Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thế giới nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên và tôi của Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.14 KB, 49 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

HÀ THỊ KHUYÊN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRẺ EM
TRONG TẬP TRUYỆN ÚT QUYÊN VÀ TÔI
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS.GVC. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ
Nguyễn Thị Nhàn, người đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục
Mầm non, thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian của khóa học.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Hà Thị Khuyên



LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận: “Thế giới nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên
và tôi của Nguyễn Nhật Ánh” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô
giáo - TS. Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng cá nhân tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và
không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Hà Thị Khuyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TẬP
TRUYỆN ÚT QUYÊN VÀ TÔI ......................................................................... 7
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ................................................ 7
1.1.1. Khái niệm nhân vật ........................................................................... 7
1.2.2. Thế giới nhân vật .............................................................................. 9
1.2. Đặc điểm tính cách nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên
và tôi ............................................................................................................. 10

1.2.1. Nhân vật trẻ em - Những đứa trẻ ngây thơ ..................................... 11
1.2.2. Nhân vật trẻ em - Những đứa trẻ nghịch ngợm .............................. 14
1.2.3. Nhân vật trẻ em - Những đứa trẻ giàu tình cảm yêu thương.......... 16
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 23
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRẺ EM
TRONG TẬP TRUYỆN ÚT QUYÊN VÀ TÔI ............................................... 24
2.1. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................ 24
2.1.1. Miêu tả ngoại hình .......................................................................... 24
2.1.2. Miêu tả hành động .......................................................................... 26


2.1.3. Miêu tả nội tâm ............................................................................... 28
2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ............................................................... 32
2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ......................................................................... 32
2.2.2. Ngôn ngữ độc thoại......................................................................... 37
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân
cách và làm giàu tâm hồn con người. Những cuốn sách đến từ thời ấu thơ để
lại những ấn tượng sâu sắc. Bởi vì, với mỗi chúng ta, tuổi thơ luôn là quãng
thời gian đáng nhớ, quãng thời gian đẹp, gắn bó với nhiều cảm xúc, suy nghĩ
hồn nhiên sống động. Những lời hát ru những câu chuyện cổ tích thời thơ ấu
sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời và trở thành dấu ấn khó quên.
1.2. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn rất thành công ở lĩnh vực văn học viết
cho trẻ em. Xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, Nguyễn Nhật

Ánh là cây bút tài năng với nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng
như nghệ thuật. Mỗi tác phẩm của ông ra đời đều mang một ấn tượng mới mẻ
cho người đọc. Với giọng văn dí dỏm, nhẹ nhàng cùng nghệ thuật phân tích
tâm lí sâu sắc, những trang văn của ông không chỉ thu hút bạn đọc trẻ tuổi mà
còn nhận được sự quan tâm của độc giả lớn tuổi. Mỗi người có thể tìm lại
hình ảnh tuổi thơ của mình trong đó, thấy được miền kí ức xa xôi mà lâu nay
đã bị lãng quên. Nó là món ăn tinh thần với đông đảo bạn đọc. Nguyễn Nhật
Ánh thấu hiểu tâm lí trẻ thơ một cách tinh tế những trang văn của ông khiến
độc giả cảm thấy tâm hồn trong trẻo, yêu đời, lạc quan.
1.3. Người viết chọn đề tài về Nguyễn Nhật Ánh còn vì có lí do gắn với
nhu cầu và niềm yêu thích cá nhân. Là một giáo viên mầm non tương lai, tìm
hiểu về tâm lí trẻ thơ là việc làm vô cùng cần thiết để chúng tôi có thể hiểu,
nắm bắt, chia sẻ và truyền thụ cho các em một cách tốt nhất những tri thức.
Đặc biệt qua đề tài này, tác giả khóa luận hy vọng nâng cao năng lực văn
chương của bản thân. Điều đó hữu ích cho một giáo viên tương lai.

1


Từ khi tập truyện Út Quyên và tôi ra mắt, nó được bạn đọc đón nhận,
mến mộ, song việc tìm hiểu tác phẩm chưa được quan tâm nhiều. Đặc biệt là
những nhân vật trẻ em trong đó ra sao cũng chưa được nhìn nhận thỏa đáng.
Vì tất cả những lí do trên, tác giả khóa luận quyết định lựa chọn đề tài “Thế
giới nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên và tôi của Nguyễn Nhật Ánh”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn được nhắc khá nhiều trên các diễn đàn văn
hóa, văn học và cả tạp chí chuyên môn. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của trẻ
em, viết vì thiếu nhi và cho thiếu nhi. Ông thường giữ nét đặc trưng trong văn
phong của mình với sự hài hước, đáng yêu khiến cho độc giả luôn có nụ cười

khi thưởng thức những tác phẩm của ông. Đây là giá trị tinh thần to lớn mà
Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Theo
thống kê của nhà xuất bản Kim Đồng, các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã
đạt con số kỉ lục. Tác phẩm Út Quyên và tôi là tác phẩm nằm trong loạt các
sáng tác mới của nhà văn viết theo lối văn hóm hỉnh, dí dỏm mà chứa đựng
những kỉ niệm về tuổi thơ. Út Quyên và tôi là tập truyện ngắn, với những
niềm vui, những kỉ niệm dễ thương, những bài học giản dị sâu sắc… Đó là tập
truyện ngắn hay, chân thật về tuổi thơ.
Trong sự tiếp cận của mình chúng tôi điểm qua những ý kiến, những
công trình viết về nhân vật trẻ em nói chung và nhân vật trẻ em trong tác
phẩm Út Quyên và tôi nói riêng.
Khi biên soạn Giáo trình Văn học trẻ em (Nxb Đại học Sư phạm 2013),
(tái bản lần thứ 10) trong bài khái quát, tác giả Lã Thị Bắc Lý khi điểm tên
các tác phấm tiêu biểu đề cập đến vấn đề tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện
tại, hiện đại đã nhắc đến tác phẩm Út Quyên và tôi bên cạnh các tác phẩm
khác. Tác giả viết: “Tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện tại, hiện đại, các vấn

2


đề phản ánh của văn học thiếu nhi đã được mở rộng phong phú và đa dạng.
Mối quan tâm lớn nhất của tác giả là trẻ em trong quan hệ gia đình. Đây là
vấn đề nhạy cảm và tinh tế. Có hàng loạt tác phẩm viết về đề tài này như Út
Quyên và tôi, Em gái (Nguyễn Nhật Ánh), Năm đêm với bé Su (Nguyễn Thị
Minh Ngọc), Kẻ thù (Quế Hương), Chị (Cao Xuân Sơn),...” [11, tr. 17]. Tuy
nhiên, tập truyện Út Quyên và tôi còn là một tác phẩm mới chưa được dành
nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu đề tài, chúng
tôi được tiếp xúc với một số công trình, một số nhận định và đánh giá về nhân
vật thiếu nhi trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Sau đây là những ý kiến
tiêu biểu:

Công trình “Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong
bộ Kính vạn hoa” của Phạm Thị Bền (Luận văn Thạc sĩ khoa học, 2005,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) [4], có thể coi là công trình đầu tiên nghiên
cứu về một tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Trong phần V của luận văn,
chính tác giả cũng trực tiếp khẳng định: “Đây là công trình chuyên biệt đầu
tiên nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là về tác phẩm từng
được coi là một “hiện tượng” trong văn học thiếu nhi trong mấy năm gần
đây”. Ở công trình này, Phạm Thị Bền đã đi sâu khai thác bộ truyện Kính vạn
hoa trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn thế giới trẻ
thơ. Tác giả cũng có cách nhìn khoa học khi đặt sáng tác của Nguyễn Nhật
Ánh trong dòng văn học thiếu nhi Việt Nam và có khu biệt về thời gian sáng
tác. Đó là những sáng tác thuộc thời kì đổi mới.
Tác giả Vũ Thị Hương cũng thể hiện mối quan tâm của mình với
Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông qua công trình “Thế giới nghệ
thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh” (Luận văn Thạc sĩ khoa học, 2009, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội) [9]. So với Phạm Thị Bền, Vũ Thị Hương đã mở
rộng đối tượng nghiên cứu thêm hai tác phẩm, bên cạnh Kính vạn hoa có

3


thêm Chuyên xứ Lang Biang và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Với công trình
nghiên cứu của mình, tác giả đã phần nào làm nổi bật được đặc điểm tính
cách của trẻ thơ qua cuộc sống và qua tâm hồn các em. Đồng thời tác giả
cũng chỉ ra được các phương diện nghệ thuật nổi bật: về cốt truyện, về ngôn
ngữ và không gian, thời gian trong ba tác phấm trên của Nguyễn Nhật Ánh.
Tiếp nối mạch nghiên cứu về truyện Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Hoàng
Hương Giang có đề tài “Cảm hứng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật
Ánh” (Luận văn Thạc sĩ khoa học, 2011, Trường Đại học Vinh) [6]. Trên cơ
sở các công trình nghiên cứu của các tác giả trước, tác giả Hương Giang cũng

đã cố gắng chỉ ra những cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh. Ở một góc độ nào đó, đề tài cũng đã đề cập đến các thành công về
nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh như: cốt truyện, tình huống, kết cấu, xây
dựng nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ. Đây cũng là một trong những phương
diện về nghệ thuật mà chúng tôi tập trung nghiên cứu. Do vậy, đề tài đã định
hướng rất hữu ích cho chúng tôi khi triển khai vấn đề nghiên cứu của mình.
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có
một “khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc
cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không
ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” [10]. Các sáng tác như
Tôi là Bêtô và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
chính là những tác phẩm không chỉ trẻ em mà cà người lớn yêu thích.
Nhìn chung, các tài liệu đã có đề cập đến nhân vật trẻ em trong sáng tác
của Nguyễn Nhật Ánh nhưng chỉ dừng lại ở một số tác phẩm cụ thể của nhà
văn, hoặc là thể hiện những cảm nhận khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Nhật
Ánh. Những thành tựu trên chưa có công trình đặt nhân vật trẻ em trong tác
phẩm Út Quyên và tôi như đối tượng khoa học để tìm hiểu riêng biệt. Điều đó
khuyến khích chúng tôi theo đuổi đề tài của mình.

4


3. Mục đích nghiên cứu
- Thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung tìm hiểu chuyên biệt, toàn
diện, cụ thể, sâu sắc hơn về đặc điểm thế giới nhân vật trẻ em trong tác phẩm
Út Quyên và tôi của Nguyễn Nhật Ánh.
- Khảo sát một số phương diện nghệ thuật cơ bản trong việc khắc họa thế
giới nhân vật trẻ em, từ đó góp phần khẳng định tài năng và đóng góp của
Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi.

- Qua việc tìm hiểu thế giới nhân vật trẻ em góp phần giáo dục nhân cách
cho học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu chỉ ra các kiểu loại và tính cách nhân vật trẻ em trong tập
truyện Út Quyên và tôi của Nguyễn Nhật Ánh.
- Chỉ ra những phương diện nghệ thuật cơ bản xây dựng nhân vật trẻ em
trong tập truyện Út Quyên và tôi.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên và tôi.
5.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Khảo sát thế giới nhân vật trẻ em trong tập truyện ngắn Út Quyên và tôi
của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, Nxb Trẻ 2015 (tái bản lần thứ hai mươi).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại.
- Phương pháp so sánh.
- Các thao tác khoa học: phân tích, bình giảng, miêu tả, tổng hợp...

5


7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Đặc điểm nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên và tôi
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong tập truyện Út
Quyên và tôi

6



NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRẺ EM
TRONG TẬP TRUYỆN ÚT QUYÊN VÀ TÔI
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Từ trước đến nay đã tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật
văn học. Chúng tôi xin dẫn ra một số cách hiểu tiêu biểu sau:
Trong Từ điển văn học (tập 2), các tác giả đã xác nhận: “Nhân vật là yếu
tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng
chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác
phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [13, tr. 86].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách hiểu:
“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác
của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân
vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về
sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người,
nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang
đường được gán cho những đặc điểm giống như con người” [3, tr. 241].
Cuốn Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức (chủ biên) định nghĩa: “Nhân
vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự
sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người
qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách... Và cần chú
ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một
phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên

7



hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hay chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác
phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng,
tính cách con người... Cũng có khi đó không phải là những con người hoặc có
liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [5, tr. 126].
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách diễn đạt, quan niệm
khác nhau về nhân vật, những quan điểm này có thể đôi chỗ chưa trùng khít
nhưng đều gặp nhau ở một số đặc điểm, từ đó tác giả khóa luận hiểu về khái
niệm nhân vật văn học như sau: “Nhân vật văn học là hình tượng các cá thể
con người (hoặc các con vật, cây cỏ, sinh thể hoang đường... được gán cho
những đặc điểm giống với con người) trong tác phẩm văn học - cái đã được
nhận thức, tái tạo, thể hiện bởi nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ
thuật ngôn từ”.
Trong giới hạn của khóa luận này, khái niệm nhân vật cũng được xem
xét theo nghĩa như trên. Như vậy, các nhà nghiên cứu Lí luận văn học bằng
cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học vẫn cơ bản gặp
nhau ở nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối
tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ
hai, đó là những con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh
hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng
mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được
khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là điểm quan trọng
nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học. Đôxtôiepxki cũng đã từng khẳng
định: “Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách”. Tính cách với ý nghĩa
rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình Nga đã gọi tính cách là nhân
vật. Ở đây, cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể
hiện qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất, tâm sinh lí của họ.

8



Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất
lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là những điển
hình. Và tính cách tự nó cũng bao hàm những thuộc tính như: có nét cụ thể,
độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu
biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định đồng thời có một quá
trình phát triển logic khách quan đời sống.
Như vậy, nhân vật có hạt nhân là tính cách. Trong tác phẩm văn chương
có nhân vật được khắc họa tính cách. Điều này phụ thuộc vào chức năng nghệ
thuật và giá trị tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật đó.
1.2.2. Thế giới nhân vật
Các nhân vật riêng lẻ, đa dạng với những đặc điểm riêng về nghề nghiệp,
tuổi tác, vùng miền, tính cách, với những mối quan hệ đã làm nên cả một thế
giới nhân vật. Qua đó nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà
còn bày tỏ quan niệm, tư tưởng của mình.
Khái niệm “Thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng. “Thế giới nhân
vật” là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo một quan
niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng
mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có
sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nhà văn, và chỉ xuất hiện
trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy
luật riêng, tìm hiểu ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian xuất
hiện... gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về tác phẩm. “Thế
giới nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của một
chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ,
môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối
nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình... Trong “Thế giới nhân
vật” người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm


9


nhân vật) dựa vào những căn cứ tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ của người tiếp
nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa và bước vào khám phá
thế giới nhân vật đó. Do đó nghiên cứu “Thế giới nhân vật” cũng khác với
phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch sử văn học có thể nói, mỗi tác giả
lớn đều có thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại văn học lại có “Thế giới nhân
vật” với quy luật riêng của nó.
Thế giới nhân vật trong tác phẩm là một tổ chức nghệ thuật thống nhất.
Các nhân vật có mối quan hệ chặt chẽ và sống động như cuộc sống thực ngoài
đời, nhưng cô đọng, xúc tích và ấn tượng hơn. Chủ thể tư tưởng tác phẩm
thường được biểu hiện qua hệ thống nhân vật, nhất là qua hình tượng nhân vật
chính.
1.2. Đặc điểm tính cách nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên và tôi
Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn sáng tạo không ngừng. Mọi truyện ông
viết đều làm say mê người đọc, không kể đó là người lớn hay trẻ nhỏ, Út
Quyên và tôi là một trong số đó. Những truyện ngắn trong tập truyện Út
Quyên và tôi đều có một ý nghĩa riêng nhưng chúng đều hay và xúc động.
Mỗi truyện ngắn là một tình huống, một nét riêng, một khía cạnh để ta suy
ngẫm và hồi tưởng về tuổi thơ, về tình bạn, tình anh em trong sáng. Cho dù
đôi khi có những suy nghĩ, những trò phá phách không được “tốt” cho lắm
nhưng tình bạn, tình anh em vẫn còn mãi và hiện ra rất đẹp. Mỗi nhân vật trẻ
em như một “bông hoa nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh. Chúng mang trong mình
những tính cách riêng. Đó là những “mùi hương riêng biệt”. Sau những “cú
lắc” nhẹ của Nguyễn Nhật Ánh muôn vàn những bông hoa nhỏ xinh bay lên
và tỏa hương thơm dịu nhẹ, mỗi bông hoa một sắc màu riêng không thể trộn
lẫn. Mỗi nhân vật được Nguyễn Nhật Ánh khoác cho một hình hài, tính cách
không hề giống nhau nhưng từng nhóm, từng nhóm kết lại tạo nên một sự phù
hợp đến kì lạ nhằm bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên một thế giới trẻ


10


thơ vô cùng sống động. Nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên và tôi là
những đứa trẻ ngây thơ, những đứa trẻ nghịch ngợm, nhưng cũng là những
đứa trẻ giàu tình cảm yêu thương.
1.2.1. Nhân vật trẻ em - Những đứa trẻ ngây thơ
Ngây thơ hồn nhiên, chưa hiểu chuyện, chưa từng trải là đặc điểm của
trẻ em. Có lẽ do tuổi còn non trẻ và ít chịu tác động của sự đời nên các em
vẫn giữ cho mình những nét ngây thơ trong sáng. Sự ngây thơ được biểu hiện
khá rõ qua ý nghĩ, hành động của bọn trẻ.
Nhân vật Phú trong truyện Điều không tính trước, mới là đứa trẻ lên năm
tuổi. Vì thế, nó vô cùng ngây thơ. Nó tin những gì nhân vật “tôi” nói với nó:
nó tin có một tên khổng lồ; nó suy nghĩ ngây thơ như những gì nó được đọc
trong truyện. Phú tin ngậm viên ngọc thì tên khổng lồ không nhìn thấy: “Viên
ngọc dùng để ngậm trong miệng cho tên khổng lồ không nhìn thấy mình ấy
mà! Như trong truyện ấy!” [2, tr. 34]. Phú hỏi nhân vật “tôi” những câu hỏi
ngờ ngệch: “Cậu làm gì đấy”, “Đánh nhau à?”, “Đánh nhau thật hở cậu”,
“Thế cậu đã có viên ngọc chưa”. Phú tin nhân vật “tôi” đi đánh nhau với tên
khổng lồ thật. Vì thế Phú đã rất lo lắng cho cậu nó. Phú sợ cậu nó không đánh
nổi tên khổng lồ sẽ bị tên khổng lồ ăn thịt. Sự ngây thơ của Phú khiến nó hiện
lên trong mắt người đọc hết sức đáng yêu.
Bé Tí Hoa trong Bướm vàng bướm đỏ là một cô bé ngây thơ thật thà. Vì
Tí Hoa thật thà nên khi chơi cùng Tí Hoa, nhân vật “tôi” thường giở trò láu
cá. Sự ngây thơ của Tí Hoa đã có lần bị “tôi” đem ra trêu chọc. Đó là khi “tôi”
và Tí Hoa rủ nhau chơi ô ăn quan, ai thua sẽ ăn “cốc”, ăn “cốc” tức là cốc lên
đầu gối. Với suy nghĩ đơn giản của mình, Tí Hoa lại nghĩ rằng ai thua sẽ phải
mua “cóc” - “cóc ổi”. Chính vì thế, Tí Hoa đã bị “tôi” cười nhạo khiến nó đỏ
bừng mặt.


11


“Con Tí Hoa làm tôi ôm bụng cười bò:
- Mày ngốc quá! “Cốc” tức là “cốc” lên đầu gối mày ấy, chứ đâu phải là
mua “cóc ổi”! Tại mày ham ăn quá nên mày nghe “cốc” thành “cóc”!
Nghe tôi chọc quê, Tí Hoa đỏ bừng mặt. Nó giả bộ cúi nhặt sỏi.” [2, tr. 65].
Sự ngây thơ của Tí Hoa còn khiến nó dễ bị lừa. Sau khi chơi ô ăn quan, bị thua
liểng xiểng, nhân vật “tôi” đã tuyên bố quy định chơi kiểu khác. Đó là người
thắng sẽ bị “cốc”. Nhờ luật lệ mới mà nhân vật “tôi” đã trả được thù, còn Tí Hoa
thì bị cốc, nước mắt nước mũi nó tèm lem.
Ở truyện Buổi sáng, Tí Hoa ngây thơ vô cùng. Nó đang đói, chưa có
miếng gì vào bụng. Nó được Tuấn mua cho nửa ổ bánh mì kẹp thịt để ăn. Nó
vô tư ăn ngon lành mà không nghĩ sẽ chia phần cho người đã tặng bánh cho
mình. Bởi vì, Tí Hoa tin lời nói dối của Tuấn là thật. Để nhường bánh cho nó,
Tuấn đã nói dối rằng, nó không thích bánh mì kẹp thịt mà nó chỉ thích ăn
bánh mì kẹp cá. Thực ra, Tuấn cho Tí Hoa bánh mì bởi Tí Hoa vẫn còn đói
nhưng Tí Hoa ngây thơ không nhận ra điều đó nên nó đã hồn nhiên nhận khúc
bánh mì Tuấn đưa cho nó và ăn hết một cách ngon lành.
Trong truyện Út Quyên và tôi, nhỏ Quyên tin anh nó lừa. Anh nó nói
rằng có thể bị chết vì thứ vi trùng tê-ta-nốt gì đó. Nhưng thực ra, không có
loại vi trùng tê-ta-nốt nào cả. Đó chỉ là loại vi trùng mà anh nó bịa ra để gạt
nó, nhằm ngăn cản Út Quyên không mách mẹ về những việc làm nghịch
ngợm của mình. Với sự ngây thơ, đơn giản trong ý nghĩ, Út Quyên hoàn toàn
tin lời anh mình. Nó lo cho anh nó, sợ anh nó sẽ chết. Vì thế, Út Quyên đã
hứa với anh nó rằng, từ giờ về sau sẽ không mách mẹ bất cứ chuyện gì của
anh nó nữa.
Trong truyện Ông tôi, những đứa trẻ ngây thơ nên chưa hiểu hết tấm
lòng của ông. Chúng nghĩ ông là một người khó tính nên lúc nào chúng cũng

sợ làm ông phật ý. Đặc biệt là khi nhân vật “tôi” và cu Nhàn ra vườn hái trộm

12


xoài và bị ông phát hiện, chúng cứ nghĩ ông sẽ đi lấy roi để đánh chúng nên
hai đứa trẻ vô cùng sợ hãi. Nhưng chúng đã lo sợ hão huyền. Thực ra, người
ông đã lo lắng cho các cháu. Ông sợ chúng gặp nguy hiểm nên đã đi lấy thang
để chúng có thể trèo lên hái trái cây dễ dàng hơn.
Với truyện Người anh, nhân vật Thời suy nghĩ thật ngây thơ. Vì muốn ra
oai với đám bạn nên nó không dám nhận người anh trai của mình là thanh
niên xung phong. Vì vậy, Thời đã bịa ra một người anh ca sĩ để đưa vào bài
văn miêu tả của mình. Nó rất vô tư cho Quân là đứa bạn cùng lớp “mượn
anh” của mình để tả. Nhờ có bài văn tả về người anh của Thời mà Quân đã
được điểm cao.
Sự nghịch ngợm của lũ trẻ cũng là một biểu hiện của đặc tính ngây thơ.
Những trò nghịch ngợm của chúng cũng là do còn chưa hiểu chuyện, không
lường trước được sự nghịch ngợm sẽ gây hậu quả ra sao. Chẳng hạn, trong
truyện Những trò chơi khác nhau, nhân vật “tôi” và Nghi đã giật đuôi gà của
một bạn nhỏ đi ngang qua trên đường đi học về. Trò nghịch ngợm đó đã gây
rắc rối cho chúng. Bọn trẻ bị chú công an bắt và “dọa đi tù”, khiến chúng nhớ
đời vì sợ hãi. Người anh trong Út Quyên và tôi đã lấy hộp bút chì màu của em
gái mình đem giấu đi khiến cho cô bé bị điểm hai môn tập vẽ.
Vì sự ngây thơ, trong sáng nên trẻ em có những hành động, cử chỉ cũng
như biểu cảm vô cùng đáng yêu. Ví như, sự đáng yêu của Quân được thể hiện
qua cách cậu bé miêu tả anh bán “Cà-rem” để chọc Thời.
“Quân vừa tả vừa vung tay làm điệu bộ:
- Nghe kỹ này: Anh là người dày dặn phong trần, tóc phất phơ trong gió,
đôi chân giang hồ của anh từng giẫm nát bao nhiêu quãng đường dài, dọc
ngang qua trăm nơi nghìn chốn. Thỉnh thoảng anh dừng chân đứng trước đám

đông, trước bao nhiêu cặp mắt đang nhìn anh thèm thuồng, và anh dõng dạc
hô to...” [2, tr. 10]. Quân còn cho Thời thấy rằng, anh bán Cà-rem oai hơn ông

13


ca sĩ của Thời. Quân khẳng định: “Ừ, oai lắm! Anh hô: “Cà-rem đây! Hai
đồng một cây đây!”. Ảnh bán cà-rem dạo mà!”.
Sự đáng yêu của những đứa trẻ còn được thể hiện qua những biểu cảm
của chúng. Nhân vật “tôi” trong truyện Mẹ đừng sợ là một cậu bé rất sợ con
tắc kè bằng cao su, dù biết rằng nó chẳng làm gì mình: “Tôi hốt hoảng kêu lên
và co chân phóng vọt ra khỏi bàn”, “Cái tư thế sống động và đầy đe dọa của
nó khiến tôi dù biết nó là con tắc kè giả vẫn cảm thấy rờn rợn.” [2, tr. 83].
Những biểu cảm sợ hãi trước con tắc kè giả của “tôi” qua sự miêu tả của tác
giả khiến cậu hiện lên vô cùng đáng yêu.
1.2.2. Nhân vật trẻ em - Những đứa trẻ nghịch ngợm
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” – Đó là câu nói quen thuộc khi nhắc
đến các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Hiếu động, nghịch
ngợm, luôn nghĩ ra những trò đùa hết sức tinh quái, đôi khi mang đến tình
huống dở khóc dở cười là đặc điểm chung nhất của các cô, các cậu học trò ở
bất cứ nơi đâu, bất cứ lớp học nào. Trong tác phẩm Út Quyên và tôi, những
đứa trẻ nghịch ngợm đã được Nguyễn Nhật Ánh khắc họa thành công.
Nghi và nhân vật “tôi” trong truyện Những trò chơi khác nhau, sau khi
nghĩ ra vô số những trò đố nhau như: đố trong sách vở; đố bắt chước tiếng gà
gáy, chó sủa; đố trò trồng cây chuối. Cuối cùng, chúng đã nảy sinh trong đầu
trò đố hết sức nghịch ngợm: đó là giật “đuôi gà” của một “con nhỏ” đang đi
ngang qua trước mặt. Ban đầu, Nghi còn chần chừ, do dự nhưng sau những
lời khích bác của bạn, lại thêm tính “sĩ diện” cao, Nghi đã thò tay nắm cái
“đuôi gà” của “nạn nhân” giật mạnh một cái. Trò đùa nghịch dại ấy đã khiến
hai đứa trẻ gặp rắc rối. Hành động của chúng đã bị “nạn nhân” mách với chú

công an đi ngang qua đó. Sau khi chú công an hỏi rõ đầu đuôi mọi chuyện và
dạy cho chúng một bài học để chúng nhận ra việc làm không đúng với bạn
nhỏ kia. Cả hai đều đã nhận ra lỗi lầm của mình. Nhân vật “tôi” vội vàng lên

14


tiếng: “Tụi cháu không giật tóc nữa đâu! Cháu nghĩ ra rồi! Lúc đó tụi cháu sẽ
đố nhau chuyện học tập”. Cả hai đứa trẻ đã xin lỗi “nạn nhân”. Mặc dù có
nghịch ngợm nhưng cả hai đã biết nhận lỗi và thay đổi. Về nhà chúng đã đố
nhau chuyện học tập và được mẹ khen siêng học.
Trong Ông tôi, anh em nhân vật “tôi” và cu Nhàn được mẹ dẫn về quê
thăm ông. Sau khi ăn chán chê các trái cây trong vườn, hai anh em đã xúi
nhau hái trộm xoài của ông: “Mình hái xoài ăn đi! Cứ nhai ổi và mận, chát
miệng thấy mồ!”. Và rồi, khi “tác chiến”, hai đứa nhỏ đã đánh rơi quả xoài,
khiến ông và mẹ ở trong nhà tưởng chúng bị ngã phải lo lắng chạy ra.
Đến với truyện Trứng chim sẻ ta lại gặp cậu bé Nghi có trò nghịch ngợm
nguy hiểm. Nghi đã trèo lên mái nhà để lấy trứng chim sẻ. Khi nghe tiếng dì
Miên gọi, nó dán người xuống mái ngói, im thít mặc kệ cho dì ấy gọi thế nào
nó cũng không lên tiếng. Đến lúc bị dì phát hiện, nó buộc phải xuống. Nó chỉ
sợ dì mang trứng chim đem luộc. Nghi trèo lên mái nhà như vậy té ngã, chắc
là chuyện không vui. Và Nghi đã ngã thật: “Khi còn cách mặt đất khoảng vài
ba nấc thang, bất thần Nghi bắn vọt người ra xa và rơi huỵch một cái xuống
đất” [2, tr. 78]. Nghi còn thể hiện sự nghịch ngợm của nó bằng cách trêu dì
Miên với hành động “Nghi quay về phía dì Miên thè lưỡi một cái rồi lật đật
chạy biến qua nhà nhỏ Trang” [2, tr. 78].
Nghịch ngợm dường như là nét tính cách mặc nhiên hình thành trong
tâm lí những đứa trẻ mới lớn - lứa tuổi đang có những xáo trộn về tâm lí với
nhiều trò tinh nghịch, láu cá. Trong tập truyện Út Quyên và tôi còn có những
đứa trẻ cậy mình lớn hơn, bày ra các trò láu cá để bắt nạt các em nhỏ hơn. Đó

là trường hợp nhân vật “tôi” là người anh trong truyện Em gái. Nó thường hay
trêu em gái của mình. Có lần nó lấy cắp trái mãng cầu của cô bé để dành mà
ăn cho sướng miệng; nhân vật “tôi” trong truyện Mẹ đừng sợ đã lấy trộm
chiếc còi của thằng Tin - em nó. Chưa hết, nó còn đổi còi lấy con tắc kè bằng

15


cao su. Đến lượt Tin, nó lại dùng con tắc kè đó để dọa chị Hai của mình khiến
chị Hai hoảng sợ hét thé lên. Nhân vật “tôi” trong truyện Út Quyên và tôi đã
mấy lần trộm đồ của em gái để trả thù em gái vì tội em nó hay mách lẻo với
bố mẹ, khiến nó bị đánh đòn. Nó lấy chùm dây thun, rồi hộp bút chì màu giấu
đi để cô bé phải khóc lóc đi tìm. Nghịch ngợm mãi cũng có lần gây hậu quả
xấu. Nó làm cho nhỏ Quyên bị điểm kém vì không có bút chì để vẽ nên cô bé
đã bị điểm hai môn tập vẽ.
Ai cũng biết, tuổi học trò là tuổi đẹp nhất, đáng yêu. Đẹp bởi sự trong
sáng, hồn nhiên. Cái đáng yêu xuất phát từ sự non nớt, mới lớn, kể cả những
trò nghịch ngợm. Nhưng có lẽ cũng nhờ những trò nghịch ngợm đó mà chúng
ta lại có thêm nhiều kỷ niệm đáng nhớ thời học sinh cắp sách tới trường, mà
sau này dù đi đâu xa, làm gì, chỉ cần nhớ đến là lại bất giác mỉm cười.
1.2.3. Nhân vật trẻ em - Những đứa trẻ giàu tình cảm yêu thương
Tập truyện Út Quyên và tôi với cốt truyện nhẹ nhàng, gần gũi, cách diễn
đạt hài hước, dí dỏm là tập hợp những truyện nhỏ giản dị nhưng khá dễ
thương, ẩn chứ ý nghĩa giáo dục cao về mặt đạo đức, cũng như đề cao tình
cảm gia đình, tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè. Nguyễn Nhật Ánh đã từng
quan niệm rằng, nhà văn cũng là một nhà giáo dục. Đặc biệt là viết cho lứa
tuổi thiếu nhi - lứa tuổi quan trọng trong việc hình thành nhân cách, thì giá trị
giáo dục trong mỗi tác phẩm càng được nhà văn chú trọng. Vì vậy trong các
sáng tác, Nguyễn Nhật Ánh luôn mong muốn các em sống biết yêu thương, sẻ
chia, đồng cảm với mọi người xung quanh.

Trước hết là tình cảm các em dành cho chính những người thân yêu
trong gia đình.
Mai Pha trong truyện Em gái là một đứa bé giàu tình cảm yêu thương
những người ruột thịt trong gia đình của nó. Mai Pha yêu mẹ, yêu em trai, yêu
anh trai của mình. Những tình cảm đó biều hiện qua những ý nghĩ, việc làm

16


cụ thể: khi phải xa nhà lên trường huyện học, ở chung với anh trai, nó đã khóc
mấy đêm liền vì nhớ mẹ, phải đến đêm thứ tư nó mới hết khóc. Mai Pha biết
dành tình cảm yêu thương, quan tâm, nhường nhịn đến những người anh em
của mình. Mặc dù còn nhỏ nhưng Mai Pha đã biết nghĩ đến người khác. Nó
biết thằng Tèo em nó thích ăn mãng cầu, bởi vậy Mai Pha đã không ăn trái
mãng cầu chú Năm cho nó mà để dành cho Tèo. Vì thế, khi quả mãng cầu đó
bị anh nó lấy ăn mất, nó rất buồn và thương em.
Mai Pha còn là cô bé đa cảm, dễ chạnh lòng khi chứng kiến những điều
bất hạnh xảy ra trên trang sách nó đọc, trong những cảnh tượng về các nhân
vật trong phim nó xem: khi đọc sách có đoạn tả cảnh nghỉ hè, mấy đứa trẻ
phải chia tay nhau nó cũng khóc: “Có lần, tôi với Mai Pha đang ngồi đọc
sách. Nghe tiếng thút thít, tôi quay lại và thấy mắt nó đỏ hoe”. Xem phim, nó
cũng khóc, nhất là khi nhân vật chính trên màn ảnh bị thương sơ sơ, trầy da
chảy máu có chút xíu, “nó đã nấc bốn năm cái rồi”, đến khi nhân vật chính
“về chầu ông bà, thì thôi khỏi nói, nó sụt sịt cả buổi”. Đã có lần, anh nó phải
lấy tay bụm miệng nó lại để khỏi mắc cỡ với những người xung quanh. Sau
đây là cảnh nhân vật “tôi” (người anh) vừa dỗ vừa dọa Mai Pha:
“Vừa mất hứng vừa mắc cỡ với những người chung quanh tôi gắt nó:
- Mày có chịu tắt cái đài của mày đi không! Lần sau là tao không có dẫn
mày đi xem phim nữa đâu!
Nhưng cái “đài” của nó mà đã mở thì không làm sao tắt được. Ở trong

rạp xi-nê chứ đâu phải ở nhà mà úp mặt vô gối. Rốt cuộc, không biết làm sao
tôi phải lấy tay bụm miệng nó lại” [2, tr. 49].
Mai Pha còn là cô bé yêu thương các con vật. Điều đó biểu hiện rõ thái
độ tình cảm của cô bé khi chứng kiến con mèo của chú Năm bị chết. Mai Pha
“ngồi một đống”, “mặt cúi gằm xuống đất”. Không chỉ có vậy, nó còn thể

17


hiện sự tiếc thương con mèo bằng cách đắp mộ cho con mèo và cắm thêm
mấy cái que giả làm nhang:
“Bây giờ tôi mới nhìn thấy nắm đất nhỏ trước mặt Mai Pha. Chắc nó đắp
mộ cho con Bông Bụp. Đằng trước nắm đất, nó còn cắm thêm mấy cái que,
giả làm nhang.
Tôi quỳ một chân bên “mộ” và thò tay cầm mấy cái que lắc lắc.
Mai Pha la hoảng:
- Anh làm gì vậy?
- Tao coi thử.
Vừa nói tôi vừa nhìn Mai Pha và thấy nó nước mắt nước mũi giàn giụa.
Hóa ra từ nãy đến giờ nó ngồi khóc, hèn gì mà nó cứ cúi gằm, không dám
ngước lên nhìn tôi”.
Nhân vật Tí Hoa trong truyện Bướm vàng bướm đỏ đã chấp nhận mặc tấm
áo cũ trong ngày tết để nhường tấm vải hoa vàng cho em Tí Sún nó may áo. Như
thế, em nó có áo diện vào năm mới. Điều đó chứng tỏ Tí Hoa là một đứa trẻ biết
yêu thương, nhường nhịn.
Thằng Tin trong truyện Mẹ đừng sợ cũng là một đứa trẻ vô cùng tình
cảm với mẹ. Nó lo lắng con tắc kè bằng cao su của mình có thể khiến mẹ nó
ngất xỉu vì mẹ nó mắc bệnh tim. Vì thế, sau khi khiến chị Hai nó bị một phen
hoảng hồn vì con tắc kè bằng cao su mà nó đã bỏ trong bếp để dọa chị, nó đã
làm một việc đơn giản nhưng ý nghĩa: đó là nó gài lên nhành mai có đặt con

tắc kè giả một mảnh giấy nguệch ngoạc: “Mẹ đừng sợ! Đây chỉ là con tắc kè
bằng cao su thôi” [2, tr. 86]. Việc làm tuy nhỏ của nó nhưng chứa đựng trong
đó là tình yêu thương, sự quan tâm của nó dành cho người mẹ kính yêu.
Thằng Quân trong truyện Người anh là một đứa trẻ không có anh trai, nó
phải mượn người anh của Thời để tả vào bài văn của mình. Với những tình
cảm yêu mến, kính trọng, ngưỡng mộ người anh thanh niên xung của Thời

18


nên bài văn tả người thanh niên xung phong của Quân viết rất xúc động chân
thật. Anh hiện lên thật kiên cường, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, bất chấp
hoàn cảnh thử thách. Anh như một người anh hùng qua lời tả của Quân:
“Những ngày đào kinh ở Củ Chi, anh của em và đồng đội dã hì hục lấp hàng
trăm hố bom trên khắp làng mạc ruộng đồng. Rồi trên những mảnh đất khô
cằn đó, suốt ngày đêm dù là mưa dầm hay nắng gắt, anh vaãn không ngơi tay
cuốc từng lát đất để mong ngày mai có có kinh chở dòng nước ngọt tưới mát
ruộng lúa. Có đôi khi cuốc phải đá ong, những cánh tay rịn máu đỏ lòm lòm
mà anh không biết, phải đên khi các bạn kêu lên anh mới ngừng tay để băng
bó” [2, tr. 14]; “Những ngày anh về phát hoang trồng dừa ở nông trường
Duyên Hải, muỗi bay từng đàn như trấu, bệnh sốt rét rất nhiều và gai chà là
đâm đau thấu xương, anh vẫn không hề chán nản. Còn nước ngọt thì hiếm hoi
vô kể, những lu nước ngọt từ Nhà Bè chở tới bằng ghe, anh và các bạn coi
quý hơn vàng” [2, tr. 15]... Phải có một tình cảm mến phục người anh của
Thời, Quân mới viết được những dòng đầy xúc động như thế.
Nhỏ Quyên trong truyện Út Quyên và tôi thường ngày đành hanh, hay
mách lẻo với mẹ về các trò nghịch của anh. Thế mà, khi nghe anh nó gạt rằng,
anh nó sắp chết vì vi trùng tê-ta-nốt, thì nhỏ Quyên đã bộc lộ những tình cảm
vô cùng sâu sắc dành cho anh, khiến cho người đọc không khỏi xúc động:
“Mặt nhỏ Quyên lộ vẻ hoang mang:

- Bây giờ phải làm sao?
- Thì chờ chết chứ làm sao! - Tôi thở một hơi dài thườn thượt rồi rầu rĩ
nói tiếp - Tao chết đi mày sẽ thui thủi một mình!
Nhỏ Quyên không nói nhưng mặt nó bỗng dưng trắng bệch. Chắc nó
đang nghĩ đến viễn cảnh kinh hoàng tôi vừa vẽ ra.
- Lúc đó sẽ không ai chơi với mày, không có ai kèm mày học! - Tôi nói
và thoáng nghe tiếng sụt sịt bên cạnh.

19


Giọng tôi càng ngậm ngùi:
- Trước đây thỉnh thoảng tao có quát mắng mày nhưng đó là tao muốn
mày học hành tiến bộ, - tôi ngập ngừng một chút rồi ai oán kể lể - vậy mà
mày lại thù tao, mày méc mẹ cho tao bị ăn đòn!
Tôi nói như người sắp chết, và tôi “trăng tối” đến đâu, nước mắt nước
mũi nhỏ Quyên chảy ròng ròng đến đó.
Cuối cùng như không chịu nổi cảnh “sinh ly tử biệt”, nó níu chặt cánh
tay tôi, nức nở kêu lên:
- Em đâu có thù anh! Anh đừng chết!” [2, tr. 112].
Nhân vật trẻ em trong tập truyện Út Quyên và tôi cũng là những đứa trẻ
biết sống chan hòa, nhân ái, yêu thương trong tình cảm bạn bè, thầy cô, bà
con, hàng xóm xung quanh.
Trẻ em thường có nhu cầu tìm đến tình bạn. Tình bạn là nơi các em có
thể dốc bầu tâm sự và chia sẻ tình cảm của mình. Trong thế giới tình bạn, các
em dễ tìm thấy tiếng nói đồng cảm, yêu thương. Trước những người bạn khó
khăn, bao giờ các em cũng mong muốn động viên, giúp đỡ, chia sẻ, cảm
thông. Trong tập truyện Út Quyên và tôi, những đứa trẻ tuy có lúc nghịch
ngợm nhưng lại luôn biết thương yêu nhau, sẻ chia những vui buồn.
Ở truyện Bướm vàng bướm đỏ, nhân vật “tôi” đã cư xử như một người

trưởng thành. Nó đã từ bỏ niềm vui của mình để hòa chung nỗi buồn của Tí
Hoa. Đó là việc nhân vật “tôi” tự nguyện không mặc chiếc áo mới màu đỏ vào
ngày tết, vì con nhỏ Tí Hoa hàng xóm không có áo mới như nó. Do nhà nghèo
nên khi tết đến, Tí Hoa không được may áo mới, nó đã nhường em nó là
thằng Tí Sún tấm vải mà đáng lẽ ra được may cho nó. Không có áo mới, Tí
Hoa phải mặc chiếc áo thường ngày, do vậy nó đã không sang rủ nhân vật
“tôi” đi chơi tết. Sau cả buổi sáng không thấy Tí Hoa thì “tôi” suốt ruột hầm
hầm chạy sang nhà Tí Hoa, trước bộ dạng Tí Hoa như vậy “tôi” tròn xoe mắt

20


×