Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận cuối khóa lớp kiểm lâm viên vấn đề xử lý tài sản trên đất sau khi thu hồi, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trùng trên đất lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.55 KB, 27 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT II
********

Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch Kiểm lâm viên
Khóa: KLV 34/2017

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
“XỬ LÝ TÀI SẢN TRÊN ĐẤT SAU KHI THU HỒI, HỦY GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TRÙNG
TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI KHU RỪNG
PHÒNG HỘ DẦU TIẾNG
TỈNH TÂY NINH”

Họ và tên học viên: Cao Thị Kim Ngân
Đơn vị công tác: Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh

Tháng 05 năm 2017


MỤC LỤC
trang
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... ii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ .............................................................................. 4
3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................... 10
3.1. Mục tiêu giải quyết vấn đề.................................................................. 10
3.2. Cơ sở giải quyết vấn đề ...................................................................... 10
3.2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề .............................................. 10
3.2.2. Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết vấn đề ............................ 12


3.2.3. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề..................................................... 12
3.2.4. Cơ sở thực tiễn và điều kiện đảm bảo tính khả thi của việc giải
quyết vấn đề ............................................................................................ 13
3.3. Đề xuất phương án giải quyết vấn đề ................................................. 13
3.3.1. Phương án 1 .................................................................................. 13
3.3.2. Phương án 2 .................................................................................. 15
4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ................................................................ 18
4.1. Kiến nghị............................................................................................. 18
4.2. Kết luận ............................................................................................... 19
PHỤ LỤC............................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 23

i


CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

CP

Chính phủ




Nghị định



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

PTNT

Phát triển nông thôn

TCĐC

Tổng cục Địa chính

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

ii


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối
với cuộc sống của con người như cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái,
bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan, góp phần vào bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ cũng như an ninh biên giới quốc gia.
Trong những năm qua diện tích rừng phòng hộ cả nước đang bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng rừng, làm ảnh hưởng tới chức năng
phòng hộ môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng. Một phần nguyên nhân
dẫn đến việc rừng phòng hộ bị tàn phá, xuống cấp như vậy là do tình trạng bao,
lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép và trồng cây không đúng mục đích trên đất
lâm nghiệp.
Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng với tổng diện tích là 33.134,5 ha trong đó
có 28.898,8 ha là đất có rừng nằm trải dài trên diện tích thuộc hai huyện Tân
Châu và Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Với địa hình từ bằng phẳng đến
lượn sóng, cao dần từ Nam lên Bắc và từ Tây sang Đông, phía Bắc giáp biên
giới Cam-pu-chia, phía Đông giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương, phía Nam và
phía Tây giáp vùng ngập hồ Dầu Tiếng (hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam).
Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng của tỉnh
Tây Ninh nói riêng và của cả vùng Đông Nam bộ nói chung. Không chỉ vậy, khu
rừng này còn giữ vai trò xung yếu trong phòng hộ môi trường, chống xói mòn,
điều tiết dòng chảy, bảo vệ lòng hồ Dầu Tiếng đảm bảo nước tưới cho 93.000 ha
sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh và các tỉnh lân cận, cung cấp hơn 100
m3 nước cho sản xuất công nghiệp, giúp đẩy mặn, ngọt hóa vùng hạ lưu sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, đảm bảo tính bền vững cho sự phát triển kinh tế
của địa phương và khu vực. Nhận thấy được tầm quan trọng của khu rừng này
đồng thời để nâng cao năng lực quản lý, phục vụ tốt công tác bảo vệ và phát
triển rừng, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh ra Quyết định số 1360/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 06 năm 2008 quyết định thành lập Ban quản lý (BQL) Khu rừng
phòng hộ Dầu Tiếng.

1



Tuy nhiên, trong nhiều năm qua công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, vấn
đề sử dụng đất quy hoạch rừng phòng hộ để sản xuất nông nghiệp tại Khu rừng
phòng hộ Dầu tiếng diễn ra hết sức phức tạp, đã trở thành nỗi nhức nhối cho Ban
quản lý cũng như chính quyền địa phương. Do là khu rừng phòng hộ đầu nguồn
xung yếu, công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chức năng phòng hộ
là viêc làm ưu tiên hàng đầu, việc phá rừng, mở rộng lấn, chiếm đất rừng để
canh tác nông nghiệp là vấn đề hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến
chức năng phòng hộ của rừng, giảm độ che phủ rừng, làm tăng cao nguy cơ xói
mòn, xạc lở, gia tăng lũ lụt, hạn hán, ngập úng vào mùa mưa và thiếu nước vào
mùa khô ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và vấn đề an sinh xã hội.
Năm 2009, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 875/QĐ-UBND
ngày 13/9/2009 về việc ban hành Kế hoạch giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm
và sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Qua 5 năm thực hiện, Kế hoạch giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm và sử dụng
đất lâm nghiệp sai mục đích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cơ bản đã hoàn thành
vào năm 2014, đã thu hồi được 3.974,89 ha/4.114,7 ha đạt 96,60% tổng diện tích
đất Lâm nghiệp phải giải quyết theo kế hoạch. Tuy nhiên, qua thống kê và điều
tra trên thực tế lại phát sinh thêm một vấn đề là việc cấp trùng Giấy CNQSDĐ
trên đất Lâm nghiệp của UBND hai cấp xã, huyện đây là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến chưa thể giải quyết việc sử dụng đất quy hoạch Lâm
nghiệp sai mục đích một cách dứt điểm trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh.
Cũng như tình hình chung của toàn tỉnh, đến nay việc thu hồi đất có Giấy
CNQSDĐ cấp trùng trên đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch Khu rừng phòng hộ
Dầu Tiếng đang gặp nhiều khó khăn, vì người được cấp Giấy, mặc dù đã đồng ý
giao lại Giấy CNQSDĐ cấp trùng, song BQL vẫn chưa thể thu hồi lại diện tích
đất do người dân đòi bồi thường cây trồng trên đất (theo Quyết định 875 chỉ đề
cập về Giấy CNQSDĐ cấp sai, không quy định về bồi thường tài sản trên đất).

Vì vậy, mặc dù đã thu hồi và hủy Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm
nghiệp, tuy nhiên trên thực tế diện tích đất bị cấp trùng vẫn chưa thể thu hồi
2


được, dẫn đến việc chậm trễ trong công tác trồng lại rừng, khôi phục lại diện
tích rừng đã mất trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng.
Trước thực trạng đó, để tháo gỡ vướng mắc trong việc thu hồi đất tiến đến
giải quyết tình trạng sử dụng đất quy hoạch Lâm nghiệp sai mục đích bên trong
Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng một cách bền vững để vừa đảm bảo các quy định
của pháp luật về các quy chế, quy định quản lý rừng phòng hộ nhưng cũng vừa
đáp ứng được nhu cầu ổn định cuộc sống người dân nơi đây. Việc đề ra phương
án xử lý tài sản trên đất khi thu hồi, hủy Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm
nghiệp tại khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng là một việc làm cần thiết và cấp bách.
Vận dụng những kiến thức đã học trong khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý
nhà nước ngạch Kiểm lâm viên, khóa 34 tại trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn II; trên cơ sở pháp luật, tình hình thực tế và những kinh
nghiệm trong công tác chuyên môn của bản thân, tôi chọn đề tài “Xử lý tài sản
trên đất sau khi thu hồi, hủy giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm Nghiệp
tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh” làm tiểu luận tốt nghiệp
cuối khóa.

3


2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
Tình hình vi phạm về sử dụng đất quy hoạch lâm nghiệp không đúng mục
đích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã diễn ra từ nhiều năm trước đây, nhất là giai
đoạn từ năm 1993 đến năm 1997 khi chuyển các Lâm trường sang thực hiện
Chương trình 327. Giai đoạn này, việc tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp

còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý rừng và
đất lâm nghiệp chưa chặt chẽ và đồng bộ; việc xử lý vi phạm không kiên quyết,
triệt để, kéo dài; công tác quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng không đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Theo số liệu thống kê đến cuối
năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và sử dụng không đúng mục
đích trên địa bàn tỉnh là 4.114,7 ha.
Để giải quyết tình trạng trên, nhằm lập lại kỷ cương pháp luật về quản lý,
bảo vệ rừng và sử dụng đất lâm nghiệp đúng quy hoạch theo quy định của pháp
luật, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 13
tháng 9 năm 2009 về ban hành Kế hoạch giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm và
sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, với
chủ trương xử lý kiên quyết các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của Pháp
luật, phù hợp với thực tế quy hoạch bảo vệ phát triển rừng; xử lý phải đảm bảo
công khai, minh bạch, đúng đối tượng, công bằng, nghiêm minh theo quy định
của Pháp luật, mọi trường hợp vi phạm đều phải được xử lý, không tạo tiền lệ
xấu cho việc phát sinh các vi phạm tiếp theo; xử lý đến đâu, tổ chức quản lý đất
đến đó, đồng thời triển khai trồng lại rừng theo quy hoạch; trong quá trình xử lý,
chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu và chấp hành; hạn
chế đến mức thấp nhất lãng phí xã hội, ổn định cuộc sống người dân. Qua 5 năm
thực hiện, Kế hoạch giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm và sử dụng đất lâm
nghiệp sai mục đích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cơ bản đã hoàn thành vào năm
2014, đã thu hồi được 3.974,89 ha/4.114,7 ha đạt 96,60% tổng diện tích đất Lâm
nghiệp phải giải quyết theo kế hoạch, số còn lại chưa được giải quyết dứt điểm
là do phần diện tích có Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất lâm nghiệp và có Hợp

4


đồng, giấy xác nhận cho trồng cây không đúng mục đích, sai quy hoạch. Cụ thể,
một số hồ sơ cấp Giấy CNQSDĐ sai quy định như sau:

- Từ năm 1993 đến ngày 16/03/1998 thực hiện việc cấp Giấy CNQSDĐ
theo Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao
đất Nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, quy định thành phần hồ sơ có 08 loại giấy tờ, trong đó cấp
xã có 6 loại giấy tờ, cấp huyện có 2 loại giấy tờ.
- Từ ngày 16/03/1998 đến ngày 15/12/2001 thực hiện cấp Giấy theo
Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa chính về
hướng dẫn thủ tục đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quy định thành phần hồ sơ cấp Giấy CNQSDĐ có 13 loại
giấy tờ, trong đó cấp xã 8 loại và cấp huyện 5 loại.
- Từ ngày 15/12/2001 đến ngày 15/11/2004 thực hiện việc cấp Giấy
CNQSDĐ theo Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng
cục Địa chính về hướng dẫn đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quy định thành phần hồ sơ cấp Giấy CNQSDĐ
có 7 loại giấy tờ, trong đó cấp xã 6 loại và cấp huyện 1 loại.
Tuy nhiên, qua phúc tra 65 hồ sơ của Thanh tra tỉnh Tây Ninh trên địa bàn
2 huyện Tân Biên, Tân Châu tỉnh Tây Ninh cho thấy 2 cấp xã, huyện không
chấp hành nghiêm các văn bản của Trung ương, không có bộ hồ sơ nào đầy đủ
theo các quy định nêu trên.
Năm 2015, UBND tỉnh Tây Ninh đã ra Công văn số 2293/VP-KTN ngày
14 tháng 03 năm 2015 về việc nghiên cứu xử lý tài sản trên đất do cấp Giấy
CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm nghiệp, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ngành
liên quan nghiên cứu đề xuất cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Đến ngày 20 tháng 11 năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Tây Ninh ban hành Báo cáo số 3550/SNN-KL Báo cáo kết
quả giải quyết, thu hồi Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm nghiệp và các
trường hợp có hợp đồng, giấy xác nhận cho trồng cây không đúng mục đích, sai
5



quy hoạch trên đất Lâm nghiệp. Trong báo cáo cho biết, Tổng số Giấy
CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 239 Giấy, diện
tích 386,83 ha (diện tích phải thu hồi tăng so với số liệu kế hoạch tăng trên 200
ha). Cụ thể, tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng tổng số Giấy CNQSDĐ cấp trùng
trên đất Lâm nghiệp là 87 Giấy/176,49 ha, trong đó diện tịch rừng phòng hộ bị
cấp trùng là 10 Giấy/29,66 ha, rừng sản xuất là 77 Giấy/146,83 ha. Đến nay, đã
thu hồi, hủy Giấy CNQSDĐ và thu hồi đất được 7 Giấy/15,9 ha toàn bộ là diện
tích rừng phòng hộ, đồng thời tiến hành chuyển sang trồng rừng được 3 trường
hợp, diện tích là 6,5 ha; đã thu hồi, hủy giấy nhưng chưa thu hồi được đất là 80
Giấy/160,59 ha, trong đó 3 Giấy/13,76 ha là diện tích rừng phòng hộ, còn 77
Giấy/146,83 ha là diện tích rừng sản xuất.
Việc cấp Giấy CNQSDĐ trùng trên đất Lâm nghiệp thuộc quy hoạch của
Khu rừng phòng hộ Dầu tiếng, xuất pháp bởi các nguyên nhân chính như sau:
- Về khách quan: từ năm 1993, khi mới thành lập các Ban quản lý rừng
(song song với thời điểm thực hiện chương trình 327) được Nhà nước giao đất
trên bản đồ, nhưng công tác phân ranh, đóng mốc ngoài thực địa chưa được thực
hiện, dẫn đến việc chính quyền địa phương xã, huyện không biết chính xác ranh
giới nên huyện đã cấp Giấy CNQSDĐ trùng trên đất Lâm nghiệp. Thời điểm cấp
Giấy CNQSDĐ hầu hết đều được huyện cấp sau năm 1993.
- Về chủ quan: do hai cấp xã, huyện trên địa bàn Khu rừng phòng hộ Dầu
Tiếng không chấp hành nghiêm các văn bản của Trung ương, không có hồ sơ
cấp Giấy CNQSDĐ nào đầy đủ theo đúng quy định. Mặc khác, việc phối hợp
giữ các xã với BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng để xác định sơ đồ, vị trí
trước khi tiến hành cấp Giấy CNQSDĐ nông nghiệp cho các hộ gia đình không
được chặt chẽ, đồng bộ đẫn đến cấp trùng trên đất Lâm nghiệp.
Đến nay, Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng vẫn chưa có một
giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng nêu trên, việc thu hồi lại đất đã cấp
trùng cứ thế mà kéo dài, trì trệ; vấn đề trên xảy ra bởi các nguyên nhân trực tiếp,
gián tiếp và sâu xa như sau:


6


- Do việc xử lý bồi thường tài sản trên đất chưa thỏa đáng, chưa có
phương án nào hữu hiệu để dung hòa được lợi ích của cả 2 bên, nên chưa nhận
được sự đồng thuận từ phía người dân. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
việc chậm trễ trong vấn đề xử lý tài tài sản trên đất sau khi thu hồi, hủy Giấy
CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm nghiệp. Nguyên nhân này xuất phát từ các
nguyên nhân sâu xa như:
+ Do nguồn thu nhập chính của các hộ dân nêu trên đều dựa vào việc canh
tác nông nghiệp trên diện tích đất cấp trùng trên đất Lâm nghiệp, đặc biệt là đối
với các hộ gia đình nghèo sống ven rừng thậm chí trong rừng thì điện tích canh
tác đó được xem như là nguồn sống duy nhất. Khoảng 95% hộ gia đình nói trên
tham gia canh tác nông nghiệp. Vì vậy, việc bảo họ giao đất cũng đồng nghĩa
với việc cắt đứt nguồn thu nhập, nguồn kiếm sống của họ. Vì thế mới phát sinh
những đòi hỏi về xử lý tài sản trên diện tích đất đã cấp trùng.
+ Chính sách chia sẻ lợi ích giữa người dân tham gia bảo vệ rừng và Nhà
nước hiện tại đã bộc lộ mâu thuẫn, thiếu sự hài hòa và công bằng, cụ thể: Thu
nhập có được khi hợp đồng nhận khoán trồng rừng là từ tiền bán nông sản trồng
xen trong những năm đầu khi rừng chưa khép tán và sản phẩm tỉa thưa cây phụ
trợ (keo) quá thấp và kéo dài qua nhiều năm; Sau khi rừng khép tán, người nhận
khoán chỉ được hưởng công bảo vệ rừng với định mức hiện nay là 200.000
đồng/ha/năm để bảo vệ những cây rừng còn lại, không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc
sống, không hấp dẫn người dân tham gia nhận khoán trồng rừng. Các chính sách
ưu đãi khác chưa được thực hiện, như cho vay ưu đãi, cho vay vốn sản xuất
bằng Hợp đồng nhận khoán Trồng rừng không được Ngân hàng quan tâm giải
quyết nên cũng chưa thu hút được người dân chưa.
+ Trình độ học vấn của một bộ phận người dân tại đây còn thấp, không
thể xin vào làm việc tại các xí nghiệp, nên chủ yếu là lao động phổ thông, làm

thuê mướn, nguồn thu nhập thấp và bấp bênh, không đủ trang trải chi phí hàng
ngày, thiếu lương thực, họ cần đất để sản xuất nông nghiệp phục vụ như cầu
thiết yếu hàng ngày. Vì vậy, mà công tác tuyên truyền vận động người dân tự
nguyên giao đất, tham gia nhận khoán bảo vệ rừng là việc làm thiếu khả thi.
7


- Do sự phối hợp giữa các ngành, các cấp còn hạn chế, nguyên nhân trực
tiếp này xuất phát từ các nguyên nhân sâu xa như:
+ Năng lực quản lý và năng lực lập kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, bao
gồm cả do thiếu quy hoạch sử dụng đất liên ngành, thiếu sự phối hợp, thống nhất
giữa ngành Nông nghiệp và ngành Tài nguyên môi trường. Nên khi quy hoạch
đã không định hướng khu vực tái đinh cư và bố trí đất sản xuất nông nghiệp cho
họ từ trước, đến nay không còn quỹ đất để thực hiện theo quy định.
+ Quyền hạn, trách nhiệm về sự phối hợp liên ngành chưa được làm rõ
hoặc chưa phù hợp.
+ Sự phối hợp thông tin giữa các cấp các ngành liên quan với chính quyền
địa phương các cấp chưa thật sự gắn kết, chưa kịp thời và thiếu sự đồng bộ.
+ Công tác kiểm tra, đấu tranh xử lý tài sản trên đất khi thu hồi, hủy Giấy
CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm nghiệp chưa nghiêm, chưa kịp thời và chưa có
sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với ngành Lâm
nghiệp, ngành Tài nguyên Môi trường và chính quyền địa phương;
+ Công tác đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển
rừng còn nhiều hạn chế, nhiều quyết định xử lý không được đối tượng vi phạm
chấp hành, tính răn đe thấp.
+ Việc phân định ranh mốc biên giới giữa hai quốc gia Việt Nam và
Campuchia chậm thực hiện, đồng thời ranh giới đất nông lâm cũng chưa được
xác định, vì vậy BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng gặp khó khăn, lúng túng
trong công tác đo đạc, chậm phát hiện những diện tích đất trong quy hoạch trồng
rừng bị bị cấp nhầm cho sản xuất nông nghiệp.

- Do nhận thức của người dân về giá trị của rừng còn thấp, nguyên nhân
trực tiếp này xuất phát từ các nguyên nhân sâu xa như:
+ Trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận
thức về các giá trị của rừng còn hạn chế.
+ Công tác tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng, giá trị của rừng với
cuộc sống con người chưa thực sự hiệu quả. Thiếu thông tin tuyên truyền hoặc

8


thông tin tuyên truyền chưa phù hợp với người dân địa phương, đặc biệt là bộ
phận người dân sống và sản xuất gần rừng.
+ Phần lớn người dân còn xem nhẹ giá trị lâu dài của rừng mà chỉ vì lợi
ích cục bộ trước mắt hoặc cá nhân.
Mặc dù, đã thu hồi và hủy các Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm
nghiệp song trên thực tế diện tích đất vẫn chưa được thu hồi, tình trạng này tại
Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng nếu để kéo dài, không đưa ra được một giải pháp
xử lý nghiêm, dứt điểm sẽ làm cho diện tích quy hoạch trồng rừng ngày càng bị
thu hẹp, công tác trồng rừng của BQL Khu rừng phòng hộ Dầu tiếng từ đó mà
gặp nhiều khó khăn, không đạt tiến độ và kế hoạch đã được phê duyệt hàng
năm;
Khi công tác trồng rừng gặp khó khăn, khó hoàn thành kế hoạch, độ che
phủ rừng không đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến độ che phủ chung của toàn
tỉnh, dẫn đến suy giảm chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên
tai, điều hòa khí hậu; đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống, tính bền vững
cho sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, ảnh hưởng đến an ninh quốc
phòng vùng biên.
Việc xử lý không được thỏa đáng dẫn đến thiệt hại về tài sản của hộ gia
đình, cá nhân, rất có thể sẽ làm nảy sinh tâm lý “hận thù”, thiếu sự đồng tình từ
phía người dân địa phương và từ đó sẽ tạo nên mâu thuẫn, mối quan hệ đối

kháng giữa cá nhân đối với cơ quan quản lý lâm nghiệp trên địa bàn. Từ đó, làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, gây ra bất bình trong nhân dân, dẫn đến việc thực thi pháp luật trong
cộng đồng dân cư bị hạn chế.
Việc xử lý chưa triệt để còn tạo dư luận xấu trong xã hội về việc thực thi
pháp luật và quy định của nhà nước trong lâm nghiệp. Tốn kém chi phí đầu tư
cho bảo vệ rừng nhưng hiệu quả không cao.

9


3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Mục tiêu giải quyết vấn đề
- Giải quyết, xử lý dứt điểm diện tích đang trồng cây nông nghiệp trên đất
quy hoạch Lâm nghiệp tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng còn tồn tại, phát sinh
sau khi tổng kết thực hiện Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 13 tháng 05 năm
2009 của UBND tỉnh;
- Nhắm lập lại trật tự kỷ cương pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và sử
dụng đất Lâm nghiệp đúng quy hoạch, theo quy định của Pháp luật;
- Thu hồi, chuyển toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đang trồng cây nông
nghiệp sang trồng lại rừng, bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy
hoạch.
3.2. Cơ sở giải quyết vấn đề
3.2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề
Để làm rõ vấn đề xử lý tài sản trên đất sau khi thu hồi, hủy Giấy
CNQSDĐ tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, những văn bản pháp luật sau đây
có liên quan đến những quy định bắt buộc khi một khu rừng phòng hộ nào đó có
người dân đang sinh sống và canh tác nông nghiệp bên trong và những gì cho
phép cũng như quyền lợi của những người dân được gì để từ đó đề xuất các giải
pháp giải quyết một cách thấu đáo nhất, vừa phù hợp với các quy định của pháp

luật nhưng cũng vừa phù hợp với thực tiễn:
- Khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định về
nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng nêu rõ: “Nhà nước được
cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của Pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng”.
- Điểm a Khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thu hồi đất
do vi phạm Pháp luật về Đất đai có trường hợp: “Đất được giao, cho thuê không
đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền” thì bị thu hồi.
- Điểm a Khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm
quyền thu hồi đất nêu rõ: “UBND cấp huyện được ra quyết định thu hồi đất đối
với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư”.
10


- Điểm c Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 quy định về chuyển
mục đích sử dụng đất có trường hợp: “Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng
phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất
nông nghiệp”.
- Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013 quy định về bồi
thường đối với cây trồng, vật nuôi có nêu rõ: “Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây
thiệt hại đối với cây trồng thì được bồi thường theo quy đinh”.
- Điểm a Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều trong Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ: “Trường hợp đang sử
dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn,
chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng
đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển
rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”.
- Điều 4, Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình được giao, thuê, nhận

khoán bảo vệ rừng, quy định: “Hộ gia đình được nhận tiền công khoán để trồng
rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng theo hợp đồng giao khoán; được
thu hái các lâm sản phụ (như dầu, nhựa, hoa, quả…) và khai thác cây phù trợ,
trồng xen trên diện tích giao khoán”.
- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Tại Điểm d,
Khoản 1, Điều 2: “Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo
vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp...”.
- Điều 5 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 20072015 quy định về “hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm”.
- Quyết định 875/QĐ-UBND quyết định của UBND tỉnh Tây Ninh ngày
13/9/2009 về Kế hoạch giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm và sử dụng đất lâm
nghiệp sai mục đích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tại tiểu mục 2.2 mục III việc xử
11


lý di dời, hủy bỏ cây trồng, các công trình xây dựng không đúng quy hoạch,
không đúng mục đích đối với rừng phòng hộ có nội dung “các hộ được ký hợp
đồng nhận khoán trồng rừng ổn định, lâu dài với chủ rừng và được hưởng các
quyền lợi quy định của Nhà nước”, “các hộ được đền bù vốn đầu tư quy định
theo tỉ lệ cây bị chặt hạ và được sử dụng phần cây cao su, cây ăn quả bị chặt
hạ”; tại tiểu mục 2.5 mục III đối với trường hợp cấp Giấy CNQSDĐ sai trong
đất quy hoạch lâm nghiệp “đề nghị UBND các huyện Tân Châu, Tân Biên,
Dương Minh Châu và Thị xã 1 chỉ đạo các phòng chức năng liên quan rà soát,
thống kê và tiến hành thu hồi ngay các Giấy CNQSDĐ đã cấp sai trong quy
hoạch đất lâm nghiệp…”
Từ các căn cứ quy định pháp luật nêu trên, việc thu hồi lại diện tích đất
quy hoạch lâm nghiệp đã bị cấp trùng cho các hộ dân trong tại Khu rừng phòng
hộ Dầu Tiếng sẽ được xử lý triệt để và trồng lại rừng theo quy định nhà nước.
3.2.2. Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết vấn đề

- Xử lý kiên quyết các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của Pháp
luật, phù hợp với thực tế quy hoạch bảo vệ phát triển rừng;
- Xử lý phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, công bằng,
nghiêm minh theo quy định của Pháp luật, mọi trường hợp vi phạm đều phải
được xử lý, không tạo tiền lệ xấu cho việc phát sinh các vi phạm tiếp theo;
- Xử lý đến đâu, tổ chức quản lý đất đến đó, đồng thời triển khai trồng lại
rừng theo quy hoạch;
- Trong quá trình xử lý, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để mọi
người hiểu và chấp hành;
- Hạn chế đến mức thấp nhất lãng phí xã hội, ổn định cuộc sống người
dân.
3.2.3. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề
Tại huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh, việc cấp Giấy CNQSDĐ trùng trên
đất lâm nghiệp xảy ra 98 trường hợp, tổng diện tích là 124 ha thuộc quy hoạch

1

: Nay là thành phố Tây Ninh
12


đất rừng sản xuất. Lãnh đạo địa phương phối hợp với đơn vị chủ rừng đã nhanh
chóng xác định số diện tích sai phạm, bằng việc đưa ra những cách giải quyết
hợp lý, đền bù thỏa đáng như: đối với cây nông nghiệp ngắn ngày tạm thời cho
người dân cho người dân tiếp tục chăm sóc đến thời vụ, sau khi thu hoạch xong
mới tiến hành thu hồi lại đất; sau khi thu hồi Giấy CNQSDĐ đơn vị quản lý
rừng nhanh chóng chuyển sang thực hiện giao khoán đất lâm nghiệp cho người
bị thu hồi Giấy CNQSDĐ được tiếp tục sử dụng đất trồng rừng sản xuất theo
quy hoạch; bên cạnh đó công tác tuyên truyền vận động người dân tự nguyện
giao đất tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích sai phạm cũng được

thực hiện hiệu quả. Phương án xử lý này đã nhận được nhiều sự đồng thuận từ
phía người dân, chính vì thế mà đến nay 100% diện tích đất quy hoạch lâm
nghiệp bị cấp trùng đã được thu hồi và chuyển sang trồng rừng theo đúng quy
hoạch.
3.2.4. Cơ sở thực tiễn và điều kiện đảm bảo tính khả thi của việc giải quyết
vấn đề
Sau hơn 2 năm, xử lý giải quyết thu hồi, hủy Giấy CNQSDĐ cấp trùng
trên đất quy hoạch lâm nghiệp. Tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, đã giải quyết
dứt điểm được 3 trường hợp, thu hồi được 6,5 ha đất và đã được đưa vào trồng
rừng theo đúng quy hoạch. Trên cơ sở những kinh nghiệm trong quá trình thực
hiện xử lý tài sản trên đất khi thu hồi, hủy Giấy CNQSDD cấp trùng trên đất lâm
nghiệp tại những Khu rừng khác trên địa bàn tỉnh nên việc xử lý tài sản trên đất
khi thu hồi, hủy Giấy CNQSDD cấp trùng trên đất lâm nghiệp một cách dứt
điểm tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng là hoàn toàn có thể thực hiện được.
3.3. Đề xuất phương án giải quyết vấn đề
Trên cơ sở lý luận và qua tình hình thực tế, tôi đề xuất hai phương án triển
khai thực hiện để giải quyết đối với 80/87 trường hợp có Giấy CNQSDĐ cấp
trùng trên đất lâm nghiệp thuộc Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, diện tích 160,59
ha. Sau khi đã thu hồi, hủy Giấy CNQSDĐ, nhưng chưa xử lý tài sản trên đất và
thu hồi đất được tiến hành xử lý như sau:
3.3.1. Phương án 1
13


Giao Chủ tịch UBND huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh chỉ đạo thực hiện
đúng theo quy định của Pháp luật, thu hồi đất giao cho BQL Khu rừng phòng hộ
Dầu Tiếng quản lý, người sử dụng đất được BQL rừng ưu tiên giao khoán đất
trồng lại rừng theo quy hoạch, biện pháp giải quyết cụ thể như sau:
- Rà soát, cấp đổi lại Giấy CNQSDĐ nông nghiệp đối với những trường
hợp đã cấp Giấy CNQSDĐ nông nghiệp, nhưng trùng một phần trên đất lâm

nghiệp;
- Xử lý tài sản trên đất:
+ Đối với diện tích thuộc quy hoạch rừng phòng hộ:
Toàn bộ cây trồng (tài sản) trên đất do sử dụng không đúng mục đích trên
đất Lâm nghiệp sau khi đã thu hồi, hủy Giấy CNQSDĐ nông nghiệp do cấp
trùng (cấp sai) trên đất Lâm nghiệp phải xử lý di dời, trao trả đất cho BQL Khu
rừng phòng hộ Dầu Tiếng quản lý và trồng lại rừng. Riêng đối với những trường
hợp hiện trạng đang có cây nông nghiệp ngắn ngày, để tránh lãng phí và thiệt
hại, tạm cho người dân tiếp tục chăm sóc đến thời vụ thu hoạch sẽ thu hồi đất
giao BQL tổ chức trồng lại rừng.
Quá trình xử lý tài sản trên đất nếu có phát sinh khiếu nại, tranh chấp về
bồi thường cây trồng trên đất thì giải quyết theo quy định của Pháp luật.
+ Đối với quy hoạch rừng sản xuất: Yêu cầu các đối tượng có Giấy
CNQSDĐ đã thu hồi, hủy Giấy phải chuyển sang trồng rừng theo phương án
phát triển rừng sản xuất (theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày
10/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản
xuất giai đoạn 2007 – 2015), tinh thần chung: về đất đai, trong thời gian chưa
thực hiện được việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, thì sau khi
thu hồi Giấy CNQSDĐ, BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng lập hồ sơ thực
hiện giao khoán đất cho người đang sử dụng bị thu hồi Giấy CNQSDĐ được
tiếp tục sử dụng nếu cây trồng hiện có trên đất phù hợp với loài cây trồng được
trồng rừng sản xuất thì giữ nguyên, không chặt bỏ, di dời; nếu hiện trạng là đất
trống, đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày thì phải chuyển sang trồng rừng sản
xuất theo đúng quy hoạch. Đối với các trường hợp không chấp hành phải cưỡng
14


chế thu hồi đất, giao BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng tổ chức trồng rừng sản
xuất theo quy hoạch.
Ưu điểm, nhược điểm của phương án 1:

- Ưu điểm:
+ Đảm bảo đúng quy định, tính nghiêm minh của Pháp luật;
+ Nâng cao được vai trò, trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ Nhà
nước giao;
+ Sớm hoàn thành kế hoạch trồng rừng trên diện tích đất Lâm nghiệp
được giao;
- Nhược điểm:
+ Gây lãng phí xã hội, nhất là những trường hợp trồng cây cao su chưa
đến hạn thanh lý vườn cây trên đất Lâm nghiệp thuộc quy hoạch Khu rừng
phòng hộ Dầu Tiếng;
+ Ngân sách Nhà nước chi để giải quyết đền bù tài sản (cây trồng) trên đất
sau khi thu hồi đất là khá lớn;
+ Sẽ phát sinh khiếu nại, khiếu kiện.
3.3.2. Phương án 2
Giao Chủ tịch UBND huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh chỉ đạo:
- Ra soát, cấp đổi lại Giấy CNQSDĐ nông nghiệp đối với những trường
hợp trước đây cấp Giấy CNQSDĐ trùng một phần trên đất Lâm nghiệp;
- Tiếp tục vận động người được cấp Giấy CNQSDĐ đã cấp trùng trên đất
Lâm nghiệp (sau khi đã thu hồi, hủy Giấy) chuyển đất sang trồng lại rừng đúng
mục đích theo quy hoạch đất Lâm nghiệp giai đoạn 2011 – 2020. Những trường
hợp không tự nguyện chuyển đất sang trồng lại rừng, áp dụng các biện pháp giải
quyết cụ thể như sau:
Đối với diện tích thuộc quy hoạch rừng phòng hộ:
+ Loại đất ghi trên Giấy CNQSDĐ là cây hàng năm, đất lúa; hiện trạng
đang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, đất trống; vận động chuyển sang trồng
rừng; trường hợp không chấp nhận trồng rừng thi cho các đối tượng này sử dụng
15


đến hết 20 năm (kể từ năm được cấp Giấy CNQSDĐ trùng trên đất Lâm

nghiệp), sau đó cưỡng chế thu hồi và chuyển sang trồng rừng;
+ Loại đất ghi trên Giấy CNQSDĐ là cây hàng năm, đất lúa; hiện trạng
đang trồng cây Cao su, cây điều; đề nghị các đối tượng này sử dụng đến hết 25
năm (kể từ năm được cấp Giấy CNQSDĐ trùng trên đất Lâm nghiệp), trong
trường hợp các hộ gia đình thanh lý vườn cây trước thời hạn thì tiến hành thu
hồi và chuyển ngay sang trồng rừng;
+ Loại đất ghi trên Giấy CNQSDĐ là cây lâu năm; hiện trạng đang trồng
cây nông nghiệp ngắn ngày, đất trống; vận động chuyển đất sang trồng rừng,
những trường hợp không chấp nhận thì đối tượng này được sử dụng đến hết 20
năm (kể từ năm được cấp Giấy CNQSDĐ trùng trên đất Lâm nghiệp);
+ Loại đất ghi trên Giấy CNQSDĐ là cây lâu năm và đất ở; hiện trạng
đang trồng cây Cao su và có nhà trên đất; đề nghị cho các đối tượng này được sử
dụng đến hết 25 năm (kể từ năm đước cấp Giấy CNQSDĐ trùng trên đất Lâm
nghiệp), trong trường hợp các hộ gia đình thanh lý vườn trước thời hạn thì tiến
hành chuyển ngay sang trồng rừng; riêng đối với nhà ở thì giải quyết theo Đề án
Di dời dân ra khỏi đất lâm nghiệp trên đại bàn tỉnh.
Đối với diện tích thuộc quy hoạch rừng sản xuất:
Việc sử dụng đất, thực hiện theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày
10/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản
xuất giai đoạn 2007-2015, tinh thần chung là: về đất đai, trong thời gian chưa
thực hiện được việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, thì sau khi
thu hồi Giấy CNQSDĐ, BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng chuyển sang cho
thực hiện giao khoán đất Lâm nghiệp cho người bị thu hồi Giấy CNQSDĐ được
tiếp tục sử dụng đất trồng rừng sản xuất theo quy hoạch; nếu hiện trạng đang
trồng cây Cao su thì hợp đồng giao khoán 1 chu kỳ (25 năm).
- Trong trường hợp người có Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm
nghiệp đồng ý với các biện pháp giải quyết nêu trên thì vẫn thu hồi đất; việc giải
quyết quyền lợi về tài sản trên đất thực hiện theo quy định của Phát luật.
Ưu điểm, nhược điểm của phương án 2:
16



- Ưu điểm:
+ Vẫn đảm bảo chấp hành theo đúng Pháp luật;
+ Giảm lãng phí xã hội do chặt bỏ cây trồng không đúng mục đích trên
đất Lâm nghiệp (so với phương án 1);
+ Nhận được nhiều sự đồng thuận từ phía người dân (so với phương án
1);
+ Giảm thiểu tối đa tình hình khiếu nại, khiếu kiện (so với phương án 1).
- Nhược điểm:
+ Thời gian thu hồi đất kéo dài, dẫn đến chậm hoàn thành kế hoạch trồng
rừng trên diện tích đất Lâm nghiệp đã bị cấp trùng.
Chọn phương án:
Từ những ưu điểm, nhược điểm của 2 phương án nêu trên; trên quan điểm
cá nhân tôi chọn phương án 2 làm phương án để giải quyết vấn đề xử lý tài sản
trên đất khi thu hồi, hủy Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất lâm nghiệp tại Khu
rừng phòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh. Vì phương án 2 có tình linh hoạt, khả
thi, phù hợp với thực tế hiện nay từ đó đem lại hiệu quả cao hơn cho việc giải
vấn đề nêu trên.

17


4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
4.1. Kiến nghị
Để thực hiện tốt giải pháp nêu trên, đảm bảo ổn định và phát triển bền
vững diện tích rừng của tỉnh nói chung và của Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng
nói riêng, tôi kiến nghị một số vấn đề sau:
Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương:
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi

trường cần ban hành các văn bản hướng dẫn cơ quan Tài nguyên và Môi trường
và cơ quan Kiểm lâm ở địa phương trong việc phối hợp xử lý các vụ vi phạm về
sử dụng đất quy hoạch Lâm nghiệp không đúng mục đích, khắc phục tình trạng
đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình điều tra, xác minh và chủ trì xử lý vi phạm.
Đối với UBND tỉnh Tây Ninh, đề nghị:
- Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, địa phương liên quan khẩn trương xác định
rõ ranh giới đất Lâm nghiệp trên bản đồ và đóng mốc ranh giới các loại rừng
trên thực địa, để các BQL rừng và các chủ rừng khác thực hiện được tốt chức
năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của mình.
- Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đây là nhiệm vụ
cơ bản, quan trọng hàng đầu và xuyên suốt cả quá trình giải quyết, xử lý, nhằm
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong
cộng đồng dân cư các vùng có rừng và xã hội. Thông qua các cơ quan thông tin
đại chúng, vận động, thuyết phục để họ chấp hành chủ trương, biện pháp giải
quyết theo kế hoạch của tỉnh. Phải thực hiện đồng bộ, gắn chặt giữa công tác
tuyên truyền, vận động với xử lý kiên quyết, triệt để.
- Cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch
sinh thái, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được tham gia dịch vụ du lịch
sinh thái kết hợp với bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên. Triển khai
thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần tăng thêm thu nhập giúp
người nhận khoán ổn định cuộc sống gắn bó lâu dài với nghề rừng.
- Cho phép người dân được khai thác, sử dụng có quản lý một cách bền
vững các loại tài nguyên lâm sản ngoài gỗ không nằm trong danh mục các loài
18


phải bảo tồn theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của
Chính phủ (các loài cây làm dược liệu, hương liệu, mỹ phẩm, thực phẩm dinh
dưỡng, ...) và theo Quyết định 17/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2015 về
Quy chế quản lý rừng phòng hộ tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng theo quy định

để để tăng thu nhập cho người dân địa phương theo quy định.
- Chỉ đạo BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng tổ chức kiểm tra, quản lý
và hướng dẫn chăm sóc tốt diện tích rừng đã trồng, bảo đảm đạt chất lượng, tăng
cường chức năng phòng hộ của rừng;
- Chỉ đạo UBND hai cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với BQL Khu rừng
phòng hộ Dầu Tiếng trong quá trình xử lý thu hồi diện tích đất bị cấp trùng, để
thu hồi đến đâu thì tiến hành trồng rừng ngay đến đó để nhanh chóng hoàn thành
quy hoạch đã đề ra.
Đối với UBND cấp huyện, đề nghị:
Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất Lâm nghiệp
trên địa bàn huyện; đồng thời, chỉ đạo cơ quan Tài nguyên và Môi trường và
Kiểm lâm hỗ trợ BQL rừng và các chủ rung khác xử lý, giải quyết triệt để vẫn
đề sử dụng đất Lâm nghiệp không đúng mục địch quy hoạch.
Đối với UBND cấp xã, đề nghị:
- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp của UBND xã,
thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ và phát
triển rừng.
- Xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở các cộng đồng dân cư gần rừng.
4.2. Kết luận
Thu hồi và tiến hành trồng lại rừng số diện tích đất bị cấp trùng trên đất
quy hoạch Lâm nghiệp tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng là một vấn đề cần thiết
và cấp bách để nâng cao khả năng phòng hộ của rừng, giữ vững được kỷ cương,
Pháp luật của Nhà nước. Việc đề xuất các giải pháp xử lý tài sản trên đất trên cơ
sở hạn chế tối đa mức thiệt hại về tài sản, thu nhập của người dân; đồng thời gắn
cuộc sống của người dân với các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng thông
qua hình thức giao, khoán lâu dài được tổ chức sản xuất nông, ngư nghiệp kết
19


hợp trên diện tích đất chưa có rừng, diện tích rừng chưa khép tán, tạo công ăn

việc làm, tăng nguồn thu nhập cho một bộ phận người dân nghèo sống gần rừng,
ven rừng, không có đất sản xuất tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng là giải pháp
đúng đắn nhất trong giai đoạn hiện nay nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất và
đưa diện tích đất đã thu hồi vào trồng rừng theo đúng quy hoạch.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua dù đã có nhiều biện pháp đề ra để xử lý
tài sản trên đất sau khi thu hồi, hủy Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm
nghiệp tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, nhưng việc giải quyết thu hồi lại diện
tích đất nói trên vẫn kéo dài, chưa hiệu quả.
Với cương vị, trách nhiệm của một công chức Kiểm lâm và cùng với kiến
thức đã tiếp thu được tại lớp bồi dưỡng kiến thức nhà nước ngạch Kiểm lâm
viên, hy vọng giải pháp trên phần nào giúp xử lý tốt tài sản trên đất sau khi thu
hồi, hủy Giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất Lâm nghiệp tại Khu rừng phòng hộ
Dầu Tiếng, nhằm giải quyết dứt điểm việc thu hồi và chuyển diện tích đất bị cấp
trùng sang trồng rừng theo đúng quy hoạch.
Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của quý thầy, cô về vấn đề nêu
trên./.

20


PHỤ LỤC
BIỂU 1: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH - HIỆN TRẠNG CẤP, SỬ DỤNG
ĐẤT CÓ GIẤY CNQSDĐ CẤP TRÙNG TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH
STT

NĂM CẤP

LOẠI ĐẤT ĐƯỢC
CẤP


HIỆN TRẠNG

1994
Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

1996
Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

1977

DIỆN
TÍCH
(Ha)

1

0,45

1

0,45

1

1,4842


1

1,4842

8

31,2416

Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

3

8,7126

Cây lâu năm

Đang trồng Cao su

2

17,21

Cây lâu năm và đất ở

Đang trồng Cao su

1


1,5

Lúa

Đang trồng Cao su

2

3,819

16

35,0811

1998
Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

5

9,75

Cây lâu năm

Đang trồng Cao su

3


16,4256

Cây lâu năm và đất ở

Đang trồng Cao su

6

7,1245

Lúa

Đang trồng Cao su

1

0,781

Đang trồng Mì

1

1

1999

4
Đang trồng Cao su

1


0,387

Đất lúa

Đang trồng Cao su

2

1,45

Không xác định

Đang trồng Cao su

1

5,23

4

6,0759
2,8315

Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

1


Cây lâu năm và đất ở

Đang trồng Cao su

1

1,852

Chỉ cất nhà

1

0,1804

Đang trồng Cao su

1

1,212

Cây lâu năm
2001

1
Cây lâu năm

Đang trồng Cao su

2,439


4

15,9404

Đang trồng Cao su

1

0,945

Chỉ cất nhà

1

0,455

Cây lâu năm

Đang trồng Cao su

1

13,3295

Đất lúa

Đang trồng Cao su

1


1,2109

4

1,3292

Cây lâu năm và đất ở

2003

Có nhà

1 TH có nhà
Có nhà

Có nhà

2,439

1

2002

GHI CHÚ

7,067

Cây hàng năm

2000


2004

SỐ
GIẤY

Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

1

1,07

Đất lúa

Đang trồng Cao su

1

0,05

Cây lâu năm và đất ở

Chỉ cất nhà

2

0,2092


10

40,7539

Có nhà

21


Cây lâu năm

Đang trồng Cao su

5

36,1244

Cây lâu năm và đất ở

Đang trồng Cao su

2

2,5

Chỉ cất nhà

1

0,3595


Đang trồng Cao su

2

1,77

8

11,8463

Cây hàng năm
2005
Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

1

2,08

Cây lâu năm

Đang trồng Cao su

2

4,8066

Cây lâu năm và đất ở


Đang trồng Cao su

3

4,3725

Chỉ cất nhà

2

0,5872

9

11,7329

2006
Đất lúa

Đang trồng Mì

2

1,2965

Cây hàng năm

Đang trồng Cao su


5

10,357

Cây lâu năm

Chỉ cất nhà

1

0,0644

Đất ở

Chỉ cất nhà

1

0,015

7

4,6571

2007
Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

1


0,312

Cây lâu năm

Đang trồng Cao su

5

4,0878

Chỉ cất nhà

1

0,2573

1

1,426

2008
Đất lúa

Đang trồng Cao su

2009

1


1,426

3

2,61

Cây lâu năm và đất ở

Đang trồng Cao su

1

1

Cây lâu năm

Chỉ cất nhà

1

0,385

Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

1

1,225


2010

5
Cây lâu năm và đất ở

1

0,38

Chỉ cất nhà

2

0,251

Cây lâu năm

Đang trồng Cao su

1

0,75

Cây hàng năm

Đang trồng Cao su

1

0,3


1

0,6744

1

0,6744

87,000

176,490

Cây lâu năm
TỔNG CỘNG

Đang trồng Mì

1 TH có nhà

Có nhà

1,681

Đang trồng Cao su

Không xác định

1 TH có nhà


Có nhà

22


×