Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp Chương trình Sóng trẻ số 8 chủ đề “Bạn trẻ với khát vọng tuổi Hai mươi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 95 trang )

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
Từ trước nay, các trường đại học đều có hai hình thức để sinh viên hoàn
thành chương trình học trước khi ra trường đó là thi tốt nghiệp và làm khóa luận.
Tuy nhiên, từ năm học 2010, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền đã có thêm một hình thức mới đó là sản xuất chương trình. Sau
một thời gian suy nghĩ, tác giả đã quyết định lựa chọn thực hiện một sản phẩm
tốt nghiệp thay cho việc làm khóa luận. Lý do để tôi lựa chọn hình thức này là:
1.1.1. Kết quả cho quá trình học báo chí đó chính là tác phẩm báo chí
Học báo có lẽ khác rất nhiều so với các ngành học khác. Bởi ở đó không
có một công thức có sẵn, không có một bài phỏng vấn khuôn mẫu giống như
một định luật áp dụng cho nhiều bài toán. Mà ở đó, giảng viên là người thầy
cũng đóng vai trò là người chia sẻ để cùng với người học (sinh viên) khám phá
ra những vô tận mới mẻ của báo chí, cùng học và cùng làm.
Học báo, đòi hỏi người học không chỉ ở kiến thức mà còn là năng khiếu.
Cũng người thầy ấy, nhưng có học trò làm báo hay có người làm chưa hay. Cũng
đề tài ấy, người này viết góc nhìn này, người khác viết góc nhìn kia. Và tất cả
những điều ấy không thể gói gọn trong một giáo trình, một bài kiểm tra như một
phép tính toán đơn thuần để đi tìm đáp số đúng. Hay nói chính xác, học báo là
học một nghề mà ở đó từ lý thuyết phải dẫn ra với thực hành được và tác động
trở lại lý thuyết. Và tác phẩm chính là câu trả lời cho những lý thuyết đã được
học.
Báo phát thanh ngay từ khi ra đời đã đảm nhiệm một vai trò quan trọng
trong việc thông tin truyền thông tới công chúng. Cùng với sự phát triển vũ bão
của công nghệ thông tin dẫn đến cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các loại
hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, báo in… Vì thế báo
phát thanh đang trở mình thay đổi để đáp ứng thính hiếu của công chúng và
khẳng định vị trí của mình trên đường ray phương tiện thông tin. Sự thay đổi đó,
không ai khác chính là ở đội ngũ những nhà báo trẻ, những sinh viên báo phát
1




Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
thanh. Việc tập làm tác phẩm, tập dựng một chương trình với đầy đủ thành tố
của một chương trình phát thanh và đến khi hoàn thiện một chương trình được
phát sóng là một quá trình học và rèn hữu ích cho sinh viên. Ở đó, người học sẽ
được thể hiện năng lực làm báo phát thanh, khám phá bản thân và người dạy sẽ
đánh giá đúng kết quả học của sinh viên dựa trên tác phẩm là một sản phẩm có
hình có dáng này.
Với tôi, việc lựa chọn này còn là cơ hội để thêm một lần tôi được học,
được làm báo phát thanh với tất cả sự say mê và yêu thích. Bên cạnh đó còn dạy
cho tôi những bài học, những kinh nghiệm quí báu từ thực tiễn để mai này áp
dụng trên chặng đường làm báo của mình.
1.1.2. Chương trình phát thanh Sóng trẻ thực sự phù hợp với sinh viên
Chương trình phát thanh Sóng trẻ lên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình
Hà Nội từ tháng 1/2010. Đối tượng hướng đến của chương trình là sinh viên
đang học tập trên địa bàn Hà Nội. Vậy nên, nội dung mà chương trình đề cập tới
xoay quanh đời sống, học tập của sinh viên. Người sản xuất cũng chính là những
người trẻ - sinh viên phát thanh nên hơn ai hết sẽ có sự thấu hiểu nhất định và
bắt nhịp nhanh chóng trong các đề tài.
Trong 3 năm qua, chương trình đã không ngừng đổi mới liên tục trong
việc xây dựng các chuyên mục hay lời dẫn cũng như các loại nhạc trong chương
trình sao cho hợp lý và đáp ứng nhu cầu nghe của công chúng. Điều đó để thấy
sự quan tâm của ban chỉ đạo sản xuất và sự tâm huyết của những sinh viên thực
hiện chương trình đã và đang không ngừng học tập, trau dồi để đáp ứng sự mến
mộ của thính giả nghe đài.
Xuất phát từ những lý do trên, với 30 phút của chương trình thực sự là
một sân chơi, một vườn ươm thực sự bổ ích và thuận lợi cho sinh viên lựa chọn
hình thức tác phẩm tốt nghiệp.
1.1.3. Lựa chọn chương trình không chỉ là điều kiện thuận lợi cho tác giả mà

còn là niềm đam mê thực sự.
Từ năm học thứ 2 tại trường, tôi đã bắt tay làm những tin bài nhỏ đầu tiên
trên Sóng trẻ với tất cả sự háo hức và say mê. Chương trình do Khoa Phát thanh
2


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
– Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hợp tác với Đài Phát thanh –
Truyền hình Hà Nội sản xuất nên đã tạo điều kiện cho sinh viên học và rèn nghề.
Chương trình dành cho giới trẻ với phong cách làm việc trẻ của những người
làm báo trẻ năng động đã cho tôi những bước chập chững đầu tiên trong nghề.
Gắn bó với chương trình 2 năm, luôn theo dõi các chương trình đã tạo cho tôi
thói quen nghe và học bằng cách nghe.
Kể từ số đầu tiên, tôi đã cung cấp nhiều tin bài, viết nhiều kịch bản
chương trình và kết hợp sản xuất nhiều số với các bạn cùng lớp. Đặc biệt, tôi đã
có những phóng sự được Đài và thầy cô biên tập đánh giá cao.
Với riêng tôi, Sóng trẻ còn là một trường học để tôi khám phá bản thân
mình. Từ Sóng trẻ tôi đã biết mình phù hợp với phát thanh và đặc biệt là thể loại
phóng sự phát thanh. Biết được điều đó, tôi luôn được thầy cô động viên và để
cho tới ngày hôm nay tôi đã gặt hái được những thành công nhất định (dù còn
nhỏ bé) trong thể loại báo chí này. Vậy nên, làm chương trình Sóng trẻ số 8 ngày
19 tháng 2 năm 2013 (tức ngày mùng 10 Tết Nguyên đán) với tôi đó thực sự là
niềm đam mê và thể hiện một tác phẩm với tất cả sự tâm huyết yêu nghề và
trong sự kỳ vọng, tin tưởng của thầy cô, bạn bè.
Qua ba lý do như vậy, tôi đã rất tự tin khi lựa chọn hình thức tốt nghiệp là
thực hiện tác phẩm này.
1.2.

Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu của đề tài


1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài mà tôi lựa chọn trong chương trình Sóng trẻ số 8 năm 2013 là
“Bạn trẻ với khát vọng tuổi Hai mươi”. Khát vọng được hiểu là những khát
khao, ước mơ về một điều gì đó. Tuổi Hai mươi không phải là con số chạm
ngưỡng tuổi 20 mà “Hai mươi” là tuổi trẻ, là mùa xuân của đời người. Tôi lựa
chọn và xây dựng đề tài này nhân dịp đầu xuân mới giống như là một diễn đàn
nhỏ, một câu chuyện để nói lên tiếng nói về tuổi trẻ cần phải có những khát
vọng, ước mơ, hoài bão. Hãy sao sao cho “đừng sống hoài, sống phí”.
Năm 2011, trong quá trình cộng tác xây dựng chương trình trực tiếp
“Diễn đàn giáo dục” Hệ VOV 2 – Đài Tiếng nói Việt Nam đúng vào dịp nước ta
3


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
long trọng kỷ niệm ngày 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước và ngày 7/5 – Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ. Qúa trình làm việc tôi
được gặp gỡ và phỏng vấn những người thầy một thời mặc áo lính… Tôi đã thực
sự xúc động khi nghe những người thầy – người lính nói về khát khao cháy bỏng
của lớp trẻ ngày ấy đó là: sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc và đi bất cứ nơi đâu Tổ
Quốc cần. Tôi cũng nghe được những chia sẻ, ngậm ngùi của các thầy về lý
tưởng, khát vọng của thanh niên bây giờ mờ nhạt quá, bàng quan quá…
Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều những người trẻ được sinh ra trong
hòa bình độc lập, trong nền kinh tế phát triển hội nhập. Các bạn được “ăn no,
mặc ấm” được làm những gì mình thích mình muốn nhằm thỏa mãn nhu cầu cá
nhân. Với nhiều bạn, ước mơ đơn giản là sống cho qua ngày vì cảm thấy quá
nhàm chán; hay có bạn răm rắp làm theo định hướng của bố mẹ… mà quên mất
mình có thể làm được nhiều hơn thế cho cộng đồng, cho xã hội.
Thật buồn khi hiện nay, nhiều tội phạm đứng trước vành móng ngựa nghe
lời tuyên án của tòa là những bạn trẻ, rất trẻ. Nhiều bạn chưa tới tuổi đôi mươi
đã vương vào vòng lao lý. Các bạn vô tâm hay không biết định hướng cho tương

lai?
Chương trình Sóng trẻ số 8 năm 2013, phát sóng đúng dịp đầu xuân năm
mới. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ “Một năm khởi đầu từ mùa xuân/ Một đời
khởi đầu từ tuổi trẻ” (Bác Hồ), tôi muốn bàn về chủ đề này dưới một góc độ thật
nhẹ nhàng là một câu chuyện của một bạn trẻ, sống có lý tưởng, có đam mê…
để rồi mỗi người nghe tự thấy mình trong đó, yêu sống hơn và cống hiến hơn
nữa.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong quá trình sản xuất chương trình Sóng trẻ, bản thân tôi được tiếp xúc
tìm hiểu về đời sống các bạn trẻ hiện nay. Có lẽ đó là một may mắn với người
làm báo trẻ. Cộng với đó là sự trăn trở của những người thầy mặc áo lính đã cho
tôi một suy nghĩ và thai nghén đề tài từ rất sớm. Tôi luôn nghĩ: mình phải làm gì
đó để có thể nói hộ những người đi trước sự trăn trở của họ, nói thay lời những
người đi sau về bức tranh có mảng sáng về giới trẻ hiện nay và thúc đẩy những
4


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
bạn trẻ hãy sống và làm việc hết mình vì cộng đồng, xã hội, vì một đất nước Việt
Nam phồn vinh.
Tác giả đã tìm hiểu hơn 100 đề tài Sóng trẻ trước đó để đi đến quyết định
này. Năm 2012, sinh viên Phan Diệu Thúy Hà đã lựa chọn chủ đề “Lý tưởng
nào cho thanh niên”. Xét về mặt nào đó, có nét tương đồng với chủ đề mà tôi
lựa chọn. Đó cũng chính là lý tưởng của người trẻ hiện nay.
Tuy nhiên, cách nhìn và cách làm mà chúng tôi thực hiện khác nhau. Vì
phát vào số đầu xuân và cũng với mong muốn truyền tải thông điệp nhẹ nhàng,
tôi thực hiện diễn đàn như một câu chuyện nhỏ chứ không đi sâu vào soi sét lý
tưởng một cách đao to búa lớn.
Các phương tiện truyền thông viết về chủ đề này cũng không hề ít. Riêng
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có hẳn một diễn đàn

trực tiếp nói về vấn đề này. Báo Tuổi trẻ năm 2011 đã có một chùm bài với chủ
đề “Khi ta 20”. Những bài viết đó phần nào chỉ rõ thực trạng hiện nay của giới
trẻ và tác động sâu sắc tới nhiều người.
Tiếp thu những gì đi trước, tác giả muốn xây dựng chủ đề dưới hình thức
tác phẩm báo chí phát thanh chứ không phải là một bài viết đơn thuần. Cách sử
dụng phương thức phát thanh với âm thanh tiếng động, lời nói nhân vật sẽ tạo
nên nét riêng và sự sinh động để tác động tới thính giác người nghe. Và chúng
tôi hi vọng, chương trình sẽ gợi lên trong lòng giới trẻ về ước mơ, trách nhiệm
sống trong thời đại hôm nay.
1.3

Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp

Chương trình Sóng trẻ số 8 - chủ đề “Bạn trẻ với khát vọng tuổi Hai mươi”
Tác phẩm tốt nghiệp của tôi được phát sóng vào 20h05 ngày 19/2/2013
trên tần số 90Mhz của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. Tác giả đã lựa
chọn chủ đề Bạn trẻ với khát vọng tuổi Hai mươi cho chương trình tốt nghiệp
của mình. Đây là nội dung xuyên suốt toàn bộ chương trình. Thời lượng chương
trình chỉ có 30 phút nên tôi đã cố gắng truyền tải các thông tin một cách ngắn
gọn nhất để người nghe có thể tiếp nhận một cách đầy đủ. Ngoài phần tin tức và

5


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
âm nhạc, phần Diễn đàn Sóng trẻ và chuyên mục mềm là mảnh đất để tác giả thể
hiện sâu sắc ý tưởng của đề tài.
Mở đầu chương trình là Bản tin Sóng trẻ với những tin tức xoay quanh
đời sống sinh viên diễn ra trong tuần và sắp diễn ra trong tuần tới. Trong mục
này tôi đã sản xuất 5 tin, trong đó 2 tin có lời nhân chứng và 3 tin chay (được

đưa theo kiểu tin vắn). Bản tin được thể hiện bởi giọng người dẫn nam và nữ để
tạo nên sự hấp dẫn cho chương trình. Ngoài ra, tác giả được tin có tiếng động
lên trên để tạo nên sự thu hút đối với thính giả.
Vì chương trình phát sóng ngay sau Tết, mà tin tức thì cần sự nóng hổi
chứ không thể lấy trước Tết. Ngay mùng 3 Tết, tôi đã có mặt tại Hà Nội để lấy
tin phục vụ cho chương trình. Thời điểm này, sinh viên các trường vẫn đang
trong đợt nghỉ Tết dài nên việc lấy tin của tôi vô cùng khó khăn. Tin cho Sóng
trẻ phải hướng tới giới trẻ nên người viết đã lựa chọn các tin sau:
Tin 1: Chương trình Xuân yêu thương 2013 diễn ra tại công viên nước Hồ
Tây. Đây là chương trình giúp những gia đình Hà Nội đặc biệt là các bạn trẻ có
cơi hội tham dự một không khí xuân truyền thống của dân tộc với các trò chơi:
chọi gà, đấu vật…; Tin 2 về liveshow Cảm ơn tình yêu của nữ ca sĩ trẻ Uyên
Linh là thông tin giải trí đánh đúng nhu cầu giới trẻ; Tin 3 là thông tin triển lãm
“Cổ ngoạn Thăng Long – Hà Nội” là tin có âm thanh gốc, nội dung tin hướng
về cội nguồn của giới trẻ thủ đô; Tiếp đó là 2 tin về hoạt động diễn ra tuần tới là
chương trình Định hướng kỹ năng sống của Công ty giáo dục cổ phần Tomorrow
và “Ngày sáng tạo và đổi mới”. Tác giả cũng có chủ ý sắp xếp các tin theo mức
độ quan trọng và thời gian diễn ra sự kiện. Tin được viết theo phong cách trẻ
trung, gần gũi, phát thanh viên thể hiện nghiêng về nói hơn là đọc, tin được viết
ngắn gọn, chủ yếu tập trung vào những điểm mới và điểm đặc biệt của sự kiện.

6


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp

Tại phòng thu
Sau phần Tin tức là Diễn đàn Sóng trẻ. Có thể nói đây là mục mà tác giả
đầu tư nhất bởi nó mang thông điệp chính của chương trình, là điểm nhấn quan
trọng để làm nổi bật đề tài.

Qúa trình thực hiện diễn đàn cho đến khi thành hình nên dạng là cả một
câu chuyện dài mà tác giả đã trải qua, có lúc tưởng như không thể tiếp tục. Ý
tưởng ban đầu của tác giả là sự đối thoại, trò chuyện bàn tròn với 2 nhân vật đại
diện cho 2 thế hệ: trước đây và bây giờ. Tác giả mời Nhà giáo ưu tú Trần Đăng
Xuyền – Phó hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Hà Nội và bạn sinh viên
Nguyễn Thi Hiền – Học viện Ngoại giao Việt Nam. Hai người sẽ nói lên những
suy nghĩ, lý tưởng của mỗi người ở thế hệ của họ. Từ đó đưa ra những suy nghĩ,
kiến giả cho vấn đề “khát vọng tuổi Hai mươi”.
Tuy nhiên, đến sát nút – tức trước ngày thu thì thầy Trần Đăng Xuyền cáo
bận việc. Vậy là chỉ trong một tối, với sự động viên của cô giáo Thu Hằng, tác
giả đã thay lại toàn bộ kịch bản để phù hợp với nhân vật còn lại. Tác giả chấp
nhận một nhân vật và xây dựng kịch bản cho một nhân vật.
Bên cạnh đó, để thay đổi không khí, tác giả mời các sinh viên đến từ các
trường Đại học Mở Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội đến giao lưu và đặt câu
hỏi với khách mời. Mục đích là tạo sự tương tác và mới lạ cho chương trình.
7


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
Một điểm mới nữa trong Diễn đàn Sóng trẻ số 8 năm 2013 là bộ 5 câu hỏi
nhanh mà BTV đặt ra cho khác mời. Mục đích là tạo sự sinh động, mới mẻ cho
chương trình và để thính giả hiểu về nhân vật đang được trò chuyện. Tuy nhiên
cách làm này vẫn không làm mất đi fomat của chương trình. Và đây là cách làm
được nhiều đài trên thế giới sử dụng để gây tò mò, hứng thú với thính giả.
Trích bộ 5 câu hỏi:
Vâng để quý thính giả hiểu hơn về vị khách mời hôm nay của chương trình thì
chúng tôi sẽ đưa ra 5 câu hỏi nhanh cho bạn Hiền. Bạn đã sẵn sàng chưa? – Sẵn
sàng! (đọc trên nền nhạc)
1. Trong 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông, bạn thích nhất mùa nào?
- Mùa Xuân

2. Bạn sợ nhất điều gì xảy ra với bạn?
- Ngủ say hơn đồng hồ báo thức!
3. Số tiền lớn nhất mà bạn đã kiếm được là bao nhiêu?
- 1.600$.
4. Bạn bắt đầu làm tình nguyện khi nào?
- Năm thứ nhất.
5. Theo bạn hành trang để bạn trẻ vào đời cần những gì?
- Ước mơ và niềm tin
***
Trong phần giới thiệu, tác giả còn sử dụng tiếng vỗ tay để tạo nên khung
cảnh giao lưu trực tiếp ngay tại phòng thu. Đó cũng là cách tạo sự tương tác và
kích thích trí tò mò của người nghe.
Sau phần giới thiệu tác giả giao lưu với khách mời một cách vui vẻ về
tuổi trẻ về mùa xuân và những dự định cho tương lai. Đó là nhịp để bắc đến
phóng sự của diễn đàn.
Do thời lượng có hạn, phóng sự chỉ kéo dài 3 phút nhưng đã phản ánh
được bức tranh hai màu trong giới trẻ hiện nay. Với 6 lời nhân chứng và âm
thanh tiếng động mở đầu đã thu nhận được những ý kiến tiêu biểu nhất về những
suy nghĩ của bạn trẻ về ước mơ tuổi trẻ. Tác giả không đi sâu vào việc làm tình
8


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
nguyện (vì không phải chỉ riêng tình nguyện mới là sự cống hiến) nhưng tác giả
lấy để mở đầu cho những con người trẻ dám nghĩ dám làm. Đó là Hoàng Thảo
bỏ giấc mơ xứ người về quê để thực hiện ước mơ ấp ủ; Là một Hoàng Đức Minh
thế hệ 9X mà sống hết mình với vấn đề môi trường Việt Nam… Bên cạnh đó là
những bạn trẻ băn khoăn, lo lắng, vô định cho hướng đi của mình. Có bạn chỉ
một lần thất bại (trượt trường Đại học mình mong muốn) thì xem như học
trường khác là sự bắt buộc và không cần phấn đấu; Có bạn chỉ giành thời gian

chơi điện tử vì cho rằng chỉ cần học xong ra trường, được bố mẹ kiếm việc thế là
xong nhiệm vụ. Phóng sự “Hai màu của bức tranh” là một nét khắc họa nhỏ về
bức tranh giới trẻ bây giờ.
Sau khi nghe phóng sự, khách mời nêu suy nghĩ của mình về tình trạng
được nêu trên. Là người trẻ, khách mời đã có cái nhìn thẳng nhìn thật về giới trẻ
mình và tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, diễn đàn mà tôi
thực hiện như một cuộc trò chuyện, một trao đổi nhỏ về một vấn đề… chứ
không mang tính chất mổ xẻ bởi đẩy là vấn đề mang tính vĩ mô mà nhiều cấp
nhiều ngành đang bắt tay thực hiện.
Bên cạnh đó, sự tham gia của 2 sinh viên đến từ 2 trường Đại học đặt câu
hỏi giao lưu với khách mời đã góp phần làm không khí phòng thu thay đổi. Đó
là những câu hỏi đặt ra trong chính câu chuyện của khách mời hay đó là lời chia
sẻ của một nam sinh viên về sự lo lắng của mình về tương lai.
Phần cuối diễn đàn là sẻ chia của khách mời hay chính là lời khuyên với
những bạn trẻ như mình. Đó chính là hãy ước mơ, hãy sống và đi trên con
đường mà mình đã chọn. Trên nền nhạc nhẹ nhàng cuối Diễn đàn đã tạo nên một
sắc thái nhẹ nhàng mà không thiếu sự xúc động. Một bạn trẻ mà lại là bạn nữ dù
khó khăn vẫn sống với ước mơ của mình. Đó hay chăng là thông điệp và cũng
muốn gửi tới những người đi trước thêm tin yêu vào lớp trẻ hiện nay.
Chuyên mục Qùa tặng âm nhạc với thời lượng 5 phút phát 2 ca khúc: Anh mang
theo mùa xuân (sáng tác Phúc Bồ và trình bày bởi ca sĩ trẻ Văn Mai Hương) và
bái hát tiếng Anh: The Power of love – Sức mạnh của tình yêu (nhạc sĩ – ca sĩ:
Celine Dion). Bài hát Anh mang theo mùa xuân mang âm hưởng vui tươi phù
9


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
hợp với mùa xuân và giới trẻ. Đặc biệt hơn đây là quà tặng của một sinh viên
gửi tới chàng sinh viên lính. Dù Tết nhưng họ vẫn không quên nhiệm vụ. Đó
cũng là một thông điệp mà khi thực hiện chương trình tôi muốn lồng ghép qua

từng chuyên mục nhỏ. Bài hát Sức mạnh của tình yêu – nói về tình yêu đôi lứa.
Lời bài hát sâu sắc, giai điệu hay, mùa xuân là mùa của tình yêu.
Chuyên mục Lăng kính sinh viên nói về Lấy lại tinh thần sau kỳ nghỉ Tết.
Chương trình này phát sóng 10 Tết tức chỉ sau ngày sinh viên về trường đúng
một ngày. Nghỉ Tết khi quay trở lại trường dường như ai cũng mệt mỏi và chưa
thực sự bắt tay vào học. Vì thế chuyên mục là lời khuyên cực kỳ hữu ích đối với
người nghe nhất là các bạn sinh viên.
Chuyên mục cuối chương trình là một phóng sự về câu lạc bộ tình nguyện
mang tên Ấm. Đây là câu lạc bộ tình nguyện mang đồ ăn, chăn ấm đến những
người vô gia cư trên đường Hà Nội. Với thời lượng hơn 3 phút, tác giả đã để
người nghe đi cùng với mình tham gia vào một buổi tình nguyện như thế để thấy
rõ chất nhân văn nghĩa cử cao đẹp của giới trẻ. Sẽ là sai lầm nếu như chỉ nghĩ
rằng giới trẻ bây giờ sống không ước mơ, sống chỉ cho mình và quên mất nhiệm
vụ của mình với xã hội và đất nước. Ở đó còn những bạn trẻ đang ngày đêm học
tập và tình nguyện vào đêm khuya, san sẻ hơi ấm với những người không may
mắn như mình. Đây là chuỗi câu chuyện về tuổi Hai mươi mà tác giả đưa ra
trong chủ đề chương trình.
1.4

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.4.1 Mục đích
Chương trình đặt ra vấn đề hiện nay một bộ phận bạn trẻ sống không khát
vọng, không ước mơ, còn vô định, lúng túng. Đó là một thực tế diễn ra hiện nay
và cần được đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về lý tưởng đạo đức học sinh –
sinh viên.
Bên cạnh đó, chương trình muốn gửi gắm một thông điệp về lối sống
“Sống sao cho đừng sống hoài, sống phí”. Đó là hãy sống vì mình, vì mọi
người, dám ước mơ và thực hiện ước mơ dù rằng ước mơ ấy sẽ có nhiều lắm
những khó khăn phía trước. Đó còn là sự cảnh báo về sự nuông chiều thái quá

10


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
của các phụ huynh với con cái hiện nay. Hay còn là vấn đề giáo dục tư tưởng
cho sinh viên bây giờ ở các trường khi mà đạo làm người thì ít dạy mà chỉ chủ
yếu nặng về kiến thức sách vở. Sẽ là thiếu sót nếu cái “tài” không đi liền với cái
“tâm” và “tầm”.
Chương trình Sóng trẻ là một tổng thể bao gồm nhiều chuyên mục, mỗi
chuyên mục có mục đích và nhiệm vụ riêng. Sóng trẻ tạo ra nhằm hướng tới đối
tượng là sinh viên.
Trong Bản tin Sóng trẻ, sinh viên thực hiện muốn truyền tải thông tin về
các sự kiện cũng như các tin tức liên quan tới giới trẻ trên địa bàn Thủ đô. Bản
tin Sóng trẻ gồm 5 tin. Đây là những tin tức nổi bật diễn ra trong tuần và sắp tới.
Bản tin Sóng trẻ cũng muốn qua chương trình các bạn sinh viên biết đến những
hoạt động bổ ích dành cho sinh viên và dành sự quan tâm của mình với những
sự kiện sắp diễn ra.
Diễn đàn Sóng trẻ thực hiện giúp các bạn trẻ soi mình trong những câu
chuyện mà phóng sự đưa ra cũng như qua khách mời của chương trình. Từ đó
thấy được những sai lầm trong suy nghĩ về tuổi trẻ hiện nay mà sống hết mình
cho tương lai.
Qùa tặng âm nhạc là không gian âm nhạc nhằm mục đích thư giãn, tạo độ
nghỉ ngơi giữa các mục trong chương trình. Đây còn là “mảnh đất” giao lưu giữa
thính giả với chương trình và giữa bạn bè với nhau thông qua những bài hát
được gửi tặng kèm lời chúc.
Lăng kính sinh viên là những lời khuyên để bạn trẻ “khởi động” sau
những ngày nghỉ Tết dài. Những lời khuyên nhỏ nhưng có tác dụng hữu ích nếu
như chúng ta áp dụng ngay sau Tết.
Chuyên mục mềm là phóng sự ngắn về một buổi tình nguyện của câu lạc
bộ tình nguyện Ấm. Phóng sự là câu chuyện về những bạn trẻ không sợ cái giá

lạnh đêm đông mang tình người hơi ấm tới những người vô gia cư. Từ đó để
thấy vai trò của người trẻ cũng như tấm lòng trách nhiệm của bộ phận các bạn
trẻ hiện nay đối với cộng đồng xã hội.

11


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
Và với tôi, mục đích cao nhất của chương trình đó là một sản phẩm phát
thanh thực thụ để truyền tải được thông điệp ý nghĩa mà người thực hiện gửi
gắm.
1.4.2 Nhiệm vụ
Thông qua diễn đàn và các bài viết, chương trình đề cập tới vấn đề lối
sống, suy nghĩ của các bạn trẻ hiện nay. Đó là sự thờ ơ, sống chỉ cho bản thân
mình, không có ước mơ khát vọng và chùn chân trước những khó khăn. Đồng
thời, đưa ra cái nhìn từ chính người trẻ về giới trẻ và đưa ra những lời khuyên
hữu ích. Chương trình cũng có nhiệm vụ cung cấp những thông tin giảng đường
nóng hổi, điển hình trong tuần.
Để đạt được mục đích trên, tôi xác định rằng mình cần phải thực hiện
nghiêm túc một số nhiệm vụ như:
Theo dõi sát sao các chương trình Sóng trẻ được phát sóng để tìm hiểu về
những đề tài được thực hiện gần đây. Đồng thời học hỏi cách làm của các bạn.
Điều đó giúp ích cho tôi việc lựa chọn đề tài không bị trùng lặp và đủ điều kiện
phát sóng.
Nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến các bạn sinh viên về những suy
nghĩ của các bạn hiện nay. Tôi đã tìm hiểu những bài viết của Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh để biết rõ những định hướng, thông tư, các phong trào hoạt
động đang được Đoàn triển khai, vấn đề nào đang được quan tâm. Làm việc với
các bạn trẻ để tìm hiểu sâu về tâm tư nguyện vọng, những khúc mắc của họ khi
nói về Tuổi Hai mươi.

Trao đổi xin ý kiến với giáo viên hướng dẫn đề tài để thông suốt hơn
trong quá trình thực hiện và những góp ý quí báu của cô đã giúp tôi thêm tự tin
trong thực hiện chương trình.
Xây dựng đề cương cho tác phẩm. Việc xây dựng này giúp tôi đi đúng lộ
trình đã vạch sẵn. Bên cạnh đó tôi còn học hỏi các chương trình khác để bổ sung
những thiếu sót trong tác phẩm của mình. Tôi còn xin ý kiến của các nhà báo để
có thể chọn lọc đượ chi tiết tốt nhất cho tác phẩm.

12


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
Bám sát chương trình từ thai nghén đến khi hoàn thiện tác phẩm là điều
quan trọng. Và tôi đã thức cùng, ngủ cùng với tác phẩm – đứa con đẻ của mình
trong suốt quá trình thực hiện.
1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những bạn trẻ nói về tương lại, dự định, suy nghĩ về tuổi trẻ của mình.
Cụ thể:
-

Suy nghĩ của bạn trẻ về cuộc sống hiện tại của mình.

-

Nhận thức về vai trò của giới trẻ với xã hội.


-

Nguyên nhân của lối sống, cách suy nghĩ này.

-

Cần phải làm gì để bạn trẻ tự tin trên con đường mình đã chọn.

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, chủ yếu trên địa bàn Hà Nội, có

mở rộng ra các vụ việc nổi trội trên các địa phương khác.
-

Những sự kiện, sự việc, vấn đề thể hiện sự vô cảm của giới trẻ.

1.6

Phương pháp thực hiện chương trình phát thanh Sóng trẻ số 8

1.6.1 Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ
Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ cũng giống như nhiều
chương trình phát thanh truyền thống khác. Các tư liệu sẽ được chuẩn bị sẵn từ
trước, sau đó sẽ thực hiện ghi âm tại phòng thu, dựng chương trình, ghi đĩa và
phát sóng. Theo fomat chương trình mới được thực hiện như sau :
1.

Nhạc hiệu chương trình

Lời giới thiệu : Hai người dẫn chương trình – một nam, một nữ đọc và

được thể hiện trên nền nhạc.
2. Bản tin Sóng trẻ (5 phút): Các thông tin về mọi mặt hoạt động liên quan đến
học sinh, sinh viên Hà Nội và cả nước. Mỗi Bản tin thường có năm, sáu tin vắn
hai tin có âm thanh gốc. Bản tin được thể hiện với hai giọng nam – nữ. Đặc biệt
là cách thể hiện mới mẻ: hai người dẫn chương trình dẫn trao đổi về thông tin.
Phần tin được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng của tin.
3. Diễn đàn Sóng trẻ (14 phút):
13


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
Phóng sự thời sự (khoảng 3 phút): Đề tài về sinh viên và đời sống sinh
viên, đặc biệt những vấn đề nổi cộm trong đời sống sinh viên hiện nay.
Tiến hành một cuộc trò chuyện phỏng vấn trao đổi với chuyên gia hoặc
những người có liên quan về những vấn đề mà phóng sự trên đã đề cập. (Tùy
theo số người tham gia vào cuộc trò chuyện, từ 7 đến 10 phút). Lựa chọn chuyên
gia để phỏng vấn trao đổi phải là người chuyên về lĩnh vực ấy. Không sử dụng
khách mời nói ngọng, hoặc cắt bỏ hoàn toàn những từ bị ngọng, lắp.
Chú ý : Nội dung của phóng sự và các cuộc trao đổi phải thống nhất và bàn sâu
về chủ đề, làm nổi bật thông điệp mà chương trình muốn nói tới. Đó là những
vấn đề đang nảy sinh trong cuộc sống của giới trẻ và học đường hiện nay.
Hình thức các cuộc trao đổi cần linh hoạt, tránh công thức, khuôn sáo và có
thể thực hiện bên ngoài phòng máy.
(Nhạc quảng bá chương trình)
Các bạn đang nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ, phát trên sóng
FM, tần số 90 mê-ga-hec của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội lúc
20h05 Thứ 3 hàng tuần.
4.


Quà tặng âm nhạc (khoảng 5 phút):
Hai ca khúc theo yêu cầu của các bạn trẻ. Phần âm nhạc toàn chương trình

cần được lựa chọn kỹ cho phù hợp với giới trẻ và sinh viên. Đặc biệt nhạc nền
phù hợp với nội dung, vui hoặc buồn có hẳn sắc thái, không trung tính.
5.

Lăng kính sinh viên (2 phút):
Những tư vấn của chương trình về các nhu cầu thu hút được sự quan tâm

đông đảo của giới trẻ như ăn gì, chơi gì, cách phòng tránh các dịch bệnh, giao
thông…(thay đổi linh hoạt, bám sát vào thực tiễn cuộc sống).
6.

Chuyên mục (khoảng 3 phút): Đây là chuyên mục mở, được thay đổi

thường xuyên tùy theo tình hình cụ thể của từng thời điểm. Chuyên mục cũng có
thể viết về các tấm gương sinh viên tiêu biểu, những câu lạc bộ năng động…
Phần chuyên mục mở thường tập trung chủ yếu vào các gương sinh viên vượt
khó, năng động và các câu lạc bộ hoạt động hữu ích, để tránh trùng lặp với phần
14


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
phóng sự. Có thể đưa thêm các thông tin tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên vào
mục này. Chuyên mục này cũng khuyến khích tăng tính tương tác.
7.

Chào kết thúc (30s)

Hai MC nói trên nền nhạc
MC nữ: - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ
MC nam: - Kịch bản: ………………………….., Lớp Phát thanh khóa.

….., Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
MC nữ: - Dẫn chương trình: ………………………………….
MC nam: - Biên tập: …………………………………………...
MC nữ: - Chủ nhiệm chương trình:

TS. Đỗ Chí Nghĩa

Nam + Nữ: - Xin chào, và hẹn gặp lại !
1.6.2 Phương pháp thực hiện chương trình Sóng trẻ số 08
Về phương thức sản xuất chương trình, chương trình phát thanh Sóng trẻ
số 08 (năm 2013) cũng được thực hiện tương tự các chương trình phát thanh
Sóng trẻ khác. Chương trình số 08 do tác giả thực hiện được phát sóng vào
20h05, Thứ 3 19/02/2013 trên sóng FM tần số 90MHz của Đài Phát thanh và
Truyền hình Hà Nội. Để sản xuất chương trình này, tôi đã vạch ra những kế
hoạch rõ ràng.
Tôi đã tìm hiểu các nội dung có liên quan tới chủ đề chương trình trên
Internet, sách báo và qua các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Sau khi đã có những tài liệu cần thiết mới bắt đầu lên kế hoạch xây dựng
kịch bản. Kịch bản chương trình phải được thực hiện lần lượt theo các bước, từ
viết kịch bản đề cương cho tới kịch bản chi tiết. Các chuyên mục phải có nội
dung rõ ràng. Sau khi kịch bản chương trình được hoàn tất, công đoạn tiếp theo
sẽ thực hiện dựa trên kịch bản có sẵn.
Khi các chuyên mục được thực hiện xong xuôi ngoài hiện trường cũng
như trong phòng thu thì bắt đầu công đoạn cuối cùng đó là xử lý hậu kỳ. Đây là
công đoạn đòi hỏi nhiều thời gian. Bởi thời lượng chương trình chỉ có 30 phút,


15


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
tác giả phải biên tập âm thanh sao cho vừa đủ thời lượng, thông tin lại chân thực
và khách quan nhất.
Chương trình Sóng trẻ số 08 có kết cấu như sau:
- Bản tin Sóng trẻ: gồm 5 tin, trong đó 2 tin sử dụng âm thanh gốc.
- Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề: Bạn trẻ với khát vọng tuổi Hai mươi
- Quà tặng âm nhạc: Bài hát “Anh mang theo mùa xuân” sáng tác: Phúc
Bồ, thể hiện: ca sĩ Văn Mai Hương. Và bài hát “The power of love” sáng tác +
thể hiện: Celine Dion
- Lăng kính sinh viên: Lấy lại tinh thần học tập sau kỳ nghỉ tết
- Chuyên mục mềm: Phóng sự “Đêm đông và hành trình của Ấm”.
Để thực hiện chương trình, tác giả đã sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tìm kiếm, tập hợp tài liệu
từ nhiều nguồn khác nhau (chủ yếu là qua báo mạng). Việc nghiên cứu tài liệu
nhằm mục đích giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, và hiểu được những vấn đề cơ
bản nhất về lối sống, suy nghĩ hiện thời của giới trẻ.
- Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp chủ yếu và được thực
hiện xuyên suốt quá trình xây dựng tác phẩm tốt nghiệp. Đối tượng phỏng vấn
đa dạng: từ sinh viên, các bạn trẻ nói chung, cho đến các chuyên gia tâm lý, các
nhà xã hội học, và cả những người lớn tuổi. Tác giả đã sử dụng các dạng phỏng
vấn: phỏng vấn thu thập thông tin, phỏng vấn quan điểm ý kiến để tìm chứng cứ
cho thấy rất nhiều bạn trẻ đang “ngủ quên” trong sự nhàn nhã đến vô vị. Bên
cạnh đó, tác giả cũng sử dụng cả hình thức phỏng vấn chân dung trong phần
chuyên mục để xây dựng chân dung những bạn tình nguyện, quan điểm của các
bạn, niềm vui nỗi buồn trong công việc.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong
việc xây dựng hai phóng sự.

- Phương pháp so sánh: Tác giả đã sử dụng phương pháp này trong
phóng sự của diễn đàn để tạo nên bức tranh hai mặt của giới trẻ hiện nay.

16


1.7

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp

1.7.1 Ý nghĩa lý luận của chương trình
Chương trình Sóng trẻ số 08 với chủ đề Bạn trẻ với khát vọng tuổi Hai
mươi rút ra được khái niệm về tuổi Hai mươi và tìm ra nguyên nhân cũng như
đưa ra được giải pháp cho suy nghĩ lệch chuẩn, thờ ơ, sống vô định của giới trẻ
bây giờ.
Tác phẩm sẽ giúp sinh viên chuyên ngành phát thanh nói chung và sinh
viên báo chí nói riêng áp dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn một các
hiệu quả nhất. Đồng thời, chương trình sẽ là một cơ sở để các sinh viên khóa sau
có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu khoa học hoặc thực hiện sản xuất chương
trình.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn của chương trình
Chương trình đã cung cấp những thông tin bổ ích về đời sống giới trẻ.
Những thông tin đã diễn ra, cùng nhìn lại, điểm lại. Trong đó đã nhấn mạnh đến
không khí Tết cổ truyền của dân tộc qua các sự kiện diễn ra. Bên cạnh đó là
những chương trình tiếp theo diễn ra tuần tới để bạn trẻ biết và tham gia.
Với diễn đàn Sóng trẻ tác giả đã cố gắng xây dựng một chương trình đậm
chất nhân văn, ý nghĩa và nhẹ nhàng trong không khí đầu xuân. Cuộc sống hàng
ngày xung quanh ta với bao nhiêu con người hăng say làm việc, mơ ước và phấn
đấu vì mơ ước đó. Họ không ngại khó ngại khổ, không từ nan nguy để đạt được

điều tốt đẹp mình vạch ra. Tuy nhiên, lại có những bạn trẻ nhàn rỗi trong tư
tưởng, với thái độ “ngồi mát ăn bát vàng”, sống vô định, ỷ lại người khác. Họ
cho rằng đó không phải việc của mình và cứ thế để ngày qua ngày trôi đi một
cách vô ích. Vì vậy, khi được phát sóng và đón nhận, tác phẩm sẽ giúp cho các
bạn trẻ tự nhìn nhận lại mình, góp phần định hướng cho hành động, suy nghĩ để
sống đúng, sống hết mình và căng tràn ý nghĩa Tuổi Hai mươi.
Ở phần cuối, phóng sự với lối viết dung dị nhẹ nhàng đã khắc họa một
đêm đông lạnh giá với những cơn gió, với những mảnh đời co ro không nhà cửa
nhưng bỗng thấy ấm lạ bởi ở đó có những bạn trẻ cũng ngày đêm đi san sẻ hơi
ấm tình người đến với họ.
17


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
2. NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
Chương trình phát thanh Sóng Trẻ số 08 bao gồm những nội dung chi tiết
như sau:

Kịch bản chương trình Sóng trẻ
Chủ đề: “Bạn trẻ với khát vọng tuổi 20”
(Số 8 phát sóng ngày 19/02/2013)
1.
Nhạc hiệu chương trình + Lời giới thiệu
2.
Mở đầu
- Đọc trên nền nhạc
*MC nữ:
Xuân Thu xin chào các bạn. Thật là nhanh các bạn nhỉ, mới hôm nào các
bạn sinh viên còn rục rịch đồ đạc, lòng khấp khởi về quê ăn Tết, giờ thì chúng ta
lại tiếp tục sự nghiệp học hành và đành phải kết thúc những chuyến du xuân rồi!

Mà Quang Đức đâu rồi nhỉ, không biết bạn ý đã có những ngày nghỉ Tết như thế
nào?
*MC nam:
Đức đây, Đức đây! Trước hết Quang Đức xin được gửi lời chúc mừng
năm mới đến với các bạn. Nào bây giờ thì quay trở lại với câu hỏi của Thu nhé!
Xem nào, nghỉ Tết thì Quang Đức cũng như bao bạn, được xum họp với gia đình
này, rồi đi chơi với bạn bè. Vui lắm! .
*MC nữ:
Không phải mình Đức đâu, Thu cũng thế mà! Nhưng mà này, cậu đã
chuẩn bị cho tinh thần học tập đầu năm chưa đấy!
*MC nam:
Sao Thu hỏi câu khó thế? Thú thực là Đức vẫn chưa được tập trung lắm
Thu ạ.
*MC nữ:
Có lẽ là không khí xuân vẫn còn vương vấn các bạn trẻ. Làm thế nào để
sinh viên chúng ta có màn khởi động thật tốt sau kỳ nghỉ Tết quay trở lại với
giảng đường? Chuyên mục “Lăng kính sinh viên”, phóng viên chương trình sẽ
giúp các bạn những gợi ý vô cùng hữu ích.
*MC nam:
Mà này, Xuân Thu có nhìn thấy gì không? Không biết BTV Anh Thu và
các bạn sinh viên đang làm gì ý nhỉ?
18


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
*MC nữ:
Chắc là chị ấy đang chuẩn bị cho Diễn đàn Sóng Trẻ đấy, và kia là các vị
khách mời.
BTV: Này, tôi đã nghe được cuộc trò chuyện của 2 bạn rồi nhé! Đúng, chúng tôi
đang chuẩn bị cho diễn đàn Sóng Trẻ.

*MC nam:
BTV Anh Thu có thể bật mí cho chúng tôi và quý thính giả biết chủ đề
Diễn đàn là gì không?
BTV: Có chứ! Các bạn đã bao giờ nghe rằng: những người sinh tháng 2 thường
hay bị lạc đường không? Nghe có vẻ lạ tai và vô lý. Nhưng bạn ạ, tháng 2 là
mùa xuân, mùa của tuổi trẻ với những khát khao và những dự định mới cho
tương lai. Nếu như chúng ta không biết vạch ra những kế hoạch, những ước mơ
và phấn đấu vì ước mơ đấy thì cũng sẽ “lạc đường” phải không nào! Diễn đàn
Sóng trẻ tuần này sẽ bàn về chủ đề “Bạn trẻ với khát vọng tuổi 20”. Anh Thu sẽ
gặp lại các bạn sau phần tin tức.
*MC nam:
Và sau diễn đàn, chuyên mục đang được rất nhiều bạn chờ đợi đó là “Qùa
tặng âm nhạc”.
* MC nữ:
Bài viết “Đêm đông và Ấm” giới thiệu về nhóm tình nguyện “Ấm” sẽ
khép lại 30 phút của chương trình.
* MC nam:
Còn bây giờ chúng ta sẽ đến với phần Tin tức.
(Nhạc cắt)
3.
Bản tin ( 2 MC dẫn) (5’).
* MC nữ:
Từ ngày 10/2 đến ngày 17/2, tại công viên nước Hồ Tây diễn ra chương
trình “Xuân yêu thương 2013”. Đây là điểm đến hấp dẫn trong dịp Tết của
nhiều gia đình Thủ Đô và các bạn trẻ. Khi tham gia, các bạn được thưởng thức
một cái Tết rất cổ truyền với các trò chơi giân dan của dân tộc ta. Như là: Múa
lân, đấu vật, trọi gà, nhảy dây, múa sạp… Thật tuyệt phải không các bạn!
* MC nam:
Điểm mới của chương trình năm nay là mỗi ngày đều có một chủ đề khác
nhau. Ví dụ mùng 1 Tết có chủ đề: Ngày hội văn hóa truyền thống Việt Nam,

mùng 2 là Mùa xuân của bé, mùng 4 với chủ đề quê hương ba miền. Đặc biệt, tại
19


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
đây cũng tổ chức sự kiện dành cho ngày lễ tình yêu vào mùng 5 Tết đấy các bạn
ạ.
* MC nữ:
Đến với chương trình, bạn Nguyễn Thanh Hà ở quận Đống Đa – Hà Nội
hiện là sinh viên Đại học Mở cho biết:
Băng: (14s) Em thích nhất là được xem trọi gà và múa lân ạ. Trước đây thì em
mới chỉ biết qua sách và ti vi giờ được nhìn thực tế thì thấy rất hay. Nói chung
là những hoạt động này với em nó có cảm giác đúng nghĩa về cái Tết dân tộc
nên em tham gia.
* MC nam:
Liveshow “Cảm ơn tình yêu” của ca sĩ trẻ Uyên Linh đã diễn ra thành
công tại Cung văn hóa Việt – Xô đúng ngày Valentine 14/2. Chương trình với sự
góp mặt của các ca sĩ trẻ: Uyên Linh, Văn Mai Hương, Khắc Việt… “Cảm ơn
tình yêu” đã đem đến cho khán giả một đêm nhạc trữ tình nhiều màu sắc và
hương vị ngọt ngào của tình yêu.
* MC nữ:
Quang Đức có đến xem chương trình này không?
* MC nam:
Ồ có chứ, Đức vốn thích nghe giọng ca của Uyên Linh mà.
* MC nữ:
Còn Thu thì lại cùng bạn bè dành cả buổi để xem triển lãm. Đức có biết
đấy là triển lãm gì không?
* MC nam:
Có phải Thu đang nhắc tới triển lãm “Cổ ngoạn Thăng Long – Hà Nội”.
Nếu đúng thì Đức cũng đã đến đấy Thu ạ.

* MC nữ:
Đúng rồi Đức ạ. Đến với triển lãm, người xem sẽ được thưởng ngoạn các
dấu ấn văn văn hóa Việt cổ cách đây nhiều ngàn năm qua gần 100 các hiện vật
làm từ gốm, sứ, đồng… như "đồ đồng Đông Sơn" hoặc cổ vật thời "ngàn năm
Bắc thuộc" thế kỷ 1 đến 10 sau công nguyên.
* MC nam:
Còn Đức thì ấn tượng mạnh nhất với bộ sưu tập xe cổ của nhà sưu tầm
Dương Minh Chính. Thu biết không, đây được xem là thế hệ xe máy đầu tiên
của Việt Nam xuất hiện thời vua Bảo Đại đấy!
* MC nữ:

20


-

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
Con trai thường thích những gì thiên về máy móc phải không các bạn!

Vâng, triển lãm đã thu hút đông đảo người tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ. Bởi
đây là dịp để thế hệ trẻ chúng ta hiểu hơn về cội nguồn đặc biệt là Hà Nội xưa.
Cô Lê Thị Minh Tâm – đại diện BTC cho biết:
Băng: (16s) Triển lãm này để phục vụ cho công chúng và mọi người dân thủ đô
đến xem và chiêm nghiễng mỗi dịp xuân về. Cũng để cho lớp trẻ người ta nhìn
thấy và có ý thức về văn hóa và cội nguồn của ông cha mình để lại.
* MC nam:
Triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 24/2, vậy nên nếu bạn nào về quê ăn Tết
thì vẫn còn thời gian để đến với triển lãm đấy các bạn ạ.
* MC nữ:
-


Còn sau đây là những tin mới mà bản tin Sóng Trẻ cập nhật. Sắp tới Công

ty Cổ phần Giáo dục Tomorrow Việt Nam sẽ tổ chức chương trình “Định
hướng kĩ năng sống” lần thứ nhất năm 2013 với sự giúp đỡ của Hội liên hiệp
Thanh niên quốc tế. Khi tham gia chương trình, các bạn có cơ hội được trải
nghiệm các hoạt động dưới vai trò là một tình nguyện viên và giao lưu với các
tình nguyện viên quốc tế.
* MC nam:
Chương trình sẽ diễn ra 3 ngày từ ngày 25 -27/2 tại Ba Vì – Hà Nội. Thời
hạn nộp hộp sơ là hết ngày 22/2. Vậy chỉ còn 3 ngày nữa thôi, nếu bạn nào
muốn tham gia thì hãy truy cập vào trang web: tomorrow.edu.vn.
* MC nữ:
Ngày 23/2 tới đây tại Khu Sinh thái Làng Việt ở quận Long Biên sẽ diễn
ra chương trình “Ngày sáng tạo và đổi mới” dành cho những bạn trẻ đam mê
Internet. Nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh trên mạng hay muốn tạo
thương hiệu của mình trên thế giới mạng thì hãy truy cập trang web:
onnet.com.vn để đặt chỗ cho mình.
* MC nam
Còn bây giờ như đã hẹn, mời quý thính giả gặp lại BTV Anh Thu trong
Diễn đàn Sóng trẻ.
(Nhạc cắt)
4.
Diễn đàn Sóng trẻ (15’)
BTV: Xin kính chào quí vị và các bạn. Một mùa xuân ấp áp nữa lại đến với
chúng ta. Đây cũng là dịp chúng ta nhìn lại những gì đã làm được và chưa làm
21


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp

được trong năm qua để tiếp tục phấn đấu trong năm tới. Xuân sang là thêm một
tuổi mới, và mùa Xuân luôn được xem là mùa của tuổi trẻ - mùa của chồi non
lộc biếc. Cách đây 67 mùa xuân, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết rằng:
Một năm khởi đầu là mùa xuân
Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.
Vâng, chúng ta đang sống trong những ngày đẹp nhất của năm và ở thời tươi
đẹp nhất của cuộc đời đó là tuổi trẻ. Không biết các bạn đã và đang nghĩ gì về
tuổi trẻ của mình? Diễn đàn Sống trẻ xin được bàn về chủ đề: “Bạn trẻ với khát
vọng tuổi 20”. Xin trân trọng giới thiệu vị khách mời của chương trình hôm nay
là: Phạm Thị Hiền – sinh viên khoa Thương mại quốc tế, Học viện Ngoại
giao Việt Nam.
KM: Xin chào quý thính giả nghe đài. Nhân dịp đầu xuân mới Hiền xin gửi lời
chúc sức khỏe, thành công đến tất cả các bạn thính giả.
BTV: Cũng xin được giới thiệu, bạn Hiền chính là tác giả đoạt giải nhất của thi
viết “Ứơc mơ sinh viên” năm 2012 với bài viết “Ước mơ làm tình nguyện suốt
đời”. Vâng để quý thính giả hiểu hơn về vị khách mời hôm nay của chương trình
thì chúng tôi sẽ đưa ra 5 câu hỏi nhanh cho bạn Hiền. Bạn đã sẵn sàng chưa? –
Sẵn sàng! (đọc trên nền nhạc)
6. Trong 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông, bạn thích nhất mùa nào?
- Mùa Xuân
7. Bạn sợ nhất điều gì xảy ra với bạn?
- Ngủ say hơn đồng hồ báo thức!
8. Số tiền lớn nhất mà bạn đã kiếm được là bao nhiêu?
- 1.600$.
9. Bạn bắt đầu làm tình nguyện khi nào?
- Năm thứ nhất.
10.Theo bạn hành trang để bạn trẻ vào đời cần những gì?
- Ước mơ và niềm tin
***

22


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
BTV: Xin cảm ơn câu trả lời của bạn Hiền. Thưa quý vị và các bạn, như vậy là
chúng ta đa biết đôi chút về vị khách mời cho chương trình hôm nay. Chương
trình còn có sự tham gia của các bạn trẻ đến trường Đại học Mở Hà Nội, ĐHQG
Hà Nội. Xin cảm ơn Hiền và các sinh viên đã tham dự chương trình.
(Vỗ tay)
BTV: Vâng, trước hết là xin cảm ơn Hiền đã nhận lời mời tham gia chương trình
của chúng tôi hôm nay. Cảm giác đầu xuân mới và tham gia chương trình này
Hiền thấy thế nào?
KM : Đầu xuân mới là khoảng thời gian rất là vui vẻ và hạnh phúc với tất cả
mọi người. Chúng ta được được xum họp gia đình, chúc tết… Mùa xuân người
ta hay nhắc đến tuổi trẻ nên dịp năm mới được ngồi đây nói về tuổi trẻ, về mùa
xuân thì rất là tuyệt vời, mình rất vui.
BTV: Vậy Hiền đã có một kế hoạch hay một dự định nào đấy cho năm mới 2013
này chưa?
KM: Trong năm 2013 Hiền có 2 dự định lớn. Đó là hiện nay Hiền đang tham
gia một dự án về giáo dục cộng đồng và chắc chắn là Hiền sẽ quyết tâm theo
dõi dự án này đến cùng. Và thứ hai là một việc trước đây Hiền đã dự định là
muốn viết một quyển sách gì đấy… Chủ đề bí mật đi! (Cười)
BTV: Hi vọng là lúc ấy, chúng tôi lại được giới thiệu cuốn sách của bạn trên
chương trình Sóng trẻ! Vâng, chúng ta luôn có một dự định, một kế hoạch nào
đấy để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra phải không ạ? Và nhất là với tuổi trẻ
chúng ta. Vậy bạn quan niệm như thế nào về tuổi trẻ - tuổi 20?
KM: Theo Hiền tuổi trẻ - tuổi 20 là quãng thời gian rất là đẹp. Nó là những
năm tháng bản lề cho một chặng đường cho một người sắp trưởng thành. Các
bạn có trách nhiệm nhiều hơn trước hết với bản thân mình, gia đình xã hội.
BTV: Vâng thưa quý vị và các bạn, tuổi trẻ vốn được xem là tuổi đẹp nhất ở đời

người. Đó là tuổi để ước mơ và thực hiện ước mơ, tuổi của những khát vọng và
đặt đích đến cho tương lai. Còn giới trẻ hiện nay suy nghĩ và làm gì trong độ
tuổi này? Chúng tôi đã thực hiện một phóng sự ngắn, mời Hiền và quý thính giả
cùng nghe.
23


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
Phát phóng sự (3phút)
Hai màu của bức tranh
- Băng âm thanh
Lê Vân Khanh sinh viên trường CĐ Sư phạm HN hiện là tình nguyện viên
nhóm Ấm đang hỏi han một người đàn ông vô gia cư trên đường Ông Ích
Khiêm. Với em tối thứ 7 hàng tuần được cùng với các bạn trong đội đi phát quần
áo và đồ ấm cho những người vô gia cư là một việc làm có ý nghĩa dù rằng sáng
chủ nhật nào em cũng phải đến giảng đường.
Băng (19s): Lần đầu đi khá là mệt ý, cũng bị ốm…Mệt mỏi chỉ là một cái
gì đấy nhỏ thôi. Em chỉ nghĩ đơn giản là mình có đầy đủ …
Đã trải qua hai mùa đông, những bạn trẻ như Khanh trong nhóm tình
nguyện Ấm đã đồng hành bên nhau và san sẻ hơi ấm với những người vô gia cư
trên những con đường Hà Nội về đêm. Ít ai biết rằng ý tưởng Ấm bắt đầu từ cô
gái trẻ Nguyễn Hoàng Thảo đã bỏ giấc mơ ở Nhật để về nước thực hiện điều mà
Thảo cho là hạnh phúc.
Băng (18s): Khi mà tôi sống và làm việc ở Nhật thì tôi cảm thấy rằng là
tôi có thể kiếm được nhiều tiền, nhưng mà tôi có cảm thấy tôi có cảm thấy hạnh
phúc với công việc của mình hay không thì tôi nghĩ là tôi có thể làm được công
việc khác mà tôi cảm thấy hạnh phúc hơn…
Tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ HN, làm giảng viên nửa năm Thảo nhận được
lời mời của một công ty Công nghệ thông tin ở Nhật. Đến với đất nước mặt trời
mọc, nhưng những hình ảnh về đêm ở quê nhà vẫn theo Thảo trong từng giấc

ngủ. Vậy là Thảo đã xếp giấc mơ xứ người lại để trở về nước. Bởi theo Thảo,
đơn giản lắm mình còn trẻ và mình sẽ làm được nhiều điều.
Băng (17s): Cũng không dám gọi đó là lý tưởng nhưng chỉ nghĩ đơn giản
là mỗi người chỉ được sống một lần trên đời thì hãy cố gắng làm sao cho có ích
nhất chứ không nên để phí hoài thời gian của mình
Cũng mang một giấc mơ được sống và cống hiên cho cộng đồng, Hoàng
Đức Minh – chàng trai thế hệ 9X chỉ có một mong muốn: làm sao để môi trường

24


Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
VN sạch hơn và điều đấy phải bắt đầu từ những người trẻ. Với Minh đó là tuổi
trẻ, là khát khao để Minh phấn đấu hơn nữa góp một phần nhỏ cho môi trường.
Băng (14s): Về góc độ người trẻ mình thấy người trẻ nên đóng vai trò
tiên phong có thể bạn không phải đóng vai trò quan trọng nhất nhưng bao giờ
cũng là người đầu tiên tạo ra sự thay đổi trong xã hội. Người trẻ khi mà còn
thời gian, còn nhiệt huyết thì chúng ta nên đứng đầu trong công tác bảo vệ môi
trường.
Khác với Thảo và Minh, Nguyễn Kiều Oanh sinh viên ĐH Thăng Long lại
tỏ ra mơ hồ và lạc lõng với các bạn trong nhóm khi nói về ước mơ về những dự
định cho tương lai. Thất bại trong kỳ thi đại học, giấc mơ trở thành nhà ngoại
giao không thành, với em những kỳ vọng những dự định khi còn ngồi trên ghế
nhà trường phổ thông đã dập tắt. Mỗi ngày trôi qua với Oanh đơn giản là đi học
và về nhà với bố mẹ.
Băng (14s): Do là em không được học cái ngành mà em yêu thích, không
được học khoa mà em thích, không được làm những gì mà em muốn nên dần
dần em thấy những ước mơ sẽ không trở thành sự thật nên em không mơ ước
nữa
Còn với Nguyễn Hùng Anh sinh viên một trường nghề ở Hà nội thì lại

giết thời gian trong những trò chơi điện tử. Có lẽ với Hùng Anh sẽ buồn lắm nếu
như nhà sản xuất không cho ra những trò chơi điện tử hay thế này.
Băng (19s): Ngoài học ra thì chẳng biết làm gì em cứ vào game em chơi
thôi. Mà em thấy mấy trò game online cũng hay. Em thấy thì việc học trên
trường xong thì ra trường em em kiếm được công việc làm là em thấy nhiệm vụ
bản thân em như thế là xong rồi./.
- Nhạc kết thúc phóng sự
Hết phóng sự
BTV: Vâng, thưa quý vị và các bạn. Có lẽ phóng sự trên chỉ là một nét phác họa
nhỏ cho bức tranh thế hệ trẻ bây giờ. Vậy Hiền có suy nghĩ gì khi nghe những
chia sẻ của các bạn trẻ trong phóng sự trên?

25


×