Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh của Lê Phương Liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.93 KB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
******************************

TRẦN THỊ KHÁNH HÒA

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP TRUYỆN CHIẾC NHÃN VỞ MONG MANH
CỦA LÊ PHƢƠNG LIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. DƢƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2017
1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dƣơng Thị Thúy Hằng –
ngƣời đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Mầm non – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong
nhận đƣợc sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, ngày …tháng … năm 2017
Sinh viên



TRẦN THỊ KHÁNH HÒA

2


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo – TS. Dƣơng Thị Thúy
Hằng.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu không trùng lặp với kết quả của tác giả nào khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017

Sinh viên

TRẦN THỊ KHÁNH HÒA

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .......................................................................... 2
3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 4
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4
5.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
6.BỐ CỤC KHÓA LUẬN ........................................................................................ 5

NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP TRUYỆN CHIẾC NHÃN VỞ
MONG MANH ................................................................................................. 6
1.1.VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ................................................................... 6
1.1.1.Tác giả Lê Phƣơng Liên và hành trình viết cho các em .......................... 6
1.1.2.Tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh .................................................... 8
1.2.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TẬP TRUYỆN CHIẾC NHÃN VỞ MONG MANH ... 9
1.2.1. Những câu chuyện về con ngƣời gần gũi, thân thƣơng .......................... 9
1.2.2.Những câu chuyện về loài vật ngộ nghĩnh ............................................. 20
1.2.3.Những câu chuyện bình dị quanh em..................................................... 24
1.2.4.Hình ảnh thiên nhiên tƣơi đẹp ................................................................ 29
CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẬP TRUYỆN CHIẾC NHÃN VỞ
MONG MANH ................................................................................................. 35
2.1.NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT ............................................................................ 35
2.1.1.Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................... 35
2.1.2.Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................. 39
2.2 GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT ........................................................................... 45

4


KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49

5


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1.Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc

dân, đặt nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ,
tạo điều kiện cho trẻ trên con đƣờng học hành cũng nhƣ trong cuộc sống. Trẻ
em lứa tuổi mầm non là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, do đó việc giáo dục
cho trẻ một cách toàn diện là rất quan trọng, nhƣ giáo dục về các mặt: đức,
trí, thể, mĩ là những yếu tố hàng đầu. Trong đó việc giáo dục trẻ thông qua
các tác phẩm văn học để bồi dƣỡng cho trẻ những giá trị đạo đức tốt đẹp là
hết sức cần thiết, đƣợc tổ chức có hệ thống nhằm giáo dục đạo đức và phát
triển toàn diện cho trẻ.
1.2.Bƣớc vào làng văn từ những sáng tác văn xuôi đầu tiên cho
trẻ em, rồi trải qua hàng chục năm làm công việc biên tập sách ở Nxb Kim
Đồng, tham gia phong trào văn học thiếu nhi từ những năm 70 của thế kỉ
trƣớc; Lê Phƣơng Liên đã có cả những thành công và những khó khăn, với
bao thăng trầm cũng nhƣ sự nỗ lực để có đƣợc những tác phẩm mới mẻ cho
trẻ em. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của bà nhƣ: Những tia nắng đầu tiên, Khi
mùa xuân đến, Hoa dại, Bức tranh còn vẽ, Khúc hát hạnh phúc, Ngày em
tới trường... Lê Phƣơng Liên cũng là ngƣời đạt nhiều giải thƣởng cao quý
nhƣ: Giải thƣởng Bộ Giáo dục năm 1970 với truyện Câu hỏi trẻ thơ, Huy
chƣơng vì thế hệ trẻ năm 1981 với truyện Những tia nắng đầu tiên Khi mùa
xuân đến, Huy chƣơng vì sự nghiệp văn học nghệ thuật năm 1977...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nói, viết cho thiếu nhi rất khó, viết cho
lứa tuổi mẫu giáo lại càng khó hơn bởi các em còn quá bé, việc tiếp nhận
thƣởng thức những sáng tạo nghệ thuật đối với các em lại là một việc rất đỗi
cao siêu. Lê Phƣơng Liên đã chọn con đƣờng khó ấy để tạo dựng sự nghiệp
của mình. Với tâm hồn trong trẻo, tinh tế, nhạy cảm lại thêm lối kể chuyện

1


mộc mạc giản dị, mà không kém phần hấp dẫn, sâu sắc. Lê Phƣơng Liên đã
chiếm lĩnh tâm hồn, tình cảm của các em cùng với các nhà văn nhƣ: Tô Hoài,

Phạm Hổ, Võ quảng , Định Hải...đó là những cây bút đặc sắc viết cho thiếu
nhi. Ở Lê Phƣơng Liên, tác giả đã sử dụng những câu từ giản dị, dễ hiểu, gần
gũi mà tự nhiên mang đến cho trẻ thơ những ấn tƣợng sâu sắc. Đối với bà,
tình yêu trẻ là một thứ tình yêu không bao giờ nhạt nhòa.
Gần đây nhất, một tác phẩm mới của nhà văn đƣợc phát hành là tập
truyện ngắn Chiếc nhãn vở mong manh (Nxb Kim Đồng phát hành tháng 72015). Chiếc nhãn vở mong manh gồm 14 truyện ngắn đã đƣợc nhà văn viết
và chọn lọc trong nhiều năm qua. Nhan đề của tập truyện Chiếc nhãn vở
mong manh cũng chính là tên một truyện ngắn trong tập truyện.. Ở đó tác
giả đã nói lên khao khát của các em nhỏ miền núi, khao khát đƣợc đến trƣờng,
đƣợc chạm vào những con chữ nhƣng ƣớc mơ đó thật mong manh.
Thông qua tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh trẻ học đƣợc cách
biết khao khát, biết ƣớc mơ cho dù là rất đơn giản. Trẻ học đƣợc cách sống có
tấm lòng chân thật, đôn hậu, ấm áp, biết thông cảm sẻ chia với bạn bè cùng
trang lứa, cho trẻ em có một tuổi thơ hồn nhiên đúng với lứa tuổi của mình.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài Giá trị nội dung
và nghệ thuật tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh của Lê Phương Liên.
Thông qua đề tài này, chúng tôi muốn hiểu sâu hơn về tác phẩm của một nhà
văn gần gũi với bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam. Từ đó, chúng tôi cũng muốn rút
ra những giá trị, những đóng góp nhất định của sáng tác Lê Phƣơng Liên đối
với trẻ em mầm non.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung, tác giả Lê Phƣơng Liên nhận đƣợc sự đánh giá khá cao từ
phía đồng nghiệp, độc giả và các nhà nghiên cứu.

2


Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng những thành tựu mà Lê Phƣơng Liên
đạt đƣợc một phần xuất phát từ chính sự gắn bó máu thịt với công việc biên
tập viên sách thiếu nhi của nhà văn nữ này. Vƣợt lên trên sự gắn bó công việc,

Lê Phƣơng Liên còn đặc biệt chú tâm đến việc tìm hiểu về tâm lý của trẻ em:
“Thành tựu văn chương của Lê Phương Liên là kết quả của một hành trình
sáng tạo của một đời người gắn bó với cuộc đời, với công việc đầy tâm huyết
của mình. Nói thế vì biết rằng, kể từ khi viết những trang văn đầu tiên, chị đã
liên tục sống và làm việc trong một môi trường có quan hệ chặt chẽ với đối
tượng chị say mê tìm hiểu và khám phá”. Đọc văn của Lê Phƣơng Liên là đọc
và cảm những điều trong trẻo, vẹn nguyên, hồn hậu nhất: “Chị đã xuất phát từ
một đầu nguồn tươi xanh trong trẻo, tha thiết yêu thương. Và đọc văn chị, có
phải vì tuổi đã cao mà nhiều lúc thấy rưng rưng bao cảm mến bồi hồi? Rưng
rưng trong cảm mến và bồi hồi vì nhớ tới thơ của nữ thi sỹ Ba Lan
Zymborskaiya, giải Nobel Văn học gần đây: Sung sướng quá được hái quả
dại trong rừng” (Ma Văn Kháng, dẫn theo Tạp chí Nhà văn Thành phố Hồ
Chí Minh).
Tác giả Trần Nhƣơng dành những vần thơ vừa vui vừa trân trọng cho
nữ tác giả này. Trong bài thơ ngắn của ông, những tác phẩm nổi tiếng của Lê
Phƣơng Liên đƣợc đề cập đến: “Vốn là cô giáo Hà thành/ Vì đâu một phát
đánh đoành viết văn ?/ Thiếu nhi hí hoáy mần ăn/ Mà nên nhà lớn gần bằng
Nobel/ Ôi Những tia nắng đầu tiên/ Khi mùa xuân đến có tiền tiêu pha/ Bao
giờ Hoa dại nở ra/ Bức tranh còn vẽ cho ta mỡ mầu/ Khúc hát hạnh phúc (2)
dài lâu/ Trưởng ban lãnh đạo một xâu cụ già”
Khi giới thiệu tác phẩm của Lê Phƣơng Liên đến bạn đọc VTV, nhà
báo Dƣơng Xuân đặc biệt nhấn mạnh đến sự đôn hậu, ân tình và giá trị giáo
dục đầy ý nghĩa nhân văn: “Chúng khiến cho “người lớn” nhận ra rõ hơn
trước mắt họ là cả một thế giới rộng lớn, đa màu sắc, nhiều rung cảm, hồn

3


nhiên và thánh thiện của tuổi học trò. Một thế giới trên con đường tuổi thơ,
mong manh, vụng dại, tươi trẻ, những ước mơ, hoài bão nảy nở, tính cách con

người được hình thành rõ nét hơn. Một thế giới mà nghĩ về nó, người ta
không thể coi thường cho rằng chỉ là những chuyện con trẻ” (Dẫn theoMỗi
ngày một cuốn sách).
Chiếc nhãn vở mong manh là tập truyện mới nhất của Lê Phƣơng
Liên, xuất bản tháng 7/2015, tâp hợp 14 truyện ngắn của bà. Cho đến hiện
nay, các ý kiến bàn luận, đánh giá còn khá tản mát và ít ỏi.
Từ thực tế đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài khóa luận Giá trị
nội dung và nghệ thuật tập truyện Chiếc nhãn vỡ mong manh của Lê
Phương Liên.
3.Mục đích nghiên cứu
Trƣớc hết, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ
thuật của tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh. Trên cơ sở đó, chúng tôi
một lần nữa chỉ ra những giá trị giáo dục tích cực mà tập truyện có thể đƣa lại
đối với trẻ em nói chung, trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng.
4.Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào tìm hiểu các tác phẩm trong tập truyện Chiếc
nhãn vở mong manh. Trong quá trình tìm hiểu, khóa luận ít nhiều có sự đối
chiếu, so sánh với những tác phẩm khác của Lê Phƣơng Liên.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những phƣơng pháp nhƣ sau:
Phƣơng pháp thống kê phân loại.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh.

4


6.Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận
đƣợc chia thành 2 chƣơng nhƣ sau:

Chương 1: Giá trị nội dung của tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh
Chương 2: Giá trị nghệ thuật tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP TRUYỆN CHIẾC NHÃN
VỞ MONG MANH
1.1.Vài nét về tác giả, tác phẩm
1.1.1.Tác giả Lê Phương Liên và hành trình viết cho các em
Nhà văn Lê Phƣơng Liên tên thật là Lê Thị Phƣơng Liên sinh ngày 20
tháng 07 năm 1951 tại phƣờng Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội .
Bà là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt
Nam từ năm 1981; nguyên trƣởng Ban Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt
Nam. Hiện là bà là cán bộ biên tập văn học, giám đốc quỹ học bổng Đôrêmôn
của Nxb Kim Đồng.
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng Sƣ phạm Hà Nội bà làm giáo viên trung
học, dạy tại trƣờng phổ thông Yên Sở, Hà Nội.
Từ năm 1971, bà sáng tác văn học cho thiếu nhi.
Từ năm 1980, bà là cán bộ biên tập của Nxb Kim Đồng thuộc Trung
ƣơng đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Lê Phƣơng Liên là nhà văn nữ thành danh khá sớm. Năm 1971, tròn 20
tuổi, bà đã công bố truyện Những tia nắng đầu tiên. Tiếp đó, năm 1974, với
tác phẩm Khi mùa xuân đến bà đã trở thành một cây bút viết cho thiếu nhi
đặc sắc rất đƣợc bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi hâm mộ.
Thật ra, năng khiếu văn chƣơng của bà đã bộc lộ khá sớm. Năm 1968,
khi đang còn là học sinh trung học, bà đã đoạt giải học sinh giỏi văn toàn
miền Bắc. Và có lẽ chính là thiên hƣớng thuở ban sơ đã quyết định hƣớng đi
của đời mình, nên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sƣ phạm Toán Lý, Lê Phƣơng

Liên đã quyết định chuyển hƣớng nghề nghiệp, gắn bó với nghề cầm bút, coi
các em nhỏ và nhà trƣờng là đối tƣợng sáng tác của mình. Sự nghiệp văn
chƣơng của bà từ đó theo năm tháng mỗi ngày một thêm đầy đặn viên mãn.

6


Thành tựu văn chƣơng của Lê Phƣơng Liên đƣợc ghi nhận bằng sự
mến mộ của bạn đọc, bằng các tác phẩm đƣợc liên tiếp tái bản; bằng các giải
thƣởng mà bà đã dành đƣợc.
Những tác phẩm thiếu nhi tiêu biểu:
Những tia nắng đầu tiên (Nxb Kim Đồng 1971)
Khi mùa đông đến (Nxb Kim Đồng 1973)
Bông hoa phấn trắng (Nxb Hà Nội, in chung 1984)
Hoa dại (Nxb Kim Đồng 1995)
Én nhỏ (Nxb Kim Đồng 1998)
Ngày em tới trường (Nxb Kim Đồng 2002)
Dòng thu (Nxb Kim Đồng 2008)
Cuộc phiêu lưu của chú rối Tễu (Nxb Kim Đồng 2009)
Cây đa ngàn tuổi và ba đứa trẻ (Nxb Kim Đồng, in chung 2010)
Chú Tễu kể chuyện các ngày Tết Việt Nam (Sƣu tầm biên soạn, Nxb
Kim Đồng 2011)
Kỉ niệm một tiếng chào (Nxb Dân trí 2012)
Lê Phƣơng Liên đã đƣợc trao tặng các giải thƣởng văn học:
Giải thƣởng Trung ƣơng Đoàn Thanh niên cộng sản.
Giải thƣởng Bộ Giáo dục năm 1970 cho truyện ngắn Câu hỏi trẻ thơ.
Giải khuyến khích cuộc thi truyện ngắn báo văn nghệ năm 1975
Huy chƣơng Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1997.
Huy chƣơng Vì thế hệ trẻ năm 1981 với hai tác phẩm Những tia nắng
đầu tiên và Khi mùa xuân đến.

Giải thƣởng cuộc thi Quyền trẻ em do ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em phối hợp với tạp chí Vì Trẻ Thơ tổ chức năm 2003
Bất kì điều gì trong cuộc sống, để thành công phải có tình yêu và sự
kiên trì cố gắng. Lê Phƣơng Liên cũng vậy, bà coi lòng yêu nghề, yêu con trẻ

7


là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của ngƣời cầm bút. Bà cho
rằng viết cho thiếu nhi phải xuất phát từ niềm đam mê, sự thôi thúc của tâm
hồn chứ không phải vì mục đích mƣu sinh hay mƣu cầu danh tiếng. Tình yêu
đối với trẻ là thứ tình yêu không bao giờ nhạt nhòa. Vì lẽ đó mà những thành
tựu văn chƣơng của Lê Phƣơng Liên đã đạt đƣợc chính là kết quả của một
hành trình sáng tạo của một đời ngƣời gắn bó với cuộc đời, với công việc đầy
tâm huyết của mình. Nói thế vì biết rằng, kể từ khi viết những trang văn đầu
tiên, bà đã liên tục sống và làm việc trong một môi trƣờng có quan hệ chặt
chẽ với đối tƣợng bà say mê tìm hiểu và khám phá. Mỗi khi cầm bút bà đều
hóa thân thành những đứa trẻ, đang vui đùa và cùng nhau khám phá thế giới
đầy màu sắc xung quanh. Điều đó tạo nên nguồn cảm hứng vô tận khi sáng
tác những câu chuyện đặc sắc cho thiếu nhi mang đậm chất Lê Phƣơng Liên.
1.1.2.Tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh
Tập truyện bao gồm 14 truyện ngắn đƣợc tác giả chọn lọc trong nhiều
năm qua. Đó là giai điệu du dƣơng của bài hát dỗ em vùng cao, là kỉ niệm
dung dị của làng quê từ cây chanh, cây báo bão, khu rừng mùa thu hay những
con chim én, hải âu và cả loài Ốc sên chậm chạp…Tất cả tạo nên một vƣơng
quốc mang màu sắc cổ tích mà ở đó bé tha hồ tƣởng tƣợng, mộng mơ.
Trong tập truyện ngắn Chiếc nhãn vở mong manh, nhà văn đã hòa
nhập cái tôi của mình với cái tôi của nhân vật, cho dù là trong hoàn cảnh nào,
trong nhân vật nào. Một câu chuyện mà khi ngƣời đọc đọc xong truyện thứ
nhất, truyện thứ hai… thì thật khó có thể rời cuốn sách mà không đọc tiếp đến

trang sách cuối cùng. Độc giả sẽ đƣợc biết câu chuyện anh Sâu đã thoát xác
để có đôi cánh bƣớm xinh bay lƣợn tự do, chuyện cô bé Ốc Sên mơ ƣớc đƣợc
bay lên và đã trở thành công chúa Ốc với hành trình trở về nhà bằng cách lần
theo vết dãi mẹ đã đánh dấu dọc đƣờng, hay ẩn dụ đằng sau một giấc mơ, một
câu chuyện cổ hay ƣớc mơ đƣợc đến trƣờng của em, giấc mơ đƣợc chạm vào

8


các con chữ của em mang vẻ đẹp vừa đúng với cảm nhận thật mong manh,
vừa nhƣ một đốm lửa thắp sáng ƣớc mơ cho biết bao em nhỏ nơi miền rừng
xa thẳm… Sự quan sát tinh tế về bao điều kỳ thú, những giấc mơ trong trẻo
chính là con đƣờng mà nhà văn dẫn bạn đến với tâm hồn trẻ thơ qua từng câu
chuyện nhỏ.
1.2.Những nội dung cơ bản của tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh
Khảo sát tập truyện Chiếc nhãn vở mong manh, chúng tôi nhận thấy
nổi lên ba nội dung cơ bản: Con ngƣời gần gũi, thân thƣơng; Những câu
chuyện bình dị quanh em; Thiên nhiên tƣơi đẹp. Điều này bƣớc đầu đƣợc thể
hiện trong bảng khảo sát dƣới đây:
1.2.1. Những câu chuyện về con người gần gũi, thân thương
1.2.1.1.Những em bé đáng yêu
Khi đọc tới truyện Chiếc nhãn vở mong manh ắt hẳn sẽ cảm nhận
đƣợc ƣớc mơ nhỏ bé của những con ngƣời nhỏ bé ở miền vùng núi xa xôi kia.
Con đƣờng để học đƣợc cái chữ, để thành tài đối với các em vùng cao rất khó
khăn và vất vả. Nếu có con đƣờng đến trƣờng nào dài nhất, theo đúng nghĩa
đen của nó, có lẽ đó chính là con đƣờng đến trƣờng của các em bé vùng cao.
Cũng giống với cậu bé Non trong truyện Chiếc nhãn vở mong manh, nơi
Non sống là nơi miền rừng núi với tiếng côn trùng ca râm ran, những lối cỏ
mờ sƣơng dẫn vào những bản làng néo mình bên những dãy núi cao. Nơi đó
chỉ có duy nhất túp lều mà cu Non và ông của cu Non ở với một ngọn đèn duy

nhất tỏa sáng cả túp lều. Sự ngây thơ đáng yêu của cu Non đƣợc thể hiện rất
rõ nét khi Non có một vuông giấy nhỏ xíu nhƣ cái lá và Non muốn vẽ một cái
nhãn vở “nhưng Non không biết trường ấy gọi là trường gì. Non gọi nó là
trường Mây Hồng. Nếu Non được đi học nó sẽ được vào lớp một. Nhưng lớp
Một là thế nào nhỉ? Có lẽ lớp Một giống một cái tổ chim đang tập nói, cô

9


giáo thì giống như chim mẹ.” [7; tr.13] đó là những câu hỏi ngây ngô mà cu
Non tự hỏi và tự trả lời, thật đáng yêu.
Đáng lẽ ra cái tuổi nhƣ của cu Non là tuổi đƣợc yêu thƣơng, chăm sóc
của cha mẹ, ông bà, đƣợc ăn, đƣợc chơi, đƣợc đến trƣờng, đƣợc thỏa sức chơi
đùa sống đúng với lứa tuổi của mình mà không cần lặng trong đêm nghĩ về
cuộc sống xung quanh ngoài kia và mơ những ƣớc mơ tƣởng chừng đơn giản
hơn bao giờ hết. Tự nhiên “Nó nhớ mùi cái áo chàm của mẹ nó, như có mùi
sữa nghèn nghẹn ở trên ngực. Mẹ nó đã đi đâu đó xa lắm rồi. Sau khi bố nó bị
cây đổ đè chết ở trong rừng, mẹ nó lấy chồng bên kia biên giới” [7; tr.13]
Vâng đúng là nhƣ vậy. Mọi nguời sinh ra đều mang trong mình một
tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con
hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình cùng
bao điều tốt đẹp. Mẹ! thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là ngƣời đã
mang nặng đẻ đau, là ngƣời chắp cho ta những đôi cánh ƣớc mơ để bay đến
chân trời hi vọng. Cho dù bây giờ đối với cu Non mẹ không ở đây nhƣng bên
cạnh đã có ngƣời ông hết mực quan tâm em. Nhƣng niềm khao khát, vui
sƣớng, sự mong muốn của cu Non khi em muốn vẽ cái nhãn vở vẫn im đậm
trong tâm trí của em. Non còn nhớ nhờ việc chỉ đƣờng cho một ngƣời khách
du lịch mà em đã có đƣợc bút chì màu và thấy đƣợc cái nhãn vở cũ của ai đó
vùng xuôi. Sự tò mò thích thú của Non đối với cái nhãn vở làm Non phải hỏi
ngƣời bán hàng một cách tỉ mỉ. Đối với ngƣời miền xuôi, mọi thứ đều bày ra

trƣớc mắt, chẳng cần phải khó khăn để có thể có đƣợc thứ mình muốn. Nhƣng
đối với Non là cả sự khao khát, mong muốn và khi có đƣợc cảm thấy vui
sƣớng tột đỉnh. “Non đưa cây bút chì nắn nót thật khéo, và vẽ nhãn vở hình
cái lá. Trường của Non là trường Mây Hồng. Mây bay mênh mang màu hồng.
Lớp của Non là tổ chim, nhiều chim nhỏ đang há miệng, Non là một chú lớn

10


hơn, to gần bằng cô giáo. Non chưa bao giờ trông thấy cô giáo nên nó vẽ một
người cao bằng cây ngô.
Còn vở thì sao nhỉ? Vở thì để ghi chữ thôi. Non vẽ vở là như thế. Còn
cái nữa, cái năm học. Cái này thì Non chẳng biết. Chẳng biết vẽ cái gì vào
đây bây giờ” [7; tr.15,16]
Những suy nghĩ ngây thơ nhƣng lại rất thực tế của Non, mùa khai giảng
đến rồi, ƣớc muốn đi học trỗi dậy, Non muốn lắm, thích lắm, Non muốn đến
trƣờng học chữ nhƣng khi hỏi ông xin cho đi học Non lại bẽn lẽn. Nó sợ làm
phiền ông, sợ ông bận.
Trong ánh mắt trong trẻo của Non, Non nhìn cuộc đời không một chút
hoài nghi, thế giới trong đồng tử của một đứa trẻ con bao giờ cũng đẹp tuyệt
theo những đêm chỉ biết đặt lƣng xuống giƣờng là ngủ, chẳng có vắt tay lên
trán suy nghĩ, hay những tiếng thở dài đánh thƣợt giữa đêm niềm vui thật giản
dị và ngô nghê. Nỗi buồn chẳng bao giờ ở lại quá lâu, mọi chuyện nhẹ bẫng
và trôi đi sau một cái chớp mắt “Nó nhắm mắt lại, ngả đầu trên cánh tay gầy,
má kề má trên chiếc nhãn vở mong manh hình chiếc lá nhỏ mà nó đang vẽ
dang dở…Non thiếp ngủ trong tiếng gió của núi rừng thâm u, gió có mùi
thơm của lúa nương đang chín bay về, mùa thu rồi. Trong cơn gió thoảng có
cả mùi vôi mới của ngôi trường mới xây đầu làng Non” chiếc nhãn vở nhỏ
tựa chiếc lá trên tay nhƣ nâng cả ƣớc mơ của mình. Và sau tấm nhãn vở nhỏ
hiện ra cả một khoảng trời rộng lớn.

Sự ngây thơ đáng yêu còn đƣợc thể hiện trong truyện Ngày tôi sáu
tuổi. Chắc hẳn ai cũng trải qua tuổi thơ khi đƣợc mẹ bón bột cho ăn rồi tới khi
tự mình biết xúc ăn, nhƣng trẻ con luôn có một thói quen đó là ngậm cơm,
ngậm bột không chịu nuốt, cứ phải để ngƣời lớn nhắc mới bắt đầu nuốt cơm.
Nhân vật trong truyện của chúng ta cũng vậy.

11


“Đó là một ngày tôi đã lên năm và biết tự xúc lấy cơm ăn. Không biết vì
sao mẹ tôi cáu gắt:
- Con ăn nhanh lên!
Tôi nhai cơm trong miệng rồi thêm cơm, hai má phồng lên. Tôi lắc đầu ý
nói “Con không thể ăn nhanh được”.
Ông tôi bảo:
- Thôi, ăn chậm nhai kỹ con ạ. Đừng giục.” [7; tr.17]
Chỉ có là việc ăn cơm mà bị mẹ mắng cũng thấy buồn, những suy nghĩ
ngây ngô trong đầu cậu bé hiện lên. Muốn biến mất để mẹ khỏi trông thấy
nhƣng biến mất của một cậu bé gần sáu tuổi chỉ là trốn vào một chỗ nào đó
mà không ai tìm thấy. Trốn trong ngôi nhà của mình, trốn vào gầm bàn làm
việc của bố và ngồi lên quyển sách. Trẻ con khi nhìn thấy sách vở chúng sẽ
chỉ chú ý tới những gì lạ nhƣ tranh ảnh và hình vẽ chứ không để ý đến chữ
bởi vì chúng chƣa đƣợc học chữ. Suy nghĩ ngây thơ lấy sách ra ngồi rồi tƣởng
tƣợng đó là ô tô, rồi lấy cả những cuốn sách ra xếp thành những cái ghế trong
ô tô, đƣa tay ra đằng trƣớc nhƣ ngƣời cầm lái vô lăng. Ở đây cậu bé nhƣ đƣợc
hòa mình vào một thế giới khác, thế giới do chính một cậu bé gần sáu tuổi
tƣởng tƣợng ra y nhƣ những gì mà cậu bé đã đƣợc xem trên tivi. Cậu bé thích
thú với những thứ mình đang tạo ra. Trẻ con đơn giản vậy thôi, chúng chỉ cần
những thứ rất bình thƣờng khi ăn khi chơi cũng vậy, các bậc phụ huynh mắng
con cũng là quan tâm con nhƣng đừng làm nhƣ vậy hãy để cho chúng làm

điều mà chúng thích, cho chúng đƣợc sống với lứa tuổi của mình.
Đến cái ngày chuẩn bị sinh nhật, ngày lên sáu tuổi của cậu bé, cái ngày mà
cậu bé đã chờ đợi từ rất lâu nhƣng cũng là ngày mà ngƣời ông của cậu bé ra
đi. Trong cảm nhận của cậu bé sáu tuổi vẫn rất đơn giản
“Thay vì cho tôi đi siêu thị, bố mẹ tôi tất tả lấy xe ô tô chở ông đi bệnh
viện.

12


Đó là một buổi chiều khác hẳn mọi buổi chiều.
Khi chỉ có một mình bà nội trở về nhà, bà tôi im lặng khác thường” [7;
tr.26]
Nhìn thấy nét mặt của bà biết bà đang rất buồn, nhƣng trong cậu bé
cũng chỉ thấy mọi thứ hôm nay khác so với mọi hôm. Những câu hỏi tại sao,
tại sao hôm nay nhìn cảnh mặt trời lặn mà bà lại khóc nhƣ là mặt trời không
bao giờ xuất hiện nữa? và cậu bé thì không có sinh nhật, lại còn đƣợc đƣa tới
bệnh viện, mọi ngƣời thì khóc nức nở, cậu bé đƣợc chít khăn trắng cầm ảnh
của ông đi trƣớc một đoàn ngƣời rất dài, ông đƣợc đƣa tới đài hóa thân hoàn
vũ. Tất cả nhƣ rất mông lung khi mà cậu bé chƣa ý thức đƣợc việc mất đi một
ngƣời thân, không thể hiểu đƣợc sự ra đi vĩnh viễn là nhƣ thế nào.
Trẻ thơ nhƣ những tờ giấy trắng, suy nghĩ của các em cũng còn rất
ngây thơ, đơn giản. Hãy để các em tự làm, tự cảm nhận mọi thứ trong cuộc
sống.
Nếu nhƣ trong truyện Ngày tôi sáu tuổi là một cậu bé dỗi mẹ vì bị mẹ
bắt ăn nhanh thì trong truyện Én nhỏ là một bé gái không muốn nói chuyện
với mẹ, hay khó chịu với mẹ vì cái điệp khúc “Học, học, học…” của mẹ đối
với em.
Không hiểu mẹ, nghĩ mẹ luôn cứng nhắc, nghĩ mẹ bắt mình phải thế
này thế kia, mẹ làm mình áp lực, khó chịu, luôn làm mọi thứ trái ngƣợc với

mẹ
“Hiền thấy khó nói chuyện với mẹ, mẹ không hiểu Hiền. Hiền thích
nghe các bài hát mới bằng tiếng Anh, nhạc thật sôi nổi có thể nhảy được, còn
mẹ lại thích những bài hát cũ, hát chậm như rùa..” [7; tr.58]
Những suy nghĩ của Hiền đã thay đổi hẳn khi Hiền bắt đƣợc một con
chim én bị mƣa bão làm ngã. Hiền đã nghĩ sẽ bị mẹ mắng nhƣng không mẹ lại

13


ân cần chuẩn bị chu đáo cho chim, lấy gạo cho nó ăn ủ ấm cho nó. Lúc này
ánh mắt của Hiền đối với mẹ đã thay đổi và nghe mẹ kể kỉ niệm về chim én
“- Mẹ rất yêu loài chim này. Đó là chim én. Ngày con còn nằm trong
bụng mẹ, mẹ đi dạy học xa, mẹ mang con đi lúc nắng lúc mưa, trên bờ đê gió
thổi mẹ vẫn gặp những con chim này bay trong mưa.
- Thế hả mẹ, chim bay được trong mưa hả mẹ?
- Bay được chứ! Chim én bay được rất xa. Chúng bay về phương Nam,
nơi bố con nằm lại ở đó. Bố con chẳng bao giờ về nữa nên mẹ tưởng như
những con chim này đi thăm bố con.” [7; tr.59]
Chim Én là loài chim thƣờng bay lƣợn trên bầu trời, cánh dài, hình lƣỡi
liềm và hay bay lƣợn trên không trung. Chân chim én có ba ngón phía trƣớc,
một ngón phía sau, lông nói chung có màu xanh dƣơng ngã sang màu đen.
Loài chim này không chịu đƣợc cái rét của mùa đông nên thƣờng bay về
phƣơng Nam tránh rét. Trong cuộc hành trình đi về phƣơng Nam đầy gian lao
ấy, chim én thƣờng xếp thành hàng ngang hoặc hình mũi tên miệt mài bay
xuyên ngày xuyên đêm. Đối với ngƣời Việt Nam, chim én đến ở và làm ổ tại
nhà mình là điềm tốt. Từng đàn chim én bay đến trú ngụ vùng mình là dấu
hiệu của đƣợc mùa và trù phú. Niềm tin này là đúng vì chim én đến đâu thì
côn trùng phá hại mùa màng bị tận diệt, côn trùng gây bệnh tật nhƣ ruồi muỗi
cũng không còn.

Các em nhỏ trong tập truyện đều là những em bé rất đáng yêu, các em
biết yêu quý thiên nhiên, biết yêu quý động vật, rất dễ cảm thông với ngƣời
lớn, vì vậy hãy cho chúng cơ hội đƣợc hiểu để chúng không có những ý nghĩ
không tốt với ngƣời lớn.
Sự đáng yêu còn đƣợc Lê Phƣơng Liên thể hiện ở truyện Cây Chanh
đó là vào một lần về thăm quê nội, trong vƣờn của bà có một cây chanh. Gặp
cây chanh Mai “tồ” cảm thấy nhƣ nó là một ngƣời bạn của mình, Mai không

14


coi nó đơn thuần chỉ là một cây chanh đƣợc trồng để hái quả. Nhƣ có thần
giao cách cảm Mai thích cây chanh từ lần đầu tiên, có ai ngây thơ mà đi làm
bạn với một cây chanh không? Có thể thấy Mai là một ngƣời rất tốt bụng và
rất yêu quý thiên nhiên, đơn giản ngây thơ, nói chuyện với cây chanh nhƣ một
ngƣời bạn của mình. Trƣớc khi hái những quả chanh còn xin phép nhƣ bà xin
hái những lá trầu.
“Chanh ơi, tớ không muốn làm đau bạn. Nhưng nếu không hái thì quả
của bạn cũng rơi và héo đi thôi. Bạn hãy cho tớ nhé” [7; tr.52]
Biết yêu quý thiên thiên, luôn lễ phép chào hỏi, xin phép trƣớc khi sử
dụng hay lấy một thứ gì đó, có lẽ ngây thơ nhƣ vậy mới bị các bạn ở lớp gọi
là “Mai tồ”
Thích cây chanh rồi nhớ cây chanh đến thẫn thờ, nhớ cây chanh nhƣ một
ngƣời thân của mình.
“Chủ nhật ấy, Mai xin phép bố mẹ về quê thăm bà. Vừa về đến sân,
Mai chạy ra bờ giếng để thăm cây chanh. Kìa! Cây chanh đã bị chiết cành.
Mai khẽ nâng cành lá chanh “chắc là cây đau lắm”. Người ta đã lấy dao
khứa lên thân cây và nhựa cây chảy ra. Rồi người ta cuốn đất đắp xung
quanh, buộc chặt lại.”
Mai thƣơng cây chanh lắm nhìn cây chanh bị ngƣời ta chiết cành Mai thấy

nhƣ chính mình bị đau, Mai thƣơng cây chanh rớt nƣớc mắt. Cây chanh nhỏ
bé bị chia cắt nhƣ tình máu mủ mẹ - con phải chia xa, Mai nhớ cây chanh đến
nỗi nằm ngủ cũng mơ thấy cây chanh và cứ về Hà Nội Mai lại muốn nhanh
tới chủ nhật để xuống thăm cây chanh. Mai có thêm một ngƣời bạn cũng rất
hiểu Mai, ban đầu thấy Mai nhƣ vậy ngƣời bạn đó không tin vì nghĩ Mai nói
dối, làm sao con ngƣời lại có thể nhớ ngẩn ngơ đối với một cây chanh chứ?
Nhƣng rồi những hành động của Mai đã làm cho ngƣời bạn đó tin và ngƣời bà
của Mai cũng biết Mai thích cây chanh đến nhƣờng nào. Và bất ngờ đến khi

15


giấc mơ Mai có cây chanh là thật, bà của Mai đã chiết cho Mai một cây chanh
để mang về Hà Nội chăm sóc, niềm sung sƣớng khi có đƣợc cây chanh nhƣng
thay vào đó cũng là nỗi lo sợ đến toát mồ hôi sợ cây chanh chết nếu không
chăm sóc đƣợc.
“Mai trở về Hà Nội với cây chanh con trong tay, hồi hộp, mồ hôi toát ra thật
sự chứ không phải là nỗi vẩn vơ” [7; tr.55]
Và Dũng ngƣời bạn của Mai khi nhìn thấy cây chanh mắt cũng sáng lên và
vui sƣớng khi đƣợc cùng Mai chăm sóc cây chanh.
Những con ngƣời tuy bé nhỏ nhƣng lại rất đáng yêu, suy nghĩ ngây thơ,
đơn giản nhƣng lại làm cho ngƣời đọc thấy tình yêu của những đứa trẻ đối với
thiên nhiên rất lớn, coi thiên nhiên là những ngƣời bạn quý, bảo vệ thiên
nhiên. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu đƣợc sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc
sống của con ngƣời, vậy thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên nhƣ
một ngƣời bạn quý. Chúng ta, những ngƣời lớn hơn lúc nào hết, chúng ta
“hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu
không khí trong lành của thiên nhiên.
Hay còn là sự háo hức của một đứa trẻ khi đƣợc đi chơi xa trong truyện
Giấc mơ xuân ở ngôi nhà Huế

“Mùa xuân này mẹ cho tôi về Huế” [7; tr.62]
Niềm vui của con trẻ khi đƣợc đi chơi xa đều rất giống nhau, háo hức, hồi
hộp, nghe đƣợc chuyện từ ngƣời nọ ngƣời kia, luôn tò mò. Đặc biệt là Huế,
Huế thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam. Huế có sự ngoại
lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, không có mùa đông và mùa khô rõ
rệt, ở Huế trời hay âm u hay mƣa và mƣa luôn kéo dài, nó nhƣ là “Đặc sản”
của Huế vậy.
Đƣợc nghe nhƣng chƣa bao giờ đƣợc đặt chân tới Huế làm cho bạn nhỏ
càng thêm hồi hộp

16


“Thế rồi, tôi đặt chân lên đất Huế thật. Mà sao lúc tôi đến Huế thì trời không
nắng mà cũng không mưa. Trời như đang đổ bệnh, nắng ôm ốm, mây đầy trời
mà mưa không rơi.” [7; tr.63]
Mọi thứ hiện ra mờ ảo không rõ rệt hay đến việc đặt chân lên ngôi nhà
cổ kính của bà ngoại mà em cũng rón rén, “sợ những viên gạch cổ đã trăm
năm tuổi sẽ bị đau” và điều mà em đã tin khi bà bảo những bƣớc chân trẻ con
sẽ làm không khí trong nhà ấm lên.
Trong nhà có những tiếng cƣời, có những bƣớc chân của con trẻ ngôi
nhà lúc nào cũng sẽ đầy ắp tiếng cƣời và những niềm vui. Khi mà đã quen trẻ
sẽ rất bạo dạn
“Khi đã bạo dạn lên, tôi bắt đầu đi lung tung khắp nhà, xem những bức
tượng Phật cổ kính, nhìn những bông mai tứ quý đang nở trên cành được cắm
trong một bình gốm cổ, rồi chạy ra sân xem bể nước mưa và hòn non bộ cùng
những chậu hoa cúc, hoa lan.”
Trẻ con là vậy khi không quen còn ngại ngùng bẽn lẽn, nhƣng khi đã
quen rồi sẽ không có thứ gì là xa lạ với trẻ nữa. Trẻ thơ luôn tò mò, luôn thích
khám phá mọi thứ xung quanh, luôn muốn đƣợc trải nghiệm những gì mới lạ.

Trẻ luôn vậy, thích thì chơi nhƣng khi chán là bỏ luôn. Nhƣ việc gói bánh,
thấy mọi ngƣời gói bánh đông vui cũng chen lấn vào nhƣng rồi đƣợc ba, bốn
cái là bắt đầu chán đứng dậy luôn. Trong ánh mắt bất ngờ em nhìn thấy đôi
bàn tay của bà đang gói bánh bất chợt trong suy nghĩ thấy thƣơng bà, đôi tay
gầy nhăn nheo đi cùng năm tháng với bao vất vả nhƣng suy nghĩ ấy cũng tắt
ngay đi sau khi thấy bầu trời dƣờng nhƣ hết bệnh. Em muốn đi chơi, em chạy
ra vƣờn ngắm những bông hoa chỉ có vậy thôi nhƣng sao em cũng thấy hồi
hộp. Thiên nhiên chính là một ngƣời bạn, ngƣời mẹ thân thiết, gần gũi với
con ngƣời có lẽ vì vậy mà dƣờng nhƣ cây cối trong thiên nhiên cũng đang vẫy
chào đón em. Có lẽ chỉ có những đứa trẻ mới có thể có những suy nghĩ đáng

17


yêu nhƣ vậy, chúng tha hồ tƣởng tƣợng mộng mơ chỉ cần chúng cảm thấy vui
vẻ.
Mỗi câu chuyện tác giả đều xen lẫn vào đó là những em bé đáng yêu,
tuy nhỏ nhƣng các em đã có tấm lòng đôn hậu biết yêu quý thiên nhiên yêu
quý con ngƣời.
1.2.1.2.Những người lớn tốt bụng
Trong truyện Ngày tôi sáu tuổi tác giả không chỉ cho ngƣời đọc thấy
nét đáng yêu của những em bé mà bà còn khắc họa những ngƣời lớn tốt bụng.
Nếu những suy nghĩ ngây ngô của cậu bé muốn trốn mẹ để thỏa mãn thế giới
của mình thì thay vào đó là sự quan tâm lo lắng của những ngƣời lớn ở đây là
mẹ và bà của cậu bé. Không thấy con, cháu đâu ngƣời mẹ và bà đã run lên và
gọi tìm. Sự vội vã, lo lắng làm cho ngƣời ta thƣờng nghĩ đến điều gì đó kinh
khủng lắm, sợ nó sẽ xảy ra. Là một ngƣời mẹ, một ngƣời bà có ai là không
quan tâm lo lắng cho con mình, cháu mình đâu, ngƣời ta thƣờng bảo “Một
giọt máu đào hơn ao nƣớc lã”
Đúng là nhƣ vậy, máu mủ của mình làm sao mà không thƣơng, mà

“Thương cho roi cho vọt, gét cho ngọt cho bùi” còn thƣơng thì còn
nghiêm khắc, còn phê bình, còn quát mắng mới thành ngƣời đƣợc, trẻ con mà
bị quát mắng là hay giận dỗi luôn cho rằng bố, mẹ, ông, bà không thƣơng mới
làm vậy.
Trong tập truyện mặc dù trốn đi xong thấy mẹ và bà tìm mình ríu rít và
nghe thấy tiếng gọi của mẹ:
“- Con ơi…
Nghe giọng nói của mẹ mà người tôi như run lên, một cảm giác thương
thương cứ trào dâng và tôi bật ra tiếng thút thít nghèn nghẹn trong hơi thở.”

18


Cho dù là bé nhƣng trong sâu thẳm của cậu bé cũng cảm nhận đƣợc
tình cảm của mẹ dành cho cậu bé nhiều nhƣ thế nào, thƣơng mẹ, sợ mẹ nhƣng
cũng thấy có lỗi với mẹ.
Nuôi con từ khi còn trong bụng mẹ, ngƣời mẹ nào cũng mong cho con
khôn lớn từng ngày, bởi vậy mỗi khi đến sinh nhật hay đến tuổi đi học không
chỉ cậu bé cảm thấy háo hức, chính những ngƣời làm cha mẹ cũng vui sƣớng
biết nhƣờng nào, mỗi sinh nhật là con thêm đƣợc một tuổi, mỗi sinh nhật là
con lớn hơn, trƣởng thành hơn. Vì vậy việc chuẩn bị sinh nhật cho con, xin
cho con đi học cũng là việc vô cùng quan trọng của ngƣời lớn.
Không chỉ bà và mẹ mới tâm lý chiều chuộng cậu bé mà còn có ông
nữa. Khi ông thấy cậu bé tè dầm ra cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam”
“Ông tôi không mắng tôi, chỉ cầm lấy cuốn sách nâng lên như một vật
quý giá dễ vỡ như thể cuốn sách được làm bằng pha lê. Ông tôi giở từng
trang và đem ra phơi ở ban công, dưới ánh nắng. Ông tôi cười: “Không sao,
nước tè của cháu cũng là một vị thuốc” [7; tr.20,21]
Hay việc động viên cháu học, ngƣời ông luôn nhẹ nhàng, âu yếm cháu

không bao giờ cáu gắt mà luôn luôn an ủi chiều chuộng hiểu tâm lý của cháu
cho cháu những gì tốt đẹp nhất.
Đó còn là bà, là mẹ trong truyện Giấc mơ xuân ở ngôi nhà Huế. Khi
mà cô bé còn đang mơ màng mơ những giấc mơ thần kì,
“Ồ, lạ chưa, từ trong những bông hoa, những nàng tiên hoa bước ra,
mỉm cười chào tôi, nói với tôi những tiếng ríu rít gì đó mà tôi không hiểu. Rồi
bỗng từ trên cành lá, đang la đà trong gió, tiếng nhạc rộn rang vang lên y
như có các nhạc công dế, nhạc công chuồn chuồn, bươm bướm ở đâu tới chơi
đàn tưng bừng.” [7; tr.66]

19


Trong lúc cô bé đang say xƣa hƣởng thụ những viễn cảnh tốt đẹp trong
giấc mơ mình tạo ra thì đâu đó là sự lo lắng của bà và mẹ. Truyện nào cũng
vậy luôn là hình ảnh những ngƣời lớn lo lắng cho con trẻ của mình, một
ngƣời vì lo lắng quá mà mắng con, còn ngƣời kia cũng lo lắng không kém
nhƣng không muốn tạo cho con cảm giác sợ hãi lại luôn an ủi, nhẹ nhàng.
“con bỏ đi chơi một mình làm mẹ gọi hết hơi, lo quá trời, lần sau thế
này không cho về Huế nữa” [7; tr.67]
Ngƣợc lại thì bà lại dịu dàng “tủm tỉm” cƣời ân cần an ủi cô bé. Nƣớc
mắt của cô bé đã làm ngƣời mẹ phải chịu thua, luôn lo lắng đến bực dọc
nhƣng khi nhìn con khóc thì lại không nỡ.
Đó là những câu chuyện nổi bật lên hình ảnh những ngƣời lớn tốt bụng,
luôn quan tâm lo lắng, chiều chuộng những đứa trẻ còn ngây thơ, còn đang
muốn khám phá thế giới xung quanh, còn đang rất mơ mộng.
1.2.2.Những câu chuyện về loài vật ngộ nghĩnh
Bằng cách nhân hóa, tác giả cho ngƣời đọc thấy không chỉ là câu
chuyện của những con ngƣời bình dị, những em bé đáng yêu, ngộ nghĩnh mà
đó còn là những con vật tƣởng chừng nhƣ là rất nhỏ bé, đôi khi nhiều ngƣời

còn không biết đến sự sống của chúng. Nhƣng qua cách miêu tả của tác giả
cho chúng ta thấy nó đáng yêu đến nhƣờng nào, những suy nghĩ mà chúng ta
không bao giờ biết. Những con vật rất ngộ nghĩnh, chúng cũng có ƣớc mơ,
chúng cũng có quyền đƣợc sống, đƣợc bảo vệ.
Cô bé Ốc sên là câu chuyện mà cho chúng ta thấy đƣợc rõ đặc điểm
tính cách của các con vật nhỏ bé quanh chúng ta.
“Dưới gốc một cây hoa hồng cổ thụ có một ngôi nhà nhỏ, đó là ngôi
nhà của mẹ Ốc sên. Buổi sáng tinh mơ hôm đó, một cô Ốc sên bé tí tẹo ra đời.
Trên lưng cô bé là một vỏ ốc màu ngà lấp lánh”

20


×