Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đặc sắc về phương diện nghệ thuật của thơ phạm hổ viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.47 KB, 45 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
“Nếu được sống một lần nữa, tôi vẫn xin được viết cho các em, bởi đó
là cả một hạnh phúc của đời tôi”. Đó là lời phát biểu của nhà thơ Phạm Hổ người mà suốt cuộc đời đã không ngừng, không nghỉ, trăn trở tìm tòi sáng tác
cho các em.
Phạm Hổ sáng tác nhiều thể loại: thơ, kịch, truyện dài, truyện ngắn,
truyện vừa, truyện cổ tích, lý luận và phê bình Văn học…Ông đã đóng góp
cho nền Văn học thiếu nhi nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị: khoảng 20 tập
thơ, 9 tập truyện, 4 vở kịch, 6 tập truyện cổ tích mới…Ở thể loại nào, Phạm
Hổ cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thơ văn Phạm Hổ viết
cho các em thường ngộ nghĩnh, vui tươi, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu tưởng tượng,
phù hợp với tâm lý trẻ thơ. Đặc biệt, thơ ông viết cho các em mang đậm
phong vị hồn nhiên, trong trẻo, nhạc điệu vui tươi như những câu đồng dao
dân gian có sức tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, tình cảm và sự hình thành
nhân cách trẻ thơ. Về phương diện này, chính bản thân Phạm Hổ cũng cho
rằng thơ viết cho thiếu nhi cũng phải vui tươi, hấp dẫn. Muốn vậy, nghệ thuật
thơ phải có sự biến hoá về nhạc điệu, ngôn ngữ, màu sắc và hình tượng.
Theo thống kê các bài thơ dành cho trẻ mẫu giáo trong tuyển tập thơ,
truyện, bài hát, câu đố, ca dao của cả 3 lứa tuổi mẫu giáo bé, nhỡ, lớn ta thấy
có 10 bài thơ của Phạm Hổ đó là: Xe chữa cháy, Rong và Cá, Thỏ con và mặt
trăng, Đàn gà con, Bắp cải xanh, Cô dạy, Gà nở, Mẹ đố bé, Đàn kiến nó đi,
Chú cảnh sát giao thông. Trong đó các bài thơ: Thỏ con và mặt trăng, Bắp cải

1


xanh xuất hiện hai lần. Điều này phần nào khẳng định được vai trò to lớn của
thơ Phạm Hổ trong việc bồi đắp tâm hồn cho những mầm non của đất
Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ khai thác sâu hơn về phương diện
nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi đồng thời thấy được nét đặc


sắc trong phong cách của Phạm Hổ qua những tác phẩm tiêu biểu của ông.
1.2. Lý do sư phạm
Trẻ mầm non được tiếp xúc nhiều với thơ thông qua những tiết học
“Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” Thơ có sức lôi cuốn kỳ diệu và tác
động mạnh tới tâm hồn, tình cảm, nhân cách trẻ thơ. Bởi lẽ ở lứa tuổi nhỏ, các
em rất giàu tình cảm, dễ yêu, dễ ghét, dễ khóc, dễ cười.
Trẻ nhỏ đến với thơ một cách tự nhiên như đến với chính mình vậy.
Sớm cho trẻ tiếp xúc với thơ ca ngay từ khi còn nằm trong lòng mẹ là điều
nên làm, bởi thơ ca là nguồn dinh dưỡng tâm hồn trẻ thơ về nhiều mặt như
phát triển ngôn ngữ, giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, tư duy…
Là một giáo viên mần non tương lai, tôi đặc biệt mong muốn tác động
đến niềm yêu thích thơ ca của trẻ nhỏ, từ đó bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và
năng lực cảm thụ thơ ca của các em thông qua những sáng tác của Phạm Hổ.
Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Đặc sắc về phương diện nghệ
thuật của thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi”, không chỉ vì những lý cơ bản đã
nêu trên mà còn là sự thể hiện lòng khâm phục, kính trọng của tác giả luận
văn đối với một hồn thơ được nhiều thế hệ yêu mến.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phạm Hổ đã từng nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng
tác cho thiếu nhi như: Tặng thưởng loại A trong những năm 1960 cho tác
phẩm “Chú Vịt bông”, giải A do Hội đông Văn học thiếu nhi – Hội nhà văn
Việt Nam trao tặng cho tác phẩm “Những người bạn im lặng”, giải thưởng
Nhà nước về Văn học thiếu nhi đợt 1 năm 2001.

2


Sự thành công của ông có lẽ phần lớn nhờ vào “nghệ thuật hoá thân
vào trẻ thơ”, như có người nhận xét:“Phạm Hổ đã tìm được chìa khoá mở
cửa tâm hồn trẻ thơ, giáo dục trẻ thơ bằng con đường tình cảm nhẹ nhàng mà

hiệu lực”. Do vậy có nhà nghiên cứu đã đánh giá nghệ thuật thơ của Phạm Hổ
đã được hình thành qua cách “nhìn con người, nhìn cuộc sống bụi bặm…bằng
con mắt trong veo và ngơ ngác của trẻ thơ”.
Trong bài viết “Mười lăm năm thơ cho thiếu nhi” [2, 35] nhà thơ Định
Hải đã đưa ra nhận định: “Thơ của Phạm Hổ nặng khai thác khía cạnh tình
cảm của nhi đồng, thơ anh uyển chuyển, giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng
dao. Bạn đọc thường nhắc đến những bài thơ của anh như: Xe cứu hoả, Tre,
Bắp cải xanh, Chú bò tìm bạn…”.
Nhà nghiên cứu Nguyên Xuân Nam cũng đồng tình với ý kiến trên và
mở rộng thêm: “Phạm Hổ làm cho các em nhìn vào hế giới thân quen bao giờ
cũng có điều lạ và từ đấy rút ra nhiều điều suy nghĩ…Với mùi thơm của hoa
trái, với tiếng ậm à của Chú bò tìm bạn, thơ Phạm Hổ đã đưa các em về thế
giới chính thức của mình. Và đưa người lớn về những màu sắc, cảm xúc tươi
mát từ lâu bị quên đi nhưng mỗi lần nhớ lại trong lòng không khỏi chút bâng
khuâng nhớ tiếc”. [8, 47]
Khi nhận xét về tập thơ “Từ không đến muời”, Nhà Phê Bình Vũ Ngọc
Bình khẳng định: “Tiếp theo những Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Phạm
Hổ vẫn phát huy cái sở trường quen thuộc là bằng vài nét bút, vẽ nên những
bức tranh khiêm tốn về kích thước mà có sức khơi gợi, giúp các em với con
mắt tạo hình của tuổi thơ trong vô số hình hoạ của cuộc sống”. Cùng với
quan điểm trên, nhà thơ Phạm Đình Ân cũng ghi nhận: “Nhà thơ Phạm Hổ đã
dành cả cuộc đời viết cho các em. Thơ ông nghiêng về sự quan sát chi tiết tỉ
mỉ, tinh tế với một cách biểu đạt ngộ nghĩnh, giàu nhân ái”. [15, 38]

3


Từ thực tiễn nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: Các sáng tác thơ
Phạm Hổ viết cho thiếu nhi đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, chú ý, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phương thức biểu đạt độc đáo

trong thơ ông. Tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách
hệ thống về những phương diện nghệ thuật đặc sắc trong thơ Phạm Hổ viết
cho thếu nhi.
Đó là gợi ý để chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này và những ý kiến
của những nhà nghiên cứu đi trước sẽ là những định hướng quý báu giúp
chúng tôi khai triển luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của thơ Phạm
Hổ viết cho thiếu nhi qua đó khẳng định những đóng góp to lớn của ông đối
với sự phát triển của Văn học thiếu nhi Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: “Đặc sắc về phương diện nghệ thuật của thơ Phạm
Hổ viết cho thiếu nhi”, chúng tôi tập trung khảo sát toàn bộ sáng tác thơ Phạm
Hổ viết cho các em gồm các tập: Chú bò tìm bạn, Những người bạn im lặng,
Từ không đến mười, Đỗ trắng đỗ đen, Cháu chọn hạt nào.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, thống kê.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp so sánh.

4


NỘI DUNG
Chương 1
PHẠM HỔ – NHÀ THƠ CỦA TRẺ EM

1.1.Tiểu sử và con đường hoạt động nghệ thuật của nhà thơ Phạm Hổ
Suốt gần nửa thế kỷ cầm bút viết cho thiếu nhi, nhà thơ Phạm Hổ từng
tâm sự: “Nếu được sống thêm một lần nữa, tôi vẫn chọn nghề cũ: làm thơ, viết

văn cho các em đọc, còn vẽ tranh cho các em xem nữa. Tôi thường lấy lòng
yêu mến các em, lấy những công việc mình làm cho các em làm thước đo lòng
mình đối với dân với nước…” Và ông đã thực sự nêu gương đó trong cả cuộc
đời mình, trong những trang viết như là sự kết tinh toàn bộ tài năng và tâm
hồn ông. Phạm Hổ đến với độc giả nhỏ tuổi bằng nhiều thể loại: thơ, truyện
kịch, kịch bản phim hoạt hình và một số tiểu luận, phê bình, kinh nghiệm sáng
tác văn học cho thiếu nhi…góp phần vào sự hình thành và phát triển của nên
văn học thiếu nhi Việt Nam. Qua mỗi trang viết của Phạm Hổ, người đọc đều
thấy thấm đẫm một tình yêu đằm thắm mà ông đã dành cho độc giả nhỏ tuổi.
Chính vì vậy mà qua nhiều thế kỉ, những sáng tác của Phạm Hổ vẫn luôn
được các em đón nhận một cách hào hứng, trở thành hành trang theo các em
khôn lớn vào đời.
Trong số những cây bút viết cho thiếu nhi, Phạm Hổ luôn là nhà văn
được các em yêu quý và trân trọng. Những tình cảm yêu quý của các em là
phần thưởng lớn nhất đi đối với Phạm Hổ - nhà thơ của tuổi thơ.
Phạm Hổ sinh ngày (28/11/1926) tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn,tỉnh
Bình Định trong một gia đình nhà Nho có truyền thống văn học. Ngay từ nhỏ,
Phạm Hổ đã có điều kiện đọc sách cổ tích, đồng dao, Sách hồng, Truyền
bá…Lớn lên, ông lại được nhà thơ Cách Mạng Trần Mai Ninh và hoạ sĩ

5


Nguyễn Đỗ Cung dìu dắt. Đặc biệt người anh trai của ông là Phạm Văn Ký có
ảnh hưởng rất lớn tới thiên hướng văn chương của ông. Năm Phạm Hổ học
lớp 3, ông Phạm Văn Ký đạt giải nhất cuộc thi thơ viết bằng tiếng Pháp được
tổ chức cho các nước thuộc địa của Pháp. Và cũng từ đây, Phạm Hổ rời quê ra
Huế ở cùng với anh trai của mình. Ông Ký đã dạy cho Phạm Hổ cách đọc
sách, cách sáng tác văn học…
Quê hương Quy Nhơn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh. Những

cảnh đẹp của quê hương đã tạo nguồn cảm hứng cho Phạm Hổ trong rất nhiều
trang viết của ông. Đây cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, là nơi
nuôi dưỡng nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên…
Tất cả những yếu tố đó cùng với sở trường và niềm đam mê đã thôi
thúc Phạm Hổ đến với sáng tác nghệ thuật…
Năm 1943, ông đỗ bằng thành chung nhưng chưa kịp thi tú tài thì
Cách Mạng Tháng Tám nổ ra, ông đi theo Cách Mạng và hoạt động văn nghệ
từ đó. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, là một trong những thành viên sáng lập
ra Nhà xuất bản Kim Đồng. Ông sáng tác nhiều thể loại, cho cả người lớn và
trẻ em nhưng nói tới Phạm Hổ, trước hết phải nói đến sự đóng góp to lớn của
ông cho nên Văn học thiếu nhi nước nhà. Ông đã được nhận nhiều giải
thưởng về Văn học thiếu nhi và giải thưởng nhà nước về Văn học thiếu nhi.
Tác phẩm của ông còn được giới thiệu ở các nươc như Nga, Trung Quốc,
Pháp, Đức…
Vô cùng xúc động, khi bước vào tuổi 80, trên giường bệnh với nhưng
cơn đau dữ dội, nhà thơ vẫn sáng tác để tặng thiếu nhi, tặng cho cuộc đời
những vần thơ chất chứa yêu thương và khát vọng sống:
“Núi sinh ra để cao
Biển sinh ra để rộng

6


Sông sinh ra để dài
Hoa sinh ra để đẹp
Con người để yêu thương
Không gian có để vô tận
Thời gian có dể nghĩ suy
Trái đất là cuộc sống

Ngày đêm
Con người nâng trái đất lên tay
Mồ hôi, tiếng hát nên cây nên nhà
(Ý nghĩ đầu xuân)
Đó là những vần thơ được chất lọc qua bao năm tháng, giàu triết lý
màvẫn đôn hậu yêu thương, là tiếng thơ cuối cùng của Phạm Hổ trước khi
ông đi vào cõi vĩnh hằng. Đọc những vần thơ này, ta càng cảm thấy kính
trọng ông hơn, càng trân trọng cuộc sống của chính mình, cuộc sống xung
quanh mình hơn. Xin mượn lời của một nhà nghiên cứu để nói về cuộc đời
của nhà thơ: “Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo không phải để kiếm sống mà
trước hết là do một yêu cầu thôi thúc bên trong.” [14, 98]. Nội lực bên trong
của Phạm Hổ chính là những ánh mắt thân yêu của các em thơ, những nụ cười
rạng rỡ của các cháu mẫu giáo, là sự trưởng thành cuả thiếu nhi khi chúng
được sống, được học tập, được đọc thơ trên chính quê hương mình với bạn
bè, thầy cô giáo và những người thân yêu nhất. Chúng được lớn lên để trở
thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Đáp lại tấm lòng ấy, ngày nay, trong các giờ học Tiếng Việt, Văn học
ở các cấp học, trong tủ sách gia đình, nhà trường, các em nhỏ vẫn tiếp tục trở
về với những vần thơ của ông. Đọc rồi, tưởng tượng, rồi lớn hơn, chăm ngoan
hơn, hiểu biết xã hội hơn. Đây chính là những lời tri ân mà lớp lớp thế hệ độc

7


giả đã dành cho Phạm Hổ, cho rất nhiều những nhà thơ đã cống hiến trọn đời
cho Văn học thiếu nhi Việt Nam.
1.2. Quan điểm của nhà thơ Phạm Hổ với việc viết cho thiếu nhi
Trước khi bàn vào thơ, thiết nghĩ cần nói đôi điều và quan điểm làm
thơ cho các em của Phạm Hổ: Không thuộc vào tuýp người thích tuyên ngôn
nhưng đây dó ông cũng có những phát biểu về thơ cho lứa tuổi nhi đồng. Có

thể quan sát điều đó qua các bài thơ và thêm mấy suy nghĩ về việc làm thơ
cho nhi đồng của ông.
Khác với nhiều người, Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới tâm hồn trẻ
thơ. Ông tâm niệm: “Đối với tôi, được viết cho các em là cả một hạnh phúc”.
Rất nhiều lần, ông đã pháp biểu như vậy. Tinh thần đó, một lần nữa ta lại bắt
gặp trong “Nhưng bài thơ nho nhỏ” – một bài thơ có tính chất tâm tình về
chuyện lập ngôn:
“Suốt đời tôi chỉ mơ
Được viết cho các em
Những bài thơ nho nhỏ”
hay
“Thật đơn sơ là hạnh phúc ?
Được viết cho các em
Những bài thơ nho nhỏ”
Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ lại mơ ước viết nên những bài
thơ nho nhỏ. Quy mô đó phù hợp với tầm đón nhận của các em. Nhưng đây là
lứa tuổi ưa thích sự đa dạng, mới lạ nên thơ cũng phải như những hòn bi
xanh, đỏ, như những quả quýt, quả na…, vừa gần gũi mà vừa hấp dẫn. Mỗi
bài thơ cho các em phải là “những ô cửa xinh xinh” mở ra những ô trời xanh
để các em “đón hương lúa thơm và tiếng hót chim trời”. Sứ mệnh thơ cho lứa
tuổi nhi đồng, theo Phạm Hổ là mang lại cho các em một niềm vui thật sự.

8


Trong bài Viết cho các em về nhân dân và về Đảng của chúng ta đăng
trên tạp chí văn học số 6 năm 1981, nhà thơ Phạm Hổ đã có lời nhận xét chân
thành: “Đối với tôi công việc này không phải là nghĩa vụ mà là một hạnh
phúc, bởi còn gì sung sướng hơn là khi được viết về những gì mình trân trọng
nhất, yêu quý nhất, về cái đẹp, cái lý tưởng của suốt đời mình”. Lời bộc lộ

chân tình của nhà thơ là điều hoàn toàn xác thực mà chúng ta đều thấy và hiểu
được. Phạm Hổ đã dành gần trọn cuộc đời trong suốt cả hành trình văn học
của mình cho các em. Những gì tinh tuý, tâm huyết nhất của đời mình cùng
với những thăng hoa cảm xúc đều được ông chắt lọc gửi gắm trên những
trang văn, thơ cho các em thiếu nhi. Chính vì vậy, sáng tác cuả Phạm Hổ luôn
được các em nhỏ yêu quý và trân trọng. Nhiều bài thơ của Phạm Hổ được các
em nhỏ lưu giữ trong trí nhớ và nó trở thành hành trang cho các em trong suốt
cuộc đời.
Thơ văn của Phạm Hổ được chọn lọc đưa vào giảng dạy ở các lớp mẫu
giáo có các bài thơ: Cô giáo, Xe chữa cháy, Chơi ú tim, Bắp cải, Sen nở,
Chùm thơ gà con và quả trứng, Tâm sự của cái mũi, Vì sao, Thỏ
con và mặt trăng…
Ở cấp tiểu học có các bài: Em yêu tổ quốc Việt Nam, Chú bò tìm bạn,
Đàn gà mới nở, Sầu riêng…
Ông còn có trên 50 đầu sách sáng tác cho thiếu nhi với nhiều giải
thưởng của Hội đồng thiếu nhi Việt Nam, Hội nghệ sĩ sân khấu, Trung ương
đoàn tặng… Sự vất vả cực nhọc của nghề cuối cùng đã kết tinh thành “những
đứa con tinh thần” tạo nên niềm vui cho nhà thơ.
Cả một đời Phạm Hổ đã yêu thương với một tình yêu đằm thắm mà ông
dành trọn cho thế hệ trẻ. Dường như trong ông luôn sống với niềm mong ước:
làm sao trong tác phẩm của mình đem đến cho tâm hồn các em cái đẹp. cái
quý, cái chân và cái thiện…

9


Có lần Phạm Hổ tâm sự “ Tôi làm thơ cho các em là muốn góp thêm
cho các em một thứ đồ chơi như một viên bi, như một cánh diều hay thậm chí
như một thứ đồ chơi điện tử nào đó” [9, 93]
Đây là một sự ý thức rất cao, một trách nhiệm lớn của người cầm bút.

Làm thơ cho các em là mong được đem đến một giá trị tinh thần cho con trẻ.
Mỗi bài thơ, đơn giản chỉ như một thứ đồ chơi nhưng đó lại là đồ chơi có thể
mang lại niềm vui cho trẻ thơ.
Theo Phạm Hổ, trách nhiệm đó mới nhìn tưởng đơn giản nhưng để làm
được thì nhà văn sẽ gặp phải không ít khó khăn: “Đi không kỹ, nắm không
chắc, thì dù có viết kỹ, có công phu đến mấy cũng chỉ là sự phô bày kỹ thuật.
Nhưng đi kỹ mà không xúc động sâu sắc, chân thành thì viết ra cái gì cũng
nhạt nhẽo” [8, 35]. Để vượt qua được yêu cầu đó, nhà văn rất cần có sự xúc
động sâu sắc và chân thành. Vì mục đích cuối cùng của Văn học thiếu nhi nói
chung và thơ thiếu nhi nói riêng là: “ Các em đọc thấy thích về phần tiếp thu
của các em, người lớn đọc cũng có chuyện để suy ngẫm, [10, 74]
Tât cả như những quan niệm của Phạm Hổ đã được xuyên thấm trong
những sáng tác của ông. Khi trực tiếp, khi gián tiếp, tựu trung lại vẫn là một
tình yêu con trẻ vô bờ, một tinh thần trách nhiệm cao, một ý thức muốn mang
lại nhiều niềm vui hơn cho các em. Cuối cùng, Phạm Hổ đã nhận thấy rằng:
Cần tìm về thiên nhiên lấy thiên nhiên làm chất liệu sáng tác cho thiếu nhi.
Ông cho rằng, thiên nhiên chính là hiện thân của cái đẹp: “Bằng chính cái
đẹp, thiên nhiên dạy cho ta biết yêu cái đẹp. Bằng chính sự phong phú, thiên
nhiên gợi cho ta nên có cuộc sống phong phú về tinh thần và vật
chất. về vật chất”.
Phạm Hổ còn cho rằng: Trước khi viết cho các em, nhà thơ phải là bầu
bạn của các em, phải hiểu được tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của chúng. Ông
tâm sự: “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người”. [5, 40]

10


Trong số 10 tập thơ đã có 6 tập ông viết về tình bạn như: Chú bò tìm
bạn, Những người bạn im lặng, Những người bạn nhỏ, Những người bạn ồn
ào, Những người bạn trong vườn, Những người bạn sống dưới nước…

Những quan điểm sáng tác như trên đã có phần chi phối không nhỏ đến
cách thức viết thơ cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Vấn đề này, chúng tôi sẽ tập
trung giải quyết ở chương sau của khóa luận.

11


Chương 2
ĐẶC SẮC VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA THƠ
PHẠM HỔ VIẾT CHO THIẾU NHI
Nhà văn Đức Véc Nơ Lin Đơ Man, một trong những cây bút chuyên
viết cho thiếu nhi đã nhận định: “Cái khó nhất và cũng là cái đẹp nhất khi
làm thơ cho các em là chú ý nói một cách hồn nhiên, nhưng không sơ sài và
dễ dãi. Cố gắng nhìn đời bằng cái nhìn đầy chất thơ của các em trai và các
em gái, nhưng không coi thế giới trẻ thơ là thế giới nguyên lành, mà thế giới
ấy luôn là một thể thống nhất được phát triển và và chứa đựng đầy mâu thuẫn
có tính biện chứng. Cố gắng chuyển hoá những kinh nghiệm sống của riêng
mình để giúp những người trẻ tuổi hơn nhưng không được giơ ngón tay chỉ
trỏ răn dạy. Luôn giàu chất thơ, giàu hình ảnh như tranh vẽ, giàu tưởng
tượng và hài hước”.[14, 143]
Điều này không chỉ đúng với các nhà văn ở Đức mà còn đúng với tất cả
những nhà văn viết cho thiếu nhi. Phạm Hổ cũng đã ý thức được điều đó. Ông
từng nói: “Làm thơ cho lứa tuổi giàu bản nămg nhưng lại không thể viết một
cách bản năng trần trụi, dễ dãi” [7, 26] . Phạm Hổ luôn tìm cho mình một
cách nhìn riêng, một phong cách riêng. Thơ ông giản dị mà hấp dẫn, sâu sắc.
Để có những hình tượng đẹp, những bài học mang ý nghĩa nhân sinh, đến
được với tâm hồn các em, Phạm Hổ đã dụng công tìm tòi, sáng tạo những
hình tượng nghệ thuật độc đáo, những hình thức nghệ thuật đa dạng. Những
điều đó đã tạo nên nét đặc sắc của thơ ông.
2.1. Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian

Nhà thơ Thanh Tịnh từng quan niệm: “Thơ sáng tác cho lứa tuổi nhỏ
phải trên cơ sở dân gian, phải hợp với ý thích, ý muốn mong chờ,mong đợi

12


của các em, sau cùng phải có lý có tình, có nghệ thuật. Như thế mới được
truyền miệng nhớ lâu và đi xa”. [12, 57]
Phạm Hổ đã ý thức được sự tác động của những yếu tố dân gian trong
sáng tác cho thiếu nhi. Cho nên ông luôn làm giàu thêm các yếu tố đó trong
sáng tác của mình.
2.1.1. Lối nhại đồng dao
Đồng dao là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp
với trẻ em, thường do trẻ hát lúc vui chơi. Đặc biệt, có thể do người lớn sáng
tác, nhưng nhiều trường hợp do trẻ em sáng tác”.[17, 107]
Trước Phạm Hổ, đã có nhiều nhà thơ viết theo lối nhại đồng dao như
Tú Mỡ với Mùa Xuân, Định Hải với Chồng nụ chồng hoa, Lữ Huy Nguyên
với Chi chi chành chành…Đến Phạm Hổ, có thể nói, lối nhại đồng dao là
một chất liệu đậm đặc và độc đáo của thơ ông. Thơ ông viết cho các em
thường theo lối nhại đồng dao. Nhịp điệu bài thơ vui nhộn, các em có thể
vừa đọc vừa kết hợp với vui chơi, nhảy múa, ca hát. Bài thơ lúc này đóng vai
trò như bài hát, dắt các em vào thế giới của những mối quan hệ với thiên
nhiên, vạn vật, con người. Về vấn đề này, Định Hải đã nhận xét rất chính xác:
“Thơ anh uyển chuyển, giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng dao” [15, 624]. Các
bài thơ của ông thường ngắn, câu thơ cũng ngắn, thường từ 2, 3 đến 4, 5 chữ
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ, kết hợp với cách ngắt câu, gieo vần ở những tiếng nhất định làm cho
bài thơ càng thêm giàu nhạc tính, dễ thuộc, dễ nhớ.
Một trong những điển hình của lối viết nhại đông dao là bài thơ Bắp
cải xanh. Bài thơ mở ra trước mắt các em màu sắc tươi sáng, trong trắng non

tơ của những búp cải:
“ Bắp cải xanh
Xanh mát mắt

13


Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa”
( Bắp cải xanh )
Âm hưởng bài thơ vui nhộn như vừa kể vừa đọc giúp các em hình dung
ra những lá cải đan xếp vào nhau từng tầng tầng, lớp lớp cuộn mãi không rời.
Từ cây bắp cải này, các em sẽ tưởng tượng ra những trò chơi chuyền, đánh
chắt, hay nhịp điệu của những bước nhảy dây…,các em sẽ được trở về với thế
giới của những trò chơi dân gian, về với văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Nhà thơ Trần Thị Thắng nhận xét: “Thơ Phạm Hổ dễ thuộc, dễ nhớ bởi
nó như những câu đồng dao dân dã, có những gắn bó thường ngày tưởng như
rất đỗi bình thường cũng được đưa vào thơ như Mười quả trứng tròn bỗng
chốc được đưa vào thơ – bài thơ đơn giản mà ý tứ sâu nặng: Tình mẹ con. Tôi
cho đây là nét độc đáo của tác giả Phạm Hổ khi làm thơ cho các em. Tác giả
đã vận dụng vốn dân tộc: lối cổ tích. đồng dao, với cả trò chơi vào thơ. Tìm
các trò “chơi ú tim”, tìm cả những sinh hoạt hàng ngày của các em bỗng
chốc thành thơ”. [16, 55]
Trong những bài thơ dạng đồng dao, Phạm Hổ đặc biệt chú ý tới âm
thanh nhịp điệu. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới giác quan của trẻ. Qua
nhịp điệu, các em có thể nghe thấy rất nhiều tiếng động, tiếng kêu hình dung
ra nhiều động tác, cử chỉ và gợi ra cho các em một cái gì đó thật sôi nổi, háo
hức…

2.1.2. Màu sắc cổ tích, huyền thoại
Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian trong thơ Phạm Hổ còn thể hiện
ở màu sắc cổ tích, huyền thoại trong các tứ thơ.

14


Hình ảnh quả thị trong bài Thị lại gợi lên sự liên tưởng về câu chuyện Tấm
Cám kì diệu năm xưa:
“Bà kể: “Thị này
Ngày xưa cô Tấm
Chui vào đây trốn
Đợi ngày gặp vua…”
(Thị )
Hình ảnh khế với các yếu tố thần kỳ bay bổng có sức hút kỳ lạ trong
câu chuyện Ăn khế trả vàng lại được bắt gặp trong thơ Phạm Hổ:
“ Ai nặn nên hình
Khế chia năm cánh
Khế chín đầy cây
Vàng treo lóng lánh
(Khế)
Hay hình ảnh cây dưa hấu mềm yếu vẫn tảo tần, dịu dàng như người
mẹ hiền sinh đàn con to nặng (Dưa hấu) gợi cho các em nhớ về sự tích Mai
An Tiêm với quả dưa hấu trên đảo hoang sóng gió trong truyền thuyết năm
xưa.
Và hình ảnh đôi dép thần kỳ của người chiến sĩ, của Bác Hồ trong thơ
Phạm Hổ đã gợi cho các em nhớ về những chuyện cổ dân gian với đôi giày
mỗi bước đi bảy dặm:
“Thế kỷ hai mươi này…
Có đôi dép thần kỳ

Một cụ già thường đi…
Đi vào trong lịch sử
Chói ngời của dân ta…”
(Đôi dép thần kỳ)

15


Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh đôi dép đơn sơ, giản dị của Bác Hồ. Bài
thơ chính là sự thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác và là tấm
gương sáng để mọi người noi theo. Từ tình cảm thiêng liêng đó, Phạm Hổ
muốn nhắc các em nhớ tới công lao trời biển của Ngưòi đối với non song đất
nước, thúc giục thế hệ trẻ hôm nay hãy học tập và rèn luyện như lời Bác đã
từng mong muốn.
Khi đọc bài Sầu riêng, các em dễ dàng liên tưởng tới Sự tích trái sầu
riêng mà các em đã được biết đến trong kho tàng truyện cổ tích:
“Vàng thơm sau lớp vỏ gai
Múi to mật ngọt cho ai thoả lòng”
Thật thú vị khi bắt gặp những hình ảnh đẹp lộng lẫy của chiếc cầu vồng
trong thơ Phạm Hổ, các bé sẽ đam mê mà nhớ đến câu chuyện về Sự tích cầu
vồng ngày xưa bà vẫn hay kể:
“Cầu vông như dải lụa
Rực rỡ bảy sắc màu
Cầu chờ mãi hồi lâu
Không ai qua biến mất”
Đối với các em nhỏ, ý nghĩa của câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Đã được ghi nhớ về hình ảnh anh em máu mủ ruột rà. Đến nay, vẫn thứ
tình cảm thiêng liêng đó, Phạm Hổ lại tìm ra một vẻ đẹp khác của bầu, bí. Đó

là sự hồn nhiên của chúng như một đám trẻ con quây quần bên mẹ:
“Bí nằm trên đất
Quả lăn, quả lóc
Như đám trẻ con
Đữa rình, đứa nấp

16


Đố ai biết được
Bí nào gốc nào?
Con chung mảnh đất
Một nhà thương nhau”
( Bí bò mặt đất)
Như vậy, những tứ thơ, những hình ảnh vốn có trong cổ tích, trong
huyền thoại đã bước vào trong trang thơ của Phạm Hổ gần gũi lạ thường. Đọc
thơ ông, các em vừa sống lại những câu chuyện cổ tích mà vẫn cảm nhận
được điều mới mẻ, hấp dẫn của thơ hiện đại. Từ đó, các em sẽ được thưởng
thức thơ từ nhiều nguồn cảm xúc khác nhau, học tập được nhiều điều khác
nhau từ những tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử.
2.1.3. Kiểu thơ ngụ ngôn
Yếu tố dân gian trong thơ Phạm Hổ còn được thể hiện đậm đặc trong
nhiều bài thơ ngụ ngôn.
Bài học về sự lười biếng được ông thể hiện qua câu chuyện dí dỏm mà
thâm thuý:
“Ngỗng không chịu học
Khoe biết chữ rồi
Vịt đưa sách ngược
Ngỗng cứ tưởng xuôi
Cứ giả đọc nhẩm

Làm Vịt phì cười
Vịt khuyên một hồi
Ngỗng ơi! Học! Học!”
(Ngỗng và Vịt)
Còn đây là bài học về sự thông minh, khôn ngoan, từng trải và sự ngốc
nghếch, khờ khạo của các con vật:

17


“Thấy nhện trải tơ
…Nhện nằm lơ lửng
Chú muỗi to bụng
Thích lắm bay vào
-“Nhện lấy tơ đâu,
Chỉ giùm em với
…Nhện ta bật cười:
- Tơ trong bụng tớ,
Có muốn tìm nó
Chui mồm tớ đây.”
Nhện và muỗi)
Bài học về sự tham lam cũng được Phạm Hổ trực tiếp nói đến trong
những vần thơ rất nhiều ý nghĩa:
“Chuột em nhờ chuột anh
Gặm cho tròn chiếc bánh,
Chuột anh vốn ranh mãnh,
Gặm mãi không cho tròn
Chiếc bánh cứ mòn, mòn,
Cuối cùng còn tí teo.
Chuột em biết mắc mẹo,

Khóc rống bắt anh đền.
(Chuột em và chuột anh)
Đó là một anh chuột tham ăn, ích kỷ. Từ tình huống này, các em nhỏ
rút ra nhiều bài học hữu ích về tình anh em trong gia đình. Ở đây, Phạm Hổ
mượn chuyện con vật để các em nhỏ suy nghĩ về chuyện của mình, cũng như
cách cư xử của anh em trong gia đình. Có lẽ, chuột anh không biết rằng anh
em là máu mủ, ruột rà, thiêng liêng, gắn bó:

18


“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
(Ca dao)
Và trách nhiệm làm anh cũng đâu có dễ:
“Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Mẹ cho quà bánh
Chia em phân hơn
(Làm anh)
Còn chú Gà trống tham ăn cũng có bài học được thấm thía cho mình:
“Tớ dặn cả rồi đấy:
Chủ có ném thóc ngô,
Lớn bé đều phải chờ,
…Gà trống lo đuổi đánh
Hết gà mẹ gà con,
Đến khi quay nhìn lại,
Một hạt cơm không còn.
Mực nhà lặng lẽ khôn hơn,
Đã ra lượm sạch trờn trơn lúc nào

(Gà trống tham ăn)
Hay những bài học đáng quý về tình bạn, tinh thần đoàn kết trong đồng
loại cũng được Phạm Hổ quan tâm:
“Có anh quạ đen,
Chân chì mỏ sắt,
Sà cánh chực cắp,
Mấy chú sáo con.
Sáo mẹ cuống cuồng

19


Cành đa khóc réo:
“Qụa giết con tôi,
Ai ơi đến cứu!”
Đây rồi chèo bẻo,
Vụt đến như tên
Đuổi con quạ đen,
Đánh cho một trận.
Nhà sáo thoát nạn,
Cành đa hót mừng:
“Cảm ơn! Cám ơn!”
(Qụa và sáo đen)
Phạm Hổ sáng tác những bài thơ kiểu ngụ ngôn không chỉ giúp trẻ em
được tư duy, được phán xét, được hiểu thêm về thế giới loài vật, mà còn để
các em ngẫm nghĩ về chuyện đời, chuyện người. Những câu
chuyện về ngỗng, chuột, nhện, muỗi, gà, quạ, sáo, chèo bẻo…đã phần
nào khiến các em nhỏ và mỗi chúng ta phải suy ngẫm.
Hơn nữa, bằng việc vận dụng nhuần nhuyễn, hiệu quả những câu
chuyện ngụ ngôn vào thơ viết cho thiếu nhi, Phạm Hổ đã để các em được vui

cười bên những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, được hồi tưởng lại những câu
chuyện ngụ ngôn quen thuộc mà các em đã từng biết đến.
2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Sự thành công của tác phẩm văn học phụ thuộc rất nhiều vào lời văn,
lời thơ. Để có được một bài thơ hay, ý thơ đẹp đòi hỏi nhà thơ phải dụng công
tìm tòi, sáng tạo, tích luỹ cho mình vốn ngôn ngữ phong phú và đa dang.
Những sáng tác của Phạm Hổ nói chung và thơ ông nói riêng là cả một
quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đó là cách ông sử dụng ngôn ngữ giàu nhạc
tính, đậm màu sắc, giàu hình ảnh để tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho thơ mình.

20


2.2.1. Ngôn ngữ giàu nhạc tính
Phạm Hổ luôn chú ý tới cách sử dụng ngôn ngữ. Với ông, ngôn ngữ thơ
cho các em phải là ngôn ngữ của nhạc, của ca hát. Ông từng đề cao vai trò của
nhạc tính trong thơ: “Tôi chú ý trong các trò chơi chuyền của các em có một
yếu tố rất gợi cảm trong khi chơi. Đó là âm nhạc. Đó là nhịp điệu, tiếng các
que thẻ reo lên ranh rách, vui vẻ, khi được các em múa chuyền nghe sao mà
vui mà hay. Nó gợi một cái gì thật náo nức, thật sôi nổi…Võ Quảng thường
rất hay dùng những từ tượng thanh để tạo nên không khí, giúp các em đọc lên
là hình dung ra
ngay và ghi nhớ lâu: Roạc! Roạc! để nói chuyện quét nhà. Ro ro! Huýt huýt!
để nói chuyện trong nhà máy. Riêng tôi, tôi đã trải nghiệm và thấy các em đã
chấp nhận một cách vui vẻ” [15, 741]
Trong bài thơ Tàu dài, Phạn Hổ đã tạo cho được tiếng con tàu đang lăn
bánh bằng một âm thanh đặc trưng của nó:
“Kìa đạn, kìa gạo
Ghé mình, nhìn qua
Qua khe vải bạt

Đang chào chúng ta
Ra đi đánh giặc!
Kìa đạn, kìa gạo”
Phạm Hổ tâm sự: “Trong bài Tàu dài, tôi cố tìm cách tạo cho được
tiếng con tàu đang lăn bánh…Kìa đạn, kìa gạo là…nhại theo tiếng xình xịch,
xình xịch của con tàu đang lăn bánh” [15, 741]. Đây chính là cái lạ, cái vui
trong kiểu sử dụng âm thanh, nhịp điệu của Phạm Hổ. Nhạc điệu của thơ và
nhạc điệu của con tàu đã hoà vào làm một.
Đối với trẻ thơ, điều hấp dẫn các em nhất chính là ở cách nhà thơ tạo
nên âm hưởng thơ. Dựa vào chất liệu ngôn ngữ, bằng tình cảm,

21


cảm xúc, sự liên tưởng, tưởng tượng của người nghệ sĩ đã tạo nên những nhạc
điệu trong thơ vô cùng hấp dẫn. Phạm Hổ đã tạo cho mỗi bài thơ một nhạc
điệu riêng, một âm sắc riêng. Những bài thơ còn đọng
lại trong các em về âm hưởng của nó như: Một ông trăng, Củ cà rốt…là
những bài giàu nhạc tính, trẻ em có thể cất lên thành lời ca, tiếng hát nhờ vào
giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển của từng câu chữ:
“Một bầu trời
Một ông trăng
Mỗi một tháng
Một lần tròn
Trăng trên sông
Trăng trên lúa
Trăng giữa cửa
Trăng sau cây
Trăng đón thầy
Trăng tiễn bạn”

(Một ông trăng)
Như một chú bé đang nhảy chân sáo theo điệu nhạc, bài thơ đã khiến
cho các em vốn đã hồn nhiên, tinh nghịch càng vui hơn trong điệu nhảy, lời
hát véo von.
Bài thơ Củ cà rốt cũng là một cách Phạm Hổ sử dụng ngôn ngữ và tổ
chức bài thơ độc đáo, giàu nhạc tính:
“Lá xanh
Củ đỏ
Lớn nhỏ
Bên nhau
Đất đội

22


Ngập đầu
Nhảy lên
Đẹp thật
Tên em
Cà rốt
Củ đỏ
Lá xanh”
Nhờ thể thơ hai chữ, với cách gieo vần nhịp nhàng, giúp trẻ vừa dễ đọc,
vừa đạt hiệu quả cao. Những câu thơ ngắn đã tạo nên một ngữ điệu đơn giản,
âm thanh trông rõ độ lên xuống, cao thấp nhịp nhàng hơn. Hình thức âm
thanh và sự hoà thanh trong thơ Phạm Hổ tạo nên một giọng điệu thơ độc đáo
kích thích sự phát triển trí tuệ các em.
Tiếng thơ Phạm Hổ cùng với ngữ điệu phong phú, giàu âm thanh nhạc
điệu, từ ngữ gợi tả, gợi cảm…đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tổ
chức câu thơ nhưng trước hết, nó giúp nhà thơ sáng tạo ra những vần thơ giản

dị, trong sáng, hồn nhiên, với lối gieo vần, nhịp điệu hài hoà, dễ dàng đến với
trí tưởng tượng của trẻ. Điều này giúp trẻ em không chỉ phát triển khả năng tư
duy mà còn hình thành những xúc cảm sâu sắc ngay từ những năm tháng đầu
tiên của cuộc đời.
Về phương diện này, Phạm Hổ đã có sự gặp gỡ với Võ Quãng. Cả hai
nhà thơ cùng rất chú ý đến tính nhạc và nhịp điệu trong thơ. Cùng là những
câu thơ ngắn, thơ Phạm Hổ vui tươi, ngộ nghĩnh, nhịp điệu nhẹ nhàng thì thơ
Võ Quảng lại tạo nên những thanh âm nhờ những từ láy, những thanh trắc và
những hành động luôn biến đổi: Ví như ông miêu tả con gà mái nhảy ổ với
những âm thanh và hành động rất mạnh:
“Bỗng mái hoa đổi nết
Cái đầu nó nghếch nghếch

23


Cái cổ nó thót thót,
Nó kêu: Tót, tót, tót…
(Gà mái hoa)
2.2.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc
Với Phạm Hổ, bên cạnh tình yêu dành cho thơ, ông còn có một niền
đam mê nữa, đó là hội hoạ. Song song với việc sáng tác thơ, Phạm Hổ
còn có nhiều tác phẩm hội hoạ. Điều này đã khiến cho trong thơ có hoạ và
trong hoạ có thơ. Lấy chất liệu hội hoạ để tạo nên màu sắc trong sáng tác là
đặc trưng của thơ Phạm Hổ. Nhiều bài thơ của ông mang đậm tính chất tạo
hình với những đường nét rõ ràng và màu sắc lung linh, rực rỡ.
Đặc biệt nhà thơ thường viết về thiên nhiên với rất nhiều gam màu khác
nhau. Sự phối hợp này đã tạo nên nét đa dạng trong ngôn ngữ thơ Phạm Hổ:
“Có cô rong xanh
Đẹp như tơ nhuộm

Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lượn
Một đàn cá nhỏ
Đuôi đỏ lụa hồng
Quanh cô rong đẹp
Múa làm văn công”
(Rong và cá)
Trong làn nước xanh mát rượi, một cô rong khoác lên mình chiếc áo
màu xanh “như tơ nhuộm” thật đẹp và lãng mạn. Trong sắc màu mát mắt ấy,
xuất hiện Một đàn cá nhỏ với những chiếc đuôi đỏ lụa hồng càng làm cho
không gian thêm hấp dẫn. Sắc màu và vẻ mềm mại của rong kết hợp với màu
đỏ, hồng của cá đã tạo nên một nét đẹp hài hoà.Với xiêm y rực rỡ, cô rong và
đàn cá đã tạo nên một điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng, cuốn hút. Phạm Hổ

24


hay quan tâm đến các màu sắc có độ sáng mạnh như màu xanh, hồng, đỏ,
vàng, trắng. Đó là những gam màu phù hợp với tâm lý trẻ thơ. Ví dụ:
Màu xanh của lá, màu vàng của quả thị:
“Lá xanh, quả xanh
Lặng im trên cành
Lá xanh quả vàng
Chim chuyền rung rinh”
(Thị)
Màu xanh, đỏ của lá sung, quả sung:
“Lá như bỏng nổ
Quả xanh, quả đỏ”
(Sung)
Màu hồng, trắng của quả ổi cũng rất ấn tượng:

“Đào: ruột hồng
Mỡ: ruột trắng”
(Ổi)
Cây bắp cải cũng tạo cho mình một màu xanh mát mắt:
“Bắp cải xanh,
Xanh mát mắt”
(Bắp cải xanh)
Hay đến thứ đồ chơi của chú mèo con cũng rực rỡ sắc màu:
“Mèo con nhặt được
Năm mảnh gỗ rơi…
Trồng hoa, trồng quả
Xanh đỏ quanh nhà”
(Năm mảnh gỗ)
Và những món đồ chơi của các em màu sắc cũng rất ấn tượng:

25


×