Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính dự án tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại hưng hải (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.53 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Lê Thị Việt Nga

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CP
ĐTXD & TM HƯNG HẢI
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, năm 2014


LỜI MỞ ĐẦU
Để hạn chế rủi ro, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng cần phải được phân tích,
đánh giá toàn diện trên các khía cạnh như: phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật,
phân tích nguồn lực, phân tích đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế xã
hội, phân tích tài chính …Trong điều kiện các nguồn lực ngày càng khan hiếm, mục
tiêu cao nhất của phân tích và phân tích dự án đầu tư là nhằm phát hiện các dự án
đầu tư tốt, ngăn chặn các dự án đầu tư xấu.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phụ lục, Luận văn được trình bày
gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận về công tác phân tích tài chính dự án tại Doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính dự án tại Công ty CP Đầu
tư xây dựng và thương mại Hưng Hải - Trường hợp Dự án đầu tư nghiên cứu là Dự
án đầu tư Thủy điện Nậm Ban I
Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính dự án tại Công ty CP Đầu
tư xây dựng và thương mại Hưng Hải

CHƯƠNG I/ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ


ÁN ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP
1.1.

Tài chính dự án đầu tư

1.1.1. Tác dụng của nghiên cứu tài chính dự án đầu tư
1.1.2. Nội dung nghiên cứu tài chính dự án đầu tư
Nội dung cơ bản khi nghiên cứu tài chính dự án bao gồm: vốn, doanh thu, chi
phí dự án đầu tư.

1.2.

Phân tích tài chính dự án

1.2.1. Khái niệm
Phân tích tài chính một dự án đầu tư là phân tích căn cứ trên các luồng tiền
của dự án. (Nguồn: PGS. TS Lưu Thị Hương chủ biên (2005), Giáo trình Tài chính


doanh nghiệp, NXB Thống kê.)

1.2.2. Nội dung phân tích tài chính dự án
Hoạch định dòng tiền của dự án
Việc xác định bảng ngân lưu thường phụ thuộc vào
- Quan điểm tài chính của dự án.
- Lựa chọn mức chi phí sử dụng vốn để chiết khấu dòng tiền

Đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV): Giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự
án là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm

thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc ). NPV có thể mang
giá trị dương, âm hoặc bằng không.
Công thức: NPV =

(Nguồn: PGS. TS Lưu Thị Hương

chủ biên (2010), Giáo trình Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính.)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là trường hợp
đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV bằng không . Nói cách khác, nó là tỷ lệ
chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của thu nhập từ dự án tương đương với giá trị hiện
tại của đầu tư và NPV=0.
(Nguồn: PGS. TS Lưu Thị Hương chủ biên (2010), Giáo trình Thẩm định tài chính
dự án, NXB Tài chính.)
Cách xác định: Sử dụng phương pháp nội suy: Chọn hai giá trị của lãi suất
chiết khấu sao cho một giá trị cho NPV âm, một giá trị cho NPV dương. IR chính là
giá trị nằm giữa hai giá trị vừa chọn, làm cho NPV =0
Công thức xác định: IRR=
Chỉ số sinh lời (PI) hay còn gọi là tỷ số lợi ích-chi phí (B/C – Benefit-Cost
Ratio), là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện
tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. (Nguồn:


PGS. TS Lưu Thị Hương chủ biên (2010), Giáo trình Thẩm định tài chính dự án,
NXB Tài chính.)

Công thức: PI =
Chỉ tiêu thời gian ho àn vốn ( PP – Payback Period: Thời gian hoàn vốn (PP)
là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án . Cơ sở để chấp
nhận dự án đầu tư dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải
thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian

hoàn vốn.
Cách xác định:PP = n+

Phân tích rủi ro tài chính của dự án đầu tư
Các phương pháp phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư

1.3.

-

Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis)

-

Phân tích tình huống (Scenario Analysis)

-

Phân tích mô phỏng (Simulation Analysis)

Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính dự án
Hiệu quả phân tích tài chính dự án của Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều

nhân tố ảnh hưởng khác nhau, muốn nội dung phân tích tài chính dự án được hoàn
thiện, Doanh nghiệp phải xem xét kỹ từng nhân tố.

1.3.1. Nhân tố chủ quan
Xây dựng chính sách, mục tiêu
Mục tiêu hàng đầu của Doanh nghiệp khi xây dựng một dự án đầu tư là lợi
nhuận, tuy nhiên Doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo nhưng mục tiêu kinh tế xã hội

khác như mục tiêu an toàn, mục tiêu môi t rường, mục tiêu an sinh xã hội…

Quy trình phân tích
Một quy trình, nội dung và phương pháp phù hợp, khách quan, khoa học và
đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt phân tích tài chính dự án.


Phương pháp và các tiêu chuẩn phân tích
Phương pháp phân tích là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân
tích tài chính dự án. Với nguồn thông tin đã có được, vấn đề đặt ra với Doanh
nghiệp là làm thế nào, lựa chọn phương pháp nào, chỉ tiêu nào để phân tích dự án có
hiệu quả tốt nhất.

Bộ máy phân tích
Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính dự án, cũng như các khâu khác
trong quá trình lâp dự án Doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực có trình độ, có kỹ
năng và giàu kinh nghiệm, đồng thời xây dựng cơ chế tổ chức quản lý để phát huy
năng lực các cá nhân khi tham gia vào quá trình lập dự án.

Tổ chức điều hành quá trình phân tích
Công tác tổ chức điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và
sẽ khai thác tối đa mọi nguốn lực ph ục vụ hoạt động phân tích dự án, cụ thể qua:
-

Thu thập, trao đổi thông tin

-

Trang thiết bị công nghệ:


1.3.2. Nhân tố khách quan
Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội, tự
nhiên… Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính dự án
và Doanh nghiệp chỉ có thể khắc phục được một phần.

Yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến các dự án đầu tư từ quá trình
thực hiện thi công, vận hành….có thể gây ra những tổn thất khó đo lường và khó
kiểm soát và là yếu tố bất khả khán g.

Yếu tố thuộc về kinh tế vĩ mô
-

Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước
Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước, nhân tố này đóng vai

trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế
Lạm phát


Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc phân tích tài chính dự án.
Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi
dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư.
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là yếu tố quan trọng trong phân tích tài chính dự án. Việc
thay đổi lãi suất có ảnh hưởng lớn đến giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi
phí..

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CP ĐTXD & TM HƯNG HẢI

- Trường hợp Dự án nghiên cứu là Dự án đầu tư Thủy điện Nậm Ban 1
2.1.

Một số nét khái quát về Công ty

2.1.1. Sơ lược về công ty
2.1.2. Định hướng chiến lược kinh doanh
« Tập trung cho xây dựng thủy điện, sớm đưa vào sản xuất, hòa vào lưới
điện quốc gia »
Với mục tiêu phát triển các dự án điện, Công ty hiện là chủ đầu tư của
nhiệu dự án công trình thủy điện tại Lai Châu như Nậm Ban 1, Nậm Ban 2, Nậm
Ban 3…

2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.1.4. Năng lực tài chính
2.1.5. Một số nét về phân tích tài chính dự án công trình thủy điện
Dự án đầu tư xây dựng cô ng trình thủy điện
Phân tích tài chính dự án công trình thủy điện
a)

Định nghĩa

b)

Nôi dung phân tích tài chính của dự án đầu tư thủy điện:


Để đảm bảo điều kiện cấp phép, công tác phân tích tài chính phải đảm bảo
các yêu cầu trong Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp,


2.2.

Thực trạng công tác phân tích tài chính dự án tại Công ty CP Đầu

tư xây dựng và thương mại Hưng Hải - Trường hợp Dự án đầu nghiên
cứu là Dự án đầu tư Thủy điện Nậm Ban 1
Với chiến lược đầu tư tập trung vào các dự án điện, mà trước mắt là dự án
thủy điện, hiện nay Công ty là chủ đầu tư của nhiều dự án thủy điện trên địa bàn Lai
Châu như Nậm Ban 1, Nậm Ban 2, Nậm Ban 3…trong đó Nậm Ban 1 là dự án phải
được xây dựng trước tiên; sau đó Công ty sẽ tiến hành triển khai các dự án Nậm
Ban 2, Nậm Ban 3…Bởi vậy để hoàn thiện phân tích dự án thủy điện, Đề tài sẽ
nghiên cứu trường hợp điển hình là Dự án thủy điện Nậm Ban 1 để từ đó đánh giá
chung về hoạt động này tại Công ty.

2.2.1. Các bước triển khai phân tích tài chính dự án
Hiện nay, phân tích tài chính dự án đánh giá trên quan điểm chủ đầu tư và
tổng đầu tư tại Công ty bao gồm các bước như sau :
-

Thu thập thông tin thông số kỹ thuật phục vụ cho công tác phân tích.

-

Tính toán dòng tiền dự án bao gồm tổng chi phí đầu tư và các nguồn
vốn đầu tư,doanh thu, chi phí hàng năm của dự án .

-

Ước lượng lãi suất chiết khấu của dự án.


-

Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án như NPV, IRR, PP, PI

-

Đưa ra kết luận về hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

2.2.2. Phân tích tài chính Dự án Thủy điện Nậm Ban 1
Giới thiệu chung về công trình thủy điện Nậm Ban 1
Nội dung phân tích tài chính dự án
Cơ sở pháp lý phân tích tài chính dự án
Dữ liệu sử dụng tính toán của Dự án
a) Vốn đầu tư


b) Chi phí hoạt đông
-

Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm

-

Thuế TNDN

-

Chi phí trả dịch vụ môi trường rừng


-

Chi phí thay thế thiết bị

-

Khấu hao tài sản cố định

-

Tỷ lệ chiết khấu tài chính

-

Thời đoạn phân tích kinh tế

-

Tổn thất điện năm

c) Giá bán điện
Giá bán điện: áp dụng theo biểu giá chi phí tránh được năm 2010 theo quyết
định 73/QĐ-ĐTĐL
Ngoài tiền thu được bán điện hàng năm, dự án thủy điện Nam Ban 1 còn
đang quá trình đàm phán đ ể trở thành dự án Cơ chế phát triển sạch ( dự án CDM),
theo tính toán hiệu ích CDM hàng năm khoảng 100 đồng/kWh, trong thời gian 10
năm
Hoạch định dòng tiền của dự án
Căn cứ vào các thông số đầu vào trên, cán bộ phân tích sử dụng các công cụ
tài chính sau để tính toán dòng tiền hàng năm của dự án:

-

Bảng kế hoạch trả nợ vay

-

Bảng dự kiến doanh thu dự án trong 30 năm

-

Bảng tính khấu hao dự án trong 30 năm

-

Bảng dự kiến chi phí hàng năm của dự án trong 30 năm

-

Bảng dự kiến lợi nhuận hàng năm của dự án trong 30 năm

-

Bảng kế hoạch dòng tiền hàng năm của dự án trong 30 năm


Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Việc phân tích được thực hiện trên quan điểm chủ đầu tư tiến hành ở 4
phương án tính giá bán điện trường hợp xét đến hiệu ích CDM và không xét hiệu
ích CDM


2.3.

Đánh giá hoạt động phân tích tài chính dự án tại công ty

2.3.1 Kết quả công tác phân tích tài chính dự án tại công ty
Nhìn chung, Doanh nghiệp đã thực hiện tương đối đầy đủ và hoàn thiện và
bài bản công tác phân tích tài chính dự án, từ khâu tổ chức, thực hiện, đánh giá hiệu
quả dự án. Các bước cơ bản về phân tích tài chính dự án được thực hiện tương đối
đầy đủ:

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Hoạch định dòng tiền của dự án còn một số vấn đề chưa hợp lý, chưa sử
dụng hết đầy đủ thông tin đầu vào của dự án
Xác định lãi suất chiết khấu chưa xét đến yếu tố chênh lệch tỷ giá do vốn vay
là nguồn vốn ngoại tệ
Công tác phân tích rủi ro tài chính dự án còn sơ sài, chưa có sức thuyết phục
do vậy chưa đủ cơ sở để kết luận về tính khả thi về tài chính của dự án và có thể dẫn
tới sai lầm khi quyết định đầu tư.

Nguyên nhân
a) Chủ quan
-

Tổ chức bộ máy phân tích tài chính dự án

Hệ thống tổ chức, quản lý, phân công trách nhiệm trong việc lập dự án còn
rời rạc, chưa khoa học, chưa đủ sự liên kết, hỗ trợ cần thiết giữa các phòng ban
trong công ty.
Trình độ đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích tài chính d ự án hiện tại

nói chung còn yếu, do không đúng chuyên ngành và chưa có kinh nghiệm thiếu kiến


thức về kỹ thuật chuyên ngành nên dễ mắc sai lầm trong khâu phân tích tài chính dự
án.
- Hạn chế về phương pháp thu thập và nguồn thông tin
Độ chính xác và đầy đủ của nguồn dữ liệu thông tin đầu vào cho công tác
phân tích chưa thực sự đảm bảo.
b) Khách quan
Yếu tố tự nhiên, môi trường, khí hậu…
Dự án thủy điện vận hành dựa vào nguồn năng lượng tự nhiên, bởi vậy, chịu
tác động lớn bởi các yếu tố tự nhiên, môi trường.
Hệ thống văn bản pháp luật
Hiện nay, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, chưa thật sự lành mạnh và
được cụ thể hoá. Vẫn còn tình trạng các cơ chế chính sách, văn bản pháp lý về quản
lý đầu tư còn ch ồng chéo, không rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn nhau, gây cản trở cho
hoạt động của doanh nghiệp cũng như công tác phân tích c ủa doanh nghiệp

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
VÀ TM HƯNG HẢI
Trên cơ sở phân tích những hạn chế và tồn tại đối với công tác phân tích tài
chính dự án, và nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác này tại Doanh nghiệp,
Tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau

3.1. Mục tiêu và giải pháp mang tính định hướng
Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính dự án cần
hướng vào các mục tiêu cơ bản sau:
- Kiện toàn, tổ chức bộ máy Doanh nghiệp hợp lý, nguồn nhân lực có kinh
nghiệm và trình đ ộ chuyên môn.

- Công tác thu thập thông tin đầu ra, đầu vào của dự án phải rõ ràng, minh


bạch, có độ tin cậy cao.
- Xây dựng mô hình phân tích tài chính dự án một cách chi tiết, bao gồm các
bảng phân tích dự án
- Áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro về tài chính của dự án.

3.2.

Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính dự án tại công ty

3.2.1 Xây dựng quy trình chi tiết phân tích tài chính dự án:
Quy trình chi tiết phân tích tài chính dự án có thể gồm các bước như mô hình
phân tích.

3.2.2 Hoàn thiện phương pháp và các tiêu chuẩn phân tích
Hoạch định dòng tiền của dự án
Độ chính xác của việc xác định dòng tiền dự án quyết định tới độ tin cậy của
công tác phân tích tài chính dự án đó.
-

Xây dựng được hệ thống bảng mẫu xác định dòng tiền phù hợp với đặc thù

ngành
-

Dự báo doanh thu, chi phí cần tính đến sự thay đổi của các nhân tố như

khuynh hướng tăng trưởng kinh tế, khuynh hướng giá cả, thay đổi chính sách, thiên

tai…Muốn vậy, Công ty cần chú trọng việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngành.
-

Cần chú trọng tới tình hình và khả năng thanh toán của dự án bằng cách

xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn cho dự án.

Sử dụng lãi suất chiết khấu hợp lý khi phân tích
Thông thường, các dòng tiền của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được
chiết khấu với tỷ lệ không đổi. Tuy nhiên, Công ty có thể sử dụng các tỷ lệ chiết
khấu thay đổi để phản ánh các tác động của môi trường kinh tế tới dự án mà Công
ty tham gia, chẳng hạn như tác động của lạm phát, mức độ rủi ro

Ứng dụng các phương pháp phân tích rủi ro tài chính của dự án
Bằng việc ứng dụng các phương pháp phân tích rủi ro, Công ty sẽ xác định
được mức độ chắc chắn của các yếu tố xác định và kết quả hoạt động của dự án, và


vì vậy có thể loại bớt được các dự án có mức độ rủi ro cao.
Hiện nay trên thế giới thường sử dụng ba phương pháp phổ biến để phân tích
rủi ro tài chính dự án, đó là: Phương pháp phân tích độ nhạy; phân tích tình huống
và phân tích mô phỏng. Trong đó, Phương pháp phân tích độ nhạy; phân tích tình
huống là dạng phân tích tất định và còn nhiều hạn chế.

3.2.3 Nâng cao chất lượng bộ máy thực hiện phân tích tài chính dự án
Con người là nhân tố trung tâm chi phối ảnh hưởng và quyết định đến hoạt
động phân tích dự án đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu này, Công ty nên tập trung vào
một số giải pháp sau:
- Tổ chức lại các bộ phận tham gia dự án theo hướng chuyên nghiệp hóa. Xây
dựng bộ phận chuyên sâu về phân tích tài chính dự án và tập trung làm công tác

này.
-

Tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, bồi dưỡng nâng cao trình

độ, nghiệp .
-

Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ phận, phòng ban

liên quan

3.2.4 Tăng cường tổ chức điều hành quá trình phân tích
Công tác tổ chức điều h ành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và
sẽ khai thác tối đa mọi nguốn lực phục vụ hoạt động phân tích dự án.
- Xây dựng và cập nhật kho dữ liệu thông tin liên quan đến ngành nghề kinh
doanh, dự án đã triển khai của Công ty dưới dạng thư viện điện tử. Các thông tin
thu thập phải được phân loại, sắp xếp một cách khoa học hợp lý để thuận tiện cho
việc tra cứu sau này.
- Triển khai áp dụng các phương pháp kỹ thuật, công nghệ trong phân tích tài
chính dự án như mua bản quyền phần mềm hỗ trợ phân tích.

3.3.

Kiến nghị


3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước hoàn thiện chính sách, hệ thống văn bản pháp luật tiến đến xây
dựng môi trường pháp lý ổn định, phù hợp, tao điện kiện cho Doanh nghiệp trong

công tác phân tích, dự báo tài chính dự án.

3.3.2 Kiến nghị với Lãnh đạo Doanh nghiệp
Nhận thức của Ban lãnh đạo, chủ Doanh nghiệp có vai trò tiên quyết đến việc
triển khai được đồng bộ những giải pháp đề xuất ở trên. Bởi vậy, Lãnh đ ạo doanh
nghiệp cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính dự
án, từ đó xây dựng phương thức tổ chức lãnh đ ạo phù hợp, đảm bảo các quyết định
đầu tư đúng đắn và Dự án đầu tư thực hiện có hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN
Hiện nay, Doanh nghiệp đang mở rộng họat động đầu tư trên nhiều lĩnh vực
khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng như thủy điện, phong điện…. Để dự án
đầu tư mang lại hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro, Doanh nghiệp cần quan tâm đến
công tác phân tích tài chính dự án ngay từ giai đọan lập dự án để đánh giá, so sánh
trước khi ra quyết định đầu tư một cách sang suốt nhất. Có thể nói, các quyết định
về đầu tư dự án là những nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự thành bại
của một Doanh nghiệp.
Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính dự án được tác giả trình
bày trong Luận văn này, dựa trên cơ sở nghiên cứu về lý luận phân tích tài chính,
kết hợp với thức tiễn họat động của Doanh nghiệp nói chung, minh họa một trường
hợp cụ thể là dự án Thủy điện Nậm Ban I của Công ty CP Đầu tư xây dựng và
thương mại Hưng Hải.



×