Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Khóa luận Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2015 tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.83 KB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi tới thầy, cô khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học
Nông Lâm Bắc Giang lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc
nhất. Với sự quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình của thầy cô, sự giúp đỡ, động viên
nhiệt tình của các bạn, đến nay em đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp:
“Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2015 tại thị xã Đông Triều - tỉnh
Quảng Ninh”.
Để hoàn thành tốt đợt thực tập và thu được kết quả như ngày hôm nay là nhờ
vào sự giúp đỡ của các cán bộ địa chính phường Đông Triều và các cán bộ địa
chính phòng Tài nguyên và Môi Trường, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Và
đặc biệt hơn nữa, để có được kết quả này em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới thầy giáo Th.SPhạm Quốc Thăng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn em
trong thời gian thực tập, đã quan tâm giúp đỡ tận tình, hướng dẫn em hoàn thành tốt
đề tài tốt nghiệp.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một
sinh viên thực tập nên bài khóa luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để
em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý kiến thức của mình, phục vụ tốt công tác thực
tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 05 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Huyền

1


MỤC LỤC


2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BC:

Báo cáo

2. BTC:

Bộ Tài cính

3. BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

4. CT:

Chỉ thị

5. CP:

Chính phủ

6. GCN:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất

7. HĐBT:


Hội đồng Bộ trưởng

8. KKĐK:

Kê khai đăng ký

9. NĐ:

Nghị định

10. QĐ:

Quyết định

11. QH:

Quốc hội

12. SHNN:

Sở hữu nhà nước

13. TB:

Thông báo

14. TN&MT:

Tài nguyên và Môi trường


15. TX:

Thị xã

16. TT:

Thông tư

17. TTg:

Thủ tướng Chính phủ

18. UBND:

Ủy ban nhân dân

19. VPCP:

Văn phòng Chính phủ

20. VPĐKQSDĐ:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

3


DANH MỤC BẢNG


4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư,
phát triển các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai tham gia
vào hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng
của đất nước.
Theo khoản 1 Điều 58 Hiến pháp năm 2013 của Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn
lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật”.
Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, cùng với sự tăng nhanh của dân số và phát triển của nền kinh tế đã gây áp
lực rất lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề được tăng lên.
Vậy đòi hỏi con người phải biết cách sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đất
đai có giới hạn đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về đất đai là một
vấn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp. Do đó hoạt động quản lý về đất đai của nhà
nước có vai trò rất quan trọng. Trong đó, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đóng một vai trò
rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, tranh chấp đất
đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội.
Thị xã Đông Triều là một thị xã cực tây của tỉnh Quảng Ninh với nhiều tiềm
năng về đất đai. Trong những năm qua, nhu cầu về đất đai trên địa bàn thị xã ngày
càng tăng cao, quỹ đất biến động ngày càng nhiều, do đó hoạt động quản lý Nhà
nước về đất đai ngày càng được chú trọng và quan tâm. Để đảm bảo quản lý Nhà
nước về đất đai một cách hợp lý, hiệu quả đến từng thửa đất, từng đối tượng sử
dụng, thị xã Đông Triều đã xác định đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là nội dung quan trọng

để nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng. Thị xã đã
chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để người dân thực hiện
các thủ tục hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
5


dụng đất, quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị xã
Đông Triều đã đang được tiến hành, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì
công tác này vẫn đang còn nhiều hạn chế.
Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác điều tra đánh giá
tình hình quản lý và sử dụng đất, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với vai trò là một sinh viên
đang thực tập, được sự phân công của khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại
học Nông - Lâm Bắc Giang, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths.Phạm
Quốc Thăng, được sự chấp nhận của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã
Đông Triều, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất năm 2015 tại thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích và yêu cầu
a. Mục đích
- Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên
địa bàn thị xã Đông Triều.
b. Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc cấp GCN trên địa bàn thị xã
Đông Triều.
- Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp GCN.

- Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy GCN.

6


Chương1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về đất đai, vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.

1.1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có trước lao động và cùng quá trình lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai
trò quan trọng và quyết định cho sự tồn tại, phát triển của loài người. Nếu không có
đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có
sự tồn tại của loài người.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một
tư liệu sản xuất đặc biệt. Nó làm địa bàn, là cơ sở của các thành phố làng mạc, các
nhà máy phân xưởng sản xuất, các công trình công nghiệp, giao thông... tuy vậy đối
với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân đất đai có vai trò và vị trí khác
nhau. Đối với ngành nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt, nó không những là chỗ
đứng, chỗ tựa để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và là nơi
chuyển dần hầu hết các tác động của con người vào cây trồng. Đất đai được đưa vào
sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp được coi là ruộng đất và
ruộng đất là tư liệu chủ yếu không thể thay thế được. Không có ruộng đất không thể

tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng vừa là tư liệu lao động.
Khi dân số ngày càng tăng, nhu cầu về lương thực đáp ứng cho con người
ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, quá trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa
thì nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng đòi hỏi ngày càng nhiều và đồng
bộ, do vậy mà nhu cầu đất đai sử dụng cho ăn, ở và phát triển xã hội ngày càng lớn
trong khi đó đất đai lại không thể sản sinh ra được. Vì vậy, một đòi hỏi bức thiết đặt
ra là phải quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo cho nhu cầu
77


lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đồng thời cũng phải đáp ứng nhu
cầu sử dụng đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai, vai trò quản lý của nhà nước về đất đai

1.1.2.1. Khái niệm
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật
tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất
đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại
quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.

1.1.2.2. Vai trò quản lý của nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh

tế, xã hội và đời sống nhân dân:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai
có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất nước; bảo
đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho Nhà nước quản
lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ
và sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất
đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có
hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai tạo cơ sở
pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như
chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư... Nhà nước kích thích các tổ
88


chức, cá nhân, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất
đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hộ của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm
chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và có những biện pháp giải
quyết vi phạm về đất đai.
1.1.3. Khái niệm về quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.1.3.1. Khái niệm về quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất
Quyền sở hữu bao gồm các quyền sau:
- Quyền chiếm hữu: Là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ quản lý tài
sản thuộc sở hữu của mình.
- Quyền sử dụng: Là quyền của chủ sở hữu khai thác tối đa công dụng,

hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Quyền định đoạt: Là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản.
Như vậy, quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất là quyền sở hữu và sử
dụng được áp dụng trực tiếp với khách thể đặc biệt là đất đai. Đối với nước ta, đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn
định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Như vậy, Nhà nước là chủ
thể đặc biệt của quyền sở hữu đất đai, còn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chỉ có
quyền sử dụng đất đai chứ không có quyền định đoạt đất đai.

1.1.3.2. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất
- Khái niệm: GCN là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất (Luật đất đai 2013).
- GCN được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền
sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ
trưởng Bộ TN&MT quy định cụ thể về GCN.
99


- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất (gọi chung là GCN) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho
người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất,
GCN chính là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất
của chủ sử dụng đất, là căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo dõi biến
động đất đai, kiểm soát giao dịch về đất đai, các thẩm quyền và trình tự giải quyết
các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ về tài chính của người sử dụng đất, đền bù
thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai.

1.1.4. Căn cứ pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.1.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy chứng
nhận từ khi thực hiện Luật đất đai năm 2003
- Luật đất đai năm 2003 – Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003;
- Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thi hành Luật đất đai;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 106/2010/TT-BTC ngày 26/07/2010 hướng dẫn lệ phí cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 quy định bổ sung về Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(có hiệu lực từ ngày 10/12/2010).

1.1.5.2. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy chứng
nhận từ khi thực hiện Luật đất đai năm 2013
- Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật đất đai (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2014);
10


- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có

hiệu lực từ ngày 05/07/2014);
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định về hồ sơ địa
chính (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2014);

1.1.4.3. Sự khác nhau giữa Luật đất đai 2003 và Luật đất đai 2013 liên quan
đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất
- GCN và nguyên tắc cấp GCN (Điều 97,98):
Quy định này cơ bản giữ như hiện hành, tuy nhiên có sửa đổi 2 điểm:
+ Nguyên tắc cấp GCN theo thửa: trường hợp sử dụng nhiều thửa đất được
cấp chung một GCN nếu có nhu cầu được áp dụng đối với tất cả các loại đất nông
nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn.
+ Thửa đất có nhiều người chung quyền thì GCN phải ghi đầy đủ tên của
những người đó.
- Về các trường hợp sử dụng đất được cấp GCN (Điều 99-102):
+ Cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có
giấy tờ (Điều 100): bỏ điều kiện không tranh chấp đối với trường hợp có giấy tờ; có
tên trong sổ đăng ký, sổ địa chính: là sổ lập trước ngày 15/10/1993; thêm các giấy
tờ khác do Chính Phủ quy định.
+ Cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất
không có giấy tờ (Điều 101): giao cho Chính Phủ quy định chi tiết cho thống nhất.
+ Cấp GCN cho tổ chức đang sử dụng đất (Điều 102): cơ bản như hiện hành;
giao cho Chính Phủ quy định chi tiết.
+ Cấp GCN cho cơ sở tôn giáo sửa đổi theo hướng: bỏ 2 điều kiện: có văn
bản đề nghị của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo; có xác nhận của UBND cấp xã
về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo; bổ sung điều kiện không tranh chấp.
- Thẩm quyền cấp GCN (Điều 105):
+ Bỏ điều kiện UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho Sở TN&MT cấp GCN;
+ Bổ sung quy định Cơ quan TN&MT có thẩm quyền cấp GCN đối với
trường hợp đã có GCN mà thực hiện các quyền hoặc cấp đổi, cấp lại GCN.

11


- Đính chính, thu hồi GCN đã cấp (Điều 106):
+ Các trường hợp đính chính: Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp
nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người được cấp GCN; sai sót thông tin về thửa đất,
tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ đăng ký đã xét duyệt.
+ Các trường hợp thu hồi GCN: Nhà nước thu hồi đất; cấp đổi GCN; đăng ký
biến động đất mà phải cấp mới GCN; cấp không đúng thẩm quyền, không đủ điều
kiện, không đúng đối tượng, vị trí, diện tích đất, mục đích, thời hạn hoặc nguồn gốc
sử dụng theo quy định của pháp Luật đất đai;
+ Cơ quan thẩm quyền đính chính, thu hồi: là cơ quan thẩm quyền cấp GCN;
+ Bổ sung quy định không thu hồi GCN đã cấp trái pháp luật trong trường
hợp người được cấp GCN đó đã thực hiện chuyển quyền theo quy định của pháp
luật về đất đai.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội, Chỉ thị số 1474/CTTTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013
của Thủ tướng Chính phủ, việc cấp GCN, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước
đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và
tổ chức thực hiện. Kết quả cấp GCN lần đầu của cả nước đạt tỷ lệ cao và đã hoàn
thành chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả cấp GCN các loại đất chính
cả nướcđến hết 31/12/2015
Tỷ lệ diện
Số GCN đã cấp Diện tích đã cấp
Loại đất
tích đã cấp
(giấy)

(ha)
(%)
Đất sản xuất nông nghiệp
20.178.449
8.843.980
90,1
Đất lâm nghiệp
1.971.817
12.268.742
98,1
Đất ở nông thôn
12.918.211
516.140
94,9
Đất ở đô thị
5.338.865
129.595
96,7
Đất chuyên dùng
276.299
611.721
84,8
TỔNG
40.683.641
22.370.178
94,6
(Nguồn: Bộ TN&MT)

12



Đến hết 31 tháng 12 năm 2015, 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được
40,7 triệu GCN với tổng diện tích 22,4 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp.
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét
riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng
còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11
địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số
địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm:
Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh
Thuận và Hải Dương. Các địa phương này cần tăng cường các biện pháp nhằm
nâng cao tỷ lệ cấp GCN lần đầu của loại đất chưa đạt trong thời gian tới.
Để tăng cường quản lý đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai bền vững
và bảo đảm tăng tỷ lệ cấp GCN đối với những địa phương có loại đất cấp GCN đạt
thấp, yêu cầu các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp đổi GCN, xây dựng cơ sở
dữ liệu đất đai; ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản
việc cấp đổi GCN ở những nơi đã có bản đồ địa chính, đồng thời hoàn thành xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp huyện để làm mẫu
nhằm rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng trong những năm tới;
- Rà soát tình hình sử dụng đất, xác định ranh giới, mốc giới và đo đạc lập
bản đồ địa chính, giao đất, cấp GCN cho các công ty nông, lâm nghiệp để quản lý
chặt chẽ việc sử dụng đất của các công ty và xử lý dứt điểm các tồn tại, vi phạm đất
nông, lâm trường;
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
1.2.2. Khái quát tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại tỉnh Quảng Ninh
Đầu năm 2013, Quảng Ninh là một trong 22 tỉnh có tỷ lệ cấp GCN thấp nhất
cả nước. Trước tình hình đó, ngày 16/01/2013, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã họp bàn
và thống nhất ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo công
tác cấp GCN. Sau hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị, công tác này có chuyển biến rõ rệt,

trong đó nhiều địa phương đạt kết quả cao như Cẩm Phả, Đầm Hà, Hải Hà, Bạc
Liêu, Hạ Long, Đông Triều...
13


Theo số liệu thống kê từ Sở TN&MT, đến ngày 31/12/2015, tỉnh đã hoàn
thành việc cấp GCN đối với trên 95% diện tích đủ điều kiện cấp. Cụ thể: Về đất ở
đô thị, toàn tỉnh đã cấp được 185.455 giấy với diện tích 5.342,79 ha, đạt 91,11%
diện tích cần cấp, đạt 95,05% diện tích đủ điều kiện cấp; đất ở nông thôn, đã cấp
được 119.667 giấy với diện tích 3.657,60 ha, đạt 91,85% diện tích cần cấp, đạt
97,92% diện tích đủ điều kiện cấp; đất chuyên dùng đã cấp được 5.784 giấy với
diện tích 20.013 ha, đạt 86,36% diện tích cần cấp, đạt 96,17% diện tích đủ điều kiện
cấp; đất sản xuất nông nghiệp, đã cấp được 106.350 giấy với diện tích 42.391,62 ha,
đạt 93,68% diện tích cần cấp, đạt 96,80% diện tích đủ điều kiện cấp; đất lâm
nghiệp, đã cấp được 38.622 giấy với diện tích 304.004,04 ha, đạt 91,56% diện tích
cần cấp, đạt 96,16% diện tích đủ điều kiện cấp. Cùng với đó, tỉnh cũng đã tập trung
tháo gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, vì vậy đã giải quyết được nhiều hồ
sơ tồn đọng trong nhiều năm qua.
Để có được kết quả này, UBND tỉnh đã chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra tiến
độ, kịp thời giải quyết những vướng mắc, đồng thời phê bình, nhắc nhở các địa
phương có tỷ lệ cấp giấy đạt thấp để đẩy nhanh tiến độ. Các địa phương đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực cho công tác cấp giấy, ưu tiên kinh phí
phục vụ công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, tăng cường cán bộ của
VPĐKQSDĐ xuống cấp xã để xét duyệt hồ sơ cấp GCN...
Cụ thể, những vướng mắc lớn, vượt thẩm quyền sẽ tổng hợp xin ý kiến chỉ
đạo giải quyết của Bộ TN&MT. Cùng với đó, tăng cường đầu tư kinh phí cho công
tác quản lý đất đai, trước hết là công tác đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, xây
dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai nhằm tăng cường quản lý đất đai một
cách công khai, minh bạch, tiến tới xây dựng một hệ thống quản lý đất đai hiện đại;
trước mắt ưu tiên cho các xã, huyện còn nhiều khó khăn, các xã đã dồn điền, đổi

thửa cần cấp đổi GCN. Thực hiện tốt việc quản lý biến động đất đai ở các cấp nhằm
hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng người sử dụng đất tự ý làm biến động đất đai
mà không làm thủ tục theo quy định.

14


Chương2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Đông Triều
2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều
2.3.3. Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị xã Đông Triều
2.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Thu thập và xử lý số liệu về: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài liệu số liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cấp GCN, các biểu kiểm kê, thống kê đất đai,
hồ sơ địa chính và các văn bản có liên quan.
2.4.2. Phương pháp kế thừa bổ sung
- Thừa kế những số liệu, tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung
những số liệu, tài liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu
- Trên cơ sở những số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin
phù hợp với nội dung đề tài.
- Phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu theo các nội dung khác nhau.
- Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các nội dung cụ thể của đề tài.

15


Chương3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý :
Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ Bắc
Từ 106033’ đến 106044’57” kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương.
- Phía Đông giáp thành phố Uông Bí.
Về đơn vị hành chính: Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc
gồm 06 phường và 15 xã.
Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy
qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu
vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.


3.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Thị xã Đông Triều vừa có đồi núi và đồng bằng ven sông, phía bắc và tây
bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía nam là vùng đồng bằng ven
sông.
Nhìn chung địa hình Đông Triều được chia thành 3 vùng chính:
- Vùng đồi núi phía bắc: Vùng này gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng
Lương, độ cao trung bình từ 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp 1031 m, đoạn
giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê – Tràng Lương.
Đất đai vùng này phù hợp phát triển rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Vùng giữa: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng
phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến Hồng

16


Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù
hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa.
- Vùng đồng bằng phía nam: Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam
quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng.
Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông
Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn
- Khí hậu:Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc
trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông.Nhiệt độ trung
bình năm đạt 23,80C, dao động từ 16,60C đến 29,40C. Lượng mưa trung bình ở
Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ
đạt 1.444,0 mm. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%. Gió có 2 loại
hướng thịnh hành là: Bắc - Đông Bắc vào mùa đông và hướng gió Nam - Đông
Nam vào mùa hạ.

- Thủy văn: Chế độ thủy văn của các sông, ngòi ở Đông Triều phụ thuộc chủ
yếu vào chế độ thủy văn của các sông chính như: Sông Kinh Thầy, Sông Vàng,
Sông Đạm, Sông Cầm...

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Theo điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, tài nguyên đất
của Thị xã được chia thành 4 nhóm với 9 loại đất.
1) Nhóm đất phèn mặn (SM)
Đất phèn mặn được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh
phèn (xác thực vật chứa lưu huỳnh: Pyrite) trong môi trường ngập nước ở ven sông
và các vùng đất thấp trũng bị ảnh hưởng của nước mặn lợ.
2) Nhóm đất phù sa (P)
Nhóm đất phù sa có diện tích 6.330 ha, chiếm 15,94% diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung ở các xã phía Nam. Đây là vùng trọng điểm lúa của Thị xã.
Nhóm đất phù sa ở Đông Triều được phân thành 3 loại: Đất phù sa chua, đất
phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất phù sa glây.

17


3) Nhóm đất xám(X)
Ở Đông Triều đất xám nằm dọc theo đường QL 18A thuộc các xã: Hồng
Thái Đông, Hồng Thái Tây, Hoàng Quế, phường Mạo Khê và phường Kim Sơn.
Ngoài ra vùng đất thấp(thung lũng) thuộc xã Tràng Lương và Bình Khê cũng có
loại đất này. Đất xám có diện tích 982 ha chiếm 2,47% diện tích tự nhiên toàn Thị
xã, được phân thành 02 loại: Đất xám trên phù sa cổ và đất xám glây.
4) Nhóm đất đỏ vàng(F)
Đất đỏ vàng là nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Thị xã Đông Triều
22.869,76 ha, chiếm 57,58% diện tích tự nhiên, phân bố ở khắp các xã trong Thị xã

nhất là các xã phía bắc. Nhóm đất đỏ vàng được phân thành 3 loại đất như sau:
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)
Diện tích 1.502 ha chiếm 3,78% diện tích tự nhiên toàn Thị xã, chiếm 6,57%
diện tích nhóm đất đỏ vàng. Phân bố ở xã An Sinh, Tràng Lương.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát(Fq)
Diện tích 19.840,76 ha, chiếm 49,95% diện tích tự nhiên và 86,75% nhóm
đất đỏ vàng. Phân bố ở các xã: Nguyễn Huệ, Thủy An, Hồng Phong, Phường Đông
Triều, Phường Mạo Khê, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông, Hồng
Thái Tây, Tràng An, Bình Khê và Tràng Lương.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
Diện tích 1.527 ha chiếm 3,84% diện tích tự nhiên toàn Thị xã, chiếm 6,68%
diện tích nhóm đất đỏ vàng. Phân bố ở các xã: Bình Dương, An Sinh, Việt Dân, Tân
Việt, Tràng An, Kim Sơn, TT Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây,
Hồng Thái Đông, Bình Khê và Tràng Lương.
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn, phân bố đều trong
toàn Thị xã, ngoài ra còn có 32 hồ đập lớn nhỏ. Đây là nguồn nước mặt dồi dào để
cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ công nghiệp và đời sống dân
sinh.
- Nước ngầm: Đông Triều có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, phân bố ở
các xã Bình Khê, Tràng Lương, Đức Chính, Tràng An, Việt Dân, Tân Việt, có khả

18


năng khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân theo chương trình
nước sạch nông thôn.
c. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai 01/01/2016 diện tích đất lâm nghiệp của thị xã
là 17.416,09 ha, chiếm 43,85% diện tích tự nhiên.

Diện tích đất rừng chủ yếu là rừng gỗ non chưa có trữ lượng và rừng tre nứa,
chủ yếu là rừng phòng hộ. Sản lượng gỗ đạt 26.364 m3, độ che phủ rừng đạt 62,73%.
d. Tài nguyên khoáng sản
- Than Đá: Tài nguyên khoáng sản lớn ở Đông Triều là than đá, xít, đá vôi xi
măng, sét gốm, sét gạch ngói,... phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Đông Bắc thị xã,
sản lượng khai thác trên địa bàn thị xã lớn, chất lượng tốt.
đ.Tài nguyên du lịch
Thị xãĐông Triềuvới cụm di tích lịch sử văn hóa khu đền nhà Trần, đập Trại
Lốc, chùa Ngọa Vân... với phong cảnh hữu tình đã tạo thành khu du lịch hấp dẫn
nhằm thu hút lượng du khách lớn đến thăm quan, vãn cảnh và du lịch văn hóa.
e. Tài nguyên nhân văn
Hiện tại trên địa bàn Thị xã có nhiều dân tộc đang định cư và sinh sống
chủ yếu có dân tộc Kinh, Hoa,... Cộng đồng các dân tộc trong thị xã với những
truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn hoá phong phú, có nhiều
nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc.
Đông Triều với thế đất hiểm trở, được chọn làm căn cứ địa của Đệ tứ Chiến
khu. Đây luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và truyền
thống cách mạng. Nhân dân trong thị xã có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức
tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ để từng bước đi lên.

3.1.1.5. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên
a. Thuận lợi
- Đông Triều có điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai lớn, khí hậu tương đối thuận
lợi cho việc mở rộng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng
vật nuôi.
- Nhìn chung, thị xã Đông Triều có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú, có
nhiều tiềm năng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội.
19



- Nằm ở cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có hệ thống giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá thuận lợi, là điều kiện để Đông Triều giao lưu
kinh tế, văn hoá xã hội với các khu vực trong và ngoài tỉnh.
- Tài nguyên đa dạng và phong phú đặc biệt là đá vôi xi măng, than đá, sét
gốm, sét gạch ngói,.. để phát triển công nghiệp xi măng, điện, đóng tàu, gốm sứ vật
liệu xây dựng... tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng cho phép sản xuất nông - lâm ngư nghiệp một cách toàn diện phục vụ nhu cầu trong và ngoài thị xã.
- Đông Triều có nhiều di tích lịch sử văn hoá quan trọng nằm trong quần thể
di tích Yên Tử, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và dịch vụ.
- Trên địa bàn có một số nông sản có thương hiệu (như na, bưởi, cam v.v) có
giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng
nông thôn mới.
b. Khó khăn
- Vùng núi địa hình phức tạp, chia cắt mạnh khó khăn cho sản xuất và
phát triển hạ tầng.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng chậm, ngành trồng trọt còn chiếm tỷ
trọng cao, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương hiệu quả và sức cạnh tranh
còn thấp, các ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của
địa phương.
- Đông Triều cũng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu do tính
cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Ngành sản xuất nông nghiệp:
+ Trồng trọt:Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt 603,9 ha, bằng 92,9% so
với cùng kỳ.
+ Chăn nuôi:Năm 2015 số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã có
71.165 con, sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm 1.916 tấn, giá trị sản xuất đạt

19,73 tỷ đồng.
20


- Ngành lâm nghiệp:
Đến năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp có 17.416,09 ha, sản lượng gỗ khai
thác 19.220 m3, trong đó (rừng tự nhiên 255 m 3, rừng trồng 18.995 m3), sản lượng
củi khai thác 6.000 Ster, nguyên liệu giấy khai thác 904 tấn, tỷ lệ che phủ của rừng
lên 62,73%.
Tổng diện tích rừng trồng tập trung năm 2015 đạt 1.633 ha, bằng 222,3% so
với cùng kỳ.
- Ngành thủy sản:
Thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích 350,42 ha ao, hồ phân tán
ở nhiều phường, xãđã mang lại thu nhập cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thị
xã và thị trường trong nước.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2015 trên địa bàn đạt
9.754 tỷ đồng, tăng 10,87% so với cùng kỳ, chiếm 74,18% tổng giá trị sản xuất.
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu so với cùng kỳ như sau:
- Than khai thác đạt 31,713 triệu tấn, bằng 100,0% so với cùng kỳ;
- Điện đạt 3,5 tỷ kw/h, bằng 131,7% so với cùng kỳ;
- Đất sét khai thác đạt 616,4 nghìn tấn, bằng 79,0% so với cùng kỳ;
- Cát xây dựng đạt 903,2 nghìn m3, bằng 104% so với cùng kỳ.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ – thương mại
Tổng giá trị các ngành thương mại và dịch vụ (theo giá thực tế) năm 2015
của thị xã Đông Triều đạt 3.294,17 tỷ đồng, tăng 16,95% so với cùng kỳ, chiếm
24,93% tổng giá trị sản xuất.
Hoạt động dịch vụ - thương mại của thị xã thời gian qua phát triển khá phong
phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
- Mạng lưới chợ: Trong vài năm gần đây một số điểm chợ được cải tạo, nâng

cấp và đầu tư xây dựng mới, hình thành một số điểm giao dịch tương đối có hiệu quả,
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giao lưu hàng hóa giữa các xã, phường trên địa
bàn.
- Điện lực:Hiện nay 100% số xã, phường có điện lưới Quốc gia.

21


- Bưu chính - Viễn thông: Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng
được nhu cầu của nhân dân, duy trì phát hành báo các loại đảm bảo 100% các cơ
quan, đơn vị, các xã, phường có báo đọc trong ngày, phát triển tổng số thuê bao
điện thoại cố định trên địa bàn thị xã 54.500 máy. .

3.1.2.2. Dân số và lao động
Năm 2015 dân số trung bình của thị xã có 175.848 người, trong đó dân số của
các xã168.196người, phường có7.652người, mật độ dân số bình quân 512,34
người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thị xã ở mức 1,1%.
Trong năm qua số lao động trong ngành kinh tế quốc dân và lao động khu
vực nhà nước có 132.639 người, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đạt 4,65%. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2015 khoảng 39,5 triệu đồng/năm. Hộ nghèo còn 1.196
hộ (theo tiêu chuẩn quốc gia), hạ tỷ lệ hộ nghèo thị xã xuống còn 2,27%
(1.196/52.744 hộ), số hộ cận nghèo còn 2.390 hộ, chiếm tỷ lệ4,53%.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
- Hiện nay các tuyến đường bộ liên thôn, xã, nội thị được gắn với hệ thống
đường tỉnh, quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Thị xã có khoảng 808 km đường bộ, bao gồm: Tuyến đường trục thị xã dài
45 km, Đường liên xã 24 km, Đường liên thôn 219km, Đường ngõ xóm 520km.
b. Thủy lợi
Hệ thống kênh mương dài 65,4 km kênh chính và nội đồng. Ngoài ra còn có

các trạm bơm điện và 28 hồ đập phục vụ đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên do đã khai thác, sử dụng từ
nhiều năm nên phần nào đã bị xuống cấp.
c. Các lĩnh vực hạ tầng xã hội
- Giáo dục: Trong năm 2015 đã có 11 công trình trường học được hoàn thành,
bàn giao, đưa vào sử dụng, nâng tổng số các trường được cao tầng hóa trên địa bàn
Thị xã lên 55/59 trường (đạt 93,22%).
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Đội ngũ cán bộ y tế được tăng
cường cả về số lượng và chất lượng.
22


- Công tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ phát triển
dân số hàng năm duy trì ở mức ổn định dưới 1,1%. Tuổi thọ trung bình của người
dân không ngừng được nâng lên, số trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 10,5%
năm 2015.
- Văn hoá - thể dục thể thao và truyền thanh: Tổ chức tốt các hoạt động tuyên
truyền, thể dục thể thao, văn nghệ chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp và
kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.
- Quốc phòng - An ninh: Công tác quân sự địa phương luôn được các cấp uỷ,
chính quyền từ thị xã đến cơ sở quan tâm chỉ đạo. Phát huy mạnh mẽ phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, kết hợp đẩy mạnh các biện pháp tấn công, trấn áp
tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội, nắm chắc tình hình, điều tra, giải quyết kịp thời
các vụ việc ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra điểm nóng…

3.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội
a. Những kết quả đạt được
- Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 giữ ổn định, tốc độ tăng giá trị sản
xuất khá, đời sống nhân dân được nâng lên.
- Phát huy được thế mạnh về điều kiện sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và

nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp - thương mại dịch vụ tăng khá
cao, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, nhiều tuyến kênh mương, đường
giao thông, công trình công cộng được đầu tư, xây dựng nâng cấp.
- Cải cách hành chính và cơ chế chính sách quản lý được đẩy mạnh, vai
trò quản lý Nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã thời kỳ vừa qua.
- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội trong điều kiện đặc thù của thị xã là đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thực
hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.
b. Những hạn chế cần khắc phục
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông tuy đã được cải thiện
song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của đô thị công nghiệp. Vì
vậy, cần được đầu tư mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến
đường, cũng như các công trình công cộng trên địa bàn trong thời gian tới.
23


- Ô nhiễm môi trường, không khí, tiếng ồn do hoạt động khai thác than, ảnh
hưởng đan xen giữa phát triển công nghiệp với du lịch. Vì thế cần có phương án
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khai thác than, đất bằng các quy hoạch chi tiết
bảo vệ môi trường cho từng khu vực và quy hoạch môi trường cho toàn thị xã.
- Quy mô sản xuất các ngành còn nhỏ, phân tán, chi phí sản xuất cao, sản
xuất nông nghiệp còn manh mún, giá trị kinh tế thấp.
3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều
3.2.1. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Đông
Triều

3.2.1.1. Việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ
chức thực hiện
Nhằm cụ thể hoá các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính phủ cũng

như của tỉnh Quảng Ninh, thị xã đã ban hành một số quyết định, văn bản hướng dẫn,
chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến các xã, phường và các đơn vị quản lý sử dụng đất
trên địa bàn thị xã cũng như các văn bản được ban hành phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai
ngày càng tốt hơn.
3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị số 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, thị xã, xã,
phường đến nay đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính giữa các xã,
phường trong thị xã và với các huyện, thị trong tỉnh. Hiện tại thị xã có 21 đơn vị hành
chính cấp cơ sở, trong đó có 15 xã và 06 phường, có hồ sơ địa giới hành chính và bản
đồ hành chính xã, phường.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
a. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính tính đến 01/01/2010 TX. Đông
Triều có 06 phường và 15 xã đã đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 và 1/500 với

24


tổng diện tích đo đạc 14.789,40 ha, trong đó: Đo đạc bản đồ theo tỷ lệ 1/10.000 với
diện tích 13.420,44 ha, tỷ lệ 1/500 với diện tích 1.368,96 ha.
b. Khảo sát, đánh giá, phân hạng đất
Công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất được UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức
thực hiện đánh giá, phân hạng đất đai, xây dựng bản bản đồ nông hóa thổ nhưỡng
và bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn TX. Đông Triều và 21 phường, xã
đã được UBND tỉnh phê duyệt.

c. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
Năm 2010 TX. Đông Triều đã lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020
và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2010 – 2015 của thị xã và 21 phường, xã trên địa bàn
thị xã, đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và bản đồ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất năm 2010 của thị xã và 21 phường, xã.

3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn TX. Đông Triều
được chú trọng và được thực hiện theo sự chỉ đạo của tỉnh và Trung Uơng.
- Thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND TX. Đông Triều
xây dựng báo cáo quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 - 2020 và được UBND tỉnh
phê duyệt.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 của TX. Đông
Triều đã được phê duyệt và làm cơ sở quản lý, điều hành việc sử dụng đất trên địa
bàn thị xã.
- Thị xã đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của 15 xã và 06
phường.

3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
- Công tác giao đất, cho thuê đất: Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày
31/12/2015, hiện 100% diện tích đất đai của TX. Đông Triều đã được giao cho các
đối tượng quản lý sử dụng, trong đó giao cho hộ gia đình cá nhân 17.586,20 ha,
UBND cấp xã sử dụng là 79,01 ha và quản lý là 6.550,45 ha, các tổ chức kinh tế
4.983,58 ha, cơ quan đơn vị của Nhà nước 422,19 ha, các tổ chức khác sử dụng là
0,61 ha và quản lý là 164,89 ha, cộng đồng dân cư sử dụng là 1,70 ha.
25



×