Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại cục thuế tỉnh hưng yên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.54 KB, 9 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm qua, ngành thuế tỉnh Hưng Yên đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ
chính trị được giao, bước đầu đã đáp ứng được nhiệm vụ thu – chi ngân sách của địa
phương. Tuy vậy, công tác quản lý thu thuế vẫn còn nhiều tồn tại và chưa thực sự hiệu
quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển như: một số chỉ tiêu về thanh tra, kiểm tra,
số nợ đọng chưa đạt yêu cầu của Tổng cục Thuế, tình hình thực hiện cải cách, hiện đại
hóa ngành thuế còn chậm, tính công bằng trong kê khai, nộp thuế vẫn bị vi phạm,…
Trước thực tiễn đó, đòi hỏi phải nghiên cứu sâu về công tác quản lý thu thuế, tìm hiểu
những bất cập và nguyên nhân của chúng để đề xuất giải pháp hoàn thiện trong tương lai.
Trong khi đó, có nhiều nghiên cứu đã thực hiện tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên nhưng
mới chỉ tập chung vào một sắc thuế nhất định hoặc tập chung vào chức năng thanh tra,
kiểm tra hay chỉ dừng lại ở khu vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Chưa có
công trình nào phân tích một cách tổng quát và hệ thống hóa công tác quản lý thuế nói
chung. Hơn nữa, chưa có công trình nào tiếp cận trên góc độ quản lý công - đánh giá theo
các tiêu chí của hoạt động quản lý như: tính công bằng, minh bạch, hiệu quả của công tác
quản lý thuế.
Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu trên, cao học viên đã lựa chọn đề tài: “Hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên” để nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Kinh tế phát triển.
Trong nội dung thứ nhất, luận văn đưa ra khung lý thuyết về công tác quản lý
thu thuế của Cục Thuế.
Luận văn sử dụng khái niệm quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế,
bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói cách khác đó là
hoạt động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là hệ thống cơ quan
quản lý thuế từ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho Nhà nước từ
các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định. Theo đó, mục tiêu của quản
lý thu thuế là: đảm bảo nguồn thu ổn định, bền vững; giải quyết công bằng xã hội; ổn
định kinh tế, tạo môi trường cho các tổ chức, cá nhân phát triển. Nguyên tắc của quản lý


thu thuế là phải tuân thủ theo đúng pháp luật, đảm bảo tính hiệu quả, công khai, minh


bạch, thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra khái niệm công tác quản lý thu thuế là một quá trình
con người tác động lên hoạt động quản lý thu thuế trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc
của quản lý thu thuế nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý thu thuế và phát huy tốt vai
trò của thuế trong đời sống kinh tế - xã hội. Như vậy, công tác quản lý thu thuế sẽ có ba
nội dung chính là: tổ chức tuyên truyền, phổ biến và ban hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện các luật thuế; tổ chức bộ máy quản lý thu thuế; tổ chức hoạt động quản lý thuế
gồm quản lý đăng ký thuế, quản lý kê khai, tính thuế, nộp thuế, quản lý nợ và thực hiện
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thuế.
Luận văn cũng đã đưa ra được các tiêu chí để đánh giá công tác quản lý thu thuế
gồm:
Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả trong công tác thu thuế:
+ Tổng thu ngân sách nhà nước trên GDP: Tiêu chí này phản ánh tỷ lệ huy động
ngân sách trên tổng GDP của tỉnh qua các năm. Tiêu chí này được tính toán dựa trên số
liệu về thu ngân sách hàng năm và GDP của năm đó.
+ Tổng thu nội địa trên dự toán pháp lệnh được giao: Tiêu chí này phản ánh hiệu quả
trong việc quản lý, điều hành thu và được tính dựa trên việc lấy số liệu thực thu của năm
chia cho số dự toán thu mà Bộ Tài chính giao cho năm đó.
+ Tỷ lệ nợ đọng tiền thuế: tiêu chí này đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ
thuế. Hàng năm, Tổng cục Thuế thường giao chỉ tiêu phấn đấu cho các Cục Thuế là 5%.
Số tiền nợ thuế tại thời điểm
Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực
hiện thu của ngành thuế

=

31/12/Năm đánh giá
Tổng thu nội địa do ngành thuế

x 100%


quản lý
+ Tổng số thuế thu được/ Tổng chi phí cho công tác quản lý thu thuế: Tiêu chí này
đánh giá hiệu quả của 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu tiền thuế.
+ Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng/tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, tiêu
chí này đánh giá hiệu quả trong công tác cải cách, hiện đại hoá ngành thuế.


Số doanh nghiệp nộp tờ

Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai
thuế qua mạng trên số doanh
nghiệp đang hoạt động

=

khai thuế qua mạng
Số doanh nghiệp đang hoạt

x

100%

động

+ Số tờ khai thuế nộp đúng hạn/Tổng số tờ khai đã nộp: Tiêu chí này đánh giá hiệu
quả trong công tác quản lý kê khai và tính thuế. Tiêu chí này được tính dựa trên số lượng
tờ khai nộp đúng hạn theo quy định của Luật quản lý thuế chia cho tổng số tờ khai đã nộp
tại cơ quan thuế.
+ Tỷ lệ doanh nghiệp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra: Tiêu chí này phản ánh hoạt

động chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế và được tính bằng số
doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên tổng số doanh nghiệp hiện đang quản lý.
+ Số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra, kiểm tra: Tiêu chí này đánh giá
được hiệu quả mang lại từ hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế và được tính dựa trên tổng
số thuế đã truy thu chia cho tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra.
+ Số giờ khai thuế, nộp thuế bình quân của người nộp thuế: Tiêu chí này phản ánh
thời gian cần thiết để một doanh nghiệp phải bỏ ra để làm các thủ tục về thuế trong một
năm và được tính dựa trên tổng số thời gian mà doanh nghiệp thực hiện các công việc
khai thuế, tính thuế, nộp thuế và các thủ tục khác với cơ quan thuế.
Thứ hai, nhóm tiêu chí đánh giá tính công bằng trong kê khai, nộp thuế:
+ Mức độ công bằng trong chính sách thuế hiện tại: Tiêu chí này phản ánh các chính
sách thuế có đối xử công bằng với các đối tượng nộp thuế khác nhau hay không. Dựa trên
kết quả điều tra, khảo sát, cao học viên sẽ tính toán được mức độ công bằng của chính
sách thuế hiện tại.
+ Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với việc kê khai thuế qua mạng: Thông qua việc
điều tra, khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn có thể biết được số doanh nghiệp tiếp cận
được với việc kê khai thuế qua mạng trên tổng số doanh nghiệp Cục Thuế quản lý.
Thứ ba, nhóm tiêu chí đánh giá tính minh bạch của chính sách thuế:
+ Mức độ đơn giản trong thủ tục hành chính về thuế.
+ Mức độ gây phiền hà của cán bộ thuế đối với doanh nghiệp.


+ Mức độ công khai các chính sách thuế tại cơ quan thuế.
Đây là những tiêu chí mang tính định tính cao, vì vậy cao học viên sẽ tiến hành điều
tra, khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn và sẽ đưa ra được những nhận định cho từng
tiêu chí cụ thể.
Luận văn cũng đã nêu bật được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế,
phân tích được cơ chế ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả của công tác quản lý thu và
chia ra thành các nhóm như: Nhóm nhân tố từ ngành thuế gồm cơ sở vật chất phục vụ
quản lý thu thuế, đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế, tài chính thực hiện quản lý thu thuế;

nhóm nhân tố từ cơ chế chính sách bao gồm ý thức tuân thủ pháp luật và điều kiện tài
chính của người nộp thuế; nhóm nhân tố từ cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó, luận văn
cũng đã tổng kết bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác quản lý thuế và
rút ra được bài học cho Cục Thuế tỉnh Hưng Yên.
Trong nội dung thứ hai, cao học viên đã đánh giá được thực trạng công tác quản
lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn từ 2010 đến 2014.
Trước hết, luận văn đã nêu khái quát về quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ
chức của Cục Thuế tỉnh Hưng Yên cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách
Nhà nước trong những năm vừa qua.
Tiếp đó, luận văn đã nêu được thực trạng công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh
Hưng Yên một cách toàn diện trên các mặt như: thực trạng công tác tuyên truyền hệ
thống chính sách thuế và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế; thực trạng
bộ máy quản lý thu thuế tỉnh Hưng Yên và thực trạng tổ chức hoạt động công tác quản lý
thu thuế (đăng ký, cấp mã số thuế; kê khai và kế toán thuế; quản lý thu nợ; thanh tra,
kiểm tra thuế).
Luận văn cũng đã đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu
thuế tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên dựa trên ba nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố từ cơ
quan thuế, nhóm nhân tố từ người nộp thuế và nhóm nhân tố từ cơ chế, chính sách.
Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên, đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế và đánh giá ảnh hưởng công tác quản
lý thu thuế theo các tiêu chí về tính hiệu quả, công bằng và minh bạch, luận văn đã rút ra


được các kết luận chung nhất về công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên:
Về thành tựu của công tác quản lý thu thuế:
- Công tác quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp mới ra đăng ký kinh doanh.
- Công tác kê khai, kế toán thuế đã đạt được hiệu quả tích cực trong việc đôn đốc
nộp tờ khai đúng hạn, thực hiện tốt cơ chế nộp thuế qua ngân hàng.
- Mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với Cục Thuế tỉnh Hưng Yên cao.

Về hạn chế của công tác quản lý thu thuế:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về thuế chưa đảm bảo được tiêu chí về tính hiệu
quả, công bằng và minh bạch.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến với người
dân còn chưa kịp thời và chưa đạt hiệu quả cao.
- Bộ máy quản lý thu thuế còn bất hợp lý.
- Công tác tổ chức hoạt động quản lý thuế chưa thực sự hiệu quả. Quản lý kê khai,
kế toán thuế còn phức tạp, triển khai kê khai qua mạng còn chậm. Quản lý nợ thuế kém
hiệu quả, tỷ lệ nợ đọng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Công tác thanh
tra, kiểm tra thuế vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên:
Thứ nhất, về phía cơ quan thuế:
- Tiến độ thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành thuế diễn ra chậm, chưa
tương xứng với khả năng hiện tại.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế chưa thực sự phong phú cả về nội
dung và hình thức, kinh phí cho tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế còn ít.
- Mô hình tổ chức của bộ máy quản lý thuế do Tổng cục Thuế quy định vừa thừa,
vừa thiếu. Chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo giữa các phòng, dẫn tới khó thực hiện
nhiệm vụ.
- Đội ngũ cán bộ chưa có kỹ năng chuyên sâu, khả năng ứng dụng công nghệ tin
học vào quản lý còn nhiều hạn chế.
- Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng vẫn chưa đảm bảo với yêu cầu của công tác cải


cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành thuế.
- Nguồn tài chính thực hiện công tác quản lý thu thuế phân bổ chưa hợp lý dẫn đến
tình trạng lãng phí và kém hiệu quả.
- Chưa thực sự quyết liệt trong công tác thu hồi nợ đọng tiền thuế.
- Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng công việc và
vai trò của mình. Năng lực chuyên môn và tính liêm chính của một số bộ phận cán bộ

thanh tra, kiểm tra thuế còn thấp.
Thứ hai, về phía người nộp thuế: Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế vẫn
chưa cao. Năng lực tài chính của một số công ty còn kém nên gặp nhiều khó khăn trong
việc tuân thủ nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.
Thứ ba, chính sách, pháp luật thuế còn phức tạp, chồng chéo giữa các luật thuế, các
sắc thuế.
Trong nội dung thứ ba của luận văn, cao học viên đã đưa ra các giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên.
Luận văn đã đưa ra được bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên và khái quát
bối cảnh cải cách thủ tục hành chính thuế tại Việt Nam. Từ đó đưa ra được các quan điểm
và định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế. Quan điểm của Cục Thuế tỉnh Hưng
Yên về hoàn thiện công tác quản lý thu thuế trong thời gian tới là: Thứ nhất, hoàn thiện
công tác quản lý thu thuế trên cơ sở tuân thủ nghiêm đường lối, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước. Thứ hai, hoàn thiện công tác quản lý thu thuế phải gắn liền với cải
cách hệ thống thuế và quản lý thuế nói chung. Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý thu
thuế theo hướng thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác quản lý thu thuế.
Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế căn cứ vào chiến lược cải cách hệ
thống thuế giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/5/2011 (theo
Quyết định số 732/2011/QĐ-TTg), cụ thể là: hoàn thiện công tác quản lý thuế trên cơ sở
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật thuế; nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật của người nộp thuế; hiện đại hóa và nâng cao năng lực của bộ máy quản
lý thuế; hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động quản lý thuế theo hướng thực hiện đồng
bộ tất cả các khâu của hoạt động quản lý thuế.


Trên cơ sở quan điểm và định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế, cao học viên
đưa ra lộ trình hoàn thiện công tác quản lý thu thuế theo hai giai đoạn, cụ thể như sau:
Từ nay đến năm 2015, thực hiện cải cách hành chính, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn bị đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin để đạt được
mục tiêu: 100% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng, triển khai thành công ứng dụng

quản lý thuế tập trung (TMS), giảm thời gian kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp xuống
dưới 171 giờ/năm.
Từ năm 2016 đến 2020: cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, cơ cấu lại lực lượng
lao động làm việc trong các bộ phận một cách hợp lý để đáp ứng mục tiêu cuối cùng là
giảm thời gian thực hiện các thủ tục khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp vào tốp 5 nước
dẫn đầu của khu vực ASEAN.
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, cao học viên đã đưa ra các nhóm giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý thu thuế, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành thuế: Tiếp tục
triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế, công khai các
bộ thủ tục hành chính về thuế tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử, thường xuyên rà
soát, loại bỏ những thủ tục rườm rà, lạc hậu, không còn phù hợp, ứng dụng toàn diện
công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế: Xây dựng được
kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp với từng giai đoạn, thường xuyên tổ chức hội thảo,
tập huấn chính sách mới, từng bước chuẩn hóa nội dung tuyên truyền, hỗ trợ, xây dựng
các chuẩn mực về công tác tuyên truyền, hỗ trợ, bổ sung kinh phí cho hoạt động tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Thứ ba, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế: Đa dạng các hình
thức tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, tăng cường tính răn đe của nhà nước thông
qua thanh tra, kiểm tra. Đồng thời phải tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.
Thứ tư, nâng cao năng lực, đội ngũ cán bộ, công chức thuế: Xây dựng tiêu chuẩn cho
từng loại công chức thực hiện chức năng quản lý của ngành, xây dựng tiêu chí đánh giá


chất lượng, hiệu quả, chuẩn mực đạo đức cán bộ thuế, tăng cường bồi dưỡng trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, đa dạng hình thức đào tạo và thực hiện luân phiên, luân chuyển
cán bộ theo đúng quy định.
Thứ năm, đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính phục vụ công tác quản lý thu thuế: Hoàn

thiện hệ thống cơ sở hạ tầng gồm trang thiết bị, công cụ dụng cụ, hệ thống trụ sở làm
việc, ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế, chuẩn bị tốt
cơ sở hạ tầng thông tin để triển khai ứng dụng quản lý thuế tập trung. Đồng thời, sử dụng
có hiệu quả kinh phí thực hiện công tác quản lý thuế trên cơ sở phân bổ hợp lý nguồn tài
chính, tăng cường chi cho con người và hiện đại hóa ngành thuế.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế: tăng cường công tác
quản lý thu nợ tiền thuế tiền phạt theo hướng xử lý kiên quyết các trường hợp nợ dây
dưa, trây ỳ. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cao cả về công
tác lập kế hoạch cũng như chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, bổ sung đội ngũ cán
bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường sự phối hợp giữa các bên trong công tác
thanh tra, kiểm tra thuế.
Song song với việc thực hiện các giải pháp nêu trên, cao học viên cũng đã đưa ra
kiến nghị với Tổng cục Thuế và cấp ủy chính quyền địa phương để hoàn thiện hệ thống
chính sách thuế, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng của bộ máy quản lý thuế, tạo môi
trường pháp lý thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp mới ra kinh doanh.
Tóm lại, luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Hưng
Yên” đã giải quyết được một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, đã xây dựng được khung lý thuyết về công tác quản lý thu thuế. Luận văn
đã hệ thống hoá được khung lý thuyết về công tác quản lý thu thuế ở cấp Cục Thuế.
Thứ hai, luận văn đã đưa ra thực trạng công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên từ năm 2010 đến 2014, đánh giá, phân tích số liệu thu thập được dựa trên các
tiêu chí về tính hiệu quả, công bằng và minh bạch để rút ra thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế trong công tác quản lý thu thuế.
Thứ ba, luận văn đã đưa ra quan điểm, định hướng và lộ trình hoàn thiện công tác
quản lý thuế trong giai đoạn tới. Đồng thời tập trung vào sáu nhóm giải pháp cơ bản để


khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thu thuế, cũng như đưa ra kiến
nghị sửa đổi chính sách, bộ máy tổ chức, tạo hành lang pháp lý trong kinh doanh.




×