TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
VŨ THỊ DUYÊN
PHONG TRÀO MÙA XUÂN ARAB TẠI
SYRIA VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
TỪ 2011 ĐẾN 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
HÀ NỘI – 2017
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
VŨ THỊ DUYÊN
PHONG TRÀO MÙA XUÂN ARAB TẠI
SYRIA VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
TỪ 2011 ĐẾN 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. NGUYỄN VĂN VINH
HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình và chu đáo của thầy giáo ThS Nguyễn Văn Vinh – Giảng viên tổ
Lịch sử thế giới cùng sự ủng hộ, góp ý của toàn thể các thầy cô trong khoa
Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn
trân trọng nhất đến các thầy cô, đặc biệt là ThS Nguyễn Văn Vinh, người đã
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận
Vũ Thị Duyên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EU
: Liên minh Châu Âu
HĐBA
: Hội đồng Bảo An
LHQ
: Liên Hợp Quốc
NATO
: Khối liên minh quân sự Bắc đại Tây dương
FSA
: Quân đội tự do Syria
SNC
: Hội đồng an ninh quốc gia
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 7
Chƣơng 1. PHONG TRÀO MÙA XUÂN Ả RẬP Ở KHU VỰC TRUNG
ĐÔNG – BẮC PHI .......................................................................................... 8
1.1. Sự khởi đầu và lan tỏa của phong trào “Mùa xuân Arab” ....................... 8
1.2. Nguyên nhân của phong trào Mùa xuân Arab ....................................... 12
1.2.1. Nguyên nhân bên trong ...................................................................... 15
1.2.2. Nguyên nhân bên ngoài ...................................................................... 12
1.3. Hệ quả của phong trào Mùa xuân Arab ................................................. 24
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 29
Chƣơng 2. KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI SYRIA VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM TỪ 2011 ĐẾN 2016 .................................. 30
2.1. Syria trước biến động chính trị - xã hội Mùa xuân Arab ......................... 30
2.2. Cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria từ năm 2011 đến nay ...... 34
2.2.1. Thực trạng cuộc khủng hoảng tại Syria từ năm 2011 đến nay ............. 34
2.2.2. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tại Syria ............................................ 43
2.2.3. Hệ qủa của cuộc khủng hoảng tại Syria ................................................ 68
2.3. Tác động của phong trào mùa xuân Ả Rập tại Syria tới Việt Nam ......... 76
2.3.1. Quan hệ Việt Nam – Syria trước năm 2011.......................................... 76
2.3.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Syria đến quan hệ hai nước........... 78
2.3.3. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng Syria ............ 79
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ thứ XXI, thế giới chứng kiến
những cơn giông bão chính trị tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi khi lần đầu
tiên phong trào phản kháng chống chính quyền diễn ra quyết liệt, trên diện
rộng và quy mô lớn tại một loạt các quốc gia vốn được coi là ổn định, đẩy
tình hình khu vực vào tình trạng bất ổn định nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ
đến tình hình quan hệ quốc tế. Đây là hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong
lịch sử thế giới Arab nói chung và khu vực Trung Đông – Bắc Phi nói riêng.
Khởi phát từ Tunisia, hình thức biểu tình biển người đã nhanh chóng lan ra
hầu khắp khu vực, trở thành một hiện tượng phổ biến, thành phong trào cách
mạng đường phố khiến các chính quyền ở các nước như Tunisia, Ai Cập,
Libya nhanh chóng sụp đổ, đe dọa sự tồn tại đối với chính thể của nhiều quốc
gia khác.
Sau phong trào Mùa xuân Arab, cuộc nội chiến Syria hiện nay đang là
một trong những tâm điểm của quan hệ quốc tế, được đánh giá là vấn đề có
tác động quan trọng tới sự ổn định của khu vực Trung Đông. Là một đất nước
có vị trí chiến lược trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi và có mối quan hệ
ngoại giao đặc biệt với nhiều cường quốc trên thế giới, Syria không thể đứng
ngoài vòng xoáy trên. Cũng chính vì những nét đặc thù của riêng mình mà
trong chuỗi biến động chính trị, xã hội của phong trào Mùa xuân Arab, cuộc
khủng hoảng kinh tế, xã hội, quân sự tại Syria đã biến thành cuộc nội chiến
kéo dài chưa có hồi kết với sự tham gia và phản ứng vô cùng phức tạp của
nhiều cường quốc với nhiều toan tính khó lường.
Với Việt Nam, Syria đã sớm thiết lập quan hệ ngoại giao từ những năm
1960. Đặc biệt, Syria là một trong số ít các nước ở khu vực Trung Đông – Bắc
Phi sớm có hiệp định thương mại song phương với Việt Nam. Vì vậy việc lựa
1
chọn quan điểm như thế nào trước tình hình Syria và nghiên cứu nhằm rút ra
những kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế từ bài học của Syria là điều mà
chính phủ Việt Nam cần quan tâm. Cho đến nay, cuộc khủng hoảng chính trị xã hội tại Syria vẫn đang là sự kiện mang tính thời sự thu hút sự quan tâm đặc
biệt của cả thế giới và chưa có hồi kết. Nhận thức được tầm ảnh hưởng và xu
hướng phát triển của phong trào Mùa xuân Arab tại Syria đối với khu vực và
thế giới, tác giả đã chọn đề tài: “Phong trào Mùa xuân Arab tại Syria và tác
động đến Việt Nam từ 2011 đến 2016” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào Mùa xuân Arab lan rộng đến Syria đã thu hút sự quan tâm
của quốc tế. Đặc biệt là giới nghiên cứu của các nước có lợi ích liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp tới cuộc khủng hoảng tại Syria như Mỹ, Nga, Iran, Trung
Quốc… Những cuốn sách và bài viết được xuất bản và đăng tải từ năm 2011
đến nay có những phân tích, nhận định ở các góc độ và mức độ khác nhau về
vấn đề này:
Nikolaos van Dam (2011), “The Struggle for Power in Syria: Politics
and Society Under Asad and the Ba'th Party” (Cuộc đấu tranh quyền lực tại
Syria: Đặc điểm chính trị và xã hội dưới thời Assad và Đảng Baath). Trong
cuốn sách này, Nikolaos van Dam đã khám phá và giải thích cách các triều
đại Assad sử dụng để “cai trị” Syria khoảng nửa thế kỷ XX đến nay và tiếp
tục kiểm soát an toàn mối quan hệ phức tạp của các dân tộc thiểu số, các phe
phái đối lập trong một thời gian dài chưa từng có như vậy. Thông qua việc
phân tích chuyên sâu về vai trò của giáo phái, các nhóm sắc tộc, Van Dam đã
ghi lại quá trình phát triển nội bộ đảng Baa'th và các tầng lớp quyền lực quân
sự , dân sự do Đảng Baath tiếp quản từ năm 1963 đến nay. Trong bối cảnh bất
ổn ở Trung Đông cũng như khi đối mặt với các cuộc biểu tình từ Homs đến
Damascus và những nơi khác trên khắp Syria, Đảng Baath và Tổng thống
2
Bashar Al Asad đang thực sự bị cuốn vào một cuộc đấu tranh để bảo vệ
quyền lực ở Syria. Đây là cuốn sách có nhiều đánh giá phân tích khá sâu sắc
về vấn đề chính trị xã hội của Syria.
Commondore Charles Napier (2011), “The war in Syria” (Cuộc chiến
ở Syria) của Commondore Charles Napier, K.C.B xuất bản bởi Harrison and
Co., Printer. Cuốn sách đã phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc
nội chiến ở Syria đó là mâu thuẫn giáo phái, những bất cập trong bộ máy
chính quyền, hạn hán, nạn đói, thất nghiệp…Cùng với đó là sự can thiệp từ
các lực lượng bên ngoài. Tác giả cũng đã đưa ra những dự báo trong tương lai
của Syria.
David N. Wilson (2012),“The Arab Spring: Comparing U.S. Reactions
in Libya and Syria”. (Mùa xuân Arab: So sánh phản ứng của Hoa Kỳ ở Libya
và Syria). Tác giả đã đưa ra những so sánh về tình hình của Syria và Lybia
trước và khi nổ ra biến động chính trị - xã hội, sự can thiệp của các thế lực
bên ngoài vào tình hình hai nước đặc biệt là từ Mỹ. Từ những phân tích đó,
tác giả đã đưa ra kết luận rằng một kịch bản của Lybia khó có thể xảy ra tại
Syria.
Nadia von Maltzahn (2013), “The Syria-Iran Axis: Cultural Diplomacy
and International Relations in the Middle East” (Trục liên minh Syria – Iran:
Ngoại giao văn hóa và quan hệ quốc tế ở Trung Đông). Kể từ cuộc cách mạng
Iran năm 1979, liên minh chặt chẽ giữa Syria và Iran đã trải qua ba thập kỷ
dựa trên lợi ích địa chính trị giữa hai quốc gia và thường đóng khung trong
ngôn ngữ của kháng chiến. Nadia von Maltzahn đã phân tích quan điểm về
những gì Syria và Iran từng thực hiện ở cấp nhà nước để thúc đẩy giao lưu
phổ biến và sử dụng các công cụ văn hóa nhằm xây dựng một hình ảnh với
các quốc gia khác? Tác giả cũng xem xét động cơ, nội dung và tầm vóc của
ngoại giao văn hóa giữa Syria và Iran để xác định mức độ thành công mà hai
3
nước đã đạt được trong việc sử dụng ngoại giao văn hóa làm cầu nối thế giới
quan và triển vọng chính trị của họ. Bằng cách phân tích mức độ mà một nhà
đạo diễn giao lưu văn hóa có thể thúc đẩy quan hệ song phương ở Trung
Đông, Nadia von Maltzahn cung cấp một phân tích độc đáo của việc hình
thành chính sách và ngoại giao nước ngoài trong khu vực.
James Denselow (2013), “Iraq and Syria: Diplomacy and Geopolitics
Since the Fall of Saddam” (Quan hệ Iraq và Syria: Nền ngoại giao và địa
chính trị sau sự sụp đổ của chế độ Saddam). Cuốn sách này theo dõi các mối
quan hệ thay đổi và “đầy bão tố” giữa những người hàng xóm không mấy hòa
hợp sau những ảnh hưởng từ cuộc xâm lược năm 2003. Vai trò của chế độ
Bashar Al Assad trong cuộc xung đột này thường bị bỏ qua, nhưng mối quan
hệ chính trị của nó cộng với vị trí địa lý của Syria đã làm cho nó trở thành
một vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh cả hai bên thường xuyên phải đối mặt
với bất ổn nội bộ đáng kể, mối quan hệ khá phức tạp giữa Syria - Iraq là một
trong những vấn đề trung tâm của sự ổn định trong khu vực. James Denselow
lập luận rằng không thể phân tích mối quan hệ hiện nay giữa Iraq và Syria bên
ngoài bối cảnh sự hiện diện của Mỹ tại Iraq.
Tim Anderson (2016), “The Dirty War on Syria” tạm dịch là “cuộc
chiến tranh bẩn thỉu ở Syria” của tác giả và cộng sự vừa mới ra mắt đang làm
cho dư luận quốc tế dậy sóng. Nội dung cốt truyện dựa trên những số liệu và
bằng chứng thu thập được, tác giả đưa ra lời giải thích cặn kẽ về nguyên nhân
và diễn biến cuộc khủng hoảng Syria từ năm 2011 tới nay và rút ra kết luận
rằng: Chính Mỹ cùng với các nước thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây
Dương (NATO) và đồng minh của họ ở Trung Đông như Arabia Saudi, Qatar,
Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo nên một cuộc chiến tranh bẩn thỉu với thủ đoạn quen thuộc
là dàn dựng chứng cứ giả, xuyên tạc và bóp méo sự thật, thông qua bộ máy
truyền thông khổng lồ trải rộng trên khắp thế giới do họ kiểm soát để vẽ ra
4
hình ảnh về một đất nước và chính quyền Syria hoàn toàn trái ngược với
những gì diễn ra trong thực tế, trong đó họ dựng lên hình ảnh Tổng thống
Syria Basha Al-Assad là “một kẻ sát nhân tàn bạo”, “một Hitle của thế kỷ 21”
để loại bỏ ông này. Tác giả cũng vạch trần Phương Tây là kẻ đã cung cấp vũ
khí hóa học cho các tổ chức khủng bố sử dụng ở Syria, sau đó lại cáo buộc lại
“Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học” để chuẩn bị phát động chiến tranh
xâm lược. Những gì đang diễn ra ở Syria hoàn toàn không phải là “nội chiến”
mà là cuộc chiến tranh khủng bố do NATO và đồng minh của họ ở Trung
Đông tiến hành nhằm tiêu diệt Tổng thống Syria Basha Al-Assad. Còn Quân
đội Syria đang tiến hành cuộc chiến tranh chống khủng bố được Nga, Iran,
Iraq, Palestine và Hezbolla ủng hộ và giúp đỡ.
Nhìn chung, phần lớn các tác phẩm nêu trên (chủ yếu được xuất bản
hoặc công bố ở Anh, Mỹ) tuy cung cấp và phân tích nhiều thông tin nhưng
chủ yếu phân tích theo từng nhóm chủ đề dựa trên quan điểm lợi ích của từng
nhóm quốc gia.
Tại Việt Nam, trước phong trào Mùa xuân Arab, đề tài Syria chưa được
quan tâm, nghiên cứu. Kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại Syria
bùng phát vào năm 2011, các học giả quân sự cũng như các nhà nghiên cứu
quan hệ quốc tế đã dành sự quan tâm đặc biệt cho sự kiện này, chủ yếu là các
bài viết dưới dạng tin tức thời sự, bài phân tích ngắn trên các tạp chí chuyên
ngành.Tập trung nhiều nhất là các bài phân tích của viện nghiên cứu Trung
Đông và Châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế của Học viện ngoại giao, Bản
tin đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam. Trong đó có một số bài viết tiêu biểu
như sau: “Cuộc khủng hoảng Syria và những toan tính quốc tế” của PGS TS Nguyễn Thanh Hiền đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Đông-Châu Phi
số 11, 12 tháng 12/2012; “Islam giáo trong các biến cố chính trị ở Syria” của
Nguyễn Quang Dũng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Đông-Châu Phi số
5
1 tháng 1/2013; “Syria trước bước ngoặt quyết định” của Đại tá Lê Thế Mẫu
đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Đông-Châu Phi số 8 tháng 8/2012;
“Quan hệ liên minh chiến lược Iran – Syria trong biến động chính trị tại
Syria năm 2011” của Lê Quang Thắng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung
Đông-Châu Phi số tháng 6/2012; “Đi tìm một giải pháp cho vấn đề Syria”
của Đỗ Sơn Hải đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Đông-Châu Phi số tháng
2/2013...
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là
phong trào Mùa xuân Arab tại Syria. Tuy nhiên để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu đó, đề tài còn nghiên cứu ở khu vực Bắc Phi – Trung Đông, một
số quốc gia có liên quan và tác động đến biến động chính trị - xã hội tại Syria
năm 2011: Mỹ, Nga, Trung Quốc và các thể chế quốc tế như Liên hợp quốc,
NATO, Liên đoàn Arab.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những biến động
chính trị xã hội của Syria từ năm 2011 là chủ yếu. Tuy nhiên, để có cái nhìn
hệ thống, đề tài cũng nghiên cứu tình hình Syria trước khi có phong trào Mùa
xuân Arab.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mac-xit, khóa luận sử dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích, tổng hợp. Ngoài ra, các
phương pháp thống kê, so sánh, logic cũng được sử dụng thường xuyên để
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu: mục tiêu chính của khóa luận là phân tích thực
trạng, nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại
6
Syria từ năm 2011. Để phục vụ mục tiêu này, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể như sau:
- Tìm hiểu bối cảnh mới của khu vực Trung Đông – Bắc Phi do phong
trào Mùa xuân Arab mang lại, bao gồm: diễn biến chính, thực trạng, nguyên
nhân và hệ quả của phong trào Mùa xuân Arab tại khu vực Trung Đông – Bắc
Phi nói chung
- Nghiên cứu phong trào Mùa xuân Arab tại Syria: thực trạng, nguyên
nhân, hệ quả.
- Chỉ ra những tác động của cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại
Syria đối với thế giới, khu vực và Việt Nam.
- Tìm hiểu các bài học kinh nghiệm có thể rút ra đối với Việt Nam từ
thực tiễn của cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, đề tài được kết cấu thành 2
chương với những nội dung như sau:
Chương 1: Phong trào Mùa xuân Arab tại Trung Đông – Bắc Phi.
Chương 2: Cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại Syria và tác động
đến Việt Nam.
7
Chƣơng 1
PHONG TRÀO MÙA XUÂN Ả RẬP Ở KHU VỰC
TRUNG ĐÔNG – BẮC PHI
1.1. Sự khởi đầu và lan tỏa của phong trào “Mùa xuân Arab”
Mohamed Bouazizi (29/03/1984 – 04/01/2011) là một người thanh niên
Tunisia bán rau trên hè phố. Mohamed Bouazizi bán hoa quả ở chợ để mưu
sinh với thu nhập khoảng 140 đô la Mỹ một tháng. Cậu mới học xong phổ
thông, và không theo học ở cấp cao hơn. Bouazizi tự thiêu ngày 17 tháng 12
năm 2010 để phản kháng vì cảnh sát cấm anh bán hàng trên đường phố. Hành
động của anh đã trở thành chất xúc tác cho cuộc Cách mạng Tunisia và mùa
xuân Arab, kích động bạo loạn và biểu tình phản đối của Tunisia trong cả vấn
đề xã hội và chính trị trong nước. Sự phẫn nộ của quần chúng đã nhanh chóng
biến thành biểu tình. Tuy nhiên, những sự biến ở Sidi Bouzid bị giới truyền
thông Tunisia phớt lờ mặc dù những hình ảnh và video về việc Bouazizi tự
thiêu cùng với việc cảnh sát đàn áp dã man những người biểu tình ôn hòa đã
được đăng tải và chia sẻ trên các trang Facebook và Youtube [39]. Ngày
22/12/2010, Lahseen Naji, một người biểu tình, đã tự sát bằng cách trèo lên
cột điện cao thế nhằm đáp lại tình trạng “nghèo đói và thất nghiệp”. Ngày
24/12, Mohamed Ammari bị cảnh sát ở Bouzine bắn vào ngực dẫn đến tử
vong. Những người biểu tình khác cũng bị thương, nhiều người bị chết sau
đó. Cuộc biểu tình bùng lên thành làn sóng khi có đến hơn 1000 người tới thủ
đô Tunis. Các cuộc biểu tình cũng lan ra cả Sousse, Sfax, và Meknassy [38].
Ngày sau đó, Liên đoàn Công đoàn Tunisia cũng biểu tình ở Gafsa.
Cũng trong khoảng thời gian này, khoảng 300 luật sư cũng biểu tình
gần tòa nhà chính phủ ở Tunis. Các cuộc biểu tình còn tiếp diễn đến 29/12.
Các hình ảnh, video về các cuộc biểu tình được chia sẻ rộng rãi trên Youtube,
và được đưa đường dẫn sang các trang mạng xã hội khác như Facebook,
8
Twitter đã gây nên một làn sóng phẫn nộ lớn trong quần chúng đòi hỏi công
lý, tự do ngôn luận, công ăn việc làm. Bằng cách sử dụng các trang mạng xã
hội, người ta đã tập hợp nhau lại, và chia sẻ ý kiến, tạo ra một không khí chưa
từng thấy ở các nước chuyên quyền này, tạo ra cuộc cách mạng của hàng trăm
ngàn người biểu tình trên khắp đất nước. Vì sức ép từ công chúng tức giận và
bạo lực tăng cường sau cái chết của Bouazizi, Tổng thống Zine El Abidine
Ben Ali đã phải từ chức từ ngày 14 tháng 1 năm 2011, sau 23 năm nắm
quyền. Sự thành công của các cuộc biểu tình ở Tunisia đã kéo theo các cuộc
biểu tình ở nhiều nước Ả Rập khác. Hành động của Bouazizi đã tạo ra hiệu
ứng Werther1 ở Trung Đông và châu Âu khi có nhiều thanh niên cũng tự thiêu
để thể hiện bất đồng và ức chế khi bị đàn áp. Các cuộc biểu tình bao gồm
nhiều người mô phỏng hành động tự thiêu của Bouazizi, trong một cố gắng để
mang lại kết thúc các chính phủ chuyên quyền của họ. Những người này và
Bouazizi được một số nhà bình luận Arab hoan nghênh như là "anh hùng liệt
sĩ của một cuộc cách mạng mới ở Trung Đông".
Sau Tunisia, làn sóng biểu tình lan sang Ai Cập, bắt đầu vào ngày
25/01/2011 và kéo dài trong 18 ngày, bạo loạn đụng độ với cảnh sát và an
ninh khiến hàng chục người chết, dẫn đến việc Tổng thống Hosni Mubarak từ
chức vào ngày 18/02/2011. Ngay sau Ai Cập, Yemen (26/01), và Syria
(27/01) đồng loạt chứng kiến cảnh người dân ùn ùn xuống đường. Trước đó,
làn sóng biểu tình "Mùa xuân Arab" đã lan sang Kuwait và Jordan (14/01),
Oman (17/01). Đầu tháng 02/2011 đến Marocco và Bahrain (14/02). Ngay cả
Ả Rập Saudi cũng không tránh khỏi những đợt biểu tình nhỏ trong tháng 1 và
2/2011 nhưng quốc gia giàu dầu mỏ nhất thế giới này đã nhanh chóng dập tắt
1
. Hiệu ứng Werther được mô tả là hiệu ứng “bắt chước” khi nhiều người tự sát theo hình mẫu của một người
nào đó. Tên của hiệu ứng này được đặt theo nhân vật chính trong tiểu thuyết nổi tiếng Die Leiden des jungen
Werthers (tiếng Việt: Nỗi đau của chàng Vecte) của đại văn hào Goethe. Xem thêm Schmidtke A, Häfner H.
The Werther effect after television films: new evidence for an old hypothesis. Ngày 18 tháng Tám năm 1988.
Tại cơ sở dữ liệu điện tử của Trung tâm thông tin Công nghệ Sinh học và Thư viện Y học Quốc gia Mỹ tại
địa chỉ: Truy cập ngày 13/05/2012
9
và ngăn chặn làn sóng biểu tình một cách hiệu quả. "Mùa xuân Ả Rập" như
một đám cháy. Mặc dù diễn ra ở hầu hết các nước Bắc Phi và Trung Đông
nhưng tại mỗi nước “Mùa xuân Arab” lại diễn ra với các mức độ khác nhau
và đạt được những kết quả cũng khác nhau. Điển hình, Mùa xuân Arab diễn
ra tại Ai Cập và Tunisia đã nhanh chóng làm cho chính quyền ở hai nước này
sụp đổ một cách chóng vánh với sự ra đi của nhà cầm quyền. Khác với
Tunisia và Ai Cập, “Mùa xuân Ả Rập” tại Yemen, Libya và Syria là những
cuộc đấu dai giẳng với những kết cục không giống nhau. Ở Yemen, Tổng
thống Ali Abdullah Saleh đã cầm cự giằng dai khá hữu hiệu để đảm bảo
không bị sụp đổ chóng vánh như hai nguyên thủ Tunisia và Ai Cập. Trong
nước, Abdullah Saleh phải đối phó với cuộc phản kháng vừa quy mô, vừa
quyết liệt, vừa kiên trì; với sự tham gia của đông đảo dân chúng bất mãn, của
phe đối lập chính trị và cả một sư đoàn chính quy li khai khỏi quân đội. Ông
này còn chịu áp lực liên tục, dai dẳng và nhất quán từ các quốc gia Arab láng
giềng trong Tổ chức hợp tác vùng Vịnh (GCC) được Mỹ và Liên minh châu
Âu (EU) hậu thuẫn. Chính quyền Saleh cũng bị phe phản kháng lên án là đã
giết hại cả ngàn người biểu tình. Tổng thống Saleh đã rời Yemen sang Mỹ
"chữa bệnh" để được coi như đã "hạ cánh an toàn” với một giải pháp chính trị
mà ông ta được hưởng quyền miễn bị truy cứu về tư pháp. Ở Libya, cuộc đấu
tranh lật đổ chính quyền cũng giằng dai quyết liệt không kém ở Yemen và chỉ
ngã ngũ khi có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. Qaddafi và các con, rút
kinh nghiệm từ biến động tại Tunisia và Ai Cập, lại có tiềm lực tài chính và
vũ khí dồi dào, đã không từ một hành động nào để bảo vệ quyền lực, chống
lại lực lượng phản kháng vũ trang trong một cuộc nội chiến thực sự đẫm máu.
Muama'r Qaddafi chịu một kết cục bi thảm hơn cả. Ông này cùng một con trai
đã bị giết "tại trận" vào ngày 20/10/2011. Nhưng cho đến nay, Libya cũng là
trường hợp duy nhất trong các quốc gia chìm vào vòng xoáy "Mùa xuân
10
Arab" bị can thiệp quân sự quốc tế do Liên Hợp Quốc áp đặt. Có thể nói nếu
không có cuộc chiến tranh không quân cường độ cao của NATO thực thi nghị
quyết 1973 của Hội đồng Bảo an từ ngày 31/03/2011, thì chế độ
"Jamaheriyah" chưa thể sụp đổ vào cuối tháng 8, để Qaddafi bị tiêu diệt sau
đó gần 2 tháng. Tại Syria, phản kháng bắt đầu bùng lên từ 15/03/2011, muộn
màng nhất so với "những người anh em Arab" khác. Chính quyền Syria đã rút
được kinh nghiệm từ các cuộc biến đông trước đó, nên ngay từ đầu đã áp
dụng một đường lối nhất quán là trấn áp quyết liệt, bất chấp đổ máu. Phe đối
lập chính trị trong và ngoài nuớc không thể thống nhất lực lượng. Chưa thể
xảy ra hiện tượng li khai ở cấp cao, kể cả trong lực lượng vũ trang và chính
quyền. Hiện tượng quân nhân li khai thành lập "quân đội tự do Syria" là một
thách thức nghiêm trọng, nhưng cho đến nay, đạo quân này vẫn chỉ có thể
hoạt động theo những đơn vị nhỏ lẻ, rải rác tại các địa phương; chưa thể tập
hợp thành đơn vị quy mô lớn và chưa thể chỉ huy thống nhất. Chính quyền
Syria còn thành công trong việc tạo ra một "lực lượng đối lập" làm bình
phong "dân chủ" che chắn cho sự tồn tại của chế độ, để đối trọng với đối lập
thực sự cả ở trong nước và với nước ngoài. Hơn nữa, chính quyền của Tổng
thống Al Assad đã đánh giá đúng tình hình quốc tế và cuộc khủng hoảng kinh
tế đang diễn ra ở Mỹ và châu Âu, khiến cho kịch bản Libya khó có thể tái
diễn. Tổng thống Al Assad còn khôn khéo tận dụng vị thế không thể xem
thường của Syria ở Liên đoàn Arab và trong khu vực; tận dụng quan hệ "trao
đổi lợi ích" với Iran và Nga để được trợ giúp mọi mặt, cũng như được Nga
"bênh vực" tại HĐBALHQ. Bởi vậy, sau hơn năm năm biến động đẫm máu,
cuộc khủng hoảng tại Syria chưa thể ngã ngũ sớm theo một hướng nào rõ rệt.
Như vậy, qua biến động từ phong trào “Mùa xuân Arab” tại khu vực
Trung Đông – Bắc Phi và đặc biệt ở năm quốc gia kể trên, có thể thấy “Mùa
xuân Arab” đã mang đến sự thay đổi lớn về chính trị tại các nước này và khu
11
vực với một số vấn đề chính trị nổi bật hiện nay: Xu hướng Hồi giáo hóa
chính trị; vấn đề bầu cử Tổng thống ở Ai Cập; đặc biệt là vấn đề tương lai của
Syria.
1.2. Nguyên nhân của phong trào Mùa xuân Arab
1.2.1. Nguyên nhân bên ngoài
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm trầm trọng thêm các vấn đề
kinh tế - xã hội ở các nước Bắc Phi – Trung Đông, khiến tăng trưởng kinh tế
của các nước này tác động nặng nề, giá cả lương thực tăng cao, lạm phát,
nghèo đói và bất bình đẳng xã hội, thất nghiệp bùng phát. Phân bố địa lý của
nhiều nước Bắc Phi – Trung Đông được cho là rất nhảy cảm, bởi các nước
Arab lớn nhất ở Bắc Phi – Trung Đông đều có chung biên giới hoặc đã ký
hiệp ước hòa bình với Ixraen, trong đó có một số nước là đồng minh của Mỹ
(như Ai Cập) hoặc có chính sách hướng Tây (như Tunisia). Nằm trong một
khu vực nhảy cảm, nhưng có năng lực hạn chế cả về kinh tế, chính trị và quản
lý xã hội, các nước Bắc Phi – Trung Đông buộc phải phụ thuộc nặng nề vào
nước ngoài để tìm kiếm sự hỗ trợ về quân sự, kinh tế, nhu yếu phẩm cần thiết
(lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng). Chính vì vậy khi khủng hoảng kinh
tế toàn cầu nổ ra, sự trợ giúp của Mỹ và phương Tây đối với các nước này
trong thời điểm đó bị giảm sút, khiến nhiều nước Bắc Phi – Trung Đông bị
tổn thương và tác động tiêu cực.
Toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến tất cả các
nước, không ngoại trừ các nước Hồi giáo ở Bắc Phi – Trung Đông. Toàn cầu
hóa đã khiến cho các nước trong khu vực này du nhập trào lưu tư tưởng mới
về tự do, dân chủ, nhân quyền vào trong nước một cách rộng rãi hơn nhờ lực
lượng lao động có tri thức. Nhờ toàn cầu hóa, công nghệ thông tin, công nghệ
12
truyền thông, con người có thể dễ dàng kết nối với nhau, hiểu rõ hơn tình hình
trong nước và thế giới, ý thức được những giá trị họ đang có và những giá trị
chưa đạt được. Tuy nhiên, đối nghịch với toàn cầu hóa, giới cầm quyền ở Bắc
Phi – Trung Đông với tư tưởng thủ cựu và áp đặt, hầu như không chịu thay
đổi cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, trong khi đó giới trẻ có giáo
dục ngày càng hiểu biết hơn do có điều kiện học tập và tiếp cận với thế giới
bên ngoài, kết nội với các phương tiện công nghệ thông tin, có sự cổ vũ, hậu
thuẫn từ bên ngoài. Những người này không muốn chấp nhận mãi hiện trạng
trì trệ, bức bách của đất nước và quyết tâm đứng lên đấu tranh đòi thay đổi.
Vì thế, khi có điều kiện và cơ hội, những nhóm người theo trào lưu tư tưởng
thế tục, tự do, dân chủ đã đồng loạt đứng dậy, tạo nên làn sóng biểu tình phản
đối chống chính phủ tại các nước Bắc Phi – Trung Đông.
Hơn nữa, toàn cầu hóa cũng khiến sự dính líu, can thiệp của các nước
lớn vào khu vực Bắc Phi – Trung Đông ngày càng lớn. Với vị trí địa lý nằm ở
giữa các tuyến đường thông thương quốc tế, nối từ Châu Âu đến Châu Á đến
Iran, bao quanh vịnh Persique, các nước Ả rập là ngôi nhà của 54% trữ lượng
dầu lửa toàn cầu đó là lý do vì sao các nước lớn luôn để mắt tới khu vực và
không bỏ lỡ các cơ hội tranh giành ảnh hưởng tại khu vực có địa kinh tế - địa
chiến lược này, nhất là trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch chưa thể thay thế
và các nước đều có nhu cầu phát triển kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Đặc biệt là các nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Nga. Cạnh tranh và ảnh
hưởng của các nước lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến biến động chính trị
- xã hội của khu vực Bắc Phi – Trung Đông thêm phức tạp, bùng phát mạnh
và rất khó đoán dịnh hồi kết.
Vai trò của mạng Internet và mạng xã hội toàn cầu
Công nghệ thông tin, truyền thông phát triển khiến người dân các nước
dễ dàng kết nối với nhau hơn và trong biến động chính trị - xã hội của khu
13
vực Bắc Phi – Trung Đông, Internet đã trở thành công cụ để người dân sử
dụng để tập hợp lực lượng phản đối lại các chính phủ chuyên quyền. Theo
nhiều nghiên cứu khác nhau, mạng xã hội đã trở thành một nhân tố quang
trọng trong việc kêu gọi người dân đứng lên biểu tình và phát tán chúng với
múc đích lật đổ chính quyền, đòi dân chủ, việc làm và lương thực. Ở Tunisia,
Ai Cập và các nước khác, các mạng xã hội đã được sử dụng rộng rãi là
Facebook, Twittre, TwitPic, Youtobe. Cùng với đó là tin nhắn SMS qua điện
thoại di động đã làm bùng nổ sự giận giữ của người dân, khiến họ đổ ra
đường để biểu tình, hay là “cách mạng đường phố”.
Nhìn chung những người sử dụng mạng xã hội ở Bắc Phi – Trung Đông
không có sự thống nhất về hình thức biểu tình, phản đối chính phủ. Hầu hết,
các nhóm đối lập và người biểu tình đã sử dụng các trang mạng để truyền bá
tư tưởng của họ liên quan đến các quyền chính trị và quyền con người dưới
quan điểm cá nhân, chứ không mang tính chất của một tổ chức xã hội kích
động biểu tình. Theo báo cáo về mạng xã hội Arab năm 2011 của Dubai
school of Government, mục đích sử dụng mạng Facebook đầu năm 2011 của
người dân Ai Cập, Tunisia là: kêu gọi tổ chức và các hoạt động biểu tình (Ai
Cập là 29,55% trong tổng số người sử dụng Facebook, Tunisia: 22,31%);
Truyền đạt thông tin nhanh chóng về biến động ở Ai Cập và Tunisia cho cả
thế giới cùng biết (24,05% ở Ai Cập, 33,06% ở Tunisia); Khuyến các trong
nước về các nguyên nhân gây ra biểu tình (30,93% ở Ai Cập, 31,04% ở
Tunisia); ngoài ra là các mục đích khác không liên quan đến sự kiện biểu tình
ở các nước này [40]. Cũng theo thống kê của tổ chức này, 94,29% người dân
Tunisia cho rằng họ biết thông tin về các cuộc biểu tình và cách mạng ở đât
nước họ là thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Blogs,…, còn
các phương tiện truyền thông chính thống của nhà nước (như tivi, báo, đài)
chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong việc đưa thông tin biến động ở Bắc Phi –
14
Trung Đông. Tại thời điểm xảy ra các biến động, số người sử dụng mạng xã
hội tăng đột biến. Chẳng hạn, ở Ai Cập, trước thời điểm nổ ra biến động vào
đầu năm 2010, tốc độ gia tăng của số người sử dụng Facebook là 12%, nhưng
đầu năm 2011 tốc độ này tăng lên mức 29%. Tại Tunisia, Yemen, Libya và
nhiều nước khác, số người sử dụng Facebook cũng tăng đột biến trong thời
điểm nổ ra biến động [40]
Khi chính phủ các nước nhận ra vai trò cực kì nguy hiểm của mạng xã
hội và Internet, chính phủ các nước chịu tác động của phong trào mùa xuân
Arab đã nỗ lực hết mình để ngăn chặn người biểu tình và người dân trong
nước tiếp cận mạng truyền thông điện tử, nhưng không thể làm được. Thậm
chí, còn làm cho tình hình phức tạp hơn, những người dân không tiếp cận
được với Internet và mạng xã hội đã đổ ra đường biểu tình với số lượng lớn,
gây ra sự sụp đổ của chính quyền nhiều nước và sự rối loạn chính trị - xã hội
ở hàng loạt các nước láng giềng.
1.2.2. Nguyên nhân bên trong
Các nguyên nhân kinh tế
Thứ nhất, phát triển kinh tế không cân đối khiến cho nền kinh tế ở Bắc
Phi – Trung Đông phụ thuộc vào nhập khẩu hàng hóa nước ngoài và do phân
chia lợi ích không đồng đều
Tại các nước Bắc Phi – Trung Đông cơ cấu kinh tế các nước có sự khác
nhau cơ bản. Libya và Syria là hai nước không có sự đa dạng hóa về cơ cấu
kinh tế, nền kinh tế chủ yếu dựu vào dầu mỏ và khí đốt, với doanh nghiệp nhà
nước đóng vai trò chủ đạo. Tại Ai Cập, Tunisia, Marocco, cơ cấu kinh tế đa
dạng hơn, trong đó có sự đóng góp lớn của ngành chế tạo, du lịch và dịch vụ.
Mặc dù vậy, nhưng sản lượng các nước này đem lại giá trị gia tăng thấp, chủ
yếu một số ngành như thực phẩm, chế biến lương thực, dệt may, xi măng,
máy móc thiết bị vận tải. Theo ước tính xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao chỉ
15
chiếm 5% tổng xuất khẩu hàng hóa của Tuynidi[10; tr.167]. Hay tại Ai Cập,
thu nhập của nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào du lịch, kênh đào Suze. Đây
là những lĩnh vực chủ yếu do nhà nước kiểm soát và dễ bị tổn thương khi có
những tác dộng từ bên ngoài. Còn về Libya, từ sự phân bố không đồng đều về
lợi ích dầu mỏ đã gây tiềm ẩn xung đột giữa các tầng lớp dân cư, giữa các bộ
lạc và các vùng miền. Dầu mỏ ở Libya phân bố chủ yếu ở miền Đông của đất
nước, trong khi thủ đô của Libya là Tripoli lại nằm ở phía Tây Bắc. Tháng
1/2011 trước khi xảy ra những biến động to lớn ở Libya, miền Đông Libya
chiếm tới 65% lượng dầu mỏ xuất khẩu của nước này, còn lại dầu mỏ nằm rải
rác ở miền Tây Libya (chiếm 13%), và các khu vực khác (22%)[10;
tr.168].Các tập đoàn khai thác dầu khí chủ yếu có mặt ở miền Đông. Trong
khi đó, khu vực miền Đông là nơi cư trú của bộ lạc Warflah (hơn 1 triệu trong
số 6,5 triệu dân Libya) và một số bộ lạc khác. Tuy là bộ lạc có số dân đông
nhất và là nơi có nhiều giếng dầu, khí đốt và hải cảng xuất khẩu lớn nhất,
nhưng miền Đông lại không được chính quyền Gaddafi dành cho các lợi ích
tương xứng với những đóng góp thực tế. Nhiều người của bộ lạc Warflah đã
ra nhập quân nổi dậy vốn tản mát trong các bộ lạc nhỏ cư trú tại miền Đông.
Như vậy, có thể thấy chính quền Gaddafi sụp đổ trước hết bắt nguồn từ sự
phân chia ranh giới địa lí tương đối biệt lập và sự chênh lệch rõ nét giữa miền
Đông và miền Tây, trong đó miền Đông là nơi nắm giữ hầu hết nguồn tài
nguyên của đất nước và miền Tây là nơi tập trung phần lớn tài sản và phúc lợi
quốc gia, khiến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại lợi
ích giữa các nhóm bộ lạc luôn tiềm ẩn tại đất nước có nền chính trị khá ổn
định hơn 40 năm qua
Kể từ đầu thập niên 1990, các nền kinh tế Bắc Phi – Trung Đông đã
thực hiện hàng loạt các cải cách kinh tế nhằm đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, hội
nhập thương mại hàng hóa. Ngoại trừ Libya, các nước còn lại như Ai cập,
16
Maroco, Algieri, Tunisia, Yemen, Syria đều tiến hành cải thiện môi trường
kinh doanh trong nước, mở của kinh tế và giao lưu mạnh mẽ với các đối tác
bên ngoài, chủ yếu là EU, Mỹ, Trung Quốc, Châu Á. Tuy nhiên, do phát triển
kinh tế không đồng đều, tập trung chủ yếu ở những ngành xuất khẩu dầu mỏ
hoặc những ngành có giá trị gia tăng thấp, nên các nước Bắc Phi – Trung
Đông đã chịu tác động rất lớn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008,
khiến doanh thu từ dầu mỏ giảm, doanh thu du lịch giảm, doanh nghiệp trong
nước bị tác động nặng nề, xuất khẩu giảm, cầu trong nước yếu kém. Trong
giai đoạn 2008 – 2010, tăng trưởng GDP của Ai Cập chỉ đạt 3,9%, Tuynidi
đạt 2,2%, Angieri đạt 1,6%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó [10;
tr.169]. Tăng trưởng thấp kết hợp với sự mất cân đối kinh tế khiến người dân
ở các nước này bất mãn và cảm thấy khó khăn trong việc duy trì cuộc sống
hằng ngày.
Thứ hai, giá cả lương thực tăng cao gây khó khăn cho cuộc sống của
người dân
Trong giai đoạn 2007 – 2008, tại một số nước như Ai Cập, Tunisia,
Yemen, Marocco đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối giá lương thưc tăng
cao tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân, giá lương thực cao đỉnh
điểm vào năm 2008 ở các nước Bắc Phi – Trung Đông. Vào tháng 1/2011, giá
lương thực lại tiếp tục tăng cao hơn so với 2008. Theo báo của ngân hàng thế
giới năm 2010, khoảng 2/3 thu nhập của các gia đình tại các quốc gia như Ai
Cập, Yemen, Tuynidi, Angieri, Yemen là dùng để chi tiêu cho việc mua
lương thực và thực phẩm [10; tr.169]. Trong bối cảnh hầu hết các nước Bắc
Phi – Trung Đông không tự túc an ninh lương thực, phải nhập khẩu lương
thực từ bên ngoài, việc giá cả lương thực tăng cao đã tác động đến mức sống
cua người dân, đặc biệt là những người nghèo khổ trong xã hội. Lịch sử Bắc
Phi – Trung Đông cho thấy, có một mối quan hệ mật thiết giữa giá lương thực
17
và các làn sóng biểu tình vì lương thực. Cùng với các lý do về kinh tế khó
khăn trong khủng hoảng, giá lương thực tăng cao là một trong những nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng người dân đổ xô ra đường yêu cầu chính phủ phải
trợ cấp.
Thứ ba, thất nghiệp lan rộng cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến biểu tình của dân chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên
Khu vực Bắc Phi – Trung Đông luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp cao.
Điều đáng lo ngại là thất nghiệp tập trung nhiều ở tầng lớp thanh niên, những
người có học thức cao trong xã hội. Trước giai đoạn khủng hoảng tài chính
toàn cầu theo ước tính của ngân hàng Thế giới (WB), “cứ bốn thanh niên Ai
Cập và Maroco thì có một người thất nghiệp, ở Tuynidi và Angieri cứ ba
thanh niên lại có một người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao như vậy chủ
yếu là do cơ cấu kinh tế mất cân đối, nền kinh tế không có sự chuyển dịch cơ
cấu linh hoạt để giải quyết hiệu quả lực lượng lao động dư thừa. Tính đến
năm 2010, “tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Angieri là 21,5%, Ai Cập là
24,8%, Tunisia là 24,9%, Syria là 19,1%, Libya là 20,7%” [8; tr.40]. Đặc
điểm đa dạng của nền kinh tế Bắc Phi – Trung Đông khiến việc làm chỉ tập
trung ở các khu vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp công nghệ thấp,
du lịch (Ai Cập, Tunisia, Syria), khai thác dầu khí (Libya, Angieri) mà yêu
cầu của các ngành này chỉ cần lao động có kỹ năng thấp, tiền lương thấp,
không có nhu cầu với lao động có trình độ đại học trở lên. Vì thế, bằng cấp
không tạo nên việc làm tốt hơn ở một số nước Bắc Phi – Trung Đông, đặc biệt
là giới trẻ. Thực trạng này khiến họ ngột ngạt, bất bình và là một trong những
nguyên nhân khiến thanh niên biểu tình trên thành phố Tunisia, Ai Cập và tạo
nên các cuộc biến động chính trị - xã hội mang tên Mùa xuân Arab.
Các nguyên nhân xã hội
Thứ nhất, xã hội dân số trẻ, có giáo dục nhưng thiếu dân chủ
18
Một điểm tương đồng dễ nhận thấy ở các nước khu vực Bắc Phi –
Trung Đông là dân số tương đối trẻ. Theo số liệu của UNDP, những người
trong độ tuổi 15 – 29 ở Bắc Phi – Trung Đông chiếm 30% tổng dân số của
khu vực. Đân số trẻ, tình trạng giáo dục ngày càng được cải thiện khiến xã hội
của các nước như Ai Cập, Tunisia, Syria, Libya, Morocco, Algieria ngày càng
có sự thay đổi rõ rệt về trình độ dân trí, nhận thức và nhu cầu dân chủ. Theo
xếp hạng chỉ số phát triển con người (HDI), trong các nước trực tiếp gặp biến
động trực tiếp từ biến động mùa xuân Ả Rập, Lybia và Tunisia có HDI thuộc
diện xếp hạng cao (xếp thứ tự là 64/187và 94/187), Ai Cập, Syria, Algieria,
Marocco xếp hạng trung bình (xếp thứ tự là 113/187, 119/187, 96/187,
130/187) và chỉ có Yemen và Sudan xếp hạng thấp (xếp hạng thứ tự là
154/187 và 169/187). [8; tr. 38]
Tuy nhiên vấn đề dân chủ của người dân nhiều nước Bắc Phi – Trung
Đông gặp nhiều thách thức bởi khu vực này vẫn bị kìm nén bởi các tập tục
Hồi giáo khép kín, bảo thủ, người dân không được phép thay đổi xã hội
truyền thống theo hướng phương Tây hiện đại. Nếu như ở các nước giàu tài
nguyên dầu mỏ (GCC), những người dân dễ dàng chấp nhận chế độ độc tài
bởi các chế độ này đã bám rễ và ăn sâu vào tư tưởng chính trị - xã hội, đồng
thời vì là các nước giàu nên họ không có những yêu cầu cấp bách về cơm áo
gạo tiền, thì các nước như Algieria, Marocco, Jordan, ngoài việc phải giải
quyết các vấn đề mà người biểu tình đề xuất về trợ cấp lương thực, tăng lương
tối thiểu và hưu trí, tạo việc làm, các nước này còn gặp phải sức ép đòi dân
chủ hóa. Ai Cập và Tunisia là hai trường hợp khác, đại diễn cho chủ nghĩa
chuyên quyền độc đoán trong một xã hội cộng hòa mở cửa và hội nhập thế
giới. Libya là một trường hợp khác hẳn bởi ở đó không có dân chủ và sự liên
kết xã hội. Lợi dụng biểu tình, các phiến quân Libya đã lấy cớ đòi dân chủ để
kích động người dân Libya chống lại Gaddafi.
19