Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.97 KB, 6 trang )

Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, để đánh bại đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ mà cần phải tập hợp được tất cả mọi lực
lượng có thể tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí
Minh đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt
tiến trình cách mạng.
Vai trò của khối đại đoàn kết:
- Đoàn kết làm ra sức mạnh.
- Đoàn kết là then chốt của thành công.
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công.
Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân cần phải có chính sách và phương pháp
phù hợp với từng đối tượng, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, đại đoàn kết dân tộc phải
luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
Hồ Chí Minh cho rằng “ Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà
còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ
của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần
chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân,
hạnh phúc cho con người.
Đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác
định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực.
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Bởi lẽ, cách mạng muốn thành công nếu chỉ có
đường lối đúng chưa đủ mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục
tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần
chúng, tạo thực lực cho cách mạng, thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng
Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Vì vậy, Người
luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần lời dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
khó vạn lần dân liệu cũng xong”.



Câu hỏi. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết?
Trả lời:
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nằm trong nhận thức chung của cơ sở hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp cận về phương diện đoàn kết.
Một là, những giá trị văn hóa truyền thông Việt Nam
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã đắp bồi nên nhiều giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nên cốt cách của con người Việt Nam, một trong những cơ sở hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.


Giá trị hàng đầu của văn hóa Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng.
Tình cảm tự nhiên của con người Việt Nam là: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước
phải thương nhau cùng”. Triết lý nhân sinh của dân tộc: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại
nên hòn núi cao”. Tư duy chính trị được phản ánh: “Nước mất thì nhà tan. Giặc đến nhà, đàn bà cũng
đánh”.
Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường
bạo. Đó là nền văn hóa trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân với cộng đồng mà hàng
đầu là bổn phận đối với Tổ quốc.
Văn hóa Việt Nam “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc", hướng về dân, lấy dân làm gốc,
“Chở thuyền là dân, lật thuyền là dân. Lật thuyền mới biết dân như nước”. Lịch sử Việt Nam đã từng
chứng kiến “Hội nghị Diên Hồng”, những kiểu “tập hợp bốn phương manh lệ”, “Phụ tử trên dưới một
lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.
Văn hóa Việt Nam là nền vãn hóa khoan dung hòa hợp. hòa đồng. Điểm này có nguồn gốc từ cội rễ
của văn hóa Việt Nam là mọi người Việt Nam cỗi gốc tích, tổ tiên chung. Điều này đã được Hồ Chí
Minh nhiều lần nhấn mạnh khi nói về con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên. Người nhấn mạnh:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là tổ nước ta.
Nước ta lúc đó gọi là Văn Lang”.
Hai là, tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây
Văn hóa phương Đông trong đó có Nho giáo, Phật giáo, bên cạnh nhiều điều không hợp lý, có nhiều
điểm tích cực.
Chẳng hạn thuyết Đại đồng và tư tưởng bình đẳng về tài sản của Nho giáo. Theo Khổng Tử, “thiên hạ
sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều”. Quan điểm "nước
lấy dân làm gốc" (quốc dĩ dân vi bản) là của Nho giáo. Trong Phật giáo cũng có những điểm hay. Ví
dụ tư tưởng “đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn”, “cầu đồng tồn dị” (tìm cái chung chế ngự cái khác biệt)
mang sức mạnh đoàn kết.
Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh khai thác ngay từ lúc còn học trên ghế Trường Quốc học. Sau
này trong ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài. Người đã chọn lọc những hạt nhân hợp lý trong
Tuyên ngôn độc lập của cách mạng tư sản Mỹ. trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền từ cách
mạng, tư sản Pháp. Người đã học được tư tưởng, phong cách dân chủ phương Tây, khai thác tư tưởng
tự do, bình đẳng, bác ái, chủ nghĩa nhân văn từ các triết gia tư sản trong Thế kỷ ánh sáng. Giá trị văn
hóa phương Tây đã góp phần làm giàu trí tuệ Hồ Chí Minh.
Ba là, tư tưởng đoàn kết trong học thuyết Mác - Lênin
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của
tư tưởng đoàn kết trong học thuyết Mac - Lênin. Cách mạng Nga chỉ ra rằng cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng nhân dân, nhân dân là người làm nên lịch sử. Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải
đi từ chiến lược “giai cấp vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” tới chiến lược “giai cấp vô sản tất cả


các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Đoàn kết trong học thuyết Mác - Lênin lấy giai cấp
công nhân và nông dân làm nền tảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế. Lênin là tấm
gương sáng chói về thực hành đoàn kết, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế. hiện thân cho tình anh
em bốn bể. Có thể nói những quan điểm đoàn kết trong học thuyết Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng lý
luận quan trọng nhất, bởi nó không chỉ trang bị thế giới quan, phương pháp luận, mà còn chỉ ra những
phương hướng rõ ràng trong quá trình thực hiện đoàn kết.
Bốn là, cơ sở thưc tiễn của cách mạng Việt Nam và thế giới

Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã phân tích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh
trong nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Dưới ngọn cờ Cần Vương và các sĩ phu yêu nước đầu thế
kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam chưa thật sự có đường lối đúng đắn, có tổ chức chặt
chẽ, có đoàn kết rộng rãi. Hồ Chí Minh rút ra rằng đã làm cách mạng, dù là cách mạng tư sản như
cách mạng Mỹ 1776, cách mạng tư sản Pháp 1789 hay vô sản, thì điều chủ chốt là “dân chúng công
nông là gốc cách mạng. Cách mạng thì có tổ chức rất vững bền mới thành công. Đàn bà trẻ con cũng
giúp làm việc cách mạng được nhiều. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không
chống lại”.
Phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa trên thế giới chưa giành được thắng lợi không phải vì
thiếu lòng yêu nước, căm thù bọn xâm lược, mà thiếu lực lượng lãnh đạo, thiếu tổ chức, chưa biết
đoàn kết phạm vi trong nước và trên thế giới. Vì vậy, muốn giành được thắng lợi như cách mạng Nga
năm 1917 thì phải dân chúng công nông làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh,
phải thống nhất.
Năm là, phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. cùng với những nội dung về lý luận tư tưởng,
phải kể tới những phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh trên các phương diện đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh. Hồ
Chí Minh là lãnh tụ quyết tâm suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục
vụ nhân dân, đến khi phải từ biệt thế giới này, không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người thương dân, trọng dân, kính dân, tin tưởng
nhân dân: hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, chú trọng tới dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Vì vậy.
Người được dân tin, dân phục, dân yêu.
Lòng thương yêu nhân dân là điểm tựa cho mọi sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và thực
hiện nhiệm vụ đoàn kết dân tộc.

Đề bài: Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công .
TRẢ LỜI:
Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì đại nghĩa, đoàn kết trong
Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết
nhau lại thành một khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: ''...đoàn kết lại, biết
rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi''.

Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như
Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên
cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong


muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác
nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những
người đã khuất, với tổ tiên.
Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: ''Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước''.
Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần
nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là ''Chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ
nghĩa Cộng sản”. Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền
thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người
trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế, năm 1942, ngay sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết
muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước
ngoài xâm lấn. Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn
cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”.
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Đó là cái bảo đảm
chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Người cho rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lục lượng đoàn kết của nhân dân”. Và “Đại đoàn kết là
một lực luợng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lọi, kháng chiến đã thành công. Nay
chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất đánh thắng lợi, nước nhà nhất định
thống nhất”. Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù
bận “trăm công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc dốt, lại phải lo thắng giặc ngoại xâm,
Người rất quan tâm tới các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một
ngày sau khi tuyên bố độc lập, Người đã có chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các
báo Việt, Trưng, văn hóa giơi, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh
niên...). Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lân thời (bàn về những nhiệm vụ cấp bách của
Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh

vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo)
và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do
và Lương Giáo đoàn kết”.
Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những hành vi tín ngưỡng tôn giáo
của đồng bào. Người đã chú ý đến phong tục tập,quán của người dân khi trở về Pắc Bó, thậm chí tự
tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ. Người cũng gửi
nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công
giáo. Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và tinh thần tham gia
kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình.
Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các Đảng dân chủ và xã hội,
cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc động viên mọi tầng
lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói rằng, “Hồ
Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có
tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già
,trẻ, gái trai... “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời”. Người là hiện
thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối
đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp,
đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính
sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người luôn nhắc nhở: “... đối với
các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa,
trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ


giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết,
tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là
một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi
bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Rõ ràng là, tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chí Minh một khi trở thành chiến lược của cách mạng Việt
Nam đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vuợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức

mạnh thời đại để đưa dân tộc tiến tới “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vì thế, có thể khẳng định rằng tư
tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là một thành công lớn
của Hồ Chí Minh. Người đã tập hợp được những tổ chức cách mạng chân chính về một mối, quy tụ
được sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được
tình đoàn kết quốc tế. Đó là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” thành hiện thực, thành
sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch
hung bạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết mãi là một lực lượng to lớn của dân tộc Việt Nam.
Đoàn kết là một lực lượng vô địch.
TRẢ LỜI:
Khi Cách mạng tháng Tám mới thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, đất nước
còn nghèo, vũ khí còn thô sơ mà đã phải đương đầu với thực dân Pháp đang mạnh lại được đế quốc
Anh, Mĩ giúp đỡ. Làm sao kháng chiến thành công được? Một trong những chủ trương sáng suốt của
Bác Hồ là đoàn kết. Người nói:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Trong thực tế cuộc sống, đoàn kết là sự tập hợp nhau lại, cùng nhau chung sức người” sức của để cùng
cố gắng vươn lên đạt được mục đích mà tất cả cùng mong đợi. Chung sức người nghĩa là chung về sức
lực, ý chí, trí tuệ; còn chung sức tức là chung về của cải vật chất. Có thể kể ra ví dụ về chung sức của
sau: Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã phát động phong trào quyên của nhiều người, thì sẽ có
sự liên kết của nhiều sức lực và do đó giải quyết được việc lớn. Tương tự như vậy, khi có sự liên kết
của nhiều người thì sẽ có sự liên kết nhiều của cải; từ đó giúp cho một tổ chức có điều kiện, của cải,
sức lực nhiều thêm và lúc đó sề giải quyết được nhiều việc có kết quả. Ngược lại, khi không có sự
đoàn kết của nhiều người mà là tách biệt của cá nhân riêng rẽ thì có ít sức, ít của cải, sẽ không có đủ
điều kiện để giải quyết được việc lớn và khó.
Mỗi con người, khi tách riêng thì không gì so với toàn xã hội to lớn. Một vì sao không thể chiếu sáng
hết bầu trời. Một cây đại thụ vẫn không thể là một khu rừng rậm rạp… Vì vậy tất cả mọi người, các tổ
chức, các tập thể đều phải tập hợp lại, đoàn kết lại để tạo ra thành công, để làm được những công việc
có ý nghĩa to lớn
Đoàn kết dẫn đến thành công thì ắt rằng “Đại đoàn kết” sẽ dẫn đến “Đại thành còng”. “Đại” là nói đến

sự tăng lên về số lượng và cũng là tăng lên về sức manh. Tức là không chỉ đoàn kết trong một nhóm
người, mà cả dân tộc, cả nhân loại trên thế giới. “Đại” còn có nghĩa là tăng về mặt chất lượng, về trí
tuệ, về tinh thần. Điều này thể hiện ở chỗ khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết thế giới càng rộng lớn
thì tinh thần quyết chiến, quyết thắng càng được nhân lên gấp bội.
Lịch sử dân tộc ta đã chúng minh rõ điều đó.


Ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp, lời kêu gọi:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
của Hồ Chủ tịch đã có ý nghĩa lớn dối với nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Sau lời kêu gọi đó là sự
đóng góp của các tầng lớp nhân dân về mọi mặt. Tùy khả năng của mình, mọi người già, trẻ, gái, trai
ai, cũng tham gia cứu nước trong điều kiện của mình. Anh bộ đội, chị dân công, anh công nhân, bác
nông dân, trẻ em, người già và những người có của ở cả trong nước và ngoài nước đã đóng góp sức
người và sức của vào cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến thực dân Pháp của nhân dân ta thành công
được là do khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chúng ta còn tranh thủ cả sự đoàn kết các dân tộc tiến bộ
và yêu hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân Pháp. Sự ủng hộ của thế giới có nhiều hình thức: thuốc
men, lương thực, súng ống đạn dược. Và biểu hiện lớn nhất của tình đoàn kết của các nước khác với
nước ta là các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam. Toàn nhân loại tiến bộ đều sục sôi xuống
đường vì Việt Nam. Ở chính nước Pháp còn diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ, đặc biệt là
các cuộc phản chiến của các cựu binh sĩ…
… Câu nói của Bác Hồ trên đây, không chỉ đúng với sự nghiệp cách mạng nhân dân ta trước đây, mà
trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay vẫn đúng; không chỉ đúng với sự nghiệp chung của toàn
dân, mà trong sự nghiệp của mỗi người nếu biết đoàn kết, tranh thủ được sự giúp đỡ của mọi người
xung quanh cũng sẽ dẫn đến những thành công mĩ mãn.



×