Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại võ quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.99 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

DƯƠNG THỊ HÀ

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học:

Th.S Nguyễn Ngọc Thi

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Nguyễn
Ngọc Thi - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Dương Thị Hà


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực. Đề tài
chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Dương Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5
6. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 6
NỘI DUNG............................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 7
GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG ...................... 7
1.1. Vài nét về truyện đồng thoại .................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm truyện đồng thoại ............................................................ 7
1.1.1.1. Nguồn gốc khái niệm ................................................................... 7
1.1.1.2. Khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam ................................... 8
1.1.2. Đặc điểm truyện đồng thoại ............................................................ 12
1.1.2.1. Nghệ thuật truyện đồng thoại .................................................... 12
1.1.2.2. Nội dung của truyện đồng thoại ................................................ 12
1.2. Giá trị nội dung truyện đồng thoại Võ Quảng ..................................... 14
1.2.1. Mở rộng chức năng phản ánh hiện thực......................................... 14
1.2.2. Gần gũi với nội dung truyện ngụ ngôn ............................................ 16

1.2.3. Bài học giáo dục ................................................................................ 17
CHƯƠNG 2......................................................................................................... 23
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG.............. 23
2.1. Nghệ thuật nhân hóa ............................................................................... 23


2.2. Nghệ thuật miêu tả .................................................................................. 25
2.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ................................................................ 29
2.4. Không gian và thời gian nghệ thuật ...................................................... 32
2.4.1. Không gian nghệ thuật ..................................................................... 32
2.4.2. Thời gian nghệ thuật......................................................................... 35
2.5. Chất dân gian........................................................................................... 38
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 44
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 46


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
Có một nhà văn đã từng quan niệm: “ Không nên dè sẻn, không nên
tính toán rằng mình sẽ véo mẩu này trong toàn bộ vốn liếng của mình ra để
viết truyện này, còn mẩu kia thì dành viết truyện khác. Mỗi khi viết một
truyện dù nhỏ nhất, nhà văn cũng phải dốc hết cả cuộc đời dành trọn cả tấm
lòng và sự hiểu biết của mình vào đó.” Đây chính là nỗi niềm, tâm sự của nhà
thơ, nhà văn Võ Quảng – một trong những cây bút hiếm hoi đã dành trọn cả
cuộc đời sáng tác của mình chỉ để viết cho thiếu nhi và ông đã thực sự nêu
gương đó trong cả cuộc đời mình.
Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng,
Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi

khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết
đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: “Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác
phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết
tâm hồn và tài năng trong đó. Ông là một trong số rất ít nhà văn viết cho thiếu
nhi, thuộc lớp người “mở đất” trong lĩnh vực này và đã gặt hái được nhiều
thành công lớn.
Trong hơn 40 năm liên tục, sáng tác thơ văn cho lứa tuổi măng non,
ông đã xuất bản hơn hai mươi tập thơ, truyện, kịch bản phim hoạt hình và
dịch một số tác phẩm văn học nước ngoài cũng nhằm vào đối tượng thiếu nhi.
Các tác phẩm của ông đều được bạn đọc trẻ tuổi đón nhận nhiệt tình và được
in lại nhiều lần như các truyện Quê nội, Tảng sáng đã được tái bản đến hàng
chục lần với số lượng lớn. Ông đã đem tất cả tinh thần, tình cảm và tài năng
phục vụ cho thiếu nhi không mệt mỏi.

1


Khác với các nhà văn, nhà thơ gạo cội khác trong lĩnh vực viết cho
thiếu nhi như: Nguyễn Huy Tưởng,Tô Hoài, Phạm Hổ… bởi các nhà văn, nhà
thơ này còn viết cho nhiều đối tượng bạn đọc ở mọi lứa tuổi khác nhau còn
Võ Quảng, toàn bộ tác phẩm của ông chỉ hướng về một đối tượng duy nhất:
thiếu niên – nhi đồng. Đây là điều mà ít ai làm được và lại thành công như Võ
Quảng.
Nổi tiếng với Quê nội và Tảng sáng nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu
sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi
đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như
“-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…”
(Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh Đóm chuyên cần/ Lên
đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm
rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động

đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất
gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc
xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em
thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các
em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái
thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Không chỉ nổi tiếng với những tập thơ, Võ Quảng còn được biết đến
với những truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi nhỏ nhắn mà xinh xắn, hồn
nhiên và đậm đà sự sống vui, làm gắn bó được nhu cầu ham hiểu biết và
hướng về điều thiện của các lứa tuổi trẻ. Phong Lê có viết: “Sau Dế mèn
phiêu lưu ký của Tô Hoài, chúng ta thật sự được hưởng một niềm vui trẻ thơ
mà không hời hợt hoặc khiên cưỡng trong mỗi truyện của Võ Quảng.”
[8; 358] . Truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong các tập truyện:
Những chiếc áo ấm (1970), Bài học tốt (1975) và tập Vượn hú với những
2


truyện tiêu biểu như: Chuyến đi thứ hai, Bài học tốt, Trong một hồ nước, Hòn
đá, Mèo tắm, Trăng thức, Những chiếc áo ấm,...Tất cả đã tạo nên một tài sản
quý giá của Võ Quảng về truyện đồng thoại, đóng góp cho kho tàng văn học
Việt Nam.
Đến với truyện đồng thoại của Võ Quảng, với góc độ nghiên cứu về
phương diện nội dung và nghệ thuật, tác giả khóa luận mong muốn sẽ tiếp cận
với một thể loại văn học được thiếu nhi rất yêu thích.
1.2. Lý do sư phạm
Nghiên cứu “Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại Võ
Quảng” có ý nghĩa lớn với tôi trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn
chương cũng như trong công tác giảng dạy sau này. Việc nghiên cứu giúp tôi
hiểu sâu sắc hơn về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi, đồng thời tôi cũng
hiểu hơn sự yêu thích của thiếu nhi khi tiếp nhận tác phẩm dành cho chính các

em. Đó là tiền đề để tôi giúp các học sinh cảm nhận tốt các tác phẩm trong
phân môn Tập đọc cũng như hướng dẫn các em cách miêu tả, cách sử dụng các
biện pháp nghệ thuật trong phân môn Tập làm văn, đạt hiệu quả khi giảng dạy.
Truyện đồng thoại của Võ Quảng không chỉ hấp dẫn về nội dung, đặc
sắc về nghệ thuật mà còn là một bài học lớn tác động vào các bạn nhỏ theo
cách riêng, giáo dục các em, giúp các em hoàn thiện về nhân cách. Là một
giáo viên Tiểu học tương lai, nhiệm vụ không chỉ cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản mà còn giáo dục các em phát triển giáo dục toàn diện
về nhân cách, do đó tôi thấy các bài học rút ra từ câu chuyện là công cụ giáo
dục sắc bén đối với thiếu nhi.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Giá trị
nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại Võ Quảng”.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết của nhiều tác giả
nhận định về văn xuôi Võ Quảng nói chung và truyện đồng thoại nói riêng.
Trong bài “Nhạc của câu và từ trong văn xuôi Võ Quảng”, Hoàng Tiến
đã viết: “Điều mà Gooc-ki phê phán cũng là điều mà chúng ta nên tránh.
Trong văn chương ở xứ ta, nhất là văn xuôi, không ít những câu văn khô
khan, tẻ ngắt, không có âm điệu hài hòa. Phát âm rất khó. Càng là quan trọng
đối với trẻ nhỏ cần được giáo dục tình yêu về ngôn ngữ mẹ đẻ trong nhiều
điều cần phải giáo dục. Đọc văn xuôi Võ Quảng, nhận ra cái ý thức trách
nhiệm bàng bạc trong suốt các trang viết cũng như vần của anh, thanh nhạc
của từ ngữ càng được chú trọng hơn bất cứ đâu.” [16; 241]
Vũ Ngọc Bình có viết: “Phần lớn truyện cấu trí nên những sự tích dân
dã. Câu văn anh thường ngắn và động bởi có lắm động từ. Chỉ vài nét phác
họa, anh đã dựng lên một cảnh trí, một tình huống trong đó màu sắc, âm

thanh, ý nghĩ và hành động cùng xôn xao, quẫy cựa lên để rồi sau đó tất cả lại
lặng tắt đi, trầm lắng sau cái ngụ ý, cái ngôn náu bên trong câu chữ. Phải
chăng vì thế mà một số đồng thoại của anh mang dáng dấp ngụ ngôn. Tự
nhiên tôi nghĩ cách viết truyện của Võ Quảng khác nào công phu một con trai
trong Trai và Ốc gai đã chắt lọc ánh sáng màu sắc của Mặt trời và Mặt trăng,
của sao đêm và biển cả để làm nên ngọc quý. Nếu tư tưởng và ngôn ngữ được
chắt lọc thành những tia sáng và gam màu tinh diệu – rút ra từ cuộc sống và
lao động sáng tạo – thì có thể xem đó là văn chương – ngọc quý”. [3; 5]
Trong Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh có viết:
“Một đặc điểm đáng quý trong truyện đồng thoại Võ Quảng là anh rất nghiêm
túc trong cách viết. Ngôn ngữ của anh trong sáng, ngắn gọn, ít có những đoạn
rườm rà, kéo dài […] Truyện không những phải giáo dục các em lý tưởng,
chắp cánh cho các em bay bổng, giúp các em mở rộng tri thức, thực hiện
4


những ước mơ mà còn phải dạy các em trau dồi lời ăn tiếng nói hàng ngày”
[17; 158]
Với các tập truyện đồng thoại: Những chiếc áo ấm, Bài học tốt, Vượn
hú,... cũng có nhiều đánh giá, nhận xét khác nhau tuy nhiên còn tản mạn.
Như vậy những lời nhận xét, đánh giá mới chỉ dừng lại ở những nhận
định bao quát, chưa đi sâu nghiên cứu vai trò của truyện đồng thoại Võ Quảng
trên phương diện nội dung và nghệ thuật một cách cụ thể.
Mỗi tác giả đưa ra một nhận định ở một khía cạnh khác nhau. Qua đó
đã khẳng định được tài năng, tấm lòng và sự nhiệt huyết của Võ Quảng khi
viết các tác phẩm dành cho các em thiếu nhi. Bản thân tôi cũng muốn đóng
góp ý kiến của mình thông qua nghiên cứu “Giá trị nội dung và nghệ thuật
trong truyện đồng thoại Võ Quảng”.
3. Mục đích nghiên cứu
Giá trị nội dung và nghệ thuật không phải là vấn đề mới nhưng đây là

mảng đề tài có vai trò quan trọng, là một trong những hướng đi cần thiết để
đánh giá tài năng của Võ Quảng trong quá trình khám phá và thực hiện giảng
dạy ở Nhà trường, giúp học sinh nhận thức được giá trị nội dung và nghệ
thuật của truyện đồng thoại Võ Quảng nói riêng và của các tác phẩm văn
chương nói chung.
Việc nghiên cứu đề tài này là cơ sở giúp tôi có những hiểu biết nhất
định về tác giả Võ Quảng, trau dồi thêm năng lực cảm thụ văn chương phục
vụ cho công tác giảng dạy sau này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: nội dung và nghệ thuật truyện đồng
thoại Võ Quảng.
Tài liệu khảo sát: Tuyển tập Võ Quảng, tập II, Nhà xuất bản Văn
học,1998.
5


5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, khảo sát
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Nội dung truyện đồng thoại Võ Quảng
Chương 2: Nghệ thuật truyện đồng thoại Võ Quảng

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG
1.1. Vài nét về truyện đồng thoại
1.1.1. Khái niệm truyện đồng thoại
1.1.1.1. Nguồn gốc khái niệm
Theo Hoàng Vân Sinh, “từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ
Nhật Bản, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Dấu mốc đầu
tiên của nó là bộ Tùng thư đồng thoại do Tôn Dục Tu chủ biên, Thương vụ ấn
thư quán xuất bản năm 1909”. [15; 1]
Ở Nhật, truyện kể cho trẻ em được gọi là: Dowa, dịch sang Hán ngữ là:
đồng thoại.
Ban đầu, đồng thoại được hiểu theo nghĩa rộng, gồm tất cả mọi tác
phẩm có tính kể chuyện cho trẻ em. Về sau, đến thời Ngũ Tứ, người ta mới
xem “đồng thoại là văn học viễn tưởng có tính đặc thù, trở thành một thể loại
độc lập” [15; 1], có địa vị quan trọng trong văn học nhi đồng. Cách hiểu này
được duy trì từ đó cho đến nay.
Theo nghiên cứu của Lê Nhật Ký, lý thuyết Trung Hoa cho rằng, đồng
thoại nảy sinh từ trong dân gian và được tiếp nối trong thời hiện đại. Vì vậy,
kho tàng đồng thoại Trung Hoa gồm có đồng thoại dân gian và đồng thoại
hiện đại. Đồng thoại dân gian là những sáng tác của quần chúng nhân dân,
“phản ánh những yêu cầu bức thiết của nhân dân trong xã hội cũ và nguyện
vọng thoát khỏi ách áp bức bóc lột, mưu cầu tự do hạnh phúc” (Vương Kiến
Huy - Dịch Học Kim, 2004, tr.1156). Đồng thoại hiện đại là những sáng tác
của các nhà văn dựa trên cơ sở của đồng thoại dân gian, hoặc là chất liệu,
hoặc là nguyên tắc nghệ thuật. Ở Trung Hoa, đồng thoại hiện đại được bắt đầu
với vai trò của Diệp Thánh Đào. Trong hai năm 1921, 1922, Diệp Thánh Đào
7


đã sáng tác liên tiếp 23 tác phẩm, tiêu biểu có Con Bù nhìn rơm, Chiếc thuyền
trắng nhỏ... Đến 1923, ông xuất bản thành tập Con Bù nhìn rơm, gây được

tiếng vang lớn trong dư luận.
Đồng thoại là một thể loại có những đặc trưng riêng về nội dung và
nghệ thuật. Hầu hết các tài liệu đều khẳng định, “đồng thoại tràn đầy viễn
tưởng và đó là đặc trưng chủ yếu của đồng thoại (...) Hình tượng của đồng
thoại tự do và rộng rãi hơn nhiều so với các tác phẩm văn học khác. Từ mây
gió tuyết sương, ngày tháng đến với trời mây trăng sao, từ côn trùng, chim,
cá, thú dữ đến hoa lá, cỏ cây, từ những vật hữu sinh đến vô sinh, từ vật hữu
hình đến vô hình, từ khái niệm trừu tượng đến vật chất cụ thể đều có thể nhân
cách hóa trở thành nhân vật có tư tưởng, có tính cách, có hành động và lời nói
xuất hiện trong đồng thoại. Đây lại là một đặc trưng nữa của đồng thoại”
(Vương Kiến Huy - Dịch Học Kim, 2004, tr.1156).
Căn cứ vào những nội dung trên đây, có thể nhận thấy truyện đồng
thoại trong cách hiểu của người Trung Hoa thực chất là truyện cổ tích. Nói
cách khác, khái niệm đồng thoại được sử dụng ở Trung Hoa có nội hàm là
“truyện cổ tích”. Rất tiếc, lâu nay, độc giả Việt Nam ít biết về điều này; vì
vậy, chúng ta gần như không thấy khái niệm đồng thoại từ Trung Hoa vào
Việt Nam đã “trải qua một độ khúc xạ, và do đó chịu một độ lệch” (Phan
Ngọc, 2002, Bản sắc văn hóa Việt Nam, tr.204)
1.1.1.2. Khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam
Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên
bởi công trình Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất
bản, 1932). Rất nhiều năm sau đó, nó mới được sử dụng vào việc đặt tên cho
một tuyển tập văn học. Đó là cuốn: Cổ kim đồng thoại do Lê Văn Chánh biên
soạn dựa trên nguồn tư liệu phương Tây, sách do nhà xuất bản Minh Tân ấn
hành vào năm 1952. Phải đợi thêm gần 10 năm nữa, nó mới chính thức được
8


xác lập làm khái niệm, trở thành thuật ngữ công cụ phục vụ hoạt động nghiên
cứu, phê bình văn học - nhất là văn học thiếu nhi.

Hoàn cảnh đưa đến sự ra đời của khái niệm là việc sau khi miền Bắc
được hoàn toàn giải phóng, chúng ta bắt tay xây dựng nền văn học nghệ thuật
phục vụ thiếu niên nhi đồng. Nhằm thúc đẩy phong trào chung, nhà xuất bản
Văn học đã tổ chức dịch, giới thiệu một số tài liệu nước ngoài nói về lí luận
và kinh nghiệm sáng tác cho các em. Đó là các cuốn: 1/ Kinh nghiệm viết cho
các em (Nhiều tác giả, 1960); 2/ Sáng tác đồng thoại và một số vấn đề khác
(Kim Cận, 1963); 3/ Làm thơ cho các em (Nhiều tác giả, 1961). Theo nhà
nghiên cứu Nam Mộc, những tài liệu này đã thể hiện được một số vấn đề cơ
bản của văn học thiếu nhi, nêu lên được những ý kiến cơ bản về lí luận và
thực tiễn sáng tác phục vụ lớp bạn đọc nhỏ tuổi.
Vào thời điểm này, văn học Việt Nam hãy còn xa lạ với lý thuyết về
truyện đồng thoại. Cho đến năm 1961, trên báo Văn nghệ số tháng 9, nhà văn
đồng thời là nhà phê bình văn học thiếu nhi Vũ Ngọc Bình có bài viết Những
thiếu xót cần khắc phục trong sáng tác cho thiếu nhi. Nội dung bài viết là
đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của văn học thiếu nhi qua mấy
năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trong bài có một đoạn nói về truyện
đồng thoại như sau: “Còn đồng thoại là một thể loại không xa lạ gì lắm đối
với con em chúng ta. Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài trước kia và Cái tết
của Mèo con của Nguyễn Đình Thi gần đây đã chứng tỏ truyện đồng thoại là
một loại truyện khá đặc sắc cho thiếu nhi. Với sức tưởng tượng dồi dào và
nguồn nhân vật rộng rãi từ người đến súc vật, cỏ cây... đồng thoại có khả năng
phản ánh hiện thực thông qua mọi không gian thời gian” [2; 8]. Với bài viết
này, Vũ Ngọc Bình đã trở thành cây bút đầu tiên ở Việt Nam sử dụng khái
niệm truyện đồng thoại. Qua cách diễn đạt của ông, chúng ta thấy, truyện
đồng thoại được xem là truyện về loài vật nhân cách hóa.
9


Theo thời gian, khái niệm được sử dụng theo hướng ngày càng mở
rộng. Theo một thống kê chưa đầy đủ, khái niệm xuất hiện trong hàng trăm

bài viết, chuyên luận, giáo trình về văn học thiếu nhi nói chung, truyện đồng
thoại nói riêng. Hệ quả là, khái niệm giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều
người. Nó phản ánh cách nhìn, cách nghĩ của cộng đồng văn chương Việt
Nam về một hiện tượng văn học, cụ thể là truyện đồng thoại cho trẻ em.
Hầu hết các bộ Từ điển Hán - Việt, Từ điển Tiếng Việt đều có mục từ
“đồng thoại”. Sớm nhất là Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh. Trong công
trình này, truyện đồng thoại được giảng là truyện chép cho trẻ em. Về sau một
số từ điển khác cũng giảng theo nghĩa ấy. Riêng Từ điển Tiếng Việt của Viện
ngôn ngữ học xem đồng thoại là một thể loại văn học: “Đồng thoại: thể truyện
cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa, tạo nên một
thế giới thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của các em” (Viện ngôn ngữ
học, 2001, Từ điển tiếng Việt, tr.344)
Trong bài viết Tìm hiểu đặc điểm của truyện đồng thoại, Vân Thanh đã
đưa ra định nghĩa như sau: “Đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học,
có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng. Ở đây, tác giả
thường dùng nhân vật chính là động vật, thực vật và những vật vô tri, lồng
cho chúng những tình cảm của con người. (Cũng có khi nhân vật là con
người). Qua thế giới không thực mà lại thực đó, tác giả lồng cho chúng những
tình cảm và cuộc sống của con người. Tính chất mơ tưởng hoặc khoa trương
đó chính là những yếu tố không thể thiếu được trong đồng thoại.” [18; 282]
Sau những phát biểu tản mạn, nhà văn Võ Quảng đã có bài viết riêng về
truyện đồng thoại, đăng trên Tạp chí Văn học số 1/1982. Bài viết có tên Lại
nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi. “Lại nói”, nghĩa là “nói thêm”,
“nói tiếp”, cũng là “nói lại” cho rõ một ý nào đó đã được phát biểu từ trước.
Ông cho rằng, truyện đồng thoại thuộc số những thể loại phản ánh cuộc sống
10


không theo quy luật tả thực, giàu tưởng tượng, gần gũi với truyện cổ tích và
ngụ ngôn... Về nhân vật, ông thừa nhận có sự tham gia của con người, nhưng

chủ yếu vẫn là loài vật. “Nhân vật của đồng thoại và cuộc sống trong đồng
thoại mở ra đa dạng hơn. Nhân vật của đồng thoại không chỉ là người mà còn
đủ các loài vật, loài có xương sống, hoặc không có xương sống, biết nhảy,
biết bay, biết đi, biết lội... Nhân vật đồng thoại còn là các loài cỏ cây hoa quả
mọc ở bất cứ khí hậu nào. Cả từ cây kim, sợi chỉ cho đến đoàn tàu, chiếc cầu
sắt đều có thể biến thành nhân vật của đồng thoại” [13; 7]. Đóng góp của ông
trong bài viết này là chỉ ra mối quan hệ họ hàng của truyện đồng thoại và cổ
tích, dù sự phân biệt còn dừng lại ở mức sơ lược.
Nhà văn Trần Hoài Dương đưa ra ý kiến: “Từ đồng thoại vốn là từ vay
mượn của Trung Quốc. Theo đúng nghĩa của họ để chỉ “những truyện chép
cho trẻ em”, nhất là với lứa tuổi nhỏ, cho nhi đồng. Nhưng lâu nay ở ta, đồng
thoại được hiểu là loại truyện viết mang tính nhân cách hóa loài vật, đồ vật,
mang nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn... Tôi dùng truyện tưởng tượng là không muốn
dùng một khái niệm nước ngoài đã bị hiểu sai đi, mang một nghĩa khác nhiều
với nguyên ý ban đầu của nó”. Đoạn văn trên được trích trực tiếp từ bức thư
do nhà văn trực tiếp gửi cho Viện văn học Việt Nam, thư đề ngày 13.03.2007.
Theo ông, khái niệm truyện đồng thoại đã không được sử dụng đúng như cái
“nguyên ý ban đầu của nó”. Đúng là, đồng thoại khởi đầu được hiểu là truyện
chép cho trẻ em”, nhưng qua thời gian, nó đã được quy ước lại.
Từ những ý kiến trên đây, tôi thấy có thể kết luận về cách sử dụng
truyện đồng thoại ở Việt Nam. Cũng như ở Trung Hoa, nội hàm khái niệm có
sự thay đổi, nhưng căn bản, nó được sử dụng chủ yếu theo nghĩa hẹp. Theo
đó, truyện đồng thoại là một thể loại hiện đại dành cho trẻ em, sử dụng loài
vật, đồ vật và các vật vô tri được nhân cách hóa làm nhân vật chính, có quan
hệ gần gũi với nhiều thể loại, nhất là cổ tích và ngụ ngôn...
11


1.1.2. Đặc điểm truyện đồng thoại
1.1.2.1. Nghệ thuật truyện đồng thoại

Nhân cách hóa - sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa trí tưởng tượng
với tình cảm con người - là thủ pháp sáng tạo chủ yếu của truyện đồng thoại,
làm cho nó vừa giàu màu sắc xúc cảm vừa giàu tính ước mơ nên được trẻ em
tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, tự nhiên như đi vào cuộc sống của bản thân,
tạo ra một sức mạnh nội tâm độc đáo vốn được tình yêu và trí tưởng tượng
cộng hưởng lại mà thành.
Truyện đồng thoại mang đậm chất dân gian, chất dân gian thể hiện qua
việc các tác giả thường sử dụng kiểu bố cục tác phẩm theo kiểu hai phần
trước sau rõ ràng. Mỗi phần có một chức năng riêng, cụ thể: phần diễn truyện
mô tả sự việc, phần kết truyện nêu lên hệ quả sự việc. Lối bố cục này là hoàn
toàn phù hợp với tầm đón nhận của các em, nhất là các em tuổi nhi đồng.
Truyện đồng thoại chứa đựng triết lý sống và giàu tình thương yêu.
Ngôn ngữ truyện đồng thoại là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ.
Nếu như truyện kể dân gian chỉ dừng lại ở việc trần thuật, khái quát, sơ lược
thì truyện đồng thoại vươn tới xu hướng miêu tả sự vật, sự việc một cách cụ
thể. Vì vậy, ngôn ngữ truyện đồng thoại không chỉ là ngôn ngữ kể mà còn có
ngôn ngữ tả. Các biện pháp tu từ, nhất là so sánh, nhân hóa, hệ thống các từ
láy, tính từ, động từ được khai thác tối đa. Tả cảnh đồi núi mùa thu, Võ
Quảng đã sử dụng biện pháp so sánh khiến câu văn rất hình ảnh: “Núi đồi
hiện ra như một đàn rùa lóp ngóp” (Bài học tốt). Những trang miêu tả thiên
nhiên với một hệ thống ngôn từ giàu cảm xúc góp phần tạo nên chất thơ cho
truyện đồng thoại.
1.1.2.2. Nội dung của truyện đồng thoại
Truyện đồng thoại là thể loại phản ánh cuộc sống không theo quy luật
tả thực. Nó là truyện tưởng tượng, sử dụng tưởng tượng để khái quát cuộc
12


sống thông qua việc miêu tả hình tượng theo nguyên tắc kết hợp các mặt tự
nhiên và xã hội, loài vật và trẻ em. Nhờ sự kết hợp này mà ý nghĩa hình tượng

được nới rộng, người đọc không chỉ tiếp nhận bức tranh đời sống loài vật mà
còn cảm nhận được cuộc sống con người.
Trước hết, truyện đồng thoại thường dùng để ca ngợi cuộc sống mới,
con người mới. Những thành công về loại này khá nhiều, ví dụ: Chim chích
lạc rừng, Những mẩu chuyện nhỏ của Tô Hoài, Cái mai của Võ Quảng, Hải
đảo xa xôi của Hải Hồ...
Mục đích của loại này là nhằm gây cho các em lòng yêu mến cuộc sống
mới, tự hào về con người mới, về đất nước tươi đẹp đang trên đà phát triển
không ngừng. Nói về sự đổi thay nhanh chóng của quê hương dưới hình thức
đồng thoại, Tô Hoài kể cho các em: “Thế rồi, dây điện ở đâu xô về, chằng qua
cánh đồng đan chin chít như mắc võng. Đàn chim ri tính nhút nhát cứ hoảng
hốt bay nhảo bay nhào, bay đâm cả vào dây điện, thế là cu cậu tưởng bị mắc
lưới, liền cuống cuồng bay bùng lên”.
Truyện đồng thoại còn có thể được dùng để mô tả một cách sinh động
sinh hoạt của các em như: Cái Tết của mèo con của Nguyễn Đình Thi, Chú
đất nung của Nguyễn Kiên, Con mèo rét của Lê Minh, Hoa nào đẹp nhất
(kịch thơ đồng thoại) của Minh Tâm, Văn Biển, Trăng rơi xuống giếng của
Đào Vũ, Ánh sáng trong rừng hạnh phúc của Hoàng Anh Đường, Cuộc phiêu
lưu của mèo con và chó con của Chu Hồng Hải, Có trăng khó tính của
Nguyễn Quỳnh, Bác sĩ Sơn dương (tranh truyện) của Xuân Vinh, Ngô Đình
Chương. Các truyện trên đây nói chung đều được viết bằng bút pháp dí dỏm.
Nó có thể được dùng để miêu tả một nội dung khoa học, nhằm trang bị
kiến thức mới cho các em như: Ông Than Đá của Viết Linh, Lũ Bướm đêm
của Thế Vũ, Đỗ con của Thùy Dương, Những kẻ thù nhỏ bé của Trần Quán
Anh, Cô kiến trinh sát của Vũ Kim Dũng...
13


Ngoài các đề tài kể trên, còn phải chú ý loại đề tài này mà lâu nay
người ta vẫn nghi hoặc: không biết đồng thoại có phản ánh được những con

người mới, những tấm gương lao động anh hùng trong cuộc sống sản xuất và
chiến đấu của nhân dân ta hay không? Cô bê 20 của Văn Biển, Chú gà trống
choai của Hải Hồ đã bước đầu giải quyết được những băn khoăn đó, đóng góp
một phần thành tích đáng kể trong nền văn học thiếu nhi. Tác giả Cô bê 20 đã
tìm được cách giải quyết độc đáo cho cuốn sách viết trực tiếp về một anh
hùng có thật. Chú gà trống choai của Hải Hồ lại là một bài thơ ca ngợi các
chiến sĩ lái xe tuy sống vất vả gian khổ nhưng rất lạc quan.
Truyện đồng thoại không chỉ đề cập cái thiện, cái ác mà còn giáo dục
tình cảm cách mạng, tạo thành con người có bản lĩnh, làm tròn nghĩa vụ công
dân, nghĩa vụ làm người.
1.2. Giá trị nội dung truyện đồng thoại Võ Quảng
1.2.1. Mở rộng chức năng phản ánh hiện thực
Bản thân Võ Quảng cho rằng truyện đồng thoại có khả năng phản ánh
cuộc sống mới, con người mới. Ông viết trong Truyện đồng thoại viết cho
thiếu nhi như sau: “Truyện đồng thoại có đầy đủ khả năng phản ánh con
người mới, ở khắp nơi, trong một gia đình, dưới một mái trường, ở đồng
ruộng, hầm lò, công trường, bất cứ nơi nào trên mặt đất hoặc còn bay bổng
lên trăng sao, rộng ra khắp vũ trụ, hoặc giữa một thế giới vô cùng tinh vi khó
thấy, thế giới nội tâm của con người.” [8; 241].
Cảm hứng này ta có thể dễ dàng bắt gặp ở rất nhiều các sáng tác của
Võ Quảng. Truyện Chuyến đi thứ hai được viết theo hướng này. Lấy cảm
hứng từ truyện dân gian Cóc kiện trời, Võ Quảng kể về anh Cóc Tía quyết
định nối gót Cụ Tổ lên kiện Trời để đòi mưa cho hạ giới. Đường xa vạn dặm,
dốc núi cheo leo, sông sâu thăm thẳm nhưng Cóc Tía không hề nản chí. Thế
rồi, nhờ gặp được Cò Bạch mà Cóc Tía thấy không cần phải lên kiện trời nữa.
14


Dưới đôi cánh của Cò Bạch, Cóc Tía đã nhìn thấy những con mương ngang
dọc, những hồ chứa nước, những trạm thủy nông phun nước ào ào. Tất cả

những hình ảnh ấy, theo Cò Bạch chính là thành quả của người lao động:
“nhân dân vùng này, trong mấy năm qua đã đắp những đập cao ngăn nước,
cho nước chảy vào các ao hồ. Nước các ao hồ dâng lên. Họ lại đào những con
mương lớn nhỏ, cho nước chảy đến tưới khắp cánh đồng. Ông trời không mưa
nhưng họ vẫn có thừa nước để tưới ruộng”. Nhân dân lao động chẳng còn cần
con Cóc gọi mưa nữa. Ông Trời có mưa hay không mưa thì cũng chẳng làm
sao cả. Dưới một hình thức ngôn ngữ có phần khoa trương, câu chuyện rõ
ràng không dừng lại ở việc viết về các con vật mà hướng tới con người, ca
ngợi sức mạnh của nhân dân như câu thơ nổi tiếng của Hoàng Trung Thông
“Bàn tay ta làm nên tất cả...Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”! Qua tác
phẩm, Võ Quảng đã giới thiệu với bạn đọc một cách tự nhiên về hình ảnh
nông thôn mới, con người mới làm chủ cuộc đời.
Cảm hứng này chúng ta còn quan sát được qua Những câu chuyện. Đầu
xuân, các loài chim hội tụ về khu rừng và kể cho nhau nghe những chuyện lạ.
Chuyện lạ lùng nhất, hấp dẫn nhất không ngoài chuyện về những thay đổi do
con người tạo nên. Lời Bồ Các: “Tôi bay khắp đất nước, thấy nhiều biến đổi
lạ lùng quá, có lúc chỉ xảy ra trong một đêm [...]. Cái cầu, con đường đều do
con người làm ra cả”. Lời Bồ Chao thấy người xây hai cái trụ điện mà cứ ngỡ
là cột “chống trời”... Nhà văn Nguyễn Tuân khi đọc câu chuyện này đã tỏ ra
tâm đắc, cho rằng đó là một thứ “thơ mới” rất cần cho các em. Ông viết “Và
theo tôi nghĩ, cái câu chuyện văn xuôi có cột trụ cao thế càng cua đó, ấy mới
là thơ mới.” [8; 284].
Không dừng lại ở việc phản ánh cuộc sống lao động, truyện đồng thoại
của Võ Quảng còn mở rộng sang đề tài chiến tranh. Đó là trường hợp truyện
Hòn đá, một tác phẩm gợi lên ký ức đau thương về chiến tranh. Sự tàn khốc
15


của chiến tranh, ranh giới mong manh giữa cái sống và cái chết đã được Đá
Cuội tái hiện qua những dòng kể ngắn ngủn cho các bạn Đồng Hồ và Lịch

Treo. Từ rừng sâu, Đá Cuội đã trở về trong ngôi nhà nhỏ, trở thành người kể
chuyện cổ tích chiến tranh để gợi lại hình ảnh của anh, nhắc nhở chung quanh
cần sống như người đã mất... Truyện đồng thoại của Võ Quảng như vậy đã
hướng vào những hiện thực lớn của đời sống đất nước.
1.2.2. Gần gũi với nội dung truyện ngụ ngôn
Viết cho các em, nhà văn Võ Quảng rất chú trọng đến nội dung giáo
dục. Theo ông, người viết cho trẻ em phải đồng thời là một nhà sư phạm.
Trung thành với quan điểm nghệ thuật ấy, Võ Quảng đã mang vào đồng thoại
những bài học giáo dục nhằm góp phần bồi dưỡng đời sống tâm hồn cho các
em. Ở đây, ông cũng như những nhà văn viết cho thiếu nhi khác phải đối diện
với một thử thách nghệ thuật: làm sao để đạt được sự hài hòa giữa cảm quan
người lớn với tâm hồn trẻ thơ. Trẻ em vốn giàu sức mạnh bản năng tự nhiên,
thích tự do rộng rãi, trong lúc người lớn lại muốn đưa các em vào khuôn phép
chuẩn mực. Điều này, ở nước ta, khi văn hóa cộng đồng còn tỏ rõ sức mạnh,
khi văn hóa cá nhân chưa tìm được tiếng nói khẳng định thì điều này càng bộc
lộ rõ. Để giải quyết điều này, Võ Quảng tránh con đường dùng quyền uy
người lớn để áp đặt, cao giọng với các em. Ông lấy cái các em thích làm cơ sở
cho những sáng tạo . Không phải tất cả nhưng đa phần tác phẩm của ông được
các em đón nhận như một thứ trò chơi đầy cảm hứng. Các em có thể đóng vai,
hóa thân vào các nhân vật và những cuộc chơi đầy ắp tiếng cười nở ra và lan
tỏa...
Đã có lần nhà văn Vũ Ngọc Bình nói đại ý rằng, một số đồng thoại cuả
Võ Quảng mang “dáng dấp của những ngụ ngôn”. Tôi đồng tình với những
nhận xét này và xem đó như một đặc điểm của truyện đồng thoại Võ Quảng.
Đúng là, trong một tác phẩm đồng thoại, Võ Quảng bộc lộ rõ xu hướng triết
16


lí. Thi thoảng, ông để cho nhân vật cao giọng, chẳng hạn như lời Vịt Bầu nói
với Cóc Tía: “đối với tôi, sống có nghĩa là bơi” (Chuyến đi thứ hai). Nhưng

căn bản, ông để cho nội dung triết lý toát lên từ bản thân hình tượng. Trong
truyện Đò Ngang, một anh Đò Ngang suốt ngày đêm đưa khách qua sông. Đò
Ngang làm rất tốt công việc của mình nhưng tự đáy lòng Đò Ngang khao khát
được như Thuyền Mành đi đây, đi đó. Khao khát của Đò Ngang thật đáng trân
trọng vì nó phản ánh nhu cầu mở mang hiểu biết để được lớn lên. Thuyền
Mành đã chỉ cho Đò Ngang hiểu được thế nào là “lớn”, cái lớn không cần tìm
ở đâu xa mà ngay trong ý nghĩ công việc hiện tại của mình. “Mỗi khi Đò
Ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Hỏi ở đây có người nào được
đón tiếp như vậy? Đò Ngang cũng lớn lên, cái lớn đó không đo được bằng cân
hay bằng thước...”. Triết lý tạo chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm, nới rộng đối
tượng bạn đọc.
1.2.3. Bài học giáo dục
Trước hết, truyện đồng thoại Võ Quảng giúp các em nhận biết về các
hiện tượng tự nhiên như mây, gió, nắng, mưa, sấm, chớp... cùng với những
vai trò thiết thực của các hiện tượng tự nhiên đó đối với đời sống của con
người từ đó giáo dục trí tuệ cho các em.
Giải thích về hiện tượng thiên nhiên, Trăng thức là đáp án cho câu hỏi
“vì sao vào những ngày cuối tháng thì Trăng lại phải ngủ liền trong 3 hôm”.
Đó là do trăng mải vui chơi, các em nhỏ đi ngủ đã lâu, Sao Hôm đi ngủ đã lâu
mà Trăng vẫn cứ thức, Trăng vượt sông Ngân Hà, chạy đến gạ Sao Ngưu
Lang bỏ trâu để đến đùa chọc Sao Thần Nông và chòm Đại Hùng tinh, trăng
chui xuống các ao hồ cùng bọn ếch nhái ngụp lặn suốt đêm. Vì thức quá nhiều
nên Trăng cứ gầy dần, gầy dần và yếu đi, sự sống của Trăng muốn chấm dứt.
Mặt Trời thấy rằng để đảm bảo sức khỏe cho Trăng, cần phải đề ra cho Trăng
một kỷ luật: “Mặt Trời buộc Trăng cứ ba mươi ngày đêm phải quay theo một
17


vòng nhất định. Trước tiên, đầu tháng cứ cho trăng ngủ ba ngày lấy lại sức
khỏe. Cho trăng hiện ra từ đêm mùng ba, chỉ dạo chơi một lúc rồi phải đi ngủ.

Như vậy, Trăng sẽ lớn dần, tròn dần cho đến ngày rằm thì tròn vành vạnh [...]
Trăng tỏ ra biết vâng lời, và từ triệu triệu năm nay, Trăng lao động quay vòng,
chơi bời, ngủ nghê, thức giấc theo đúng kỷ luật như vậy”.(Trăng thức).Truyện
đã cung cấp cho các em kiến thức về hiện tượng tự nhiên: trăng tròn, trăng
khuyết, chu kỳ xuất hiện của trăng: mùng 3 trăng khuyết, 15 trăng tròn, đầu
tháng không trăng.
Và đây là thời tiết đặc trưng nhất của bốn mùa trong một năm. Võ
Quảng đã nhắc tới chúng trong một câu chuyện đầy chất thơ và thú vị:
“Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông Rùa ngại rét. Cái rét nép
trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân.
Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị.
Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và
gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. Phải đợi cho đến mùa hè. Mùa hè tạnh
ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả
ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ
ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu Rùa mới cảm thấy rõ rệt
mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến.
Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi
cao, một lâu đài hiện ra như hòn ngọc...” (Bài học tốt)
Không chỉ giúp các em nhận biết các hiện tượng thiên nhiên, truyện
đồng thoại Võ Quảng còn giúp các em mở rộng sự nhận thức về thế giới loài
vật. Đây là những câu văn hết sức thú vị đồng thời cũng là những bài học giải
thích giúp các em nhận biết được quá trình sinh trưởng, đặc điểm tự nhiên của
các loài vật. Đó là sự giải thích thú vị bằng những hình tượng văn học sống
động, khác hẳn với những bài học sinh vật khô cứng mà vẫn đảm bảo sự
18


chính xác. Câu chuyện Trong một hồ nước của Võ Quảng là một ví dụ điển
hình:

“Một hôm chợt Giếc nhìn thấy từ phía trên bụng của Nòng Nọc có hai
cục thịt lòi ra. Giếc tưởng đó là đôi vây của Nòng Nọc đang mọc. Hai cục thịt
đó mỗi ngày mỗi dài ra. Hóa ra không phải là đôi vây, mà nhìn kỹ đó là đôi
chân trước của Nòng Nọc. Tiếp theo đôi chân trước, đôi chân sau của Nòng
Nọc mọc càng dài, càng khỏe. Giếc không sao hiểu nổi một việc lạ lùng như
vậy...
Giếc rủ Nòng Nọc bơi xa dạo chơi một chuyến. Nòng Nọc lắc đầu:
- Tôi chỉ còn cái đuôi. Bốn chân lều nghều không bơi xa được !
Giếc đành dạo chơi một mình quanh hồ. Đến khi quay về chỗ cũ, Nòng
Nọc đã đi đâu mất... Giếc nhảy lên cao, thoáng thấy một anh chàng đang ngồi
chễm trệ trên một lá sen... Anh chàng này không có đuôi lại ngồi chồm hỗm,
đôi chân xếp dưới bụng. Anh chàng này kêu lên:
- Ồ Giếc! Nòng Nọc đây mà!
- Nòng Nọc sao lại không có đuôi? Nòng Nọc không biết ngồi như
anh.
- Đuôi của tôi đã rụng mất rồi. Nó rụng lúc Giếc đi vắng. Vết rụng
đây này!
Nòng Nọc vừa nói vừa chìa mông để Giếc nom thấy những dấu vết còn
lại nơi đã mất đuôi. Để càng thuyết phục được Giếc, Nòng Nọc há to mồm,
chỉ cho Giếc thấy cái lưỡi của mình. Cái lưỡi đó không dính liền với cuống
họng mà chỉ dính một tí ở đầu mồm. Nòng Nọc còn chỉ cho Giếc nhìn lại
những răng. Nói cho đúng, đó không phải là răng mà chỉ là những cục thịt li ti
dính với hàm trên của Nòng Nọc...Nòng Nọc thực sự đã trở thành một Nhái
Bén.”

19


Võ Quảng cho rằng, truyện đồng thoại có khả năng phản ánh cuộc
sống mới, con người mới. Bởi lẽ đó, những câu chuyện đồng thoại do ông viết

ra đã phần nào tái hiện được cuộc sống lao động, sinh hoạt nhằm giúp các em
có cái nhìn sơ giản nhất về cuộc sống xung quanh và hơn thế nữa.
Với chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống, truyện đồng thoại Võ
Quảng không chỉ cung cấp những tri thức, giúp các em nhận biết môi trường
xung quanh mà còn giúp các em có thêm những hiểu biết về những mối quan
hệ trong cuộc sống, đó là những mối quan hệ giữa con người với con người,
giữa con người với thiên nhiên và loài vật.
Trong Những chiếc áo ấm, không phải ngẫu nhiên mà Võ Quảng lấy
tên truyện này đề đặt tên cho cả tập sách. Truyện đem đến cho các em một bài
học về tình yêu thương. Tình yêu thương đem đến cho con người sức mạnh và
ở những giây phút quyết định đã tạo nên những hành động phi thường. Tình
thương trong sinh hoạt bình thường lại luôn là nguồn sưởi ấm, đem đến cho
đời sống tập thể những sáng kiến, những niềm vui. Truyện đem đến cho các
em về bài học của tình đoàn kết, về sức mạnh của tập thể và ở đây các em còn
bắt gặp một xã hội - rừng xanh - với muôn loài vật thú vị. Mỗi loài đều có biệt
tài riêng của mình: Nhím thì biết xâu kim, Tằm thì biết xe chỉ, Ốc sên vạch
phấn, Bọ ngựa cắt vải, Ổ Dộc khâu chỉ... Tất cả những tài lẻ ấy tập hợp lại tạo
thành một tập thể có ích. Và điều quan trọng là tất cả cùng biết phát huy hết
khả năng của mình, nương tựa, sưởi ấm cho nhau trong suốt cả cuộc đời.
Chúng làm nên bài hát rừng xanh, cuộc sống ở rừng xanh.
Không chỉ vậy, qua câu chuyện, Võ Quảng còn giúp các em nhận thức
được một vấn đề khó hiểu: thế nào là Chủ nghĩa tập thể. Thỏ bị rét cóng, trên
mình chỉ có một tấm vải rêu. Gặp Nhím, Nhím muốn may cho Thỏ một cái áo
ấm. Vải đã sẵn, kim chỉ thì Nhím không thiếu. Nhưng không thể cắt vải để
may vì chưa có kéo. Phải tìm Bọ Ngựa có hai thanh kiếm giống như cái kéo
20


×