đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
---------------------------------------
Nguyễn Quế Th-ơng
Quan hệ kinh tế thái lan nhật bản từ sau
Khủng hoảng tài chính châu á 1997
Luận văn thạc sĩ
Chuyên nghành quan hệ quốc tế
Mã số : 60.31.40
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học : pgs. Ts. Hoàng Khắc Nam
Hà nội - 2010
1
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Thái Lan nằm trong khu vực Đông Nam Á, luôn được coi là nước có
nền kinh tế phát triển và có vai trò lớn trong hợp tác khu vực, cũng như những
hợp tác của khu vực với bên ngoài. Nhật Bản là một trong số những quốc gia
công nghiệp hàng đầu thế giới và được suy tôn là “hiện tượng thần kỳ” của
Châu Á. Thành công của Nhật Bản được các nhà nghiên cứu đánh giá là một
điển hình về sự kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa văn hoá phương Đông và khoa
học công nghệ hiện đại phương Tây. Đối với Việt Nam cả hai nước Thái Lan,
Nhật Bản đều là hai nước láng giềng gần gũi. Vì vậy, trước hết việc nghiên
cứu dù ở bất kỳ lĩnh vực nào của Thái Lan, Nhật Bản đều hết sức cần thiết đối
với Việt Nam. Đó sẽ là cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết về hai nước láng
giềng quan trọng này.
Như chúng ta đã biết, Thái Lan từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là
quốc gia có đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt và đặc biệt chú trọng phát
triển ngoại giao với các nước lớn trong đó có Nhật Bản. Trong thời gian gần
đây, nhất là từ khi hình thành cộng đồng Đông Á, quan hệ của Thái Lan và
Nhật Bản càng trở nên phát triển. Liệu có phải chính nhờ đường lối đối ngoại
đúng đắn, việc lựa chọn đối tác tin cậy, chính xác là một trong những nhân tố
giúp Thái Lan có được sự phát triển kinh tế vượt trội hơn so với các nước
trong khu vực hay không và ngay cả khi vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế
thì Thái Lan cũng đã nhanh chóng vượt qua được? Nghiên cứu về quan hệ
kinh tế Thái Lan - Nhật Bản chính là để góp phần cắt nghĩa hiện tượng này.
Ngoài ra, khi nghiên cứu quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản chúng ta hiểu
thêm về thực chất quan hệ đối ngoại của hai nước, từ đó có thể rút ra được
những bài học kinh nghiệm cho bản thân Việt Nam trong việc hoạch định
chính sách đối ngoại trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu về vấn đề này. Do tính cấp thiết của vấn đề cả về mặt khoa học,
lẫn thực tiễn nên tôi quyết định lựa chọn vấn đề Quan hệ kinh tế Thái Lan -
2
Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 làm đề tài luận văn của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản sau khủng hoảng tài
chính Châu Á đến nay hiện là vấn đề mang tính thời sự và còn khá mới mẻ.
Vì vậy, việc nghiên cứu xung quanh vấn đề này còn rất ít. Hiện tại, chúng tôi
mới chỉ tiếp cận được với một số công trình viết về quan hệ kinh tế Thái Lan
– Nhật Bản ở những giai đoạn trước khủng hoảng tài chính như công trình
Hiệp ước Hữu nghị Nhật Bản – Thái Lan thời kỳ chiến tranh của tác giả
người Nhật Yoshikawa Toshiharu. Công trình đề cập đến một số Hiệp ước
giữa Thái Lan và Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật
Bản đã sử dụng đất Thái Lan cho những mục đích quân sự tại khu vực Đông
Nam Á và thái độ ủng hộ, lo ngại cho chủ quyền quốc gia hay né tránh của
Thái Lan trong vấn đề này… Công trình Quan hệ Thái Lan - Nhật Bản, xem
xét từ Hiệp định và những thoả thuận trong vòng 100 năm do tác giả người
Thái Lan Phắt cha ri Xỉ rô rốt chủ biên, đã đề cập một cách khá chi tiết về
quan hệ Thái Lan – Nhật Bản từ năm 1877 đến năm 1977 thông qua các Hiệp
định và thỏa thuận mà hai nước đã ký kết với nhau trong vòng 100 năm ở hầu
hết các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, tài chính, luật pháp, văn hóa, xã
hội…Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đã cho công bố
những bài nghiên cứu về vấn đề này như bài viết Quan hệ của Nhật Bản với
Vương quốc Xiêm (Thái Lan) thế kỷ XVI – XVII của tác giả Nguyễn Văn Kim
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, năm 2002, số 2 (38)
hay bài viết của tác giả Nguyễn Văn Tận: Liên minh Thái – Nhật trong cuộc
chiến thế giới thứ hai, những vấn đề lịch sử và luận giải đăng trong Tạp chí
Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, năm 2005, số 3 (57), công trình…Tất
3
cả những công trình này đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc có một cái
nhìn tổng thể về quan hệ Thái Lan – Nhật Bản trong quá khứ để từ đó có thể
hiểu và lý giải được những bước phát triển trong quan hệ Thái Lan – Nhật
Bản ở những giai đoạn tiếp theo và hiện nay.
Ngoài những công trình kể trên, chúng tôi còn được tiếp xúc với những
công trình nghiên cứu mang tính tổng thể trong đó có một vài phần đề cập đến
hoặc có liên quan đến quan hệ giữa Thái Lan và Nhật Bản như công trình
Nhật Bản với chính sách đối tác kinh tế Nhật Bản - ASEAN (CEP) của nhà
nghiên cứu Thái Lan Sịripon Vătchavănkhu. Công trình đã đề cập khá chi tiết
về chính sách đối tác kinh tế Nhật Bản – ASEAN. Đó là việc xây dựng một
thị trường thương mại tự do giữa Nhật Bản và ASEAN, tạo điều kiện để Nhật
đầu tư vào ASEAN và đây sẽ là mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi. Để
chính sách này trở thành hiện thực và có hiệu quả đối với các bên, trước mắt
Nhật Bản sẽ ký Hiệp định song phương với từng nước trong ASEAN… Ngoài
ra, công trình Chính sách đối ngoại của Thái Lan từ thời kỳ khủng hoảng kinh
tế đến thế kỷ mới của tác giả Praphắt Thêpchatri cũng đã có một vài phần viết
về chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với các nước lớn trong đó có Nhật
Bản. Khi Thái Lan vấp phải khủng hoảng kinh tế thì Nhật Bản là một trong
những nước đã giúp đỡ Thái Lan nhiều nhất. Vì vậy chính sách đối ngoại của
Thái Lan từ sau khủng hoảng đến thế kỷ mới lại một lần nữa nhấn mạnh tới
vai trò của các nước lớn trong đó có Nhật Bản. Tiêu biểu nhất là công trình
Vai trò của Nhật Bản đối với Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế của tập thể
tác giả Viện nghiên cứu Đông Á, trường Đại học Thăm ma xạt. Công trình
gồm 4 phần. Phần đầu nói về những vấn đề kinh tế của Nhật Bản và bài học
đối với Thái Lan. Phần thứ hai nói về những cải cách chính trị của Nhật Bản
và bài học đối với Thái Lan. Phần thứ ba nói về vai trò của Nhật Bản về mặt
văn hóa xã hội đối với Thái Lan, trong đó có đề cập đến một số viện trợ và
4
một số khoản cho vay của Nhật Bản dành cho Thái Lan. Phần cuối cùng là
những định hướng trong quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản trong
những năm đầu thế kỷ 21. Trước hết, các tác giả đã tổng kết lại quá trình quan
hệ giữa Thái Lan và Nhật Bản trong vài thập kỷ cuối của thế kỷ 20 trên các
lĩnh vực thương mại, đầu tư và sau đó đề ra một số phương hướng trong quan
hệ hai nước ở thế kỷ 21. Đối với chúng tôi công trình này thực sự hữu ích vì
nó đã giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng thể về vai trò và những ảnh hưởng
của Nhật Bản đối với Thái Lan cũng như tái hiện phần nào mối quan hệ Thái
Lan – Nhật Bản trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn cuối
thế kỷ 20 và những mục tiêu trong thế kỷ 21.
Ngoài những công trình kể trên, chúng tôi còn được tiếp cận với một số
nguồn tư liệu khác trên các bản tin Kinh tế, tài liệu tham khảo đặc biệt của
Thông tấn xã Việt Nam và một số nguồn tư liệu khai thác trên mạng
Internet…
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chủ yếu mà tôi sử dụng trong công trình này là nhận
thức luận Mác xít, coi cơ sở kinh tế vật chất là yếu tố có vai trò quyết định
căn bản đối với các hiện tượng chính trị, xã hội.
Phương pháp biện chứng và lôgic cũng được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu, đi từ bối cảnh lịch sử chung, trình bày quá trình hình thành và
phát triển của các vấn đề bằng các sự kiện điển hình, phân chia các giai đoạn
phát triển bằng các mốc lịch sử theo thời gian, sau đó rút ra kết luận khái quát
và các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, khi tiếp cận vấn đề này tôi còn cần sử dụng đến một số
phương pháp liên ngành từ các bộ môn khác có liên quan như: thống kê, so
sánh…
4. Nguồn tư liệu
5
Để thực hiện đề tài luận văn này chúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tư
liệu như một số Hiệp định, Hiệp ước đã được ký kết giữa hai nước và một số
tài liệu thứ cấp khác như các công trình khoa học đã được công bố trên sách,
báo, tạp chí nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Nhật Bản của các tác giả Việt
Nam, Thái Lan và Nhật Bản, (phần lớn là bằng tiếng Thái Lan), quan hệ Việt
Nam - Thái Lan , quan hệ Việt Nam - Nhật Bản… phần lớn của các tác giả
Việt Nam. Ngoài ra một số thông tin được khai thác trên các báo, tạp chí và
mạng Internet…
5. Đóng góp của luận văn
Do đây là đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam, chưa có công trình nào
nghiên cứu về vấn đề này nên luận văn sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông
tin trên các lĩnh vực như: tiến trình phát triển quan hệ Thái Lan và Nhật Bản,
những bước thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước, quan hệ kinh tế giữa
Thái Lan và Nhật Bản cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI…
Ngoài ra, luận văn cũng đã hệ thống hoá được một khối lượng khá
phong phú và tương đối cập nhật các tư liệu liên quan tới vấn đề quan hệ Thái
Lan - Nhật bản. Những tư liệu này được thu thập từ rất nhiều nguồn, nhiều
nơi khác nhau, cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Thái.
Hy vọng rằng bản luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu cho những người có quan tâm tới vấn
đề này.
6. Bố cục luận văn
Luận văn được chia thành ba chương.
Chương 1: Những nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ Thái Lan – Nhật
Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á đến nay.
Trong chương này chúng tôi đề cập tới các vấn đề như bối cảnh quốc
tế, bối cảnh khu vực, chiến lược phát triển của mỗi nước trong thế kỷ 21 và
tiến trình phát triển quan hệ Thái Lan – Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh đến
6
quan hệ Thái Lan – Nhật Bản trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh cũng như
vai trò của Nhật Bản đối với Thái Lan trong khủng hoảng tài chính Châu Á.
Đây là những nhân tố khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng và làm tiền đề
cho xu hướng phát triển mối quan hệ giữa hai nước từ sau khủng hoảng tài
chính Châu Á đến nay.
Chương 2: Tình hình quan hệ kinh tế Thái Lan – Nhật Bản sau
khủng hoảng tài chính Châu Á đến nay
Đây là chương chính của luận văn. Trong chương này chúng tôi đề cập
đến quá trình ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản.
Đây là Hiệp định hợp tác kinh tế lớn nhất giữa hai nước kể từ trước đến nay.
Bên cạnh đó chương 2 còn đề cập đến một số chương trình hợp tác kinh tế
quan trọng giữa Thái Lan và Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á
đến nay trên các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tiền tệ, dịch vụ… Tất cả
các chương trình hợp tác này đã tác động không nhỏ tới số lượng xuất nhập
khẩu, số lượng các dự án đầu tư và số vốn đầu tư… giữa hai nước. Vì thế,
phần cuối của chương 2, chúng tôi đã đề cập tới các kết quả hợp tác kinh tế
giữa Thái Lan và Nhật Bản trên các mặt: thương mại, đầu tư, quan hệ ODA.
Chương 3: Triển vọng quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật Bản
Trong chương 3 chúng tôi đề cập đến một số thuận lợi và khó khăn
trong quan hệ kinh tế Thái Lan - Nhật bản, qua đó để thấy được triển vọng
quan hệ giữa hai nước trong tương lai và từ đó rút ra một số bài học và kinh
nghiệm đối với Việt Nam trong quan hệ quốc tế và hoạch định chính sách
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do nhiều điều kiện còn hạn chế
như năng lực nghiên cứu khoa học, sự khan hiếm nguồn tài liệu, khó khăn
trong công tác điền dã, điều tra… nên luận văn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, khiếm khuyết. Vậy chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
7
Chương 1: Những nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ Thái Lan Nhật Bản sau khủng hoảng kinh tế Châu Á đến nay
1.1.
Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Có thể nói rằng quan hệ quốc tế cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 có rất
nhiều thay đổi, thời điểm này được coi là thời điểm cải cách của toàn bộ hệ
thống quốc tế.
Một số thay đổi trong hệ thống quốc tế đã hình thành sau thời kỳ chiến
tranh lạnh, khi mà Liên bang Xô Viết vốn là một siêu cường sau thế chiến II
đã tan rã vào năm 1991, kéo theo đó là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ
nghĩa, là những khủng hoảng cả về chính trị, kinh tế, xã hội và sắc tộc. Cùng
với nó, là sự tan rã của những nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Như vậy, trên
thế giới chỉ còn lại một cực là Mỹ. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất cho tới
ngày 11/9/2001, khi xuất hiện sự kiện khủng bố kinh hoàng và bất ngờ. Sự
kiện này đã làm thay đổi quan niệm về một nước Mỹ bất khả xâm phạm và
tạo nên những hoài nghi về vấn đề an ninh và quyền lực của nước Mỹ.
8
Có thể nhận định về quan hệ quốc tế cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 mang
một số đặc điểm cơ bản sau:
Vai trò của đường biên giới giảm sút
Hệ thống kinh tế, thương mại và tài chính giữa các nước giảm rào cản.
Quá trình này được hình thành ngay từ thập kỷ 80 xuất phát từ ảnh hưởng của
cuộc cách mạng tin học và khoa học công nghệ, khi mà người ta có thể liên
lạc cũng như nhận tin tức giữa các nước, các khu vực trên thế giới một cách
nhanh chóng, tức thời. Ngay cả những vấn đề như sự biến động của ngoại tệ
hay đầu tư với số lượng lớn cũng có thể được thông tin ra khắp thế giới qua
hệ thống vi tính, đồng thời sản xuất và thương mại của các nước cũng đi theo
hướng của một nền kinh tế tự do và dần dần đã được phổ biến trên khắp thế
giới. Vì vậy, cùng với sự hình thành của một nền kinh tế tự do và sự phát triển
của tin học, kinh tế thương mại và tài chính giữa các nước dần giảm đi rào
cản. Với đặc điểm này, chính phủ các nước chắc chắn sẽ dần giảm đi khả
năng quản lý nền kinh tế, tài chính và thông tin trong phạm vi quốc gia của
mình như trước đây. Thay vào đó, toàn cầu hóa sẽ là thách thức đối với quyền
lực nhà nước, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Và điều đó sẽ làm cho các
nhà nước cần phải có sự thay đổi để bảo vệ quyền lực và sự tồn tại của mình.
Mỹ trở thành siêu cường quân sự duy nhất thế giới
Mỹ được đánh giá là siêu cường quân sự duy nhất trên thế giới và là
nước duy nhất tự cho mình quyền được đưa lực lượng quân đội đến những
điểm nóng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên trong những năm đầu thế
kỷ 21, nội bộ nước Mỹ cũng gặp phải không ít những vấn đề về mặt kinh tế
và xã hội. Những năm đầu thế kỷ 21, một loạt các công ty xuyên quốc gia của
Mỹ bị phá sản như công ty Enron, World com, Tyco, Imclone, Global
Crossing, Adelphia đã gây nên những tổn thất to lớn cho không chỉ những
9
công ty kể trên mà cho cả xã hội. Đó là nạn thất nghiệp, các công ty không
còn khả năng để trả tiền đền bù, lương hưu và trợ cấp thất nghiệp cho nhân
viên. Tuy nhiên một vấn đề gây nhiều tổn thất và đau đầu nhất cho Mỹ đó là
vấn đề khủng bố quốc tế mà chủ yếu nhằm vào Mỹ và người dân Mỹ kể cả
người dân trong nước và cả những người Mỹ hoạt động kinh doanh, đầu tư
hoặc đi du lịch… ở nước ngoài. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã làm chết và
mất tích tới 6 nghìn người, lớn nhất trong các vụ khủng bố kể từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai. Nước Mỹ sau vụ khủng bố ngày 11/9 đã tuyên bố: Vụ
khủng bố 11/9 vừa qua chính là hành động gây chiến nhằm vào nước Mỹ và
nước Mỹ sẽ đáp trả vụ khủng bố này cho dù phải tốn bao nhiêu thời gian đi
chăng nữa. Tiếp theo đó, ngày 7/10/2001 Mỹ đã cùng với Anh đưa máy bay
tới thủ đô Kabul và nhiều địa điểm khác của Apganixtan với danh nghĩa là để
bảo vệ đất nước tránh nguy cơ khủng bố.
Hiện tại, rất nhiều quốc gia đã không còn tin tưởng vào hành động của
Mỹ và những công ty xuyên quốc gia của Mỹ, kể cả ở châu Mỹ la tinh, Trung
Á và Đông Nam Á, do đó Mỹ không thể tự cho rằng Mỹ là quốc gia lãnh đạo
duy nhất trên thế giới mà các nước khác buộc phải nghe theo.
1
Sự phân chia thành các khu vực thương mại
Chủ nghĩa khu vực trong hoạt động thương mại ngày càng trở nên rõ
nét nhất là khi xuất hiện các khu vực thương mại tự do giữa các nước và các
khu vực thương mại tự do này cũng ngày càng cạnh tranh nhau quyết liệt hơn.
Có thể nhận thấy điều đó qua việc phát triển của Châu Âu từ một Hiệp hội trở
thành Liên Hiệp châu Âu, việc thành lập các khối NAFTA, AFTA, APEC…
Mặc dù những khối kinh tế nói trên đều khẳng định rằng họ là những khối
1
[15, tr.12]
[16, tr. 10]
10
kinh tế tự do nhưng nhiều nguyên tắc trong các khối kinh tế này lại thể hiện ra
rằng đó là những khối kinh tế có nhiều ràng buộc, hạn chế, mang tính chất
“thương mại khối”. Tình trạng này thực chất đã làm cho sự cạnh tranh giữa
các nước trở nên quyết liệt hơn mà theo nhận định của nhiều chuyên gia thì
đây giống như một cuộc chiến kinh tế. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của những
trung tâm thương mại mang tính khu vực này cũng mang lại những lợi ích
trực tiếp cho các khu vực đó là khả năng nâng cao vị thế trong đàm phán.
Ngoài ra còn một lợi ích nữa đó là giúp cho các sản phẩm khi sản xuất ra có
cơ hội mở rộng thị trường sang nhiều khu vực với một giá thành công bằng,
hợp lý hơn.
Nâng cao vị thế của các chủ thể quan hệ quốc tế không phải là
nhà nước
Mặc dù nhà nước vẫn là một chủ thể quan trọng nhất nhưng hiện nay
trong quan hệ quốc tế còn có những chủ thể khác có vị thế quan trọng không
kém đó là các tổ chức quốc tế, các cơ quan quốc tế kể cả ở cấp khu vực và thế
giới, các công ty xuyên quốc gia hiện có vị trí ngày càng quan trọng hơn trong
các giao dịch quốc tế thậm chí nhiều nhà phân tích và nghiên cứu còn cho
rằng các công ty xuyên quốc gia hiện đang là những chủ thể cạnh tranh quyền
lực với chính phủ nhiều nhất. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận những lợi
ích mà các công ty xuyên quốc gia mang đến cho đất nước như tạo nên sự
phát triển của nền công nghiệp và công nghệ hiện đại đã giúp cải thiện công
ăn việc làm cho người lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân
kể cả là trong giao thông, liên lạc hay trong rất nhiều lĩnh vực khác nữa.
Nhưng các công ty xuyên quốc gia này có số vốn khổng lồ với các chi nhánh,
bộ phận ở khắp các khu vực trên thế giới. Việc điều hành, quản lý chính thuộc
về công ty mẹ trong đó có các bộ phận quản lý nhỏ được điều xuống các chi
nhánh, các công ty con để giám sát các hoạt động của các chi nhánh và các
11
công ty này. Các công ty xuyên quốc gia do có chi nhánh ở khắp nơi trên thế
giới nên việc lưu chuyển dòng vốn, chuyển đổi công nghệ hay quá trình sản
xuất khá thuận tiện, dễ dàng. Trong trường hợp nếu ở khu vực nào gặp phải
khủng hoảng kinh tế thì công ty xuyên quốc gia cũng vẫn có khả năng chuyển
đổi từ nơi có khủng hoảng sang nơi không bị ảnh hưởng của khủng hoảng.
Như vậy, cho dù có xảy ra khủng hoảng kinh tế cấp khu vực thì những công
ty xuyên quốc gia vẫn có khả năng tồn tại vững vàng. Ngoài ra, công ty xuyên
quốc gia khi đột ngột rút một nguồn vốn lớn tại một quốc gia nào đó thì có
khả năng sẽ làm rối loạn thị trường chứng khoán của nước đó do lượng vốn
mà họ có trong tay là khổng lồ. Có thể thấy được điều này trong cuộc khủng
hoảng tài chính năm 1997 tại một số nước châu Á, đặc biệt là ở Thái Lan,
khủng hoảng tài chính trở nên nặng nề hơn cũng có một lý do là do các công
ty xuyên quốc gia đã nhanh chóng rút vốn làm cho thị trường tài chính ở nước
này càng thêm rối loạn.
Sự mở rộng vấn đề an ninh quốc tế
An ninh quốc tế hiện tại (tính từ khoảng giữa thập kỷ 80 đến nay)
không phải chỉ trong vấn đề quân sự hay các hành động quân sự như trong
hơn 50 năm qua. Việc nghiên cứu các chiến lược trong thời điểm hiện nay
được hiểu một cách sâu rộng hơn trước, không chỉ là những vấn đề về sức
mạnh quân sự. Vấn đề an ninh ở mỗi quốc gia cũng không chỉ có nghĩa là
việc chạy đua vũ trang hay việc chống lại sự xâm lược của các thế lực bên
ngoài. Sự mâu thuẫn không chỉ có nghĩa là mâu thuẫn về mặt quân sự, Nhà
nước cũng không hẳn là nơi có quyền lực duy nhất trong việc giải quyết các
vấn đề trên. Hiện nay, nguy cơ đối với an ninh của đất nước không phải chỉ là
sự can thiệp của các thế lực quân sự bên ngoài mà những nguy cơ đối với nền
an ninh của quốc gia xuất phát từ rất nhiều vấn đề như vấn đề kinh tế, sự
xuống cấp của môi trường, buôn lậu, mua bán trái phép chất gây nghiện, vận
12
chuyển tiền trái phép, nhập cư, di cư trái phép, bệnh truyền nhiễm, khủng bố,
biểu tình chính trị và tham ô, tham nhũng… Tất cả những vấn đề trên đều có
những ảnh hưởng nhất định tới an ninh quốc gia.
Vấn đề đói nghèo ở các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay phần lớn gặp phải
tình trạng thiếu thốn do xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân từ lịch sử: phần lớn các nước đang phát triển hiện nay đều
xuất phát từ những nước trước đây là thuộc địa của đế quốc trong một thời
gian dài. Điều này đã làm cho những nước là thuộc địa bị cạn kiệt về tài
nguyên thiên nhiên do bị các nước đế quốc khai thác nguồn tài nguyên với số
lượng lớn. Người dân phần lớn không được học hành và nghèo khó.
- Nguyên nhân từ chính trị: Người dân ở những nước này phần lớn thiếu
kiến thức về chính trị và quản lý.
- Nguyên nhân từ nền kinh tế trong nước: sự chênh lệch giàu nghèo trong
những quốc gia này là khá lớn. Vì thế, người giàu đã sử dụng quyền lực kinh
tế của mình để thống trị số đông người nghèo. Cũng vì lẽ đó mà người giàu
luôn lo lắng khi kinh tế của họ giảm đi thì quyền lực cũng giảm theo. Do vậy,
họ luôn tìm cách vơ vét lợi ích nhiều nhất cho bản thân mà không đếm xỉa
đến lợi ích của xã hội, của số đông người dân khác sẽ như thế nào. Những nhà
nước kiểu này sẽ phát sinh nạn tham nhũng trong giới chính trị gia hết thời kỳ
này nối tiếp sang thời kỳ khác. Chính trị gia sẽ hợp tác rộng rãi với các
thương gia, thương nhân gây ra những tiêu cực, bất bình đẳng trong hoạt động
kinh doanh. Tình hình kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại của những
nước đang phát triển càng bị thua thiệt so với những nước công nghiệp phát
triển.
13
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi các vấn đề như kinh tế,
thương mại, chính trị, quân sự và nhiều vấn đề khác đều có sự giao thoa lẫn
nhau và có nhiều biến đổi nhanh chóng thì các nước đang phát triển càng cần
thiết phải nghiêm túc cải cách đất nước nhằm theo kịp với những biến đổi của
thế giới. Trong quá trình cải cách đất nước cũng cần hết sức chú trọng đến lợi
ích quốc gia.
Các nước lớn vẫn nắm giữ vai trò trong việc quy định các
nguyên tắc của thế giới mới
Các nước lớn là nhóm các nước công nghiệp phát triển, có sức mạnh
trong rất nhiều lĩnh vực kể cả trong kinh tế, công nghiệp, kỹ thuật công nghệ
và cả trong lĩnh vực quân sự. Vì thế những nước này cũng có quyền lực trong
việc định ra các nguyên tắc cho một thế giới mới, từ những nguyên tắc trong
kinh tế, thương mại, tiền tệ, môi trường, chống khủng bố, chống ma túy,
chuyển giao công nghệ cho tới cả những vấn đề như an ninh thế giới và vũ khí
hủy diệt hàng loạt… Hiện nay, các nước lớn vẫn có những ảnh hưởng nhất
định tới những quyết định của nhiều tổ chức quân sự, kinh tế, thương mại, tài
chính quốc tế, kể cả tầm thế giới lẫn tầm khu vực và các nước lớn cũng có
những ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định của nhiều quốc gia trên thế giới bởi
lẽ hiện tại, những bước chuyển đổi của nhóm nước này đều có những tác động
nhất định và nhanh chóng tới hầu khắp các nước trên thế giới.
1.1.2. Bối cảnh khu vực
Giai đoạn cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 khu vực châu Á cũng có những
thay đổi đáng kể, tác động không nhỏ tới chính sách đối ngoại của các nước
trong khu vực. Giữa năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, bắt đầu từ
Thái Lan và sau đó lan nhanh sang các nước khác ở Châu Á. Mười năm sau
cuộc khủng hoảng tài chính, các thị trường tài chính châu Á lại bùng nổ trở lại
14
và một lần nữa khu vực này lại trở thành nơi mà thế giới quan tâm. Một châu
Á đang nổi lên đã đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm 8% trong những
năm 2005, 2006, 2007, nhanh như trước cuộc khủng hoảng tài chính. Do đó
châu Á có vẻ đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Một số nhà bình luận kinh tế
cho rằng nhờ cải cách cơ cấu, những nước từng rơi vào khủng hoảng hiện trở
nên động và kiên cường hơn. Điều này được thể hiện rõ hơn vào những năm
2008 – 2009, thời điểm diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước châu
Á nhìn chung đã vững vàng hơn. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này Nhật
Bản có tốc độ tăng trưởng còn thấp, dưới 1%, thậm chí có nhiều năm tốc độ
2
tăng trưởng âm . Thái Lan cũng là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc
khủng hoảng tài chính, tốc độ tăng trưởng chậm trong nhiều năm, thậm chí
năm 2001, tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 1,8%.
3
Đông Á cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 vẫn được coi là nơi diễn ra những
chính sách sôi động về kinh tế thị trường. Những sự phát triển ngoạn mục của
các nước NIEs, sự chuyển nhanh sang kinh tế thị trường của Trung Quốc,
Việt Nam… đang có hiệu ứng tích cực đến quá trình cải cách và phát triển
nền kinh tế Nhật Bản, Thái Lan. Vai trò nổi bật của khu vực này thể hiện ở
chỗ: nếu năm 1980 kinh tế Đông Á chỉ chiếm 20,6% giá trị thương mại thế
giới, nhưng năm 1990 đã tăng lên 31,4% và đến năm 2000 đạt khoảng 46%...
4
khiến cho nó trở thành một đối tác quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế,
nhất là hợp tác từ Mỹ và EU. Hợp tác Đông Á được đẩy mạnh hơn bao giờ
hết và nếu không có những điều chỉnh chính sách kịp thời, Nhật Bản có thể sẽ
mất đi ưu thế của nền kinh tế hàng đầu trong khu vực và Thái Lan có thể mất
hi vọng về vai trò đầu tầu trong ASEAN.
2
3
4
[12, tr.3]
[9, tr. 11]
[11, tr.8]
15
Với việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO và thỏa
thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) đã
được ký kết vào tháng 11/2002, nền kinh tế ASEAN – Trung Quốc trở thành
đối tác tích cực đối với hội nhập khu vực và toàn cầu. Là địa bàn hấp dẫn đầu
tư, thương mại của tất cả các nước, Trung Quốc không chỉ là đối tác kinh tế
lớn mà còn là đối thủ đáng gờm của Nhật Bản. Trung Quốc sẽ có vai trò đáng
kể hơn với ASEAN trong vòng 10 năm tới. Hiệp định ACFTA được hoàn tất
và theo cùng với WTO, các quan hệ hợp tác của các đối tác bên ngoài khu
vực sẽ đặt trọng tâm vào Trung Quốc bởi từ đây, họ có thể có vai trò ảnh
hưởng trên toàn khu vực, trước hết là ở Đông và Đông Nam Á. Đây có thể coi
là sức mạnh và thách thức trực tiếp đối với quan hệ hợp tác kinh tế của Nhật
với châu Á trong những năm đầu của thế kỷ 21. Nói cách khác, Trung Quốc
với khả năng trở thành một trung tâm kinh tế thế giới mới đang tỏ rõ khả năng
và sức cạnh tranh mạnh với các trung tâm kinh tế thế giới truyền thống.
Với ASEAN và Ấn Độ, hai thực thể kinh tế đang ngày càng có vai trò
đáng kể trong châu Á, Nhật Bản dành những ưu tiên đáng kể để củng cố phạm
vi ảnh hưởng vốn có và để sử dụng các nước này như là điều kiện thực hiện
của chiến lược điều chỉnh cơ cấu và nâng cao vị thế cạnh tranh của nền kinh
tế Nhật Bản. Đặc biệt, thành công khiêm tốn của liên kết kinh tế ASEAN
được xem như là hình mẫu của tổ chức liên kết kinh tế trong các nước đang
phát triển và với vị thế mới của ASEAN trong quan hệ quốc tế, các nước lớn,
trong đó có Nhật Bản, đều phải xem nó như là một đối tác kinh tế quan trọng
trong điều chỉnh chính sách kinh tế của họ.
Hợp tác trong khuôn khổ APEC với mục tiêu tạo thuận lợi và tự do hóa
trong hoạt động kinh tế của các nước thành viên, trong đó có Nhật Bản và
Thái Lan, đang đặt ra yêu cầu cho Nhật Bản và Thái Lan cũng như các nước
thành viên khác là đẩy mạnh các quan hệ hợp tác kinh tế song phương và tích
16
cực tham gia, dẫn dắt các quan hệ hợp tác đa phương trong khu vực. Trong
khuôn khổ APEC, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục tỏ rõ vai trò quan trọng trong sự
điều chỉnh hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong điều kiện mới.
1.1.3. Chiến lược phát triển của Nhật Bản và Thái Lan trong thế kỷ 21
Bước vào thế kỷ 21, trước những thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu
vực, Nhật Bản đã đưa ra một chiến lược phát triển với tên gọi: Chiến lược
phát triển mới trong thế kỷ 21 (The New Development Strategy). Trong quan
hệ giữa các nước đang phát triển thì mục đích phát triển con người là trọng
tâm trong chiến lược, chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người. Đề cao việc các nước tự dựa vào sức mình, tự chịu trách nhiệm và
tìm kiếm đối tác hợp tác vì sự phát triển của cả hai bên, đặc biệt là các nước
ASEAN.
Chiến lược của Nhật Bản là tập trung phát triển các lĩnh vực như: sức
khỏe cộng đồng, y tế, giáo dục, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng có chiến lược giúp đỡ các nước đang phát triển để
các nước này có thể vững vàng và tự lập hơn nữa trước những thay đổi của
thế giới và khu vực. Do vậy, Nhật Bản đã thay đổi một số chính sách như
chính sách xin – cho được thay thế bằng chính sách cộng tác với những nước
đang phát triển, có xem xét đến khả năng tự lực của nước đó.
5
Trong chuyến thăm các nước ASEAN đầu năm 2002, Thủ tướng Nhật
Bản Koizumi đã tuyên bố chính sách Đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản –
ASEAN, nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN đó là mối
quan hệ bạn bè thật sự cho dù tình hình thế giới có thay đổi thế nào chăng nữa
thì Nhật Bản cũng vẫn gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN. Trong thế kỷ
21 này, mối quan hệ Nhật Bản và ASEAN được mở rộng và hợp tác chặt chẽ
5
[26, tr. 2]
17
hơn nữa với chính sách hỗ trợ của Nhật Bản đối với những cải cách của từng
nước trong ASEAN nhằm mục đích hợp tác cùng phát triển cho một cộng
đồng bền vững. Sự hợp tác trong thế kỷ 21 bao gồm:
- Thiết lập một mạng lưới kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN
- Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN trong lĩnh vực
an ninh
- Hợp tác trong giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
- Thúc đẩy hợp tác và năm 2003 là năm trọng tâm trong việc trao đổi
văn hóa giữa Nhật Bản và ASEAN
- Thúc đẩy hợp tác Đông Á
6
Bên cạnh đó, trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Thái Lan
cũng có một số thay đổi trong chính sách đối ngoại. Nếu như thời kỳ trước
khủng hoảng tài chính, Thái Lan là một nước có nền kinh tế phát triển mạnh
trong khu vực với tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và ổn định trong nhiều
năm, Thái Lan có hi vọng sẽ trở thành quốc gia đầu tầu trong ASEAN, sẽ là
cầu nối giữa các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh Châu
Âu với ASEAN. Vì thế, trong thời gian này chính sách đối ngoại của Thái
Lan là tập trung số một cho mối quan hệ với các nước láng giềng và với Hiệp
hội ASEAN, nhằm mở rộng thị trường thương mại, thị trường đầu tư…
Tuy nhiên, kể từ sau khủng hoảng tài chính, Thái Lan nhận thấy rằng
các nước trong ASEAN không thể có khả năng giúp Thái Lan vượt qua khủng
hoảng mà chỉ có những nước lớn, những nước kinh tế phát triển như Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu, mới có thể giúp được Thái
Lan. Vì thế, thời gian này Thái Lan đã phải điều chỉnh chính sách đối ngoại
6
Theo báo: Nhà quản lý ra ngày 12, 13/1/2001, tr. 1 - 2
18
cho phù hợp với tình hình thực tế và tương lai lâu dài. Chính sách đối ngoại
của Thái Lan đầu thế kỷ 21 là ưu tiên thiết lập mối quan hệ khăng khít trở lại
với các nước lớn Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu, mà đã bị Thái Lan
quên lãng khoảng hơn 10 năm cuối thế kỷ 20. Trong mối quan hệ này Thái
Lan đặc biệt quan tâm tới việc kêu gọi sự giúp đỡ và viện trợ từ các nước lớn
trong việc giúp Thái Lan phục hồi nền kinh tế. Ngoài ra, Thái Lan cũng chú
trọng tới việc hợp tác thương mại với các nước này. Thái Lan luôn tìm cách
để xuất khẩu được ngày càng nhiều hàng hóa ra nước ngoài. Nếu trước khủng
hoảng tài chính Châu Á, Thái Lan đặt hi vọng vào thị trường ASEAN, thì kể
từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á, Thái Lan đã nhận thấy rằng không nên
quá hi vọng vào thị trường ASEAN mà nên củng cố lại và mở rộng thị trường
ở Mỹ, Nhật Bản và khu vực Châu Âu. Thực tế lâu nay thị trường Mỹ vốn vẫn
là thị trường quan trọng và lớn số một của Thái Lan, còn thị trường Châu Âu
và Nhật Bản vẫn luôn là những thị trường lớn thứ hai.
Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích đầu tư cũng được nhà nước Thái
quan tâm. Chính sách của Thái Lan là luôn tìm cách để không cho vốn đầu
chảy ra ngoài mà phải thu hút được vốn đầu tư vào trong nước. Thái Lan
không ngừng tạo dựng một môi trường đầu tư thông thoáng, khuyến khích
đầu tư, tạo dựng niềm tin đối với các nhà đầu tư đặc biệt là thu hút các nhà
7
đầu tư lớn như Mỹ và Nhật Bản.
Như vậy, với bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như điều kiện của từng
nước Nhật Bản và Thái Lan, có thể thấy rằng việc tăng cường hợp tác kinh tế
giữa hai nước này là hoàn toàn tất yếu. Nó xuất phát từ những ảnh hưởng của
xu thế quốc tế và khu vực cũng như nhu cầu thực tế của mỗi quốc gia.
1.2. Tiến trình phát triển quan hệ kinh tế Thái Lan – Nhật Bản
7
[24, tr.43]
19
1.2.1. Quan hệ Thái Lan - Nhật Bản giai đoạn trước khủng hoảng tài
chính Châu Á
Quan hệ Thái Lan – Nhật Bản được hình thành và phát triển từ lâu.
Ngay từ thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản đã đưa các sản phẩm
công nghiệp đến bán tại Thái Lan và khi đó các sản phẩm này của Nhật Bản
đã cạnh tranh được với các hàng hóa của Anh tại đây. Nhật Bản đã gặt hái
được nhiều thành công và thu được nhiều lợi ích trong việc kinh doanh tại
Thái Lan thời kỳ này. Tiếp sau đó, trong chiến tranh thế giới thứ hai, mối
quan hệ giữa Thái Lan và Nhật Bản ngày càng trở nên gắn bó hơn, nhất là
trong mối quan hệ đồng minh chiến tranh. Thái Lan trở thành nơi cung cấp
nguyên liệu, tài nguyên cho Nhật Bản, thậm chí còn cho phép Nhật Bản sử
dụng lãnh thổ của mình cho những mục đích quân sự. Nhưng cuối cùng, tất cả
những mối quan hệ giữa Thái Lan và Nhật Bản được gây dựng qua hai cuộc
chiến tranh đều không mang lại kết quả gì tốt đẹp cho xã hội Thái Lan, người
dân Thái Lan vẫn luôn phải đối mặt với lạm phát và sự thiếu thốn các nhu yếu
phẩm.
Tiếp theo đó, trong giai đoạn chiến tranh lạnh, quan hệ chính trị, quân
sự giữa hai nước giảm xuống đáng kể nhưng quan hệ kinh tế vẫn được duy trì
và củng cố. Cuối thời kỳ chiến tranh lạnh, nhất là những năm 80, hàng hóa từ
Nhật Bản nhập khẩu vào Thái Lan với số lượng lớn, đặc biệt là hàng tiêu
dùng. Đầu năm 1980, hàng hoá nhập khẩu vào Thái Lan tăng so với những
năm 70 là 33,7% trong đó hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng tới 41,3%. Tuy
nhiên từ khoảng những năm 1983 đến 1986, hàng hoá nhập khẩu từ Nhật Bản
vào Thái Lan đã có chiều hướng dịch chuyển, số lượng hàng tiêu dùng giảm
xuống chút ít và thay vào đó là số lượng hàng công nghiệp. Đến năm 1986,
nhập khẩu từ Nhật Bản vào Thái Lan giảm đi 5%, do số lượng các công ty
Nhật Bản đầu tư vào Thái Lan đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên tới năm 1987
20
và 1988 số lượng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Thái Lan lại tăng lên đáng kể
36% vào năm 1987 và 72% vào năm 1988. Do thời gian này Thái Lan đặc
biệt đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp nên đã nhập từ Nhật Bản một khối
lượng máy móc lớn.
Cũng trong thời gian này, hàng hoá từ Thái Lan xuất khẩu sang Nhật
Bản chủ yếu là các mặt hàng lương thực thực phẩm và nhiên liệu, do Nhật
Bản là một nước có nền công nghiệp rất phát triển nhưng lại thiếu trầm trọng
về thực phẩm và nhiên liệu. Vì vậy, hàng năm Thái Lan xuất khẩu sang Nhật
Bản một số lượng lớn lương thực thực phẩm, chiếm tới 60% tổng giá trị xuất
khẩu sang Nhật Bản, khoảng hơn 7 tỷ Baht. Nhiên liệu xuất sang Nhật Bản
chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra các mặt hàng thủ công của
Thái Lan được xuất sang Nhật Bản đã tăng dần vào những năm 80. Giá trị
xuất khẩu mặt hàng này cuối những năm 70 là khoảng 50 triệu baht, đến
những năm 80 trung bình khoảng 280 triệu baht/ năm.
8
Sau chiến tranh lạnh, Thái Lan đã từ một nước nông nghiệp, với các
sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp đã trở thành một nước
sản xuất và xuất khẩu được khá nhiều sản phẩm công nghiệp. Trong những
năm 1988 – 1990 mức tăng trưởng hàng năm của Thái Lan luôn ở mức 2 con
số còn thu nhập bình quân đầu người từ 1.525 USD năm 1990 được tăng lên
9
2.065 USD vào năm 1995 . Giai đoạn này Thái Lan trở thành nước công
nghiệp mới. Ngoài ra, Thái Lan còn trở thành nước giúp đỡ, hỗ trợ cho các
nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.
Trong quan hệ thương mại, Nhật Bản ngày càng khẳng định vai trò của
bạn hàng quan trọng của Thái Lan. Đối với Thái Lan, Nhật Bản là thị trường
8
9
[23, tr. 202]
[26, tr. 7]
21
nhập khẩu số một và là thị trường xuất khẩu thứ hai (sau Mĩ). Bên cạnh đó,
hàng năm Nhật Bản cũng xuất khẩu sang Thái Lan khoảng 3,6% tổng giá trị
xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu 2,9% tổng giá trị nhập khẩu từ các
nước. Như vậy, Thái Lan là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ 6 của Nhật
Bản và là thị trường nhập khẩu đứng hàng thứ 10.
Những mặt hàng chủ yếu mà Nhật Bản xuất khẩu sang Thái Lan là phụ
tùng xe gắn máy, máy móc cơ khí và các sản phẩm cơ khí, hóa chất… Ba mặt
hàng này được xuất khẩu nhiều nhất chiếm tới 90% tổng số mặt hàng xuất
khẩu sang Thái Lan. Ngoài ra, các mặt hàng Nhật Bản nhập khẩu từ Thái Lan
bao gồm các loại thực phẩm như tôm đông lạnh, thịt gà, đường và các loại
nguyên liệu, nhiên liệu…
10
Bảng 1.1: Trao đổi thương mại giữa Thái Lan và Nhật Bản (1992 - 1998)
triệu USD
Xuất khẩu của
Nhập khẩu
Cán cân
Năm
Thái Lan
của Thái Lan
XNK
1992
5 950
10 370
- 4 420
1993
6 500
12 260
- 5 760
1994
8 180
14 700
- 6 520
1995
9 360
20 410
- 11 050
1996
10 210
18 280
- 8 060
1997
8 700
16 110
- 7 410
1998
7 470
10 030
- 2 570
Nguồn: Cục Hải quan – Bộ Tài chính Thái Lan (2000)
Về quan hệ đầu tư, sau sự ra đời của Hiệp ước Plaza tháng 9/1985,
đồng Yên của Nhật Bản đã nhanh chóng mạnh lên, thậm chí có những thời
10
Theo báo Kinh tế dân tộc, ngày 8/11/2007
22
điểm đồng Yên mạnh gần gấp đôi so với trước. Vì thế Nhật Bản đã đề ra
chiến lược cần nhanh chóng mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Trong thời gian
này, các dự án đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài tăng lên rõ rệt, trong đó có
một phần dự án đầu tư tại Thái Lan. Đầu tư từ Nhật Bản vào Thái Lan tăng
lên trong tất cả các lĩnh vực từ các dự án thương mại và công nghiệp đến các
dự án đầu tư xây dựng và dịch vụ. Việc thương nhân Nhật Bản đến đầu tư
tăng lên tại Thái Lan trong giai đoạn sau này còn xuất phát từ sự ổn định
chính trị và kinh tế Thái Lan. Kinh tế Thái Lan có nền tảng vững chắc hơn so
với các nước Đông Nam Á khác và có đường lối phát triển ngày càng sáng
sủa. Nhận thức của cả nhà nước lẫn khu vực tư nhân về vấn đề đầu tư nước
ngoài cũng rất nhạy bén, giá nhân công không cao, lực lượng lao động đủ tiêu
chuẩn, những mâu thuẫn về tôn giáo và văn hóa ít hơn nếu so với Inđônêxia
và Malayxia. Ngoài ra thời điểm này, đồng đô la tại Thái Lan lại khá cao so
với đồng bạt, vì vậy đây là điểm lợi thế của Thái Lan khi so với Hàn Quốc và
Đài loan.
So với thời gian trước đây, những năm 1987 – 1991 số dự án đầu tư của
Nhật Bản vào Thái Lan tăng so với trước rất nhiều bao gồm tất cả 709 dự án
với số vốn đầu tư lên tới 221,6 tỉ bạt, tập trung vào các lĩnh vực như: công
nghiệp điện và điện tử chiếm tới 211 dự án chiếm tới 68,9 tỉ bạt gồm có cả sự
đầu tư lần đầu tiên của các công ti thiết bị điện gia dụng hàng đầu Nhật Bản
như công ti Shar, đầu tư sản xuất tại Thái Lan các thiết bị như: lò nướng, lò vi
sóng, tủ lạnh… tiếp sau này là sản xuất cả máy điều hòa nhiệt độ. Ngoài ra
còn có sự đầu tư của tập đoàn JVC, sản xuất máy truyền hình màu tại Thái
Lan. Bên cạnh đó còn có các công ti lớn và nổi tiếng khác của Nhật Bản đầu
tư vào Thái Lan như Fujitsu sản xuất các thiết bị điện tử như: ổ cứng, máy in,
23
linh kiện điện tử… Các công ti trong lĩnh vực công nghiệp xe gắn máy của
Nhật Bản cũng bắt đầu mở rộng ở Thái Lan như Isuzu, Suzuki…
11
Có thể thấy rằng, trong thời gian này, Nhật Bản có xu hướng đầu tư
trong những lĩnh vực mà được chính phủ Thái Lan ưu đãi và bảo hộ. Việc đầu
tư phần lớn vẫn có xu hướng liên doanh cùng với nhà đầu tư Thái Lan và đầu
tư nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu. Năm 1987 – 1991 có tới 70% dự án đầu
tư của Nhật Bản vào Thái Lan nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Thái và đều
là đầu tư trong lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu, trong đó số lượng xuất khẩu
ngược trở lại Nhật Bản là khoảng 22,5% , xuất khẩu sang Hoa Kỳ khoảng
15,2%, xuất sang các nước Châu Á và Trung Đông khoảng 24,6%.
12
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1993 đến 1996 là thời kỳ Thái Lan cho phép
tự do mở các nhà máy và khuyến khích đầu tư, hoạt động đầu tư tại Thái Lan
thời gian này hết sức sôi động, đặc biệt là đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan.
Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn đầu tư mạnh nhất của Nhật Bản vào
Thái Lan. Đặc biệt chỉ trong năm 1996 Nhật Bản đã xin đầu tư vào Thái Lan
với 319 dự án và tổng số vốn lên tới 234,1 tỉ bạt. Tuy nhiên, số lượng dự án
đầu tư và số vốn đầu tư đã giảm xuống đáng kể trong những năm sau đó
(1997, 1998), đặc biệt là năm 1998 số lượng dự án đầu tư và số vốn đầu tư từ
Nhật Bản vào Thái Lan đã giảm xuống thấp chưa từng có kể từ thập kỷ 80 trở
lại đây. Nguyên nhân của tình trạng này do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính Châu Á đã làm cho cả Thái Lan và Nhật Bản rơi vào tình trạng suy
thoái kinh tế.
Bảng 1.2: Đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan (1993 – 1998)
tỷ bạt
11
12
Theo báo cáo hàng năm của Cơ quan Hợp tác đầu tư quốc tế của Thái lan (2007)
[23, tr. 206]
24
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
số dự án
171
258
317
319
216
251
số tiền
645
983
555
254
188
Loại dự án
đệ trình
được duyệt số dự án
tiến hành
173,4 243,2 234,1
125
190
284
254
số tiền
685
643
số dự án
86
56
74
220
165
177
số tiền
429
126
318
740
727
889
196,6 156,9 163,4
270
Nguồn: Ủy ban hỗ trợ đầu tư – Bộ Hợp tác đầu tư Thái Lan (2000)
Nếu tính tỉ lệ phần trăm đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan trong tổng
số đầu tư nước ngoài vào Thái Lan thì càng dễ dàng nhận thấy rằng đầu tư
của Nhật Bản chiếm một tỉ lệ rất lớn.
Bảng 1.3: Tỷ lệ đầu tư của Nhật Bản trong tổng số đầu tư nước ngoài vào
Thái Lan (1988 - 1996)
Năm Đầu tư từ Nhật Bản (%)
1988
57.2
1989
38.1
1990
27.0
1991
30.5
1992
41.8
1993
43.5
1994
39.0
25