Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Biện pháp phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

ĐÀO THỊ LINH GIANG

BIÖN PH¸P PH¸T TRIÓN KH¶ N¡NG
§ÞNH H¦íNG THêI GIAN CHO TRÎ MÉU GI¸O 5-6 TUæI

Chuyên ngành:

Giáo dục mầm non

Mã số:

60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Minh Liên

HÀ NỘI - 2017


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHTG

: Định hướng thời gian

MĐĐH


: Mức độ định hướng

GDMN

: Giáo dục mầm non

CBQL

: Cán bộ quản lý

MN

: Mầm non

TN

: Thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng

LQVT

: Làm quen với Toán

GV

: Giáo viên


PPDH

: Phương pháp dạy học

CĐSHHN

: Chế độ sinh hoạt hàng ngày

HĐGD

: Hoạt động giáo dục

MTXQ

: Môi trường xung quanh

BGH

: Ban giám hiệu

ĐHĐD

: Định hướng độ dài

TCHT

: Trò chơi học tập

HĐVC


: Hoạt động vui chơi

TC

: Trò chơi

HĐGD

: Hoạt động giáo dục


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhận thức của GV và CBQL về sự cần thiết của việc dạy trẻ MG 56 tuổi ĐHTG ....................................................................................... 34
Bảng 2.2. Nội dung dạy trẻ ĐHTG ở trường mầm non .................................. 35
Bảng 2.3. Mức độ thường xuyên dạy trẻ ĐHTG của GVMN ........................ 37
Bảng 2.4. Các hoạt động dạy trẻ 5-6 tuổi ĐHTG ........................................... 39
Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển khả năng ĐHTG cho
trẻ MG 5-6 tuổi. .................................................................................. 40
Bảng 2.6. Mức độ ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi trên cả 4 tiêu chí ................... 42
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ định hướng về các buổi trong ngày của trẻ MG 56 tuổi theo từng tiêu chí. ..................................................................... 43
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ định hướng về tuần lễ của trẻ MG 5-6 tuổi theo
từng tiêu chí. ....................................................................................... 44
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ định hướng về mùa của trẻ MG 5-6 tuổi theo từng
tiêu chí. ................................................................................................ 45
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ định hướng tốc độ diễn ra sự kiện, hiện tượng
của trẻ MG 5-6 tuổi theo từng tiêu chí................................................ 46
Bảng 4.1 Bảng MĐ ĐHTG của trẻ ở các nhóm ĐC và nhóm TN trước TN .. 80
Bảng 4.2. Bảng kiểm định sự chênh lệch giá trị trung bình giữa hai nhóm TN
1 và ĐC 1 trước TN ............................................................................ 81

Bảng 4.3. Bảng kiểm định sự chênh lệch giá trị trung bình giữa hai nhóm TN
2 và ĐC 2 trước TN ............................................................................ 83
Bảng 4.4. Mức độ phát triển khả năng ĐHTG của trẻ các nhóm ĐC 1 và TN
1 trước và sau TN............................................................................... 84
Bảng 4.5: Mức độ ĐHTG trên cả 4 tiêu chí của trẻ nhóm ĐC 1 và TN 1 trước
và sau thực nghiệm. ............................................................................ 89


Bảng 4.6. Đánh giá mức độ định hướng về các buổi trong ngày của trẻ nhóm
ĐC 1 và TN1 trước và sau thực nghiệm. ............................................ 89
Bảng 4.7. Đánh giá mức độ định hướng về tuần lễ của trẻ của trẻ nhóm ĐC 1
và TN1 trước và sau thực nghiệm. ...................................................... 90
Bảng: 4.8 Đánh giá mức độ định hướng về mùa của trẻ nhóm ĐC 1 và TN 1
trước và sau thực nghiệm. ................................................................... 91
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ định hướng tốc độ diễn ra sự kiện, hiện tượng của
của trẻ nhóm ĐC 1 và TN1 trước và sau thực nghiệm. ...................... 92
Bảng 4.10 Bảng kiểm định sự chênh lệch giá trị trung bình và mức độ ảnh
hưởng giữa hai nhóm TN 1 và ĐC 1 trước và sau TN ...................... 93
Bảng 4.11 Bảng mức độ phát triển khả năng ĐHTG của trẻ các nhóm ĐC 2 và
TN 2 trước và sau TN ........................................................................ 94
Bảng 4.12: Mức độ ĐHTG trên cả 4 tiêu chí của trẻ nhóm ĐC 2 và TN2 trước
và sau thực nghiệm. ............................................................................ 99
Bảng 4.13: Đánh giá mức độ định hướng về các buổi trong ngày của trẻ
nhóm ĐC 2 và TN 2 trước và sau thực nghiệm. ............................... 100
Bảng 4.14: Đánh giá mức độ định hướng về tuần lễ của trẻ của trẻ nhóm ĐC
2 và TN 2 trước và sau thực nghiệm. ................................................ 101
Bảng 4.15: Đánh giá mức độ định hướng về mùa của trẻ nhóm ĐC 2 và TN 2
trước và sau thực nghiệm. ................................................................. 101
Bảng 4.16: Đánh giá mức độ định hướng tốc độ diễn ra sự kiện, hiện tượng
của của trẻ nhóm ĐC 2 và TN 2 trước và sau thực nghiệm. ............ 102

Bảng 4.17 Bảng kiểm định sự chênh lệch giá trị trung bình và mức độ ảnh
hưởng giữa hai nhóm TN 2 và ĐC 2 trước và sau TN .................... 103


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.6. Kết luận về mức độ ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi. .......................... 41
Biểu đồ 4.1: So sánh mức độ ĐHTG của trẻ ở các nhóm ĐC 1 và nhóm TN 1
trước TN (%) ................................................................................... 81
Biểu đồ 4.2. So sánh mức độ ĐHTG của trẻ ở các nhóm ĐC 2 và nhóm TN 2
trước TN (%) ................................................................................... 82
Biểu đồ 4.3 : So sánh mức độ ĐHTG của nhóm TN 1 trước và sau TN (%) . 84
Biểu đồ 4.4: So sánh mức độ ĐHTG giữa nhóm ĐC 1 trước và sau TN 1 (%) ... 86
Biểu đồ 4.5 : So sánh mức độ phát triển khả năng ĐHTG giữa nhóm ĐC 1 và
TN 1 trước TN (%) ......................................................................... 87
Biểu đồ 4.6: So sánh mức độ phát triển khả năng ĐHTG giữa nhóm ĐC 1 và
TN 1 sau TN (%)............................................................................. 87
Biểu đồ 4.7: So sánh mức độ phát triển khả năng ĐHTG của nhóm thực
nghiệm 2 trước và sau TN (%)........................................................ 95
Biểu đồ 4.8: So sánh mức độ ĐHTG của nhóm đối chứng 2 trước và sau TN (%).... 96
Biểu đồ 4.9: So sánh mức độ ĐHTG giữa nhóm ĐC 2 và TN 2 trước TN (%) ... 97
Biểu đồ 4.10: So sánh mức độ ĐHTG giữa nhóm ĐC 2 và TN 2 sau TN (%) .. 97


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. .......................................................................2

4. Giả thuyết khoa học. ...............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. .................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5
9. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ
NĂNG ĐỊNH HƢỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ..........6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................6
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về phát triển khả năng định hướng thời gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các nhà Tâm lý - giáo dục nước ngoài. ....................6
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về phát triển khả năng định hướng thời gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các nhà Tâm lý - giáo dục trong nước. ..................10
1.2 Cơ sở lý luận của biện pháp phát triển khả năng định hƣớng thời gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ....................................................................................15
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản. ..........................................................................15
1.2.1.1 Thời gian và định hướng thời gian .........................................................15
1.2.1.2 Phát triển khả năng định hướng thời gian ..............................................16
1.2.1.3 Biện pháp phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi ...17
1.2.2 Đặc điểm phát triển biểu tượng thời gian và sự định hướng thời gian của trẻ
em lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. ....................................18
1.2.3 Quá trình dạy học nhằm phát triển khả năng định hướng thời gian của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi. ..................................................................................................21
1.2.4 Cơ sở tâm - sinh lý của sự ĐHTG ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...........................24


1.2.4.1 Cơ sở sinh lý ...........................................................................................24
1.2.4.2 Cơ sở tâm lý ...........................................................................................25
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................28

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VIỆC DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ĐỊNH
HƢỚNG THỜI GIAN ............................................................................................29
2.1 Mục đích điều tra thực trạng ............................................................................29
2.2 Vài nét về khách thể điều tra ...........................................................................29
2.3 Phương pháp điều tra .......................................................................................29
2.4 Thời gian điều tra. ............................................................................................31
2.5 Nội dung điều tra thực trạng ............................................................................31
2.6 Tiêu chí và thang đánh giá ...............................................................................31
2.7 Phân tích kết quả điều tra thực trạng. ..............................................................33
2.7.1 Thực trạng việc dạy trẻ ĐHTG của GVMN ở các trường MN hiện nay ..33
2.7.2 Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển khả năng định hướng thời
gian của trẻ 5-6 tuổi của GVMN ........................................................................40
2.7.3 Thực trạng mức độ định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. .......41
2.7.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành BTTG và phát
triển khả năng ĐHTG cho trẻ ở trường mầm non. .............................................47
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................47
Chƣơng 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG
THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ..................................................50
3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển khả năng định hƣớng thời
gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ...............................................................................50
3.1.1 Các biện pháp phát triển khả năng ĐHTG phải góp phần thực hiện mục tiêu
GDMN nói chung và mục đích dạy trẻ ĐHTG nói riêng ......................................50
3.1.2 Các biện pháp phù hợp quy luật phát triển nhận thức và khả năng ĐH về
mặt TG của trẻ 5-6 tuổi. .........................................................................................51
3.1.3 Các biện pháp phải phù hợp nội dung chương trình dạy trẻ 5-6 tuổi ĐHTG.
...............................................................................................................................52
3.1.4 Các biện pháp phải đảm bảo phát triển tính độc lập, tính tích cực nhận thức
BTTG của trẻ 5-6 tuổi trong quá trình học tập. .....................................................55



3.2 Một số biện pháp phát triển khả năng ĐHTG cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi..56
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ quan sát các dấu hiệu thiên nhiên, dấu hiệu
hoạt động con người diễn ra ở thế giới xung quanh trẻ. ........................................56
3.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng tranh ảnh, băng hình kết hợp với sử dụng tác phẩm
văn học nhằm phát triển khả năng ĐHTG cho trẻ .................................................59
3.3.3 Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm để trẻ được luyện tập xác định
tốc độ diễn ra các sự kiện, hiện tượng theo thời gian ............................................64
3.3.4 Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống các trò chơi học tập nhằm luyện tập khả
năng ĐHTG cho trẻ. ..............................................................................................67
3.3.5 Biện pháp 5: Sử dụng hệ thống các bài tập ĐHTG nhằm luyện tập khả năng
ĐHTG cho trẻ ........................................................................................................70
3.3 Những điều kiện thực hiện một số biện pháp phát triển khả năng định
hƣớng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................................73
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................75
Chƣơng 4 THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
ĐỊNH HƢỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ......................76
4.1 Những vấn đề chung .........................................................................................76
4.1.1 Mục đích thực nghiệm ..................................................................................76
4.1.2 Nội dung thực nghiệm ..................................................................................76
4.1.3 Mẫu thực nghiệm ..........................................................................................76
4.1.4 Thời gian thực nghiệm. .................................................................................77
4.1.5 Tiêu chí và thang đánh giá ............................................................................77
4.1.6 Chuẩn bị cho thực nghiệm ............................................................................77
4.2 Điều kiện và quy trình thực nghiệm ...........................................................79
4.3 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................80
4.2.1 Kết quả trước thực nghiệm hình thành ......................................................80
4.4.2 Kết quả khảo sát sau thực nghiệm .............................................................84
Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................108

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Thời gian là báu vật - thời gian quý báu lắm!”
Hồ Chí Minh
Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu vật
quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn
những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì diệu của cuộc sống.
Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non - “giai đoạn vàng của sự phát triển” thì
khả năng định hướng thời gian lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng do khả năng
định hướng thời gian giúp trẻ định vị và định lượng thời gian diễn ra các sự
kiện, hiện tượng trong thế giới xung quanh, nó giúp trẻ trở thành con người
biết sử dụng thời gian một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, khả năng định hướng thời gian là điều kiện giáo dục trẻ trở
thành người có tổ chức, nhanh nhẹn, gọn gàng và kỷ luật, luôn biết quý trọng
và sử dụng thời gian hợp lý, góp phần hình thành và chuẩn bị những điều kiện
tốt nhất cho trẻ bước vào trường phổ thông.
Trong chương trình GDMN hiện nay, việc hình thành khả năng định
hướng thời gian bao gồm: trang bị cho trẻ hệ thống kiến thức về các chuẩn đo
thời gian như ngày, tuần lễ, tháng, mùa, năm; dạy trẻ nắm được các mối liên
hệ thời gian và hình thành ở trẻ hoạt động so sánh, đo lường thời gian với việc
sử dụng lịch và đồng hồ cát. Để những nội dung trên đưa đến trẻ hiệu quả, cần
phải nghiên cứu và xây dựng phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với
trình độ nhận thức, khả năng, lứa tuổi, với những yêu cầu và điều kiện đổi
mới giáo dục mầm non nước ta hiện nay.
Thực tiễn ở trường mầm non, trẻ thường gặp nhiều khó khăn khi nhận
thức khái niệm thời gian do thời gian luôn luân chuyển và chuyển động không
đảo ngược, thời gian không có hình dạng trực quan. Trong chương trình

GDMN, GV chưa chú trọng dạy trẻ ĐHTG, chưa quan tâm đến hình thức,

1


phương pháp tổ chức dạy trẻ ĐHTG một cách phù hợp. Các hoạt động phát
triển BTTG và sự ĐHTG cho trẻ chưa được tổ chức rộng rãi trong các HĐGD
hàng ngày. Mặt khác, việc hình thành BTTG cho trẻ mẫu giáo cũng chưa
được các nhà nghiên cứu GDMN trong nước quan tâm đúng mức, còn rất ít
các tài liệu hướng dẫn việc lập kế hoạch cho nội dung dạy trẻ ĐHTG cũng
như các tài liệu, học liệu để tổ chức hoạt động dạy trẻ ĐHTG ở trường mầm
non còn sơ sài, mang tính hình thức. Sự thiếu hụt trong công tác kiểm tra, chỉ
đạo, bồi dưỡng cho cán bộ GV để phát triển khả năng ĐHTG cho trẻ không
thống nhất, thiếu chính xác và những biện pháp sư phạm mà GV sử dụng để
nâng cao khả năng ĐHTG cho trẻ chưa có chiều sâu đã làm cho hiệu quả giáo
dục khả năng ĐHTG cho trẻ còn thấp. Để góp phần nâng cao khả năng ĐHTG
cho trẻ MG 5-6 tuổi, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát triển
khả năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng định
hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non nhằm nâng cao mức độ
ĐHTG của trẻ qua đó góp phần phát triển nhận thức, phát triển toàn diện nhân
cách trẻ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Quá trình phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu.
Một số biện pháp phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học.

Khả năng định hướng thời gian của trẻ 5-6 tuổi còn thấp. Nếu xây dựng
và sử dụng các biện pháp phát triển khả năng ĐHTG như tổ chức cho trẻ quan
sát các dấu hiệu thiên nhiên, dấu hiệu hoạt động con người, tổ chức các hoạt

2


động trải nghiệm, sử dụng các bài tập ĐHTG, TCHT, sử dụng tranh ảnh, băng
hình và TPVH một cách có hệ thống, phù hợp với đặc điểm nhận thức và
điều kiện thực tiễn thì sẽ góp phần phát triển khả năng định hướng thời gian
cho trẻ 5-6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của biện pháp phát triển khả năng định
hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
5.2. Nghiên cứu thực trạng của việc phát triển khả năng định hướng
thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng định hướng thời gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
5.4. Thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng định hướng thời
gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về các
biện pháp phát triển khả năng ĐHTG như: Ngày và các buổi trong ngày; tuần lễ
và các ngày trong tuần lễ; các mùa trong năm và tốc độ diễn ra các sự kiện, hiện
tượng theo thời gian bằng các từ: nhanh, chậm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu:
Khách thể điều tra: 35 GVMN và 120 trẻ 5-6 tuổi tại các trường MB
Bắc Nghĩa, trường MN Nghĩa Ninh, trường MN Hoa Hồng - thành phố Đồng
Hới và trường MN Dân Hóa - huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu và thu thập, đọc sách báo các tài liệu trong và ngoài nước.
Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đề tài nhằm
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

3


7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Sử dụng phiếu điều tra với giáo viên mầm non và cán bộ quản lý nhằm
nghiên cứu thực trạng của việc phát triển khả năng định hướng thời gian của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
7.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Dự giờ, quan sát và đánh giá hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động
học của trẻ và các biện pháp mà giáo viên sử dụng nhằm phát triển khả năng
ĐHTG cho trẻ để xây dựng một số biện pháp phát triển khả năng định hướng
thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện với giáo viên và cán bộ quản lý và trẻ về những vấn đề
có liên quan đến việc phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của giáo viên (kế hoạch hoạt động
cho trẻ LQVT, kế hoạch sinh hoạt chiều).
Nghiên cứu, tìm hiểu các sản phẩm hoạt động của trẻ.
7.2.5 Phương pháp khảo sát
Sử dụng bài tập khảo sát để điều tra thực trạng mức độ phát triển khả
năng định hướng thời gian cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non.
7.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm định tính hiệu quả và tính khả thi
của một số biện pháp phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ 5-6
tuổi đã đề xuất.
7.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các số liệu thu được từ quá
trình điều tra thực trạng và thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu.

4


8. Đóng góp của đề tài.
Đề tài có những đóng góp
Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận của
một số biện pháp phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.
Về thực tiễn: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nhằm phát triển
khả năng định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần chuẩn bị sẵn sàng
cho trẻ vào lớp 1.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp phát triển khả năng định hướng
thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Chương 2: Thực trạng việc dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi định hướng
thời gian.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển khả năng định hướng thời gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Chương 4: Thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng định
hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

5



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
ĐỊNH HƢỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về phát triển khả năng định hướng thời
gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các nhà Tâm lý - giáo dục nước ngoài.
Mọi sự tồn tại của sự vật, hiện tượng và bản thân đứa trẻ không có sự
tách biệt mà nó được gắn liền trong không gian, thời gian. Để hình thành và
phát triển tâm lý, đứa trẻ phải định hướng được trong không gian, thời gian và
các mối quan hệ xã hội. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều cách
tiếp cận khác nhau về khả năng định hướng thời gian của trẻ, và chính sự đa
dạng trong cách tiếp cận này đã mang lại cái nhìn đa chiều trong vấn đề này:
* Hướng thứ nhất: Nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của sự hình thành biểu
tượng thời gian đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non.
Hướng nghiên cứu này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu
của các tác giả như A.X. Macarenco, M.A. Gudeva, K.V Nadarenkô, T.D.
Rixterman, B.G. Ananhev, D.G. Elkin [22,tr12]. Nhóm tác giả với các công
trình nghiên cứu của mình đã chứng minh vai trò to lớn của sự hình thành
BTTG trong sự phát triển các quá trình nhận thức như: cảm giác, tri giác, tư
duy... và trong sự phát triển khả năng ĐHTG của trẻ. Nhóm tác giả đã chứng
minh sự ĐHTG là một trong những điều kiện thuận lợi để trẻ lĩnh hội những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển trí tuệ của trẻ ở tất cả các lĩnh vực
gắn với từng thời điểm nhất định. Những hạn chế khi ĐHTG ở trẻ sẽ làm cản
trở đến khả năng lĩnh hội tri thức và khả năng điều khiển hoạt động của chính
bản thân đứa trẻ đó.

6



Trong đó, nhà sư phạm lỗi lạc A.X. Macarenco cho rằng hiệu suất lao
động có được từ sự định hướng chính xác thời gian và không gian trong cuộc
sống. Ông còn xem xét tính chính xác của các mối quan hệ TG không chỉ là
hiệu quả của công tác GD mà còn là hiệu quả xã hội.
Các nhà sinh lý học như: I.P Pavlov và I.M Xetrenov đã chứng minh
rằng, cơ chế của sự tri giác thời gian gắn liền với sự hoạt động của các cơ
quan cảm thụ, các BTTG có thể được hình thành trên cơ sở các cảm giác của
thính giác, thị giác,cơ bắp... và nó là cơ sở của sự ĐHTG với những phản xạ
có điều kiện với thời gian. Những phản xạ này đóng vai trò to lớn đối với hoạt
động sống của con người, nó đảm bảo cho sự tác động qua lại giữa cơ thể con
người với môi trường xung quanh.
Nhà tâm lý học D.G. Elkin và A.X. Dmitriev một lần nữa khẳng định
rằng: “Sự đánh giá và tái tạo độ dài khoảng thời gian sẽ chính xác hơn nếu ta
hình thành được những phản xạ có điều kiện với nó”[25,tr13]. Điều đó chứng
tỏ TG đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, dựa
trên cơ sở sinh lý của sự tri giác TG chúng ta có thể phát triển và hoàn thiện
sự ĐHTG của con người.
Bên cạnh đó, nhà tâm lý học D.G. Elkin, L.H Lublinki cũng đánh giá
cao vai trò của sự ĐHTG đối với hoạt động sống của con người. Các tác giả
này khẳng định thời gian là hình thức phản ánh hoạt động của con người. Sự
hình thành BTTG gắn liền với hoạt động của con người[25,tr16,17]. Như vậy,
sự tri giác TG được hình thành trong những điều kiện hoạt động và có vai trò
to lớn đối hoạt động của con người, đồng thời ảnh hưởng lớn đến mức độ
ĐHTG của trẻ em. Theo D.G. Elkin, những khoảng TG có nội dung được con
người tri giác chính xác hơn sơ với những khoảng thời gian trống trong những
điều iện của hoạt động quen thuộc, sự tri giác thời gian sẽ chính xác hơn.
Tác giả Đỗ Thị Minh Liên cũng đã tổng kết các công trình nghiên cứu của
các nhà Tâm lý - Giáo dục: M.A. Gudeva, K.V Nadarenkô, T.D. Rixterman,


7


B.G. Ananhev, D.G. Elkin... đều khẳng định vai trò to lớn của sự hình thành
BTTG trong sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ. Các tác giả, bằng
những kết quả nghiên cứu của mình đều chứng minh sự ĐHTG là một trong
những điều kiện quan trọng của việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, phát triển trí
tuệ cho trẻ trong bất kỳ dạng hoạt động nào ở trường học. Những hạn chế trong
sự phân biệt về không gian và thời gian dẫn đến những khó khăn, sai sót nhất
định khi trẻ thực hiện các hoạt động, hơn nữa TG còn đóng vai trò như một
nhân tố điều khiển, thúc đẩy trẻ hoạt động.
* Hướng thứ hai: Nghiên cứu đặc điểm phát triển khả năng ĐHTG ở trẻ MG
BTTG xuất hiện ở trẻ tương đối muộn, được hình thành trong một quá
trình phức tạp và lâu dài. Các nhà tâm lý học như: X.L. Rubinxtein, A.A.
Liublinxkaia, Dz. Ytroy đã chỉ ra rằng, sự phát triển BTTG ở trẻ diễn ra tương
đối muộn và rất khó khăn. Điều này xuất phát từ tính luân chuyển của thời
gian và thời gian luôn gắn liền với sự chuyển động, vì thế ta không thể tri giác
cùng lúc toàn bộ đơn vị thời gian bất kỳ.
Tác giả Đỗ Thị Minh Liên cũng đã đi sâu nghiên cứu về những công
trình của các nhà giáo dục lỗi lạc như G.Budroy, Mukhina, A.A. Luiblinxkaia,
A.M. Leusina, X.L. Rubinxtein, Dz.Ytroy... đã đưa ra đặc điểm phát triển
biểu tượng về từng phạm trù TG như: đặc điểm phát triển biểu tượng về ngày,
tuần lễ, tháng, mùa ở trẻ các độ tuổi khác nhau; họ cũng đề cập đến đặc điểm
phát triển vốn từ chỉ TG của trẻ MN và cho rằng: trẻ nhỏ nắm tố nhất các từ
chỉ tốc độ và thời diễm diễn ra các sự vật, hiện tượng và nắm rất kém các từ
biểu thị độ dài và tính trình tự của TG. Các tác giả còn chỉ ra đặc điểm tri giác
TG của trẻ mẫu giáo, vạch rõ nguồn gốc và đặc điểm những kiến thức TG ở
trẻ “bởi tất cả những biểu tượng ở trẻ có tính cụ thể, cần tạo khả năng nhận
biết TG thông qua các dấu hiệu này hay dấu hiệu khác”[22,tr13]. Bên cạnh

đó, những yếu tố như nội dung hoạt động, cảm xúc, sự chú ý, tâm thế, động
cơ cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức về TG của trẻ.

8


Những kết quả nghiên cứu của X.L.Rubinxtein, G.IaGrosin, A.A.
Luiblinxkaia, Dz.Ytroy.. cũng như quan sát thực tiễn cho thấy trẻ nhỏ rất
hứng thú với sự thay đổi của của các ngày được người lớn diễn đạt bằng các
từ: hôm nay, hôm qua, ngày mai, nhưng thậm chí cả trẻ 5 tuổi cũng hay nhầm
lẫn những biểu tượng này với nhau. Tuy nhiên, các nhà GD đều đánh giá cao
vai trò tác động của người lớn nhằm giúp trẻ lĩnh hội các từ đó trên cơ sở dạy
trẻ nắm được tính luân chuyển và thay đổi của các ngày.
* Hướng thứ ba: Nghiên cứu nội dung chương trình giáo dục mầm non
nhằm cung cấp biểu tượng thời gian cho trẻ mầm non.
Hình thành BTTG cho trẻ rất quan trọng và nó được phản ánh qua các
chương trình GDMN ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, vào những năm 70
của thế kỷ XX, chương trình GDMN ở Liên Xô đã bắt đầu đưa ra nội dung
hình thành BTTG cho trẻ tìm hiểu. Cho đến năm 1986, chương trình được bổ
sung và khái quát thành những nội dung cho trẻ khám phá đó là: hình thành
biểu tượng về ngày và các buổi trong ngày; biểu tượng về tuần lễ và các ngày
trong tuần lễ; biểu tượng về tháng và các mùa trong năm; dạy trẻ đo TG bằng
lịch và đồng hồ cát, phát triển cảm giác TG cho trẻ [22,tr18]. Chương trình
này khuyến khích trẻ dựa vào các dấu hiệu thiên nhiên cũng như cuộc sống xã
hội để nhận thức TG thông qua các PPDH đa dạng như: đàm thoại, quan sát,
bài luyện tập, trò chơi...
Chương trình GDMN của Úc cũng khuyến khích trẻ tham gia đa dạng
các hoạt động xã hội nhằm giúp trẻ chiếm lĩnh và tiếp thu có hệ thống các BT
về TG như: hôm qua, hôm nay, ngày mai; xem xét tính luân chuyển của TG
như: sáng, trưa, chiều, tối; hoặc sự ĐHTG có sự thay đổi như: nhanh, chậm,

bây giờ, bắt đầu, sau đó; nhanh - nhanh hơn; chậm - chậm hơn... Ở Úc, người
ta đặc biệt chú trọng đến các hoạt động xã hội và tổ chức đa dạng các hoạt
động này để giúp trẻ nhận thức về TG như hoạt động sinh nhật, Tết, Lễ hội...

9


thông qua đó, trẻ dần dần nhận biết và nhận thức được TG tương ứng với mỗi
một hoạt động.
Chương trình GDMN tại Nhật Bản luôn được đánh giá cao với cách
dạy trẻ rất độc đáo khác biệt phát huy hết được năng lực riêng của trẻ. Ở độ
tuổi mầm non, trẻ em không cần phải lo học chữ hay số như những nước khác
mà được giáo dục về nhân cách và đạo đức là chủ yếu giúp trẻ phát triển tốt
nhất sau này. Trong đó, họ rất chú trọng đến việc cho trẻ nhận biết và định
hướng thời gian, chú trọng đến việc cho trẻ được giao lưu, giao tiếp thông qua
các ngày lễ hội và các hoạt động đặc biệt khác trong tuần, từ đó hướng trẻ em
biết cách sắp xếp và tổ chức cuộc sống một cách phù hợp.
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về phát triển khả năng định hướng thời
gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các nhà Tâm lý - giáo dục trong nước.
Ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học về khả năng định hướng
thời gian mới thật sự bắt đầu vào những năm 80 của thế kỷ XX, trước đó
những hoạt động này chưa có tổ chức cao. Tuy vậy, những nghiên cứu về khả
năng định hướng thời gian cho đến nay vẫn còn khá ít. Có thể kể ra một số
nghiên cứu tiêu biểu như:
* Hướng thứ nhất: Nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của sự hình thành biểu
tượng thời gian đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non.
Quá trình hình thành BTTG và sự ĐHTG là một quá trình tâm lý - giáo
dục nên nó trở thành đối tượng nghiên cứu của tâm lý học và giáo dục học.
Khi nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, các nhà tâm lý - giáo dục học trong
nước như: Nguyễn Ánh Tuyết, Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Đỗ Thị Minh

Liên, Nguyễn Thị Như Mai, Đặng Hồng Phương... đã có những kết luận quan
trọng cho việc GD và phát triển BTTG trên cơ sở đó dạy trẻ ĐHTG.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa
trong cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi” cho
rằng: Sự ĐHTG cũng là tự nhận thức, tự ý thức. Sự định hướng được vào thời

10


gian, biết đâu là quá khứ, đâu là hiện tại, đâu là tương lai là đặc điểm quan
trọng của loài người (sự định hướng này không có ở động vật), không những
giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình, vươn tới những điểu tốt đẹp trong
tương lai mà còn biết nhận thức xã hội về mặt lịch sử để xây dựng xã hội
đàng hoàng hơn bằng hoài bão, ước mơ của mình”[38,tr40].
Tác giả Đào Thanh Âm trong cuốn “Giáo dục học Mầm non” cũng đã
khẳng định vai trò của khả năng ĐHTG đối với sự phát triển của trẻ, tác giả
cho rằng: “Sự định hướng không gian và thời gian là một biểu hiện của sự
phát triển trí tuệ. Nó không chỉ giúp cho trẻ thích ứng với môi trường sống mà
còn là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở
trường phổ thông... Khả năng ĐHTG giúp trẻ lĩnh hội được diễn biến vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượn trong

không gian và thời gian

[1,tr141,142].
Tác giả Nguyễn Thị Hòa trong cuốn “Giáo dục học mầm non” cũng đã
chỉ ra rằng: CĐSHHN hình thành cho trẻ khả năng tuân thủ theo những yêu
cầu của người lớn cũng như khả năng định hướng về thời gian [14,tr138]. Tác
giả khẳng định, một thời gian biểu cân đối và hợp lý ở trường mầm non sẽ
giúp trẻ được hoạt động và nghỉ ngơi hợp lí, tạo cho trẻ nếp sống, thói quen

tốt giờ nào việc nấy và giúp trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt
động khác.
Tác giả Đặng Hồng Phương khi nghiên cứu về quá trình vận động của
trẻ em lứa tuổi mầm non cũng đã khẳng định: “Vận động giúp trẻ phát triển
khả năng định hướng về TG như sự lâu dài - kéo dài của việc thực hiện vận
động, tính thứ tự của những giai đoạn riêng biệt của vận động, thực hiện vận
động theo nhịp điệu cho sẵn hay theo nhịp điệu cá nhân”[30,tr67].
Đặc biệt, tác giả Đỗ Thị Minh Liên đã có một quá trình đi sâu nghiên
cứu về vai trò của việc dạy trẻ ĐHTG trong sự phát triển và giáo dục trẻ.
Trong cuốn “Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian”, tác giả

11


nhấn mạnh: “Sự ĐHTG là một trong những điều kiện để hình thành nhân cách
con người, nó có tác dụng giáo dục con người trở nên có tổ chức, gọn gàng,
kỷ luật, biết quý trọng và biết sử dụng thời gian hợp lý. Thời gian không chỉ
là nhân tố điều khiền các dạng hoạt động khác nhau của con người, mà còn là
nhân tố điều khiển cả các mối quan hệ xã hội của con người, thúc đẩy xã hội
phát triển”[22,tr5,6]. Tác giả nhấn mạnh việc dạy trẻ ĐHTG - không gian là
yếu tó điều khiển cuộc sống và hoạt động học tập của học sinh bắt đầu từ lớp
một, là điều kiện quan trọng để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và sự phát
triển trí tuệ trong bất cứ dạng hoạt động nào diễn ra ở trường phổ thông. Vì
vậy, khi còn ở trường mẫu giáo, trẻ không chỉ được làm quen với thế giới
xung quanh, mà còn biết định hướng vào không gian và thời gian. Đó là
những kiến thức, kĩ năng tối thiểu để chuẩn bị cho trẻ học tốt ở trường phổ
thông sau này. Hơn nữa, sự ĐHTG còn góp phần hình thành cho trẻ một
phong cách sống phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Tóm lại, tất cả những nghiên cứu trên đều đã khẳng định vai trò và ý
nghĩa của khả năng ĐHTG đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, góp phần phát

triển toàn diện nhân cách trẻ.
* Hướng thứ 2: Nghiên cứu đặc điểm phát triển khả năng ĐHTG ở trẻ
Khi nghiên cứu về đặc điểm phát triển BTTG và sự ĐHTG của trẻ, tác giả
Đỗ Thị Minh Liên cũng đã khẳng định BTTG ở trẻ xuất hiện khá muộn. Tuy
nhiên, ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu nắm được các chuẩn đo thời gian, đây là
một biểu hiện cho thấy sự phát triển các BTTG của trẻ được hình thành và dần
phát triển. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định trẻ nhỏ chỉ nắm được các chuẩn
đo thời gian khi chúng chứa đựng nội dung cụ thể, bởi những biểu tượng về độ
dài của chúng được hình thành dần dần trong quá trình các hoạt động khác nhau,
những kiến thức về các thước đo thời gian đó được trẻ lĩnh hội rất sinh động.
Đặc biệt, những biểu tượng của trẻ về các khoảng thời gian ngắn như giây, phút
lại rất mờ nhạt.

12


Tác giả Đinh Thị Nhung, Lê Thị Thanh Nga cũng đã nghiên cứu về đặc
điểm phát triển BTTG của trẻ và đều thừa nhận rằng: BTTG ở trẻ xuất hiện
tương đối muộn, sự hình thành chúng là một quá trình lâu dài và phức tạp... Ban
đầu BTTG được hình thành trên cơ sở cảm nhận và gắn liền với tính chu kỳ của
quá trình sống diễn ra trong cơ thể con người nhờ sự giúp đỡ phức hợp của các
giác quan khác nhau như thính giác, thị giác, giác quan vận động. Sau đó các
BTTG dần dần được khái quát cao và logic hơn nhờ sự trưởng thành của não bộ.
Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm cũng khẳng định trẻ mầm non rất hứng thú
khi nhận thức BTTG nhưng do đây là BT khó nên trẻ khó lĩnh hội chúng. Khả
năng nhận biết TG của trẻ thương gắn liền với những sự kiện, hiện tượng
quen thuộc trong cuộc sống.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu trong nước đều khẳng định BTTG
ở trẻ xuất hiện khá muộn và là một quá trình phức tạp và lâu dài. Vì vậy dạy
trẻ ĐHTG là nhiệm vụ của của nhà giáo dục và phải được tiến hành ngày từ

thuở ấu thơ.
* Hướng thứ 3: Nghiên cứu về nội dung chương trình dạy trẻ MG ĐHTG
Các nhà tâm lý giáo dục trong nước như Đỗ Thị Minh Liên, Lê Thu
Hương, Đinh Thị Nhung, Lê Thị Thanh Nga, Trương Xuân Huệ, ... đều thống
nhất nội dung hình thành BTTG và phát triển khả năng ĐHTG bao gồm:
- Hình thành các BT về ngày; nắm số lượng và trình tự diễn ra khoảng
thời gian trong ngày như: sáng, trưa, chiều, tối, đêm
- Hình thành BT về tuần lễ và các ngày trong tuần, nắm được số lượng,
trình tự diễn ra các ngày trong tuần lễ.
- Hình thành BT về hôm qua, hôm nay, ngày mai cho trẻ.
- Hình thành BT về các mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông; dạy trẻ nắm
số lượng, trình tự diễn ra các mùa trong năm.
- Hình thành BT về các tháng, số lượng và trình tự các tháng trong năm.
- Hình thành BT về độ dài các khoảng TG ngắn: phút, giờ

13


Các nhà nghiên cứu và xây dựng chương trình GDMN cũng đã quan tâm
đến việc phát triển khả năng ĐHTG cho trẻ. Điều này được thể hiện trong quy
định về chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Cụ thể như sau:
Chuẩn 25. Trẻ có một số biểu tượng ban đầu về thời gian
Chỉ số 109: Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;
Chỉ số 110. Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện
hàng ngày;
Chỉ số 111: Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ;[6;tr81]
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý - giáo dục học
Việt Nam đã thể hiện rõ nội dung khá rõ nét về việc hình thành BTTG và phát
triển khả năng ĐHTG cho trẻ.
* Hướng thứ 4: Nghiên cứu những phương pháp,biện pháp nhằm hình

thành khả năng định hướng thời gian cho trẻ mầm non.
Nghiên cứu về phương pháp hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ
mẫu giáo một cách có hệ thống phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả
Đỗ Thị Minh Liên. Qua công trình nghiên cứu về phương pháp hình thành
BTTG cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tác giả đã đề xuất được một hệ thống các
phương pháp thuộc 3 nhóm: phương pháp trực quan hóa thời gian; phương
pháp dùng lời; phương pháp trải nghiệm và thực hành định hướng thời gian.
Những phương pháp dạy học này được xây dựng một cách có hệ thống, đảm
bảo yêu cầu thực tiễn dạy học đã có tác động tốt đến việc hình thành BTTG,
ĐHTG cho trẻ, chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ bước vào trường phổ thông.
Một số công trình nghiên cứu khác của các tác giả: Vũ Thị Diệu Thúy,...
cũng đã triển khai xây dựng hệ thống một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi định hướng độ dài thời gian, đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học hiện nay.
Song vấn đề phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ vẫn chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu rộng trong thực tiễn nghiên cứu khoa
học giáo dục.

14


Tóm lại, ở cả trong và ngoài nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
việc phát triển khả năng ĐHTG cho trẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này
mới chỉ là manh nha và cần phát triển có hệ thống. Vì vậy, cần thiết có những
công trình tiếp tục đào sâu nghiên cứu về vấn đề phát triển khả năng định
hướng thời gian cho trẻ để bổ sung và hoàn thiện về mặt lý luận cũng như
thực tiễn.
1.2. Cơ sở lý luận của biện pháp phát triển khả năng định hƣớng thời
gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1.1 Thời gian và định hướng thời gian

* Thời gian
Triết học duy vật biện chứng coi không gian và thời gian là hai hình thức
tồn tại của vật chất đang hoạt động, chúng tồn tại một cách khách quan không
phụ thuộc vào ý thức của con người. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người và tự nhiên, TG tồn tại theo trình tự khách quan và không đảo ngược. Ở
đó quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng
không thể đổi chỗ cho nhau. Tính chất không đảo ngược này chứng tỏ TG
luôn luộn vận động và biến đổi theo một hướng về phía trước. Rõ ràng, chúng
ta hoàn toàn có thể nhận biết được sự chuyển động này thông qua những thay
đổi từ cũ sang mới của tự nhiên và xã hội.
Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển Tiếng Việt cho rằng: “Thời gian
là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng không gian), trong đó vật chất
vận động và phát triển liên tục, không ngừng”[31, tr956].
Tóm lại, thời gian là một khái niệm rộng để diễn tả trình tự xảy ra của
các hiện tượng, sự kiện, biến cố và khoảng thời gian kéo dài của chúng. Khái
niệm thời gian là kết quả của sự khái quát những biểu tượng cảm tính về thời
gian. Thời gian rất đặc biệt, không có hình dạng cụ thể và không phụ thuộc
vào cảm xúc trực quan. TG được xác định bằng số lượng các chuyển động

15


của các đối tượng có tính chất lặp lại và thường gắn liền với những điểm mốc
nhất định.
* Định hướng thời gian
Khái niệm định hướng thời gian cần được hiểu rõ dựa trên các khái niệm
có liên quan như sau:
- Định hướng: Có nhiều cách hiểu khác nhau, trong đó tác giả Hoàng
Phê trong cuốn Từ điển Tiếng Việt cho rằng “Định hướng nghĩa là xác định
phương hướng” [31, tr325]. Sự định hướng được hiểu là sự xác định vị trí cá

nhân, của sự vật cụ thể với các sự vật xung quanh và được biểu thị bằng lời
các phạm trù cơ bản của vật thể theo sự tiếp diễn của thời gian.
Như vậy, định hướng thời gian có nghĩa là khả năng xác định vị trí thời gian của
cá nhân, của sự vật hiện tượng tại thời điểm cụ thể dựa trên những BTTG đã có và
dựa trên sự tiếp diễn của thời gian. Sự ĐHTG ở trẻ được diễn đạt bằng lời các khái
niệm thời gian dựa trên những biểu tượng mà chúng lĩnh hội.
ĐHTG là khả năng xác định thời gian diễn ra cá sự kiện, hiện tượng, hoạt
động, ý thức... nào đó. Tác giả Đỗ Thị Minh Liên cho rằng cấu trúc của sự
ĐHTG gồm 2 tiểu cấu trúc: định vị và định lượng thời điểm diễn ra sự kiện và
hiện tượng. “Sự định vị TG là sự xác định thời điểm và trình tự quá khứ - hiện
tại - tương lai diễn ra các sự kiện, hiện tượng. Sự định lượng thời gian là sự xác
định thời lượng, tốc độ diễn ra các sự kiện, hiện tượng theo thời gian.”[22,tr31].
1.2.1.2 Phát triển khả năng định hướng thời gian
* Phát triển
Duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là khái niệm dùng để khái
quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế
cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Khả năng
Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê cũng khẳng định “Khả
năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định”, vừa là

16


“cái vốn có về vật chất và tinh thần để có thể làm được việc gì”[31;tr528].
Theo hướng này thì khái niệm khả năng được xem xét trên phương diện như
là một năng lực, phẩm chất của cá nhân.
* Phát triển khả năng định hướng thời gian
Sự hình thành những BTTG là cơ sở để hình thành sự ĐHTG. Bởi con

người chỉ ĐHTG đúng trên cơ sở có những BTTG đúng. Những biểu tượng
về thời điểm và trình tự TG diễn ra các sự kiện, hiện tượng là cơ sở để con
người định vị thời gian diễn ra chúng, còn những biểu tượng về thời lượng và
tốc độ theo thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng là cơ sở để con người
định lượng được chúng.
Phát triển khả năng ĐHTG là làm xuất hiện việc xác định thời điểm,
trình tự, thời lượng và tốc độ diễn ra sự kiện, hiện tượng theo thời gian từ thấp
lên cao, hoàn thiện và phức tạp hơn.
1.2.1.3. Biện pháp phát triển khả năng định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi
* Phương pháp dạy học
Theo tác giả A.V. Giapôrôgiét: “Phương pháp dạy học là cách thức làm
việc chung của giáo viên và trẻ dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm tiếp
thu tri thức, kỹ năng, kĩ xảo và thói quen mới, hình thành thế giới quan và
năng lực nhận thức”[30,tr26].
Khái niệm trên chỉ ra PPDH không chỉ là phương pháp truyền thụ tri
thức cho trẻ mà chủ yếu là phương pháp hoạt động nhận thức của trẻ. Việc
nắm tri thức là sản phẩm hoạt động của trẻ, là luận điểm cơ bản xác định hệ
thống các PPDH. Hệ thống các PPDH ở trường mầm non hiện nay gồm các
nhóm: nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp dùng lời, nhóm
phương pháp thực hành, nhóm phương pháp sử dụng trò chơi. Nếu như thực
hiện theo hệ thống PPGD trên, ta chưa phân biệt được PPDH, GV khó định
hướng trong quá trình DH cho trẻ. Việc lựa chọn PPDH phù hợp phụ thuộc
vào nội dung dạy học, lứa tuổi, trình độ, tri thức của trẻ. Các PPDH phải được
kết hợp với nhau nhằm phát triển khả năng của trẻ trong hoạt động.

17


×