Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cổ tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.44 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

HÀ THỊ NGUYỆT

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN CỔ TÍCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo trong tổ
bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp đỡ em trong quá trình học
tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – T.S Lê Thùy
Vinh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu và
giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Hà Thị Nguyệt



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo T.S Lê Thùy Vinh. Tôi xin cam đoan rằng,
đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đề tài này chưa được công bố trong
bất kì một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Hà Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 6
1.1. Cơ sở tâm lí học ......................................................................................... 6
1.2. Cơ sở giáo dục ............................................................................................ 7
1.3. Cơ sở sinh lí học ......................................................................................... 9
1.4. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................. 11
1.5. Truyện cổ tích và hoạt động kể chuyện cổ tích trong việc giảng dạy ở nhà
trường mầm non .............................................................................................. 12
1.5.1. Khái niệm truyện cổ tích ....................................................................... 12
1.5.2. Đặc trưng của truyện cổ tích ................................................................. 14
1.5.3. Phân loại truyện cổ tích ......................................................................... 19

1.5.4. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn .................................................. 21
1.5. 5 Hoạt động kể chuyện cổ tích trong giảng dạy ở nhà trường mầm non . 28
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN CỔ TÍCH30
2.1. Thưc trạng phát triển vốn từ của trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hoa
Sen, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ..................................................... 30
2.2. Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua
hoạt động kể chuyện cổ tích ............................................................................ 34


2.2.1. Biện pháp đọc, kể chuyện cho trẻ nghe ................................................ 35
2.2.2. Biện pháp đàm thoại.............................................................................. 38
2.2.3. Biện pháp giải nghĩa từ ......................................................................... 40
2.2.4. Biện pháp dạy trẻ kể lại truyện cổ tích.................................................. 44
2.2.5. Biện pháp sử dụng các trò chơi học tập ................................................ 48
2.2.6. Phát triển vốn từ theo trường nghĩa từ .................................................. 49
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục

quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình
thành và phát triển nhân cách con người. Giáo dục mầm non đặt nền móng
cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ em Việt Nam.
Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và

toàn xã hội trước sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Trong
bậc học giáo dục mầm non, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một
yêu cầu cần thiết. Bởi ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học tập, vui chơi
đồng thời ngôn ngữ cũng giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ
em ở các độ tuổi. Đặc biệt, nó còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách
toàn diện: về đạo đức, về tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.
Phát triển ngôn ngữ thông qua các bộ môn cụ thể trong nhà trường Mầm
non là một cách đem lại sự hiệu quả. Dễ dàng nhận thấy, bộ môn “Làm quen
với tác phẩm văn học” là bộ môn giúp cho trẻ có khả năng tư duy và ngôn
ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp. Đặc biệt, hoạt động kể chuyện trong
môn học này giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc tích lũy, mở rộng vốn từ
ngữ cũng như diễn đạt một cách mạch lạc, rõ ràng.
1.2.

Văn hóa dân gian có vai trò rất lớn đối với sự phát triển nhân

cách của trẻ. Trong đó, truyện cổ tích là thể loại phổ biến được giảng dạy
trong nhà trường mầm non góp phần giáo dục đạo đức và thẩm mĩ cho trẻ.
Thông qua các câu chuyện cổ tích, trẻ có thể tích lũy được một vốn từ mới, từ
đó mở rộng vốn từ, mở rộng phạm vi giao tiếp, các mối quan hệ, mở rộng
nhận thức, phát triển ngôn ngữ tư duy. Các câu chuyện, các nhân vật, sự vật,
hiện tượng gần gũi cũng giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới
vạn vật xung quanh, phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò và thích khám

1


phá, từ đó nảy sinh trong trẻ những nhận thức, tình cảm đạo đức, tình cảm
thẩm mỹ, sự yêu quý ông bà cha mẹ, thầy cô, yêu quý loài vật, yêu thiên
nhiên cỏ cây hoa lá và làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện.

Truyện cổ tích là “ món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với trẻ mẫu
giáo. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn đã có khả năng nắm được ý nghĩa của những
từ vựng thông dụng, phát âm đúng sự phát âm của người lớn. Trẻ thực sự nắm
được tiếng mẹ đẻ. Việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với những câu chuyện cổ tích sẽ
giúp trẻ tích lũy nhiều vốn từ vựng cần thiết và rèn kĩ năng nói đúng ngữ pháp
của trẻ mẫu giáo lớn.
Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cổ tích” nhằm
đưa ra những biện pháp để mở rộng và phát triển vốn từ ngữ cho trẻ mầm non
đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn, hướng đến sự phát triển năng lực ngôn ngữ nói
chung của trẻ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trẻ em luôn giành được nhiều sự quan tâm từ gia đình, nhà trường và xã
hội; những vấn đề của trẻ em được các nhà nghiên cứu học hết sức quan tâm.
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn không còn là
một đề tài mới mẻ nữa, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều khía
cạnh khác nhau.
Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề này cũng
được quan tâm. Một số hội nghị khoa học ở Trung ương cũng như các địa
phương đã hướng nội dung vào việc thảo luận nâng cao chất lượng giảng dạy
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”
(2004), tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể. Trên cơ sở đánh giá chung về

2


đặc điểm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn
ngữ học với những bộ môn khác, tác giả đã đưa ra một số phương pháp phát

triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó có cả vấn đề phát triển vốn từ cho
trẻ . Ngoài ra ông cũng đưa ra các cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi
nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi”
(2005), tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức đã nói về
tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc phát triển toàn diện cho trẻ và nêu sơ
lược nội dung, phương pháp, biện pháp để luyện phát âm, phát triển vốn từ,
dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Trong cuốn “Tiếng Việt” (2003), tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra
những tri thức cơ bản của tiếng Việt để giúp giáo viên có những kiến thức cơ
bản để dạy trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Giáo dục mầm non, những vấn
đề lí luận và thực tiễn”(2007) nói về ý nghĩa của truyện cổ tích trong việc bồi
dưỡng cảm xúc lành mạnh và trong sáng, hướng đến giáo dục đạo đức cho trẻ.
Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phương pháp phát triển lời nói cho
trẻ em”(2007) cũng chú trọng đến dạy nói cho trẻ, phát triển ngôn ngữ thông
qua các thành phần của ngữ pháp tiếng Việt. Đó là giáo dục chuẩn mực ngữ
âm tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt,
phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ nghệ thuật cho trẻ qua các tác
phẩm văn học, để tạo tiền đề tốt cho trẻ chuẩn bị vào lớp Một.
Trong cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” (2005), tác giả
Nguyễn Ánh Tuyết cũng đã nói về sự phát triển vốn từ của trẻ ở từng giai
đoạn, lứa tuổi.
Cuốn “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học”
(2009), tác giả Lã Thị Bắc Lý- Lê Thị Ánh Tuyết đã đưa ra các phương pháp

3


tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện và sử dụng thơ, truyện

trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp ở trường mầm non.
Như vậy, các tác giả đã nghiên cứu rất sâu sắc ngôn ngữ của trẻ mầm
non và nêu lên những quan điểm của mình trong đó. Song chưa có tác giả nào
đi sâu, tìm hiểu vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua truyện cổ
tích. Trong đề tài khóa luận này, chúng tôi xin đi vào nghiên cứu khoảng
trống còn bỏ ngỏ này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lí luận thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đề tài này đưa ra một số biện
pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể
chuyện cổ tích.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
- Đề xuất các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua truyện cổ tích.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi
thông hoa hoạt động kể chuyện cổ tích.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, chúng tôi chỉ xem xét thực trạng
phát triển vốn từ thông qua hoạt động kể chuyện cổ tích của trẻ em tại trường
mầm non Hoa Sen, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở thực tế
này, chúng tôi đề xuất những biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua hoạt động kể chuyện cổ tích.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê

- Phương pháp miêu tả
- Thủ pháp phân tích tổng hợp
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được cấu trúc thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua hoạt động kể chuyện cổ tích

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở tâm lí học
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ ở lứa tuổi mầm non.
ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đã được hình
thành trước đây, đặc biệt trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ, vẫn tiếp tục phát triển
mạnh.
Con người khác xa con vật là nhờ có ngôn ngữ. Ngôn ngữ vừa là phương
tiện, vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu. Trong hoạt động
học tập ngôn ngữ là công cụ có giá trị, có tác dụng vô cùng to lớn. ngôn ngữ
vừa là công cụ thực hiện hóa tư duy, lĩnh hội tri thức, vừa nói lên khả năng trí
tuệ của con người. Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau, người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy;
nếu trau dồi ngôn ngữ tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển.
Đứng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngưc học thấy rằng: việc tiếp
thu ngôn ngữ có nhiều điểm khác so với tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực

khác. Ngôn ngữ được hình thành rất sớm, ngay từ giai đoạn hài nhi, ở trẻ đã
hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp với
người lớn ngày càng tăng làm nảy sinh khả năng nói năng của trẻ. Trẻ không
có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ
sẽ học được cách nói của những người xung quanh.
Sự phát triển mọi mặt của trẻ mẫu giáo chưa hoàn thiện, còn non nớt.
Hoạt động học tập đòi hỏi sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực, đòi hỏi sự chú ý
có chủ định kéo dài, đòi hỏi sự hoạt động nhiều mặt của trẻ. Trẻ 5-6 tuổi, chú
ý không chủ định phát triển mạnh, chú ý có chủ định đã xuất hiện nhưng còn
hạn chế. Đặc điểm tri nhớ của trẻ mẫu giáo là tính trực quan hình tượng, tính

6


không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp dẫn
bên ngoài. Trí nhớ trực quan phát triển mạnh mẽ hơn trí nhớ từ ngữ- logic.
Ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổi bật, trẻ ghi nhớ những sự vật, hiện tượng
cụ thể, dễ dàng hơn nhiều so với lời giải thích dài dòng. Vào cuối tuổi mẫu
giáo, trí nhớ của trẻ có một bước biến chuyển về chất: trí nhớ chủ định xuất
hiện và phát triển mạnh. Đó là loại trí nhớ có mục đích và phải nhờ đến công
cụ tâm lí như sơ đồ, biểu đồ và chữ viết. Biểu tượng của trí nhớ ở trẻ mẫu
giáo lớn mang tính khái quát hơn. Trong quá trình tưởng tượng, trẻ sử dụng
các biểu tượng của trí nhớ.
Tuổi mẫu giáo lớn, khi ngôn ngữ trở thành phương tiện của tư duy cho
phép trẻ giải những bài toán trí tuệ mà không cần sử dụng trực tiếp hành động
và biểu tượng, cũng là lúc trẻ lĩnh hội những khái niệm mà loài người đã xây
dựng lên. Tức là những tri thức về các dấu hiệu chung và bản chất của sự vật
cũng như hiện tượng trong hiện thực đã được củng cố bằng các từ. Trẻ biểu
hiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua quan sát, chú ý
và suy nghĩ bằng năng lực ghi nhớ liên tưởng và khả năng giải quyết các

nhiệm vụ thông qua vui chơi sáng tạo. Tư duy trực quan giải thích việc trẻ em
mẫu giáo bé và đầu mẫu giáo nhỡ có vốn từ biểu danh là chủ yếu. Tư duy trừu
tượng và tư duy logic xuất hiện ở tuổi thứ năm cho phép trẻ lĩnh hội những
khái niệm đầu tiên – đó là những khái niệm về sự vật, hiện tượng gần gũi
xung quanh trẻ.
Việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với truyện cổ tích và việc giáo dục đạo đức
cho trẻ thông qua ý nghĩa của các câu chuyện là hai hướng đi song song nhất
quán thúc đẩy, hỗ trợ phát triển cho trẻ và dần hình thành nhân cách trẻ thơ.
1.2. Cơ sở giáo dục
Dạy học ở trường Mẫu giáo là quá trình phát triển có hệ thống, có kế
hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức của trẻ, trang bị cho trẻ hệ thống

7


tri thức sơ đẳng hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Trên cơ sở đó góp phần
hình thành nhân cách cho trẻ. Trong quá trình dạy học gồm có nhiều hoạt
động khác nhau như: Làm quen với văn học, Hình thành biểu tượng toán học,
Làm quen với môi trường xung quanh… tất cả các hoạt động này nhằm mục
đích mở rộng kiến thức hiểu biết cho trẻ và bên cạnh đó nó có nhiệm vụ vô
cùng quan trọng là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hiện nay ở các trường mầm
non có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ đó là: tiết học và ngoài tiết học.
Các tiết học như: nhận biết tập nói, làm quen với chữ cái (tiết học chuyên
biệt), làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tác phẩm văn học
(tiết học có ưu thế phát triển lời nói); các tiết học khác như: tổ chức hoạt
động tạo hình, giáo dục âm nhạc… Tất cả các giờ học đều phát triển lời nói
cho trẻ. Vì vậy các giờ học trong các hoạt động khác chúng ta phải chú ý phát
triển ngôn ngữ cho trẻ vì ngôn ngữ là của ngõ để trẻ có thể phát triển toàn
diện nhân cách.
Chương trình kể chuyện trong bộ môn “Cho trẻ làm quen với tác phẩm

văn học” cho trẻ mẫu giáo nói chung và cho mẫu giáo lớn nói riêng, thì hầu
hết các truyện đều hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện về nhân cách cho
trẻ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những câu chuyện cổ tích dành cho trẻ mẫu
giáo lớn thường là những câu chuyện dài hơn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về
tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè, trường lớp. Khi dạy trẻ kể
chuyện, giáo viên cần giúp trẻ hiểu được những bài học giáo dục sâu sắc đó.
Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con
người và sự vật hiện tượng xung quanh. Để thực hiện được điều đó cần thông
qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi
ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày, rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ, tập
cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng
dẫn trẻ cách biết diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy, khi

8


cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên đặc
điểm của đối tượng; không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ,
rõ nghĩa, dạy trẻ biết phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng Việt, đảm bảo các
nguyên tắc của giáo dục học tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, tính
tiếp thu.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương
trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã
được nhà giáo dục mầm non Liên Xô (cũ) nổi tiếng Eiti – Khêva xem là khâu
chủ yếu nhất của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của
các công tác khác.
Khi trẻ được nghe các câu chuyện cổ tích, trẻ nắm được ngôn ngữ dân
gian có nội dung phong phú và đầy sức diễn cảm; từ đó, giúp trẻ cảm thụ
được sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được phương tiện thể hiện ngôn ngữ, lĩnh
hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Tất cả những điều này ảnh hưởng

tích cực tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
1.3. Cơ sở sinh lí học
Cho đến lúc ra đời, não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ, mặc dù hình
thái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não của người lớn là mấy. Ở
trẻ sơ sinh: não bộ có kích thước nhỏ, khoảng 370 – 392g (1/8 – 1/9 trọng
lượng cơ thể). Trong 9 năm đầu, trọng lượng não của trẻ tăng lên mạnh mẽ.
Chẳng hạn, trẻ được 6 tháng tuổi, trọng lượng của não tăng lên gấp đôi lúc sơ
sinh; trẻ 3 tuổi, tăng gấp 3 và đa số các tế bào thần kinh đã được biệt hóa.
Học thuyết về các hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống
tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Hệ thống tín
hiệu thứ hai có được nhờ những kích thích trừu tượng như ngôn ngữ, lời nói,
chữ viết… Việc phát triển ngôn ngữ phải liên quan mật thiết tới việc phát
triển và hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung. Trong ba năm

9


đầu là kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu vùng não chỉ huy ngôn ngữ,
vì thế phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc mới đạt được kết quả tốt.
Để có thể giao tiếp tốt, chúng ta không thể không kể đến bộ máy phát
âm. Mỗi con người sinh ra đều có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất
quan trọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ; nếu như cấu tạo của nó
có một khiếm khuyết nào đó (chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, ngắn
lưỡi…) thì việc hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn. Khi sinh ra, mỗi
con người không phải đã có ngay một bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Chính lứa
tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện dần dần bộ máy đó: sự xuất hiện và
hoàn thiện của hai hàm răng, sự vận động của môi, lưỡi, của hàm dưới… Quá
trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học, nó phát triển và hoàn
thiện cùng với sự lớn lên của trẻ. Trong thực tế có những em cùng sinh ra
nhưng có em ngôn ngữ phát triển rất tốt, có em lại nói ngọng. Có sự khác

nhau như thế là do bộ máy phát âm khác nhau và quá trình chăm sóc giáo dục
cũng khác nhau. Trẻ nói ngọng là do bộ máy phát âm phát triển chưa hoàn
thiện. Tuy nhiên bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất. Cùng
với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ
máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn
ngữ. Cấu tạo bộ máy phát âm gồm: dây thanh và các hộp cộng hưởng phía
trên thanh hầu. Âm sắc và tiếng nói do tính chất của âm xác định và phụ thuộc
vào các khoang cộng hưởng của phần trên các bộ phận thanh quản, họng,
khoang miệng, mũi. Bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển đầy đủ, các bộ
phận tạo thành tiếng nói chưa liên kết chặt chẽ nên trẻ phát âm còn chưa
chuẩn, không chính xác. Do đó, việc nghiên cứu bộ máy phát âm để tìm hiểu
vốn từ của trẻ mầm non hoàn toàn có cơ sở và mang tính khoa học.
Ở cuối tuổi mẫu giáo, do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng
trong những năm trước đây, tai nghe âm vị được rèn luện thường xuyên để

10


tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người lớn nói, mặt khác cơ quan phát âm đã
trưởng thành đến mức trẻ có thể phát âm tương đối chuẩn kể cả những âm khó
của tiếng mẹ đẻ khi nói năng. Trẻ mẫu giáo lớn đã biết sử dụng ngữ điệu một
cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể.
1.4. Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ
bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn
ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống
văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lênin từng khẳng định:
“Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một hoạt
động đặc trưng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất”. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống con người, nhờ ngôn ngữ

mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau
những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín. Không có
ngôn ngữ, con người không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại
được, nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt rất cầm đến sự chăm sóc, bảo vệ của
người lớn.
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành
một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui
chơi. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng
của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo
dục trẻ là một điều kiện rất quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và
trong hoạt động hình thành nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ cần cho tất cả các
hoạt động của trẻ và ngược lại, mọi hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy ngôn
ngữ của trẻ phát triển.
Ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non chủ yếu là ngôn ngữ nói, vì thế sự
phát triển ngôn ngữ nói của trẻ phụ thuộc rất lớn vào sự giao tiếp của trẻ em

11


với người lớn và trẻ em với nhau. Trẻ em giao tiếp với mọi người xung
quanh, học các từ của ông bà, bố mẹ, người thân, bạn bè thì ngôn ngữ của trẻ
chịu ảnh hưởng không nhỏ. Trẻ bắt chước người lớn nói và được người lớn
dạy. Cần làm giàu vốn từ cho trẻ bằng những từ mới, những từ khó đối với
trẻ. Đào sâu, cung cấp, chính xác hóa vốn từ cho trẻ hiểu chính xác nghĩa của
từ; tích cực hóa vốn từ cho trẻ, trang bị cho trẻ vốn từ sống động. Bằng vốn
ngôn ngữ của mình, trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn
hiểu và hiểu được ý nghĩa câu nói của người lớn. Trong công tác giáo mầm
non, người lớn cần phải có ý thức rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động.
Để dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp thì người

giáo viên không thể không tìm hiểu vốn từ của trẻ. Trong ngôn ngữ, từ là cái
quan trọng nhất, là vật trực tiếp để tạo ý, tạo lời và tạo câu. Ở tuổi mẫu giáo,
trẻ phải nắm được một vốn từ cần thiết đủ để chúng có thể giao tiếp được với
bạn bè, người lớn, tiếp thu các tri thức ban đầu trong trường mầm non, chuẩn
bị học tập ở trường phổ thông; xem các chương trình truyền hình, phát
thanh…. Vì thế, giáo dục học mẫu giáo coi việc hình thành vốn từ là một
nhiệm vụ quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ. Phát triển vốn từ được hiểu
như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con người đã lĩnh hội
được trong lịch sử. Nó bao gồm 2 mặt: tích lũy số lượng (tăng dần số từ tích
cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần dần nội dung xã hội tích lũy trong
từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận thức).
1.5. Truyện cổ tích và hoạt động kể chuyện cổ tích trong việc giảng dạy ở
nhà trƣờng mầm non
1.5.1. Khái niệm truyện cổ tích
Cho đến nay, truyện cổ tích có rất nhiều khái niệm, xong nhìn chung là
giống nhau về cơ bản, mỗi một khá niệm mà các nhà nghiên cứu đưa ra đã bổ

12


sung, làm phong phú thêm những hiểu biết của chúng ta về thể loại truyện cổ
tích.
Theo tác giả Lê Bá Hàn trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì:
Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội có giai cấp
với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn để xã hội, những số
phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có
chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền) có
mâu thuẫn với đấu tranh xã hội quyết liệt.
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” – Hoàng Phê (chủ biên), khái niệm
truyện cổ tích được diễn đạt ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là truyện cổ

dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức,
ước mơ của nhân dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng
trưng và ước lệ”.
“Giáo trình văn học dân gian” của tác giả Hoàng Tiến Tựu thì cho rằng:
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ
đại, phát triển tồn tại qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn chặt với quá
trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền, và phân
hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận,
những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có
giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội phong kiến). Nó dùng một kiểu tưởng
tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cấu cổ tích”) kết hợp
các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống, và khát vọng của nhân
dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và tiêu khiển của nhân
dân”[9;63]
Nguyễn Đổng Chi có nêu trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”:
Khi nói đến mấy tiếng “Truyện cổ tích” hay “truyện đời xưa” thì chúng ta

13


đều có sẵn quan niệm rằng đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy các
loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại.
Từ những khái niệm trên về truyện cổ tích, chúng tôi có thể đưa ra
những đặc trưng về thể loại truyện cổ tích như sau:
- Về nguồn gốc: truyện cổ tích ra đời từ xã hội nguyên thủy và phát triển
chủ yếu trong xã hội phong kiến.
- Về nội dung phản ánh: Truyện cổ tích không phản ánh mối quan hệ
giữa con người với thế giới tự nhiên như thần thoại mà nó phản ánh những
mâu thuẫn gia đình và các mẫu thuẫn trong đời sống xã hội. Truyện cổ tích
nói về ước mơ của những người bình dị, bé nhỏ. Đó là những ước mơ về một

xã hội công bằng, bác ái.
- Về nghệ thuật: Truyện cổ tích nổi bật như một thể loại mang tính hư
cấu cao, là hư cấu nghệ thuật.
Những đặc trưng trên giúp ta có thể phân biệt được truyện cổ tích với
các thể loại truyện khác trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
1.5.2. Đặc trưng của truyện cổ tích
a. Đặc trưng thời đại nảy sinh và phát triển truyện cổ tích
Khi con người còn sống tương đối bình đẳng trong cộng đồng nguyên
thủy thì mối quan tam nổi bật nhất là giữa con người với đại tự nhiên. Những
hiện tượng nắng mưa, hạn lụt,cháy rừng, sét đánh, cây đổ, dịch bệnh… đe dọa
trực tiếp đến sinh mạng, ảnh hưởng đến đời sống làm ăn của cộng đồng.
Nhưng khi xã hội nguyên thủy tan rã, có hai khuynh hướng xảy ra. Một là,
cộng đồng phải liên minh với các cộng đồng khác để tạo thành những cộng
đồng lớn mạnh hơn, đủ sức chống lại thiên nhiên và chống lại sự sâm lấn của
những cộng đồng khác từ bên ngoài. Hai là quan hệ bình đẳng bị phá vỡ, cộng
đồng bị chia rẽ thành những cá nhân và gia đình riêng lẻ, khẳng định khuynh
hướng phát triển cá nhân là tất yếu của xã hội. Nhân dân lao động đồng thời là

14


chủ thể sáng tạo, khi hướng vào cộng đồng, họ quan tâm đến những vấn đề
dựng nước và giữ nước, khi hướng vào đời sống gia đình, sinh hoạt xã hội,
học quan tâm nhiều hơn đến quan hệ giữa con người với con người, nhất là số
phận của những con người bé nhỏ, tội nghiệp dễ bị tổn thương nhất trong gia
đình và xã hội đang bị phân hóa. Từ đó hình thành những chủ đề truyện cổ
tích.
Truyện cổ tích đã kế thừa rất nhiều ở thần thoại, từ quan niệm nghệ thuật
về thế giới đến phương thức phản ánh thế giới đó. Nhân vật thần vốn có
nguồn gốc từ thần thoại, khi đi vào truyện cổ tích đã bị thu hẹp dần phạm vi,

còn nhân vật người bình dân khẳng định dần vị trí của mình và trở thành nhân
vật trung tâm của truyện cổ tích với tư cách là một thể loại phản ánh chủ đề
sinh hoạt gia đình và xã hội. Những nhân vật đó không còn mang đậm tính
chất thần linh, cũng không có dáng dấp khổng lồ kì vĩ nữa. Họ có diện mạo
như những con người bình thường hàng ngày ta vẫn gặp. Họ giảm tính thần
linh đi song lại tăng tính chất hoang đường, giàu yếu tố kì ảo, đó chính là kiểu
phản ánh mang đặc trưng cổ tích.
Những đứa trẻ mồ côi không phải chỉ là nhân vật mà trở thành kiểu nhân
vật quen thuộc của truyện cổ tích. Cùng với sự phát triển sản xuất, sức mạnh
thế lực được đề cao, vai trò của người đàn ông trong sản xuất và quản lí xã
hội ngày càng lớn dần thay thế cho vai trò của người phụ nữ. Sự phân biệt
nam nữ, sự phân chia tài sản thừa kế không đều nhau giữa những người con
thường là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn gia đình trong cổ tích. Đó chính là
điều kiện để tác giả dân gian quan tâm hơn đến số phận những người con gái,
người con út với lòng thương và mối thiện cảm, sự tin cậy và tinh thần che
chở, khiến họ trở thành những nhân vật trung tâm của truyện cổ tích, tích tụ
tài năng, đạo đức và vẻ đẹp hoàn hảo mà trí tưởng tượng của những người
lương thiện và vị tha có thể hình dung được.

15


Những biến động về xã hội là nguồn gốc sâu xa kéo theo những biến đổi
gia đình và ngược lại. Mâu thuẫn gia đình trong truyện cổ tích thường gay gắt
và căng thẳng hơn mâu thuẫn ngoài đời. Bằng việc giải quyết mẫu thuẫn gia
đình theo cách này hay cách khác, nhân dân đã thể hiện tính nhân văn, thái độ
trọng nghĩa khinh tài, đề cao công bằng dân chủ và đạo đức, cùng với nguyện
vọng thay đổi xã hội theo xu hướng tốt đẹp, trong sạch và nhân văn hơn.
Sẽ là rất nhiều nếu như chỉ nói đến chủ đề phản ánh mâu thuẫn xã hội
trong truyện cổ tích. Cũng một tinh thần thực tế, nhưng truyện cổ tích sinh

hoạt còn hướng tới nhiều chủ đề khác nữa. Một trong những chủ đề nổi bật là
sự ca ngợi của tác giả dân gian hướng vào phần lớn dân chúng. Những người
bình thường, thậm chí nghèo khó, cùng cực nhưng có lòng hiếu thảo, thông
minh trong tình nghĩa, dám đấu tranh cho sự công bằng được khẳng định.
Nhóm truyện về những người thông minh tài trí như Sợi bấc tìm ra thủ phạm,
Phân sử tài tình,... nhóm truyện tình nghĩa như Sự tích chim cuốc, Gái ngoan
dạy chồng, Chưa dỗ ông nghè đã đe hàng tổng,… phản ánh chủ đề này.
Trong kho tàng cổ tích có một nhóm truyện về loài vật. Đó là những
truyện kể mà các con vật là nhân vật chính, hoặc là thế giới loài vật trong đó
những con vật quan hệ với nhau theo cách như trong thế giới của con người.
Có lẽ những truyện kể loài vật có nguồn gốc từ tín ngưỡng tôn sùng vật tổ.
Khi chưa hiểu rõ nguồn gốc của mình, có một thời kì con người cho rằng tổ
tiên của mình là trâu, bò, chó, sói,… Nhưng trong quá trình phát triển, loài
người dần hiểu được nguyên nhân sinh sản từ tín ngưỡng vật tốt cũng dần
được phủ định, các con vật thiêng mất thiêng, được bình thường hóa hoặc bị
tha hóa trở nên tầm thường, hài hước trong truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn,
mang chức năng giải trí và chức năng giáo dục nhẹ nhàng.
b. Quá trình hoàn thiện truyện cổ tích là quá trình biến đổi không
ngừng

16


Do văn học dân gian là sáng tác truyền miệng và cũng là sáng tạo của tập
thể mà đời sống của các tác phẩm văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích
dài vô tận và có thể biến đổi vô cùng. Ở mỗi thời đại khác nhau, do sự phát
triển xã hội và những nhu cầu mới của dân chúng mà mỗi thể loại, thậm chí
mỗi tác phẩm có thể diễn ra những biến đổi bộ phận hoặc biến đổi phần lớn
nội dung của nó. Đặc điểm chung của các tác phẩm dân gian là phải dựa vào
những cốt truyện có sẵn, một mô tuýp quen thuộc, một công thức nghệ thuật

ổn định, thay đổi đi nhiều hay ít cho phù hợp với hiện tại để phản ánh tình
cảm, thái độ hay ý nguyện của nhân dân. Truyện cổ tích cũng có cùng quy
luật biến đổi như vậy.
Cội nguồn chủ yếu của truyện cổ tích là thần thoại. Nhiều mô tuýp thần
thoại cũng được truyện cổ tích vay mượn, kết nạp vào cốt truyện mới khiến ý
nghĩa cũ của thần thoại bị mờ đi, thay vào đó là sự phản ánh những chủ đề
mới mà những người sáng tạo truyện cổ tích quan tâm. Quá trình biến đổi của
các tác phẩm dân gian trong đó có truyện cổ tích đều mang tính quy luật, chịu
sự chi phối của thời đại và lịch sử. Ngay cả khi các tác phẩm văn học dân gian
đã được cố định bằng văn bản thì không phải nó không còn biến đổi. Ngược
lại, do văn học dân gian là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, nên có
chi tiết nào không hợp với thời đại mới, với nhu cầu của tập thể, nhân dân vẫn
có thể sửa chữa nó theo nhu cầu chung, khiến cho tác phẩm biến đổi không
ngừng qua các thời đại. Quá trình hoàn thiện truyện cổ tích là quá trình biến
đổi không ngừng và không có điểm dừng cuối cùng. Chắc chắn khi mới xuất
hiện, truyện “Thạch Sanh” không có nhiều chi tiết phong phú như vậy. Hai
mô tuýp được xác định cổ nhất là mô tuýp dũng sĩ diệt rắn (Thạch Sanh giết
trăn tinh) và dũng sĩ diệt chim (Thạch Sanh giết đại bàng). Còn chi tiết anh
chàng buôn rượu Lí Thông được kết nạp vào truyện muộn hơn nhiều. Bởi chỉ

17


khi thương mại phát triển, nghề buôn trở thành một hiện tượng xã hội phổ
biến nó mới có thể có chỗ đứng trong văn học dân gian hay văn học.
Ngay cả khi một tác phẩm văn học dân gian đã được đời sau cố định lại
thành văn bản thì nó vẫn có thể thay đổi do đặc trưng riêng của nó. Truyện
“Tấm Cám” vốn kết thúc bằng tình tiết Tấm dội nước sôi, Cám chết. Tấm lấy
xác Cám làm mắm, gửi về cho mụ dì ghẻ. Ngày ngày mụ ăn mắm, tấm tắc
khen ngon. Cho đến khi ăn đến đáy hũ, nhìn thấy đầu lâu con mình, mụ lăn

đùng ra chết. Kết thúc ấy đã tồn tại một thời gian dài trong lời kể dân gian và
đã từng làm không ít người hả hê vì cách trừng phạt “ác giả ác báo” đó.
Nhưng giường như cách trừng phạt đó đã trở nên quá dã man ở thời hiện đại.
Vì vậy, trong lời kể hiện nay đã có những người bỏ qua tình tiết “làm mắm”.
Khi kể chuyện cho trẻ mẫu giáo, các cô giáo cũng đã bỏ đi đoạn trùng phạt
bằng cách này. Như vậy tính chất thời đại đã chi phối cách lựa chọn các tình
tiết truyện cổ. Ngay cả khi truyện dân gian đã được văn bản hóa thì nó vẫn có
thể biến đổi để phù hợp với thời đại mà nó đang lưu truyền.
Vì thế, mà khám phá truyện cổ tích cũng là quá trình tìm hiểu và hiểu lại
các tình tiết để ngày càng tiếp nhận chân lí hơn.
c. Truyện cổ tích phản ánh thực tại một cách độc đáo.
Các thể loại văn học dân gian đều lấy đối tượng phản ánh là hiện thực,
nhưng mỗi thể loại hướng vào hiện thực theo cách lựa chọn riêng của mình.
Thần thoại và truyền thuyết chú ý đến mảng hiện thực rộng lớn, những đề tài
cao cả, những nội dung hoành tráng mang tính cộng đồng, còn truyện cổ tích
quan tâm đến những quan hệ giữa con người trong sinh hoạt đời thường,
những bon chen đố kị, những lợi ích cụ thể của các thành viên trong gia đình
và xã hội.
Tuy nhiên, khác với hiện thực ngoài đời, các yếu tố thực tế trong cổ tích
luôn đan xen với yếu tố kì ảo, tạo ra một “thế giới cổ tích”, “không khí cổ

18


tích” rất đặc trưng và hấp dẫn, trong đó con người vừa bình thường vừa lạnh
lùng, các sự kiện vừa quen thuộc vừa phi lí, không thể lí giải bằng tư duy
thông thường. Tất cả những gì phi lí nhất, không thể tồn tại được ngoài đời
đều có thể dễ dàng có thể chấp nhận trong thế giới riêng của truyện cổ tích,
ngay sau lời mở đầu quen thuộc “ngày xửa, ngày xưa…”. Cũng từ đó nó dọi
một ánh sáng đặc biệt vào cuộc đời tối tăm đầy khổ đau của con người, thôi

thúc niềm lạc quan và tiềm năng của họ trỗi dậy. Truyện cổ tích không xa rời
hiện thực, thường bắt rễ từ hiện thực, nhưng cái nổi bật nhất trong nó, điểm
sáng lung linh chiếu dọi những tác phẩm văn học dân gian này chính là sự
trình bày những ước mơ kì diệu, bay bổng, đứng trên và vượt xa thực tại. Đó
chính là sự phản ánh thực tế độc đáo nhất. Truyện hấp dẫn người nghe không
phải bởi thế giới thực tại mà bởi chính thứ ánh sáng kì ảo của những mộng
mơ, có sức lôi cuốn hấp dẫn và mạnh mẽ đó. Nhà văn M.Gorki từng nói:
“Truyện cổ tích mở ra trước mắt tôi một cánh cửa nhìn vào cuộc đời, trong
đó có một lực lượng tự do không biết sợ sệt, đang tồn tại và hoạt động, mơ
ước một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
1.5.3. Phân loại truyện cổ tích
Có rất nhiều cách phân loại truyện cổ tích Việt Nam, một trong những
cách phân loại chung được nhiều người tán thành và vận dụng hiện nay là
cách phân chia truyện cổ tích thành ba loại chính: truyện cổ tích thần kì,
truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt. Đây cũng là cách phân loại
được tác giả Lê Bá Hàn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi áp dụng phân loại
truyện cổ tích trong cuốn “Từ điển thuật ngữ Văn học”. Cách phân loại này
kết hợp vận dụng những tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng tác.
Phân biệt truyện cổ tích về loài người với truyện cổ tích về loài vật chủ yếu
dựa vào đề tài (đối tượng phản ánh). Còn khi tách bộ phận truyện cổ tích về
loài người thành hai loại (truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt) thì

19


chủ yếu dựa vào phương pháp sáng tác. Cách phân chia này phù hợp với tiến
trình lịch sử của truyện cổ tích các dân tộc.
Ranh giới giữa các loại truyện nói trên không phải lúc nào cũng rõ ràng,
rứt khoát, những yếu tố thần kì vẫn rải rác trong các câu chuyện cổ tích sang
những mô tuýp đời sống xã hội với những mức độ đậm nhạt khác nhau vẫn

thường xuyên có mặt trong truyện cổ tích thần kì. Và tương tự như thế, những
loài vật thuộc nhiều loại khác nhau vẫn hay được nói tới trong các truyện cổ
về loài người. Nói tóm lại cách phân truyện cổ tích như trên có tính chất
tương đối.
Trong thể loại truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kì là bộ phận tiêu biểu
nhất và quan trọng nhất. Ở loại truyện này, nhân vật chính vẫn là con người
trong thực tại nhưng các thế lực thần kì, siêu nhiên có một vai trò quan trọng.
Hầu như xung đột giữa con người với con người đều bế tắc không thể giải
quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì. Có thể nói rằng, loại truyện cổ tích thần kì
nằm ở vị trí gạch nối giữa thể loại truyện cổ tích và thể loại truyện thần thoại
trong tiến trình sáng tạo lâu dài của các tác giả dân gian các dân tộc.
Truyện cổ tích sinh hoạt (hay truyện cổ tích thế sự) là những truyện cổ
tích không có hoặc có rất ít yếu tố thần kì. Mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn giữa
người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến yếu tố
siêu nhiên. Những yếu tố thần kì, nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và
nhiề khi cũng chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ ly kì, hấp dẫn.
Truyện cổ tích loài vật là loại truyện chủ yếu lấy loài vật (phần lớn là
động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật, lý giải. Loại truyện này ở thời
kỳ cổ xưa hầu hết các dân tộc đề có, các loài vật ở đây đều được nhân cách
hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân vật thời cổ đại.

20


×