Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc , việt nam và thái lan vào tỉnh sanvannakhet của nước CHDCND lào (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.11 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO


ANITTA PHOMMAHAXAY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC, VIỆT
NAM, VÀ THÁI LAN VÀO TỈNH SAVANNAKHET
CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

VIÊNG CHĂN, NĂM 2013


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong việc xây dựng và phát triển tổ quốc có thể nói đầu tư là một lĩnh vực rất
quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển của nền kinh tế - xã hội của không chỉ các
nước kém phát triển, mà còn các nước đang phát triển và các nước đã phát triển. Tuy
nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những điều kiện rất quan trọng và không
thể thiếu được trong việc phát triển tổ quốc đến tiến bộ của kinh tế - xã hội trong mọi
hướng mà chúng ta có thể thấy được từ nước có nền kinh tế phát triển lớn nhất và là nước
mà có giá trị đầu tư lớn nhất.
Savannakhet là tỉnh lớn nhất của CHDCND Lào và là một trong những điểm xuất
phát về kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng và nguồn lực cho đầu tư phát
triển, cho phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn thấp kém. Tăng trưởng thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI : Foreign Direct Investment) đóng vai trò hết sức quan trọng và
rất cần thiết.Nhờ có FDI, tỉnh Savannakhet đã có nhiều mặt phát triển hơn những năm
qua. Đầu tư nước ngoài là một trong các nguồn năng lực rất quan trọng trong việc phát
triển kinh tế của Tỉnh. Ngày nay, có thể nói là đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ
phận của nền kinh tếcủa tỉnh. Đối với tỉnh, là một tỉnh còn có nền kinh tế kém phát triển,


các vùng núi và các hộ gia đình nghèo còn chiếm một phần lớn, vậy việc thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài mang tính rất quan trọng để thực hiện chính sách công nghiệp hoá
hiện đại hoá mà đặc biệt là xoá đói giảm nghèo, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, ưu
tiên về phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa đang là chính sách
phát triển toàn diện mà Đảng và Nhà nước chúng ta đã đề ra. Do có đầu tư trực tiếp nước
ngoài Savannakhet nhận được rất nhiều lợi ích khác nhau, nó thể hiện dưới sự tiến bộ về
mặt kinh tế, chính trị và xã hội.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu là “Ngihên cứu giải pháp thu hútđầu tư trực tiếp
nước ngoài của Trung Quốc, Việt Nam, và Thái Lan vào tỉnh Savannakhet của nước
CHDCND Lào”.
2. Tổng quan nghiên cứu

2


Trong việc nghiên cứu lần này, tôi đã nghiên cứu chủ yếu về điều kiện tự nhiên để
phát triển kinh tế và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước Ngoài FDI vào tỉnh
Savannakhet, ảnh hưởng của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Savannakhet. Nguyên cứu tới các nguyên nhân chính sách thì có ảnh hưởng
tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, Việt Nam
và Thái Lan tại tỉnh Savannakhet…Phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet.
 Đề xuất các giải pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan vào tỉnh Savannakhet.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng ĐTTTNN vào tỉnh Savannakhet
 Phạm vi nghiên cứu
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan vào tỉnh

Savannakhet từ năm 2000-2011
- Kiến nghị đến năm 2020
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là các phương pháp truyền
thống như Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, sơ đồ, bảng biểu…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu trên, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài này còn
được trình bày thành ba chương:
Chƣơng 1 : Một số lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Savannakhet
Chƣơng 2 : Phân tích thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt nam, Trung
Quốc và Thái Lan vào tỉnh Savannakhet của CHDCND Lào
Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet của
CHDCND Lào
CHƢƠNG 1

3


MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)
1.1 Khái niệm và các hình thức đầu tƣ trực tiếp (FDI)
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở sản xuất
kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập quyền sở
hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà
họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo
quy định của Luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại.
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ đầu tư mang vốn đầu tư từ nước ngoài sang
nước nhận đầu tư để xây dựng doanh nghiệp mới, mua một phần, hoặc toàn bộ doanh

nghiệp trong các ngành mà nước nhận đầu tư đó chưa có thể thực hiện được hoặc là có
nhưng đang kém hoạt động.
1.1.3 Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngàoi đang thực hiện ở nước CHDCND Lào có 3
hình thức chủ yếu theo Luật thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài đề ra đó là :
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC).
HĐHTKD là hợp đồng được ký kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên (nước ngoài và nước
sở tại) để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
 Doanh nghiệp liên doanh (Joint – Venture enterprise).
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước
ngoài hợp tác và góp vốn với doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư trên cơ sở hợp
đồng là liên doanh. Các bên tham gia thì cùng điều hành hoạt động kinh doanh, cùng
hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn.
 Doanh nghiệp 100% vốn trong nước và nước ngoài (100% domestic and foreign
owned capital)
Doanh nghiệp 100% vốn trong nươc và nước ngoài là doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân riêng với 100% vốn. Loại hình doanh nghiệp này là do phía nước ngoài và chủ đầu
tư trong nước có quyền sở hữu quản lý, điều hành, tự tổ chức sản xuất kinh doanh và chịu

4


toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, đầu tư thì các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư không được
giảm vốn pháp định.
Ngoài ra các hình thức trên, còn gồm có 3 loại đầu tư nữa đó là loại kinh doanh
nhượng quyền, loại kinh doanh chung và các hoạt động phát triển đặc khu kinh tế và khu
kinh tế cụ thể.
1.2 Đánh giá đặc điểm đầu tƣ của Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan
Thái Lan cũng đã đầu tư nhiều vào Tỉnh ở nhiều nhóm ngành khác nhau. Tính từ

năm 1992 tới nay, Thái Lan đã đầu tư vào Tỉnh Savannakhet tổng số vốn là gần 300 triệu
đô la Mỹ. Với thế mạnh và ưu điểm của mình Thái Lan đã đâu tư vào tỉnh các nhóm
ngành công nghiệp vừa và nhẹ, nông lâm nghiệp. Trong đó nhóm ngành Nông Lâm
nghiệp được Thái Lan đầu tư vào nhiều nhất vơi khoảng 10 dự án tổng số vốn đầu tư là
hơn 200 triệu đô la Mỹ. Tiếp tới là nhóm ngành xây dựng và dịch vụ với khoảng 11 dự án
với tổng mức vốn đầu tư khoảng 70 triệu đô la Mỹ. Cuối cùng là nhóm ngành sản xuất,
công nghiệp vừa và nhẹ chiếm khoảng 12 dự án tổng số vốn đầu tư khoảng 24 triệu đô la
Mỹ.
Trung Quốc đang dẫn đầu các nước về số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Tỉnh cũng như số dự án đầu tư vào tỉnh. Tính từ năm 1992 tới nay các nhà đầu tư Trung
Quốc đã đầu tư vào Tỉnh Savannakhet khoảng 39 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng
365 triệu đô la Mỹ chiếm khoảng 22.89% số vốn đầu tư trự tiếp nước ngoài vào Tỉnh.
Trong những ngành mà các nhà đầu tư vào Tỉnh thì ngành công nghiệp chế biến đang
được các nhà đầu tư quan tâm nhiều với tổng số dự án khoảng 13 dự án với tổng mức vốn
đầu tư khoảng hơn 220 triệu đô la Mỹ. Tiếp sau đó là các ngành dịch vụ, nông nghiệp và
khai khoáng với tổng mức đầu tư lần lượt khoảng 40 triệu đô la Mỹ, 47 triệu đô la Mỹ và
25 triệu đô la Mỹ.
Việt Nam đầu tư vào Tỉnh Savannakhet thì nhóm ngành nông lâm được các nhà
đầu tư Việt Nam quan tâm và đầu tư nhiều nhất. Với tổng số 13 dự án Nông Lâm nghiệp
và mức vốn đầu tư hơn 110 triệu đô la Mỹ chiếm hơn 64% tổng số vốn các nhà đầu tư
Việt Nam đầu tư vào toàn Tỉnh. Tiếp theo đó là nhóm ngành khai thác và chế biến

5


khoáng sản vớ tổng số 5 dự án và có mức vốn đầu tư hơn 44 triệu đô la Mỹ và nhóm
ngành sản xuất và chế biến khác có tổng số 8 dự án với số vốn đầu tư khoảng 16 triệu đô
la Mỹ.
1.3 Đặc điểm của phía nƣớc nhận đầu tƣ : chính sách, tiềm lực của Lào; nguồn nhân
lực của Lào, tỉnh Savannakhet.

* Chính sách
Dựa vào Luật đầu tư số 02/QH, ngày mùng 8 tháng 7 năm 2009 tại Thủ đô Viêng
Chăn.
Thúc đẩy đầu tư là chính sách, tạo ra môi trường và các điều kiện cho nhà đầu tư
cả trong nước và nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài để nhà đầu tư có thể kinh doanh hoàn
hảo, nhanh chóng và đúng theo luật tại CHDCND Lào.
Cho phép ưu tiên đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền sở hữu kinh doanh 100%
trong khu vực kinh tế những trừ lĩnh vực khai thác khoáng sản và các công nghiệp điện
lực vì phải có sự hợp tác của Chính phủ.
Chính phủ thúc đẩy mọi đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài như là tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi để quy định phương
hướng, cung cấp thông tin quan trọng và có liên quan, chính sách về thuế quan, lao động,
quyền sử dụng mạnh đất, sự đảm bảo và bảo vệ quyền lợi, quyền, lợi nhuận và những
điều kiện khác.
* Tiềm lực và nguồn lực trong phát triển kinh tế của Lào
Trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng, CHDCND Lào cố gắng thu hút đầu
tư từ các nước láng giềng và các nhà đầu tư phương Tây để phát triển nguồn lực và hạ
tầng cơ sở để phát triển kinh tế như : Nhiều khu thương mại đang được xây dựng, nhiều
nhà máy, cơ sở kinh doanh và cơ sờ giáo dục được xây dựng cùng với nhiều dự án nước
ngoài được cấp phép thực hiện.
Hiện tại, tăng trưởng kinh tế của Lào chủ yếu dựa vào thủy điện và khai thác mỏ,
chiếm khoảng 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ngoài các tiềm lực phát triển kinh tế công mặt khai thác khoáng sản và thủy điện
ra. Lào còn rất nhiều tiềm lực kinh tế phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, việc vận
chuyển quốc tế.

6


CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT
NAM, TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG TỈNH SAVANNAKHET CỦA
NƢỚC CHDCND LÀO
2.1 Lợi thế và khó khăn của tỉnh Savannakhet trong việc phát triển kinh tế và thu
hút FDI
2.1.1 Lợi thế
Tỉnh Savannakhet là tỉnh lớn và có diện tích nhiều nhất của Lào. Đặc biệt là khu
kinh tế đặc biệt đã thành lập vào ngày 24 tháng 2 năm 2008 ký kết giữa chính phủ
CHDCND Lào và công ty TNHH phát triển Pacifica Stream Malaysia và có ký kết dự án
phát triển (PDA : Project Development Agreement) nơi cả hai bên đã đồng ý cùng nhau
nghiên cứu và phát triển một trung tâm thương mại và công nghiệp mới ở tỉnh
Savannakhet của CHDCND Lào. Nằm dọc theo các EWEC (East-West Economic
Corridor) mà có khoảng 1,450 km tuyến đường nối liền Myanmar Mawlamyine Cảng và
Cảng Đà Nẵng của Việt Nam. Từ đó, có kết nối cả Mukdahan của Thái Lan phía tây, Việt
Nam Lao Bảo ở phía đông, Trung Quốc Vân Nam trong phía bắc và Campuchia ở phía
nam.
2.1.2 Khó khăn
Tuy nhiên, tỉnh Savannakhet có khu kinh tế đặc biệt như vậy và nối tiếp nhiều
nước là một lợi thế lớn của tỉnh Savannakhet, rộng và chia thành 4 khu vực như đã nói
trên nhưng cùng với lợi thế đó cũng có những khó khăn đó là sự quyết định của chính
phủ còn chậm chưa thống nhất làm cho việc đầu tư gặp khó khăn và chậm lại, thiếu thốn
lao động có hiệu quả, thiếu sự chuyên môn hóa khoa học, tuy mà trong nước có thể sản
xuất ra điện nhưng cũng còn thiếu điện, thiếu nước, công cụ vận tải và giao nhận còn lạc
hậu, còn nhiều bước khó khăn của luật trong việc đầu tư của các nhà đầu tư. Đời sống
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khu vực miền núi vì những vùng đó kém
phát triển về cơ sở hạ tầng. Như vậy, các chủ đầu tư không quan tâm đến các vùng đấy.

7



2.2 Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc,
Việt Nam và Thái Lan tại tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào
2.2.1 Số vốn và dự án
Căn cứ theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cung cấp
về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 đến năm 2011 thu hút được 20
quốc gia đầu tư với số dự án là 144 dự án, tổng số vốn đầu tư đạt trên 1,594 triệu đô la và có
số vốn đăng ký là 512 triệu đô la. Trong đó, các nhà đầu tư chiếm thị phần cao nhất là Trung
Quốc, thư hai là Thái Lan và thứ ba là Việt Nam.
Trong bài này nghiên cứu việc thu hút FDI của 3 quốc gia, đó là Trung Quốc, Việt
Nam và Thái Lan, như vậy sẽ có phân tích số dự án và số vốn của 3 quốc gia đó.
*Trung Quốc
Trong giai đoạn năm 2000 – 2011thực hiện luật thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước
ngoài số 02/QH- CP về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2000 2011 tỉnh đã thu hút được 31 dự án từ nhà đầu tư Trung Quốc tổng vốn đầu tư thu hút đạt
322 triệu đô la và tổng số vốn đăng ký thực tế có thể đạt được là 113 triệu đô la.
Biểu đồ 2.1 : Dự án đầu tƣ qua các năm của Trung Quốc 2000 – 2011

8


Biểu đồ 2.1 cho chúng ta thấy số dự án đầu tư có sự tăng trưởng không đồng đều,
như ta thấy năm 2001 và 2003 không có dự án đầu tư, năm 2005 - 2010 số dự án có
chuyển biến tốt ta thấy rằng số dự án đầu tư tăng lên từ 3 dự án đến 7 dự án.
*Thái Lan
Từ 2000 -2011 tỉnh đã thu hút được 29 dự án từ nhà đầu tư Thái Lan và có tổng
vốn đầu tư thu hút đạt 198.47 triệu đô la và tổng số vốn đăng ký thực tế có thể đạt được
là 87 triệu đô la.
Biểu đồ 2.2 : Số dự án đầu tƣ qua các năm của Thái Lan 2000 – 2012

Từ biểu đồ 2.2 cho chúng ta thấy rằng không có dự án đầu tư trong giai đoạn năm
2000 – 2002. Sau đó, đến năm 2003thấy rằng số dự án đầu tư có chuyển biến tăng lên 5

dự án đầu tư, trong năm 2004 đến 2008 số dự án lại giảm xuống từ 3 dự án còn 2 dự án.
Năm 2009 số dự án tăng lên đến 6 dự án là do có sự điều chỉnh của Luật thu hút đầu tư.
* Việt Nam
2000 – 2011 tỉnh Savannakhet có thể thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Việt Nam là 24 dự án với tổng số vốn đầu tư là 117.97 triệu đô la và có số vốn đăng
ký là 70.88 triệu đô là.
Biểu đồ 2.3 Dự án đầu tƣ qua các năm của Việt Nam 2000 – 2011

9


Biểu đồ 2.3 cho thấy sự tăng giảm của các dự án qua các năm, ta thấy trong giai
đoạn 2000 – 2005 không có dự án đầu tư nào, cho đến giai đoạn 2006 – 2011 thì các dự
án đầu tư và số vốn đầu tư tăng lên từ 1 dự án đến 6 dự án đầu. Đó là do quan hệ hợp tác
tốt giữa Việt Nam và Lào về thái độ thân thiện, sự nhiệt tình giữa lãnh đạo 2 tỉnh và các
công chức đối với các dự án của họ cũng gây một ấn tượng tốt và có tính chất lan truyền.
Ngoài ra, 2 quốc gia thì không cách xa nhau nhiều, giá đất và giá nhân công rẻ.
2.2.2 Lĩnh vực đầu tư
Trung Quốc và Việt Nam tập trung vào đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và nông
nghiệp nhiều vì do sự chuyên nghiệp của họ về các ngành và lĩnh vực đó. Việt Nam cũng
đang coi trọng lĩnh vực nông nghiệp để sản xuất và chế biến thành các sản phẩm xuất
khẩu. Nhưng nói nghiêng về lĩnh vực dịch vụ thì không thu hút được sự quan tâm tư
Trung Quốc và Việt Nam.
Thái Lan thì có điểm khác với Trung Quốc và Việt Nam vì họ tập trung đầu tư vào
lĩnh vực dịch vụ, du lịch là chính vì họ có lợi thế về tiếng và văn hoá khá giống nhau, thứ
hai là ngành công nghiệp, còn ngành nông nghiệp thì chưa được sự quan tâm nhiều lắm
từ các nhà đầu tư Thái Lan vì cơ sở nền kinh tế của Thái Lan cũng là nông nghiệp.
2.2.3 Hình thức đầu tư
Bảng 2.5 : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Savannakhet tính theo hình thức
đầu tƣ giai đoạn 2000 – 2011 (Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam)


10


Đơn vị : USD
Hình thức đầu tư

Số
DA

Doanh nghiệp 100% FDI
(Trong và nước ngoài)

67

Doanh nghiệp liên doanh

Vốn đầu tư

Tỷ trọng (%)
Số dự án

Vốn đầu tư

621,256,573

79.76

89.70


17

71,267,767

20.24

10.3

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

0

0

0

0

Tổng

84

692,524,340

100

100

Nguồn : Ban quản lý KCN tỉnh Savnnakhet
Con số về các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Savannakhet từ năm

2000 đến năm 2011 cho thấy một điều rằng các doanh nghiệp của tỉnh Savannakhet chưa
có đủ thế mạnh để có thể trở thành đối tác liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài khác,
do chính là các doanh nghiệp Lào còn yếu kém về kỹ năng hợp tác trong kinh doanh, nhất
là các doanh nghiệp nhà nước.
2.3 Kết quả đầu tƣ
Trong tất cả các nước đầu tư trực tiếp vào Tỉnh thì là Thái Lan, Việt Nam và Trung
Quốc là ba nước có tổng số dự án và số vốn đầu tư vào Tỉnh lớn nhất nhất trong đó: nước
đầu tư lớn nhất là Trung Quốc với tổng số 39 dự án (1992 - nay), số vốn đăng ký đầu tư là
136 triệu USD và số vốn đầu tư thực tế vào Tỉnh là 364 triệu USD, tiếp theo đó là Thái Lan
với 32 dự án đầu tư trực tiếp vào Tỉnh (1992 - nay), số vốn đăng ký đầu tư là 111 triệu USD
và số vốn đầu tư thực tế vào Tỉnh là 297 triệu USD và Việt Nam với 24 dự án đầu tư (1992 nay), số vốn đăng ký đầu tư là hơn 60 triệu USD và số vốn đầu tư thực tế vào Tỉnh là 141
triệu USD. Với những dự án và số vốn đầu tư đó nó là một phần trong tổng số vốn đầu tư mà
đóng góp cho GDP của tỉnh tăng lên trong những năm vừa qua từ 27% trong năm 2000 đến
38.8% trong năm 2011.
2.4 Cơ chế chính sách của tỉnh Savannakhet đã áp dụng để thu hút đầu trực tiếp
nƣớc ngoài.
Savannakhet là một tỉnh mà sử dụng chính sách và Luật thúc đẩy đầu tư chung của
cả nước đã ban hành vào ngày mùng 8 tháng 7 năm 2009 như là
- Các hình thức và các loại đầu tư.
- Chính sách về thuế quan.

11


- Chính sách về thuế lãi suất tuỳ theo lĩnh vực và trình độ phát triển của cơ sở hạ
tầng.
- Chính sách cụ thể khác.
- Thời hạn đầu tư là 99 năm.
- Có quyền chuyển lợi nhuận hoặc thu nhập của mình về nước trụ sở hoặc nước
thư ba khác.

- Được miễn thuế nhập khẩu các tư liệu, linh kiện, máy móc thiết bị được sử
dụng trực tiếp trong việc sản xuất.
2.5 Ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài của Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam vào tỉnh Savannakhet
2.5.1 Ƣu điểm
- FDI đóng góp tích cực và càng ngày càng lớn vào trong việc phát triển và tăng
trưởng kinh tế.
- FDI cũng đóng góp phần không nhỏ vào trong việc thu ngân sách của tỉnh.
- FDI đóng góp tích cực và càng ngày càng lớn vào trong việc phát triển về dịch
vụ vẩn tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông và thương mại.
- FDI đóng góp tích cực và càng ngày càng lớn vào trong việc sản xuất sản phẩm
nhờ có tiếp nhận các kỹ thuật mới.
- FDI góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cấp đời sống nhân dân.
- FDI đã đem lại rất nhiều lợi ích cho nước tiếp nhận đầu tư.
2.5.2 Hạn chế
- Đầu tư đấy chưa tương sứng với tiềm năng hiện có của tỉnh.
- Hệ thống luật pháp, chính sách thiếu đồng bộ.
- Ô nhiễm môi trường.
- Còn có nhiều cơ cấu đầu tư chưa phù hợp với nhu cầu phát triển nền kinh tế.
- Công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài còn có những mặt yếu kém đòi hỏi phải sớm được hoàn thiện.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư và các công việc
đã, đang và sẽ đưa nhận.
CHƢƠNG 3

12


ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỞNG THU HÚT FDI VÀO
TỈNH SAVANNAKHET, CHDCND LÀO

3.1 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet và phƣơng hƣớng
thu hút FDI
Tỉnh Savannakhet cũng là một tỉnh thực hiện phương hướng phát triển kinh tế - xã
hội dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII ( 2011 – 2015 ) của
Đảng và Chính phủ CHDCND Lào và cho ta biết rằng Lào có tính ổn định về chính trị và
có tính trật tự về xã hội, người dân cả nước có tình đoàn kết với nhau, hệ thống chính trị
dân chủ đang được cập nhật và giải quyết, cơ chế thị trường cũng đang đi kèm với việc
lập kế hoạch ( dưới sự chỉ đạo của Chính phủ ) thì đã trở thành những lực lượng chính
trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được khai
thác và sử dụng đúng hướng như là đất đai, cây rừng, dòng sông và những khoáng sản
chưa được khảo sát điều tra và khai thác. Để sử dụng có hiệu quả những tài nguyên đó thì
chính phủ cần phải biến đất đai, cây rừng, dòng sông có giá trị hợp lý, có thể sử dụng đất
đai trong việc trồng cây công nghiệp có giá trị cao, sử dụng cho việc nông nghiệp, nông
nghiệp xanh và phát triển đáy của sản xuất cho rộng ra, tập trung sản xuất làm sản phẩm
nhiều hơn.
3.1.1 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội
- Phát triển kinh tế vĩ mô.
- Xoá đói giảm nghèo cho người dân bằng cách dựa trên cơ sở của các nguyên tắc
phát triển.
- Phát triển nhân sự, văn hoá – xã hội kèm theo việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao chất lượng quản lý của chính phủ từ trung ương đến nền tảng theo
hướng của luật, trung tâm có nhiệm vụ quản lý vĩ mô.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng cho cả nước, làm cho nước có hiệu lực về luật và
chính trị.
- Làm tốt công việc phân phối, khôi phục và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Tổ chức thực hiện chiến lược chuyển sang công nghiệp hoá hiện đại hoá.

13



Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Ông phó chủ tịch tỉnh Savannakhet cho biết năm tới sẽ phấn đấu phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh tiếp tục tiến bộ phải đạt đến 12% trở lên bằng 9,931.9 tỷ kíp và tính tỷ lệ
thu nhập đầu người dự kiến là 1,132 USD. Phấn đấu xây dựng thu nhập được 900 tỷ kíp
trở lên thúc đẩy sản xuất thành sản phẩm, nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển
mạng lưới điện lực đến vùng sâu vùng xa và giảm nghèo phải đạt được 85% của tất cả
tổng số hộ gia đình.
Mục tiêu đến năm 2020
Chính phủ tỉnh Savannakhet đã lập kế hoạch chiến lược phát triển từ giờ cho đến
năm 2020 sẽ làm cho tỉnh Savannakhet là trung tâm dịch vụ qúa cảnh của Lào trong tiểu
vùng và đã xây dựng kế hoạch phát triển trong đó có 9 chương trình 96 dự án lớn và có
hơn 2 nghìn dự án phụ.
3.1.2 Phƣơng hƣớng thu hút FDI
Phương hướng đặt ra là xây dựng Savannakhet để trở thành trung tâm thương mại
của quốc gia, cửa chính ra vào các quốc gia láng giềng, vì có cơ sở hạ tầng phát triển
nhanh, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, tạo năng lực trong việc nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cao. Đẩy mạnh phát triển
khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm
nghèo, và cải thiện tinh thần của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn
định chính trị và an toàn xã hội.
3.2 Định hƣớng và mục tiêu thu hút FDI
3.2.1 Định hƣớng thu hút FDIT
- Tiếp tục xúc tiến những đối tác có vốn đầu tư lớn từ các nước láng giềng.
- Học hỏi kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, cách thức làm việc từ phía đối tác
nước ngoài.
- Ưu tiên cho các ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất, đặc biệt là trong việc sản
xuất các thiết bị phục vụ cho các ngành đầu tư.
- Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
- Khuyến khích đầu tư là những huyện ở vùng sâu vùng xa, vùng núi có cơ sở hạ
tầng còn thấp.


14


- Phấn đấu xây dựng là con đường giao thông, sử dụng hiệu quả các nguồn vay từ các
tổ chức quốc tế và từ các nước trong việc quy hoạch hệ thống cung cấp nước, xử lý ô nhiễm
môi trường và xử lý nước chất thải.
- Cần thu hút tập trung vào các ngành nghề mà tỉnh chưa có khả năng phát triển.
- Nên phát triển trình độ chuyên môn cho người dân, tăng trưởng quy mô quản lý
giỏi cho các cán bộ lãnh đạo của tỉnh.
3.2.2 Mục tiêu thu hút FDI
Tỉnh dự kiến rằng trong 5 năm từ 2011 – 2015 thu hút được từ hơn một trăm dự án
FDI trở lên, bình quân mỗi năm thu hút được 20 – 21 dự án hoặc là 450 – 500 triệu USD,
bình quân mỗi năm thu hút được hơn 105 triệu USD trở lên,dự kiến tổng số dự án FDI
đến cuối năm 2015 khoảng 210 dự án, với tổng số vốn đăng ký là khoảng hơn 1000 triệu
USD.
3.3 Quan điểm và các giải pháp tăng cƣờng thu hút FDI
3.3.1 Quan điểm việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phát huy nỗ lực của tỉnh về cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, vị trí địa lý, quan
tâm đến những dự án có tiềm năng trong việc phát triển các ngành, các cơ sở vật chất
trong tương lai và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Đặc biệt là những chính sách ưu tiên
cho các dự án đầu tư.
3.3.2 Các giải pháp tăng cường thu hút FDI ở tỉnh Savannakhet
3.3.2.1 Giải pháp chung
- Tạo nên môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI.
- Thống nhất về nhận thức của hoạt động FDI.
- Xây dựng những chiến lược tổng thể về thu hút FDI.
- Giải pháp và bổ sung các cơ chế chính sách để tăng trưởng thu hút đầu tư để cải
thiện môi trường kinh doanh.
- Tập trung nâng cao hoạt động của công tác quản lý, điều hành, tháo gỡ những

khó khăn và hỗ trợ các dự án FDI hoạt động hiệu quả.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư.
- Phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh và lĩnh vực có vốn đầu tư.

15


3.3.2.2 Giải pháp riêng cho dòng FDI của Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan.
Bên cạnh những giải pháp lớn trên thì tỉnh nên có những giải pháp riêng cho
Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam theo đúng sự chuyên môn, khả năngvà sự thuận
lợi trong từng lĩnh vực, từng ngành của họ để thu hút được nhiều dự án hơn và hiệu
quả.
Trung Quốc
Theo phân tích chương 2 trên cho ta thấy các dự án FDI của Trung Quốc tập
trung và quan tâm nhiều nhất vào trong ngành nông nghiệp. Tỉnh nên có chính sách
riêng như là nhượng quyền sử dụng đất đai của tỉnh hoặc là giảm giá thuê đất, miễn
thuế nhập khẩu các công cụ nông nghiệp cần thiết mà trong tỉnh không thể đáp ứng
được nhu cầu của họ.
Tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư bằng việc phát triển cơ sở hạ tầng tại vùng
cần thu hút FDI về ngành nông nghiệp như là xây dựng thủy lợi để cung cấp nước
trong các vùng.
Việt nam
Dựa vào phân tích tình trạng đầu tư của Việt Nam tại chương 2 thì có thể thấy
rằng là Việt Nam cũng đầu tư nhiều vào ngành nông nghiệp, nhưng chính phủ tỉnh
Savannakhet nên có chính sách riêng ưu đãi cho từng dự án cụ thể là ngành công nghiệp
và ưu đãi này hướng vào nội dung chính là thuế và thuê đất đai, cắt bớt các bước xin
phép xây dựng nhà xưởng sản xuất, đặc biệt là miễn thuế nhập khẩu các tài nguyên mà
trong tỉnh và trong nước không thể đáp ứng được để xây dựng nhà xưởng và các máy
móc dùng trong việc sản xuất của họ. Theo đó, Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được miễn
hoặc giảm thuế với thời hạn xác định hoặc được kéo dài thời hạn thuê đất lâu hơn những

nhà đầu tư khác khi đầu tư tại tỉnh.
Thái Lan
Thái Lan là một nước có nền văn hoá và tiếng nói gần giống như Lào, vì lợi thế đó
thì tỉnh nên có chính sách ưu đãi cho Thái Lan đầu tư vào ngành dịch vụ, ưu đãi đặc biệt
cho việc xin giấy phép lập chi nhánh của công ty du lịch, khách sạn và các dịch vụ khác
vì Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc

16


dịch vụ, chưa hiểu biết về nhu cầu của khách hàng hoặc khách du lịch. Ưu đãi sử dụng
đất đai ở vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi vì ngành dịch vụ là ngành đòi hỏi phải có cơ sở
hạ tầng thuận lợi. Như vậy, tỉnh nên giải quyết vấn đề về cơ sở hạ tầng.
3.4 Các điều kiện đẩm bảo thực hiện các giải pháp trên
3.4.1. Hoàn thiện bổ sung về mặt pháp lý, chính sách liên quan đến FDI
Sau năm 1986, CHDCND Lào đã chuyển từ hệ thống kinh tế tập trung sang hệ
thống kinh tế cơ chế thị trường. Chính phủ đã ban hành luật thúc đẩy đầu tư vào năm
1988, nhưng trong khi đó chưa nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tu vì chưa tin
tưởng sự ổn định và khả năng đảm bảo của nước ta. Từ đó, đã có sự chỉnh sửa luật thúc
đẩy ba lần, lần đầu tiên là trong năm 1994, lần thứ hai là năm 2004 và sửa lại mới nhất
đây là năm 2009. Sau ba lần sửa đổi này có thể khảo sát được là FDI tăng lên so với
những năm trước và chính phủ đang có dự kiến sửa đổi thêm luật thúc đẩy đầu tư cho
phù hợp với tình trạng kinh tế hiện nay.
3.4.2. Ngân sách
Tỉnh cần sớm có chính sách hấp dẫn hỗ trợ về mặt tài chính cho các nhà đầu tư
nước ngoài khi đang hoạt động đầu tư tại tỉnh trong thời gian được cấp phép. Tỉnh sẽ
trích ra một khoản tiền nhất định làm qũy dự phòng để hộ trợ trong khi các doanh
nghiệp gặp phải những khó khăn về tài chính. Các khoản tiền đó là thu được từ thuế,
tiền thuê đất và một số khoản khác mà có thể đảm bảo là ngân sách tỉnh có những
lượng vốn để hỗ trợ. Ngân sách cũng là một điều kiện quan trọng trong việc thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài.

17


KẾT LUẬN
Tỉnh Savannakhet là một tỉnh lớn là trung tâm, là đường nối các nước từ phía đông
sang phía tây và là con đường ngắn nhất phù hợp cho công việc vận tải sang các nước
láng giềng. Để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và tạo tiền đề cho tỉnh
Savannakhet thì cần phải khai thác tốt nguồn vốn trong tỉnh, đồng thời phải thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Savannakhet là
vô cùng cấp bách và cần thiết, vì nó có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã
hội của Savannakhet nhưng đồng thời nó cũng nảy sinh nhiều mặt trái.
Thông qua việc nghiên cứu tình trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh
Savannakhet thì có thể thấy rằng đầu tư nước ngoài là một xu thể tất yếu trong việc phát
triển nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn, nâng cao trình độ công nghệ, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động. Những quan điểm giúp cho ta có những khái quát
chung về FDI là lý thuyết và thực tiễn của nó. Những kết của đã đạt được trên là do có sự
tác động của FDI, nó tạo ra nguồn vốn, góp phần tích cực trong phát triển nền kinh tế,
tăng thu ngân sách cho tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời
sống nhân dân. Và thông qua nghiên cứu các giải pháp thu hút FDI của Trung Quốc,
Việt Nam và Thái Lan thì cho thấy là tỉnh vẫn còn có nhiều điểm để phải giải quyết
những khó khăn hiện có của tỉnh để thu hút được FDI của 3 quốc gia đó. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đã đạt được đó thì nó cũng có không ít những hạn chế gây ảnh
hưởng tiêu cực đối với kinh tế - xã hội.

18




×