Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tìm hiểu công tác biên tập xuất bản cuốn sách ảnh người khmer ở nam bộ, việt nam của nhà xuất bản thông tấn - khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.78 KB, 61 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông
Nam Á, là đất nước đa dân tộc, đa dạng văn hóa, nơi sinh sống và phân bố của 54
dân tộc anh em. Những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc góp phần tạo nên nét
văn hóa chung của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam – một nền văn hóa đậm đà
bản sắc.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc bởi thế Việt Nam mang trong mình một
nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Mỗi dân tộc là một phần máu thịt của Việt
Nam, là một phần không thể tách rời. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn có sự
quan tâm sâu sắc tới đồng bào các dân tộc thiểu số, đã tăng cường việc đi sâu
nghiên cứu bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Nhiều chính sách về đời sống, văn
hóa, xã hội được thực hiện với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống cả về
vật chất lẫn tinh thần cho cộng đồng bà con các dân tộc thiểu số; bảo vệ và phát
huy nền văn hóa truyền thống.
Song song với việc đầu tư, xây dựng và tu bổ các công trình văn hóa,
khuyến khích đồng bào các dân tộc gìn giữ bản sắc riêng của dân tộc mình thông
qua các lễ hội truyền thống, các điệu múa, những làn điệu dân ca...,Đảng và Nhà
nước ta hàng năm còn thực hiện nhiều dự án để bảo tồn và phát triển các di sản
văn hóa trong đó có việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản các cuốn sách về tìm
hiểu các dân tộc thiểu số ở nước ta. Cuốn sách ảnh Người Khmer ở Nam bộ, Việt
Nam là một cuốn sách tiêu biểu và có giá trị quan trọng, nằm trong dự án về tập
sách ảnh các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, do Nhà nước đặt hàng, Nhà xuất bản
Thông Tấn (nhà xuất bản Thông Tấn) biên tập và phát hành.
Về với nắng gió của vùng sông nước Nam bộ, vùng có phần đông dân tộc
Khmer sinh sống, các vị khách sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những công trình
kiến trúc chùa chiền độc đáo. Nổi bật lên trong nắng vàng rực rỡ, những ngôi
1


chùa có hàng trăm năm tuổi, lộng lẫy và uy nghiêm, là nơi đồng bào Khmer thực


hiện tín ngưỡng tôn giáo của mình.
Người Khmer ở Nam bộ Việt Nam có một đời sống tinh thần phong phú.
Có thể kể đến các lễ hội cổ truyền, các điệu múa trong những trang phục truyền
thống, các món ăn…tất cả đều mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Khmer.
Văn học dân gian vừa là thành tựu, vừa là một nét đẹp của văn hóa truyền thống
Khmer, phản ánh mọi mặt đời sống tinh thần, phong tục tập quán, lối sống của
họ. Bao gồm nhiều thể loại phong phú như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ
tích, truyện cười, dân ca…
Như vậy, có thể nói cuốn sách ảnh Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam là
một ghi chép chân thực và sinh động về cuộc sống muôn màu của đồng bào dân
tộc Khmer ở Việt Nam. Sách tập hợp nhiều bức ảnh tư liệu quý giá và ấn tượng.
Đó là một công trình được xây lên bằng sự tâm huyết và cố gắng của nhiều người
(các phóng viên ảnh, Biên tập viên, người viết lời, dịch lời trong Nhà xuất bản
Thông Tấn, người hiệu đính, trình bày và thiết kế cuốn sách…).
Cùng với việc yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh, cuốn sách ảnh Người Khmer
ở Nam bộ, Việt Nam đã mang đến cho tôi niềm say mê. Tôi hi vọng rằng, qua tìm
hiểu công tác biên tập xuất bản cuốn sách ảnh trên, sẽ giúp tôi trau rồi thêm kĩ
năng nghiêp vụ, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực trong nâng cao chất
lượng biên tập sách ảnh. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Tìm hiểu công tác
biên tập xuất bản cuốn sách ảnh Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam của Nhà xuất
bản Thông Tấn” cho đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Sách về đề tài về dân tộc thiểu số có số lượng khá nhiều đặc biệt trong thời
gian gần đây. Chủ yếu là xoay quanh các chủ đề chính như: phong tục, tập quán,
trang phục, lễ hội, văn học dân gian…Các sách, báo, bài nghiên cứu về đồng bào
Khmer ở Nam bộ cũng xuất hiện nhiều.
2


* Một số cuốn sách viết về người Khmer:

- Phạm thị Phương Hạnh(chủ biên), Lương Minh Hinh, Vũ Thống
Nhất, Huỳnh Công: Văn hóa Khmer Nam bô, nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt,
nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.
- Phan An: Văn hoá và xã hội người Khmer Nam Bộ, nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2010.
- Trần Dũng - Đặng Tấn Đức: Tín ngưỡng và lễ hội dân gian tộc
người Khmer, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
- Đỗ thị Hòa: Bộ sách Trang phục các dân tôc thiểu số Việt Nam, nhà
xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2007.
- Châu Ôn: Một vài thể loại văn học dân gian Khmer đồng bằng sông
Cửu Long, (Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ), nhà xuất bản Tổng
hợp Hậu Giang, 1988.
- Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên): Người Khmer tỉnh Cửu Long, Sở
VH-TT tỉnh Cửu Long, 1987…
* Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhiều bài viết về
dân tộc Khmer ở Nam bộ, Việt Nam:
- Văn hóa tín ngưỡng của người Khmer Nam bộ; Lễ Ok om bok vủa
đồng bào dân tộc Khmer (2013). Báo Tintuc.vn.
- Tết cổ truyền của người Khmer Nam bộ (2013). Báo Dantri.com.
- Nguyễn Khắc Cảnh: Phương pháp nghiên cứu hệ thống thân tộc và
đặc điểm thân tộc của người Khơ-me Nam bộ, Tạp chí dân tộc, số 1, 2011.
- Nguyễn Văn Thắng: Bản sắc của người Khơ-me ở khu vực biên giới
tỉnh Kiên Giang, Tạp chí dân tộc học, số 2, 2010.
- Hạnh Phúc: Dân tộc Khmer Nam Bộ, Tạp chí dân tộc, số 5, 2010…
* Một số khóa luận chọn đề tài sách dân tộc để nghiên cứu:

3


- Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản cuốn sách “Người Thái ở Tây

Bắc” của Nhà xuất bản Thông tấn – Khóa luận tốt nghiệp của Ngụy Thị Hồng,
sinh viên lớp Xuất bản K25.
- Tìm hiểu cuốn sách đạt giải vàng sách đẹp 2007 của Nhà xuất bản
Thông tấn “ Người Dao ở Việt Nam” – khóa luận tốt nghiệp của Đặng Thu
Hương, sinh viên lớp Xuất bản k25…
Cuốn sách Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam thuộc thể loại sách ảnh nghê
thuật, là cuốn sách ảnh đầu tiên viết về người Khmer ở Việt Nam. Tôi mong rằng
với đề tài Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản cuốn sách ảnh“Người Khmer ở
Nam bô, Việt Nam” của Nhà xuất bản Thông tấn, không chỉ mang tới cho bạn
đọc trong và ngoài nước một hình ảnh khắc họa đầy đủ chân dung cuộc sống và
những nét đẹp riêng về đồng bào dân tộc Khmer ở Nam bộ; mà còn giúp cho họ
có một cái nhìn mới về sách ảnh, sự phát triển của sách ảnh Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi hướng tới mục đích nghiên cứu sau: làm rõ quá
trình biên tập – xuất bản cuốn sách Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam của nhà
xuất bản Thông Tấn, qua đó rút ra những bài học chung về biên tập xuất bản
sách ảnh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận gồm:
- Khát quát về sách ảnh, tình hình xuất bản sách ảnh của nhà xuất bản
Thông tấn.
- Tìm hiểu công tác biên tập cuốn sách ảnh Người Khmer ở Nam bộ
Việt Nam.
- Khái quát kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng biên tập mảng sách
ảnh.
4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Công tác biên tập – xuất bản cuốn
sách Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam của nhà xuất bản Thông tấn.
Phạm vi nghiên cứu là công tác biên tập – xuất bản cuốn sách Người
Khmer ở Nam bộ, Việt Nam của nhà xuất bản Thông tấn từ thời điểm xuất bản
quý IV năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau: nghiên cứu và thu thập tài liệu, phân tích tài liệu, phỏng vấn một
số cán bộ tại nhà xuất bản Thông tấn, thống kê, thổng hợp, so sánh…
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu
thành hai chương:
Chương 1: Khái quát về xuất bản sách ảnh và công tác biên tập xuất bản
cuốn sách ảnh Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam của Nhà xuất bản Thông tấn.
Chương 2: Quá trình biên tập xuất bản cuốn sách ảnh Người Khmer ở Nam
bộ, Việt Nam – Thực tiễn và bài học rút ra kinh nghiệm.

5


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ XUẤT BẢN SÁCH ẢNH VÀ
CÔNG TÁC BIÊN TẬP XUẤT BẢN CUỐN SÁCH ẢNH NGƯỜI KHMER
Ở NAM BỘ, VIỆT NAM CỦA NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN
1.1. Khái quát về sách ảnh
1.1.1. Khái niệm sách ảnh và xuất bản sách ảnh
a.

Khái niệm và phân loại sách ảnh


Người ta thường nói “Trong sách có vàng”. Sách giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội. Và một điều không thể phủ nhận là văn minh nhân
loại luôn luôn gắn liền tới sách. Từ ngàn đời xưa, từ khi con người phát minh ra
chữ viết, sách ngoài việc phục vụ học tập nó còn là tài liệu ghi chép lại lịch sử đã
qua của con người. Không chỉ là kênh cung cấp thông tin, tri thức, giáo dục và
giúp mỗi chúng ta hoàn thiện nhân cách, sách còn là một nguồn giải trí và thư
giãn, sách là nghệ thuật. Hầu hết người đọc đều quen thuộc với dòng sách truyền
thống - sách chữ với nhiều thể loại tiêu biểu như tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn,
truyện tranh…
Hiện nay, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của dòng sách điện tử và sách ảnh.
Khác với sách chữ, sách ảnh đem đến một cách tiếp cận mới mẻ và sinh động hơn
cho người đọc.
Sách ảnh, theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của nhà xuất bản Khoa học xã
hội (1998): “Sách ảnh là loại sách thể hiện nội dung thông tin bằng ảnh, bên
cạnh phần ảnh còn có phần chữ được viết một cách ngắn ngọn, súc tích phục vụ
cho chủ đề đưa ra, bố cục sách được sắp xếp theo một trật tự nhất định”.
Như vậy, có thể thấy rằng, điểm quan trọng nhất để nhận biết sách ảnh với
sách chữ đó là số lượng ảnh. Số ảnh sử dụng trong sách ảnh nhiều hơn và chiếm
6


phần lớn diện tích mỗi trang sách, phần chữ bị thu hẹp lại và chiếm vị trí ít hơn,
nhường chỗ cho ảnh.
Sách ảnh khá phong phú và đa dạng về đề tài. Căn cứ vào loại hình người
ta chia sách ảnh ra làm hai loại: sách ảnh nghệ thuật và sách ảnh báo chí. Cuốn
sách ảnh Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam theo đó được xếp vào loại sách ảnh
nghệ thuật.
b.


Sự ra đời của sách ảnh

Nguồn ảnh dồi dào và đa dạng đã tạo điều kiện cho sự ra đời loại sách
mang tính nghệ thuật cao đó là sách ảnh. Sách ảnh ra đời liên quan mật thiết tới
nền nhiếp ảnh.
* Trên thế giới
Ngày 07.01.1839 được coi là ngày ra đời của nhiếp ảnh thế giới. Có thể nói
rằng quá trình ra đời bức ảnh là một quá trình dài phát minh, lao động và sáng tạo
của các nhà sáng chế. Thế kỷ XIX, khi Niece và Dagueree phát minh ra phương
pháp thu hình ảnh của vật thể thì nhân loại bước sang một trang mới. Lúc đầu là
những chiếc máy ảnh thô sơ, ngày nay dựa trên những gì đã có, máy ảnh được cải
tiến và việc chụp lại hình ảnh hay bất cứ khoảnh khắc nào cũng đều hết sức dễ
dàng. Nhiếp ảnh được phát minh đầu tiên ở Pháp, được người Đức phát triển
thêm vào những năm 1880. Họ phát minh ra kỹ thuật Autotypie tức là kỹ thuật
đưa ảnh lên giấy bằng cách in ấn. Từ đây người ta bắt đầu biết tới lý thuyết của
việc xây dựng và trình bày một tấm ảnh.
Nhiếp ảnh ra đời, được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội: trong hội họa, điêu khắc, nghiên cứu khoa học…Riêng trong lĩnh vực thông
tin phải đến hàng chục năm sau con người mới chính thức sử dụng các bức ảnh
trên báo chí. Ảnh báo chí phản ánh thông tin nhanh và chân thực hơn rất nhiều
nếu chỉ đơn thuần là chữ viết.
Ở Đức, xuất bản các loại sách, báo, tạp chí ảnh phát triển ồ ạt…Trong
nhiều năm gần đây, sách ảnh được xuất bản với số lượng ngày càng tăng, số bản
7


in trên 60 triệu bản mỗi năm. Có những nhà xuất bản ở Đức chuyên in sách về
nhiếp ảnh là nhà xuất bản Sápshaoden (schaffausen), nhà xuất bản Canxơ
(Cantz), nhà xuất bản Pattloch (Ausburg)…

Bên cạnh Đức còn nhiều nước khác trên thế giới tham gia làm sách ảnh và
phát triển như nước Mỹ, nước Ý, nước Anh, nước Pháp….
Chưa có một tài liệu nào khẳng định một cách chắc chắn về thời điểm bắt
đầu của thể loại sách ảnh, nhưng qua nghiên cứu chúng ta thấy sự phát triển của
thể loại sách ảnh gắn với sự phát triển của nhiếp ảnh và sự ra đời của các tờ báo,
tạp chí ảnh.
Bước sang thế kỷ XXI nhiếp ảnh đã có những bước tiến khổng lồ nhờ công
nghệ kỹ thuật số. Thay vì phải mang theo hàng tấn thiết bị cồng kềnh thì hiện nay
nhà nhiếp ảnh có thể thỏa sức sáng tạo ngay tại nơi đã diễn ra sự kiện mà không
cần phải liệt kê những khoản phí tổn về phim hay thời gian hiện hình trên giấy
ảnh. Chính ảnh kỹ thuật số đã đem lại cho nhiếp ảnh sự tự do mới. Người ta
không chỉ giới thiệu ảnh đẹp, ảnh mới mà còn rất quan tâm đến các vấn đề lý
luận, nghiệp vụ, phương pháp sáng tác, kinh nghiệm sáng tác…
Thế giới quan tâm và khai thác mọi đề tài về sách ảnh: từ ăn uống, thời
trang, trang điểm, đến làm vườn, giải trí, người nổi tiếng…Đặc biệt loại sách ảnh
nghệ thuật về hình ảnh các vùng miền ở các địa phương, các đất nước trên thế
giới đang ngày càng thu hút đông đảo độc giả.
* Ở Việt Nam
Ngày 15.3.1953 tại Việt Bắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 147/
SL chính thức thành lập doanh nghiệp chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, đánh
dấu bước trưởng thành quan trọng của hai ngành điện ảnh và nhiếp ảnh. “Tạp chí
nhiếp ảnh” cơ quan ngôn luận chính thức của “Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam”
là diễn đàn hội viên của những người yêu nhiếp ảnh. Tạp chí ngày càng được cải
tiến về nội dung và hình thức, có nhiều chuyên mục đáp ứng yêu cầu trao đổi, tìm
hiểu của những người “chơi ảnh” cũng như giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
8


Hội đã xuất bản hai tập sách: “Ảnh nghệ thuật Việt Nam” và phối hợp với
các cơ quan chuyên ngành, nhà xuất bản cho ra mắt bạn đọc một số ấn phẩm sách

ảnh nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.
Những năm gần đây, trong cơ chế thị trường nhiều tác giả nhiếp ảnh đã
bằng tâm huyết, nỗ lực, nguồn vốn của mình đã tự cho xuất bản, in và phát hành
nhiều tập sách ảnh cá nhân, làm phong phú thế giới hình ảnh dưới ống kính của
tác giả: “Chim rừng Việt Nam” - nhiếp ảnh gia Lê Hoài Phương, nhà xuất bản
Kim Đồng; “Ăn vặt Sài Gòn” - Chu Thị Hồng Anh và nhiếp ảnh gia Trần Việt
Đức; sách ảnh đồng tính “Yêu là yêu” của Maika Elan; “Tết Sài Gòn”- Tam thái;

Đến thời điểm năm 2000, thị phần sách ảnh trong nước còn bị bỏ ngỏ. Các
nhà xuất bản tham gia làm sách ảnh rất ít. Nhà xuất bản đầu tiên xuất bản sách
ảnh là nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, cuốn sách tiêu biểu như: “Đại tướng
Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp”(2011); ….Nhà xuất bản Trẻ (Họ đã sống như thế;
…), nhà xuất bản Văn nghệ (Phạm Khắc – Mê Kông ký sự - phim và ảnh;…), nhà
xuất bản Văn hóa Sài Gòn (Việt Nam những khoảnh khắc;…), đặc biệt nhà xuất
bản Thông tấn hiện nay là nhà xuất bản cho in và phát hành nhiều sách thuộc thể
loại sách ảnh nhất. Tiêu biểu như các cuốn: 73 năm Đảng cộng sản Việt Nam;
Hình ảnh 54 cộng đồng dân tộc; Chủ tịch Hồ Chí Minh;…
Tuy nhiên phải nói rằng sách ảnh tuy có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với
nhiều năm về trước nhưng vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ so với sách chữ truyền thống.
Nguyên do bởi làm sách ảnh giá thành vẫn còn cao bởi thế đa phần các nhà xuất
bản vẫn chưa mạnh dạn thực hiện. Sách ảnh hiện nay được đặt hàng bởi các cơ
quan, đoàn thể, cá nhân, trở thành một xu hướng mới đang lan truyền mạnh mẽ
và dần trở nên phổ biến. Ngoài ra sách ảnh chủ yếu vẫn là do nhà nước đặt hàng.
Có thể thấy được nhiếp ảnh Việt Nam ra đời muộn hơn khoảng 30 năm
(năm 1869) so với nhiếp ảnh thế giới và sách ảnh Việt Nam còn muộn hơn nữa.
Chặng đường hơn 141 năm kể từ đó đến nay, nhiếp ảnh Viêt Nam đã phát triển
9


trưởng thành, ngày càng phục vụ đắc lực cuộc sống. Nghệ thuật nhiếp ảnh Việt

Nam đã trở thành một ngành nghệ thuật có vị trí xứng đáng trong văn hóa Việt
Nam. Chính nó đã tạo ra một nguồn ảnh dồi dào phục vụ cho công tác xuất bản.
1.1.2. Đặc điểm của sách ảnh
a.

Kênh hình là chủ yếu

Để có được một ấn phẩm sách ảnh hoàn chỉnh tới tay bạn đọc, ngoài vai
trò của các biên tập viên nhà xuất bản, phải nhắc tới đội ngũ các phóng viên,
nghệ sĩ nhiếp ảnh – những người đã cống hiến nhiều tác phẩm ảnh đẹp, có giá trị
và mang ý nghĩa lớn trong cuốn sách. Hàng trăm bức ảnh được sưu tầm bằng
nhiều cách thức khác nhau, có thể là ảnh tư liệu của các đơn vị, cơ quan; ảnh của
từng cá nhân mỗi phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia chụp đưa về.
Trong sách ảnh, khi nhìn vào, ấn tượng đầu tiên của người đọc là ảnh. Ảnh
ở mọi nơi, ảnh choáng ngợp cả trang sách. Có trang chỉ gồm hai đến ba bức ảnh
và chú thích ảnh, có trang vừa có ảnh vừa có cả phần chữ viết bên cạnh (tiếng
Anh hay tiếng Việt); cũng có bức ảnh được thiết kế toàn bộ trang sách (cả phẩn lề
sách) mà không hề có phần chữ viết. Với đủ các kích cỡ, các bức ảnh đa dạng
được trình bày trong trang sách một cách khéo léo thể hiện đầy đủ ý đồ nghệ
thuật.
Thông thường phần chữ trong sách ảnh rất ít, chỉ chiếm một phần rất nhỏ,
bởi tất cả thông tin mà cuốn sách truyền tải tới bạn đọc đều thông qua các bức
ảnh (kênh hình). Hình ảnh được minh họa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể đi song song
với phần chữ, bổ sung cho phần chữ. Ảnh là chủ yếu, nhưng không vì thế mà
không coi trọng phần chữ, phần chữ đóng vai trò thực sự hữu ích, giúp độc giả
hiểu sâu sắc, và chi tiết hơn. Một số bạn đọc khi xem sách ảnh, chủ yếu chỉ là
“xem” đơn thuần chứ không hề đọc. Nên biết rằng ảnh và chữ luôn bổ sung cho
nhau, xem ảnh người đọc như được “nhìn” tận mắt mọi sự vật, sự kiện, con người

10



và cuộc sống được miêu tả trong đó có cả màu sắc, âm thanh, sinh động và có
hồn.
Hình ảnh là phần chính yếu nhất trong một cuốn sách ảnh, do vậy hình ảnh
phải phản ánh đúng các thực trạng của hiện thực, các mối liên hệ của đối tượng,
sự kiện thông qua các lát cắt tiêu biểu, chân thực, sinh động, diễn ra trong một
khoảng thời gian và không gian xác định. Nhờ vào những hình ảnh đó mà người
xem dù không trực tiếp chứng kiến sự vật, hiện tượng vẫn có thể dễ dàng nhận
biết được đối tượng đang làm gì và làm như thế nào, đúng với nội dung mà hình
ảnh thông báo trong tác phẩm.
Kênh hình (ảnh) và kênh chữ (phần bài viết hoặc chú thích) là hai phần
quan trọng không thể tách rời nhau trong một cuốn sách ảnh. Hình ảnh làm
nhiệm vụ cung cấp những thông tin chính, thông tin cơ bản. Còn bài viết và chú
thích làm nhiệm vụ gọi tên người, tên sự vật, sự việc tránh sự hiểu nhầm. Mặt
khác kênh chữ bổ sung thêm thông tin mà hình ảnh không thể truyền đạt được.
Ngôn ngữ viết, ngôn ngữ văn tự còn có nhiệm vụ giải thích, bình luận xây dựng
mối liên hệ ảnh - ảnh; ảnh - lời; tạo mối liên kết chặt chẽ trong tác phẩm, giúp
người xem hiểu đúng, hiểu đầy đủ hơn về sự kiện, sự việc được phản ánh trong
bài viết.
Hình ảnh đôi khi không thể biểu đạt hết được mọi thông tin, ý đồ nghệ
thuật mà người nhiếp ảnh muốn truyền tải. Phần chữ viết cũng thế, đôi khi chỉ
đọc trên các con chữ, độc giả chưa thể nào hình dung ra được hết những gì mà nó
thể hiện, mà họ chỉ có thể cảm nhận được đầy đủ qua cả hai phần quan trọng này.
Người đọc phải vừa được cảm nhận bằng mắt để thỏa sức “ngắm nhìn” sự thật
khách quan, sinh động; lại vừa phải được cảm nhận bằng tất cả những suy nghĩ
của mình ẩn sau từng câu chữ. Có như thế người xem mới thấy được cái hay, cái
đẹp của từng bức ảnh, từng bài viết, cái thú vị của từng trang sách. Đồng thời
người đọc cũng sẽ có những cảm nhận khác biệt rất nhiều so với khi đọc một
cuốn sách truyền thống – sách chữ.

11


b.

Tác động trực quan, mang tính truyền cảm trực tiếp

Ảnh bao giờ cũng tác động trực tiếp qua con mắt của người xem. Ảnh là
một loại hình thông tin đặc biêt sinh động, dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh đối với
độc giả. Như đã biết, so với chữ viết thì hình ảnh sẽ được lưu giữ lâu hơn trong
trí nhớ của người xem. Đấy là chưa kể sự tác động của hình ảnh một cách trực
tiếp nên thông tin đến với người xem luôn nhanh hơn nhiều. Trong khi chữ viết,
để hiểu được, điều đầu tiên là phải đọc, rồi suy ngẫm từ đó mới đưa đến việc hình
thành nên những nhận thức mới, những nhận xét hay đánh giá của người đọc; thì
cũng cùng một đối tượng phản ánh, hình ảnh lại có thể giúp người xem nảy sinh
những cảm nhận, đánh giá thông qua hình ảnh trực quan.
Mọi thông tin đều tác động trực tiếp tới con người qua hai giác quan quan
trọng nhất là thị giác và thính giác. Thị giác là giác quan tiếp nhận một số lượng
thông tin lớn, khoảng 83% thông tin về cuộc sống hàng ngày con người thu lượm
được là qua thị giác, trong khi đó chỉ có 11% điều chúng ta nhận thức được là qua
thính giác, còn lại là các giác quan khác.
Sách ảnh thông tin bằng hình ảnh. Trong số các thông tin mà con người
tiếp nhận, ngoài những thông tin được truyền tải bằng chữ viết thì dung lượng lớn
thông tin được truyền tải bằng hình ảnh. Sách ảnh là thể loại tốt nhất để đáp ứng
nhu cầu về thị giác của độc giả. Nhìn lại những cuốn sách truyền thống, chữ viết
nhiều và hình ảnh đôi khi cũng có nhưng rất hiếm hoi và đa phần là ảnh vẽ.
Người đọc muốn hiểu được nội dung thông tin chứa đựng trong cuốn sách phải
nhất thiết cần đến kênh chữ. Đọc nhiều, mắt chúng ta buộc phải tiếp xúc với các
con chữ (dạng ký hiệu của âm thanh) thường xuyên và liên tục hơn. Hiệu quả đọc
như thế sẽ kém đi rất nhiều, cảm giác của người đọc sẽ là mệt mỏi và nhanh chán.

Thông tin trong sách ảnh hấp dẫn bạn đọc bởi thông tin đó được truyền tải
trực tiếp qua ngôn ngữ ảnh là những thông tin bằng ảnh, nó trực quan và sinh
động khiến người xem có cảm giác được chứng kiến trực tiếp mọi quá trình xảy
ra sự kiện. Độc giả nhờ vậy cũng có thể cảm nhận được không gian và thời gian
12


diễn ra sự kiện. Hơn nữa, cảm xúc từ các khuôn hình trong ảnh, tùy mức độ nông
hay sâu của người phóng viên chụp, sẽ dẫn dắt độc giả đi đến chứng kiến bản
chất cốt lõi của sự kiện, sự việc. Thông tin từ những bức ảnh do đó luôn tạo nên
những bất ngờ cũng như sự thích thú trong quá trình tiếp nhận của bạn đọc.
Sức hấp dẫn của sách ảnh, ngoài ra, còn vì thông tin trong sách ảnh thường
mang ý nghĩa xã hội cao, chứa đựng tính thời sự được phản ánh trong đó. Các
bức ảnh còn đem lại cho người xem những cách nhìn mới lạ vào chính những
khía cạnh tưởng chừng rất quen thuộc trong cuộc sống. Điều này sẽ trở nên có ý
nghĩa hơn khi những hình ảnh kích thích được trí tưởng tưởng tượng của người
đọc đến mức bắt họ phải suy nghĩ đến những vấn đề được nêu ra trong ảnh.
c.

Sách ảnh mang tính chất của một loại hình nghệ thuật

Sách ảnh cung cấp cho người đọc những tấm ảnh đẹp, nhiều giá trị mang
tính chất của loại hình nghệ thuật. Những tấm ảnh được chụp qua lăng kính của
từng nghệ sĩ với những sự cảm thụ khác nhau đã tạo nên các tác phẩm rực rỡ,
đậm chất “nghệ thuật”. Dưới con mắt của một con người luôn tìm kiếm cái đẹp,
cái mới, thì mỗi người nghệ sĩ luôn hướng mình đi sâu, đi xa, tới mọi vùng miền
đất nước, nhập vào các cuộc hành trình để khám phá, phát hiện. Nghệ thuật đích
thực bao giờ cũng cần có sự sáng tạo. Nghĩa là nghệ thuật luôn luôn phải tìm tòi
cái độc đáo, cá biệt mang tính phát hiện cao. Đồng thời, một điều hết sức quan
trọng đó là bên cạnh sự mới mẻ, thì một tác phẩm nghệ thuật theo đúng nghĩa

phải là một tác phẩm có giá trị. Nhiếp ảnh cũng như thế, các nhiếp ảnh gia để có
được những tấm ảnh đắt giá, trước hết người đó phải là một người yêu thích trải
nghiệm; có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện, khám phá được mọi mặt cuộc sống
con người, biết đánh giá được những giá trị của cuộc sống, truyền tải được điều
cần thông tin cho bạn đọc.
Cái nhìn cá nhân và nghệ thuật đích thực phát sinh từ đó. Mỗi phong cách
nghệ thuật đánh dấu một dấu ấn cá nhân riêng của từng nghệ sĩ và mỗi tác phẩm
ảnh đều mang một phong cách riêng biệt với một góc nhìn riêng, cách cảm nhận,
13


truyền tải riêng. Một bức ảnh phải có trong đó những chi tiết “đắt giá”, cũng
giống như mọi tác phẩm nghệ thuật khác: hội họa, âm nhạc, văn học…chi tiết
“đắt giá” luôn quan trọng và nó làm nên thành công của bức ảnh. Bức ảnh đó
phải vừa có giá trị nghệ thuật, vừa phản ánh được những vấn đề cấp bách của xã
hội. Song điều quan trọng nhất vẫn là mỗi một nghệ sĩ phải có được tiếng nói
riêng trong những sáng tác của họ.
Sách ảnh hội tụ những bức ảnh nghệ thuật, các bức ảnh được sắp xếp, trình
bày trên từng trang sách, có sự cân đối hài hòa giữa hình và chữ. Người đọc tìm
đến sách ảnh cũng giống như tìm hiểu một loại hình nghệ thuật. Việc sưu tầm
bằng cách đi chụp lại các bức ảnh, điều đó cần đến khả năng tư duy nghệ thuật.
Ảnh đẹp, không chỉ đơn thuần là ảnh có chất lượng, rõ và nét mà ảnh đó phải
được chụp bằng con mắt tinh anh của nghệ sĩ nhiếp ảnh. Từ chọn bối ảnh, bố cục,
ánh sáng, nhân vật, đường nét, màu sắc, độ tương phản…việc tìm khoảnh khắc,
“thời cơ” bấm máy là điều rất quan trọng, quyết định sự sống còn của một bức
ảnh.
Việc trình bày các bức ảnh trong sách cũng là một nghệ thuật. Những bức
ảnh, tự bản thân chúng đã là những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, khi
sưu tầm, biên soạn các biên tập viên lại đưa chúng vào những vị trí thích hợp
trong cuốn sách.

d.

Ngôn ngữ biểu hiện là hình ảnh

“Mối quan hệ giữa hệ thống ký hiệu chữ viết và hệ thống ký hiệu hình ảnh
được coi là mối quan hệ giữa hệ thống ký hiệu ngôn ngữ và không ngôn ngữ. Hai
cấp bậc của sự hiểu biết là cấp khái niệm (lời nói) và cấp trực quan (hình ảnh)
luôn luôn có mối quan hệ nhất định với nhau, có sự tác động qua lại lẫn nhau,
cùng cho phép ta hiểu chính xác bức ảnh, nâng cao giá trị bức ảnh bằng cách cụ
thể hóa một dữ kiện” (Tiến sĩ Veasta Zachejeva). Lời nói (có thể là chú thích ảnh)
kèm theo bức ảnh sẽ làm cho bức ảnh được tôn lên, tăng thêm sức biểu hiện cho
bức ảnh.
14


Hình ảnh mang đến cho người xem những thông điệp, đưa thông tin cần
truyền tải. Với các bức ảnh khác nhau thể hiện những thông điệp khác nhau.
Trong sách ảnh, ngoài hệ thống ngôn ngữ chữ viết, một ngôn ngữ khác không
kém phần quan trọng là hình ảnh – ngôn ngữ không lời. Các bức ảnh trình bày
theo từng phần, chương, mục, trình bày theo thời gian, không gian, đề tài, chủ
đề…từng bức ảnh diễn đạt một nội dung khác nhau, bổ sung cho nhau, tạo thành
một sự kết hợp hài hòa giữa thông tin phần chữ và thông tin phần ảnh.
Chất liệu chính của sách ảnh là hình ảnh. Sách ảnh truyền thông tin đến
bạn đọc chủ yếu qua kênh hình, còn ngôn ngữ văn tự chỉ là để giải thích, làm rõ
hơn hình ảnh hoặc chỉ có tính chất chỉ dẫn về nguồn gốc và bối cảnh, được sử
dụng một cách ngắn ngọn. Ngôn ngữ của từng bức ảnh chỉ có thể cảm nhận được
bằng giác quan thị giác của người xem. Hình ảnh trong sách ảnh trung thực, ghi
lại hiện thực cuộc sống một cách khách quan, chân thực như nó vốn có. Người
chụp không hề sáng tác hoặc ghép ảnh theo ý chủ quan của mình.
Sách ảnh là sách cho đại chúng, ngôn ngữ bằng hình ảnh ai cũng có thể

tiếp nhận được, không phân biệt trình độ lứa tuổi. Chỉ cần quan sát bằng đôi mắt,
người đọc dù là bất cứ ai, đều có thể hiểu được điều mà bức ảnh truyền tải. Màu
sắc, đường nét, nhân vật…xuất hiện trong bức ảnh, mà dưới con mắt mỗi độc giả
bức ảnh có thể có những cách cảm nhận rất khác nhau. Cùng biểu hiện một sự vật
hiện tượng, với góc chụp khác nhau sẽ cho ra đời những bức ảnh khác nhau, cũng
như thế, chỉ một bức ảnh nhưng do mỗi người mà thông tin nhận được cũng sẽ có
sự khác biệt nhau.
1.1.3. Vai trò của sách ảnh
Ngày nay khi mà xã hội càng phát triển, quỹ thời gian của con người hạn
hẹp hơn rất nhiều, sách chữ bộc lộ nhiều hạn chế. Đọc sách chữ phải đầu tư nhiều
thời gian, công sức hơn, đặc biệt những người già, trẻ em tâm lý rất ngại đọc sách
chữ. Sách ảnh có ưu thế lớn trong sự phát triển hiện tại, thích hợp với những
15


người bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian, tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.
Đặc biệt sách ảnh khắc phục tâm lý ngại đọc sách. Thông tin trong sách ảnh cô
đọng, súc tích và in sâu trong tâm trí bạn đọc.
Việc hình thành sách ảnh là sự biến đổi tất nhiên của hình thái sách chữ
truyền thống trong một xã hội thông tin. Cùng với dòng sách ảnh, sách điện tử
cũng đang được nhiều người đọc quan tâm, đón nhận. Mặc dù công nghệ thông
tin đang có những bước tiến mạnh mẽ, xét về nhiều mặt sách điện tử có khả năng
phát triển xa hơn, nhưng sách ảnh vẫn giữ một vai trò không thể thiếu trong đời
sống xã hội hiện đại.
a.

Cung cấp và truyền bá thông tin

Ngày nay, thông tin được truyền bá bằng nhiều phương tiện khác nhau như
phát thanh, truyền hình, báo mạng…nhưng sách vẫn luôn là một công cụ cung

cấp và truyền bá thông tin quan trọng.
Sách ảnh đáp ứng được mọi nhu cầu về thông tin: chính xác, nhạy bén.
Đọc sách ảnh vừa nắm bắt được nội dung một cách nhanh chóng, người đọc vừa
tiết kiêm được thời gian. Thông tin trong sách ảnh đa dạng, phong phú, mang
nhiều tri thức, giúp người đọc nhận thức được những mặt bản chất, những quy
luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. So với các phương tiện
thông tin khác thì sách ảnh có độ tin cậy hơn bởi nội dung thông tin có sức thuyết
phục và có giá trị sâu sắc.
b.

Sách ảnh có ý nghĩa giáo dục cao

Sách nói chung, sách ảnh nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống xã hội là giáo dục. Về sách ảnh, phương thức giáo dục bằng ngôn
ngữ hình ảnh mang lại nhiều kết quả cao hơn. Nó tác động vào nhận thức con
người, nuôi dưỡng, hoàn thiện và phát triển nhân cách con người, hướng con
người sống lành mạnh tiến đến “chân – thiện –mĩ”. Như vậy, ngoài việc nâng cao
nhận thức, sách ảnh còn tác động trực tiếp vào tâm lý, tình cảm con người thông
16


qua hình ảnh cụ thể, các hình tượng nghệ thuật, những mô hình con người, lối
sống đạo đức, các lý tưởng, tình cảm, thẩm mĩ để khích lệ con người vươn tới
những giá trị tốt đẹp.
c.

Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ

Cái đẹp trong mọi thời đại luôn được con người yêu mến và gìn giữ. Một
cuốn sách đẹp là không chỉ “đẹp” trong nội dung mà hình thức của nó cũng phải

hài hòa, hợp lý. Đối với sách ảnh, giá trị thẩm mĩ được đánh giá cao trong mỗi
bức ảnh được phản ánh và những thông tin chứa đựng trong đó. Bởi như đã nêu,
sách ảnh là sách của nghệ thuật nên người đọc thường tìm đến sách ảnh không
những để tận hưởng “cái đẹp” trong từng bức ảnh mà trong từng cách thức thiết
kế, trình bày, minh họa ảnh. Người đọc quan sát, cảm nhận và rung động trước
những tác phẩm nghệ thuật thì khi đó cuốn sách ảnh mới được coi là đã thực hiện
vai trò đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ cho con người.
d.

Phản ánh hiện thực

Do khả năng ghi lại chi tiết và tỉ mỉ những gì máy ảnh “nhìn thấy” trong
thế giới khách quan nên nhiếp ảnh có thể phản ánh hiện thực một cách một cách
chân xác nhất. Sách ảnh ra đời để ghi nhận mọi biến động của cuộc sống hiện tại,
điều đó sẽ giúp cho thể loại này tiếp cận gần hơn với các mặt hiện thực của đời
sống xã hội, cung cấp cho độc giả những “mảng”, những “gốc” của hiện thực
cuộc sống mà con người khao khát khám phá
e.

Bảo tồn giá trị văn hóa và giao lưu quốc tế

Sách ảnh, bản thân nó là một sản phẩm văn hóa, nó có vai trò trong việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Sách ảnh ghi lại các tác phẩm
sáng tác nghệ thuật và khoa học kĩ thuật, nhằm gìn giữ những giá trị đó cho xã
hội và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhờ có sách ảnh mà các thế hệ sau biết đến các thế hệ trước, biết đến các
phong tục tập quán, lễ hội, biết đến lịch sử của dân tộc mình, biết về những thắng
17



cảnh đẹp của mọi miền đất nước…từ đó thế hệ trẻ hiểu và có ý thức gìn giữ, bảo
tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc; kế thừa nó vào
cuộc sống hôm nay.
Hội nhập và giao lưu văn hóa là một quy luật tất yếu, cần có của mỗi dân
tộc hiện nay. Sách ảnh là một công cụ giao lưu văn hóa tích cực và rộng lớn. Sách
ảnh đưa những thông tin của các dân tộc khác trên thế giới để phục vụ cho sự
phát triển đất nước; đồng thời sách ảnh cũng là phương tiện để giới thiệu những
truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc ta với thế giới góp phần làm phong phú
thêm đời sống văn hóa nhân loại và tăng cường vị thế của dân tộc trước quốc tế.
f.

Sách ảnh phục vụ cho công tác tư tưởng của Đảng ta

Sách ảnh còn có vai trò trong giáo dục, truyền bá tư tưởng của Đảng. Là
công cụ phục vụ đắc lực cho công tác đảng, tuyên truyền, cổ động. Sách ảnh còn
tác động làm chuyển biến nhận thức, tình cảm để định hướng xã hội theo mục
tiêu cụ thể của giai cấp. Nội dung trong sách ảnh phải phù hợp với đường lối,
mục tiêu, lí tưởng của đảng; không có tư tưởng chống phá cách mạng, phản động;
góp phần xây dựng Đảng, xây dựng đất nước; giúp quần chúng nhận thức rõ
nhiệm vụ chính trị của mình.
1.2

Tình hình xuất bản sách ảnh của Nhà xuất bản Thông tấn

Các mảng sách chính của nhà xuât bản Thông tấn là: sách ảnh, sách nghiệp
vụ báo chí, sách thời sự sự kiện. Trong đó sách ảnh có sự phát triển tốt nhất.
1.2.1 Lợi thế của nhà xuất bản Thông tấn trong xuất bản sách ảnh
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, ngay từ khi ra đời, nhằm tạo
dựng tên tuổi và vị thế trong “làng” xuất bản, nhà xuất bản Thông tấn đã định
hướng con đường phát triển riêng, đó là tập trung cho phát triển sách ảnh. Biết

phát huy thế mạnh với những nguồn lực tự có, nhà xuất bản Thông tấn những
năm vừa qua đã đạt nhiều thành công trong lĩnh vực xuất bản sách ảnh.

18


Nhà xuất bản Thông tấn trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam – một cơ quan
với mạng lưới phân xã trải rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước và 25 phân xã ở
nước ngoài, có một hệ thống tư liệu về ảnh phong phú và đa dạng. Bên cạnh kho
tư liệu ảnh lớn từ cơ quan chủ quản Thông tấn xã, nhà xuất bản còn liên hệ với
các tờ báo, các phóng viên, hội viên của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh để có một nguồn
ảnh dồi dào. Do vậy quá trình tìm kiếm nguồn ảnh để làm sách diễn ra rất thuận
lợi.
Số lượng đội ngũ phóng viên ảnh của Thông tấn xã lớn, trình độ và tay
nghề chuyên môn cao; các mảng đề tài cuộc sống đều được các phóng viên đi sâu
khai thác. Ngoài ra với kinh nghiệm kĩ thuật xử lý ảnh tốt của các cán bộ nhà
xuất bản, vì thế các bức ảnh được sử dụng để làm sách đều là các bức ảnh chất
lượng cao, rõ nét, phán ảnh được hiện thực cuộc sống muôn màu.
Chú trọng nâng cao chất lượng bằng việc bồi dưỡng và trau dồi kĩ năng
cho cán bộ biên tập, nhà xuất bản cũng không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại
giúp các biên tập viên trong quá trình làm việc có thể đảm bảo tiến hành công
việc một cách hiệu hiệu quả, đúng tiến độ, đảm bảo được chất lượng cuốn sách
trong các khâu: lưu trữ, chụp ảnh bổ sung, khâu thiết kế, biên tập, chế bản và in
ấn. Quá trình xử lý các bức ảnh diễn ra dễ dàng, và chính xác hơn.
1.2.2 Tình hình xuất bản sách ảnh
Nhà xuất bản Thông tấn tuy mới ra đời, nhưng số lượng xuất bản sách ảnh
chiếm nhiều nhất so với các đơn vị xuất bản khác. Tính đến thời điểm hiện nay,
số đầu sách ảnh của nhà xuất bản gần 150 đầu sách, trung bình mỗi năm nhà xuất
bản xuất bản được 15 đầu sách ảnh. Cuốn sách ảnh đầu tiên là cuốn 72 năm
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Phong trào thanh niên Việt Nam (2002).

Sách ảnh được trình bày đẹp, ấn tượng, hài hòa giữa phần nội dung thông
tin bằng chữ và phần hình ảnh. Kích cỡ khổ sách, chất liệu in mỗi cuốn sách cũng

19


có sự đa dạng, có cuốn mỏng, cuốn dày, hình vuông hay hình chữ nhật…bìa in
cũng có khác nhau cả về thiết kế trình bày và chất liệu.
Ba đề tài chính trong làm sách ảnh của nhà xuất bản:
- Mảng đề tài về chân dung các chính khách, nhân vật lớn, các cuốn
như: Chủ tịch Hồ Chí Minh (2004); Thủ tướng Võ Văn Kiệt (2011); Chủ tịch,
Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (2011)….
-

Mảng đề tài thứ hai thường được sách ảnh tiếp cận là sách giới thiệu

hình ảnh dân tộc và non nước Việt Nam, những sinh hoạt văn hóa tinh thần
của dân tộc nhằm mục đích phục vụ du lịch, quảng bá hình ảnh về đất nước và
con người Việt Nam, các cuốn sách: Cộng đồng 54 dân tộc anh em; Người
Thái ở Tây bắc (2008); Người Hà nhì ở Việt Nam (2010); Người La chí ở Việt
Nam (2012)…
- Mảng đề tài thứ ba là đề tài phản ánh tình hình văn hóa - xã hội, các
sự kiện chính trị nổi bật, có thể kể tới các cuốn như: 70 năm Đảng cộng sản
Việt Nam; Những bức ảnh đi cùng năm tháng; 60 năm Quốc hội Việt Nam
1945 – 2005 (2005); Việt Nam 30 năm chiến tranh giải phóng, Tình cảm của
nhân dân thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh;…
Hình thức khai thác đề tài sách ảnh từ hai nguồn chủ yếu:
- Sách do nhà nước, cơ quan, đoàn thể, các địa phương đặt hàng.
- Sách do nhà xuất bản tự nghiên cứu thị trường để tìm chọn và xây
dựng đề tài.

Trong những năm gần đây, xuất bản sách ảnh có xu hướng tăng lên, năm
2010 là 14 cuốn chiếm 4,4% tổng số sách xuất bản, đến năm 2012 là 19 cuốn,
chiếm 5,7%. Trong đó sách do nhà nước đặt hàng xuất bản có 2 cuốn sách về
chính khách và 4 cuốn về các dân tộc thiểu số.

20


Bảng thống kê số tổng số đầu sách xuất bản
với số sách ảnh được xuất bản (2010 – 2012)

Tổng số đầu sách xuất bản

2010
321

2011
283

2012
330

(đơn vị: đầu sách)
Số đầu sách ảnh xuất bản

14

15

19


(đơn vị; đầu sách)
Tỉ lệ % đầu sách ảnh với

4,4%

5,3%

5,7%

tổng số đầu sách xuất bản
Là nhà xuất bản chuyên về xuất bản sách ảnh, một số ấn phẩm nổi tiếng
như tập sách ảnh về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; Cuốn sách Cộng đồng 54
dân tộc Việt nam là cuốn sách ảnh bán chạy nhất, được tái bản rất nhiều lần và
được in song ngữ Việt – Anh, Việt – Pháp. Một số cuốn khác đạt giải thưởng sách
đẹp như: năm 2002, cuốn Văn miếu – Quốc tử giám; năm 2003, cuốn 70 năm
Đảng cộng sản Việt Nam; năm 2005, cuốn Những bức ảnh đi cùng năm tháng;
năm 2007, cuốn Người Dao ở Việt Nam…
Trên cơ sở những điều kiện thuận lợi, cùng những tài nguyên thông tin
phong phú của ngành, nhà xuất bản Thông tấn hiện đang có những bước phát
triển vượt bậc trong công tác xuất bản mảng sách ảnh.
1.3

Giới thiệu cuốn sách ảnh Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam

Lâu nay có những cuốn sách, những tập tài liệu của các nhà dân tộc học,
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước giới thiệu khá chi tiết về cộng đồng
người Khmer ở Việt Nam. Phải công nhận đây là những công trình nghiên cứu
giá trị, cung cấp nhiều thông tin tư liệu quý cho những ai quan tâm đến nguồn
gốc, sự hình thành và phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Tuy vậy,

những tài liệu này chủ yếu bằng chữ viết, nếu có ảnh hoặc tranh vẽ kèm theo
21


cũng chỉ ở dạng minh họa, chắc chắn chưa thể làm hài lòng bạn đọc – nhất là bạn
đọc phổ thông. Để nhận biết rõ ràng hình ảnh thực và vô cùng phong phú của
đồng bào Khmer ở vùng Nam bộ Việt Nam, một cuốn sách ảnh viết về đề tài
người Khmer ở Việt Nam đã ra đời, đáp ứng nguyện vọng tìm hiểu, tra cứu của
nhiều người trong hàng chục năm qua. Và đối với người biên soạn, đấy còn là nỗi
trăn trở, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đồng bào.
Cuốn sách ảnh Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam được in xong và nộp lưu
chiểu quý IV năm 2012, năm 2013 đã có mặt trước công chúng bạn đọc. Đây là
công trình nghiên cứu về hình ảnh người Khmer ở Nam bộ, nằm trong bộ sách về
54 dân tộc Việt Nam, thuộc mảng sách dân tộc của nhà xuất bản Thông tấn. Với
141 bức ảnh từ nhiều tác giả là những phóng viên ảnh của Thông tấn xã, được
trình bày trang trọng trên 192 trang giấy tốt, khuôn khổ 20x20 cm, bìa cứng, cuốn
sách là một tài liệu quý giá không chỉ là để giới thiệu về bản sắc văn hóa dân tộc
của người Khmer mà qua đó thấy được Việt Nam là một quốc gia đa văn hóa, đa
dân tộc, tất cả các dân tộc cùng chung sống đoàn kết với nhau tạo thành một khối
thống nhất và bền vững.
Cuốn sách là công trình sưu tầm, chọn lọc và nghiên cứu công phu của đội
ngũ biên tập viên và cộng tác viên của nhà xuất bản Thông tấn. Với những bức
ảnh và bài viết súc tích, cuốn sách đã thể hiện một cách khá chân thực các mặt
đời sống, cũng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sống tập
trung ở vùng Nam bộ Việt Nam. Qua các trang sách ảnh, người đọc, người xem
thấy được những nét đẹp, nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer Việt Nam.
Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam ngoài lời nhà xuất bản, thì phần nội
dung được chia làm 6 chương lớn. Bao gồm: Nguồn gốc lịch sử; Chùa của người
Khmer; Phum, sóc – nhà ở người Khmer; Y phục trang sức; Nguồn sống; Tín
ngưỡng, lễ hội. Sách bao gồm cả phần chữ và phần hình ảnh (có kèm chú thích),

được in trên chất liệu giấy bóng, dày, đẹp. Phần chữ in song ngữ Việt – Anh, bởi
đây là cuốn sách xuất bản với mục đích phục vụ du khách nước ngoài, những
22


người đến thăm đất nước Việt Nam và muốn khám phá về các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam.
Hướng tới người đọc là khách du lịch trong và ngoài nước là chính nhằm
giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống, con người đồng bào Khmer sinh sống
ở vùng sông nước Nam bộ. Hơn nữa, cuốn sách còn là một nguồn tài liệu cho
công tác nghiên cứu, tìm hiểu về dân tộc Khmer Việt Nam phục vụ cho các nhà
khoa học, nhà dân tộc học, sinh viên, những người có nhu cầu tìm hiểu.
Qua cuốn sách, người đọc sẽ hiểu được về nguồn gốc lịch sử hình thành:
Người Khmer ở Việt Nam hiện nay được khẳng định là một tộc người thuộc dân
tộc Việt Nam, tuy có nguồn gốc chung từ rất lâu đời với người Khmer ở
Campuchia, nhưng hiện giờ đó là hai dân tộc hoàn toàn khác biệt. Thấy được
những kiến trúc lộng lẫy tuyệt đẹp của các chùa chiền giữa một không gian cây
xanh mát. Phần Phum sóc – nhà ở người Khmer, các bức ảnh tập trung khắc họa
chân thực nhất nơi sinh sống của đồng bào. Với các góc chụp xa, gần khác nhau,
đan xen nhiều cảnh như ruộng, cây cối, con người…Người xem thấy được hình
ảnh về nhà ở của người Khmer khá đơn sơ, hoàn toàn trái ngược với kiến trúc
chùa chiền.
Những y phục, trang sức độc đáo, phần này cuốn sách giới thiệu những
trang phục của nam, nữ giới người Khmer như áo, váy, khăn đội đầu…ngoài các
hình ảnh chụp con người với trang phục, còn có những hình ảnh chụp riêng từng
đồ vật. Trong chương về nguồn sống, chúng ta sẽ nhìn thấy được các hoạt động
kiếm sống của bà con Khmer, tất cả các hoạt động kiếm sống như trồng lúa nước
và các loại nông sản khác, chăn nuôi, nghề phụ, thủ công, đan lát…Phong tục, lễ
hội là chương cuối của cuốn sách, phần này chiếm gần một nửa cuốn sách
(86 trang) bao gồm các bài viết và những hình ảnh về một số lễ hội lớn của người

Khmer như Tết Chol chham thmey, lễ hội Ok om bok, lễ hội Donta, lễ dâng y cà
sa...Hình ảnh nhạc cụ cũng được giới thiệu trong phần này…

23


Cung cấp thông tin bằng hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc, cuốn sách
thực sự là một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng cho những ai say mê nhiếp ảnh; là
cẩm nang hình ảnh cho những người đọc muốn tìm tòi, khám phá. Nhưng trên hết
Người Khmer ở Nam bộ, Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong viêc gìn
giữ các giá trị văn hóa Khmer nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung.

24


CHƯƠNG 2

QUÁ TRÌNH BIÊN TẬP XUẤT BẢN CUỐN SÁCH ẢNH
NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ, VIỆT NAM – THỰC TIỄN
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1

Công tác tổ chức xây dựng bản thảo

Công tác tổ chức xây dựng bản thảo gồm hai khâu cơ bản là công tác đề
tài, kế hoạch đề tài và công tác cộng tác viên.
Công tác tổ chức xây dựng bản thảo là một bước quan trọng và được đánh
giá là khâu mở đầu trong quá trình xuất bản, định hướng cho nhà xuất bản thực
hiện đúng đắn tôn chỉ mục đích riêng của mình. Ở nước ta, mỗi nhà xuất bản đều
có tôn chỉ, mục đích hoạt động riêng. Mỗi nhà xuất bản phải tự đặt ra những kế

hoạch đề tài, xuất bản, riêng biệt và mang tính đặc thù. Chỉ có một kế hoạch tốt
và khả thi thì việc xuất bản cuốn sách mới có thể thực hiện được.
Cũng giống như bất cứ một công việc nào, để hoàn thành và mang lại một
kết quả cao thì người thực hiện phải biết tổ chức, xây dựng, lập kế hoạch cho nó.
2.1.1 Công tác đề tài và kế hoạch đề tài
Trong hoạt động xuất bản việc tìm, phát hiện đề tài và vạch ra một kế
hoạch để thực hiện nó là công việc mở đường, bắt đầu cho một xuất bản phẩm
mới sắp sửa hình thành. Mọi hoạt động biên tập của nhà xuất bản đều phải căn cứ
vào kế hoạch đề tài. Đó là cơ sở để tổ chức, phân công lực lượng biên tập, tổ
chức mạng lưới cộng tác viên, là căn cứ để hoạch định mọi vật tư, chi phí tài
chính cho việc xuất bản cuốn sách. Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ Xuất bản – in –
Phát hành sách Thư viện bản quyền” của nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (2003)
thì công tác kế hoạch đề tài là “một khâu công tác trong nghiệp vụ biên tập xuất
bản, gồm việc đề xuất được những đề tài đáp ứng được nhu cầu bạn đọc, phù
hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản và xây dựng được kế hoạch tổ chức
khoa học để thực hiện thành công việc biên soạn các đề tài đó”
25


×