Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thiên nhiên và loài vật trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.69 KB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ THÚY

THIÊN NHIÊN VÀ LOÀI VẬT
TRONG THƠ PHẠM HỔ VIẾT CHO
THIẾU NHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. TRẦN THỊ MINH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non và các thầy cô
giáo giảng dạy trong bộ môn văn học thiếu nhi đã giúp em trong quá trình học
tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Trần Thị Minh người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu
và giúp em hoàn thành khóa luận này.
Là một sinh viên lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên khóa luận của em
còn có nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô giáo và các bạn để cho khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận này là công trình nghiên cứu của cá
nhân em với sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Trần Thị Minh. Đề tài chưa
được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6

Chƣơng 1. THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN TRONG THƠ PHẠM HỔ........... 6
1.1. Cảnh sắc thiên nhiên trong sáng, nên thơ .................................................. 6
1.2. Thế giới cỏ cây hoa trái phong phú .......................................................... 11
1.2.1. Chân thực sinh động.............................................................................. 11
1.2.2. Hình dạng phong phú ............................................................................ 14
1.2.3. Hương vị hấp dẫn .................................................................................. 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 21
Chƣơng 2. THẾ GIỚI LOÀI VẬT TRONG THƠ PHẠM HỔ ................ 23
2.1. Thế giới loài vật đa dạng về chủng loại, giống loài ................................. 23
2.1.1. Những con vật gần gũi với con người................................................... 23
2.1.2. Những con vật sống trong môi trường nước ......................................... 27
2.1.3. Những con vật sống bằng đôi cánh ....................................................... 29
2.2. Thế giới loài vật hồn nhiên, ngây thơ ...................................................... 31
2.3. Thế giới loài vật với những tính cách sinh động ..................................... 34
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 36
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT TÁI HIỆN THIÊN NHIÊN VÀ LOÀI VẬT
TRONG THƠ PHẠM HỔ ............................................................................ 37


3.1. Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian ..................................................... 38
3.2. Nghệ thuật nhân hóa................................................................................. 43
3.3. Nghệ thuật sử dụng hình thức đối thoại và những câu hỏi tu từ .............. 49
3.4. Thiên nhiên và loài vật được miêu tả trong sự vận động và phát triển.... 54
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ viết cho thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu được của
văn học thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Những “đứa con
tinh thần” là kết quả của sự phát triển phong phú và toàn diện về mặt đề tài,
chủ đề và thể loại thơ ca cho thiếu nhi của những tên tuổi nổi tiếng như: Võ
Quảng, Trần Đăng Khoa, Định Hải… Trong số các tác giả viết cho thiếu nhi,
Phạm Hổ là một trong những cây bút tâm huyết với nghề.
Phạm Hổ sáng tác rất nhiều thể loại cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi mẫu
giáo: thơ, truyện, kịch, truyện ngắn, truyện vừa, truyện cổ tích… Ở thể loại nào
ông cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Đặc biệt, thơ ông viết cho
các em thường ngộ nghĩnh, vui tươi, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu trí tưởng tượng, phù
hợp với tâm lý trẻ thơ. Thơ Phạm Hổ hòa nhập vào tâm hồn trẻ tạo nên một thế
giới sống động với nhiều điều bất ngờ lý thú đầy mới mẻ. Thơ văn của ông đã
được xuất bản từ năm 1955 đến nay, trong đó một số tập thơ, bài thơ đã được
dịch và giới thiệu ở Nga, Ucraina, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hung- ga- ri…
Thơ dành cho thiếu nhi chiếm một phần lớn trong toàn bộ sáng tác của
ông và có một vị trí quan trọng trong văn học thiếu nhi Việt Nam. Trong thế
giới thơ viết cho trẻ của Phạm Hổ, điều ta cảm nhận rõ nhất là thế giới vạn vật
sống động mang đến nhiều bất ngờ, thú vị. Thế giới quanh các em từ cỏ cây,
hoa lá đến những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu… cũng có những suy nghĩ,
hành động và đời sống tình cảm. Vì vậy, sẽ là một thiếu sót lớn nếu ta không
kể đến đề tài thiên nhiên và loài vật trong những sáng tác của ông. Trong thơ
của Phạm Hổ, bạn đọc bắt gặp một thế giới thiên nhiên kì thú với muôn loài
cây trái. Ông luôn khai thác chúng ở những khía cạnh độc đáo và khám phá
vẻ đẹp tự nhiên, giàu chất thơ của chúng. Bên cạnh đó, tác giả còn vẽ nên

1


những bức tranh sinh động về thế giới loài vật gần gũi với các em. Biết loài vật

xinh xắn dễ thương như thỏ con, bê con, gà con đến ngựa, bò, trâu… hiện lên
ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế giới trẻ thơ đầy tưởng tượng, nhầm lẫn và thắc
mắc. Mảng thơ về thiên nhiên và loài vật đã dẫn bé thơ bước vào thế giới tự
nhiên giúp trẻ mở mang trí tuệ, hiểu biết.
1.2. Hiện nay, thơ Phạm Hổ được giới thiệu khá nhiều trong chương
trình Chăm sóc - giáo dục Mầm non.Với vai trò là một giáo viên mầm non
tương lai, tôi rất quan tâm đến những vần thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi. Từ
đó, muốn truyền tình yêu thơ đến các em nhỏ. Vì những lí do trên, chúng tôi
đã chọn đề tài nghiên cứu Thiên nhiên và loài vật trong thơ Phạm Hổ viết cho
thiếu nhi. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp phần tích cực
vào việc giảng dạy thơ Phạm Hổ ở trường Mầm non đạt hiệu quả cao. Đồng
thời đây cũng là sự thể hiện sự trân trọng của tác giả khóa luận với Phạm Hổ một nhà thơ được nhiều người yêu mến.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự nghiệp sáng tác cho thiếu nhi của Phạm Hổ đã đóng góp lớn cho văn
học thiếu nhi Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đánh giá
Phạm Hổ là nhà thơ tâm huyết với trẻ, đến với trẻ bằng tấm lòng yêu thương.
Nhà thơ Vũ Duy Thông trong bài Con đường đến với trẻ thơ nhận
định: “Đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em, ấn tượng đầu tiên anh để lại là: đây
là con người yêu trẻ đến mức đắm đuối không bao giờ no chán, một người
luôn khao khát tìm đến trẻ để hiểu và yêu chúng hơn nữa, một con người vốn
không phải đóng vai một thầy giáo nghiêm nghị cất lời răn dạy phải trái mà là
một người bạn chân thành của trẻ. Trên con đường đến với trẻ thơ ấy, Phạm
Hổ đã có nhiều thành công…” [10, 47].
Nhà văn Đoàn Giỏi trong Sổ tay nhà văn đã chỉ ra rằng: “Phạm Hổ viết
cho các em dịu dàng đằm thắm, sâu xa mà tươi vui duyên dáng, từ cái nhìn

2


bằng chính mắt ta trông thấy toát lên ý vị nồng nàn như mùi hương không

thấy của những bông hoa đẹp, khiến ta bâng khuâng nhớ mãi” [11, 937].
Lã Thị Bắc Lý trong bài Đỗ trắng đỗ đen của Phạm Hổ nhận xét:
“Phạm Hổ đã tìm ra chìa khóa mở cửa tâm hồn của trẻ thơ, giáo dục trẻ thơ
bằng con đường tình cảm nhẹ nhàng mà hiệu lực, thơ Phạm Hổ là chiếc cầu
nối giữa trẻ thơ và cuộc sống” [11, 947].
Nguyễn Xuân Nam trong bài Một cái nhìn kì thú yêu thương đã có nhận
xét: “Với mùi thơm của hoa trái, với tiếng bò “ậm ò”, tiếng gà “chiếp
chiếp”… tập thơ đưa các em về thế giới chính thực của mình” [11, 937].
Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài Người ở xứ thần tiên đã có những
khám phá rất thú vị: “Phạm Hổ đã hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh túy nhất
của đời mình, của tâm hồn mình cho con trẻ. Đọc thơ của ông, ta thấy ông rất
yêu trẻ con. Mà không chỉ yêu, ông còn kính trọng và sùng bái chúng. Vì thế
nói đến ông ta vẫn quen nghĩ đó là thi sĩ chuyên viết cho thiếu nhi, viết bằng
nhiều thể loại: thơ, truyện, kịch, truyện thần thoại, rồi kịch bản phim hoạt
hình…” [11, 950].
Trong Phác thảo Văn học thiếu nhi, nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng
viết: “Nói về thơ Phạm Hổ trước hết là nói về thiên nhiên. Dù rằng ca ngợi
thiên nhiên là một điểm chung của các nhà văn, nhà thơ viết cho thiếu nhi.
Thông qua bức tranh thiên nhiên người viết gợi cho các em lòng yêu cuộc
sống, bạn bè, đất nước…” [12, 345].
Trong Giáo trình Văn học thiếu nhi, Dương Thu Hương đã nhận xét về
thế giới loài vật trong thơ Phạm Hổ như sau: “Ngoài việc kể tên các thuộc
tính cơ bản của các con vật, cây cối, đồ vật… xung quanh bé, giúp cho bé
những bài học tìm hiểu tự nhiên và xã hội sinh động, nhà thơ còn miêu tả
chúng rất ngộ nghĩnh, chúng tạo thành một thế giới trẻ thơ, đầy tưởng tượng
nhầm lẫn và thắc mắc” [8, 140]. Trên đây là những lời tâm huyết của những

3



người quan tâm, yêu mến thơ Phạm Hổ. Có thể nói, các sáng tác của Phạm
Hổ viết cho thiếu nhi nói chung và thơ nói riêng đã góp một tiếng nói giá trị
vào vườn thơ thiếu nhi.
Qua thực tiễn khảo sát, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài viết, nhiều ý
kiến đã nêu đánh giá, nhận xét về thơ Phạm Hổ nhưng về phương diện Thiên
nhiên và loài vật trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi thì còn “để ngỏ”. Các
ý kiến trên sẽ là gợi ý quý báu giúp chúng tôi chọn lọc và kế thừa trong quá
trình nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nét độc đáo của thiên nhiên và loài vật trong thơ Phạm Hổ
viết cho thiếu nhi trên 2 bình diện nội dung phản ánh và nghệ thuật miêu tả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thiên nhiên và loài vật trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung khảo sát các tập thơ sau:
- Chú bò tìm bạn, Nxb.Văn học, Hà Nội, 1999
- Em thích em yêu, Nxb.Văn học, Hà Nội, 1999
- Những người bạn nhỏ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999
- Bạn trong vườn, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999
- Những người bạn im lặng, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh.

4


6. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội dung
khóa luận được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Thế giới thiên nhiên trong thơ Phạm Hổ
Chương 2: Thế giới loài vật trong thơ Phạm Hổ
Chương 3: Nghệ thuật tái hiện thế giới thiên nhiên và loài vật trong thơ
Phạm Hổ

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN TRONG THƠ PHẠM HỔ
1.1. Cảnh sắc thiên nhiên trong sáng, nên thơ
“Thiên nhiên gợi cho chúng ta bao điều suy nghĩ về cuộc sống của con
người. Thiên nhiên là lòng rộng rãi bao dung… Bằng chính cái đẹp, thiên nhiên
đã dạy cho ta yêu cái đẹp. Bằng chính sự phong phú thiên nhiên gợi cho ta nên
có cuộc sống phong phú về vật chất, về tinh thần” [10, 19].
Sự phong phú của thiên nhiên “không gì có thể so sánh được” và thế
giới tự nhiên bao đời nay luôn là đề tài cho sức sáng tạo kì diệu của con
người. Thiên nhiên phong phú, đa dạng luôn được coi là người bạn gần gũi,
thân thiết nhất với các em và đem đến cho các em nhiều bất ngờ, thú vị từ
cây tre, cây lúa, con cá, con cua… đám mây ngũ sắc, cầu vồng đều quen
thuộc gần gũi với con người, nhất là trẻ em. Cảnh sắc thiên nhiên được Phạm
Hổ đưa vào thơ với những hình ảnh đẹp, vui tươi:
Một ngôi sao xanh
Nấp sau cành lá
Vừa sáng ngời đó
Đã vụt biến mất
Đã vụt hiện ra

(Có một ngôi sao nấp sau cành lá)
Ngôi sao xanh nhỏ bé thoắt ẩn, thoắt hiện chơi trò “ú tim” cùng cành lá
làm cho khung cảnh ban đêm yên tĩnh trở nên sống động, ngôi sao nhỏ bé ấy
cũng trở nên đẹp, sáng hơn bởi hình ảnh:
Viên ngọc giữa trời
Long lanh đáy nước
(Có một ngôi sao nấp sau cành lá)

6


Với bài thơ Mây Phạm Hổ cũng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên trong
một tối thanh bình, yên ả:
Trăng lên mây kéo đến
Soi bóng hồ nước êm
Mây muốn xem mình đẹp
Đẹp thế nào trong đêm
(Mây)
Mây cũng giống như cô bé thích làm duyên, làm dáng, thích ngắm mình
trong gương. Trong cái hồ nước êm ả đầy ắp ánh trăng ấy mây vẫn đẹp trong đêm.
Nói đến cảnh sắc thiên nhiên, không thể quên nhắc đến trăng. Trăng là
hình ảnh đẹp đã đi vào tiềm thức con người, chúng ta đã gặp hình ảnh trăng
xuất hiện trong rất nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau, nhưng trăng trong
thơ Phạm Hổ rất đặc biệt: Trăng ở khắp mọi nơi, trăng ở trên sông, trên đồng
lúa mênh mông, trăng đón thầy, trăng rước đèn… Mọi nơi, mọi chỗ đều có
hình bóng của trăng. Hình ảnh ánh trăng vàng bát ngát xuất hiện trong bài thơ
Lúa và gió thật đẹp và lãng mạn:
Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm
Cô lúa đang hát

Sao bỗng lặng im
(Lúa và gió)
Trong không gian bao la đó, hình ảnh ánh trăng hiện lên khiến cảnh vật
xung quanh trở nên thơ mộng. Ánh trăng đêm tỏa sáng cho hai mẹ con nhà cua.
Hay đó là ánh trăng lung linh mỗi tháng “một lần tròn”, là một ông trăng
với bao hoạt động giữa đời thường, trăng gần gũi và đáng yêu trong tâm hồn
và trong cuộc sống của mỗi con người:
Một bầu trời
Một ông trăng

7


Mỗi một tháng
Một lần tròn
Trăng trên sông
Trăng trên lúa
Trăng giữa cửa
Trăng sau cây
Trăng đón thầy
Trăng tiễn bạn
(Một ông trăng)
Phạm Hổ không chỉ đưa trăng vào trong thơ mà còn có rất nhiều các hiện
tượng thiên nhiên khác xuất hiện trong thơ ông như nắng mưa vốn là hiện
tượng bình thường, song trong thơ ông chúng trở nên sinh động có hồn:
Mưa rồi!
Mưa rồi!
Hạt này
Đã đến
Hạt nọ

Đang rơi…
(Mưa)
Bài Mưa là sự ngạc nhiên của bé trước sự thay đổi của thiên nhiên từ bầu
trời nhiều mây dần chuyển sang hạt mưa. Cảnh trời mưa trước mắt bé thật vui
nhộn chứ không hề có vẻ ảm đạm, u ám như trong ca dao:
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai…
(Ca dao)
Hay:
Mưa hoài, mưa mãi, mưa mau
Từng đàn bong bóng làm đau mặt hồ
(Chiều mưa - Hoàng Thị Minh Khanh)
8


Mưa trong thơ Phạm Hổ không phải là sự buồn bã, nhớ nhung, nuối tiếc
như trong ca dao hay thơ viết cho người lớn, mà là sự vui tươi thích thú của
trẻ thơ trước sự giao hòa với đất trời vạn vật trong cơn mưa.
Phạm Hổ đã đưa các em đến với thế giới tự nhiên bằng lời thơ rất hồn
nhiên, tươi mát. Sau cơn mưa là bầu trời tươi sáng, “rực rỡ bảy sắc màu”:
Không có sông dưới cầu
Chỉ mênh mông đồng lúa
Cầu vồng như dải lụa
Rực rỡ bảy sắc màu?
(Cầu vồng)
Thiên nhiên nông thôn hiện ra thật đẹp với cánh đồng lúa mênh mông,
mương nước cùng tiếng cười nói, tiếng chân người… hòa quyện với sắc màu kì ảo
của cầu vồng. Chiếc cầu vồng ấy còn được nhân cách hóa như một con người:
Cầu chờ mãi hồi lâu
Không ai qua biến mất

(Cầu vồng)
Như trong thế giới của thần thoại, Phạm Hổ đã giải thích các hiện tượng
trong thiên nhiên, vũ trụ một cách sinh động, bằng những hình ảnh lung linh
sắc màu. Thế giới ấy đã đi vào tâm hồn trẻ em vừa hiện thực vừa huyền thoại,
giúp các em cảm nhận được thế giới xung quanh, vừa bồi đắp tâm hồn mềm
mại, phong phú.
Phạm Hổ không chỉ giải thích các hiện tượng thiên nhiên một cách sinh
động, đầy hấp dẫn mà ông còn vẽ ra trước mắt các em cả một khung cảnh thiên
nhiên thơ mộng. Trong bài thơ Chú bò tìm bạn chỉ bằng vài ba nét chấm phá
Phạm Hổ đã đưa đến cho các em khung cảnh buổi chiều đầy chất thơ:
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát

9


Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: “Kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây!
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười nhoẻn miệng…
(Chú bò tìm bạn)
Bài thơ miêu tả cảnh buổi chiều ở một đồng quê. Một buổi chiều muộn
với những làn gió mát mẻ khi mặt trời không còn ở trên cao đỉnh đầu mà lúc
này đã dần khuất sau bụi tre và trong bài thơ xuất hiện hình ảnh chú bò đang
uống nước bên dòng sông, nước sông soi bóng hình ảnh chú bò nhưng chú bò
ngây ngô không nhận ra bóng mình dưới nước mà tưởng mình đang gặp một
người bạn. Đó là một khung cảnh buổi chiều làng quê thật yên bình, nên thơ.
Ở bài thơ trên để lại ấn tượng với chú bò tìm bạn vô cùng ngộ nghĩnh

đáng yêu, thì trong Rong và cá thiên nhiên dưới nước rất đa dạng, phong phú,
nhiều màu sắc với nhiều gam màu rực rỡ khác nhau:
Có cô rong xanh
Đẹp như tơ nhuộm
Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lượn
Một đàn cá nhỏ
Đuôi xanh, đuôi hồng
Quanh cô rong đẹp
Múa làm văn công
(Rong và cá)
Trong làn nước xanh mát rượi, một cô rong khoác lên mình chiếc áo màu
xanh “như tơ nhuộm”. Đó là vẻ đẹp của màu sắc non xanh, trong mát với

10


dáng hình mềm mại thả trôi theo dòng nước, cái vẻ đẹp nhẹ nhàng, mềm mại
như tơ lụa. Còn những chú cá nhỏ cũng không kém phần ấn tượng, tự tin khoe
cái đuôi màu sắc rực rỡ xanh, hồng lấp lánh dưới hồ nước. Với xiêm y rực rỡ,
cô rong và đàn cá đã tạo nên một bức tranh xinh đẹp đầy màu sắc.
Tất cả đã hội tụ, hòa quyện tạo thành thế giới thiên nhiên muôn màu sắc
và độc đáo trong thơ Phạm Hổ viết cho các em.
Như vậy, với nghệ thuật miêu tả linh hoạt Phạm Hổ đã dẫn dắt các em đi
vào thế giới thiên nhiên muôn màu sắc với biết bao cái hay, cái đẹp, với
những hiện tượng thiên nhiên kì thú trong vũ trụ đầy sống động, hấp dẫn, lôi
cuốn các em: “Đến với thiên nhiên, một kho tàng vô tận, các em luôn thấy
mây trời có nhiều hình vẻ, màu sắc; các em “ nghe” được tiếng nói cười của
loài vật, của gió và của cây…” [7, 410].
1.2. Thế giới cỏ cây hoa trái phong phú

1.2.1. Chân thực sinh động
Phạm Hổ đã từng tâm niệm: “Tôi ít khi gặp thấy một cái cây xấu, một
bông hoa xấu, một trái quả xấu. Có thể nói tất cả đều đẹp. Có những cây,
những hoa, những quả tuyệt đẹp. Cả về bề ngoài, cả về bên trong” [3, 40]. Vì
trong tạo hóa tất cả những cây tre, cây si, cây đa, cây lúa, hoa sen, quả thị, quả
na, quả ổi… đều có một hình dạng riêng và đều đẹp, đều hấp dẫn. Khi chúng
đứng một mình vốn đã đẹp, chúng kết lại thành chùm, nở thành khóm thì vẻ
đẹp của nó được nâng lên thành vẻ đẹp của sức mạnh tập thể.
Nếu ai đã từng một lần đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em đều có chung
nhận xét: Thơ ông tinh tế, giàu cảm xúc, sức tưởng tượng vô cùng phong phú.
Ông đã nhìn vạn vật qua lăng kính trẻ thơ. Nhà thơ đã nói hộ các em một cách
chân thực, sinh động về những người Bạn trong vườn với vô số loài cây, loài
hoa, loài quả. Phạm Hổ không chỉ miêu tả cụ thể hình dáng, màu sắc hương vị
như thực tế mà còn hình tượng hóa lên để nó sinh động và có nhiều cảm xúc.

11


Cảm động mà chân thực, đó là hình ảnh cây dưa mẹ “yếu mềm”và đàn dưa
con “to nặng”. Hình dáng dưa mẹ yếu mềm nhưng lại rất mạnh mẽ bởi nội lực
bên trong. Người mẹ ấy đã vắt kiệt sức mình để sinh thành và nuôi dưỡng
những đứa con của mình:
Dây dưa hấu yếu mềm
Sinh đàn con to, nặng
Mẹ không bế nổi con
Đành trao nhờ đất ẵm
(Dưa)
Qua bài thơ này, Phạm Hổ muốn các em thấy được đặc điểm của cây
dưa là một loại cây có dây leo, sống ở dưới đất. Mặt khác, thông qua việc dưa
nhờ đất ẵm con thì tác giả khéo léo lồng ghép các hình ảnh để trẻ có thể thấm

nhuần sâu sắc tình mẫu tử, càng yêu và trân trọng những gì tạo hóa đã ban
tặng cho con người và càng kính trọng đấng sinh thành dưỡng dục chúng ta.
Gần gũi với trẻ em Việt Nam là mỗi góc vườn. Trong góc vườn thân
yêu đó, khế là một loài cây rất quen thuộc. Phạm Hổ đã miêu tả chân thực
từng chùm hoa, múi quả, đặc tính và tác dụng về nó:
Hoa từ trên cao
Rủ nhau xuống giếng
Tắm xong hoa tím
Theo gầu nước lên
Ai nặn nên hình
Khế chia năm cánh?
Khế chín đầy cây
Vàng treo lóng lánh…!
Con cua, con hến
Giữa ruộng, ven sông

12


Nấu chung sao khế
Cơm canh ngọt lòng…
(Khế)
Một loài cây mọc bên bờ ao, góc vườn, hoa màu tím, quả hình năm
cánh, khi chuyển sang màu vàng, là gia vị không thể thiếu trong món canh
chua đồng quê… Những đặc tính này của khế thì ai cũng nắm rõ nhưng Phạm
Hổ đã làm cho nó trở nên sinh động hơn bằng những hình ảnh ví von rất ngộ:
“Hoa từ trên cao/Rủ nhau xuống giếng”. Với một câu hỏi tu từ “Ai nặn nên
hình?” Phạm Hổ đã khiến trẻ em tò mò, thích thú. Còn nữa, Phạm Hổ còn đưa
các em trở về với món ăn dân dã, quen thuộc từ bao đời nay, đó là món canh
chua nấu khế một món ăn mang đậm hương vị đồng quê mà tuổi thơ không

sao quên được cái vị chua chua của khế được hòa quyện với vị ngọt của cua.
Hình ảnh “Khế chín đầy cây/ Vàng treo lóng lánh” khiến ta nhớ đến câu
chuyện Cây khế đầy hấp dẫn trong kho tàng truyện cổ dân gian. Phạm Hổ đã
miêu tả rất sinh động và thú vị với các loại cây hoa cho bé thấy sự kì diệu của
thiên nhiên. Không những thế ông còn đưa bé thơ trở về với câu truyện cổ
thần tiên khi miêu tả cây thị:
Bà kể: “Thị này
Ngày xưa cô tấm
Chui vào đấy trốn
Đợi ngày gặp vua…
(Thị)
Chân thực và sinh động là những gì Phạm Hổ đã dành cho những người
Bạn trong vườn. Không chỉ có Dưa, Khế, Thị mà còn biết bao nhiêu cây, lá,
hoa, quả khác nữa như: lựu, na, dứa, roi, ổi, bưởi, sầu riêng… cũng được nhà
thơ miêu tả chân thực như những gì chúng vốn có.

13


Nhà thơ đã biến những hình ảnh có thật của một chùm hoa, múi quả lấp
ló sau kẽ lá, khéo léo đưa vào thơ, thổi cho nó một sức sống thay lời nó nói
với các em. Từ những hình ảnh này, các em không chỉ được biết thêm nhiều
về thế giới thực vật mà còn thêm yêu thương những thứ cây, thứ quả gần gũi
xung quanh mình.
1.2.2. Hình dạng phong phú
Thế giới cỏ cây hoa lá trong thơ Phạm Hổ không chỉ chân thực, sinh
động mà còn hấp dẫn bởi những hình dạng vô cùng phong phú. Nói về sự đa
dạng của thiên nhiên Phạm Hổ khẳng định: “Sự phong phú của thiên nhiên
thì có lẽ không có gì có thể so sánh được. Không một cái gì giống cái gì.
Triệu triệu họ cây, từ cây rêu bé tí như cái lông tơ của chú vịt con đến cây

chò cao vút lưng chừng trời… trong một loài cam có bao nhiêu thứ cam,
trong một loại bứa có bao nhiêu thứ bứa. Có bao nhiêu dáng hoa, màu hoa,
có bao nhiêu mùi thơm, có bao nhiêu cách chín: chín trắng, chín vàng, chín
đỏ, chín xanh, chín tím, chín đen… và kèm theo bao nhiêu là cá tính: hoa này
nở sáng hoa kia nở tối, hoa này thích sương hoa kia thích gió, quả này có hột
ở trong, quả kia có hột ở ngoài… Rồi đến sự kì diệu của thiên nhiên từ lá
sang quả, từ hoa sang quả” [5, 76].
Hãy xem Phạm Hổ khắc họa hình dáng quả ổi và sự hấp dẫn của nó:
Ổi tặng bạn
Quả ổi ngon
Đã chín trắng
Lại mập tròn
Sống chung vườn
Bao dòng họ
Đây, ổi đào
Kia, ổi mỡ

14


Đào: ruột hồng
Mỡ: ruột trắng
Đẹp dấu răng
Ai mới cắn
(Ổi)
Đây là trái ổi với hình dạng tròn, mập mạp, mọng, đang vào vụ chín.
Điều khác biệt của trái ổi là khi chín không ngả vàng mà “chín trắng” với rất
nhiều loại khác nhau nào là ổi đào, ổi mỡ loại nào cũng mập tròn, căng mọng.
Những tưởng ổi là trái quả khó tạo nên sự rực rỡ, nhưng trong cái nhìn riêng
của Phạm Hổ, ổi không chỉ ngon, ngọt với bao nhiêu loại khác nhau mà

hương thơm còn toát lên vẻ quyến rũ, tự khoe sắc. Lại còn cả cây mít với vẻ
ngoài xấu xí nhưng tính tình lại hiền lành dễ mến:
Mình đầy gai góc
Tính rất hiền lành…
(Mít)
Phạm Hổ không chỉ tìm thấy vẻ đẹp từ cây ổi, trái ổi mà trái sung, trái
dứa, củ cà rốt… cũng đang cố gắng khoác cho mình những thân hình duyên
dáng với những sắc màu độc đáo:
Sung già nhất vườn
Lá như bỏng nổ
Chi chít đầy cành
Quả xanh, quả đỏ
Quả xanh, trẻ nhỏ
Quả đỏ, bà già…
(Sung)
Quả sung và lá sung được Phạm Hổ khắc họa rất thật nhưng không hề
khô khan mà còn rất sinh động, lột tả được hết đặc điểm của lá sung và đặc

15


điểm của quả sung từ khi còn xanh đến khi đã chín. Khi còn xanh quả sung
khoác lên mình một màu xanh mát dịu đến khi chín sung thay cho mình chiếc
áo màu đỏ. Hình ảnh so sánh “Lá như bỏng nổ” là một sự sáng tạo độc đáo
của nhà thơ mà vẫn miêu tả được chân thực hình dáng của lá sung, lại vừa
khơi gợi được trí tưởng tượng phong phú, sinh động của trẻ.
Cây dứa được Phạm Hổ vẽ lên thật hấp dẫn: Lá của chúng như những
chiếc gai xương cá, đầu giống mũ vua. Nó vừa ngộ nghĩnh khoác lên mình
chiếc áo trông như áo giáp của các tướng lĩnh được dệt bởi hàng trăm con
mắt. Mỗi mắt nhìn ra một hướng như để tìm hiểu thế giới xung quanh, để

giám sát những con sóc láu cá đang rình rập “trộm tối, trộm trưa”:
Mỗi cây một quả
Lá gai xương cá
Con sóc đến mùa
Trộm tối, trộm trưa
Đầu xanh mũ vua
Mình vàng áo giáp
Một trăm con mắt
Nhìn quanh bốn bề
(Dứa)
Đây là cây dừa với dáng vẻ đầy thơ mộng:
Dừa thích ngắm trăng
Thích reo tầu lá
Đem nước lên quả
Lúc nào ai hay
(Dừa)
Và đây là cây đu đủ ngộ nghĩnh:
Thân đầy dấu lá

16


Cọng tỏa như dù
Ôm quanh cổ mẹ
Quả tròn chen nhau
(Đu đủ)
Các loài cây ăn trái hiện lên rất đông vui với những bạn cây “hiền
lành” và “chăm chỉ”. Còn các loại rau củ lại xuất hiện với những nét riêng có
sức hấp dẫn ngọt ngào. Cây bắp cải khoác lên mình một màu xanh mát mắt,
từng lá sắp vòng tròn, ôm ấp búp cải non đang nằm cuộn mình ngủ ngon. Qua

cách miêu tả của nhà thơ, trẻ em biết được quy luật sinh trưởng, cách sắp xếp
lá và cấu tạo của cây bắp cải:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa
(Bắp cải xanh)
Hay khi giới thiệu cho các em về cây cà rốt, nhà thơ cũng miêu tả
chúng bằng những nhịp điệu chân sáo trong trang phục áo xanh, quần đỏ:
Lá xanh
Củ đỏ
Lớn nhỏ
Bên nhau
Đất đội
Ngập đầu
Nhảy lên
Thật đẹp

17


(Củ cà rốt)
Củ cà rốt được tác giả khắc họa chẳng khác gì một đứa trẻ tinh nghịch,
nhí nhảnh, lúc nào cũng chạy nhảy tung tăng với bộ quần áo bắt mắt. Củ cà
rốt mang lại niềm vui cho mọi người giống như một đứa trẻ vui tươi, hồn
nhiên, đáng yêu.
Những loài cây trên cạn thì lung linh rực rỡ khoe đủ sắc màu, hình
dạng là thế, còn có những cây dưới nước cũng không chịu thua kém về sự hấp

dẫn của mình:
Có cô rong xanh
Đẹp như tơ nhuộm
Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lượn
Một đàn cá nhỏ
Đuôi xanh, đuôi hồng
Quanh cô rong đẹp
Múa làm văn công
(Rong và cá)
Trong làn nước xanh mát rượi, một cô rong khoác lên mình chiếc áo
màu xanh “như tơ nhuộm” thật đẹp và lãng mạn. Cây rong được tác giả ví
như những vũ công xinh đẹp trong bộ váy áo màu xanh bắt mắt, như được
nhuộm bởi sợi tơ óng mượt cùng với những động tác múa lượn, nhẹ nhàng,
mềm mại bên cạnh đàn cá nhỏ luôn luôn phụ họa.
Như vậy, thiên nhiên có vô số loài cây, loài hoa, loài quả. Có bao nhiêu
cái cây là có bấy nhiêu hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau… tạo ra
những nét đặc trưng riêng. Đó chính là điều kì diệu của thiên nhiên.

18


1.2.3. Hương vị hấp dẫn
Bước vào thế giới cỏ cây hoa lá trong thơ Phạm Hổ ta như lạc vào một
thế giới ngào ngạt hương thơm:
Hoa trắng đầy vườn
Hương thơm khắp xóm…
(Bưởi)
Phạm Hổ kể về các loài cây với một sự đam mê sâu sắc. Cây nào quả
nào cũng được ông khai thác ở một khía cạnh rất độc đáo không chỉ về màu

sắc, hình dáng mà còn cả hương vị đặc trưng. Đó là nàng hồng có mùi hương
quý phái:
Ai đã xức nước hoa
Mà hoa hồng thơm thế?
(Hoa hồng)
Nhờ có hương thơm quyến rũ mà hoa đã thân mật với các anh chị bướm:
Hoa ngẩng cao đầu
Suốt ngày không mỏi
Bướm bay! Bướm bay
Như nhờ gió thổi
(Hoa và bướm)
Đấy là sự hấp dẫn của hoa. Còn những loài quả, chúng cũng đem đến
cho khu vườn những mùi vị khó có thể chối từ. Đó là hương thơm tỏa ra từ
quả thị, quả mít, quả dứa, quả na, quả sầu riêng… vô cùng hấp dẫn.
Đây là quả dứa:
Đồi nắng dứa về
Đẹp trên đất đỏ
Một quả sóc ăn
Thơm lừng trong gió
(Dứa)

19


Kia là thị:
Người qua nhìn lên
Thị thơm nhìn xuống
Thị muốn theo về
Chơi cùng trẻ xóm
(Thị)

Và kia nữa là quả sầu riêng:
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe gió thổi vườn sau thơm lừng
(Sầu riêng)
Chỉ bằng mấy câu thơ mà Phạm Hổ đã miêu tả được bao nhiêu dáng
cây, loại quả khác nhau, cho các em thấy được cái đẹp riêng lẻ của từng cây
trong vườn:
Này là bưởi, là thị
Này là mít, là dừa
Có quả to, quả nhỏ
Có quả ngọt, quả chua
(Bài thơ hàng rào)
Bài thơ là sự liệt kê mãi không thôi về các loài quả trong khu vườn Việt
Nam: Này là…; này là… kết hợp với những từ chỉ kích thước như to, nhỏ, các
từ chỉ tính chất chua, ngọt… Phạm Hổ vừa khái quát, vừa nói lên được đặc
trưng thế giới trái cây xung quanh chúng ta.
Không chỉ có vị ngọt, chua, trong các trái quả còn rất nhiều vị khác
nhau: đó chính là vị chát của sung, vị đắng của khổ qua, vị cay nồng của ớt…
Ớt muốn thành chuồn chuồn
Ớt sẽ hết thơm cay
Qúy ớt vị thơm cay

20


×