Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

hướng dẫn ôn tập địa lý 9 học kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.56 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH THUẬN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HKII
TỔ BỘ MÔN: ĐỊA LÍ
MÔN: ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Câu 1: Vì sao Đông Nam Bộ có tiềm lực lớn về phát triển kinh tế?
Gợi ý trả lời:
* Có lợi thế về vị trí địa lí :
- Giao lưu kinh tế với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải miền
Trung.
- Giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á: từ thành phố Hồ Chí Minh
với 2 giờ bay có thể tới hầu hết thủ đô các nước Đông Nam Á.
- Vùng kinh tế phát triển mạnh năng động, có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật.
- Thu hút mạnh về vốn đầu tư nước ngoài: 68% (2014) so với cả nước.
Câu 2: Nêu đặc điểm, cơ cấu sản xuất các ngành công nghiệp quan trọng của
Đông Nam Bộ?
Gợi ý trả lời:
- Công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế: 59,3%.
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng (công nghiệp nặng, công nghiệp
nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm).
- Các ngành công nghiệp quan trọng:
+ Khai thác dầu khí.
+ Hoá dầu.
+ Cơ khí điện tử.
+ Công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm, xuất khẩu hàng hoá.
Câu 3: Đông Nam Bộ có những điều kiện nào thuận lợi để phát triển cây công
nghiệp lâu năm? Nêu một số cây công nghiệp lâu năm có giá trị xuất khẩu và
cho biết sự phân bố?
Gợi ý trả lời:
* Những điều kiện thuận lợi:
- Khí hậu cận xích đạo, tập trung nhiều diện tích đất badan, đất xám thích hợp
với cây công nghiệp nhiệt đới.


- Nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống sản xuất, có kinh nghiệm kỷ thuật
canh tác và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kỉ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp tương đối tốt hệ thống
thuỷ lợi Dầu Tiếng ở Tây Ninh, thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai).
- Các cây công nghiệp lâu năm: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
Câu 4: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành
dịch vụ?
Gợi ý trả lời:
- Vùng đông dân, thị trường tiêu thụ lớn.
- Nền kinh tế phát triển năng động.
- Nhiều trung tâm thương mại, ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông.
- Cơ sở hạ tầng phát triển thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải


trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
- Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng
- Địa bàn thu hút mạnh nhất đầu tử nước ngoài.
Câu 5: Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta?
Gợi ý trả lời:
- Nước ta có nhiều điều kiền thuận lợi về nguồn tài nguyên biển - đảo để phát
triển nhiều ngành kinh tế biển.
- Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển tạo điều kiện cho các ngành
kinh tế khác phát triển.
- Khai thác tốt tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của nước ta tạo ra mối quan hệ
chặt chẽ giữa các ngành kinh tế hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho sự phát triển giao thông vận tải biển
ở nước ta?
Gợi ý trả lời:
- Nước ta có đường biển dài (3.260 km) bờ biển khúc khuỷu có nhiều vùng biển
kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu

- Nằm gần đường hàng hải quốc tế, giao thông biển thuận lợi phát triển giữa các
nước trong khu vực và quốc tế.
- Vị trí thuận lợi tạo điều kiện mở rộng giao lưu quan hệ kinh tế đối ngoại thúc
đẩy ngành giao thông vận tải biển phát triển mạnh mẽ.
Câu 7: Những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch biển ở nước ta ?
Gợi ý trả lời:
- Nước ta có đường biển dài, ven sông rộng.
- Nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú.
- Từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là kì
quan Vịnh Hạ Long.
- Các trung tâm du lịch biển phát triển mạnh (khách sạn, nhà hàng…)
- Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Nha Trang, Vũng Tàu là những nơi
phát triển mạnh các loại hình du lịch.
Câu 8: Điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi
và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng? Biện pháp khắc
phục?
Gợi ý trả lời:
* Thuận lợi:
- Diện tích rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh
năm.
- Sự đa dạng về sinh học trên cạn và dưới nước.
* Khó khăn:
Đất bị nhiễm phèn, bị nhiễm mặn bởi sự xâm nhập của nước biến, lũ lụt, hạn hán.
* Biện pháp khắc phục:


- Xây dựng hệ thống thủy lợi để cải tạo đất phèn, mặn.
- Chủ động sống chung với lũ.
Câu 9: Tình hình phát triển ngành dịch vụ đồng bằng sông Cửu Long?

Gợi ý trả lời:
- Khu vực dịch vụ đồng bằng sông Cửu Long gồm các hoạt động dịch vụ chủ yếu
xuất, nhập khẩu, vận tải thuỷ và du lịch.
- Hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu phát triển mạnh, hàng xuất khẩu chủ lực là
gạo (chiếm 80% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước năm 2002), thuỷ sản đông lạnh
và hoa quả
- Giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao
lưu kinh tế.
Câu 10: Vì sao đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước
ta?
Gợi ý trả lời:
- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước diện tích gần 40.000 km.
- Đất phù sa màu mỡ (phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu) chiếm diện tích lớn.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm thuận lợi – phù hợp cho cây lúa phát
triển.
- Vùng đông dân, lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm thâm canh làm
quen với kinh tế thị trường.
- Được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỷ thuật để phát triển kinh tế.
Câu 11: Trình bày đặc điểm, tình hình sản xuất của ngành công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long?
Gợi ý trả lời:
- Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản
xuất công nghiệp.
- Phát triển mạnh nhờ nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, phong phú.
- Các vùng chế biến thuỷ sản đông lạnh, xay xát gạo… phát triển và phân bố
khắp các tỉnh, thành phố, thị xã trong vùng đặc biệt là thành phố Cần Thơ.
Câu 12: Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh vốn đầu tư của nước ngoài ?
Gợi ý trả lời:
- Vị trí địa lí thuận lợi.
- Có trình độ khoa học kỹ thuật cao.

- Có tiềm lực về kinh tế.
- Năng động trong nền sản xuất hàng hóa.
Câu 13: Về sự phân chia hành chính của Kiên Giang gồm những huyện, thị,
thành nào? Những cây trồng và vật nuôi mà người dân Vĩnh Thuận áp
dụng trong nông nghiệp?
Gợi ý trả lời:
* Những cây trồng và vật nuôi:


- Cây lúa nước, cây ăn quả, các loại cây đậu, các loại khoai, hoa màu.
- Chăn nuôi trâu, bò, lợn và chăn nuôi gia cầm.

Câu 14: Cho bảng số liệu về diện tích, dân số và GDP của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002:
Diện tích
(nghìn km2)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Ba vùng kinh tế trọng điểm

28,0
71,2

Dân số
(triệu
người)
12,3
31,3

GDP
(nghìn tỷ

đồng)
188,1
289,5

a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện về diện tích, dân số và GDP của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước ?
b. Qua biểu đồ đã vẽ hãy nêu nhận xét ?
Gợi ý trả lời:
* Bảng xử lí số liệu:
Các tiêu chí
Vùng kinh tế
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Ba vùng kinh tế trọng điểm

Diện tích

Dân số

GDP

(%)
39,3
100

(%)
39,3
100

(%)
65

100

* Vẽ đúng và có tính thẩm mỹ.
* Nhận xét: Năm 2002, diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam chiếm tỷ trọng cao trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Câu 15: Cho bảng số liệu về sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước (đơn vị: nghìn tấn)
Năm
1995
2000
2002
2005
Đồng bằng sông Cửu
819
1.169
1.354
1.450
Long
Cả nước
1.584
2.250
2.647
3.123
a. Hãy tính tỷ lệ % về sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long so với cả
nước?
b. Hãy vẽ biểu đồ hình cột theo tỷ lệ đã tính?
c. Nêu nhận xét?
Gợi ý trả lời:
a. Tính tỷ lệ %:
Năm

1995
2000
2002
2005
(%)
(%)
(%)
(%)


Đồng bằng sông Cửu
51
52
51
46
Long
Cả nước
100
100
100
100
b. Vẽ đúng, chính xác và có tính thẫm mỹ.
* Nhận xét: Sản lượng thủy sản của vùng đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu sản lượng của cả nước (dẫn chứng số liệu).
---------------------------Hết---------------------------Phụ ghi: Bên cạnh hướng dẫn trả lời trên thì còn khoảng 10% số điểm tổ bộ
môn sẽ hỏi thêm.




×