Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chuỗi cung ứng của Nike và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.12 KB, 7 trang )

Bìa
Mục lục
Danh mục bảng
Lời mở đầu
Nội dung
Kết luận
Tài liệu tham khảo


Lịch sử ra đời
Nike là nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thaothương mại công cộng lớn có trụ sở
chính tại Hoa Kỳ. Công ty được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 với tên Blue
Ribbon Sports nhờ bàn tay Bill Bowerman và Philip Knight, chính thức có tên Nike, Inc.
vào năm 1978.
Tiền thân của Nike là Công ty Blue Ribbon Sports, do Phillip Hampson Knight sáng lập
vào năm 1964, với mục đích nhập khẩu giày thểthao rẻ tiền của Nhật mang thương hiệu
Onizuka vào thịtrường Mỹ. Cùng hợp tác với Knight là Bill Bowerman, sau này trở thành
chuyên gia thiết kếmẫu mã giày thể thao sáng tạo nhất của Nike, người góp phần đưa
Nike thành thương hiệu toàn cầu trong thị trường sản xuất giày thể thao.
Trụ sở chính đặt tại Beaverton Oregon – Mỹ, 1 phần của khu đô thị Portland. Diện tích
0,81 km vuông được xây dựng mở rộng 4 lần vào các năm 1992, 1999, 2001, 2008
Nike được đặt theo tên của một vị nữ thần có cánh tượng trưng cho chiến thắng trong
thần thoại Hy Lạp. Năm 1970, Knight đã tìm ra slogan “Just do it!” nhưng cho đến nay,
nguồn gốc của câu slogan (khẩu hiệu) này vẫn còn là một điều bí ẩn.
Theo một số giả thuyết thì “just do it” là lời một bài hát khá thịnh hành lúc bấy giờ. Tuy
nhiên cũng có giả thuyết lại cho rằng, Nike đã thuê một số hãng quảng cáo thiết kế slogan
cùng logo cho công ty. Khá nhiều phương án đã được đưa ra, song Knight không cảm
thấy hài lòng với bất kỳ một phương án nào cả. Cuối cùng, khi nghe đối tác đưa thêm một
phương án nữa qua điện thoại, Knight tỏ ra thất vọng, cúp máy và nói: “Just do it!”.
Nhưng thật là bất ngờ, khẩu hiệu này của công ty được người Mỹ nồng nhiệt đón nhận.
Và slogan này đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu hay nhất mọi thời đại, đem lại


danh tiếng cũng như lợi nhuận khổng lồ cho hãng giày thể thao huyền thoại này. Áp
phích quảng cáo cho thương hiệu Nike được tung ra vào năm 1988 với biểu tượng đường
cong màu đỏ với slogan “Just do it!” (“Hãy mạnh dạn thực hiện điều bạn muốn!”).


Nike hiện có công ty con trên 200 quốc gia. Cùng với nhãn hiệu nổi tiếng Nike, tập đoàn
Nike còn sởhữu hệthống những công ty con với nhãn hiệu nổi tiếng khác trên thếgiới như
Cole Haan (giày dép phụ nữ, phụkiện và áo khoác ngoài...) ; Converse,Inc (giày dép..);
Hurley, International, LLC (trang phục thểthao lướt sóng); và Nike Goft (thị trường thiết
bị golf, may mặc, bóng, giày dép, túi sách..). Với đội ngũ nhân viên lên đến hàng chục
ngàn người.
Tổng doanh thu trong năm 2011 đạt giá trị20,9 tỷUSD trong đó Cole Haan (518 triệu
USD); Converse,Inc (1,1 tỷUSD); Nike Goft (623triệu USD); Herley, International, LLC
(252 triệu USD). Hiện đang sở hữu 47% thịphần, Nike là công ty đứng đầu của ngành
công nghiệp giày dép trong nước (tiếp đó là Rebok và Adidas), với doanh số bán
hàng3,77 tỷUSD. Nike đã được sản xuất trên toàn khu vực châu Á trong hơn 25 năm, và
có hơn 500.000 người làm việc cho Nike.
Là công ty đầu tiên thuê ngoài trong lĩnh vực sản xuất, Nike có một điểm rất khác biệt là
nó không đầu tư nhà máy sản xuất trực tiếp, mà 100% qui trình sản xuất được đặt tại các
nhà máy gia công bên ngoài mà hầu hết nằmở các nước châu Á nhưTrung Quốc,
Indonesia, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Hàn Quốc.
Đểtránh áp lực từkhách hàng và các trường hợp pháp luật chống lại công ty, Nike thành
lập bốn nhóm tại ba nước có khối lượng gia công cho Nike lớn nhất là Trung Quốc,
Indonesia và Việt Nam với công việc chính là quản lý chất lượng của sản phẩm và chất
lượng của điều kiện làm việc, tham quan các nhà máy mỗi tuần.
Hiện nay, Nike thuộc trong danh sách nhóm công ty đứng đầu của Mỹvề sốvốn đầu tư ở
Việt Nam. Nike bắt đầu thâm nhập vào thịtrường Việt Nam từnăm 1995. Khởi điểm gồm
có 5 nhà máy sản xuất giày thể thao. Trong vòng 10 năm qua, Nike đã mở rộng hoạt động
kinh doanh ở Việt Nam, đưa tổng sốnhàmáy sản xuất lên tới 9 nhà máy giày và 30 nhà
máy trang phục thểthao. Khu sản xuất trọng điểm nằm ở tỉnh Đồng Nai.

Lịch sử phát triển.


- Vào năm 1971, dưới tên Blue Ribbon Sports, công ty đã đạt được doanh thu 1 triệu đô
la và Knight đã quyết định tự liên doanh ra nước ngoài. Sản xuất dòng sản phẩm riêng về
giày đòi hỏi chọn lựa một cái tên thương hiệu mới, thu hút và cái tên Blue Ribbon có vẻ
như khá dài đối với người tiêu dùng. Knight muốn sử dùng một cái tên “sáu nhân tố” để
phản ánh 6 yếu tố của thể thao: người hâm mộ, sự kiện, trường đấu, trang thiết bị, truyền
thông và giày hoặc là trang phục. Ban Giám đốc điều hành của Blue Ribbon cảm thấy
rằng cái tên này quá dài và gợi đến những thứ gì khác.Chỉ vài ngày trước khi sản phẩm
chuẩn bị được đưa đến các nhà phân phối, Jeff John, nhân viên thứ 3 của công ty đa đề
nghị tên là Nike và đã được chấp nhận. Cùng lúc đó, Knight đã hỏi một người bạn thiết
kế để đưa ra một vài ý tưởng về logo cho sản phẩm mới. Người quản lý sau cùng cũng đã
quyết định với logo “ a fat check mark”. Vì vậy, cái logo “swoosh” nổi tiếng của Nike ra
đời với tổng chi phí là 35 đô la.
[ẢNH của biểu tượng Swoosh đồng hành cùng sự phát triển của Nike]
- Vào năm 1973 đánh dấu sự chuyển dịch về marketing lớn tiếp theo của Nike. Ngôi sao
chạy của trường đại học Oregon, Steve Prefontaine, đã trở thành vận động viên đầu tiên
được trả tiền khi mang những đôi giày của Nike. Knight nói rằng . " Chúng tôi có thể đạt
được nhiều điều trong một hợp đồng- những người thích - bởi vì chúng tôi đã bỏ ra nhiều
thời gian vào những sự kiện cũ và đã có mối quan hệ với người điều hành, nhưng hầu
như là bởi vì chúng tôi đang làm những điều thú vị trong những đôi giày. Có thể giao tiếp
với nhiều người, nhưng vẫn đúng đối với nhãn hiệu Nike. Một cách tự nhiên, chúng tôi
nghĩ rằng thế giới đã ngừng và bắt đầu trong phòng thí nghiệm và mọi thứ quay tròn
quanh sản phẩm".
- Năm 1974, Nike giới thiệu công chúng mẫu Bowerman gọi là Waffle Trainer. Nike tin
rằng người tiêu dùng chọn sản phẩm và thương hiệu từ thị trường đại chúng dựa vào sự
ưa chuộng và cách xử lý của 1 số nhỏ vận động viên đỉnh cao. Chính điều này đã khiến
cho Waffle Trainer nhanh chóng trở thành giày thể thao bán chạy nhất nước.



-Năm 1978, công ty chính thức thay đổi tên từ Blue Ribbon Sports thành Nike, Inc.,
phản ánh sự trưởng thành đáng kể của thương hiêụ Nike và sự phổ biến của sáng kiến
Bowerman.
- Năm 1984, Nike cắt giảm biên chế do sản phẩm chủ yếu dùng cho nam giới nên đã bỏ
lỡ đi một phân khúc thị trường tiềm năng đó là nữ giới. khi đó Reebok đã dần làm được
điều đó và chiếm dần vị trí của Nike khi sản phẩm của họ có tính ưu việt hơn.
-Hiện nay, Nike vẫn đang tiếp tục phát triển sản phẩm của mình để cạnh tranh với các
hãng khác như là Adidas, Puma, Li-ning,…
Sản Phẩm.
Nike sản xuất các sản phẩm giày phục vụ cho các môn thể thao khác nhau cùng với phụ
kiện thể thao dành cho môn thể thao đó như áo, quần, mũ, băng tay, các loại bóng, kính
mắt. Sản phẩm của Nike phù hợp với các đối tượng khác nhau và độ tuổi khác nhau.
Các dòng sản phẩm chính của nike thường được gắn với các môn thể thao như:
- Nike running: đế giày được làm bởi vật liệu nhẹ tăng cường sự bền bỉ khi tập luyện hay
chạy bộ như các sản phẩm Nike shox…
- Nike women: sản phẩm dành cho cho phái nữ yêu tích các môn thể thao, mang nét nữ
tính.
- Nike soccer, Nike football: sử dụng cho môn bóng đá, với đế giày được thiết kế tạo độ
bám sâu và êm chân, giúp cầu thủ luôn cảm thấy thoải mái trong suốt trận đấu.
- Nike Air: loại này sử dụng trong việc chạy bộ và đi lại.


Sơ Đồ Chuỗi Cung Ứng Của Nike

Nhà cung cấp NVL
Trung tâm phân phối

Nhà máy gia công


ác đơn vị vận chuyển

Khách hàng

NIKE

Cửa hàng bán sỉ, lẻ


CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NIKE
Cách thức tổ chức quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike
Chiến lược chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng của Nike tại VN



×