Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 114 trang )

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ
LÀNG CHÀI DUY NGHĨA,
DUY XUYÊN, QUẢNG NAM
1.1. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí, giới hạn khu đất
- Vị trí: Thuộc khu vực phía Tây-Tây Bắc xã Duy Nghĩa.
- Ranh giới:
+ Phía Đông: Giáp đất dân cư hiện hữu, giáp đường dân cư liên thôn, cách
UBND xã 300m về phía Tây.
+ Phía Tây: Giáp sông Trường Giang.
+ Phía Nam: Giáp đất dân cư hiện hữu, cách đường dự kiến đấu nối với cầu
Trường giang 300m về phía Nam.
+ Phía Bắc: Giáp sông Thu Bồn.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu quy hoạch được bao bọc bởi 2 con sông Trường Giang và
sông Thu Bồn, có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần theo hướng
Nam - Bắc và các khu dân cư phân bố dọc theo các tuyến đuờng giao thông, độ dốc
nền toàn khu vực i < 0,5%.
Địa hình thấp trũng: Gồm các khu vực ruộng, các khu vực nuôi tôm, cốt nền hiện
trạng -0,6m đến 0,5m, thường xuyên bị ngập nước, khi có lũ ngập sâu >2,0m.
Địa hình các khu vực dân cư, nền đất đã được bồi đắp cao độ từ 2,5m đến 5,5m,
một số khu vực bị ngập do mưa lớn kéo dài, chiều cao ngập từ 0,3m đến1,2m. Thời
gian ngập lụt trong vòng 1 đến 2 ngày.
Địa hình một số gò cát: cao độ từ 4,2m đến 6,5m, có một số nhà ở, còn lại chủ
yếu là đất hoang và nghĩa địa.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn:
1.1.3.1. Khí hậu:
:



(00C).

- Nhiệt độ trung bình

:

25049

- Nhiệt độ cao nhất trung bình

:

33069

- Nhiệt độ thấp nhất trung bình

:

19074

a. Nhiệt độ không khí

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu

dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

b. Mưa: (mm)
- Lượng mưa trung bình tháng

:

209,6mm

- Lượng mưa tháng lớn nhất

:

335,0mm

:

209,6mm/tháng.

:

171,51 giờ/ tháng.

- Trung bình lưu lượng toàn thể

:

5,3

- Trung bình vận lượng hạ tầng


:

3,3

c. Lượng bốc hơi: (mm)
- Lượng bốc hơi trung bình
d. Nắng:
- Có số giờ nắng trung bình
e. Mây:

f. Gió:
- Hướng gió thịnh hành mùa hè ( tháng 4 - 9): gió Đông, Đông Nam.
- Tốc độ gió trung bình

: 3,3 m/s ; 14 m/s.

- Hướng gió thịnh hành mùa Đông (T10-3): gió Bắc, gió Tây Bắc.
- Tốc độ gió mạnh nhất

: 20 - 285 m/s

Trong một số trường hợp có bão, tốc độ lên tới 40 m/s.
g. Bão:
Bão ở Quảng Nam thường xuất hiện các tháng : 10, 11, 12. Bão thường là cấp 910 kéo theo mưa to, kéo dài và gây lũ lụt.
Khí hậu ở Quảng Nam và vùng phụ cận chịu ảnh hưởng chung của khí hậu
Quảng Nam - Đà Nẵng và khu vực, hình thành 02 mùa rõ rệt; mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 8 năm sau, mức nước các dòng sông xuống thấp và thưòng gây nên hạn hán,
nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa tập trung nên thường gây nên lũ
lụt.

1.1.3.2. Thủy văn:
Do có một phần diện tích là đất ruộng trũng nằm trong lưu vực thoát lũ của sông
Thu Bồn và Trường Giang nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ triều và ngập
lụt hằng năm, phần đất còn lại là đất cát hoang và đất vườn có cao độ lớn (> 3m) nên
hoàn toàn không bị ảnh hưởng của triều cường và lũ lụt.
Khu vực có nguồn nước ngọt dồi dào, hiện đang là nguồn nước sử dụng chính
của nhân dân trong vùng.
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

- Hải văn:
Nhật triều xảy ra trong tháng 10 khoảng 15 ngày, còn lại đều là bán nhật triều.
Mức nước trung bình 1,2m; Cường độ triều lớn là 2m, triều kém là 0,5m. Tốc độ dòng
chảy trung bình 0,3m/s, tốc độ cực đại 2,5 m/s. Nước dâng khi gió bão lên tới 2,5m.
1.1.3.3. Địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu có cấu tạo thổ nhưỡng và địa chất đa dạng phức tạp, vùng
đất cát được hình thành do quá trình hình thành cát bay, vùng đất canh tác nông nghiệp
thì có cấu tạo hữu cơ xen lẫn với đất cát. Toàn bộ khu vực chưa có số liệu nghiên cứu
về địa chất, khi đầu tư xây dựng công trình cần chú ý khảo sát và thí nghiệm kỹ.
1.1.3.4. Địa chấn:
Là khu vực dự báo có động đất cấp 6 (tài liệu dự báo của Viện Khoa học Địa cầu
thuộc Viện Khoa học Việt Nam).
1.1.3.5. Cảnh quan thiên nhiên:
Đây là khu vực cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú về loại hình không gian.

Với 2 mặt giáp bờ sông Trường Giang và Thu Bồn là điều kiện lý tưởng để bố trí các
khu chức năng ven sông (công viên, quảng trường, dịch vụ công cộng), tận dụng mặt
nước để xây dựng khu vực đặc thù mang phong cách đô thị sông nước. Ngoài ra, các
khu vực khác với điều kiện địa mạo đồi gò thoáng đãng, cồn cát, cũng góp phần làm
cho không gian cảnh quan thêm phong phú.
1.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
1.2.1. Hiện trạng dân cư và lao động:
- Dân số trong khu vực nghiên cứu thiết kế có khoảng : 32415 người.
- Mật độ dân số trung bình 45 người/ha.
- Dân số nông nghiệp chiếm khoảng 52% .
- Dân số ngư nghiệp chiếm khoảng 10%
- Dân số phi nông nghiệp chiếm khoảng 38% (gồm các ngành nghề: TTCN, CN,
dịch vụ, hành chính).
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất:
Khu vực thiết kế có diện tích 721 ha, hiện trạng sử dụng đất như sau:
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

Loại đất

STT


Diện tích (ha)

Tỉ lệ(%)

1

Đất công cộng

15,0

2,08

2

Đất ở, đất vườn

111,0

15,40

3

Đất hoa màu

70,0

9,71

4


Đất lúa

105,0

14,56

5

Đất nuôi trồng thủy sản

37,5

5,20

6

Đất trồng cây lâu năm

1,5

0,21

7

Đất di tích tôn giáo

1,0

0,14


8

Đất có mồ mả

165,0

22,88

9

Đất giao thông

30,0

4,16

10

Đất chưa sử dụng

140,0

19,41

11

Mặt nước, bãi lầy

45,0


6,24

721,0

100

Tổng cộng
1.3. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1.3.1. Giao thông
- Giao thông đối ngoại:

Phía Đông của khu vực quy hoạch tiếp giáp với tuyến đường ven biển dự kiến
nối cầu cửa Đại với Khu dân cư Tam Anh ở phía Nam. Phía Tây giáp với cầu Trường
Giang nối liền với Khu phía Tây của huyện Duy Xuyên và quốc lộ 1A. Toàn bộ khu
vực phía Tây và phía Bắc của khu vực giáp với các con sông Thu Bồn và Trường
Giang rất thuận tiện cho phát triển giao thông đường thuỷ.
- Giao thông nội bộ:
Hiện trạng trong khu vực có một tuyến đường đất liên xã rộng 9m kéo dài từ đầu
cầu Trường Giang đến An Lương (Duy Hải) và một số tuyến đường bê tông liên thôn
nối từ đường liên xã vào các cụm dân cư và một số tuyến đường đất có quy mô nhỏ.
1.3.2. San nền và thoát nước mưa
- Nền xây dựng
Địa hình tương đối bằng phẳng, đồng nhất, độ chênh cao không nhiều, độ dốc
trung bình khoảng 0,15%, đảm bảo dễ dàng thoát nước trong mùa mưa. Địa hình ít bị
chia cắt, quỹ đất nhiều phù hợp cho việc sử dụng vào mục đích xây dựng khu dân cư,
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 4



Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

hiện trạng đất chưa sử dụng và đất cát chiếm hơn 50% tổng diện tích qui hoạch.
Những khu vực thấp ven sông có thể cải tạo nâng nền để đưa vào việc tổ chức khu ở.
- Thoát nước mưa:
Hiện tại khu vực quy hoạch chưa có hạ tầng hệ thống thoát nước, thoát nước
chủ yếu là thoát nước mặt, sau đó đổ ra khe nhỏ và chảy dồn về sông Trường Giang.
1.3.3. Cấp nước
Khu vực quy hoạch hiện tại chưa có hệ thống cấp nước, nước sinh hoạt và sản
xuất chủ yếu là nước ngầm.
1.3.4. Cấp điện
- Hiện tại toàn bộ dân cư sinh sống trong khu vực được cấp bởi điện lưới quốc
gia.
- Nguồn điện :
Trên địa bàn huyện Duy Xuyên hiện nay và địa bàn Tam Kỳ chỉ có 1 trạm
110KV. Hiện tại lưới điện của Khu vực Đông Trường Giang được cấp chủ yếu từ các
nguồn:
+ Trạm 110KV/35/15(22)KV - 2x25MVA Tam kỳ
+ Trạm 35/15(22) KV - 2x5,6 MVA Duy Xuyên, Trạm biến áp này được lấy
nguồn từ TBA 110KV/35/15(22)KV - 2x25MVA Tam Kỳ thông qua đường dây điện
nổi 35KV Tam Kỳ - Duy Xuyên.
+ Đường dây 110KV đi ngang qua khu vực phía Tây quốc lộ 1A.
+ Đường dây 500KV Tăng cường đi ngang qua tỉnh Quảng Nam, cách khu vực
dự án khoảng 25 km về phía Tây.
- Lưới điện :
Lưới phân phối của tòan khu hiện tại là lưới điện 35KV
Lưới điện 35KV : Lấy nguồn từ TBA 110/35KV Tam kỳ, cấp điện cho các trạm
biến áp 35KV/15(22)KV Duy Xuyên.

Lưới điện 15KV : Cung cấp cho hầu hết các phụ tải điện của Tam Kỳ và
Huyện Duy Xuyên. Do lưới điện này xây dựng đã lâu nên vật tư, thiết bị không đồng
bộ, dây dẫn tiết diện nhỏ. Vì vậy lưới điện hiện nay có tổn thất lớn không đảm bảo yêu
cầu cấp điện.

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 5


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

1.3.5. Thoát nước bẩn và VSMT
- Hiện trạng hệ thống thoát nước bẩn: Hầu như không có, các hộ dân xử lý bằng
hố tự hoại 3 ngăn.
- Thu gom và xử lý chất thải rắn chưa có.
1.3.6. Các dự án đang triển khai trong khu vực
- Khu tránh trú bão Hồng Triều: Tổng quy mô 21 ha, bao gồm 10 ha mặt nước và
11 ha trên cạn, với chức năng chính là khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đánh
bắt hải sản trong vùng, ngoài ra còn có khu chức năng sửa chữa tàu thuyền.
- Khu tái định cư cho dự án Hồng Triều: Nằm sát phía Nam Khu tránh trú bão
Hồng Triều, bám theo mặt đê ngăn mặn hiện hữu. Tổng quy mô 2,3 ha, với chức năng
tái định cư cho 54 hộ trong phạm vi dự án Khu tránh trú bão Hồng Triều, công trình
hiện đang thi công san nền, chuẩn bị bố trí tái định cư cho nhân dân.
- Cầu Trường Giang: Nằm ở phía Tây Khu dân cư làng chài Duy Nghĩa với tổng
chiều dài 350m, bề rộng mặt cầu 7,5 m, lưu thông 2 làn xe. Cầu Trường Giang sau khi
xây dựng xong sẽ là tuyến giao thông huyết mạch nối vùng Đông của huyện Duy
Xuyên với quốc lộ 1A. Công trình hiện đang thi công và dự kiến tuyến đường sẽ được

hoàn thành vào tháng 8/2009.
- Dự án rau sạch: Nằm ở phía Nam khu vực quy hoạch, diện tích 5,3 ha.
1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ
Thuận lợi:
- Khu quy hoạch nằm trong vùng cảnh quan thiên nhiên đẹp (biển, sông, hồ...).
- Thuận lợi về mặt giao thông, là đầu mối giao lưu nối với các khu phía Tây và
các khu vực lân cận.
- Có quỹ đất xây dựng lớn và có độ dốc i<10% thuận tiện xây dựng .
- Ngoài đường liên xã và đường bêtông liên thôn, mật độ dân cư thưa thớt và cơ
sở hạ tầng đô thị chưa có gì nên thuận lợi cho việc tổ chức, sắp xếp lại cấu trúc đô thị
hiện đại.

Khó khăn:

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

- Một số công trình công cộng và dân cư nằm trên đường liên xã và đường
bêtông liên thôn đã được xây dựng có thể gây ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất.
- Trong khu vực có một số vùng trũng, dễ bị ngập lụt là một trong những yếu tố
quan trọng cần phải khắc phục trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị.
Một số vấn đề cần giải quyết:
- Đảm bảo khớp nối với các dự án đã triển khai trong phạm vi đồ án.
- Tận dụng tối đa hiện trạng địa hình và công trình kiến trúc trên khu đất quy

hoạch để giảm thiểu kinh phí đầu tư, tăng tính khả thi của các dự án thành phần và
nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân.
- Lưu ý giữ lại các công trình văn hoá và tín ngưỡng để thoả mãn đời sống tinh
thần của nhân dân.
1.5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ LÀNG CHÀI DUY NGHĨA
ĐẾN NĂM 2030
1.5.1. Dân số
- Quy hoạch đến năm 2030 dân số là 46000 người.
1.5.2. Quy mô đất đai
- Diện tích tổng quan : 721 ha ( gồm : đất nhà ở 539,8 ha; đất cây xanh: 71,72
ha; đất nghĩa trang 8,64 ha; đất giao thông 101 ha)
1.5.3. Cấp nước
- Nguồn nước: Được lấy và xử lý đảm bảo chất lượng tại nhà máy nước từ
thượng nguồn sông Thu Bồn, thông qua ống truyền tải D1000 mm chạy dọc theo tuyến
giao thông Duy Nghĩa - Nam Phước và quốc lộ 1A, được dẫn đến trạm cung cấp điều
áp tập trung tại khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật gần cầu Trường Giang.
- Tổ chức mạng lưới đường ống:
+ Các tuyến ống cấp nước được bố trí trên vỉa hè, gần phía chỉ giới xây dựng và
nằm cách chỉ giới xây dựng khoảng cách từ 0,5m đến 1.0m tuỳ theo mặt cắt vỉa hè và
đường kính ống thiết kế.
+ Giải pháp tổ chức mạng lưới: dùng mạng lưới hỗn hợp, kết hợp giữa mạng lưới
vòng và mạng lưới cụt tuỳ thuộc theo việc tổ chức mạng lưới và số các điểm đấu nối
cấp nước. Ưu tiên phát triển mạng lưới vòng cho các tuyến ống truyền tải cấp II và III,
đối với các tuyến ống cấp IV có thể sử dụng mạng lưới cụt.
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 7



Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

+ Tại các vị trí đấu nối với tuyến ống nhánh có bố trí các khoá để điều tiết lưu
lượng và quản lý mạng khi có sự cố xảy ra.
+ Tại các vị trí thấp trên mạng lưới cấp nước có bố trí van xã cặn để thuận lợi khi
xúc rửa đường ống cấp nước, trên các vị trí cao có bố trí van xã khí để thoát khí trong
mạng lưới thoát nước.
+ Đoạn ống cấp nước khi qua đường giao thông được đặt trong ống lồng bằng
thép đen có sơn chống gỉ, đường kính ống lồng thoả mãn Dlồng = Dcấp nước +
100mm.
+ Các tuyến ống chính phải tuân thủ theo quy hoạch chung đã xác định.
+ Không được lấy nước từ đường ống 80 mm trở lên để cấp cho một hộ gia
đình (phải cấp cho một nhóm hộ).
+ Các tuyến ống phải đi phía trước nhà và có đồng hồ đo nước để dễ quản lý và
tiết kiệm nước.
+ Hố van dự kiến xây dựng tai các điểm nút có đường kính  100mm.
1.5.4. Giao thông
Tổ chức có tầng bậc hệ thống giao thông trong khu quy hoạch, nhằm đảm bảo sự
liên hệ thuận tiện và an toàn giữa các khu, các nhóm nhà. Về cơ bản, hệ thống giao
thông được tổ chức theo các dạng chính:
- Trục chính: Nối các nhóm nhà ở, các công trình văn hoá, công cộng, dịch vụ,
thương mại trong đơn vị ở với nhau, có chiều dài lớn, là cửa ngõ chính từ bên ngoài
vào đơn vị ở, có lượng giao thông lớn trong đơn vị. Nhánh chính có lòng đường rộng ít
nhất 7m cho 2 làn xe. Tại một số đoạn có lượng giao thông lớn có thể lấy 4 làn xe. Vỉa
hè rộng ít nhất 3m. Tại các khu nhà cao tầng và tuyến thương mại, dịch vụ, vỉa hè có
thể rộng từ 6-8 mét.
- Đường liên khu ở : Nối một số nhóm nhà ở hoặc nối nhóm nhà ở với các loại
công trình trong đơn vị ở. Nhánh phụ có chiều dài ngắn hơn nhánh chính, có lòng
đường rộng tối thiểu 7m cho 2 làn xe. Tại các nhóm nhà nhiều tầng lòng đường có thể

cho 4 làn xe hoặc cho 2 làn xe chạy và 2 làn dừng, vỉa hè rộng tối thiểu 3 mét.
- Đường nhóm nhà: Đảm bảo liên hệ đến các nhà ở trong nhóm nhà ở, đến các
nhà ở riêng biệt (nhằm đảo nguyên tắc: các nhà ở và nhà công cộng đều có đường ôtô

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

phục vụ trực tiếp). Mặt cắt đường rộng tối thiểu 13,5mét, trong đó lòng đường tối thiểu
5,5 mét.
- Đối với các bãi đổ xe công cộng sẽ được bố trí theo từng dự án riêng lẽ tại các
công trình công cộng trong khu đô thị.
1.5.5. Cấp điện
Nguồn điện:
- Nhận nguồn từ trạm biến áp trung gian T95-35/22/15kV (Nam Phước).
Bảng 1.2 : Chỉ tiêu cấp điện
STT Tên hạng mục sử dụng điện

Đơn vị tính

Chỉ tiêu cấp điện

1

Nhà ở liên kế, hiện trạng cải tạo...


kW/hộ

0,50-0,65

2

Nhà vườn...

kW/hộ

0,85-1,00

3

Thương mại-Dịch vụ

W/m2 sàn

20 -30

4

Công trình công cộng

W/m2 sàn

25 - 30

5


Chợ

kW/m 2 sàn

10 - 12

6

Trung tâm y tế

W/m2 sàn

20 -30

7

Trường học

kW/ 2 GV nội trú

8

Hội trường & Nhà văn hoá

W/m2 sàn

0,3
20 -30


1.5.6. Chuẩn bị san nền
1.5.6.1. Giải pháp san nền
- Cao độ thiết kế san nền trong từng khu đất thấp hơn cao độ thiết kế mép trong
vỉa hè là 10 cm theo quy định chung.
- Độ cao san nền dựa vào độ cao khống chế nền công trình dân dụng vượt đỉnh lũ
năm 1999 (cốt ngập lụt theo chu kỳ 12 - 13 năm với tần suất 8%); cốt nền thấp nhất từ
+1,8 đến +2,0m là các vị trí ven sông.
- Cao trình trung bình là 4,30m đảm bảo được cao trình xây dựng phù hợp với
quy hoạch chung.
- Với khu vực xây dựng thuận lợi dùng giải pháp san cục bộ tạo độ dốc thích hợp
cho thoát nước và giao thông. Độ dốc thiết kế trung bình khoảng 0,3%; dao động từ
0,1% đến 1,4%.
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

- Với khu vực ít thuận lợi, giải pháp cải tạo nền bằng cách đắp các lõi trũng, đìa
tôm đến cao độ  2,5m.
- Khu vực hiện trạng kiến trúc dày đặc không có điều kiện tôn nền: dùng giải
pháp nâng sàn công trình khi cải tạo.
1.5.6.2. Giải pháp thoát nước
- Định hướng quy hoạch của đồ án cho khu vực là chọn hệ thống thoát nước
riêng hoàn toàn.
- Hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc tự chảy. Hết sức tận dụng địa
hình, đặt cống theo chiều nước tự chảy từ nơi cao đến thấp theo lưu vực thoát nước.

1.5.7. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường
- Quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ
nước thải của khu dân cư sẽ được thu gom tập trung về trạm xử lý nước thải của khu
vực để xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi xả ra biển.
- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu vực. Đảm bảo xử lý được
toàn bộ lượng nước thải trong khu vực đạt tiêu chuẩn xả thải.
Tiêu chuẩn và nhu cầu thoát nước thải:
Bảng 1.3 : Tiêu chuẩn và nhu cầu thoát nước thải
TT

Thành phần dùng nước

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

1

Nước sinh hoạt

120

l/người.ngđ

2

Trường học

20


l/hs.ngđ

3

Bệnh viện

450

l/giường.ngđ

4

Cơ quan hành chính

15

l/người.ngđ

5

Khu công nghiệp

22

m3/ha/ngày

6

Chợ


30

l/người.ngđ

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

THIẾT KẾ
MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI
2.1. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN
- Bản đồ quy hoạch khu dân cư Làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên đến năm 2030.
- Các số liệu về dân số, diện tích đất, tiêu chuẩn thải nước và các số liệu liên
quan khác.
Ta có các số liệu cơ bản của khu dân cư đến năm 2030 như sau:
- Dân số: 46000 người
- Tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực: 721 ha
- Diện tích đất nhóm nhà ở: 533,41 ha
- Mật độ dân số đất nhóm nhà ở: 85 người/ha
- Tỉ lệ tăng dân số trung bình: 1,96 %
- Tiêu chuẩn thải nước: 120 l/người.ngđ.
2.2. LỰA CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
2.2.1. Cơ sở lý thuyết
Tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu tận dụng nguồn nước thải của thành phố, thị
xã, thị trấn, do nhu cầu kỹ thuật vệ sinh và việc xả các loại nước thải vào mạng lưới

thoát nước mà người ta phân loại các loại hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước
chung, hệ thống thoát nước riêng, hệ thống thoát nước riêng một nửa và hệ thống thoát
nước hỗn hợp.
2.2.1.1. Hệ thống thoát nước chung
- Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất, nước mưa…)
được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình làm sạch.
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh vì toàn bộ nước bẩn đều được qua
công trình làm sạch trước khi xả ra sông, hồ.
+ Tổng chiều dài mạng lưới bé.
- Nhược điểm
+ Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao.

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

+ Chế độ làm việc của hệ thống không ổn định, mùa mưa nước chảy đầy ống có
thể gây ngập lụt, mùa khô độ đầy và tốc độ dòng chảy nhỏ gây lắng đọng cặn làm
giảm khả năng chuyển tải.
+ Do nước chảy tới trạm bơm, TXL không điều hoà về lưu lượng và chất lượng
do đó công tác điều phối trạm bơm và TXL phức tạp (Trong thực tế, không thể xây
dựng TXL đủ công suất để xử lý cả nước mưa).
- Phạm vi áp dụng:
+ Phù hợp với giai đoạn đầu xây dựng của hệ thống riêng, trong nhà có xây dựng

bể tự hoại.
+ Phù hợp với những đô thị hoặc khu vực đô thị xây dựng nhà cao tầng.
2.2.1.2. Hệ thống thoát nước riêng
- Có hai hay nhiều mạng lưới cống riêng biệt: một dùng để vận chuyển nước bẩn
nhiều trước khi xả vào nguồn cho qua xử lý, một dùng để vận chuyển nước ít bẩn hơn
(nước mưa) thì cho xả thẳng vào nguồn.
- Ưu điểm
+ Do có nhiều hệ thống nên công tác quản lý thuận lợi đơn giản.
+ Chế độ thuỷ lực của hệ thống ổn định.
+ Giảm được vốn đầu tư xây dựng ban đầu và có thể xây dựng chia làm nhiều
đợt.
- Nhược điểm
+ Về phương diện vệ sinh kém (vì nước mưa không xử lý).
+ Tồn tại song song một lúc nhiều hệ thống thoát nước dẫn đến giá thành và quản
lý cao.
- Phạm vi áp dụng:
+ Hệ thống riêng hoàn toàn phù hợp cho những đô thị lớn, xây dựng tiện nghi và
cho các xí nghiệp công nghiệp: Có khả năng xả toàn bộ lượng nước mưa vào nguồn
tiếp nhận, điều kiện địa hình không thuận lợi đòi hỏi phải xây dựng nhiều trạm bơm
nước thải khu vực, cường độ mưa lớn.
+ Hệ thống riêng không hoàn toàn thì phù hợp với những vùng ngoại ô hoặc giai
đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước của các đô thị.

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu

dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

2.2.1.3. Hệ thống thoát nước riêng một nửa
- Thường có hai hệ thống cống ngầm, trong đó một mạng lưới để thoát nước sinh
hoạt, nước sản xuất và nước mưa bẩn, còn mạng lưới khác để dẫn nước mưa sạch xả
trực tiếp ra sông hồ.
- Ưu điểm
+ Vệ sinh tốt hơn hệ thống thoát nước riêng vì trong thời gian mưa ban đầu các
chất bẩn không xả trực tiếp vào nguồn.
- Nhược điểm
+ Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao vì phải xây dựng song song hai hệ thống
đồng thời.
+ Nhiều chỗ giao nhau của hai mạng lưới phải xây dựng giếng tách nước mưa
thường không đạt hiệu quả mong muốn vệ sinh.
- Phạm vi áp dụng:
+ Những đô thị có dân số trên 5 vạn người.
+ Nguồn tiếp nhận nước thải trong đô thị công suất nhỏ và không có dòng chảy.
+ Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao.
+ Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải
mang vào.
2.2.1.4. Hệ thống hỗn hợp
- Là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên.
2.2.2. Cơ sở thực tế
- Hiện trạng hệ thống thoát nước.
- Các điều kiện khí hậu, địa hình.
- Diện tích toán và đặc điểm của lưu vực.
2.2.3. Mục tiêu quy hoạch thoát nước của khu vực
- Mục tiêu chính thu gom và xử lý nước thải nhằm nâng cao chất lượng môi
trường và tạo điều kiện phát triển đô thị thuận lợi.
- Các giải pháp kỹ thuật lựa chọn phải bền vững và tương thích với yêu cầu vệ

sinh môi trường, các tiêu chuẩn và tập quán địa phương.
- Công tác quản lý phải thuận lợi, không phức tạp và có thể chia ra nhiều đợt xây
dựng để tạo điều kiện kết hợp tốt với công tác xây dựng phát triển đô thị.
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

Từ các điều kiện trên, lựa chọn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho khu
vực quy hoạch là phù hợp nhất.
2.3. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NTSH TÍNH TOÁN CỦA KHU VỰC
Mạng lưới thoát nước và các bộ phận của mạng lưới được tính toán theo lưu
lượng giây lớn nhất được gọi là lưu lượng tính toán của nước thải.
tb
2.3.1. Lưu lượng NTSH trung bình ngày đêm: Qngđ
(m3/ngđ)

tb
Qngđ


N  qo 46000 120
= 5520

1000
1000


(m3/ngđ)

Trong đó:
N

: Dân số tính toán, N = 46000 (người).

qo

: Tiêu chuẩn thải nước, qo = 120 l/(người.ngđ).

2.3.2. Lưu lượng NTSH trung bình giây: q stb (l/s)
q 
tb
s

tb
Qngđ

3,6  24



5520
= 63,89
3,6  24

(l/s)


Từ lưu lượng trung bình giây tính được trên, tra Bảng 2 – [1], ta có hệ số không
điều hoà chung Kch = 1,67.
2.3.3. Lưu lượng NTSH lớn nhất giây: q smax (l/s)
qsmax  qstb  K ch  63,89 1,67 = 106,7

(l/s)

Trong đó:
q stb

: Lưu lượng nước thải trung bình giây, (l/s).

Kch

: Hệ số không điều hoà chung.

2.4. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TẬP TRUNG
2.4.1. Bệnh viện:
- Tổng số bệnh viện

: 01

- Bệnh viện (BV)

: 280 giường

- Tiêu chuẩn thải nước bệnh viện

: qo = 450 l/giường.ngđ.


- Hệ số không điều hoà

: Kh = 1,2 (Theo QCVN 28:2010/BTNMT)

- Số giờ thải

: T = 24 giờ/ngày

(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải bệnh viện xem Phụ lục 1)

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

2.4.2. Trường học:
- Tổng số trường học

: 18

- Tiêu chuẩn thải nước

: 20 l/người.ngđ

- Hệ số không điều hoà giờ


: Kh = 1,8

- Số giờ thải nước

: 12 giờ/ngày.

(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải trường học xem Phụ lục1)
2.4.3. Khu vực hành chính:
- Tổng số người

: 100

- Tiêu chuẩn thải

: 15 l/người.ngđ

- Hệ số không điều hòa giờ

: Kh = 5

- Số giờ thải

: 12 giờ/ngày

(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải khách sạn xem Phụ lục1)
2.4.4. Chợ
- Tổng số chợ

: 04


+ CH1 :

: 800 hộ kinh doanh

+ CH2 :

: 500 hộ kinh doanh

+ CH3 :

: 500 hộ kinh doanh

+ CH4 :

: 500 hộ kinh doanh

- Tiêu chuẩn thải

: 30 l/người.ngđ

- Hệ số không điều hòa giờ

: Kh = 5

- Số giờ thải

: 12 giờ/ngày

(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải các chợ xem Phụ lục1)
2.4.4. Khu công nghiệp

- Tổng số KCN

: 02

+ CN1 :

: 3,98 ha

+ CN2 :

: 2,08 ha

- Tiêu chuẩn thải

: 22 m3/ha.ngđ

- Hệ số không điều hòa giờ

: Kh = 5

- Số giờ thải

: 16 giờ/ngày

(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải các KCN xem Phụ lục1)

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 15



Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

2.5. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI
2.5.1. Nguyên tắc vạch tuyến
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước nên tiến hành theo thứ tự sau: Xác định vị trí
trạm xử lý và vị trí xả nước vào nguồn, vạch tuyến cống góp chính, cống góp lưu vực,
cống đường phố và tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phải hết sức lợi dụng địa hình, đặt cống theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao
đến phía đất thấp của lưu vực thoát nước, đảm bảo lượng nước thải lớn nhất tự chảy
theo cống, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm lãng phí.
- Phải đặt cống thật hợp lý để tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh trường hợp
nước chảy vòng vo, tránh đặt cống sâu.
- Các cống góp chính vạch theo hướng về TXL và cửa xả nước vào nguồn tiếp
nhận. TXL đặt ở phía thấp so với địa hình đô thị nhưng không bị ngập lụt, cuối hướng
gió chính về mùa hè, cuối nguồn nước, đảm bảo khoảng cách vệ sinh tối thiểu 500m
đối với khu dân cư và xí nghiệp chế biến thực phẩm.
- Giảm tới mức tối thiểu cống đi qua sông hồ, cầu phà, đường giao thông, đê đập
và các công trình ngầm.
- Việc bố trí cống thoát nước phải biết kết hợp chặt chẽ với các công trình ngầm
khác của đô thị.
2.5.2. Phân chia lưu vực thoát nước
Đặc thù địa hình của thị trấn tương đối bằng phẳng, cao trình các khu vực
chênh lệch nhau không nhiều, do đó việc phân chia các lưu vực thoát nước thải nhằm
đảm bảo nước thải tiêu thoát nhanh chóng vào hệ thống ống góp chính và đưa về trạm
xử lý bằng con đường ngắn nhất. Các lưu vực thoát nước của khu quy hoạch được
phân chia như sau:
- Khu vực phía Tây và Đông khu quy hoạch.

- Khu vực còn lại.
2.5.3. Cách thức vạch tuyến
Địa hình thành phố khá bằng phẳng, độ dốc địa hình nhỏ, tuy nhiên các khu vực
đều có địa hình nghiêng về phía sông Thu Bồn nên chọn cách vạch tuyến khá hỗn hợp.

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

2.5.4. Lựa chọn môi trường tiếp nhận sau xử lý
Do đặc điểm của khu vực nghiên cứu là khu dân cư sát sông Thu Bồn. Do đó,
theo quy hoạch nước thải sau khi xử lý sẽ được đổ ra sông Thu Bồn.
2.5.5. Vị trí đặt TXL
Việc lựa chọn địa điểm đặt TXL phải đảm bảo không gây các ảnh hưởng bức
xúc đến cư dân sống ở khu vực xung quanh, đồng thời dựa vào địa hình của khu vực
nên dự kiến sẽ xây dựng 1 TXL nằm ở cuối ranh giới phía Bắc của dự án.
2.5.6. Các phương án thoát nước thải
Dựa trên nguyên tắc vạch tuyến và phù hợp với quy họach, đồ án này đưa ra 02
phương án vạch tuyến thoát nước thải sinh hoạt.
Sơ đồ thoát nước: xem bản vẽ 01, 02/16.
2.6. TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI (02 PHƯƠNG ÁN)
2.6.1. Cơ sở lý thuyết
Để tính toán các yếu tố thủy lực đường ống cấp thoát nước, ta sử dụng các công
thức cổ điển đã biết của Darcy, Fedorov, Pavlovski, Maning, ...
Q   V


V  C R i
Trong đó:
Q

: Lưu lượng (m3/s).



: Diện tích ướt (m2).

V

: Tốc độ chuyển động (m/s).

R

: Bán kính thủy lực.

i

: Độ dốc thuỷ lực, lấy bằng độ dốc đặt cống.

C

: Hệ số Chezy, tính đến ảnh hưởng của mặt trong của cống, hình thức tiết

diện cống và thành phần tính chất trong nước thải.
Hệ số Chezy được tính theo công thức của Pavlovski: C 
y = 2,5 n  0,13  0,75 R






1 y
R
n

n  0,1

Trong đó:
n

: Hệ số nhám, kể đến vật liệu làm cống.

y

: Chỉ số mũ, phụ thuộc hình dáng, độ nhám và kích thước của cống.

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

Khi đường kính d ≤ 4000 hệ số Chezy được tính theo công thức:

C

1 6
R
n

Vận tốc không lắng, độ dốc tối thiểu được tính theo công thức của Fedorov:
Vkl  1,57 n R

Độ dốc thủy lực được tính theo công thức của Darcy – Weisbach:
i min 

 Vkl2

4R 2g

Trong đó:
g

: Gia tốc trọng trường (m/s2).



: Hệ số ma sát dọc đường.

Hệ số ma sát dọc đường được xác định theo công thức của Fedorov:
 e
a 
 2 lg
 2 


 13,68R R e 

1

Trong đó:
e

: Độ nhám tương đương (cm).

a2

: Hệ số tính đến đặc tính của độ nhám thành cống và thành phần chất lơ

lửng của nước thải.
Re

: Hệ số Reynolds, đặc trưng cho chế độ dòng chảy.

Một số vấn đề cơ bản về tính toán thủy lực tuyến cống thoát nước
- Tốc độ tính toán
Tốc độ tính toán V (m/s) là tốc độ tự rửa sạch cống. Khi nói tốc độ dòng nước
trong cống thoát nước là nói đến tốc độ trung bình mặt cắt ngang cống, nó là tỷ số giữa
lưu lượng q đối với tiết diện ướt  .
Tốc độ dòng nước trong cống thoát nước: V =

q


Người ta phân ra hai loại tốc độ: tốc độ vận chuyển và tốc độ tự rửa sạch cống.

Tốc độ vận chuyển là tốc độ dòng nước có một số hạt rắn chuyển động trong
tình trạng lơ lửng, còn số hạt khác nặng hơn chuyển động lăn theo lòng cống hoặc lắng
đọng lại. Để cùng được một lượng cặn từ lòng cống lên không để xảy ra lắng cặn thì

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 18


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

tốc độ chảy của nước phải lớn hơn so với tốc độ để vận chuyển cùng một lượng cặn ấy
gọi là tốc độ tự rửa sạch.
Nói cách khác tốc độ tự rửa sạch là tốc độ dòng nước không những không để
lắng cặn mà còn có đủ khả năng mang đi một lượng cặn đã lắng lại khi lưu lượng chảy
trong cống bé.
V > Vkl 
Công thức trên đây chỉ mang tính lý thuyết bởi vì trong đó không phản ánh một
số yếu tố quan trọng như số lượng chất lơ lửng và thành phần hạt.
Gọi tốc độ lắng của hạt trong nước tĩnh là W, muốn cho hạt đó không bị lắng
xuống trong dòng chảy rối thì cần có:
W  Uy
Trong đó:
Uy : Tốc độ lơ lửng, do tốc độ mạch động đứng tạo nên. Trị số tốc độ mạch
động này coi gần đúng tỷ lệ thuận với tốc độ trung bình
Uy=  V
Do đó áp dụng đối với hạt có kích thước lớn nhất,
ta có:


Wmax
 Vkl
 max

Theo số liệu thực tế,  max = 0,065  i1 / 4 , từ đó rút ra được biểu thức tính vận tốc
không lắng:
Vkl =

Wmax
0,065  i1 / 4

Công thức tính vận tốc không lắng được sử dụng trong phần mềm Hwase để
đưa ra lời nhắc và cảnh báo đối với người sử dụng.
+ Đối với nước thải sản xuất, tốc độ chảy nhỏ nhất nên lấy theo quy định của cơ
quan chuyên ngành hoặc theo tài liệu nghiên cứu. Trong điều kiện Việt Nam, với nước
thải của hệ thống thoát nước chung đã được xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại ( nước
thải đã lắng ), theo các nghiên cứu của Bộ môn Cấp thoát nước trường Đại học Xây
dựng, vận tốc tính toán có thể giảm xuống khoảng 20%.
+ Vận tốc tính toán không được vượt quá tốc độ lớn nhất gây phá hoại ống. Nước
thải nước mưa có mang theo nhiều hạt rắn vô cơ, hạt kim loại và nhiều thành phần rắn
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030


khác, tốc độ chảy lớn có thể làm vỡ cống hoặc làm hỏng các mối nối và bào mòn vật
liệu cống. Qui định tốc độ nước chảy lớn nhất trong ống kim loại là 8 m/s, trong ống
phi kim là 4 m/s.
- Độ dốc tối thiểu
Để có được tốc độ không lắng, nói chung trong một số trường hợp phải tăng độ
dốc của cống lên. Trong thiết kế có những trường hợp (nhất là những đoạn cống ở đầu
mạng lưới, cống trong tiểu khu hay sân nhà), nếu tăng độ dốc sẽ tăng chiều sâu chôn
cống và làm tăng giá thành xây dựng đáng kể. Điều này nảy sinh vấn đề là người thiết
kế có xu hướng giảm độ dốc đặt cống. Hậu quả của xu hướng này sẽ đưa đến việc
mạng lưới thường xuyên bị tắc, tốn kém trong quá trình vận hành và không đảm bảo
vệ sinh trong khu dân cư. Chính vì vậy đưa ra khái niệm độ dốc tối thiểu.
Độ dốc tối thiểu là độ dốc mà khi ta tăng lưu lượng đạt mức đầy tối đa thì sẽ
đạt. Trong thực tế thiết kế có thể chấp nhận công thức kinh nghiệm để xác định độ dốc
tối thiểu như sau:
i min =

1
d

Trong đó:
d: Đường kính tính bằng mm.
Do điều kiện thi công trên công trường, độ dốc đặt ống không lấy < 0,0005.
Quy định về độ dốc tối thiểu của cống thoát nước .
- Đường kính tối thiểu
Kết quả của việc thiết kế mạng lưới thoát nước là chọn cỡ đường kính cống đủ
khả năng thoát một lượng nước xác định trong điều kiện thoả mãn yêu cầu về độ đầy
của lớp nước trong cống.
Thông thường với các đoạn đầu của hệ thống thoát nước ngoài nhà có thể chọn
cỡ đường kính cống D150 mm. Tuy nhiên qua kinh nghiệm của công tác quản lý hệ
thống thoát nước, người ta thấy rằng số lần bị tắc cống D150 mm cao gấp đôi so với

D200 mm. Điều này làm cho chi phí quản lý cống D150 mm cao hơn nhiều so với cỡ
đường kính D200 mm. Trong khi đó mức chênh lệch giữa chi phí xây dựng ban đầu
đường ống D150 mm và D200 mm không nhiều.

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 20


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

Để thuận tiện cho việc tẩy rửa cống thoát nước và giải quyết mâu thuẫn giữa chi
phí quản lý và giá thành xây dựng ban đầu, quy phạm về thiết kế hệ thống thoát nước
quy định các cỡ đường kính nhỏ nhất dùng trong mạng lưới.
+ Mạng lưới sinh hoạt:
Cống trong phạm vi tiểu khu

: 150 mm.

Cống ngoài đường phố

: 200 mm.

+ Mạng lưới thoát nước mưa và cống chung:
Cống trong phạm vi tiểu khu

: 300 ÷ 400 mm.


Cống ngoài đường phố

: 400 ÷ 500 mm.

Tại những tuyến cống đầu mạng lưới, do lưu lượng nhỏ làm cho vận tốc nước
chảy trong cống bé gây tắc cống, dẫn đến phải thường xuyên thau rửa nên người ta
thường chọn đường kính lớn để dễ thau rửa. Ở những đoạn đầu này độ dốc cống
thường đặt theo địa hình.
- Quy tắc nối cống
Bên cạnh việc quan tâm đến tốc độ tính toán và độ dốc tối thiểu, để đảm bảo
chế độ dòng chảy và đảm bảo hiệu quả kinh tế tốt cần quan tâm đến quy tắc nối cống
thoát nước.
Quy tắc nối cống là cách giải quyết thuỷ lực tại chỗ hai đoạn cống kề nhau, để
cho nước ở đầu đoạn cống sau không dâng lên cuối đoạn cống trước.Như vậy là về đặc
trưng thuỷ lực của dòng chảy mà nói thì ta phải giải quyết cách nối cống sao cho giữ
được i = const, và do đó cùng với những điều kiện khác cũng sẽ có V = const trong
mỗi đoạn cống.
Có ba cách nối cống ứng với các trường hợp tính toán như sau:
+ Với cống thoát nước mưa, nối theo đỉnh cống ( thực tế, để thiên về an toàn
người ta cũng hay nối theo cách này ngay cả với cống nước thải).
+ Khi đường kính hai đoạn cống thoát nước thải bằng nhau (D1 = D2), nhưng
chiều cao lớp nước h2 > h1 - lớp nước trong đoạn sau sâu hơn lớp nước trong đoạn
trước thì nối theo mực nước.
+ Khi đường kính đoạn sau lớn hơn đường kính đoạn trước (D2 > D1), nhưng
chiều cao lớp nước h2 < h1 - lớp nước trong đoạn sau thấp hơn lớp nước trong đoạn
trước thì nối theo đáy cống.
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 21



Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

2.6.2. Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn cống
- Tính toán diện tích các tiểu khu
Việc xác định diện tích các tiểu khu dựa trên số liệu đo đạc trực tiếp trên bản đồ
quy hoạch.
( Kết quả tính toán diện tích các tiểu khu xem ở phụ lục 3 )
- Lưu lượng tính toán của đoạn cống được coi là lưu lượng chảy suốt từ đầu tới
cuối đoạn cống và được tính theo công thức:
q tt = q shmax + ∑qttr

(l/s)

Trong đó:
max
q sh
: Lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất, l/s.
max
q sh
= q shtb × Kch

(l/s)

q shtb : Lưu lượng nước thải trung bình, l/s.
q shtb = (q dđ + q b + q t )

(l/s)


q dd : Lưu lượng dọc đường của đoạn cống tính toán, l/s.



q dd = ∑Fi  qo

(l/s)

∑Fi : Phần diện tích của ô phố đổ nước thải vào dọc theo đoạn cống tính toán, ha.
qo: Lưu lượng đơn vị của khu vực, l/s.
qo =

120 85
qp
=
= 0,12
86400
86400

(l/s.ha)

Trong đó:
q: Tiêu chuẩn thải nước của khu vực, l/người.ngđ.
p: Mật độ dân số của khu vực, người/ha.
q b = ∑Fi  qo

(l/s)

Trong đó:

q b : Lưu lượng của các nhánh bên đổ vào đầu đoạn cống tính toán, l/s.

∑Fi: Phần diện tích của khu phố đổ nước thải vào đoạn cống tính toán, ha.
qt : Lưu lượng tải qua đoạn cống tính toán là lưu lượng tính toán của đoạn cống
trước đó, l/s.
Kch : Hệ số không điều hoà.
∑qttr : Lưu lượng tính toán của các công trình công cộng, l/s.
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 22


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

2.6.3. Giới thiệu phần mềm Hwase 3.1
Sau khi xác định được lưu lượng tính toán của từng đoạn ống tính toán, áp dụng
phần mềm Hwase, một phần mềm hỗ trợ để tính toán thiết kế hệ thống thoát nước.
Đây là một phần mềm được phát triển từ năm 2003 tại bộ môn Cấp thoát nước
trường Đại học Xây dựng, xuất phát điểm là một số công cụ tiện ích hỗ trợ tính toán
mạng lưới thoát nước. Phiên bản được chính thức giới thiệu lần đầu tiên là Hwase 2.2
do PGS.TS. Trần Đức Hạ và KS. Nguyễn Hữu Hoà xây dựng năm 2004. Sau đó, KS.
Nguyễn Hữu Hoà tiếp tục phát triển và nâng cấp lên phiên bản Hwase 3.1 hiện đang
được sử dụng.
Một số khả năng chính của chương trình:
- Tính toán thủy lực các tuyến cống thoát nước thải, thoát nước mưa.
- Tra các yếu tố thuỷ lực của các loại cống thoát nước với các chế độ chảy đầy và
không đầy.
- Tính toán khả năng chuyển tải của các tuyến cống cũ.

- Vẽ trắc dọc tuyến cống thoát nước thải, thoát nước mưa bằng Autocad.
- Tính toán mức độ xử lý nước thải cần thiết với ba trường hợp xả nước thải sau
khi xử lý ra sông, hồ và ra hồ rồi tiếp tục được bơm ra sông.
2.6.4. Tính toán thuỷ lực cho MLTN thải của khu vực quy hoạch
Như đã nói trên, việc tính toán thuỷ lực cho MLTN của khu vực dựa trên phần
mềm Hwase 3.1.
( Kết quả tính toán lưu lượng và thuỷ lực cho từng đoạn ống ở các phương
án thoát nước xem phần phụ lục 4, phụ lục 5 )

SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 23


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

THIẾT KẾ
MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.1. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.1.1. Nguyên tắc vạch tuyến
Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để đảm bảo thu và vận
chuyển nước mưa ra khỏi đô thị một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố và
các khu dân cư.
Để đạt được yêu cầu trên, trong khi vạch tuyến ta phải dựa trên các nguyên tắc
sau:
- Nước mưa được xả thẳng vào nguồn (sông, hồ...) gần nhất bằng cách tự chảy.
- Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa.
- Tận dụng các ao hồ sẵn có để làm hồ điều hoà.

- Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và quy trình
sản xuất.
- Không xả nước mưa vào những vùng trũng không có khả năng tự thoát, vào các
ao tù nước đọng và vào các vùng dễ gây xói mòn.
- Nước mưa được nhận vào mạng lưới thoát nước kín qua giếng thu nước mưa, là
giếng thăm có thêm song chắn rác.
- Khi chiều rộng của đường phố nhỏ hơn 30 m, cống thoát nước được đặt ở giữa
đường.
- Khi chiều rộng của đường lớn hơn, cống thoát nước có thể đặt cả hai bên.
- Cống thoát nước được xây dựng bằng bê tông cốt thép hoặc lắp ghép từ các cấu
kiện đúc sẵn.
- Các giếng thu nước mưa được bố trí ở mép đường cách nhau 30  80 m, tùy
thuộc vào độ dốc dọc đường.
3.1.2. Phân chia lưu vực thoát nước mưa
Các khu vực thoát nước được phân chia theo địa hình và mức độ đô thị hoá,
toàn bộ lượng nước mưa được thải ra các hồ trong khu dân cư và biển qua 11 cửa xả.
Cống dùng để thoát nước mưa là cống hộp BTCT.
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 24


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam đến năm 2030

(Chi tiết phân chia lưu vực và vạch tuyến thoát nước mưa xem Bản vẽ số 03/16)
3.2. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG MƯA TÍNH TOÁN
3.2.1. Chọn chu kỳ mưa
- Nhìn chung, địa hình khu vực tương đối thuận lợi cho việc thoát nước mưa.

- Chu kỳ mưa là thời gian (tính bằng năm) lặp lại của một trận mưa có cùng
cường độ và thời gian tái lặp.
- Chu kỳ tràn cống là thời gian (tính bằng năm) có một trận mưa vượt quá cường
độ tính toán (vượt quá sức chuyển tải của cống), ký hiệu là P. Việc xác định đúng giá
trị P trong khi thiết kế mang lại ý nghĩa kinh tế - kỹ thuật to lớn. Vì nếu lấy P nhỏ thì
cống sẽ nhỏ, nhưng lại dễ xảy ra tình trạng ngập lụt, ngược lại nếu lấy P lớn thì an
toàn, nhưng cống lại lớn.Vì vậy cần căn cứ theo tính chất công trình, điều kiện địa
hình để chọn P.
Chọn chu kỳ mưa tính toán cho KDC làng chài Duy Nghĩa là P = 2 năm.
3.2.2. Cường độ mưa tính toán
Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức:
q

A(1  C  lg P )
(t  b ) n

(l/s.ha)

Trong đó:
P

: Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán chính bằng khoảng thời gian xuất

hiện một trận mưa vượt quá cường độ mưa tính toán, năm.
t

: Thời gian dòng chảy mưa, phút.

A, C, b,n là các tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, chọn theo
Phụ lục B – [1].

Số liệu tại khu vực khu dân cư làng chài Duy Nghĩa, Duy Xuyên
A = 2170

b = 10

C = 0,52

n = 0,65

Khi đó công thức có dạng:
q=

2170 (1  0.52  lg 2)
(t  10) 0, 65

(l/s.ha)

Với các giá trị biết trước của t ta tính được q cho từng đoạn cống tính toán để
đưa vào công thức tính toán lưu lượng nước mưa cho tuyến cống đó.
SVTH: Huỳnh Tấn Hà
GVHD: GCV.TS.Trần Văn Quang

Trang 25


×