Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chiến lược phát triển kinh doanh 2010 2015 của công ty cổ phần hóa dược mekophar tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.09 KB, 52 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Chiến lược phát triển kinh doanh 2010-2015 của công ty
Cổ phần Hóa- Dược phẩm MEKOPHAR

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................. 1
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH..............................5
1.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược trong kinh doanh:..................................................5
1.1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược:.................................................................................5
Nhóm 4

1


1.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp:.....................................................5
1.2. Các chiến lược cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter:......................................5
1.2.1. Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp:..................................................................................5
1.2.2. Chiến lược khác biệt hóa:.............................................................................................5
1.2.3 Chiến lược tập trung vào trọng điểm:............................................................................5
1.3. Quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp:........................................................5
1.3.1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh:....................................................................................6
1.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài:...................................................................................6
1.3.3. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp:..................................................................6
1.3.4. Phân tích chiến lược và lựa chọn:.................................................................................6
1.4. Các công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh:................................................................6
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
HÓA – DƯỢC PHẨM MEKOPHAR..................................................................................10
2.1.1. Giới thiệu tổng quan:..................................................................................................10


2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh...................................................................................................10
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển:................................................................................10
2.1.6. Các khách hàng và đối tác hiện tại:............................................................................12
2.2. Phân tích môi trường nội bộ của Mekophar:.................................................................16
2.2.5 Về nghiên cứu và phát triển:........................................................................................22
2.4.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh:......................................................................................33
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH 2010- 2015 CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN HÓA- DƯỢC PHẨM MEKOPHAR..................................................................36
3.2.2. Căn cứ xác định mục tiêu:..........................................................................................37
3.3.3. Ma trận các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE):...........................................................42
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................52

Nhóm 4

2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới của đất nước gần 20 năm qua, nền kinh tế của Việt
Nam đã dành được nhiều thành tựu rất quan trọng. Đặc biệt trong mấy năm đầu của
thế kỷ 21, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì khá cao, GDP đạt từ 6,7%
đến 7,2%, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước với nền kinh tế có tốc độ
phát triển nhanh, sau Trung Quốc. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập
với nền kinh tế thế giới, với kim ngạch thương mại đã vượt tổng sản phẩm quốc nội
và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với GDP ngày càng tăng.
Cùng với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, ngành Y tế Việt Nam
trong sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư có hiệu quả của Nhà nước đã dành được nhiều
thành tựu rất đáng khích lệ. Trong công tác phòng bệnh đã bước đầu khống chế, đẩy
lùi và thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm, không để dịch bệnh lớn xảy ra, tỷ lệ

người mắc và chết giảm đi rõ rệt. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống
chế thành công đại dịch SARS. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, đặc biệt hình
thành hệ thống y tế thôn bản gần dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp
cận các dịch vụ Y tế. Đồng thời công tác Dược đã có những bước phát triển rất cơ
bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc. Về cơ bản ngành Dược đã đáp
ứng được nhu cầu sử dụng thuốc cho nhân dân cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh những thành tựu cơ bản của ngành Dược đã đạt được trong những năm
qua, công tác Dược đang đứng trước những tồn tại và thách thức không nhỏ. Sự phát
triển của công nghiệp hóa dược và công nghiệp kháng sinh của Việt Nam gần như
chưa đáng kể, nguồn nguyên liệu sản xuất Dược chủ yếu nhập ngoại là một trong
những khó khăn lớn nhất phải đương đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Dược phẩm Việt nam. Mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc phát triển chậm, phân
tán, khép kín và độc quyền. Các đơn vị, công ty kinh doanh, phân phối thuốc của Việt
Nam quy mô còn nhỏ, năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị
trường.
Thị trường Dược vừa qua rối loạn, cạnh tranh không lành mạnh buộc Chính phủ
phải có sự can thiệp - điều này đã làm môi trường marketing thay đổi. Trước bối cảnh
đó, Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm MEKOPHAR muốn tồn tại và phát triển
vững chắc cần có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo hơn.
Với ý nghĩa đó chủ đề “Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2010- 2015 của
công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm MEKOPHAR được nhóm IV chọn nghiên cứu
xây dựng đề tài bài tập lớn tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình và rất
Nhóm 4

3


mong sự đóng góp của quý Thầy Cô trong hội đồng và các bạn đồng môn để chiến
lược thật sự thuyết phục, có thể đem vào ứng dụng trong thực tế.


Nhóm 4

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược trong kinh doanh:
1.1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược:
Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học
thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép
một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Trong định nghĩa này, quản trị chiến lược
tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên
cứu phát triển, và các hệ thống thông tin về các lĩnh vực kinh doanh để đạt được
thành công của tổ chức. ( Theo Fred R.David).
1.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp:
Giúp doanh nghiệp:
 Đạt đến những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp.
 Quan tâm đến các nhân vật hữu quan một cách rộng lớn.
 Gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn.
 Tập trung sự quan tâm đến cả hiệu suất và hiệu quả.
1.2. Các chiến lược cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter:
1.2.1. Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp:
Chiến lược này tạo ra thế cạnh tranh bằng hai cách:
• Đánh giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành, thu hút những khách
hàng mục tiêu nhạy cảm với giá cả để gia tăng tổng số lợi nhuận.
• Kiềm chế không cắt giảm giá hoàn toàn, bằng lòng với thị phần hiện tại và sử
dụng công cụ chi phí thấp hơn để có mức lợi nhuận biên thực tế cao hơn trên
mỗi đơn vị sản phẩm bán ra.
1.2.2. Chiến lược khác biệt hóa:
Là chiến lược nhắm vào sản xuất các sản phẩm và dịch vụ được xem là riêng có

trong ngành và nhằm vào những khách hàng tương đối không nhạy cảm với giá.
1.2.3 Chiến lược tập trung vào trọng điểm:
Là chiến lược sản xuất các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của một nhóm
nhỏ khách hàng. Phân khúc hẹp này có thể được xác định theo khu vực địa lý, sản
phẩm và đối tượng khách hàng.
1.3. Quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp:
Quá trình này gồm 4 bước cơ bản sau:

Nhóm 4

5


1.3.1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh:
Bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh là bản tuyên bố” lý do tồn tại “ của tổ chức
(Drucker). Do đó doanh nghiệp trước tiên phải xác định được công việc kinh doanh
của mình là gì, mục tiêu cần đạt được là gì từ đó mới soạn thảo ra chiến lược kinh
doanh hợp lý cho mình.
1.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài:
Môi trường của một tổ chức là những yếu tố, những lực lượng, thể chế.. nằm
bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được nhưng lại có ảnh
hưởng to lớn đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên
ngoài của tổ chức có thể chia thành hai mức độ:
- Môi trường vĩ mô: ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề kinh doanh chẳng hạn
như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, mội trường văn hóa xã hộ...
- Môi trường vi mô (hay còn gọi là môi trường ngành): được xác định theo từng
ngành nghề cụ thể. Nó bao gồm các yếu tố như: (1) đối thủ cạnh tranh, (2) khách
hàng, (3) nhà cung cấp, (4) đối thủ tiềm ẩn, (5) sản phẩm thay thế.
Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết rõ
đâu là cơ hội (O) và đâu là thử thách mà mình phải đương đầu.

1.3.3. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp:
Tình hình nội bộ doanh nghiệp thường được đánh giá qua các bộ phận chức
năng như: Tài chính, Nguồn nhân lực, Quản trị điều hành, Cơ cấu tổ chức, Marketing,
Công nghệ thông tin... Việc phân tích nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp
nhận biết được điểm mạnh ( S ) và điểm yếu ( W ) của mình từ đó chọn lựa chiến
lược kinh doanh phù hợp.
1.3.4. Phân tích chiến lược và lựa chọn:
Dựa trên các mục tiêu chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công
ty cộng với các thông tin kiểm soát bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ thực hiện
đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn và khả thi nhất.
1.4. Các công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh:
Theo Fred R. David có 3 giai đoạn để hình thành nên chiến lược kinh doanh và
mỗi giai đoạn sử dụng những công cụ khác nhau.
* Giai đoạn 1: Giai đoạn thu thập và hệ thống hóa thông tin:
Giai đoạn này tóm tắt các thông tin cơ bản đã thu thập và hệ thống hóa đề hình
thành nên các chiến lược kinh doanh. Giai đoạn này sử dụng 3 công cụ: Ma trận EFE,
ma trận hình ảnh cạnh tranh( CPM) và ma trận IFE.
- Ma trận EFE được xây dựng theo 5 bước:
Nhóm 4

6


 Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định trong ngành nghề kinh
doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm cả cơ hội và thách thức.
 Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm 0,0 (không quan trọng) đến 1,0
(rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả
các yếu tố phải bằng 1,0.
 Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố phụ
thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty đến yếu tố, trong đó 4 là phản

ứng tốt nhất, 1 là phản ứng yếu.
 Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm
số của các yếu tố.
 Cộng số điểm của các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
Tổng số điểm cao nhất là 4, thấp nhất là 1, điểm càng cao càng cho thấy doanh
nghiệp phản ứng tốt với các yếu tố bên ngoài.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Thiết lập ma trận này đẩ đưa ra sự so sánh của công ty với các đối thủ cạnh
tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Ma trận này là sự mở rộng của ma trận EFE
với các mức độ quan trọng của các yếu tố, ý nghĩa điểm số của từng yếu tố và tổng số
điểm quan trọng là có cùng ý nghĩa.
- Ma trận các yếu tố nội bộ (IEF) cũng được thiết lập qua 5 bước:
 Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu có
ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
 Phân loại tầm quan trọng của các yếu tố theo thang điểm 0,0 - 1,0
 Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4
 Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó xác định số điểm
của yếu tố.
 Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, xác định tổng số điểm ma trận.
Nếu tổng số điểm của ma trận dưới 2,5đ: doanh nghiệp yếu về các yếu tố nội bộ
và ngược lại trên 2,5đ doanh nghiệp mạnh về các yếu tố nội bộ.
* Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp
Giai đoạn này lựa chọn, sắp xếp, kết hợp các yếu tố môi trường bên ngoài, yếu
tố nội bộ để đưa ra các chiến lược khả thi. Giai đoạn này sẽ sử dụng các công cụ: Ma
trận điểm mạnh - Điểm yếu (SWOT), Cơ hội - Thách thức; Ma trận vị trí chiến lược
và đánh giá hoạt động( SPACE) ; Ma trận chiến lược lớn.
- Ma trận SWOT: là công cụ kết hợp các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội
(O) và nguy cơ (T) để hình thành 4 loại chiến lược như bảng sau:
Nhóm 4


7


O
Liệt kê các cơ hội
T
Liệt kê các nguy cơ

S
Liệt kê những điểm mạnh

W
Liệt kê những điểm yếu

Các chiến lược S-O

Các chiến lược W-O

Các chiến lược S-T

Các chiến lược W-T

Để lập ma trận SWOT người quản trị phải thực hiện qua 08 bước như sau:
Bước 1: Liệt kê những cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài (O1, O2…)
Bước 2: Liệt kê những đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài (T1, T2…)
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2…)
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp (W1, W2..)
Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh với cơ hội (SO)
Bước 6: Kết hợp các điểm yếu với cơ hội (WO)

Bước 7: Kết hợp các diểm mạnh với đe dọa (SO)
Bước 8: Kết hợp các điểm yếu với đe doạ (WT)
- Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (SPACE)
Ma trận SPACE cho thấy một doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược: Tấn công,
Thận trọng, Phòng thủ, hay Cạnh tranh. Các trục của Ma trận có ý nghĩa như sau:
- FS ( Financials Strengths ) : Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp
- CA ( Competitive Advantage)
: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- ES ( Enviroment Stability) : Sự ổn định của môi trường
- IS ( Internals Strenghts)
: Sức mạnh của ngành
Để thiết lập một Ma trận SPACE cần thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Chọn một nhóm các yếu tố thể hiện sức mạnh tài chính (FS), lợi thế
cạnh tranh (CA), Sự ổn định của môi trường (ES), và sức mạnh ngành (IS). Dưới đây
là một số các chỉ tiêu sử dụng để thể hiện trên các Trục ma trận SPACE.
Bước 2: Ấn định giá trị +1 (Xấu nhất) tới +6 (Tốt nhất) cho mỗi yếu tố thuộc
FSvà IS, ấn định giá trị -1 (Tốt nhất) tới – 6 (Xấu nhất) cho mỗi yếu tố thuộc ES và
CA.
Bước 3: Tính điểm trung bình cho FS bằng cách cộng các giá trị đó ấn định cho
các yếu tố, rồi chia cho số các yếu tố được được lựa chọn thể hiện trong FS. Tương tự
cách tính với IS , ES và CA.
Đánh số điểm trung bình của FS, IS, ES và CA làm các trục thích hợp của ma
trận SPACE.
Cộng điểm số trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X , tương tự làm
với trục Y sau đó xác định giao điểm của 2 điểm mới trên trục XY.

Nhóm 4

8



Bước 6: Vẽ vector có hướng từ điểm gốc của ma trận SPACE qua giao điểm
mới . Vecto này đưa ra loại chiến lược cho doanh nghiệp: Tấn công, cạnh tranh,
phòng thủ hay thận trọng ?
- Ma trận lựa chọn chiến lược có thể định lượng (QSPM):
Ma trận này nhằm đánh giá xếp hạng các phương án chiến lược khả thi để từ đó
có căn cứ lựa chọn chiến lược tốt nhất. Ma trận này sử dụng tất cả các thông tin đầu
vào từ tất cả các ma trận đã xây dựng (EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh,
SWOT, SPACE). Điểm trọng số của các yếu tố quan trọng được cho theo thang điểm
từ 1 đến 4; 4: rất quan trọng, 3: quan trọng, 2: khá quan trọng, 1: không quan trọng.
Số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược được cho theo thang điểm từ 1 đến 4; 1: hoàn
toàn không hấp dẫn, 2: ít hấp dẫn, 3: tương đối hấp dẫn, 4: rất hấp dẫn. Yếu tố thành
công không ảnh hưởng tới việc lưa chọn chiến lược thì không cho điểm.

Nhóm 4

9


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN HÓA – DƯỢC PHẨM MEKOPHAR
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần hóa – dược phẩm MEKOPHAR:
2.1.1. Giới thiệu tổng quan:
• Tên Công ty : Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar;
• Tên viết tắt : MEKOPHAR;

• Logo
:
• Vốn điều lệ : 92.100.000.000 VNĐ (Chín mươi hai tỷ một trăm triệu đồng Việt
Nam);

• Trụ sở chính : 297/5 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp.HCM;
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.
- Sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm, dược liệu, hoá chất,
nguyên phụ liệu cho ngành dược, dụng cụ y tế;
- Sản xuất bao bì dùng trong ngành dược (chai nhựa, hộp giấy, thùng carton);
- Sản xuất, mua bán hàng thực phẩm công nghệ (trừ sản xuất, chế biến thực
phẩm tươi sống);
- Dịch vụ cho thuê cao ốc, văn phòng;
- Cho thuê căn hộ.
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển:
Được thành lập từ năm 1975, với tên gọi là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương
24, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Dược Việt Nam.
Ngày 19/12/2001 Thực hiện cổ phần hóa theo lộ trình của Chính phủ, Công ty
chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar.
Ngày 19/12/2001 Thực hiện cổ phần hóa theo lộ trình của Chính phủ, Công ty
chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar.
Năm 2003, công ty đã góp vốn xây dựng Bệnh viện đa khoa An Sinh và Bệnh
viện đã đi vào hoạt động ngày 07/05/2006.
Tháng 08/2006 công ty phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) ra công chúng.
Năm 2009 liên kết góp vốn vào công ty cổ phần Dược phẩm Mekong
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty khi cổ phần hoá là 36 tỷ đồng trong đó nhà
nước nắm giữ 45%. Hiện nay 92,1 tỷ đồng tính đến15 tháng 09 năm 2008.

Nhóm 4

10


2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Mekophar:
Thực hiện chức năng chung của ngành Dược Việt nam nói chung và nhiệm vụ

đối
với cổ đông của mình nói riêng. Cung ứng thuốc thiết yếu, thuốc đặc trị,
nguyên liệu kháng sinh, các dịch vụ y tế khác đã được cấp phép…
MEKOPHAR là một trong những doanh nghiệp Dược đầu tiên của Việt Nam đạt
tiêu chuẩn GMP-WHO; là công ty Dược duy nhất của Việt Nam sản xuất nguyên liệu
kháng sinh Bêtalactam cung cấp cho các công ty Dược trong và ngoài nước.Công ty
đã đưa vào hoạt động các phân xưởng đạt tiêu chuẩn GMP-WHO như:
- Phân xưởng thuốc kháng sinh β - lactam (Bêtalactam) với 2 bộ phận trực
thuộc là bộ phận nguyên liệu và bộ phận thành phẩm;
- Phân xưởng hóa dược;
- Phân xưởng dược phẩm với các bộ phận trực thuộc như bộ phận thuốc uống
Non-β lactam (Non-Bêtalactam), bộ phận dịch truyền, bộ phận kháng sinh bột tiêm,
bộ phận thuốc nhỏ mắt cùng bộ phận thuốc nước và thuốc mỡ.
- Bộ phận Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc (cuống rốn).
- Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP,
- Hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP.
Hiện nay, Công ty đang được cấp phép sản xuất trên 300 sản phẩm các loại. Sản
phẩm của MEKOPHAR được sản xuất trên quy trình và trang thiết bị hiện đại, đảm
bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với Bộ y tế.
Đồng thời công ty đang tiến hành triển khai phương án xây dựng nhà máy mới
theo tiêu chuẩn GMP - WHO theo lộ trình chung của Chính phủ, của Thành phố di
dời các nhà máy sản xuất công nghiệp ra khỏi khu vực dân cư, dự kiến tại khu Công
nghiệp Bình Dương trên diện tích hơn 41.000 m2.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Mekophar:
2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức:
• Trụ sở chính: Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar.
• Địa chỉ: 297/5 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TpHCM.
Với tổng diện tích khoảng 18.600m2, trụ sở chính của Công ty là nơi đặt văn
phòng làm việc của Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Công ty và các phòng
nghiệp vụ của Công ty gồm: Phòng Tổ chức - Hành chánh, Phòng Kế hoạch - Kinh

doanh, Phòng Đảm bảo chất lượng (QA), Phòng Kiểm tra chất lượng (QC), Phòng
Nghiên cứu phát triển, Phòng Thống kê - Kế toán, ngân hàng tế bào gốc và cũng là
nơi đặt các phân xưởng sản xuất thuốc chính.
Gồm 3 chi nhánh đặt tại ba Miền trọng điểm sau:
1. Chi nhánh Hà Nội
95 Láng Hạ, Q.Đống Đa, Tp.Hà Nội.
2. Chi nhánh Đà Nẵng 70 Phan Văn Nghị, Q.Thanh Khê, Tp.Đà Nẵng
Nhóm 4

11


3. Chi nhánh Cần Thơ

17A CMT8, Quận Bình Thuỷ, Tp.Cần Thơ

Hiện nay Công ty có 05 cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt tại Thành phố Hồ Chí
Minh tại các Quận tập trung nhiều tại các bệnh viện lớn, nhà thuốc tư nhân và phòng
mạch tư của Bác sỹ (Q.3, Q10, Q.11, Q. Phú Nhuận).
2.1.5.2. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ

Hình số 01: sơ đồ tổ chức công ty
2.1.6. Các khách hàng và đối tác hiện tại:

Danh sách Công ty mà Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar đang liên
doanh, liên kết:
- Công ty TNHH Bệnh viện Tư nhân Đa khoa An Sinh, tỷ lệ nắm giữ là 22%.
- Công ty Cổ phần Dược phẩm Mekong, tỷ lệ nắm giữ là 22%.
Nhà cung cấp, nhà sản xuất cung ứng nguồn nguyên liệu cho MEKOPHAR chủ

yếu: Gồm các nhà sản xuất Châu âu, Châu Mỹ và Châu Á có uy tín trong ngành hàng
sản xuất nguyên , phụ liệu Dược phẩm; các nhà sản xuất nội địa Việt nam... ( phụ lục
Nhóm 4

12


số… đính kèm); các nhà phân phối chuyên nghiệp trong và ngoài nước ( phụ lục số…
đính kèm)
Một số nhà phân phối lớn, khách hàng lớn phân phối sản phẩm MEKOPHAR:
- Bệnh viện Nhi Đồng 1; Bệnh viện Từ Dũ; Bệnh viện Nhân dân 115.
- Công ty Dược Sài Gòn – Sapharco; Công ty Cổ phần Dược phẩm MêKông;
Công ty Dược phẩm TW II – Codupha
- Các Cửa hàng, đại lý của công ty.
2.1.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của Mekophar 3 năm gần nhất:
a. Sản lượng sản xuất từng nhóm sản phẩm qua các năm:
Khoản mục
Đơn vị tính Năm 2007
Năm 2008
Thuốc tiêm
1.000 lọ
7.362
5.821
Dịch truyền
1.000 chai
3.692
2.768
Thuốc viên
1.000 viên
1.728.068

1.881.251
Thuốc cốm (đang
được thị trường đánh
1.000 gói
41.625
41.858
giá cao)
Thuốc nước
1.000 chai
1.866
1.871
Thuốc mỡ
1.000 tube
3.415
3.999
Nguyên liệu kháng
1.000 kg
95
101.000
sinh
Nguyên liệu hóa dược
1.000 kg
26
18.0000

Năm 2009
6.647
5.330
1.826.700
49.904

1.257
6.044
64.000
31.000

Nguồn: Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar

Bảng 01: Sản lượng tiêu thụ, doanh thu từng nhóm sản phẩm, dịch vụ qua các năm

b. Doanh thu từng nhóm sản phẩm, dịch vụ qua các năm:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Khoản mục
Giá trị
Giá trị
Giá trị
trọng
trọng
trọng
Thuốc tiêm
18.984
3,48% 27.701
4,65% 38.330
5,93%
Dịch truyền

24.074
4,41% 17.666
2,96% 34.371
5,31%
Thuốc viên
Thuốc cốm
Thuốc nước
Nhóm 4

366.041
48.945
10.274

67,10% 398.322
8,97% 48.613
1,88% 13.420

66,83% 412.287
8,16% 66.937
2,25%
5.202

63,74%
10,35%
0,80%
13


Thuốc mỡ
Nguyên liệu kháng sinh

Nguyên liệu hóa dược
Doanh thu khác (*)

7.688
1,41%
9.100
0,53% 15.298
2,37%
57.036
10,46% 66.700 11,19% 33.580
5.19%
1.386
0,25%
1.339
0,22%
2.299
0,36%
11.059
2,03% 13.167
2,21% 38.541
5,96%
545.487 100,00% 596.028 100,00% 646.845 100,00%
Nguồn: Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar

Bảng 02: Doanh thu từng nhóm sản phẩm, dịch vụ qua các năm
(*) Doanh thu khác của Công ty là doanh thu từ nguyên liệu, bao bì nhượng bán lại
cho các doanh nghiệp dược, doanh thu cho thuê nhà xưởng, văn phòng và doanh
thu lưu trữ tế bào gốc khoản phát sinh này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
doanh thu và không có tính chất thường xuyên.
c. Lợi nhuận từng nhóm sản phẩm, dịch vụ qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
2.096
2,46% 3.138
3,91% 4.942
6,11%
(664)
-0,78% (1.131)
-1,41%
654
0,81%
52.170 61,13% 52.150
65,04% 57.830 71,47%
11.707 13,72% 10.545
13,15% 16.830 20,80%

Thuốc tiêm
Dịch truyền
Thuốc viên
Thuốc cốm
Thuốc nước
Thuốc mỡ

Nguyên liệu kháng
sinh
Nguyên liệu hóa dược
Doanh thu khác(*)

2.512

2.94%

1.946

2,43%

443

0,55%

772.000

0,90%

1.114

1,39%

287

0,35%

11.431


13,39%

9.011

11,24%

-298

-0,37%

112.000
0,13% 41.000
5.203
6,10% 3.369
85.339 100,00% 80.183

0,05%
396
0,49%
4,20%
-166
-0,21%
100,00% 80.918 100,00%

Nguồn: Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar
Bảng 03: Lợi nhuận từng nhóm sản phẩm, dịch vụ qua các năm
Nhận xét: Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2009 là 80.918.143.384
đồng tăng 743.724.078 đồng so với năm 2008. Đây là một kết quả đáng khích lệ,
trong khi hàng loạt các doanh nghiệp cùng ngành bị ảnh hưởng nặng nề do khủng

hoảng tài chính nhưng Công ty vẫn hoạt động ổn định và duy trì tỷ lệ lãi gộp khá cao.
Trong năm 2009 tỷ lệ lạm phát tăng cao kéo theo sự gia tăng về giá của các nguyên
vật liệu đầu vào trong đó phải kể đến sự tăng giá của các chi phí nguyên vật liệu đầu
vào và chi phí nhân công. Tuy vậy, tốc độ tăng chi phí của Công ty cũng chỉ ở mức
tương đối so với tỷ lệ lạm phát trong năm 2009 là do MEKOPHAR đã kiểm soát
chặt chẽ chi phí nguyên vật liệu đầu vào:
Nhóm 4

14


d. Kim ngạch xuất khẩu:
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2009, doanh thu xuất khẩu hàng năm trung
bình chiếm hơn 17% trong cơ cấu doanh thu của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu năm
2009 của Công ty đạt trên 100 tỷ trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp đều gặp
khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Một số thị trường xuất
khẩu truyền thống của Công ty như: Lào, Campuchia, Myanma, Malayxia, Congo,
Nigeria...
Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu

Tổng tài sản
Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
Doanh thu tài chính
(*)
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước

thuế
Tổng thu nhập chịu
thuế

Số thuế TNDN phải
nộp
Lợi nhuận sau thuế
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu (đồng/cổ
phiếu)
Tỷ lệ chi trả cổ tức

% tăng,
giảm năm
2008 so với
năm 2007

Năm 2009

% tăng,
giảm năm
2009 so
với năm
2008

385.752.965 401.476.172
545.487.429 596.028.175

4,08%
9,27%


447.382.505
646.844.920

11.43%
8.53%

83.407.161

78.227.701

-6,21%

79.942.308

2.19%

1.305.311

3.278.942

151,20%

4.966.297

51.46%

1.932.003

1.955.718


1,23%

975.835

-50.10%

85.339.164

80.183.419

-6,04%

80.918.143

0.92%

85.339.164

80.183.419

-6,04%

80.918.143

0.92%

22.555.007

18.520.201


-17,89%

19.727.457

6.52%

62.784.157

61.663.218

-1,79%

61.190.687

-0.77%

7.854

7.267

-7,47%

6.753

-7.07%

20%

30%


50,00%

30%

0.00%

Năm 2007

Năm 2008

Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2007, 2008 và năm 2009
Bảng 04:Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm
(*): Cổ tức lợi nhuận được chia từ việc đầu tư vào Công ty TNHH Bệnh viện Tư
nhân Đa khoa An Sinh năm 2008 là 1.054.368.322 đồng và 2009 là 1.676.000.000
đồng. Tính đến ngày 31/12/2009, Mekophar tỷ lệ đầu tư của Mekophar vào Công ty
TNHH Bệnh viện Tư nhân Đa khoa An Sinh là 22% trên vốn điều lệ 38,1 tỷ đồng.
Tuy 2009 là năm có nhiều biến động khách quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp, nhưng với MEKOPHAR, kết quả
kinh doanh năm 2009 rất đáng khích lệ:
Nhóm 4

15


- Doanh thu thuần đạt 646,8 tỷ đồng tăng trên 8,53% so với năm 2008.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 80,9 tỷ đồng tăng 0,92% so với năm 2008.
- Lợi nhuận sau thuế đạt 61,2 tỷ đồng, đạt 108,93% kế hoạch cả năm 2009.
* Nhận xét:
- Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2009 là 447.382.505.024 đồng, tăng 11,43% so

với thời điểm 31/12/2008. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc tăng lên của tài sản
cố định vô hình và khoản mục tiền trên Bản cân đối kế toán ( phụ lục số… đính
kèm). Khả năng thanh toán nhanh của Công ty luôn được duy trì ở mức cao do
lượng tiền lớn và Công ty không sử dụng chi phí đi vay, điều đó thể hiện khả
năng tự chủ về tài chính và phát triển bền vững của Công ty. Theo số liệu trên
báo cáo tài chính tại ngày 31/12/2009 đã được kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của
Công ty đã đạt trên 61 tỷ đồng, đạt 108,93% kế hoạch cả năm 2009.
- Với đà phát triển như vậy, nếu tình hình nền kinh tế vĩ mô đi vào ổn định hơn thì
việc sử dụng “đòn bẩy tài chính” trong hoạt động sản xuất kinh doang những
năm tiếp theo sẽ hiệu quả, góp phần tăng tổng doanh thu và lợi nhuận trên sự
đầu tư phát triển quy mô hoạt động.
2.2. Phân tích môi trường nội bộ của Mekophar:
2.2.1. Về quản trị:
2.2.1.1. Mô hình quản trị:
Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar có bộ máy quản lý tổ chức theo
mô hình Công ty cổ phần bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất
của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01
lần.
- Hội đồng quản trị: Mekophar có 08 thành viên, nhiệm kỳ tối đa của mỗi
thành viên là 5 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp
luật của Công ty.
- Ban kiểm soát: gồm 03 thành viên, có nhiệm kỳ 05 năm. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
- Ban Tổng giám đốc: gồm có Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc là
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật - Sản xuất và Phó Tổng Giám đốc phụ
trách tổ chức hành chính.
2.2.1.2 Nguồn nhân lực:
Số lượng người lao động trong
Công ty ổn định qua các năm và hiện nay theo số liệu từ bộ phận quản lý nhân

sự, cơ cấu lao động theo trình độ như sau: Tổng số CBNV 823 người, trong đó có
Nhóm 4

16


trình độ cao học 5 người (chiếm 0,61%); trình độ Đại học 137 người (chiếm16,65%),
trình độ Cao đẳng và Trung học 155 người (chiếm18,83%), trình độ lao động phổ
thong đã qua đào tạo kiến thức cơ bản sản xuất Dược phẩm 526 người (chiếm
63,91%). Trong đó đáng kể nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới gồm 12 người có trình độ Đại học Dược trở lên và các chuyên viên
ngành Dược làm việc theo hình thức cộng tác.
Với đặc thù ngành Dược, nhân sự có trình độ Đại học thuộc chuyên ngành Dược
rất hiếm nên tỉ lệ này ở Mekophar được xem là cao, khác với các ngành kinh tế
khác. Tỉ lệ này sẽ thay đổi trong thời gian tới do có sự thay đổi trong kế hoạch đào
tạo chung của bộ Giáo dục và đào tạo.
Chính sách đối với người lao động:
a. Chế độ làm việc:
Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 9h/ngày, 5 ngày/tuần. Công ty
đang tổ chức sản xuất theo ca, với nhịp độ sản xuất 02 ca/ngày. Đối với các bộ phận
đặc thù nhịp độ 03 ca/ngày. Khi có yêu cầu đột xuất về tiến độ sản xuất, kinh doanh
các nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ.
b. Chính sách tuyển dụng, đào tạo:
Công ty chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là kỹ năng về
GMP, kỹ năng về quản lý đối với cán bộ quản lý, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ
đối với công nhân, nhân viên tại nhà máy sản xuất. Việc đào tạo tại Công ty được
thực hiện theo hướng đào tạo và đào tạo lại theo đúng yêu cầu của một nhà máy
GMP. Quá trình đào tạo có sơ kết, tổng kết đánh giá phân loại để rút ra phương
hướng đào tạo cho lần kế tiếp, đánh giá hiệu quả của các phương pháp và hình thức
đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa công tác này. Công ty đã triển khai thực hiện hệ

thống đánh giá hiệu quả công việc và bắt đầu triển khai huấn luyện văn hóa doanh
nghiệp trong toàn công ty. Mekophar cũng quan tâm chú ý đến đào tạo trình độ tay
nghề nhân viên, giữ chân nhân viên giỏi - những cán bộ công nhân viên được cử đi
học Công ty hỗ trợ chi phí học tập và tạo điều kiện về thời gian..., tạo môi trường làm
việc thuận lợi cho nhân viên. Công ty nhận thấy tài sản quý giá nhất mà công ty có
được đó là nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng để thực hiện sứ mệnh
cao cả “Chăm sóc sức khỏe nhân dân” với phương châm “Luôn luôn vì sức khỏe của
bạn”.
c. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi và bảo hiểm cho người lao động:
Công ty có chế độ lương riêng phù hợp với đặc trưng ngành nghề và bảo đảm
quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tuỳ vào hiệu quả
kinh doanh, Công ty xét thưởng thêm cho các cán bộ, tập thể nhân viên có nhiều đóng
góp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bằng cách cộng thưởng thêm từ
Nhóm 4

17


1 tháng đến 4 tháng lương vào cuối mỗi năm.Tổ chức đi nghỉ mát trong và ngoài
nước tùy thuộc vào thành tích và vị trí công tác, duy trì phong trào Văn - Thể - Mỹ
hàng năm là nét văn hóa đặc trưng của Công ty. Thu nhập bình quân hàng tháng
của người lao động trong Công ty năm 2009 hơn 5.100.000 đồng/người/ tháng.
Đây là mức thu nhập khá so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
Hiện tượng “chảy máu chất xám trong ngành Dược” là mối lo ngại cho các nhà
Quản trị doanh nghiệp Dược trong cả nước, vì thực sự là bài toán khó cho công tác
đào tạo và giữ người, nhưng Mekophar vững vàng trong thế lội ngược dòng chảy nhờ
những chính sách nhân sự phù hợp nêu trên.
Từ những phân tích trên cho thấy hệ thống quản lý nguồn nhân lực của
Mekophar là khá hiệu quả.
2.2.2. Về Marketing:

a. Quảng bá thương hiệu:
Hoạt động quảng bá thương hiệu tại MEKOPHAR được chú trọng nhằm tạo
dựng thương hiệu Việt mạnh. Do tính đặc thù đối với một số sản phẩm của
MEKOPHAR, Công ty tiến hành quảng bá thương hiệu MEKOPHAR đến người tiêu
dùng thông qua các kênh như báo đài, hoạt động từ thiện, các chi nhánh, cửa hàng và
nhà thuốc trên toàn quốc. Công ty đã không ngừng quảng bá thương hiệu của mình
thông qua các chương trình xúc tiến thương mại tại nước ngoài như:
Myanmar, Moldova, Nigeria,..
Với thị trường trong nước, MEKOPHAR quảng bá hình ảnh bằng cách tham gia
các hội chợ triễn lãm thương hiệu mạnh, hàng Việt Nam chất lượng cao, các hoạt
động do Cục quản lý Dược và Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam tổ chức.
Khẳng định chất lượng sản phẩm của Công ty đối với người tiêu dùng, kể từ
năm 1999 đến năm 2007 MEKOPHAR liên tục được chứng nhận đạt danh hiệu
HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO, đây là danh hiệu do người tiêu dùng
bình chọn qua cuộc điều tra do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức.
Ngoài ra, MEKOPHAR cũng được Thời báo kinh tế Sài Gòn trao tặng chứng
nhận Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008, Tạp chí thương mại và Hội sở hữu trí
tuệ Việt Nam trao giấy chứng nhận Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2006.
b. Sản phẩm:
Các sản phẩm của Công ty phong phú về chủng loại, mẫu mã bao bì đẹp, chất
lượng đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký, giúp người bệnh đạt hiệu quả cao trong
điều trị và tiết kiệm chi phí. Theo điều tra của MEKOPHAR thì thị phần mà Công ty
tham gia chiếm khoảng 7% tổng giá trị sản lượng dược phẩm tiêu thụ của cả nước.
c. Hệ thống phân phối:
Nhóm 4

18


Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ qua hệ thống phân phối của các

Công ty dược phẩm trung ương, địa phương và các bệnh viện trên toàn quốc. Mạng
lưới phân phối của Công ty ngày càng được đầu tư mở rộng thông qua các Công ty
TNHH dược phẩm tư nhân tại các địa phương. Công ty đã triển khai xây dựng và
phát triển đội ngũ cộng tác viên là những trình dược viên giỏi, có năng lực để hỗ trợ
nhà phân phối trong chào hàng và nhận đơn đặt hàng các sản phẩm dược. Sản phẩm
của Công ty đã được xuất khẩu sang một số nước Châu Âu, Châu Phi, Đông Nam Á
như: Moldova, Myanmar, Lào, Nga, Ucraina, Nigeria, Congo...
Tỷ trọng trong doanh thu của Công ty tại các khu vực thị trường năm 2009:
KHU VỰC THỊ TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh

TỶTRỌNG
50%

Hà Nội và Khu vực miền Bắc
21%
Đà Nẵng và Khu vực miền Trung
5%
Cần Thơ và ĐBS Cửu Long
6%
Xuất khẩu
18%
Bảng 05: Tỉ lệ thị trường phân phối sản phẩm
d. Giá bán:
Công ty xác định giá bán sản phẩm đến người sử dụng thống nhất trên toàn
quốc. Việc kiểm soát chi phí sản xuất của Công ty được thực hiện rất tốt nên giá bán
các sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác cùng
dược tính được sản xuất trong nước nhờ lợi thế thương hiệu mạnh.
Qua phân tích nhận thấy hệ thống maketing làm việc rất tốt nhưng còn chưa
mạnh ở một số khu vực như Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long, mảng thị

trường xuất khẩu cũng còn hạn chế cần tập trung phát triển cho tương lai. Về sản
phẩm cần có sự khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh; về giá cần đánh giá phân
khúc thị trường cho từng dòng sản phẩm để thực hiện chiến lược cạnh tranh về giá
cho hiệu quả.Chiến lược quảng cáo cần có chọn lọc, tạo sự phù hợp cho từng đối
tượng sử dụng tránh chi phí cao mà hiệu quả thu được thấp.
2.2.3 Về tài chính, kế toán:
Tình hình tài chính của công ty minh bạch và ổn định. Bộ phận kế toán thực
hiện đúng các chuẩn mực kế toán Việt nam và Quốc tế.
Công ty thực hiện tốt các khoản nợ đến hạn. Căn cứ vào các báo cáo kiểm toán
năm 2007, 2008, 2099 Công ty đã thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ
chứng tỏ tiềm lực tài chính mạnh, ổn định và chủ động
Công ty không có thực hiện vay vốn nên không có dư nợ phải trả

Nhóm 4

19


Qua phân tích tiềm lực tài chính nội tại là khả quan, nhưng điểm cần lưu ý là
công ty chưa có kế hoạch sử dụng đòn bẩy tài chính trong chiến lược kinh doanh hiện
tại của mình. Đó cũng là một thực trạng chung của Ngành, đa số các doanh nghiệp
sản xuất Dược chưa mạnh dạn sử dụng vốn vay trừ trường hợp thật sự cần thiết vì
yếu tố rủi ro cao ta sẽ phân tích sau ở môi trường vĩ mô. Ngành Dược là ngành nhạy
cảm, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố Xã hội, luật pháp, tân lý người sử dụng trực tiếp
và cả gián tiếp.
Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tạo
ra một lợi thế huy động vốn đầu tư thông qua phát hành trái phiếu và cổ phiếu để tài
trợ cho dự án của mình.
(Phụ lục số…. các chỉ tiêu tài chính, phụ lục số….bảng so sánh năng lực tài
chính của Mekophar và các đối thủ cạnh tranh trong ngành đính kèm.)

2.2.4. Về sản xuất:
Công ty sản xuất 05 nhóm thuốc chính là: nhóm kháng sinh bột tiêm,
nhóm dịch truyền, nhóm thuốc uống bêta-lactam, nhóm thuốc uống non-bêtalactam, nhóm thuốc nước và thuốc mỡ.
Về tính năng điều trị các loại thuốc do Công ty sản xuất chủ yếu là các loại
thuốc kháng sinh, các loại thuốc hạ sốt và kháng viêm, các loại thuốc đặc trị và các
loại thuốc bổ là những nhóm sản phẩm có thị trường cạnh tranh cao kể cả trong và
ngoài nước, tuy nhiên mekophar chỉ sản xuất những dòng sản phẩm tiên tiến nhất
trong điều trị bệnh kéo dài.
Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất nguyên liệu kháng sinh, nguyên liệu hóa dược để
phục vụ sản xuất thành phẩm của mình và cung cấp nguyên liệu cho các doanh
nghiệp dược khác ở trong và ngoài nước.
Sản phẩm của Công ty rất đa dạng, với trên 200 chủng loại sản phẩm khác nhau
có chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp, giả cả hợp lý nên luôn nhận được sự tín nhiệm
lựa chọn của khách hàng, đặc biệt là các bệnh viện trong cả nước và thị trường bán lẻ
tại Tp Hồ Chí Minh
Một số hình ảnh sản phẩm của công ty:

AMPICILINE

Nhóm 4

AUGBACTAM

CEFOTAXIM 1G

MEKOZINCEF

20



GLUCOSE

LACTAT RINGER MEKOAMIN-S SORBITOL 3,3%

MEKO MORIVITAL MEKO BC-COMPLEX

MEKOLACTAGIL MYCOCID

NAJATOX

* Năng Lực Sản Xuất:
Nhóm Sản Phẩm
 Dịch truyền
 Kháng sinh bột tiêm
 Thuốc uống kháng sinh Betalactam
 Thuốc uống kháng sinh không Betalactam
 Thuốc mỡ
 Thuốc nước
 Nguyên liệu kháng sinh

Năng lực SX/năm
5 triệu chai
20 triệu lọ
1.700 triệu viên-gói
300 triệu viên-gói
5 triệu tube
100.000 lít
400 tấn

Bảng 06 Năng Lực Sản Xuất các nhóm sản phẩm


Với năng lực sản xuất hiện tại có thể nói là mạnh so với các đối thủ cạnh tranh,
nhưng cũng cần đầu tư phát triển thêm cơ cấu sản phẩm, sản lượng và cả dây chuyền
công nghệ thì mới có khả năng chiếm lĩnh thị trường, vươn tới vị trí cao trong ngành.
Cần tăng cường sự tìm kiếm đối tác nhượng quyền để tăng vị thế cạnh tranh và thụ
hưởng công nghệ sản xuất Dược phẩm tiên tiến của các nước phát triển.

Nhóm 4

21


Hình 02 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY

MÁY BAO PHIM

MÁY ÉP VĨ

MÁY ĐO ĐỘ HOÀ TAN

MÁY SẮC KÝ LỎN

MÁY SẤY TẦNG SÔI

MÁY TRỘN CAO TỐC

MÁY TRỘN LẬP PHƯƠNG
TIÊM

MÁY VÔ NANG


MÁY ĐÓNG CHAI KS BỘT

2.2.5 Về nghiên cứu và phát triển:
Phòng nghiên cứu phát triển của Công ty hiện nay gồm 12 nhân sự trong đó có
02 thạc sỹ và các chuyên viên trong ngành (viện, trường) cộng tác nghiên cứu.
Hằng năm bên cạnh những đề xuất của các Chi nhánh, sau khi khảo sát thực tế
về tình hình tiêu thụ sản phẩm; xu hướng điều trị, phòng nghiên cứu phát triển còn
chủ động nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và tính năng điều trị của sản
phẩm theo nhu cầu của người dân để nghiên cứu ra từ 20 - 40 loại thuốc mới và đưa
vào sản xuất từ 15 đến 20 sản phẩm để đưa ra thị trường.
Hiện nay, công ty đang tập trung nghiên cứu những sản phẩm mới có hiệu quả
phòng và chữa bệnh cao, song song với việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng các
sản phẩm hiện có.
Để đảm bảo cho ra đời những sản phẩm mang tính khác biệt cao, cần có đội ngũ
cán bộ làm công tác nghiên cứu giỏi, yêu nghề, có tinh thần làm việc theo nhóm cao.
Nhóm 4

22


Khâu này MEKOPHAR còn hạn chế so với các đối thủ Domesco, Imexpharm và
Sanofi- Arventis, cần tập trung đầu tư hơn nữa trong tương lai.
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài:
2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô:
Theo số liệu dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế (tăng
trưởng GDP) cả năm 2010 tăng khoảng 6,5%, đã được Quốc hội thông qua .Và theo
Ban chấp hành trung ương Đảng thảo luận đã đề ra mục tiêu: Từ năm 2010 đến 2015
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7-7,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm
2015 đạt khoảng 2.000 USD, tăng 1,7 lần năm 2010; Năng suất lao động năm 2015

gấp 2 lần năm 2010. Điều này giúp chúng ta có cơ sở dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ
tiếp tục tăng trưởng đến năm 2015.
Như vậy cùng với sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu chăm lo sức khỏe của người dân
sẽ càng cao tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp Dược cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh của Dược MEKOPHAR.
Hoạt động xuất khẩu của công ty có nhiều thuận lợi do điều chỉnh tỷ giá
USD/VND hơn 2% nhưng do 80% nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc của
MEKOPHAR được nhập khẩu từ nước ngoài , vì vậy sẽ gặp khó khăn.
2.3.1.1. Yếu tố chính trị pháp luật, văn hóa xã hội:
- Đại diện các công ty dược phẩm nêu ra bất cập quy định trong chi phí quảng
cáo của Nhà Nước đã khiến các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam “thua
ngay trên sân nhà”. Trong khi các loại thuốc ngoại nhập được chi phí quảng cáo đến
30% doanh thu, thì thuốc sản xuất trong nước chỉ được chi 10%, nếu vượt quá sẽ bị
đánh thuế. Để thành công, sản phẩm rất cần được quảng bá, việc bị hạn chế chi phí
quảng bá dẫn tới người tiêu dùng không mặn mà với thuốc nội .
- Theo các cam kết cụ thể khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế áp dụng chung
cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0% - 5% so với mức thuế 0% - 10% như trước đây. Mức
thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của WTO ( 2012). Mặt khác, việc mở cửa thị trường theo cam kết WTO sẽ thúc
đẩy sự hiện diện thương mại của các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh mẽ hơn
với thương hiệu nổi tiếng và thương quyền ngày càng được mở rộng, cùng với sự
tháo dỡ các rào cản thương mại sẽ là những thách thức rất lớn đối với ngành công
nghiệp dược nội địa trong đó có MEKOPHAR
- Trước tình hình đó, Phó Thủ Tướng yêu cầu Bộ Y tế xây dựng các chương
trình ưu đãi tài chính cho các nhà sản xuất thuốc trong nước, xây dựng các báo cáo
dự báo quy mô thị trường, tăng cường sử dụng dược phẩm trong nước và tận dụng
khả năng sử dụng thiết bị, nguyên liệu sản xuất trong nước thay vì “chuộng” ngoại
Nhóm 4

23



tràn lan như hiện nay nhằm tạo động lực thúc đẩy ngành sản xuất Dược Việt Nam
trong định hướng tới 2020.
- Ngoài ra, trong tương lai Chính phủ và Bộ Y Tế sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp
Dược trong nước thông qua các cơ chế chính sách thông thoáng để tạo điều kiện tốt
nhất cho “3 nhà”: Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nông phát triển những
sản phẩm dược liệu hiệu quả và bền vững cũng như trách nhiệm của họ trong việc
xây dựng chuỗi phân phối sản phẩm dược liệu khép kín và có chất lượng, phục vụ
trực tiếp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây là cơ hội phát triển ngành
Dược của nước ta, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ ngoài, vì Theo
thống kê, 90% nguyên liệu sản xuất trong ngành Dược cả tân dược và đông dược.
Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội, họ luôn mang tâm lý cho rằng
“thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt”. Trong khi công nghệ sản xuất dược phẩm ở Việt
Nam tiên tiến, tương đương với các nước trên thế giới .
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là sự hiểu biết của người tiêu dùng
về thuốc rất hạn chế, thuốc có cùng thành phần nhưng khác tên về biệt dược và không
giống tên trong đơn thuốc không dám mua và sử dụng.
Trong khi đó một tình trạng đang diễn ra hiện nay mà báo chí thường nhắc đến
là các bác sĩ vẫn thích kê toa thuốc ngoại vì nó chi hoa hồng nhiều hơn , xu hướng
này trong tương lai sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ngành Dược nói chung và
MEKOPHAR nói riêng.
Trong cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế. Con người ngày càng
quan tâm bảo vệ sức khỏe cho mình từ khi còn đang khỏe mạnh, theo quan niệm
phòng bệnh hơn chữa bệnh các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng các thực
phẩm chức năng hơn là thuốc. Và nhu cầu làm đẹp của phụ nữ là nhu cầu tất yếu, vì
vậy khi thu nhập của ngày càng ổn định và tăng lên cùng với cuộc sống ngày càng
bận rộn hơn, để tiết kiệm thời gian làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa các
bệnh về sau. Nhiều phụ nữ có thể có xu hướng sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức
năng và dược mỹ phẩm nhiều hơn. Đây là cơ hội cho các công ty sản xuất những sản

phẩm này đáp ứng nhu cầu khách hàng. MEKOPHAR cũng đang đầu tư rất nhiều cho
việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm cùng
với hệ thống phân phối tốt công ty có thể vận dụng tốt cơ hội này.
2.3.1.2. Yếu tố tự nhiên:
Nước ta nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thuận lợi
cho thực vật phát triển đa dạng về chủng loại. Các loài thực vật và nấm cung cấp một
nguồn dược liệu khá dồi giàu cho ngành Dược trong tương lai.
Nhóm 4

24


Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là sự
phát triển công nghiệp. Con người đã thải vào môi trường một khối lượng lớn các
chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp
làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Những hiện trạng trên
cùng với tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới trong tương lai sẽ trở thành hiểm
họa đối với đời sống và sức khỏe của con người và gây nên nhiều bệnh về hô hấp, tim
mạch, tiêu hóa…và ngày càng trầm trọng hơn. Điều đó là cơ sở để phát triển ngành
Dược trong tương lai.
2.3.1.3. Yếu tố nhân khẩu:
- Việt Nam là nước có hơn 83 triệu người, dân số đứng thứ 13 trên thế giới .
- Đời sống được nâng cao, con người luôn cần đến giáo dục và y tế, vì vậy các dịch
vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe cũng gia tăng ở mức rất đáng kể. Đây là điều kiện tốt
để mạng lưới phân phối của Dược MEKOPHAR phát triển rộng khắp lãnh thổ Việt
Nam.
- Trong bài phát biểu Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng quy mô dân số
100 triệu người của Việt Nam và khoảng 500 – 600 trăm triệu người của ASEAN vào
năm 2020 sẽ tạo ra một thị trường đầy tiềm năng để ngành công nghiệp Dược nước ta
phát triển, hướng tới xuất khẩu . Dược MKOPHAR với vị thế TOP hàng đầu trên thị

trường dược phẩm và với mạng lưới phân phối tốt có thể tận dụng tốt cơ hội này.
- Mặt khác, ở Việt Nam số người cao tuổi (trên 60 tuổi-hiện khoảng 6,3 triệu người,
chiếm 7,5% dân số cả nước) có chiều hướng gia tăng nhờ điều kiện sống và chăm sóc
y tế được nâng cao. Sức khỏe là vấn đề quan trọng và rất được quan tâm ở những
người cao tuổi. Hiểu rõ khúc thị trường nhu cầu về sức khỏe của người cao tuổi đem
lại sẽ là cơ hội để MEKOPHAR nghiên cứu, phát triển những sản phẩm cần thiết, phù
hợp, kèm theo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
2.3.1.4. Yếu tố công nghệ:
- Trong giai đoạn 2001-2009 vừa qua ngành khoa học và công nghệ nước ta đã
có nhiều chuyển biến đáng kể cùng với việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ, với mục đích của quỹ này là hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng
nghiên cứu trong nước, các kết quả nghiên cứu có triển vọng thành sản phẩm có tiềm
năng thương mại; thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ … Đây là một
cơ hội tốt cho ngành Dược trong việc vận dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất.
- Trong những năm gần đây, với xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế đất
nước ngành công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã có những bước đột phá. Trong
sản xuất, nhiều công nghệ mới đã được đưa vào áp dụng (bao màng mỏng, đông khô,
thuốc tác dụng kéo dài,...). Có thể nói đây là bước chuyển mình cho các doanh nghiệp
Nhóm 4

25


×