Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.33 KB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

ĐÀO THỊ NỮ

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM THƠ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI – 2017

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2, các
thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Lê Thị Lan
Anh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô giáo cùng tất cả các cháu mẫu
giáo lớn (5 – 6 tuổi) trường mầm non Cổ Loa đã giúp đỡ để em có được những
tư liệu để hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ
động viên em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Quá trình nghiên cứu đề tài, em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Nữ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và
kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong
bất cứ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Nữ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. L ch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC RÈN KĨ
NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ........................................ 6
1.1. Cơ sở lí luận về việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi ............. 6

1.1.1. Cơ sở tâm lí ............................................................................................. 6
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học ..................................................................... 8
1.1.3. Vai trò của thơ ca với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5–6 tuổi
......................................................................................................................... 15
1.1.4. Quan niệm về đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật ............................ 17
1.1.5. Vai trò của việc đọc diễn cảm đối với giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
......................................................................................................................... 22
1.2. Thực trạng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ 5 – 6 tuổi ...... 25
1.2.1. Chương trình thơ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ....................................... 25
1.2.2. Điều tra khảo sát kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mầm non .............. 27
1.2.3. Phân tích kết quả điều tra ...................................................................... 28


1.2.4. Nhận xét kết quả khảo sát ..................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 32
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
THƠ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ........................................................................ 33
2.1. Sử dụng biện pháp mớm lời ..................................................................... 33
2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp “mớm lời” .................................... 33
2.1.2. Cách tiến hành ....................................................................................... 34
2.1.3. Yêu cầu và điều kiện vận dụng ............................................................. 35
2.2. Rèn luyện đọc diễn cảm thơ theo mẫu ..................................................... 35
2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp đọc diễn cảm thơ theo mẫu .......... 35
2.2.2. Đọc mẫu diễn cảm thơ .......................................................................... 36
2.3. Đọc diễn cảm trên nền nhạc ..................................................................... 40
2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa ............................................................................... 40
2.3.2. Yêu cầu .................................................................................................. 41
2.3.3. Cách tiến hành ....................................................................................... 42
2.3.4. Điều kiện vận dụng ............................................................................... 43
2.4. Dạy trẻ đọc diễn cảm theo thể thơ ........................................................... 43

2.4.1. Ngắt nh p theo thể thơ ........................................................................... 43
2.4.2. Chú ý vần trong khi đọc từng thể thơ ................................................... 46
2.4.3. Sưu tầm một số bài thơ theo thể thơ ..................................................... 48
2.5. Sửa lỗi sai cho trẻ khi đọc diễn cảm thơ .................................................. 54
2.5.1. Rèn phát âm đúng từ ngữ ...................................................................... 55
2.5.2. Rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng .................................................................. 57
2.5.3. Rèn đọc diễn cảm .................................................................................. 59
2.6. Sử dụng biện pháp “karaoke” - chiếu văn tự hoặc hình ảnh cho trẻ đọc
diễn cảm thơ .................................................................................................... 61


2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp....................................................... 61
2.6.2. Yêu cầu .................................................................................................. 63
2.6.3. Cách tiến hành ....................................................................................... 64
2.6.4. Điều kiện vận dụng ............................................................................... 64
2.7. Luyện trẻ cách ngắt nghỉ hơi đúng có kèm giải thích nghĩa .................... 64
2.7.1. Ngắt giọng ............................................................................................. 64
2.7.2. Một số lưu ý ngắt nghỉ khi đọc diễn cảm thơ ....................................... 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 71
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 72
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 72
3.2. Thời gian, khách thể và đ a bàn thực nghiệm .......................................... 72
3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm ........................................................... 72
3.4. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 73
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 73
3.5.1. Kết quả trước thực nghiệm.................................................................... 73
3.5.2. Kết quả sau thực nghiệm ....................................................................... 75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. L

o họn ề tài
Văn học là một phương tiện hiệu quả mạnh m không chỉ đối với việc

giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ. Và phát triển ngôn ngữ cho trẻ c ng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường mầm non.
Đối với trẻ mầm non, làm quen với đọc thơ là hoạt động hấp dẫn, thu hút
sự quan tâm đặc biệt chú ý của trẻ, thông qua các bài thơ đã đưa đến cho trẻ sự
nhận biết một cách tự nhiên về thế giới xung quanh, về vẻ đẹp của tự nhiên và xã
hội, góp phần quan trọng đối với việc phát triển nhận thức và phát triển toàn diện
cho trẻ, khắc vào lòng trẻ những vần thơ, lời hay, ý đẹp trong ngôn ngữ với
những hình tượng trong sáng, để từng bước hình thành lòng say mê yêu thích
đọc thơ ngay từ tuổi thơ ấu.
Tuy nhiên, do hạn chế của độ tuổi này nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực
tiếp qua tác phẩm (trẻ chưa biết chữ) chưa hiểu được đầy đủ về giá tr nội dung
c ng như giá tr nghệ thuật của tác phẩm. Do đó trẻ chưa tự cảm thụ và tiếp nhận
được các tác phẩm thơ, thụ động trong việc tạo lập và sáng tạo. Sự cảm thụ tác
phẩm văn học ở trẻ là một quá trình thống nhất, trọn vẹn, dựa trên mối liên hệ
không ngừng giữa yếu tố nhận thức và cảm xúc. Trong cảm thụ tác phẩm các em
không chỉ cảm thụ nội dung mà còn cảm thụ về nghệ thuật của nó (đặc biệt là
yếu tố ngôn ngữ, vần, nh p điệu). Để tiếp nhận đúng cái hay, cái đẹp của tác
phẩm thơ trẻ được truyền thụ qua nghe và đọc lại, qua hoạt động bắt chước lời
nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm. Chính
quá trình trẻ được nghe, và được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc thơ s

giúp trẻ tích l y và phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này giúp giáo viên có thể
dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn
ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ.

1


Trẻ không biết chữ nên cảm nhận đầu tiên của nó là qua cô giáo, việc
truyền thụ tác phẩm của giáo viên là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc giúp trẻ có
khả năng diễn đạt mạch lạc được chúng tôi quan tâm nhất khi cho trẻ tiếp xúc
với tác phẩm văn học. Đối với chúng tôi thì việc đọc diễn cảm có nghệ thuật có ý
nghĩa to lớn hơn, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn.
Qua đó, trẻ tái tạo lại bằng hình ảnh những gì đã nghe được và gợi lên ở trẻ
những tình cảm, cảm xúc nhất đ nh; trẻ chú ý say mê với âm thanh nh p điệu,
nhạc vần của thơ ca. Điều đó là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân
cách, đạo đức cho trẻ thơ. Mặt khác, trẻ 5 – 6 tuổi là giai đoạn chuẩn b tiến vào
cấp học phổ thông vì vậy việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ là bước đệm quan
trọng cho trẻ để có thể thực hiện tốt việc học tập trong các cấp học tiếp theo.
Hoạt động diễn cảm thơ ngày càng được quan tâm chú trọng đặc biệt hơn.
Tuy nhiên trong quá trình thực tiễn ở trường mầm non tôi thấy kĩ năng đọc diễn
cảm thơ của trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế; chỉ có một số trẻ biết đọc diễn cảm,
việc đọc kể tác phẩm còn mang tính chất học thuộc lòng chứ chưa thể hiện một
cách diễn cảm, thậm chí trẻ còn chưa đọc đúng, một số trẻ còn ngọng, lắp,... do
đó gây rất nhiều khó khăn đối đối với việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ, từ
đó dẫn đến kết quả giáo dục chưa cao. Từ thực tiễn này, nên chúng tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng ọ

iễn ảm thơ ho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”

làm đề tài của mình.

2. Lị h s nghiên ứu vấn ề
Qua quá trình tìm hiểu việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo
lớn (5 – 6 tuổi) nhằm xây dựng một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng đọc
diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ một cách có hiệu quả nhất, chúng tôi đã được
nghiên cứu một số công trình khoa học trong nước và nước ngoài có đề cập
những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình.
Cuốn Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non của tác giả
Lã Th Bắc Lí, NXB ĐHSP (2008) dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tiếp nhận

2


văn học của trẻ mầm non để khẳng đ nh vai trò quan trọng của văn học đối với
việc giáo dục trẻ một cách toàn diện. Theo đó, các tác phẩm thơ tham gia tích
cực vào phát triển các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát
triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mĩ và phát triển thể chất cho trẻ. Như vậy,
việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho trẻ là cần thiết và có ý nghĩa.
Cuốn Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lí luận và
thực tiễn của Hà Nguyễn Kim Giang, NXB ĐHQG Hà Nội (2006) c ng đã nêu
ra những kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học có tên tuổi trên thế
giới như: P.M Iacôp sơn, E.I Trikhiêva, A.V Zapôrôze… về khả năng, năng lực
tiếp nhận văn học của trẻ mầm non: Trẻ mầm non hoàn toàn có thể hiểu sâu sắc
(ở mức độ của trẻ) nội dung và tư tưởng tác phẩm văn học, có thể phân biệt được
hình ảnh nghệ thuật với hiện thực, chỉ ra và nhận xét được những phương tiện
biểu đạt hình tượng, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, có khả năng nắm bắt
được cơ bản cách xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối quan hệ giữa các nhân
vật.
Cuốn Phương pháp đọc diễn cảm của Hà Nguyễn Kim Giang, NXB
ĐHSP (2007) c ng đã chỉ rõ cho chúng ta biết: Việc đọc diễn cảm được sử dụng
rộng rãi trong các tiết dạy học văn học, trong các hoạt động văn học. Trong các

hoạt động này, nó được xem như một nghệ thuật đọc có tác dụng một cách kỳ
diệu về nhiều mặt. M.A.Rưbnhikôva khẳng đ nh rằng: “Đọc diễn cảm là hình
thức đầu tiên và cơ bản của việc dạy học văn học một cách trực quan và cụ thể,
đối với chúng tôi nó là một hình thức trực quan quan trọng hơn bất kỳ một hình
thức trực quan th giác nào. Chúng tôi không phủ nhận hình thức trực quan th
giác, nhưng phương pháp làm cho từ khắc sâu vào nhận thức chính là lời nói, là
phương pháp đọc diễn cảm bằng lời nói.”…
Qua nghiên cứu các bài viết, các công trình liên quan đến khóa luận chúng
tôi nhận thấy các công trình này quan tâm sâu sắc đến vai trò của tác phẩm văn
học đối với việc giáo dục trẻ mầm non; khả năng của trẻ mầm non trong việc đọc

3


diễn cảm tác phẩm văn học; khẳng đ nh sự cần thiết của việc nâng cao chất
lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo. Có tài liệu đã đề cập đến
nghệ thuật đọc diễn cảm tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm
tác phẩm thơ cho trẻ. Tuy nhiên, vấn đề nêu ra ở tài liệu này chưa hướng vào
từng độ tuổi cụ thể trong suốt giai đoạn trẻ ở bậc học mầm non, từng đối tượng
trẻ với trình độ khác nhau, điều kiện học tập khác nhau, c ng chưa nêu các biện
pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ phù hợp với từng
đối tượng như đã nói trên. Nhận thấy đây là một khoảng trống có thể tiến hành
khảo sát, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp mang tính ứng dụng, chúng tôi
chọn nghiên cứu vấn đề “Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm
thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)”.
3. M

h nghiên ứu
Tìm ra biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ 5-6 tuổi.


4. Đ i tƣ ng nghiên ứu
Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ 5-6 tuổi.
5. Ph m vi nghiên ứu
Trong khuôn khổ khóa luận chúng tôi xin dừng lại ở nghiên cứu một số
biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi rèn kĩ năng đọc thơ tại trường mầm non Cổ Loa –
huyện Đông Anh – Hà Nội.
6. Nhiệm v nghiên ứu
- Nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực trạng: về nghiên cứu lí luận trên
cở sở tổng hợp các tư liệu về lí thuyết có liên quan đến đề tài xây dựng cở sở lí
luận cho việc xây dựng một hệ thống các biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm,
nghiên cứu thực trạng để thấy được việc thực hiện dạng thức tiết học này đạt kết
quả như thế nào.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá và kiểm tra giả thiết khoa học.

4


7. Phƣơng pháp nghiên ứu
+ Phân tích, tổng hợp các tư liệu về lí thuyết có liên quan đến đề tài
+ Quan sát
+ Phương pháp thực nhiệm
+ Phương pháp lựa chọn đánh giá
8. Cấu tr

kh

uận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung Khóa luận còn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm
thơ cho trẻ 5 - 6 tuổi
Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ 5 – 6 tuổi
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC RÈN KĨ NĂNG
ĐỌC DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
1.1. Cơ sở

uận về việ rèn kĩ năng ọ

iễn ảm ho trẻ 5 – 6 tuổi

1.1.1. Cơ sở tâm lí
1.1.1.1. Tư duy
Tư duy là một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng, có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tiếp nhận văn học của trẻ 5 – 6 tuổi. Ở tuổi mẫu giáo lớn tư duy trực
quan – hình tượng phát triển mạnh đã giúp trẻ giải quyết một số bài toán thực
tiễn. Nhưng trong thực tế những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng mà
trẻ cần tìm hiểu lại b che dấu không thể hình dung được bằng hình ảnh. Kiểu tư
duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh ở trẻ mẫu
giáo lớn, cho nên bên cạnh phát triển tư duy trực quan – hình tượng vẫn mạnh
m như trước đây, còn cần phát triển thêm một kiểu tư duy trực quan – hình
tượng mới để đáp ứng với khả năng và nhu cầu của trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo. Đó
là kiểu tư duy trực quan – sơ đồ, trẻ mẫu giáo lớn có khả năng hiểu một cách dễ
dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ để tìm hiểu sự vật. Trong thời gian
này, trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể biểu th một sự vật hay một hiện tượng nào đó

bằng từ ngữ hay các kí hiệu khác khi phải giải những bài toán tư duy độc lập. Vì
vậy, tính cụ thể của ngôn ngữ văn học khi tái hiện lại toàn bộ thế giới hình ảnh,
màu sắc, âm thanh có liên quan mật thiết tới sự tiếp nhận văn học của trẻ. Nói
cách khác, tư duy trực quan – sơ đồ cụ thể giúp trẻ tiếp nhận một cách dễ dàng,
có hiệu quả các tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi. Với sự phong phú của trí
tưởng tượng hay “ý thức bản ngã” rất cao, trẻ mầm non, đặc biệt trẻ từ 5 – 6 tuổi
luôn lấy mình làm trung tâm để nhìn nhận thế giới xung quanh. Với cách nhìn
“vật ngã đồng nhất” và trí tưởng tượng phong phú, vạn vật qua con mắt trẻ thơ
đều sinh động và có hồn. Các em tìm thấy trong tự nhiên đời sống của chính
mình, và hòa chúng vào thiên nhiên, đồng nhất với thế giới xung quanh với

6


chính bản thân. Cho nên, trẻ mầm non thường rất thích nghe kể đọc thơ, kể
truyện cổ tích, truyện đồng thoại.
1.1.1.2. Trí tưởng tượng
Nét nổi bật trong tâm lí trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6) là sự phong phú
về trí tưởng tượng. Khác với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ
trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi đã biết dùng sự tưởng tượng của mình để khám phá
thế giới và tự thoả mãn nhu cầu nhận thức của bản thân, để tiếp thu sáng tạo
nghệ thuật và ngược lại, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng trong các tác phẩm
thơ s chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão sáng tạo của trẻ. Như vậy, trí
tưởng tượng là một phần quan trọng của các quá trình tâm lí góp phần tích cực
vào hoạt động tư duy, nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Theo nghiên cứu
của các nhà tâm lí, tưởng tượng của trẻ em lứa tuổi này đã bắt đầu mang tính
chất sáng tạo. Đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của tưởng tượng, đó là tưởng tượng
hoang đường. Đặc điểm của giai đoạn này là thiên về những điều kì diệu khác
thường. Đây chính là cơ hội để chúng ta sử dụng các tác phẩm văn học, nhất là
truyện cổ tích cho trẻ làm quen. Thế giới nghệ thuật tươi đẹp và chứa đầy những

điều bí ẩn, thần kỳ của các câu chuyện cổ tích s khơi dậy những tiềm năng sáng
tạo kì diệu ở trẻ. Các cô giáo mầm non cần có sự hiểu biết và những kĩ năng cảm
thụ tác phẩm để tìm ra con đường tốt nhất giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm thơ, truyện
một cách có hiệu quả.
1.1.1.3. Tình cảm, xúc cảm
Giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lí nổi bật ở trẻ thơ, nhất là trẻ lứa
tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi). Nhìn chung, ở lứa tuổi này, tình cảm thống tr tất cả
các mặt trong hoạt động tâm lí của trẻ. Chính vì vậy, nhận thức của trẻ c ng
mang đậm màu sắc cảm xúc (nhận thức cảm tính). Trẻ luôn có nhu cầu được
người khác quan tâm và c ng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người
xung quanh. Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự đổi thay của thế giới xung
quanh và xúc động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản.

7


Chính đặc điểm dễ nhạy cảm này làm cho trẻ khi nghe đọc thơ, kể chuyện có thể
dễ dàng hoá thân vào thế giới nhân vật trong tác phẩm và biểu hiện những cảm
xúc, tình cảm của mình một cách hồn nhiên khi tiếp xúc với tác phẩm. Cho nên
ngôn ngữ, giọng điệu, ngữ điệu hoặc cử chỉ, điệu bộ của người đọc, người kể tác
phẩm cho trẻ nghe là vấn đề rất quan trọng. Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm
văn học, ngoài kiến thức, còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một
thái độ để cảm nhận cuộc sống – một phong cách sống.
1.1.1.4. Khả năng chú ý
Đặc điểm chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu là không chủ đ nh. Trẻ mẫu
giáo chỉ chú ý, ghi nhớ những gì mình thích và có thể liên quan đến nhu cầu
chính của bản thân trẻ, những gì gây ấn tượng xúc cảm đối với trẻ, c ng dễ b
phân tán sự chú ý. Vì vậy để tổ chức cho trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ phải căn
cứ vào đặc điểm này. Trước hết cô phải có biện pháp, thủ thuật thế nào để lôi
cuốn sự chú ý của trẻ. Trẻ có chú ý, ghi nhớ được bài thơ thì trẻ mới có thể đọc

diễn cảm lại bài thơ đó.
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học
1.1.2.1. Ngôn ngữ
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm
non” tức là tuổi trước khi đến trường phổ thông. Ở giai đoạn này, trẻ đã biết sử
dụng được một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày. Không
chỉ thế, trẻ 5 – 6 tuổi còn xuất hiện nhu cầu dùng ngôn ngữ để biểu đạt thái độ,
tình cảm một cách sinh động và truyền cảm. Trẻ đã biết sử dụng ngữ âm và ngữ
điệu khi biểu đạt cảm xúc hay khi đọc một bài thơ. Trẻ dần hoàn thiện về mặt
ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần được đ nh v . Trẻ
phát âm đúng các âm v của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ươm,
uông...). Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích l y được khá phong phú không chỉ về
danh từ mà còn về tính từ, động từ, liên từ… Trẻ nắm được vốn từ trong tiếng
mẹ đẻ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. Nhu cầu đó vừa phản

8


ánh sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ vừa cho thấy khả năng có thể tác động, rèn
luyện cho trẻ cách nói tiếng Việt sao cho hay; rèn luyện cho trẻ năng lực cảm thụ
tính nghệ thuật của tiếng Việt thông qua các tác phẩm thơ. Phát triển tính linh
hoạt, tính nghệ thuật trong ngôn ngữ nói của trẻ ở lứa tuổi 5 – 6 là một nhiệm vụ
cực kì quan trọng của người giáo viên mầm non. Nhiệm vụ này được thực hiện
thông qua nhiều hình thức dạy học, nhưng chủ yếu nhất, và c ng đạt hiệu quả
cao nhất là hình thức cho trẻ tiếp xúc với thơ qua hoạt động đọc diễn cảm.
1.1.2.2. Đặc điểm của thơ viết cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi)
Văn học thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học nói chung. Vì
thế, nó c ng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó
thực hiện các chức năng chung của văn học như: chức năng nhận thức, chức
năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng vui chơi giải

trí. Các chức năng này không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt ch với nhau trong
mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng do đối tượng chủ yếu là trẻ em nên nó
có những đặc điểm nhấn mạnh.
Trước hết, tính giáo dục được coi là một trong những đặc trung cơ bản
nhất của văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to lớn trong
việc toàn diện nhân cách cho trẻ, cả về đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ.
Nếu tính giáo dục là một đặc trưng có tính chất sống còn văn học thiếu nhi
thì khả năng khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ c ng là một
đặc điểm không thể thiếu của văn học viết cho các em. Hơn bất cứ loại hình nào,
sáng tác văn học thiếu nhi phải đặc biệt quan tâm tới đặc điểm tâm lí của lứa tuổi
thiếu nhi. Chính điều này c ng làm nên sự khác biệt giữa văn học thiếu nhi và
văn học người lớn. Tuổi thơ hồn nhiên, tâm hồn trong sáng, dạt dào cảm xúc và
trí tưởng tượng thì tuyệt vời, phong phú, bay bổng. Chính vì vậy mà trí tưởng
tượng là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học viết cho các em.
Văn học viết cho trẻ lứa tuổi mầm non, do đối tượng phục vụ chủ yếu là
những bạn đọc còn chưa biết đọc, biết viết, nên ngoài những tiêu chí chung của

9


văn học thiếu nhi, nó còn có những đặc điểm được nhấn mạnh, phù hợp với tâm,
sinh lí đặc thù của lứa tuổi này. Có thể kể ra một số đặc trưng cơ bản sau đây:
* Sự hồn nhiên, ngây thơ
Hồn nhiên và ngây thơ là bản tính của trẻ thơ, vì thế, yêu cầu đầu tiên của
văn học viết cho trẻ em c ng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ.
Ví dụ: Về chuyện đến lớp của bé:
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang mẩu bánh mì con con

(Phan Th Vàng Anh - Mèo con đi học)
Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ ấy
thì tác phẩm mới hy vọng đem lại sự thành công. Tất nhiên, không phải là sự hồn
nhiên theo kiểu cố tình làm ra vẻ ngây thơ (trở thành ngây ngô) mà phải thực sự
hiểu để có thể hóa thân sống cùng con trẻ.
* Sự ngắn gọn, rõ ràng
Dạng phổ biến của bài thơ viết cho các em là thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ,
rất gần với đồng dao, một thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ thơ, câu thơ
ngắn vui nhộn, các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ.
Ví dụ:
Cây dây leo
Bé tẻo teo
Ở trong nhà
Lại bò ra
Ngoài cửa sổ
Và nghển cổ
Lên trời cao
Hỏi: “Vì sao?”

10


Cây trả lời:
Ra ngoài trời,
Cho dễ thở…
(Xuân Tửu – Cây dây leo)
Sự rõ ràng của thơ viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non còn được thể hiện ở ý
nghĩa của từ vựng. Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể, dễ
hiểu. Ví dụ:
Đỏ rực nụ rong riềng

Tim tím hoa bìm bịp
Dây tơ hồng em quấn
Thành một bó vừa xinh.
(Ngô Quân Miện – Bó hoa tặng cô)
* Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu
Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm
cho tác phẩm thêm sinh dộng, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em.
Có thể nói, vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em
(điều này rất khác với thơ cho người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố thật
quan trọng). Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp
với sự tiếp nhận của các em.
Ví dụ:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa.
(Phạm Hổ - Bắp cải xanh)

11


Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứ
hai; chữ cuối của câu thứ ba (sắp) được lặp lại ở chữ đầu câu thứ tư gợi lên hình
dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen k , cuộn vòng tròn…
Bài thơ Mời vào của Võ Quảng như một hoạt cảnh vui không chỉ vì sự
xuất hiện ngộ nghĩnh của các nhân vật cùng với các sự kiện mà còn bởi sự kết
hợp của các thanh trắc, thanh bằng tạo nên nhạc tính của bài:
- Cốc, cốc, cốc!

- Ai gọi đó?
- Tôi là thỏ
- Nếu là thỏ
Cho xem tai.
- Cốc, cốc, cốc!
- Ai gọi đó
- Tôi là nai
- Thật là nai
Cho xem gạc...
* Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu
Đặc biệt là có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều động từ, tính từ
miêu tả, tính từ chỉ màu sắc... tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, kích thích
trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tưởng tượng,
tình cảm của trẻ. Ví dụ:
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió...
(Thu Hà – Hoa kết trái)

12


Nhờ hàng loạt các tính từ miêu tả chói chang, nho nhỏ, xinh xinh, các từ
tượng hình đốm lửa, rung rinh... và các tính từ chỉ màu sắc tim tím, vàng vàng,
đỏ, trắng tinh, bài thơ đã v lên một bức tranh thật sinh động về mảnh vườn giúp

trẻ có thể hình dung về các loài hoa với những màu sắc và hình dáng rất cụ thể.
* Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
Đây c ng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa tuổi
mầm non. Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là tâm trạng, bao gồm hệ
thống những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng..., thơ cho các em có thể kể lại được.
Ngoài những truyện thơ như: Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và
ngan,... những bài thơ ngắn c ng đều kể lại một sự việc, một hiện tượng, ví dụ:
Dán hoa tặng mẹ, Mời vào, Gạch đỏ, Chiếc cầu mới, Chú bò tìm bạn...
* Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục. Là
loại hình ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh m tới tâm hồn và nhận
thức con người. Nhất là lứa tuổi mầm non, văn học, đặc biệt là thơ, càng có sự
tác động nhanh nhạy. Tuy nhiên, lứa tuổi này có thể đọc tác phẩm văn học một
cách gián tiếp, tư duy logic lại chưa phát triển nên hầu như chưa có khả năng suy
luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi một tác phẩm văn học phải đem đến cho trẻ
một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng.
1.1.2.3. Đặc điểm cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi)
Trẻ trước tuổi đến trường phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu được
các tác phẩm văn học ngắn gọn, có nội dung đơn giản, kết cấu, ngôn ngữ dễ
hiểu. Tuy vậy, do hạn chế của độ tuổi này (trẻ chưa biết chữ) nên trẻ chưa tự
mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, chưa tự mình hiểu đầy đủ về giá tr nội
dung, nghệ thuật của tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm văn học ở trẻ mầm non
phụ thuộc vào sự truyền thụ của giáo viên. Chính vì thế, ở lứa tuổi này người ta
chưa thể gọi là dạy văn cho trẻ mà là cho trẻ làm quen với văn học. Như vậy, cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học chỉ mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với văn

13


học. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử dụng nghệ thuật đọc diễn cảm

để đọc thơ cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách để giúp trẻ hiểu được nội dung
và hình thức của tác phẩm. Trên cơ sở đó, giáo viên dạy trẻ đọc diễn cảm tác
phẩm văn học đó. Đây là một hoạt động dạy học có ý nghĩa đặc biệt, nói như
Anhxtanh “Đó là việc cao cả nhất mà con người có thể làm được, là khai hoang
một khu đất mới trong cái thế giới bí mật của cái đẹp”. Khi cho trẻ làm quen với
văn học, người giáo viên mầm non có nhiệm vụ:
- Giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu
tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật (thích nghe đọc thơ, đọc thuộc
thơ, đọc lại thơ một cách diễn cảm).
- Mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những
tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp
trong tự nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.
- Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác tiếng
mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ
giọng điệu phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thức
khác nhau.
Trẻ mầm non có những đặc điểm cảm thụ tác phẩm văn học khác biệt so
với học sinh ở các bậc học khác cao hơn.
Thứ nhất, các cháu tiếp nhận văn học gián tiếp, thông qua hoạt động đọc
diễn cảm và giảng giải nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật tác phẩm của cô
giáo. Hoạt động này được thực hiện tốt s đem đến cho trẻ một khả năng nhận
thức và hứng thú đối với tác phẩm.
Thứ hai, sự tiếp nhận văn học của trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm. Trẻ
phản ứng trực tiếp ngay với tác phẩm văn học thông qua nghe cô giáo đọc lại.
Trẻ có thể tỏ thái độ vui, buồn, yêu, ghét một cách rõ ràng đối với thế giới nhân

14



vật trong tác phẩm. Những tác phẩm tốt s gây ấn tượng sâu sắc và lâu dài trong
lòng các cháu.
Thứ ba, trong cảm thụ tác phẩm, trẻ không chỉ cảm thụ nội dung mà còn
cảm thụ cả nghệ thuật của nó (đặc biệt là yếu tố ngôn ngữ: vần, nh p điệu, giọng
điệu, ngữ điệu). Phần truyền đạt (đọc diễn cảm) của giáo viên nếu hài hoà cả nội
dung và đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật s có tác dụng tốt đối với quá trình cảm
thụ của trẻ.
Thứ tư, quá trình tiếp nhận văn học của trẻ ít b ràng buộc bởi lí trí và kinh
nghiệm mà chứa đựng khả năng tưởng tượng mạnh m .
Cuối cùng, trẻ tiếp nhận văn học ngây thơ và triệt để, vận dụng kinh
nghiệm trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Nên
đối với các cháu, hình tượng trong tác phẩm và hiện thực được nhà văn phản ánh
chưa tách bạch mà hoà làm một (trẻ hiểu đơn giản một bài thơ, nhân vật được
nghe ấy chính là bài thơ, là con người có thật đang diễn ra trước mắt). Chỉ sau
này, khi lớn dần lên, tư duy, nhận thức phát triển, trẻ đã đứng ra ngoài tác phẩm
để nhận xét, đánh giá thì trẻ mới có thể phân biệt được hình tượng nghệ thuật và
hiện thực được tác giả thể hiện trong tác phẩm.
1.1.3. Vai trò của thơ ca với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5–6 tuổi
1.1.3.1. Thơ ca với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ, là kết tinh về vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.
Biết bao điều của cuộc sống đang diễn ra một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu,
giàu hình ảnh làm nảy sinh trong lòng người đọc những tình cảm thiết tha với
cuộc đời, những ước mơ trong sáng về tương lai. Những câu ca dao, những vần
thơ hay không chỉ gieo vào lòng chúng ta vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc mà còn
ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam, vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
Thơ ca có mối quan hệ mật thiết bởi chất thơ hồn nhiên, chân thực trong
sáng mà cả hai bên đều có. Khó có thể hình dung được sự phát triển của trẻ lại
vắng bóng những vần thơ hay c ng như những người làm thơ lại thiếu đi sự hồn

15



nhiên, chân thực, trong sáng của tâm hồn. Trẻ nhỏ thường đến với thơ ca ngay từ
khi nằm trong lòng mẹ là điểu rất nên làm, vì thơ ca là nguồn nuôi dưỡng tâm
hồn trẻ về nhiều mặt.
1.1.3.2. Thơ ca giúp trẻ tiếp nhận cái hay, cái đẹp trong tiếng nói dân tộc
Ngay từ thuở lọt lòng, trẻ đã được nghe tiếng hát ru của mẹ c ng như là
lần đầu tiên trẻ được nghe giọng nói của con người – tiếng mẹ đẻ. Tuy đứa trẻ
chưa thể hiểu được nội dung những câu hát đó nhưng nó lại dễ tiếp nhận nhạc
điệu, vần điệu của nó. Thật tuyệt vời khi đứa trẻ học nói lại được tiếp xúc với thơ
ca, ngày qua ngày âm hưởng của nó cứ thấm dần vào tâm hồn của trẻ. Lời hay ý
đẹp của thơ ca s giúp trẻ biết nói đúng, nói hay, tránh được thói ăn nói bừa bãi,
thô lỗ, tục tĩu, giúp trẻ vươn tới cái đẹp của tiếng mẹ đẻ.
1.1.3.3. Thơ ca làm giàu thế giới xúc cảm của trẻ
Thơ ca thể hiện thế giới nội tâm ở nhiều cung bậc, nhiều sắc thái khác
nhau. Có những câu thơ nghe thật vui tai, thật sảng khoái. Ngược lại có những
câu thơ nghe sao mà da diết, day dứt lòng người. Những sắc thái tình cảm đó đã
khơi dậy ở những trẻ những xúc cảm phong phú về con người, vun đúc ở con
người một tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng nhân ái. Thơ ca giúp trẻ nuôi dưỡng
và phát huy những đặc tính vốn có của trẻ như tính dễ xúc động, dễ đồng cảm
khi tiếp xúc với con người và cảnh vật trong thế giới xung quanh.
Đó là cái vốn quý giá để sống và làm việc cần cho mọi người. Nhiều công
trình nghiên cứu gần đây chứng minh rằng để có chất lượng cuộc sống cao và để
thành đạt, người ta không cần phải có trí tuệ (IQ) cao mà rất cần có hệ số xúc
cảm (EQ) cao. Một tâm hồn giàu xúc cảm, giàu lòng yêu thương đó là tâm hồn
của người biết hướng thiện, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người. Thơ
ca là nguồn năng lượng dồi dào bồi bổ cho thế giới xúc cảm của trẻ để khi lớn
lên trẻ luôn có được trạng thái tinh thần lành mạnh, cân bằng giúp thành đạt
trong cuộc sống.


16


1.1.3.4. Thơ ca phát triển mạnh trí tưởng tượng của trẻ
Sự phản ánh hiện thực của thơ ca vừa thực lại vừa hư điều đó giúp cho trẻ
phát triển mãnh liệt trí tưởng tượng. Hơn thế nghệ thuật nhân cách hóa trong thơ
là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương với trí tưởng tượng, đây c ng chính là
đặc điểm tâm lí nổi bật của trẻ. Sự vật xung quanh trong con mắt trẻ thơ bao giờ
c ng có hồn, nhuốm màu xúc cảm và bay bổng đến kì diệu. Bằng sức tưởng
tượng thơ ca còn giúp trẻ có một tâm hồn giàu ước mơ sớm hình thành những
tiền đề của hoạt động sáng tạo hình dung ra những cái gì s có và mong muốn
nên những điều tốt lành.
1.1.3.5. Thơ ca giúp trẻ khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh
Ngôn ngữ trong thơ ca rất giàu hình ảnh. Trong thơ ca những mối quan hệ
tốt đẹp giữa con người với nhau, những thái độ thân thiết giữa con người với
thiên nhiên đều là nội dung phong phú nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ
nhỏ. Ngoài việc cho trẻ nghe, đọc thơ còn giúp trẻ khám phá ra những “quy luật
đối nhân xử thế”, những vẻ đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống con người
giúp trẻ có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm hồn nhiên trong sáng đối với thế giới
xung quanh, nhạy cảm trước cái đẹp, do đó trẻ dễ tiếp nhận điều hay, l phải.
Có thể nói rằng, thơ ca giúp cho trẻ phát triển về rất nhiều mặt đặc biệt là
về mặt ngôn ngữ. Vậy nên, cho trẻ tiếp xúc với thơ ca càng sớm bao nhiêu thì
càng tốt bấy nhiêu. Ở đây, chất thơ của những vần thơ, ngôn ngữ thơ như chính
ngôn của các em vậy; tính thơ ngây của em nhỏ đã hòa quyện vào nhau khiến
cho trẻ đến với thơ ca rất tự nhiên như đến với chính mình vậy.
1.1.4. Quan niệm về đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật
1.1.4.1. Khái niệm đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm là một quá trình, bao gồm quá trình tiếp nhận văn bản và
quá trình thông báo, truyền đạt những văn bản viết thành bản đọc. Đó là quá
trình tái tạo chuyển đổi nội dung ý nghĩa nghệ thuật của văn bản thành âm thanh,

nh p điệu, tốc độ sự ngừng nghỉ và sắc thái thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ và thái độ

17


thẩm mĩ của người đọc. Ngoài ra, đọc diễn cảm còn bao gồm cả quá trình hoạt
động ngôn ngữ và văn học, quá trình tâm lí và sư phạm, quá trình thông tin và
giao tiếp.
Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang nêu ra trong cuốn Phương Pháp đọc
diễn cảm, cho rằng: “Đọc diễn cảm là làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc thẩm mĩ và
đời sống tinh thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng của người
đọc với tác phẩm”. [2. 18]
Còn theo tác giả Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga đã nêu ra trong cuốn
Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học cho rằng: “Đọc diễn cảm ở đây được
hiểu là đọc hay, là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc
các yếu tố ngôn ngữ văn chương”.
Từ những đặc điểm trên, đọc diễn cảm đã đảm bảo tính chân thực và màu
sắc của cá nhân trong cảm thụ, thể hiện được cái tinh thần và cái hồn của bài
văn. Đọc diễn cảm đã tận dụng các hình thức biểu hiện của người đọc, thống
nhất được nội dung và ngoại hình, từ đó chinh phục được người nghe.
Vì vậy có thể ngắn gọn về việc đọc diễn cảm như sau:
Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt về truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác
phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với
người nghe.
1.1.4.2. Đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật
Đọc là một hoạt động của con người. Đọc và đọc diễn cảm không chỉ là
hành động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động trực quan
sinh động giàu cảm xúc, có tính trực giác và khái quát nếm trải của con người.
Vì thế xuất hiện kinh nghiệm đọc diễn cảm là hành động mang tính chất tâm lí,

nhận thức và chất lượng đọc. Đọc diễn cảm là hành động mang tính chất tâm lí,
một hoạt động tinh thần của tác giả, bộc lộ cảm nhận của từng người.

18


Đọc các văn bản nghệ thuật – hay các tác phẩm văn chương theo quan
niệm của chúng tôi là giải quyết vấn đề tương quan của các cấu trúc tồn tại trong
tác phẩm. Trước hết là cấu trúc ngôn ngữ, thứ đến là cấu trúc hình tượng thẩm
mĩ, sau nữa là cấu trúc ý nghĩa.
Trong cấu trúc ngôn ngữ, người đọc để tìm hiểu nắm bắt các loại thông
tin, thông tin thực hiện đời sống và thông tin thẩm mĩ. Thông tin đời sống đã gợi
ra sự đa dạng trong kinh nghiệm sống của từng độc giả. Thông tin thẩm mĩ trong
cấu trúc ngôn ngữ bao gồm những từ đắt, những lời hay, những đoạn hấp dẫn
vừa trong sáng vừa mới mẻ.
Có thể nói từ cấu trúc ngôn ngữ đến cấu trúc hình tượng thẩm mĩ là quá
trình chuyển biến từ nội dung hiện thực đến hình thức nghệ thuật, từ trong cuộc
sống hiện thực đến sự sáng tạo ra một đời sống ảo để người đọc thể nghiệm được
giá tr nhân sinh.
Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm
không phải “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Thơ là âm
vang của cảm xúc. Đọc thơ là để cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc,
làm cho nó ngân nga trong tâm hồn người đọc. Đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ
và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để người khác c ng có thể sản
sinh những ấn tượng tương tự như mình. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải
sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn.
Vì thế ngay từ cấu trúc cụ thể trong ngôn ngữ tư tưởng và đ nh hướng tư
tưởng sáng tạo đã có mặt, góp phần quyết đ nh giá tr đích thực của tác phẩm
nghệ thuật.
Sự lĩnh hội tác phẩm văn chương thông qua hoạt động đọc bao giờ c ng

xen lẫn vào đó thiên hướng chủ quan, không thể loại trừ “cái tôi” của người đọc
ra ngoài quá trình tiếp nhận. Cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn chương là cấu
trúc mở, “là” kết cấu vẫy gọi, sự tham gia sáng tạo của mọi người. Vì vậy, văn
chương là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, là một quá trình nghệ thuật ngôn từ,

19


×