ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI VĂN LỰC
TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI VĂN LỰC
TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHUẬN KIÊN
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: "Tăng cường Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai
thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" đƣợc thực
hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 01/2016. Toàn bộ nội dung luận văn này là
do bản thân tác giả tự nghiên cứu từ những văn bản pháp quy của Nhà
nƣớc, những tài liệu tham khảo quá trình thực tế quản lý nhà nƣớc về hoạt
động khai thác trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và đƣợc
hoàn thiện theo hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học theo quy định.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Quảng Ninh, ngày 22 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Bùi Văn Lực
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ rất nhiệt tình và quý báu của nhiều tập thể và cá nhân trong và
ngoài trƣờng.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo,
cùng các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Nhuận Kiên,
ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn Thị uỷ Đông Triều, Ủy ban nhân dân thị xã
Đông Triều, Phòng Tài nguyên thị xã Đông Triều, các phòng chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều; Xin cảm ơn Đảng ủy, ban lãnh đạo
các đơn vị khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều đã giúp đỡ, cộng tác
cùng tôi để luận văn đƣợc hoàn thành.
Quảng Ninh, ngày 22 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Bùi Văn Lực
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN .............................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận và quản lý nhà nƣớc đối với khai thác khoáng sản ............. 5
1.1.1. Một số khái niệm về quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ........... 5
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ......................... 15
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản...... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn trong quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ........... 27
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc trong hoạt động khai thác khoáng
sản (than) tại các địa phƣơng .............................................................. 27
1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc trong hoạt động khai thác
than đối với thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh................................ 31
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 33
2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 33
2.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u ....................................................................... 33
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................ 33
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 34
iv
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin ......................................................... 34
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin ........................................................ 34
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 35
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC THAN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH .................... 36
3.1. Điều kiên tự nhiên-kinh tế xã hội thị xã Đông Triều .............................. 36
3.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên .................................................... 36
3.1.2. Các đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội.......................................... 40
3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác than trên địa bàn thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 46
3.2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, phê duyệt hoạt động khai thác
khoáng sản ......................................................................................... 46
3.2.2. Công tác quản lý triển khai thực hiện khai thác Khoáng sản ............... 49
3.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản....... 58
3.2.4. Công tác xử lý vi phạm trong khai thác khoáng sản ............................ 60
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về khai thác than trên
địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ....................................... 62
3.3.1. Các yếu tố bên ngoài .......................................................................... 63
3.3.2. Các yếu tố bên trong ........................................................................... 65
3.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác than trên địa
bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ............................................. 67
3.4.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 67
3.4.2. Hạn chế .............................................................................................. 69
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 70
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU .......... 71
4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu quản lý khai thác than trên địa bàn
thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 71
v
4.1.1. Quan điểm quản lý khai thác than ....................................................... 71
4.1.2. Định hƣớng quản lý khai thác than ..................................................... 72
4.1.3. Mục tiêu quản lý khai thác than .......................................................... 73
4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý khai thác than trên địa bàn thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 74
4.2.1. Về công tác chỉ đạo thực hiện ............................................................. 74
4.2.2. Về công tác tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong năm
2016 các năm tiếp theo ....................................................................... 75
4.2.3. Công tác tuyên truyền, vận động ........................................................ 76
4.2.4. Công tác đào tạo ................................................................................. 77
4.3.5. Tích cực quản lý, giảm thất thoát tài nguyên than ............................... 77
4.3.6. Phát triển kinh tế, ổn định môi trƣờng, an sinh xã hội ......................... 78
4.3. Kiế n nghi ...............................................................................................
79
̣
4.3.1. Kiế n nghi ̣đố i với Tâ ̣p đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Viê ̣t
Nam (Vinacomin) và Tổng công ty Đông Bắc .................................... 79
4.3.2. Kiế n nghi ̣đố i với UBND tin̉ h Quảng Ninh ......................................... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 83
Phụ lục: MỘT SỐ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HƢỚNG DẪN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC THAN ............................................ 85
vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
GTGT
: Giá trị gia tăng
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
MTTQ
: Mặt trận tổ quốc
QĐ
: Quyết định
QHSD
: Quy hoạch sử dụng
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TX
: Thị xã
UBND
: Ủy ban nhân dân
XDCB
: Xây dựng cơ bản
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:
Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất thị xã Đông Triều năm 2013...... 39
Bảng 3.2:
Tình hình dân số và lao động năm 2013 ................................... 41
Bảng 3.3:
GTSX thị xã Đông Triều thời kỳ 2012 - 2014 ........................... 42
Bảng 3.4:
Hồ sơ pháp lý chính để đƣợc quyền tổ chức khai thác than
trên địa bàn thị xã Đông triều ................................................... 48
Bảng 3.5:
Kết quả hoạt động sản xuất các đơn vị khai thác than trên
địa bàn, từ năm 2011-2014 ....................................................... 53
Bảng 3.6:
Kết quả hoạt động khai thác, chế biến than năm 2014 của
Công ty TNHH một thành viên 618 .......................................... 55
Bảng 3.7:
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động khai thác
than từ năm 2011 đến năm 2014 ............................................... 59
Bảng 3.8:
Kết quả xử lý vi phạm khai thác, vận chuyển tài nguyên trái
phép từ năm 2011 đến năm 2014 .............................................. 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị xã Đông Triều có vị trí địa lý thuộc phía Tây tỉnh Quảng Ninh là
cửa ngõ nối tỉnh Quảng Ninh với thủ đô Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, đây
là nơi gắn liền với lịch sử cội nguồn nhà Trần và quần thể di tích kiến trúc tôn
giáo, tín ngƣỡng tâm linh có giá trị văn hóa vô giá và cũng chính tại nơi đây
vua Minh Ma ̣ng đã ban chỉ du ̣ khai thác than đầu tiên ta ̣i núi Yên Lañ g
- Yên
Thọ, đánh dấ u sƣ̣ ra đời của ngành Công nghiê ̣p khai thác Than ta ̣i Viê ̣t Nam .
Ngày 24/4/2015 Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đón nhận Nghị quyết
của UB Thƣờng vụ Quốc hội thành lập thị xã Đông Triều (trƣớc đây là huyên
Đông Triều) số: 891/NQ-UBTVQH13, ngày 11/3/2015. Đây là cơ hội để
Đông Triều phát triển kinh tế bằng tất cả các ƣu đãi đang có của mình (nhƣ:
nguồn tài nguyên khoán sản, nông - lâm nghiệp, du lịch tâm linh…).
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn từ năm 2011- 2013 tăng trƣởng kinh tế
của huyện (nay là thị xã Đông Triều) đạt trung bình 13,3%. Chỉ riêng năm 2013
đạt 14,7%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 1333,7 tỉ đồng; tỷ trọng
công nghiệp - dịch vụ chiếm 88,4%; nông - lâm - ngƣ nghiệp 11,6%; thu nhập
bình quân đầu ngƣời đạt gần 1.800 USD; bình quân tạo công việc mới cho 2.500
lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,13%; phát triển hoạt động khai
thác than, phát triển nhiệt điện (khu vực Mạo Khê), nghề gốm sứ... tỉ trọng đã đạt
61,4%, lao động phi nông nghiệp khu vực đƣợc mở rộng, chiếm tới 77,6%. Tốc
độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt 13,9%. Cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch tích cực theo hƣớng, giảm dần tỉ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng tỉ
trọng kinh tế công nghiệp - thƣơng mại - dịch vụ - du lịch.
Thật vậy, song song với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trên địa
bàn thị xã Đông Triều, ngành khai thác than cũng là một mũi nhọn phát triển
kinh tế, thu hút nhiều lao động tham gia và chiếm tỉ trọng lớn, nhƣ: Mỏ than
Mạo Khê, Hồng Thái… (thuộc Vinacomin); Công ty 618, công ty 91, công ty
397,... (thuộc Tổng công ty Đông Bắc) và một số đơn vị khai thác khác.
2
Ngày 31/12/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 2262/QĐTTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ “Phát triển kinh tế - xã hội bền
vững phù hợp với các mục tiêu của chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của Việt Nam. Cơ
cấu nền kinh tế dịch chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh”, ƣu tiên phát
triển ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng, đồng thời đảm
bảo hoạt động khai thác than sạch hơn và bền vững hơn” tại Đông Triều khu
vực hành lang phía Tây “…Hiện đại hóa ngành khai thác than và sản xuất
Điện theo hƣớng sản xuất xanh, sạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững và
bảo vệ môi trƣờng…”, định hƣớng này cũng đã đƣợc tỉnh Quảng Ninh triển
khai quyết liệt đến từng từng địa bàn huyện, thị có các doanh nghiệp, tổ chức
khai thác than.
Hiện nay, do tính đặc thù phát triển kinh tế mỗi khu vực, công tác quản
lý nhà nƣớc các cấp đã và đang còn nhiều hạn chế, cần phải có những nghiên
cứu, đánh giá xác đáng để có các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các hạn
chế trong công tác cấp phép, quản lý và các biện pháp xử lý vi phạm trong
hoạt động khai thác than tại thị xã Đông Triều. Với lý do nêu trên, tôi lựa
chọn đề tài "Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác
than trên địa bàn thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh" làm đề tài luận văn
tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nƣớc về khai thác than trên địa bàn
thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; đánh giá các yếu tố tác động, từ đó đề ra
các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh quản lý khai thác than trên địa bàn, góp
phần vào phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động khai thác than.
3
- Phân tích làm rõ thực trạng tình hình quản lý nhà nƣớc về khai thác
than của thị xã Đông Triều đến thời điểm hiện tại; Từ đó, đánh giá những kết
quả đạt đƣợc, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý nhà nƣớc mới về hoạt động khai
thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cho các năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác than trên địa bàn
thị xã Đông Triều.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trọng tâm nghiên cứu là công tác quản lý Nhà
Nƣớc trong hoạt động khai thác Than trên địa bàn thị xã Đông Triều.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý khai thác than
của thị xã thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2014.
- Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá một cách
có hệ thống và khoa học về quản lý nhà nƣớc về khai thác than, khai thác
khoáng sản đề tài luận án có ý nghĩa sau:
Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý Nhà
Nƣớc trong hoạt động khai thác Than.
Hai là, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác than
tại thị Đông Triều. Xác định các nguyên nhân, các vấn đề yếu kém trong quản
lý nhà nƣớc về khai thác than tại thị Đông Triều và xác định các yếu tố tác động
đến kết quả quản lý nhà nƣớc về khai thác than tại thị Đông Triều.
Ba là, kiến nghị với các cấp QLNN và đƣa ra các giải pháp đổi
mới QLNN đối với hoạt động khai thác Than trên địa bàn.
4
Bốn là, báo cáo luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh
đạo địa phƣơng thị xã Đông Triều, và các địa phƣơng khác trong công tác quản
lý nhà nƣớc về khai thác khoảng sản nói chung và khai thác than nói riêng.
Năm là, luận văn cũng là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho
các nhà nghiên cứu quan tâm đến quản lý nhà nƣớc về khai thác than.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
gồm có 4 chƣơng
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nƣớc về khai thác
khoáng sản;
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác Than trên
địa bàn quản lý của thị xã Đông Triều;
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai
thác Than trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1. Cơ sở lý luận và quản lý nhà nƣớc đối với khai thác khoáng sản
1.1.1. Một số khái niệm về quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
1.1.1.1. Khái niệm về tài nguyên khoáng sản
*Tài nguyên
Theo nghĩa rộng tài nguyên gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lƣợng,
thông tin có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng phục
vụ cuộc sống và sự phát triển của nhân loại.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, đƣợc
hình thành, tồn tại trong tự nhiên và tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà
con ngƣời có thể khai thác, sử dụng thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của
mình.
Tài nguyên thƣờng đƣợc phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn liên với
các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con ngƣời gắn liên với nhân tố con
ngƣời và xã hội. Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất hữu dụng phục vụ cho
sự tồn tại và phát triển cuộc sống con ngƣời và thế giới động vật. Tài nguyên
thiên nhiên là một phần của các thành phần môi trƣờng nhƣ rừng cây, đất đai,
nguồn nƣớc, khoáng sản, cùng tất cả các loài động thực vật khác.
Tài nguyên thiên gồm: Tài nguyên vĩnh viễn nhƣ năng lƣợng mặt trời,
đây là một nguồn đến từ nguồn chính không bao giờ hết; Tài nguyên không
phục hồi tồn tại trong kho dự trữ đƣợc xác định trong những chỗ thay đổi
trong vỏ trái đất mà mỗi loài đƣợc cung cấp cho quá trình tự nhiên hoặc đƣợc
cung cấp rất lâu mà chúng đƣợc dùng. Theo quan điểm kinh tế, các tài nguyên
trên đƣợc xem nhƣ cạn kiệt nếu khai thác không hợp lý; Tài nguyên có thể
phục hồi là nguyên tài nguyên có thể cạn kiệt trong thời gian ngắn nếu đƣợc
sử dụng nhƣng sẽ đƣợc thay thế qua một quá trình lâu dài [9].
6
Theo bản chất tự nhiên thì tài nguyên bao gồm:
Tài nguyên khoáng sản: là nguồn liệu tự nhiên có nguồn gốc vô cơ
hoặc hữu cơ và phần lớn nằm trong lòng đất. Quá trình hình thành loại tài
nguyên này có liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong
một thời gian dài hàng nghìn năm, có khi hàng trăm triệu năm.
Tài nguyên năng lƣợng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ
hai nguồn chủ yếu là năng lƣợng mặt trời và năng lƣợng lòng đất. Năng lƣợng
mặt trời tồn tại ở dạng chính là bức xạ mặt trời, năng lƣợng sinh học, năng
lƣợng chuyển động của khí quyển và thủy quyển, năng lƣợng hóa thạch; Năng
lƣợng lòng đất biểu hiện ở các nguồn địa nhiệt, lửa và năng lƣợng phóng xạ.
Tài nguyên đất là một hỗn hợp phức tạp bao gồm các hợp chất vô cơ,
các mảnh vụn hữu cơ đã và đang bị phân ra, nƣớc, không khí và vô số các vi
sinh vật đang sinh sống trong đó. Đồng thời, đất còn là môi trƣờng sống của
con ngƣời và hầu hết sinh vật trên cạn, là nền móng cho toàn bộ các công
trình xây dựng phục vụ hoạt động kinh tế và xã hội.
Tài nguyên nƣớc là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các
sinh vật trên trái đất. Nƣớc là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công
nghiệp. Nƣớc rất cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho sinh hoạt
của con ngƣời. Nƣớc còn đƣợc coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ
một nguồn năng lƣợng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục
vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con ngƣời.
Tài nguyên rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Ở
đó, các loài thực vật đóng vai trò nhƣ một nhà máy khổng lồ cung cấp các
chất hữu cơ, cung cấp oxy và điều hòa khí hậu. Rừng cò là một guồng máy tự
điều chỉnh lƣu lƣợng nƣớc rất hiệu quả trên trái đất. Nhƣ vậy, rừng có ý nghĩa
trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trƣờng.
7
Tài nguyên biển là một tài nguyên vô tận mà trời phú cho con ngƣời.
Các nguồn lợi hải sản quan trọng phải kể đến là cá, tôm, cua, rong biển...
Tài nguyên khí hậu, cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết, khí hậu
và địa hình cảnh quan. Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới với đất
đại, rừng xanh, động thực vật, nƣớc và không khí hợp thành nguồn tài nguyên
môi trƣờng thống nhất. Nó không những là nền tảng để phát triển công nghiệp
du lịch mà còn đem lại sự hƣởng thụ về tinh thần và tâm lí cho con ngƣời, duy
trì trạng thái cân bằng, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất.
*Khoáng sản.
- Khoáng sản: Là khoáng vật, khoáng chất có ích đƣợc tích tụ tự nhiên
ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả
khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Khoáng sản tích tụ vật chất dƣới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ
trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con ngƣời có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố
có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày". Tài nguyên
khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, việc khai
thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng sống.
Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất
có ích và của cải của con ngƣời. Sự tích tụ của khoáng sản còn gọi là khoáng
sàng, trong trƣờng hợp chiếm một diện tích lớn là các vùng mỏ, bồn hay bể.
Phân loại tài nguyên khoáng sản theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt,
Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nƣớc khoáng). Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra
trong lòng trái đất) Va ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất). Theo thành
phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý
hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng),
khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy; Khoáng sản nhiên liệu hay
nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến dầu, than bùn,
than,…; Khoáng sản phi kim: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng nhƣ đá
8
vôi, cát, đất sét,…; đá xây dựng nhƣ đá hoa cƣơng v.v và các khoáng sản phi
kim khác; Khoáng sản hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim
loại màu và kim loại quý; Nguyên liệu đá màu bao gồm ngọc thạch anh
(jasper), roholit, đá mã não (agat), onyx, canxedon, charoit, nefrit,… và các loại
đá quý nhƣ kim cƣơng, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xa-phia; Thủy khoáng: Bao
gồm nƣớc khoáng và nƣớc ngọt ngầm dƣới đất; Nguyên liệu khoáng-hóa: Bao
gồm apatit và các muối khoáng khác nhƣ photphat, barit, borat,…
Dựa trên trạng thái vật lí phân ra: Khoáng sản rắn: nhƣ quặng kim loại; Khoáng
sản lỏng: nhƣ dầu mỏ, nƣớc khoáng; Khoáng sản khí: khí đốt, khí trơ.
- Khai thác khoáng sản: Là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao
gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác
có liên quan.
Là hoạt động có tính tổ chức, tính toán khoa học để lấy, đƣa các vật
liệu (khoáng sản) địa chất từ lòng đất (thƣờng là các thân quặng, mạch hoặc
vỉa than) ra ngoài mặt bằng. Các vật liệu đƣợc khai thác từ mỏ khoáng sản
nhƣ: Than, kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, kim cƣơng, đá vôi, đá
phiến dầu, đá muối và kali cacbonat… Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng
trọt hoặc đƣợc tạo ra trong phòng thí nghiệm, nhà máy đều đƣợc khai thác từ
mỏ khoáng sản. Khai thác khoáng sản ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai
thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (Than, dầu mỏ, khí thiên nhiên…).
Việc khai thác khoáng sản tùy thuộc vào kiến tạo địa chất của từng loại
khoáng sản để lựa chon phƣơng pháp và công nghệ khai thác (Lộ thiên, hầm
lò,...), sử dụng đồng bộ thiết bị, đào tạo trình độ kiến thức nguồn lao động,... hợp
lý. Mục đích khai thác triệt để tài nguyên đã đƣợc quy hoạch khai thác, không để
thất thoát, tổn thất lãng phí, nhằm đáp ứng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội, ổn định an ninh năng lƣợng, trật tự xã hội, quốc phòng, chính trị quốc gia.
*Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Hiện nay, các nhà địa chất đã phát hiện trên đất nƣớc ta có gần 5.000
mỏ và điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Những loại khoáng
9
sản trữ lƣợng lớn đáng kể là dầu khí (tính về sản lƣợng khai thác hàng năm,
Việt Nam đứng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Malaisia), than
khoáng, urani, địa nhiệt, quặng nhôm, đất hiếm, titan, wolfram, crôm, sắt,
mangan, đồng, vàng, bạc, nickel, thiếc... Ngoài các loại khoáng sản kể trên, từ
năm 1987 nƣớc ta đã phát hiện nhóm đã quý ruby, saphia, peridot... với trữ
lƣợng không lớn. Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An đƣợc thế giới đánh giá
có chất lƣợng cao đạt chất lƣợng quốc tế, tƣơng đƣơng với ruby nổi tiếng của
Myanmar [19].
Nếu so sánh tiềm năng khoáng sản Việt Nam với các nƣớc trong khu
vực Đông Nam Á và trên thế giới thì có thể xếp nƣớc ta vào hàng các nƣớc có
tiềm năng khoáng sản đáng kể.
Đặc điểm đáng chú ý về tài nguyên khoáng sản của nƣớc ta: Thứ nhất,
Nƣớc ta không có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lƣợng. Dầu khí chỉ
đảm bảo khai thác đƣợc khoảng 30 năm nữa, do vậy cần tăng cƣờng tìm kiếm
thăm dò. Than biến chất cao với trữ lƣợng đã đƣợc đánh giá đạt hàng tỷ tấn
cần phải khai thác sâu hàng trăm mét và hơn nữa mới bảo đảm nhu cầu phát
triển kinh tế của đất nƣớc. Than biến chất thấp ở dƣới sâu đồng bằng Sông
Hồng tuy dự báo có tài nguyên đến vài trăm tỷ tấn nhƣng độ sâu hàng ngàn
mét dƣới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn và phức tạp cả về
công nghệ, an ninh xã hội và môi trƣờng. Tiềm nang Urani và địa nhiệt không
đáng kể và chƣa đƣợc thăm dò để đánh giá trữ lƣợng cụ thể. Thứ hai, Nƣớc ta
có nhiều khoáng kim loại nhƣng trữ lƣợng không nhiều. Rất nhiều khoáng sản
kim loại (vàng, bạc, đồng, thiếc, kẽm, chì...) thế giới rất cần trong khi trữ
lƣợng lại có hạn, chỉ khai thác mấy chục năm là cạn kiệt nên không đảm bảo
tiêu dùng trong nƣớc phục vụ cho phát triển kinh tế. Một số ít khoáng sản nhƣ
Bauxit, đất hiếm, ilmenit có trữ lƣợng lớn nhƣng các khoáng sản này trên thế
giới các quốc gia khác cũng có trữ lƣợng tƣơng đƣơng hoặc lớn hơn nƣớc ta.
Trữ lƣợng Bauxit trên thế giới là 27 tỉ tấn với sản lƣợng khai thác hàng năm
10
khoảng 200 triệu tấn. Đất hiếm trên thế giới đạt 99 triệu tấn, nhu cầu hàng
năm chỉ khoảng 125.000 tấn. Trữ lƣợng Titan trên thế giới đạt hơn 2 tỷ tấn,
hàng năm thế giới tiêu thụ hơn 6 triệu tấn titan và dự báo khoảng 128 năm
nữa thế giới sẽ khai thác hết. Thứ ba, Nƣớc ta có nhiều khoáng chất công
nghiệp và vật liệu xây dựng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế đất nƣớc và có
thể xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này không có giá trị kinh tế cao.
Thứ tư, Các loại khoáng sản quý có giá trị kinh tế cao nhƣ đá quý, ruby, kim
cƣơng...chƣa xác định rõ trữ lƣợng, các loại đá quý khác cũng chƣa đƣợc
khảo sát và phát hiện.
Tóm lại, nƣớc ta có nhiều khoáng sản nhƣng trữ lƣợng hầu hết chƣa đủ
lớn. Một số khoáng sản nhƣ Bauxit, đất hiếm, ilmenit có trữ lƣợng tầm cỡ thế
giới nhƣng trên thế giới nhiều quốc gia cũng có những loại khoáng sản này.
Điều đó có nghĩa là loại khoáng sản thế giới cần nhiều thì trữ lƣợng của nƣớc
ta lại nhỏ, loại khoáng sản nƣớc ta có nhiều thì thế giới lại không cần nhiều
hoặc không có nhu cầu. Điều này cần phải quan tâm nghiên cứu đánh giá
khách quan để xác định chiến lƣợc lƣợc sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng
đắn, hợp lý, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc
[19].
1.1.1.2. Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội
Tài nguyên khoáng sản là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quá
trình sản xuất. Xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất
đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con ngƣời. Tuy
nhiên, đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ là
điều kiện cần và đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lƣu lƣợng tài
nguyên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công
nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào nhƣ nhôm, thép... Tài
nguyên khoáng sản chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi biết khai thác và sử
dụng một cách hiệu quả. Thực tế đã có nhiều quốc gia mặc dù có trữ lƣợng tài
11
nguyên phong phú, đa dạng, điều kiện thuận lợi song vẫn là nƣớc ngoài và
kém phát triển. Ngƣợc lại nhiều quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản nhƣng
lại trở thành nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Anh, Pháp...
Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên khoáng sản là yếu tố thúc đẩy sản
xuất phát triển, các nƣớc đang phát triển thƣờng quan tâm đến việc xuất khẩu
sản phẩm thô, đó những sản phẩm đƣợc khai thác trực tiếp từ nguồn tài
nguyên thiên nhiên của đất nƣớc, chƣa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lƣợng,
công nghiệp vật liệu xây dựng...
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định.
Đối với hầu hết các nƣớc, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian
khổ liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nƣớc và thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc
ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ƣu đãi về tài nguyên thiên
nhiên nên có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản
phẩm thô để bán hoặc để đa dạng nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu
cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nƣớc. Nhƣ trên chúng ta thấy, nguồn tài
nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác,
công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nƣớc. Sự giàu có về tài nguyên,
đặc biệt về năng lƣợc giúp cho một quốc gia ít lệ thuộc hơn vào các quốc gia
khác và có thể tăng trƣởng một cách ổn định, độc lập khi thị trƣờng tài
nguyên thế giới rơi vào tình thái bất ổn [20].
1.1.1.3. Khái niệm về quản lý, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản
Khái niệm về quản lý: “Quản lý là gì” là câu hỏi mà bất cứ ngƣời học
quản lý ban đầu nào cũng cần hiểu và mong muốn lý giải. Xét trên phƣơng
12
diện nghĩa của từ, quản lý thƣờng đƣợc hiểu là chủ trì hay phụ trách một công
việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa, nên có sự khác biệt giữa
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội chế độ,
nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với
sự phát triển của phƣơng thức xã hội hóa sản xuất và sự mở rộng trong nhận
thức của con ngƣời thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý
càng trở lên rõ rệt.
Từ năm 1950 trở lại đây, do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối
với sự phát triển kinh tế, đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý
thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể nêu ra
một số cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận theo kinh nghiệm: Phân tích quản lý qua nghiên cứu phân tích
kinh nghiệm, thƣờng là qua các kinh nghiệm cụ thể nhƣ rút ra các bài học thành
công và sai làm cụ thể điển hình của những nhà quản lý, phân tích rút ra các thức
có lợi nhất và hiệu quả nhất trong quản lý để áp dụng cho điều kiện tƣơng tự.
- Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Dự trên quan điểm là ngƣời quản
lý là ngƣời đƣa ra các quyết định, do đó cần tập trung vào việc ra quyết định
đó, sau đó xây dựng lý luận xung quanh quyết định của ngƣời quản lý.
- Tiếp cận toán học: Trên quan điểm quản lý nhƣ là sử dụng các quá
trình, ký hiệu và mô hình toán học. Quan điểm này cho rằng, nếu nhƣ việc
quản lý nhƣ xây dựng tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một quá trình
logic, thì ló có thể biểu thị đƣợc theo các ký hiệu và các mô hình toán học. Vì
vậy, việc ứng dụng toán học vào quản lý sẽ giúp nhà quản lý đƣa ra đƣợc
những quyết định tốt nhất.
- Tiếp cận theo các vai trò quản lý: Là cách tiếp cận mới đối với lý
thuyết quản lý, thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và các
nhà nghiên cứu thực hành. Về cơ bản hƣớng tiếp cận này là quan sát các hoạt
13
động thực tế các nhà quản lý làm, đƣa ra kết luận xác đinh hoạt đông (hoặc
vai trò) của quản lý thông qua nhiều góc độ quan sát, nhƣ: Quản lý là nghệ
thuật nhằm đạt đƣợc mục đích thông qua nỗ lực của ngƣời khác; là hoạt động
của các cơ quan quản lý nhằm đƣa ra quyết định; là công tác phối hợp có hiệu
quả các hoạt động của các cộng sự trong cùng một tổ chức; là quá trình phối
hợp các nguồn lực nhằm đạt đƣợc những mục đích của tổ chức.
Theo các tiếp cận hệ thống mọi tổ chức (Cơ quan quản lý nhà nƣớc,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp...) đều có thể xem nhƣ một hệ thống, gồm hai
phân hệ, gồm: Chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý. Mỗi hệ thống luôn hoạt
động trong môi trƣờng nhất định (khách thể quản lý). Thống nhất chung về
quản lý nhƣ sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể
quản lý lên đối tƣợng và khách thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện
môi trƣờng luôn biến động.
- Quản lý Nhà nƣớc về kinh tế: Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là sự tác động
đến các yếu tố trong quá trình kinh tế bằng quyền lực nhà nƣớc thông qua cơ chế
quản lý, nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững nền kinh tế quốc dân.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nƣớc về kinh tế đƣợc thực hiện thông qua
cả ba loại cơ quan: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của Nhà nƣớc.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc về kinh tế đƣợc hiểu nhƣ hoạt động quản
lý có tính chất Nhà nƣớc nhằm điều chỉnh nền kinh tế, đƣợc thực hiện bởi cơ quan
hành pháp (Chính phủ). Theo nghĩa này, quản lý nhà nƣớc về kinh tế đƣợc gọi là
quản lý hành chính - kinh tế. Ở đây, quản lý kinh tế đƣợc hiểu theo nghĩa rộng,
Nhà nƣớc với tƣ cách là tổng thể các cơ quan quyền lực nhà nƣớc.
Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng biển:
Xuất phát từ khái niệm QLNN về kinh tế và khái niệm về khoáng sản,
khai thác khoáng sản ở trên có thể xác lập khái niệm: QLNN đối với khai thác
khoáng sản là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên
các hoạt động của các tổ chức trong việc khai thác khoảng sản nhằm sử dụng
14
có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể
có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế từ khoáng sản.
1.1.1.4. Bản chất của quản lý Nhà nước về kinh tế
Quản lý kinh tế thực là quản lý con ngƣời, thông qua con ngƣời để
thực hiện mọi nhiệm vụ và đặt ra các mục tiêu cho hệ thống kinh tế. Quản
lý nhà nƣớc về kinh tế là một dạng của quản lý kinh tế, bởi vậy nó không
thể thoát ly con ngƣời.
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống kinh tế xã hội, một hệ thống vận
động bởi hoạt động của con ngƣời trong sản xuất, trong phân phối, trong tiêu
dùng và trao đổi của cải. Ở đây, con ngƣời kết hợp với tƣ liệu lao động sản
sinh ra mọi của cải cho xã hội. Quản lý nhà nƣớc về kinh tế muốn tạo ra nhiều
của cải cho xã hội thì phải biết khai thác nhân tố con ngƣời để làm sống lại và
sử dụng các nguồn lực khác trong xã hội.
Quản lý Nhà nƣớc thực chất không phân biệt đó là quản lý của nhà
nƣớc tƣ sản hay chủ nghĩa xã hội. Những kinh nghiệm trong quản lý của các
nƣớc tƣ bản chủ nghĩa nếu gạt bỏ tính chất tƣ bản đều là những bài học quý
giá cho các nƣớc xã hội chủ nghĩa.
- Cụ thể bản chất của quản lý kinh tế:
Nếu thực chất của quản lý kinh tế trả lời câu hỏi: Ai làm? Làm ở
đâu? Làm nhƣ thế nào? Thì bản chất của quản lý trả lời câu hỏi: Làm cái
đó cho ai, vì ai?
Về bản chất quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa không
phải là một. Về đại thể, quản lý kinh tế tƣ bản chủ nghĩa vì một nhóm nhỏ
những ngƣời giàu, những ngƣời này nắm quyền lực kinh tế và đồng thời nắm
quyền lực chính trị. Bởi vậy, ở các nƣớc tƣ bản có tình trạng 20% dân số chiếm
80% của cải và 80% dân số còn lại chia nhau 20% của cải làm ra trong xã hội những vấn đề nghèo đói, bần cùng không thể cùng chiều với quy mô và tốc độ
GDP. Quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa vì đại bộ phận nhân dân lao động, vì
xóa đói giảm nghèo, vì mục tiêu phát triển. Bản chất của quản lý kinh tế xã hội
15
chủ nghĩa là quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế thuộc về nhân dân, Nhà
nƣớc là của nhân dân, vì dân.
Nhƣ vậy, bản chất của quản lý Nhà nƣớc về kinh tế là đặc trƣng thể chế
chính trị của đất nƣớc, nó chỉ rõ nhà nƣớc là công cụ của giai cấp hoặc lực
lƣợng chính trị, xã hội nào? Nó dựa vào ai hoặc hƣớng vào ai để phục vụ?
Đây là vấn đề khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nƣớc về kinh tế giữa các
chế độ xã hội khác nhau.
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
a. Công tác xây dựng quy hoạch, phê duyệt hoạt động khai thác khoáng sản
Quy hoạch khoáng sản bao gồm: (1) Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản; (2) Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nƣớc;
(3) Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu
xây dựng cả nƣớc và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng
sản khác cả nƣớc; (4) Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ƣơng.
- Cấp bộ thực hiện và trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
khoáng sản sau:(1) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì lập quy hoạch điều
tra cơ bản địa chất về khoáng sản; (2) Bộ Công Thƣơng chủ trì lập Quy hoạch
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản (trừ khoáng sản
làm vật liệu xây dựng); (3) Bộ Xây dựng chủ trì lập quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Quy hoạch khoáng sản lập phù hợp với chiến lƣợc khoáng sản đã đƣợc
phê duyệt theo quy định. (1)Trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản theo
thẩm quyền quy định, Bộ Công Thƣơng, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối
hợp để thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật khoáng sản;
(2) Cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản phải lấy ý kiến các cơ quan có
liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật khoáng sản đối với dự thảo
quy hoạch trƣớc khi trình Thủ tƣớng Chính phủ.
16
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch
thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
sau khi đƣợc Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua Quy hoạch thăm dò, khai
thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng: (1) Khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thƣờng, than bùn; (2) Khoáng sản ở khu vực có
khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng khoanh định
và công bố; (3) Khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa.
Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ƣơng phải bảo đảm các nguyên tắc: (1) Phù hợp với
chiến lƣợc khoáng sản, quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c
khoản 1 Điều 8 Nghị định Số: 15/2012/NĐ-CP; (2) Phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên
địa bàn; Bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả
phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công
nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tƣơng lai; (3) Bảo vệ môi trƣờng, cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài
nguyên thiên nhiên khác. Căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng gồm: (1) Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng; (2) Chiến lƣợc
khoáng sản; quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều 8 Nghị định Số: 15/2012/NĐ-CP; (3) Nhu cầu về khoáng sản trong kỳ
quy hoạch; (4) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác
khoáng sản; (5) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trƣớc.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ƣơng phải có các nội dung chính sau: (1) Điều tra, nghiên cứu,
tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động
thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn địa phƣơng; (2)
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trƣớc; (3) Xác định phƣơng hƣớng,