
ngược với hành trạng dị biệt ấy, người đọc ngày càng biết đến Bùi Giáng bởi
số lượng tác phẩm ông sáng tác ngày càng nhiều, cũng như yêu mến ông con người hồn nhiên, trí tuệ, bất thường và miệt mài lao động.
Từ khi bị bệnh ông sống trong khu nội xá Đại học Vạn Hạnh và Bùi
Giáng không ở cố định tại đây mà đi khắp nơi. Một người gần gũi với ông
kể lại rằng một lần gặp Bùi Giáng ngoài đường liền hỏi “Nhà thương Biên
Hoà trị cái tẩu hoả hay nhỉ?” ông trả lời “Chữa trị quái gì đâu. Chẳng là ở
ngoài mình thấy mình điên số một, khi vô nhà thương điên mới hiểu ra mình
là đồ bỏ, điên nhí, điên tiểu thủ công nghiệp; trong nhà thương điên nhiều
cha điên thượng thừa, điên vĩ đại hơn mình nhiều. Do vậy mà mình tự động
thôi điên” [theo Trần Đình Thu]. Đến năm 1977, bệnh Bùi Giáng nặng hơn,
ông được chuyển vào Biên Hoà. Bác sĩ ghi nhận “Bùi Giáng định hướng lực
(không gian, thờ gian, bản thân) tạm đúng, bị ảo thanh và ảo thị rõ rệt, tư
duy phi tán, hoang tưởng tự cao, thiếu hoà hợp, lúc tỉnh táo lại ý thức được
bệnh của mình ” [47]. Sự “trái chiều” giữa lời Bùi Giáng tự nhận xét về


mình với nhận định của bác sĩ phần nào lý giải được sự trái chiều giữa các
nhà nghiên cứu khi lý giải “hiện tượng Bùi Giáng” cũng như trả lời câu hỏi
“Bùi Giáng có điên không?”. Đồng thời, điều này cũng giúp ta trong quá
trình tìm hiểu thơ của “thi sĩ dị biệt”.
Mười năm cuối đời Bùi Giáng được người cháu họ đón về chung sống
trong sự yêu thương của gia đình, điều đó giúp ông ổn định hơn về tâm lý, ít

đi lang thang và chú tâm vào sáng tác. Ngày 7/10/1998 Bùi Giáng kết thúc
cuộc rong chơi trần thế của mình. Đám tang của ông nhẹ nhàng như một câu
ông vẫn thường nói “vui thôi mà”.
Sinh thời, Bùi Giáng đã tóm tắt tiểu sử đời mình chỉ bằng một câu: “Thi
sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ và chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay
cấn”!
Bùi Giáng để lại một khối lượng sáng tác khá lớn với gần 60 đầu sách
thuộc nhiều thể loại, gồm: 15 tác phẩm dịch (xuất bản trước năm 1975), ông
dịch các sáng tác của A.Camus, A.Gide, A.Saint Exupéry…; khoảng 20 tác
phẩm khảo luận, nghiên cứu, phê bình về các tác giả văn học trong nhà
trường như Tản Đà, Bà Huyện Thanh Quan…về triết học và thơ ca; khoảng
20 tập thơ trong đó có 9 tập xuất bản trước năm 1975 (Mưa nguồn (1962),
Ngàn thu rớt hột (1963), Lá hoa cồn (1963), Màu hoa trên ngàn (1963), Sa
mạc trường ca (1963), Sa mạc phát tiết (1969), Mùa thu thi ca (1970), Bài ca
quần đảo (1973), Thơ Bùi Giáng (1973)), số còn lại xuất bản sau năm 1975,
đặc biệt nhà thơ này có 6 tập di cảo thơ đã được tập hợp và xuất bản trong
thời gian từ năm 2005 đến 2008 (Mười hai con mắt, Thơ vô tận vui, Tuyết
băng vô tận xứ, Mùa màng tháng tư, Thơ vịnh hoạ, Rớt hột phiêu bồng).
Bùi Giáng sống giữa thời kỳ đất nước có nhiều biến động nhất, cùng
với những biến cố xảy ra trong cuộc sống cá nhân đã tác động mạnh mẽ đến
con người, hành động và nhất là tâm lý nhà thơ. Thế nhưng, sự “định
hướng” trong văn hoá văn nghệ đương thời dường như lại không chi phối


mạnh mẽ đến thơ ông. Đọc thơ của Trung niên thi sĩ người ta có cảm giác
như Bùi Giáng đã “bơi” riêng mình một “dòng thơ”. Điều này được thể hiện
rõ trong thơ và đặc biệt là trong những phát biểu của ông về thơ, về người
làm thơ nằm rải rác trong một số tác phẩm khảo cứu, phê bình.
1.2.2/ Quan niệm thơ
1.2.2.1/ “Thơ chơi”

Với Bùi Giáng, làm thơ cốt chỉ để “vui thôi mà”, cho nên thơ ca với ông
là một cuộc chơi và người làm thơ phải là người “chịu chơi”. Ông tự nhận
rằng “Thơ văn tôi làm cũng có lố bịch, nhưng lố bịch một cách thơ dại,
khiến người đọc vui vẻ trường thọ. Khoảng mười một năm nữa, sẽ chẳng còn
ai đọc văn Nietzsche. Trái lại, thơ văn của tôi người ta sẽ thiết tha đọc ríu
rít “ràng rịt mãi cho tới ngày tận thế(!!!)”
Giọt mờ bến cát chia xa
Hiên thềm đau cỏ gú ra đau hồng
Tường vi hai độ ra bông
Ra hoàng hậu đợi ra đồng chiều nay
Nghiêng mình mục tử cầm tay
Ra hoàng hậu đợi chiều nay ra đồng
Lố bịch như thế khiến cõi đời thơ mộng ra. Chúng ta không còn ngạc
nhiên gì nữa nếu thấy bao nhiêu hoàng hậu trong sử xanh đều yêu mến Bùi
Giáng và xa lánh Nietzsche, xa lánh Lão Tử, xa lánh những ông thiền sư”
(Ngày tháng ngao du, tr 73). Thơ ông làm là thứ thơ “lố bịch” nhưng có hề
gì nếu nó khiến người ta “vui vẻ trường thọ”!. Có thể có người sẽ nghĩ rằng
thi sĩ này ngớ ngẩn? Bùi Giáng đáp rằng “Quả là thi sĩ có ngớ ngẩn nhưng
ngớ ngẩn xum xuê với lá cỏ lá cây, lá lau lá lách, cũng như sẵn sàng tịch
hạp ẩn tàng phơi mở với la de, rượu đế, tàu bay tàu thủy, tàu lặn tàu ngầm.
Nghĩa là: nó ngơ ngẩn chan hoà trên mọi mặt biển dâu – và nó ghì thân ở
lại vô thường để chịu chơi gay cấn hơn là đáo bỉ ngạn (bà là mật kim


cương) – và cũng chính vì thế nó thể hội viên dung ba la mật hơn mấy ông
trụ trì thượng toạ nữa là khác. Nó chỉ chìm đắm trầm luân, mới thể nghiệm
sao gọi là chơi vơi phiêu nhiên giải thoát” (Mùa xuân trong thi ca, tr23).
Một phút lặng lẽ bên chiều của thi sĩ họ Bùi có thể coi là sự “thể nghiệm”
như vậy :
“Cánh chim bay nhạt bóng hình

Êm đềm chiều toả quang minh ánh vàng
Bụi hồng đã vắng ngổn ngang
Thơ còn vương ngát đã vàng diệu linh
Chiều bồng trong cõi mông mênh
Giữa dòng tan hợp làm thinh cho rồi
Hoàng hôn khói toả muôn nơi
Mình ta lặng lẽ khóc trời ngày qua”
(Lặng lẽ bên chiều, Thơ vịnh hoạ)
Cũng chính vì cái “ngớ ngẩn xum xuê”, “ngớ ngẩn chan hoà” ấy mà thi
sĩ này mới càng khác “kiểu”, khác người, mới hoá thân thành chuồn chuồn
mà tự nhận “Làm thơ hay hơn ông Nguyễn Du, ấy là con chuồn chuồn. Làm
thơ dở hơn ông Nguyễn Du, ấy là con chuồn chuồn. Chẳng còn biết sao gọi
là hay, sao gọi là dở, ấy là con chuồn chuồn. Dở tức là hay, hay tức là dở,
ấy là con chuồn chuồn…” (Ngày tháng ngao du, tr79). Bởi thế nên con
người ấy hình dung không ít lần bê bối:
“Lão già say rượu nói nhăng
Làm thơ lẩm cẩm gia tăng tâm tình
Máu tim chia sẻ thân hình
Nửa dâng Thần Rượu nửa trình Nàng Thơ”
(Say rượu nhớ nhung, Mùa màng tháng tư).
Với Bùi Giáng, làm thơ cũng là một cách “dìu ba đào về chân trời
khác”: “…Mọi làn sóng bành bái trong mấy cuốn thơ của tôi chỉ là một


cách dìu ba đào về chân trời khác. Đi vào giữa trung tâm bão giông một lúc
thì lập thời xô ngôn ngữ thoát ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu
chấu chuồn chuồn, đem phó thác thảm hoạ trần gian mang trên hai cánh
mỏng bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm, bay về sương Hy Lạp, ghé Clavaire viếng
thăm một vong hồn bát ngát, rồi quay trở về đồng ruộng làm mục tử chăn
trâu. Làm mục tử không xong bỏ trâu bò chạy lạc, phá phách mùa màng

khoai sắn, thì tôi chạy về bẩm báo với ni cô cho phép con chuồn chuồn của
tôi cư lưu một phút giây trong linh hồn bao dong phương trượng. Ni cô xua
đuổi tôi thì tôi ra bờ sông nằm ngủ khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao.
Trong chiêm bao thơ về lãng đãng thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng
chiêm bao:
Một hôm đếm một ra hai
Lộn là lạ lắm lai rai bốn lần
Trăng Châu Thổ rất mực gần
Mà ra tại hạ vô ngần chiêm bao”…
[20;88]
Đó cũng là một trong những lý do khiến người đọc khó hi vọng kiếm
tìm được trong thơ Bùi Giáng lối “văn dĩ tải đạo” hay thứ văn thơ phục vụ
mục đích cụ thể, hợp với luân lý, luân thường nào đó ở đời. Ông khẳng định,
nếu “cứ mưu toan luận lý hoài thì còn chi là cái tình mộng? Thà chìm đắm
tơi bời trong si mê còn hơn là dửng dưng sáng suốt để linh hồn khô cỗi điêu
linh” (Tư tưởng hiện đại, tr28). Cho nên rất dễ bắt gặp trong thơ ông những
hình ảnh mộng mị, những cơn mê liên hồi. Riêng tập thơ “Mười hai con
mắt” đã có tới 25 bài lấy tiêu đề “Chuyện chiêm bao”:
“Ngủ yên bên lá cỏ chiều
Giữa trời thu mỏng gió dìu mây trôi
Ngủ yên bên suối bên đồi
Bên rừng thu tạnh bên người xót xa


Cát lầm ngọc trắng ố hoa
Bên đời thổn thức thiết tha bên người
Ngủ yên cây cỏ ngậm ngùi
Một giờ yên ngủ lấp vùi trăm năm
Tỉnh ra tìm lại chỗ nằm
Chốn xa xôi ấy đêm rằm trăng soi”

(Chuyện chiêm bao 17)
Từ quan niệm ấy Bùi Giáng cho rằng: “Mỗi người hãy tự mình tìm trở
lại chân lý cho đời mình, gột rửa những mớ hệ thống lý luận đã có sẵn để
nhận chân thực tại của đời sống và nội tâm. Đừng quá ham mê biện luận mà
trở thành mù quáng…Một mực chấp kinh thì không còn thấy nỗi đời hồng
nhan lận đận” (Tư tưởng hiện đại, tr32). Điều thi sĩ quan tâm trước nhất
không phải là đúng – sai mà là tình mộng – tâm hồn. Thiếu những yếu tố ấy,
thơ chỉ còn là một mớ chết cứng những con chữ được đặt cạnh nhau:
“Buồn phố thị cũng xa bay như gió
Cộ xe nhiều cũng nhảy bỗng như hươu
Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu
Thế là bỗng dưng anh thành thi sĩ làm thơ từ sáng đến chiều. Nguyện
rằng: giờ nào cũng là giờ của thơ, của nhạc; mùa nào cũng là mùa vĩnh viễn
của xuân, sóng nào cũng là sóng phơi trường mộng, bể nào cũng là bể vàng
kim hải, trang đời nào cũng là “trang hồng phố Hội ra hoa, trổ bông mùa
phượng cũ đà hồ phai…” (Rong rêu)
1.2.2.2/ Thơ là cảm xúc
Đi qua ngày tháng ngao du để “nhặt nhạnh” và lắp ghép những câu
chuyện không một chút ăn nhập hay dây mơ rễ má với nhau, nhưng có vẻ
như Bùi Giáng vẫn đủ “tỉnh táo” để đặt câu hỏi “Thi ca là gì?”. Chỉ có điều,
câu trả lời của ông dường như chưa đúng trọng tâm cho lắm hay do người


đọc chưa đủ khả năng để lĩnh hội điều ông đang bàn đến? Tuy nhiên, nếu
tạm gạt sang một bên những câu chữ khó hiểu và lối lập luận “không giống
ai” của thi sĩ thì ít nhiều chúng ta vẫn kịp nhận ra điều ông muốn nói, rằng:
“Bao nhiêu những luận bàn bác học, bao nhiêu những lối hồ đồ phân định
trường phái cho thi ca, thảy thảy đều là những trò ma quái, hoặc là những
lối phỉnh gạt trẻ con?... Muốn luận bàn góp ý gì cũng được, nhưng điều nên

suy nghĩ trước tiên là: tại sao tất cả những bài thơ của những ông thiền sư
làm ra đều không phải là thơ? Và tại sao những lời lem luốc nhất của
Nguyễn Du vẫn nằm trong một cảnh giới bát ngát hơn mọi cõi thiền cõi
thánh?...”. Có thể nhận thấy Bùi Giáng đặc biệt coi trọng cảm xúc trong thơ
hay với ông thơ phải là cảm xúc?!
Bùi Giáng sớm có “tình cảm đặc biệt” với “Đoạn trường tân thanh” nên
không có gì ngạc nhiên khi thi sĩ này thường lấy Nguyễn Du và thơ của Đại
thi hào dân tộc ra làm chuẩn mực. Trong “Bài tựa thứ nhất” của “Tư tưởng
hiện đại” Bùi Giáng đã viết thế này:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Trong văn học sử cổ kim không có vần thơ nào mênh mông như hai câu
thơ đơn giản lơ mơ đó của Nguyễn Du. Nếu chịu nghe rõ lời và tiếng của
thơ, thì ta phải nhìn nhận rằng hai câu lục bát Việt Nam kia quả là mạch
nước ngầm chảy suốt cả cõi bờ triết học heidegger…Hai câu thơ bình thản
đi tới, bao phủ mọi câu hỏi tồn thể và thời gian, về hư vô và vĩnh viễn…”.
Đẹp mênh mông và lơ mơ cũng chính là cái đẹp tự trong cảm xúc, cảm nhận
của Bùi Giáng về hai câu Kiều. Bên cạnh đó, điều khiến ông quan tâm nữa
là ngôn ngữ thơ – thứ ngôn ngữ mà muốn sử dụng được cũng cần có “bí
quyết: “Cái bí quyết của thi tài sáng tạo cũng như thi tài dịch thuật là: tạo
nên một vùng sương bóng cho ngôn ngữ. Sương bóng đó có thể bắt gặp
bóng sương Hy Lạp hay Đường Thi, hay Tây Trúc – không hề gì. Không hề


×