Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÍCH hợp GIÁO dục môi TRƯỜNG THÔNG QUA QUÁ TRÌNH dạy TIẾNG ANH CHO học SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.4 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA QUÁ TRÌNH DẠY
TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THPT”

Họ và tên:
Lê Thị Nhung
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng
SKKN thuộc môn: Tiếng Anh

Năm học: 2010-2011

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lời nói đầu:
Xã hội ngày càng phát triển,trong những năm gần đây, Việt Nam được
đánh giá là nước có chỉ số phát triển cao. Song cùng với sự phát triển của
nhiều lĩnh vực thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải
quyết ngay. Một trong những vấn đề đó chính là vấn đề môi trường sống đang
bị đe dọa nghiêm trọng. Con người đang hàng ngày phải đối mặt với sự cạn
kiệt của các nguồn năng lượng ,tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết được các vấn đề về môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã xác
định đó không phải là nhiệm vụ của một người, một ngành, một lĩnh vực mà
đó là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại và chúng ta cũng không thể giải
quyết các vấn đề đó qua một hình thức, một phương tiện mà phải là tất cả các


hình thức, các phương tiện. Để giải quyết vấn đề về môi trường, tất cả các
ngành phải chung tay từ đó mới có thể xây dựng được một xã hội bền vững để
đi tới tương lai.
Năm 2008, từ nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề về môi trường ,
vai trò của từng cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, và sức ảnh hưởng của
giáo dục tới vấn đề môi trường, ngành giáo dục đã quyết định đưa giáo dục
môi trường vào nhà trường thông qua quyết định tích hợp giáo dục môi
trường ở các môn học như Sinh, Hóa, Địa, GĐCD, Ngữ Văn, Vật Lý và Công
Nghệ. Thông qua việc tích hợp các vấn đề về môi trường trong các môn học,
bài học giúp học sinh tìm hiểu, có được nhiều thông tin về các vấn đề môi
trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống lành mạnh để có một xã
hội xanh-sạch-đẹp.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trong nhà trường THPT, việc giáo dục môi trường đã được tích hợp
qua nhiều môn học nhưng chưa có môn Tiếng Anh. Tuy nhiên, bất kì một môn
học nào ngoài việc cung cấp kiến thức chuyên ngành còn cung cấp kiến thức
nhiều lĩnh vực khác nữa và thông qua một môn học nhất định chúng ta có thể
tích hợp giáo dục những vấn đề mang tính xã hội và kỹ năng sống cho học
sinh.
2


Tại trường THPT môn Tiếng Anh đã được xem là một môn học chính.
Thực tế cho thấy với mục tiêu đổi mới chương trình sách giáo khoa, bộ sách
giáo khoa Tiếng Anh mới đã cung cấp cho các em một lượng kiến thức ngôn
ngữ khổng lồ mang tính chuyên môn, bên cạnh đó chương trình còn được sắp
xếp theo những chủ điểm thực tế, gần gũi với cuộc sống, theo một hệ thống
liên tục từ lớp 10 đến lớp 12, thông qua đó giáo dục cho các em những kiến
thức ngoài môn học, các kĩ năng sống, những vấn đề cấp bách mà xã hội hiện
nay đang phải đối mặt trong đó có vấn đề về môi trường. Sau khi tìm hiểu,

nghiên cứu tôi đã mạnh dạn ứng dụng sáng tạo “tích hợp giáo dục môi trường
thông qua quá trình dạy Tiếng Anh cho học sinh THPT” nhằm giúp các em có
vốn hiểu biết cơ bản về các vấn đề của môi trường từ đó các em hình thành ý
thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống xung quanh các em.

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện:
Quá trình tích hợp bảo vệ môi trường thông qua quá trình giảng dạy các
bộ môn và đặc biệt là môn Tiếng Anh không phải là một quá trình dễ dàng,
đơn giản mà đó là một quá trình phức hợp đòi hỏi giáo viên phải có những
giải pháp phù hợp. Giáo viên phải có những giải pháp sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Xác định những bài học có thể tích hợp.
3. Xác định những nội dung có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
4. Xác định phương pháp và hình thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường.
5. Đánh giá kết quả giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
II.1. Môi trường và giáo dục môi trường:
Muốn tích hợp các vấn đề về môi trường vào bài học có liên quan, giáo
viên cần phải hiểu rõ về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.
a. Môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (theo điều 1, luật
bảo vệ môi trường của Việt Nam.)
b. Giáo dục môi trường:

Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục
chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có sự hiểu biết, kỹ năng
và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào sự phát triển một xã hội bền vững
về sinh thái.
Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và
kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững
cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử
dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa
môi trường, xóa đói, giảm nghèo, giảm sự gia tăng dân số, tận dụng cơ hội và
4


đưa ra quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm
cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động dù
với tư cách cá nhân hay tập thể để giải quyết những vấn đề môi trường hiện
tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
II.2. Những bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường:
Không phải bài học nào cũng có thể tích hợp nội dung bảo vệ môi
trường. Để quá trình tích hợp đạt hiệu quả cao, giáo viên phải xác định được
những bài học có nội dung thật sự liên quan đến môi trường và các vấn đề của
môi trường tránh tích hợp tràn lan từ đó khai thác giáo dục môi trường một
cách tự nhiên, hợp lý.
Qua quá trình giảng dạy chương trình Tiếng Anh THPT tôi thấy những
bài sau có thể tích hợp nội dung bảo vệ môi trường:

Lớp
10

Bài
Unit 9: Undersea world

Unit 10: Conservation
Unit 11: National parks

Unit 7: World population
11

Unit 10: Nature in danger
Unit 11: Sources of energy

12

Unit 9: Deserts
Unit 10: Endangered species

II.3. Những nội dung giáo dục môi trường có thể tích hợp:
5


Giáo dục môi trường nhằm trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản
về môi trường, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
Thông qua giáo dục môi trường còn giúp cho học sinh thấy được mối quan hệ
mật thiết giữa kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy mà
nội dung tích hợp phải được chọn lọc kĩ càng. Giáo viên cần xác định bài học
đang dạy có thể tích hợp vấn đề gì?. Không phải bất kì vấn đề gì đều có thể
tích hợp, nếu tích hợp nội dung không phù hợp sẽ làm cho bài học khó hiểu,
khô khan, không đạt được mục đích về kiến thức bộ môn cũng như kiến thức
về môi trường. Thêm vào đó, mỗi một bài học trong chương trình Tiếng Anh
mới đã được chia làm 4 kĩ năng. Có những kĩ năng có thể tích hợp có hiệu
quả, cũng có những kĩ năng không nên tích hợp nếu như nội dung kiến thức
chuyên môn không liên quan nhiều đến môi trường.

Căn cứ theo từng bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường
ở phần II.2 tôi đã xác định được những nội dung có thể tich hợp theo từng bài
như sau:

Lớp Bài

Unit 9

10
Unit 10

Unit 11

Nội dung tích hợp
-Giáo dục về vai trò của sinh vật biển và môi trường biển trong hệ
sinh thái
-Giáo dục về ý thức, hành động của con người đối với thế giới biển.
-Giáo dục về vai trò của rừng, của nước đối với cuộc sống.
-Giáo dục về những hành động mà con người đang gây ra cho môi
trường.
-Giáo dục về những nguyên nhân cháy rừng và cách bảo vệ rừng.

- Giáo dục về vai trò của các rừng quốc gia trong cuộc sống.
- Giáo dục về những vấn đề mà các rừng quốc gia đang gặp phải.

6


Unit 7


- Giáo dục về ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đối với môi trường
sống.

11
Unit 10

-Giáo dục về hậu quả của những hành động của con người đối với
các

loài động vật và môi trường sống của các loài động vật.

- Giáo dục về ý thức bảo vệ các loài động vật.

-Giáo dục về vai trò của tài nguyên thiên nhiên, các nguồn năng
Unit 11

lượng.
- Giáo dục về ý thức sử dụng năng lượng và ý thức bảo vệ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên.

Unit 8

- Giáo dục về môi trường sống lí tưởng mà con người cần hành động
để đạt tới.

Unit 9

- Giáo dục về sự gia tăng diện tích sa mạc trên thế giới và những
hậu


12

quả của hành động của con người.

- Cung cấp cho học sinh tên một số loài động vật đang bị đe dọa
Unit 10

tuyệt chủng.
- Giáo dục cho học sinh những biện pháp bảo vệ các loài động vật
đang bị đe dọa tuyệt chủng, các loài động vật quý, hiếm.

II.4. Phương pháp và hình thức tích hợp.
7


II.4.1. Hình thức tích hợp:
Giáo viên có thể tích hợp qua các hình thức sau đây:
- Liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường.
- Lấy ví dụ thực tế.
- Cung cấp thông tin đưa vào bài học những thông tin mang tính thời sự.
- Phát triển suy nghĩ, ý tưởng về một vấn đề.
II.4.2.Phương pháp tích hợp:
a. Tích hợp qua hoạt động “Warm-up”.
Thông qua hoạt động “warm-up” của tiết học (theo từng kĩ năng) giáo
viên hướng học sinh vào chủ đề của bài học tích hợp với nội dung giáo dục
môi trường. Hoạt động “warm-up” có thể triển khai theo nhiều hình thức khác
nhau như “brainstorming”, “guessing word”,“missing word”, hay “answering
question”. Giáo viên phải đưa được những khía cạnh của nội dung định tích
hợp vào hoạt động đó một cách phù hợp, tự nhiên.
Ví dụ 1: Khi dạy Unit 9 (English 10) -Part A : Reading, giáo viên có thể thực

hiện hoạt động “warm-up” bằng cách sử dụng “brainstorming”. Giáo viên yêu
cầu học sinh làm việc theo cá nhân, kể tên một số loài sinh vật sống dưới biển
từ đó giới thiệu về vai trò của sinh vật biển và thế giới biển trong môi trường
sống hàng ngày.

sharks
seals

Living in undersea

turtles
Ví dụ 2: Khi dạy Unit 10 (English 10) -Part C : listening, giáo viên có thể
thực hiện hoạt động “warm-up” bằng cách sử dụng hoạt động “missing
word”. Giáo viên đưa ra một số bức tranh cảnh cháy rừng và yêu cầu học sinh
tìm cụm từ chìa khóa thông qua bức tranh đó. Sau khi học sinh trả lời là
8


“forest fire”, giáo viên giới thiệu khái quát một số nguyên nhân cháy rừng, từ
đó dẫn học sinh vào bài học.
Ví dụ 3: Khi dạy Unit 11 (English 10) -Part A : Reading, giáo viên có thể thực
hiện hoạt động “warm-up” bằng cách sử dụng hoạt động “answering
question”. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi “ kể
tên một số rừng quốc gia mà em biết và cho biết vai trò của rừng quốc gia đối
với môi trường sống của chúng ta?”
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tổng kết lại và nhấn mạnh vai trò của
rừng quốc gia trong quá trình tạo môi trường sống cho con người và tạo sự
cân bằng trong hệ sinh thái.
b. Tích hợp qua hoạt động dạy từ vựng.
Thông qua quá trình dạy từ mới, giáo viên tích hợp nội dung về giáo

dục môi trường. Tuy nhiên đây là một hoạt động rất ngắn, ít thời gian vì thế
yêu cầu giáo viên phải thật linh hoạt trong việc tích hợp nội dung về giáo dục
môi trường, tránh mất thời gian và không phù hợp.
Ví dụ 1: Khi dạy Unit 11 (English 11) -Part A : Reading trong quá trình dạy từ
vựng, giáo viên có thể tích hợp về sự ảnh hưởng của năng lượng hạt nhân tới
môi trường thông qua việc dạy cụm từ “nuclear energy” hay tích hợp ý thức
sử dụng năng lượng tiết kiệm thông qua việc dạy từ “exhaust”.
Ví dụ 2: Khi dạy part A-Unit 10: Endangerd Species (English 12) khi dạy cụm
từ “endangered species” giáo viên có thể tích hợp giáo dục cho học sinh
những thông tin về các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng thông qua việc lấy ví
dụ về các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng và từ đó giáo dục cho học
sinh ý thức bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
Ví dụ 3: Khi dạy part B-Unit 10 (English 12) giáo viên có thể tích hợp giáo
dục cho học sinh về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường thông qua việc dạy
từ “pollutant” bằng cách lấy ví dụ về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
c. Tích hợp qua phần “production”.
Đây là phần tập trung vào khả năng sáng tạo và tính độc lập, chủ động
của học sinh vì vậy đây cũng là phần có thể tích hợp nội dung giáo dục môi
trường một cách dễ dàng, tự nhiên, đầy đủ và phù hợp nhất. Ở phần này, khi
9


tích hợp nội dung giáo dục môi trường chủ yếu giáo viên nên dùng hoạt động
“discussing questions”. Đây là hoạt động mang tính gợi mở và kết hợp được
nhiều suy nghĩ, ý kiến của học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy Unit 7(English 11) part B, khi dạy phần “production” giáo
viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 người và thảo luận câu hỏi “Sự
gia tăng dân số tác động đến môi trường sống như thế nào?”
Ví dụ 2: Khi dạy Unit 10(English 10) part A, khi dạy phần “production” giáo
viên yêu cầu học sinh làm việc theo từng cặp và thảo luận câu hỏi “Việc chặt

phá rừng gây ra những vấn đề gì?”
Ví dụ 3: Khi dạy Unit 8(English 12) part D, khi dạy phần “production” giáo
viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 người về môi trường sống trong
xã hội tương lai trước khi yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn về môi
trường xã hội tương lai.
II.5. Đánh giá kết quả tích hợp:
Sau khi tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài học thì việc
đánh giá kết quả của quá trình tích hợp là rất cần thiết. Việc đánh giá nhằm
ghi nhận kết quả của việc tích hợp và nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu của học
sinh đối với nội dung đã tích hợp. Kết quả của việc tích hợp thể hiện ở kiến
thức của học sinh về các vấn đề của môi trường sống và ở ý thức bảo vệ môi
trường sống của các em đặc biệt là môi trường học tập ngay tại trường.
Để đánh giá kết quả tích hợp, giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi
lồng ghép vào các đề kiểm tra 15 phút hoặc các câu hỏi kiểm tra miệng hoặc
những câu hỏi gợi mở trong quá trình dạy những bài có liên quan.
Ví dụ 1: Khi ra đề kiểm tra 15’ cho học sinh lớp 10, giáo viên có thể đưa ra
các câu hỏi lồng ghép để kiểm tra nội dung đã tích hợp:
Which causes a forest fire?
A. A campfire near a heap of leaves.
B. A holiday to the sea.
C. A heat centre at home.
D. A firewood.

10


Ví dụ 2: Khi ra đề kiểm tra 15’ cho học sinh lớp 12, giáo viên có thể đưa ra
câu hỏi lồng ghép để kiểm tra nội dung đã tích hợp:
“endangered species” means
A. dangerous species

B. species are endangered
C. species are becoming extinct
D. species aren’t killed

11


C. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được.
Sau một năm tìm tòi, áp dụng tích hợp những nội dung giáo dục môi
trường thông qua việc dạy môn tiếng Anh ở trường Lương Đắc Bằng, tôi nhận
thấy đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của học sinh một cách rõ
ràng, các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt hơn cho
những giải pháp bảo vệ môi trường. Học sinh nhận ra rằng chính hành động
hàng ngày của các em cũng có thể hạn chế ô nhiễm môi trường. Ý thức của
các em với môi trường xung quanh đã biến đổi tích cực. Các em biết giữ vệ
sinh lớp học, không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh. Các
em hứng thú học tập hơn đặc biệt là những tiết học có liên quan đến môi
trường.
Sau khi làm một cuộc khảo sát tìm hiểu về môi trường xung quanh với
học sinh 2 lớp 11A2 và 11A3 tôi đã rất ngạc nhiên với kết quả của cuộc điều
tra. Với 20 câu hỏi tìm hiểu về các vấn đề về môi trường, tài nguyên thiên
nhiên, dân số, năng lượng thì kết quả đạt được như sau:

Số học sinh Số h/s trả lời Số h/s trả lời Số h/s trả lời Số h/s trả
được 20 câu được từ 15 đến được từ 10 lời
19 câu
đến 14 câu
dưới 10 câu
Lớp 11A2

(45 h/s)

15=33,3 %

18=40 %

9=20 %

3=6,7 %

Lớp 11A3
(44 h/s)

14=31,8 %

21=47,7 %

8=18,2 %

1=2,3 %

2. Đề xuất, kiến nghị.
Việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học là rất cần thiết và
đúng đắn. Tuy nhiên không phải bài nào cũng có thể tích hợp, cũng không
phải nội dung nào cũng có thể tích hợp do đó giáo viên phải thực sự linh hoạt
trong việc lựa chọn bài và nội dung tích hợp. Thêm vào đó, để tích hợp cũng
có nhiều phương pháp, hình thức khác nhau, song không có phương pháp nào,
12



hình thức nào là vạn năng vì thế giáo viên cần vận dụng một cách nhuần
nhuyễn, sáng tạo các phương pháp thì bài học mới vừa đảm bảo được kiến
thức bộ môn vừa lồng ghép các vấn đề về môi trường một cách tự nhiên, thú
vị, không áp đặt mà lại lôi cuốn sự chú ý của học sinh
Để học sinh có được những nhận thức sâu sắc về môi trường và ảnh
hưởng của nó với đời sống không phải là việc dễ dàng, bởi nó không phô bày
ngay trước mắt các em, mà người giáo viên phải biết kết hợp, sử dụng nhiều
hình thức khác nhau, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội
dung từng bài nhằm tránh sự nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn
nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao
hiệu quả giáo dục môi trường mà không làm sai lệch mục đích, mục tiêu bài
day.

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 6 năm 2011
Người viết

Lê Thị Nhung

13


MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề
1. Lời nói đầu
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
B.Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
II.1.Môi trường và giáo dục môi trường
a. môi trường

b. Giáo dục môi trường
II.2. Những bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường
II.3. Những nội dung giáo dục môi trường có thể tích hợp
II.4 Phương pháp và hình thức tích hợp
II.4.1. Hình thức tích hợp
II.4.2. Phương pháp tích hợp
a. Tích hợp qua hoạt động “warm-up”
b. Tích hợp qua hoạt động dạy từ vựng
c. Tích hợp qua hoạt động “production”
II.5. Đánh giá kết quả
C. Kết luận
1. Kết quả đạt được
2. Đề xuất, kiến nghị

14



×