Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu tác động của quản trị thu nhập đến lợi suất chứng khoán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 133 trang )

Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ THU NHẬP
ĐẾN LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY PHI
TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM



!"
!" "#

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
1. PGS.TS NGUY N ĐÌNH TH
2. TS. NGUY N Đ C HI N

H

Néi 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bản luận án này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Người hướng dẫn 2

TS. Nguyễn Đức Hiển


Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Ngọc Lan


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và giảng viên Viện Ngân HàngTài Chính và Viện Sau Đại Học, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã nhiệt tình hỗ
trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Đặc biệt, tác giá xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới tập thể giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đình Thọ và TS. Nguyễn Đức
Hiển đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên tác giả trong quá trình làm luận án.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình,
những người luôn sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực hạn chế, luận án không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô, bạn
bè và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của luận án trong
tương lai

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ngọc Lan


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU............................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 5
1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 5
1.6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 5
1.7. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ THU NHẬP ĐẾN LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN ......... 7
2.1. Tổng quan về quản trị thu nhập ...................................................................... 7
2.1.1. Vai trò của dồn tích và dòng tiền trong đo lường hiệu quả hoạt động của công ty .. 7
2.1.2. Các khái niệm cơ bản về quản trị thu nhập ..................................................... 7
2.1.3. Nguyên nhân của quản trị thu nhập .............................................................. 10
2.1.4. Các thước đo quản trị thu nhập .................................................................... 11
2.2. Lý thuyết đại diện và quản trị thu nhập........................................................ 15
2.3. Tổng quan về tác động của quản trị thu nhập đến lợi suất chứng khoán tại
các công ty niêm yết .............................................................................................. 16
2.3.1. Khái niệm các công ty niêm yết ................................................................... 16
2.3.2. Khái niệm lợi suất chứng khoán ................................................................... 17
2.3.3. Các nhân tố tác động đến lợi suất chứng khoán ............................................ 18
2.3.4. Tác động của quản trị thu nhập đến lợi suất chứng khoán ............................ 29
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ THU NHẬP ĐẾN
LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT PHI TÀI
CHÍNH TẠI VIỆT NAM THEO HƯỚNG DỊ THƯỜNG ..................................... 46
3.1. Xây dựng giả thuyết ....................................................................................... 46



3.1.1. Hiện tượng kém nhất quán trong dự báo thu nhập tương lai của dồn tích/quản
trị thu nhập ............................................................................................................ 46
3.1.2. Hiện tượng dị thường dồn tích ..................................................................... 47
3.2. Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 49
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 50
3.3.1. Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) .................................................. 50
3.3.2. Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect-GLS) và mô hình tác động cố
định (Fixed effect-FEM) ........................................................................................ 51
3.4. Đo lường các biến ........................................................................................... 51
3.4.1. Đo lường các biến về dồn tích và quản trị lợi nhuận .................................... 51
3.4.2. Đo lường lợi suất chứng khoán và lợi suất phụ trội ...................................... 54
3.5. Kiểm định khả năng dự báo thu nhập tương lai của quản trị thu nhập ...... 56
3.5.1. Mô hình kiểm định....................................................................................... 56
3.5.2. Thống kê mô tả ............................................................................................ 56
3.5.3. Phân tích kết quả nghiên cứu ....................................................................... 59
3.5.4. Kiểm định mô hình ...................................................................................... 62
3.6. Kiểm định hiện tượng dị thường dồn tích trên thị trường chứng khoán
Việt Nam................................................................................................................ 67
3.6.1. Mô hình kiểm định....................................................................................... 67
3.6.2. Phân tích kết quả.......................................................................................... 68
3.7. Xây dựng chiến lược đầu tư dựa trên hiện tượng dị thường dồn tích ......... 74
CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ THU NHẬP, NHÂN TỐ RỦI RO TRONG MÔ HÌNH
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ............................................................................................... 76
4.1. Xây dựng giả thiết .......................................................................................... 76
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 76
4.2.1. Chọn mẫu .................................................................................................... 76
4.2.2. Đo lường các biến ........................................................................................ 78
4.3. Phân tích kết quả ............................................................................................ 85
4.3.1. Thống kê mô tả ............................................................................................ 85
4.3.2. Phân tích kết quả.......................................................................................... 86

4.4. Phân tích robust ............................................................................................. 92
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 97
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận án ....................................................... 97
5.1.1. Tóm tắt kết quả của luận án: ........................................................................ 97
5.1.2. Các hạn chế của luận án ............................................................................... 99
5.1.3. Gợi ý các hướng nghiên cứu ........................................................................ 99


5.2. Các hàm ý chính sách ................................................................................... 100
5.2.1. Các hàm ý chính sách về quản trị thu nhập ................................................ 100
5.2.2. Các hàm ý chính sách về tăng cường tính hiệu quả thông tin của thị trường
chứng khoán Việt Nam ........................................................................................ 101
5.2.3. Các hàm ý chính sách về tăng cường độ tin cậy của thông tin báo cáo tài chính... 103
5.3. Các kiến nghị ................................................................................................ 104
5.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ............................................................. 104
5.3.2. Đối với công ty niêm yết ............................................................................ 105
5.3.3. Đối với đội ngũ nghiên cứu và giới phân tích............................................. 106
5.3.4. Đối với nhà đầu tư ..................................................................................... 107
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 111


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
APT

Diễn giải
Mô hình định giá kinh doanh chênh lệch


AQF
B/P

Mô hình định giá kinh doanh chênh lệch
Hệ số giá sổ sách trên giá trị thị trường của một cổ phiếu

BM
BV

Hệ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường
Giá trị sổ sách

CA
CAPM

Tài sản ngắn hạn
Mô hình định giá tài sản vốn

CL
CPI

Nợ ngắn hạn
Chỉ số giá tiêu dùng

DCL
DEP
EBXA

vay nợ trong nợ ngắn hạn
Khấu hao

Thu nhập trước các khoản thu nhập khác

EM
EPS

Quản trị thu nhập
Thu nhập trên cổ phần

HML
MRP

Nhân tố giá trị sổ sách trên giá trị thị trường
Nhân tố thị trường

NEM
NYSE

Dồn tích không điều chỉnh được
Sàn chứng khoán New York

PIN

Sắc xuất giao dịch thông tin

PPI
SGDCK

Chỉ số giá sản xuất
Sở giao dịch chứng khoán


SMB
TA

Nhân tố quy mô
Giá trị sổ sách của tổng tài sản

TAC
TTCK

Tổng dồn tích
Thị trường chứng khoán

UMD
VSA 240

Nhân tố xung lượng
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân biệt giữa quản trị thu nhập và gian lận trong báo cáo tài chính.......... 9
Bảng 2.2: Điều kiện niêm yết tại SGDCK Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội........... 16
Bảng 2.3: Tóm tắt công trình nghiên cứu về khả năng dự báo thu nhập tương lai của
các thành phần trong thu nhập hiện tại ................................................... 32
Bảng 2.4: Tóm tắt các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị thu nhập
và lợi suất chứng khoán........................................................................... 36
Bảng 3.1: Tổng hợp các công ty trong mẫu ............................................................. 49
Bảng 3.2: Thống kê mô tả các tham số trong mô hình ước lượng EM ..................... 53
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình ước lượng EM ............... 53
Bảng 3.4: Thống kê mô tả các biến độc lập của mô hình 1 và mô hình 2 ................. 57

Bảng 3.5: Trung bình absEMK, EMK (+), EMK (-) phân theo ngành từ năm 2007
đến 2014 ................................................................................................. 59
Bảng 3.6: Kết quả hồi quy OLS của mô hình 1 và mô hình 2 .................................. 60
Bảng 3.7: Hồi quy OLS với robust standard error.................................................... 61
Bảng 3.8: Hồi quy GLS và FEM ............................................................................. 62
Bảng 3.9: Kiểm định Breusch-Pagan ....................................................................... 65
Bảng 3.10: Kiểm định Wooldridge ............................................................................ 65
Bảng 3.11: Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF ................................................ 65
Bảng 3.12: Kết quả hồi quy OLS và FEM với lệnh cluster của mô hình 1 ................. 66
Bảng 3.13: Kết quả hồi quy OLS và FEM với lệnh cluster của mô hình 2 ................. 66
Bảng 3.14: Ma trận tương quan giữa các biến số của mô hình 3,4,5 và 6................... 69
Bảng 3.15: Thống kê mô tả các biến trong mô hình................................................... 69
Bảng 3.16: Kết quả hồi quy FEM, OLS và GLS của mô hình 3 ................................. 70
Bảng 3.17: Kết quả hồi quy FEM, OLS và GLS của mô hình 4 ................................. 70
Bảng 3.18: Kết quả hồi quy OLS, GLS FEM mô hình 5 ............................................ 70
Bảng 3.19: Kết quả hồi quy OLS, GLS, FEM của mô hình 6 .................................... 71
Bảng 3.20: Kiểm định Pangan Lagrangian multiplier và Hausman ............................ 71
Bảng 3.21: Ước lượng OLS, FEM và GLS của mô hình 3, mô hình 4 (Jones, 1991) . 72
Bảng 3.22: Ước lượng OLS, FEM, GLS của mô hình 3 và mô hình 4 (Modified
Jones, 1995) ............................................................................................ 73
Bảng 3.23: Lợi suất phụ trội trung bình của 06 danh mục phân theo mức độ quản trị
thu nhập và danh mục phòng vệ từ năm 2007-2015 ................................. 75
Bảng 4.1: Tổng hợp các công ty trong mẫu ............................................................. 77
Bảng 4.2: Thống kê mô tả của lợi suất thị trường từ năm 2007 đến năm 2015 ......... 79


Bảng 4.3: Lãi suất trúng thầu bình quân năm của trái phiếu chính phủ thời hạn 01
năm từ 2007 đến 2015 ............................................................................. 80
Bảng 4.4: Thống kê mô tả phần bù rủi ro thị trường (MRP) .................................... 80
Bảng 4.5:

Bảng 4.6:
Bảng 4.7:
Bảng 4.8:

Thống kê mô tả nhân tố SMB từ năm 2007-2015 .................................... 82
Thống kê mô tả nhân tố HML từ năm 2007-2015 .................................... 82
Thống kê mô tả nhân tố AQF từ năm 2007-2015..................................... 83
Thống kê mô tả phương trình 8 ............................................................... 86

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy OLS phương trình 7 và phương trình 8 của 06 danh mục
Size-BM .................................................................................................. 87
Bảng 4.10: Kiểm định tự tương quan của phương trình 7 bằng phương pháp BreuschGodfrey (Prob > chi2) ............................................................................. 88
Bảng 4.11: Kiểm định tự tương quan của phương trình 8 bằng phương pháp của
Breusch-Godfrey (Prob > chi2) ............................................................... 88
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy của phương trình 7 và 8 của 8 danh mục phân theo ngành
ICB cấp 1 ................................................................................................ 89
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy OLS của phương trình 9 và phương trình 10 đối với 06
danh mục Size-BM và 08 danh mục ngành.............................................. 91
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy OLS của phương trình 7 và phương trình 8 của 06 danh mục
Size-BM với EM được đo bằng phương pháp của Dechow và cộng sự (1995) .. 93
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy OLS của phương trình 7 và phương trình 8 với 08 danh
mục phân theo ngành .............................................................................. 94
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy phương trình 9 và phương trình 10 của 06 danh mục phân
theo quy mô và BM và 08 danh mục phân theo ngành............................. 95
Bảng 5.1: Tóm tắt giả thiết nghiên cứu và kết quả của luận án ................................ 97


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Quản trị thu nhập từ năm 2007-2014 .......................................................... 58
Hình 3.2: Quản trị thu nhập phân theo ngành ............................................................ 58

Hình 3.3: Quản trị thu nhập phân theo ngành (tiếp theo) ............................................ 59
Hình 3.4: Kiểm định normality của các biến độc lập và sai số.................................... 63
Hình 3.5: Kiểm định tuyến tính của các biến độc lập ................................................. 64


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Các mô hình định giá tài sản giữ một vai trò quan trọng trong kinh tế học tài
chính. Các mô hình này cho phép ước tính mức lợi suất cân bằng của các tài sản tài
chính (chủ yếu áp dụng cho cổ phiếu) dựa trên việc nhận dạng và đo lường các nhân tố
rủi ro có tính hệ thống. Do đó, đối với các nhà đầu tư, một mô hình định giá tài sản có
chất lượng là cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư. Đối với
các doanh nghiệp, nó cho phép xác định chi phí các nguồn vốn huy động, dự toán vốn,
định giá công ty và đo lường mức độ tạo giá trị của doanh nghiệp. Đối với thị trường
tài chính nói chung, nó góp phần làm tăng tính hiệu quả và do đó cải thiện chức năng
phân bổ nguồn lực của thị trường. Thị trường hiệu quả khi lợi suất của các tài sản giao
dịch trên đó phản ánh sát mức lợi suất cân bằng của chúng và để xác định được mức
lợi suất cân bằng này, cần có một mô hình định giá tài sản chuẩn.
Chính vì tầm quan trọng của định giá tài sản nên rất nhiều mô hình đã được đề
xuất ví dụ mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) dựa trên nhân tố rủi ro thị trường,
(Lintner, 1965; Sharpe, 1964) mô hình 3 nhân tố (Fama và Frech, 1993), mô hình 4
nhân tố (Carhart, 1997) bổ sung yếu tố động lượng (momentum), mô hình nhân tố
thanh khoản của (Pastor và Stambaugh, 2003) …Tuy nhiên, kết quả kiểm chứng các
mô hình này đều cho thấy còn một lượng biến động lợi suất tương đối lớn chưa được
chúng giải thích hết. Có hai nguyên nhân được đưa ra cho hiện tượng trên đó là thị
trường không hiệu quả dẫn đến các dị thường hoặc mô hình định giá bị lỗi do thiếu các
nhân tố rủi ro hợp lý. Do đó, các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu để bổ sung và
hoàn thiện các mô hình định giá.

Lý luận cũng như thực tiễn về thị trường tài chính đều cho thấy thông tin là một
trong các cấu phần cơ bản trong sự vận hành của thị trường và bản thân thông tin cũng
là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề của thị trường, khiến nó không thể hoạt động hiệu
quả. Trong đó, thông tin báo cáo tài chính là một trong những loại thông tin quan trọng
nhất đối với nhà đầu tư. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thu nhập/lợi nhuận kế
toán có liên quan mật thiết đến giá thị trường của cổ phiếu (Barth và cộng sự, 2001) vì
nhà đầu tư sử dụng số liệu về thu nhập/lợi nhuận kế toán để ước lượng lợi suất trong
tương lai (Choi và cộng sự, 1997; Kallunki và Martikainen, 1997; Lev, 1989). Tuy
nhiên quản trị thu nhập - được định nghĩa là hành vi điều chỉnh báo cáo tài chính của
nhà quản lý dẫn đến việc phản ánh thiếu chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty nhằm che dấu các đối tác liên quan đến công ty (như cổ đông, chủ nợ...) hoặc


2

gây ảnh hưởng đến kết quả các hợp đồng mà các kết quả này phụ thuộc vào số liệu kế
toán (Healy và Wahlen, 1998) lại làm cho chất lượng thu nhập công bố giảm sút, từ đó
tác động tiêu cực đến việc định giá công ty do nhà đầu tư ước lượng lợi suất dựa trên
thông tin báo cáo tài chính kém minh bạch. Hơn nữa, theo Xie (2001), Pincus và cộng
sự (2007), quản trị thu nhập là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kém nhất quán (less
persistence) trong dự báo thu nhập tương lai của tổng dồn tích so với dòng tiền. Trong
khi đó nhà đầu tư không nhận thức được sự kém khác biệt này do đó dẫn đến hiện
tượng định giá sai các công ty có mức dồn tích/quản trị thu nhập cao, dẫn đến các hiện
tượng dị thường dồn tích (accrual anomaly) trên thị trường chứng khoán nhiều nước.
Lý thuyết đại diện (Jensen, 1986) đã chỉ ra rằng trong công ty cổ phần luôn
tiềm ẩn mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà điều hành, do đó nhà điều hành có động
cơ hành động vì lợi ích cá nhân thay vì lợi ích của cổ đông. Trong trường hợp này, nhà
điều hành có động cơ quản trị thu nhập để điều chỉnh thực chất hoạt động của công ty
vì một số mục đích khác thay vì mục tiêu là tối đa hóa giá trị cổ đông. Do đó, thực tế
quản trị thu nhập là vấn đề rất phổ biến không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn

ngay cả ở các quốc gia phát triển nơi có môi trường đầu tư kinh doanh phát triển và
minh bạch.
Trong vài thập kỷ qua, hàng loạt vụ bê bối kế toán đã xảy ra trên khắp thế giới,
điển hình là Enron, Healthsouth, Parmalat, Tyco, Worldcom và Xerox, dẫn đến những
thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư. Trọng tâm của các vụ bê bối này đều liên quan
đến quản trị thu nhập (Goncharov, 2005). Tại Việt Nam, hiện tượng thao túng báo cáo
tài chính cũng diễn ra khá phổ biến, ví dụ trường hợp công ty cổ phần Dược Viễn
Đông làm giả con dấu, vẽ hợp đồng khống nhằm làm sai lệch báo cáo tài chính gây
thiệt hại vô cùng lớn cho nhà đầu tư. Công ty Tribeco, công ty Petrolimex, công ty cổ
phần Quốc Cường Gia Lai…có hiện tượng dấu lãi để chuyển lỗ một cách khá kín đáo
và hợp pháp (Phạm Thị Bích Vân, 2013). Hơn nữa, hành lang pháp lý và chuẩn mực
kế toán của Việt Nam khá khác biệt và còn nhiều hạn chế so với các quốc gia phát
triển khác, do đó hiện tượng quản trị thu nhập ở Việt Nam sẽ mang tính đặc thù. Chính
vì những lý do trên tác giả cho rằng hướng nghiên cứu tác động của quản trị thu nhập
tới lợi suất chứng khoán để từ đó xem xét khả năng đưa nhân tố rủi ro thông tin thu
nhập báo cáo vào mô hình định giá tài sản là một hướng nghiên cứu thích hợp và cần
thiết kể cả về mặt lý luận và thực tiễn.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm kiểm định hiện tượng kém nhất quán
trong dự báo thu nhập tương lai của dồn tích và quản trị thu nhập để từ đó có cơ sở


3

kiểm định tác động của quản trị thu nhập đến lợi suất chứng khoán (hiện tượng dị
thường dồn tích). Từ đó nghiên cứu và xem xét nhân tố quản trị thu nhập có phải là
biểu hiện của rủi ro thông tin và có nên đưa vào mô hình định giá tài sản tại Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến khoảng
trống nghiên cứu từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước bao gồm:
-

Thứ nhất, kiểm định hiện tượng “nhất quán của thu nhập-Earning
persistence” tại thị trường chứng khoán Việt Nam?

-

Thứ hai, tại các nước đang phát triển như Việt Nam liệu có tồn tại hiện
tượng dị thường dồn tích (acrual anomaly) không?

-

Thứ ba, nếu tồn tại hiện tượng dị thường dồn tích thì chiến lược phòng vệ
mua danh mục có mức quản trị thu nhập thấp và bán danh mục có mức quản
trị thu nhập cao có đem lại lợi suất phụ trội tương lai không?

-

Thứ tư, quản trị thu nhập có phải là một nhân tố rủi ro hợp lý và nên đưa
vào mô hình định giá tài sản tại Việt Nam không?

Bằng việc trả lời câu hỏi nghiên cứu, tác giả sẽ giúp nhà quản lý trả lời các câu
hỏi quản lý sau:
-

Các giải pháp nhằm hạn chế hành vi quản trị thu nhập tại Việt Nam?

-


Nếu tồn tại hiện tượng dị thường dồn tích tại Việt Nam và đây là một rủi ro
hệ thống thì cần những giải pháp nào để ứng dụng mô hình định giá phù hợp
hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam?

-

Nếu tồn tại hiện tượng dị thường dồn tích nhưng đây không phải là rủi ro hệ
thống thì có những gợi ý gì cho nhà đầu tư và các nhà hoạch định những
chính sách nào?

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết sau:
-

Chủ đề nhất quán trong dự báo thu nhập tương lai (earning persistence)
• H1: Tại Việt Nam, dòng tiền có khả năng dự báo thu nhập tương lai tốt
hơn tổng dồn tích
• H2: Tại Việt Nam, quản trị thu nhập (được đo qua thước đo dồn tích có
thể điều chỉnh được) có khả năng dự báo thu nhập tương lai kém nhất

-

Chủ đề dị thường dồn tích (accrual anomaly)


4

• H3: Tại Việt Nam tổng dồn tích có tương quan (-) với lợi suất phụ trội và
lợi suất chứng khoán tương lai
• H4: Tại Việt Nam quản trị thu nhập (dồn tích có thể điều chỉnh được) có

mối tương quan (-) với lợi suất và lợi suất phụ trội tương lai
• H5: Tại Việt Nam dồn tích không điều chỉnh được có tương quan (-) với
lợi suất và lợi suất phụ trội tương lai
• H6: Chiến lược đầu tư dựa trên mua danh mục có mức quản trị thu nhập
thấp và bán (bán khống) danh mục có mức quản trị thu nhập cao giúp
nhà đầu tư thu được lợi suất chứng khoán phụ trội trong tương lai
-

Chủ đề nhân tố quản trị thu nhập trong mô hình định giá tài sản
• H7: Nhân tố quản trị thu nhập giải thích biến động lợi suất theo thời gian
của các danh mục phân theo quy mô và hệ số giá trị sổ sách trên giá thị
trường và các danh mục phân theo ngành
• H8: Nhân tố quản trị thu nhập giải thích biến động lợi suất theo không
gian của các danh mục phân theo quy mô và hệ số giá trị sổ sách trên giá
trị thị trường và các danh mục phân theo ngành

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu về quản trị thu nhập và tác động của quản trị thu
nhập đến lợi suất chứng khoán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng
khoán Hà Nội và sàn chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Do cấu trúc của báo cáo tài
chính của các công ty tài chính khác biệt so với các công ty trong ngành khác nên tác giả
loại các công ty tài chính ra khỏi phạm vị nghiên cứu của đề tài. Tổng cộng đến năm
2015 có 536 công ty phi tài chính niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán tại Việt Nam
Về thời gian
Luận án tập trung phân tích dữ liệu của các công ty phi tài chính niêm yết trong
thời gian 9 năm từ năm 2007-2015.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của quản trị thu nhập đến lợi
suất chứng khoán của các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán

Việt Nam.


5

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để nghiên cứu chủ đề về độ nhất quán trong dự báo thu nhập tương lai và hiện
tượng dị thường dồn tích, tác giả chọn mẫu là các công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, ngoại trừ các ngành tài chính, bất động sản,
ngân hàng. Theo Fama và Frech (1993), các ngành này có cấu trúc báo cáo tài chính
khác và có tỷ lệ đòn bẩy cao so với các ngành còn lại do đó nên loại khỏi mẫu nghiên
cứu. Tổng số lượng công ty trong mẫu nghiên cứu là 520 công ty với số quan sát là
2.822. Thời gian nghiên cứu từ năm 2007-2015.
Đối với chủ đề nhân tố quản trị thu nhập (AQF) trong mô hình định giá tài sản,
do nhân tố AQF được đo lường tại năm t-1 nên để nghiên cứu trong thời gian từ năm
2007-2014, tác giả tiến hành thu thập số liệu báo cáo tài chính và giá của các công ty từ
năm 2006-2015 với tổng số quan sát là 40.066 lợi suất theo tháng. Các công ty trong
mẫu được chia thành 6 danh mục theo quy mô và hệ số BM và 8 danh mục theo ngành
(theo tiểu chuẩn ICB cấp 1). Mỗi danh mục có 108 quan sát theo chuỗi thời gian.
Số liệu giá chứng khoán và báo cáo tài chính được tác giả thu thập từ cơ sở dữ
liệu của stoxplus. Số liệu về lợi suất phi rủi ro được tác giả thu thập từ kho bạc nhà
nước và cơ sở dữ liệu của stoxplus.

1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu
-

Đối với chủ đề về “earning persistence” và “accrual anomaly” tác giả dùng
kiểm định bình phương nhỏ nhất (OLS), tác động cố định (FEM) và tác động
ngẫu nhiên (GLS) làm phương pháp phân tích số liệu.


-

Đối với chủ đề nhân tố quản trị thu nhập trong mô hình định giá, áp dụng
phương pháp của Mouselli và cộng sự (2013) tác giả dùng phương pháp hồi quy
hai bước trên nền dữ liệu chéo của (Fama và MacBeth, 1973) để kiểm định việc
giải thích biến động lợi suất chứng khoán của danh mục theo thời gian và không
gian của nhân tố AQF. Để từ đó có cơ sở kiểm chứng nhân tố AQF có phải là
nhân tố rủi ro hệ thống và có nên đưa vào mô hình định giá không?

1.6. Những đóng góp mới của luận án
-

Thứ nhất luận án góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam về
hai vấn đề vốn chưa được quan tâm nhiều hiện nay đó là: độ nhất quán trong dự
báo thu nhập tương lai của dòng tiền, dồn tích và quản trị thu nhập; và hiện
tượng dị thường dồn tích/quản trị thu nhập. Với mẫu nghiên cứu tương đối lớn


6

và toàn diện bao gồm 536 công ty niêm yết trong thời gian từ năm 2007-2015,
luận án đã chứng minh được rằng
-

Thứ hai, luận án nghiên cứu xem xét nhân tố quản trị thu nhập trong mô hình
định giá tài sản ở Việt Nam và các gợi ý cho các chiến lược đầu tư cũng như
định giá tài sản khi xem xét vấn đề quản trị thu nhập.

-


Thứ ba luận án tiến hành xây dựng danh mục đầu tư dựa trên đặc điểm về quản
trị thu nhập của các công ty niêm yết

Từ các đóng góp mới về mặt học thuật trên, luận án mang lại những đóng góp
có giá trị cho nhà quản lý, cho xã hội như sau:
-

Đưa ra các hàm ý chính sách nhằm hạn chế quản trị thu nhập, nâng cao minh
bạch thông tin và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

-

Đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính hiệu quả thông tin trên thị
trường chứng khoán, đặc biệt là các thông tin báo cáo tài chính

-

Đưa ra các kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty
niêm yết, các nhà nghiên cứu, nhà thực tiễn và nhà đầu tư nhằm hạn chế hành vi
quản trị thu nhập, tăng cường hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư, nâng cao
việc minh bạch và công bố thông tin, tăng cường tính hiệu quả của thị trường
chứng khoán.

1.7. Cấu trúc của luận án
Cấu trúc của luận án được chia làm 05 chương, cụ thể như sau:
-

Chương 1: Giới thiệu luận án


-

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và thực nghiệm tác động của quản trị
thu nhập đến lợi suất chứng khoán

-

Chương 3: Nghiên cứu tác động của quản trị thu nhập đến lợi suất
chứng khoán tại các công ty niêm yết phi tài chính tại Việt Nam theo
hướng dị thường

-

Chương 4: Quản trị thu nhập, nhân tố rủi ro trong mô hình định giá tài
sản tại Việt Nam

-

Chương 5: Các hàm ý và kiến nghị


7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ THU NHẬP
ĐẾN LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN
Chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về tác động của quản trị
thu nhập đến lợi suất chứng khoán. Nội dung chính của chương 2 đưa ra các khái niệm
về quản trị thu nhập, lợi suất chứng khoán, đồng thời trình bày các lý thuyết gốc liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương 2 cũng tập trung làm nổi bật tổng quan thực

nghiệm về vấn đề nghiên cứu chính của luận án để từ đó nêu bật khoảng trống nghiên
cứu và làm cơ sở lý thuyết cho các chương tiếp theo.

2.1. Tổng quan về quản trị thu nhập
2.1.1. Vai trò của dồn tích và dòng tiền trong đo lường hiệu quả hoạt động
của công ty
Lợi nhuận sau thuế/thu nhập sau thuế là thước đo hiệu quả hoạt động của công
ty. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại được lập dựa trên cơ sở của kế toán dồn tích. Cơ sở kế
toán dồn tích có nghĩa là các giao dịch kế toán được ghi nhận tại thời điểm phát sinh
chứ không phải tại thời điểm chi hoặc thu tiền. Cơ sở dồn tích giúp khắc phục nhược
điểm của việc ghi nhận giao dịch dựa trên thời điểm thu/chi tiền đó là sự không phù
hợp giữa thời điểm phát sinh giao dịch và thời điểm thực thu và chi tiền dẫn đến nếu
dùng dòng tiền thực phát sinh trong kỳ làm thước đo hiệu quả thì không chính xác
bằng thu nhập do dòng tiền thực phát sinh trong kỳ kế toán bỏ qua các thông tin hàm ý
tạo ra dòng tiền trong tương lai. Trong khi dòng tiền tương lai (chứ không phải là dòng
tiền thực phát sinh trong kỳ kế toán) quyết định đến giá trị công ty. Do đó thu nhập
bao gồm hai thành phần dòng tiền thực phát sinh trong kỳ và dồn tích được coi là
thước đo hợp lý hơn đối với hiệu quả công ty. Tuy nhiên dồn tích lại dễ bị tác động
hay điều chỉnh bởi chú ý của ban giám đốc hơn dòng tiền. Nếu nhà quản lý cố tình
thao túng thông tin báo cáo tài chính để thổi phồng lợi nhuận thông qua việc tác động
vào thành phần dồn tích thì lúc này lợi nhuận/thu nhập sẽ không còn là thước đo đáng
tin cậy hiệu quả hoạt động của công ty nữa. Thay vào đó, dòng tiền có thể được coi
trọng hơn trong việc đánh giá hiệu quả của công ty.

2.1.2. Các khái niệm cơ bản về quản trị thu nhập
Theo lý thuyết có rất nhiều khái niệm được đưa ra về quản trị thu nhập và thậm
chí hiện nay vẫn chưa có sự đồng nhất về định nghĩa quản trị thu nhập. Healy (1985)
và Schipper (1989) nhìn quản trị thu nhập dưới góc độ vừa tích cực vừa tiêu cực khi



8

ông cho rằng “quản trị thu nhập là hành vi can thiệp có chủ đích vào quá trình lập
báo cáo tài chính nhằm thu được lợi ích riêng cho cổ đông hoặc nhà quản lý”. Dưới
góc độ tích cực, Schipper (1989) cho rằng thu nhập được coi là một trong các tín hiệu
được sử dụng để đưa ra các quyết định nhất định và quản trị thu nhập được sử dụng để
truyền tín hiệu của ban giám đốc đến nhà đầu tư về kỳ vọng của họ đối với dòng tiền
trong tương lai của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, quản trị thu nhập đơn thuần
được coi là kênh truyền dẫn thông tin (informative earning management). Do đó, cổ
đông được hưởng lợi vì quản trị thu nhập được sử dụng để truyền tín hiệu về thông tin
riêng từ ban giám đốc đến cổ đông hoặc làm giảm chi phí chính trị (Watts và
Zimmerman, 1986). Dưới góc nhìn tiêu cực, quản trị thu nhập được coi là bất cứ hành
vi nhào nặn (manipulation) nào có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính thông qua việc
điều chỉnh con số về thu nhập hoặc các số liệu kế toán khác. Quản trị thu nhập có thể
được coi là hợp pháp (được chuẩn mực kế toán cho phép) hoặc bất hợp pháp
(accounting frauds-gian lận kế toán). Tuy nhiên góc nhìn tích cực trên của Schipper
(1989) cũng gây nhiều tranh cãi khi các nhà nghiên cứu cho rằng hành vi quản trị thu
nhập chỉ thực sự mang lại lợi ích cho cổ đông khi các điều chỉnh có mục đích của ban
giám đốc góp phần giúp báo cáo tài chính phản ánh một cách trung thực và chính xác
hơn sự khác biệt giữa tình hình tài chính (được phản ánh thông qua số liệu kế toán) và
hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó Healy và Wahlen (1998) đã đưa ra một định
nghĩa khác nghiêng về góc nhìn tiêu cực “Quản trị thu nhập được định nghĩa là hành
vi điều chỉnh báo cáo tài chính của nhà quản lý dẫn đến việc phản ánh thiếu chính xác
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và sự hiểu lầm của các đối tác liên quan
(như cổ đông, chủ nợ...) về hiệu quả hoạt động của công ty hoặc gây ảnh hưởng đến
kết quả các hợp đồng mà các kết quả này phụ thuộc vào số liệu kế toán”. Theo cách
nhìn này, rõ ràng quản trị thu nhập là một hành vi tiêu cực và hành động điều chỉnh
báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin riêng cho nhà đầu tư (theo quan điểm của
Schipper) không được coi là hành vi quản trị thu nhập nữa. Định nghĩa này được bắt
nguồn từ việc coi quản trị thu nhập là một hành vi cơ hội (opportunistic earning

management) khi nhà quản lý vì lợi ích của mình chủ ý làm cho nhà đầu tư hiểu sai
lệch về hiệu quả hoạt động kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Hàng loạt các công
trình nghiên cứu thực nghiệm đã ủng hộ cho định nghĩa này như công trình của Burns
và Kedia (2006); Cohen và cộng sự (2004) và Cheng và cộng sự (2010) đã tìm thấy
mối quan hệ tương quan dương giữa việc sử dụng dồn tích có thể điểu chỉnh được
(discretionary accruals)- một thước đo của quản trị thu nhập- với tỷ lệ lương thưởng
của ban giám đốc.


9

Dechow và Skinner (2000) phê phán cả hai định nghĩa trên vì các định nghĩa trên
chưa phân biệt được giữa quản trị thu nhập và gian lận (fraud) báo cáo tài chính. Theo
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240) “gian lận là những hành vi cố ý
làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản
trị, ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo
cáo tài chính”. Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận (The National Association of
Certified Fraud Examiners), gian lận được định nghĩa là “hành vì cố ý làm sai lệch
hoặc bỏ sót các thông tin, số liệu kế toán trọng yếu dẫn đến sự hiểu nhầm, sai lệch của
người sử dụng thông tin báo cáo tài chính”. Do đó, Dechow và Skinner (2000) đã
phân biệt giữa quản trị thu nhập và gian lận báo cáo tài chính như sau:
Bảng 2.1: Phân biệt giữa quản trị thu nhập và gian lận trong báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế toán cho phép
(theo GAAP-chuẩn mực kế toán Mỹ)
Kế toán thận trọng
(conservative accounting)

Kế toán trung lập
(neutral accounting)
Kế toán sáng tạo

(creative accounting)

-

Ghi nhận dự phòng và dữ trữ quá mức
Định giá quá cao phần chi phí nghiên cứu và phát
triển dang dở trong các thương vụ mua lại và sát nhập

-

doanh nghiệp
Ghi nhận quá cao các chi phí tái cấu trúc và giá trị
các tài sản bị loại bỏ

-

Thu nhập là kết quả của quá trình hoạt động bình

-

thường.
Ghi nhận thấp dự phòng nợ khó đòi
Ghi giảm quá mức dự phòng hoặc dự trữ

Vi phạm chuẩn mực kế toán
Gian lận báo cáo tài chính
(Financial fraud)

- Ghi nhận doanh thu trước khi doanh thu được
coi là đáng tin cậy

- Ghi nhận doanh thu giả
Nguồn: Dechow, P. M and Skinner, D. J (2000, p. 239).

Mặc dù còn một số bất đồng về khái niệm quản trị thu nhập, đa phần các nhà
khoa học đồng ý với định nghĩa của Healy and Wahlen (1998) và cho rằng quản trị thu
nhập (dù là hợp pháp hay bất hợp pháp) là hành vi điều chỉnh báo cáo tài chính có chủ
ý (ví dụ thay đổi thời gian ghi nhận chi phí, doanh thu, chậm ghi nhận lỗ, điều chỉnh
các ước tính kế toán như vòng đời tài sản) nhằm che dấu hiệu quả hoạt động thực sự
của công ty. Trong khuổn khổ của luận án này, tác giả cũng dùng định nghĩa của
Healy và Wahlen (1998) khi nói về quản trị thu nhập.


10

2.1.3. Nguyên nhân của quản trị thu nhập
2.1.3.1. Nguyên nhân từ thị trường chứng khoán
Mối quan hệ giữa lợi nhuận báo cáo và lợi suất cổ phiếu là nguyên nhân dẫn
đến việc ban giám đốc có thể có các hành động quản trị thu nhập. Các nghiên cứu
trước đây về loại nguyên nhân này tập trung vào 02 nhóm: (1) nguyên nhân đáp ứng
kỳ vọng thị trường của nhà quản lý; (2) nguyên nhân làm đẹp lợi nhuận trước các đợt
phát hành chứng khoán ra công chúng hay mua lại cổ phiếu quỹ.
-

Nguyên nhân đáp ứng kỳ vọng thị trường của nhà quản lý: Nhà đầu tư thường
đầu tư dựa vào dự báo của các chuyên viên phân tích trên thị trường chứng
khoán. Do đó việc làm đẹp báo cáo tài chính để đáp ứng kỳ vọng /dự báo của
các chuyên viên phân tích được coi là sẽ giúp cổ phiếu của công ty thu được
lợi suất cao hơn (Bartov và Mohanram, 2004) trong khi các công ty không đáp
ứng được dự báo của chuyên viên phân tích hay có kết quả kinh doanh thấp
hơn kỳ vọng của thị trường được coi là một tín hiệu tiêu cực sẽ dẫn đến mức

lợi suất cổ phiếu thấp. Vì vậy, việc điều chỉnh thu nhập để đáp ứng được dự
báo của chuyên viên phân tích hay kỳ vọng thị trường nhằm thu hút thêm
nhiều nhà đầu tư được coi là một nguyên nhân dẫn đến các hành vi quản trị thu
nhập (Degeorge và cộng sự, 1999; Graham và cộng sự, 2005).

-

Nguyên nhân làm đẹp thu nhập trước khi phát hành cổ phiếu ra công chúng
hay mua lại cổ phiểu quỹ: Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ rằng các công ty
khi phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thường chủ yếu dựa vào kết
quả tài chính để xác định giá phát hành do không có thông tin giá cổ phiếu
trong quá khứ. Do đó, giám đốc của các công ty đại chúng có động cơ quản trị
thu nhập trước khi phát hành lần đầu ra công chúng để giá cổ phiếu được cao
hơn (DuCharme và cộng sự, 2001). Các nghiên cứu thực nghiệm khác cũng
tìm thấy bằng chứng của quản trị thu nhập khi công ty có phát hành thêm cổ
phiếu và khi công ty mua lại cổ phiếu quỹ (Bens và cộng sự, 2003).

2.1.3.2. Nguyên nhân từ hợp đồng lương thưởng cho ban giám đốc
Lương thưởng của nhà quản lý dựa trên kết quả kinh doanh của công ty mà kết
quả kinh doanh lại được đo lường bằng thước đo thu nhập qua số liệu kế toán. Do đó,
nhà quản lý có động cơ quản trị thu nhập để nhận được mức lương thưởng cao hơn.
Khi chính sách lương thưởng cho nhà quản lý gắn liền với quyền chọn mua cổ phiếu,
nhà quản lý sẽ có xu hướng quản trị thu nhập để đẩy giá cổ phiếu lên cao nhằm có lợi
cho mình. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã tìm thấy bằng chứng


11

thực nghiệm của nguyên nhân này. Healy (1985) đã chứng minh được mối tương quan
mạnh giữa tỷ lệ dồn tích và mức độ thưởng của nhà quản lý quy định trong hợp đồng

lương thưởng. Leuz và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng nếu lương thưởng, quyền chọn
mua cổ phiếu và các hình thức thưởng khác dựa trên thu nhập thì nhà quản lý càng có
động cơ đánh bóng thu nhập báo cáo. Do đó, nảy sinh vấn đề bất cân xứng thông tin
khi nhà quản lý đưa ra các báo cáo tài chính không đáng tin cậy. Các nghiên cứu của
Beneish và cộng sự (2012) và Cheng và cộng sự (2010) đã tìm thấy mối liên hệ giữa
quản trị thu nhập và giao dịch nội gián. Bartov và Mohanram (2004) tìm thấy mối liên
hệ giữa quản trị thu nhập và chế độ lương thưởng bằng quyền chọn cổ phiếu.

2.1.3.3. Nguyên nhân từ hợp đồng vay nợ
Chỉ số tài chính thường được dựa vào các điều khoản của khế ước vay nợ để
giám sát liệu rằng các điều khoản trong hợp đồng vay nợ có được duy trì hay bị phá
vỡ. Điều này có nghĩa là chính sách kế toán, số liệu kế toán là một phần của quá trình
tối đa hóa sự giàu có cho công ty, cho cổ đông, cho nhà quản lý. Vì vậy, sự giàu có của
nhà quản lý có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào trong chính sách kế toán. Do
đó, nhà quản lý có xu hướng quản trị thu nhập để làm tăng dòng tiền (sự giàu có) của
họ trong tương lai nếu như họ có nguy cơ vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay
nợ. Ví dụ, Defond và Jiambalvo (1994) tìm thấy bằng chứng các công ty tìm cách đẩy
thu nhập một năm trước khi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay nợ.

2.1.3.4. Nguyên nhân từ các yêu cầu về pháp luật và chính trị
Bên cạnh các nhóm nguyên nhân quản trị thu nhập bắt nguồn từ sức ép của cổ
đông hay chủ nợ, các sức ép từ quy định của luật pháp, thuế cũng là các nguyên nhân
đẫn đến quản trị thu nhập. Ví dụ, nghiên cứu của Haw và cộng sự (2005) cho thấy các
công ty của Trung Quốc có xu hướng điều chỉnh thu nhập tăng khi chính phủ quy định
tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 10% đối với các công ty muốn phát hành
trái phiếu hoặc cổ phiếu. Black và cộng sự (1998) tìm thấy bằng chứng của hành vi
quản trị thu nhập của các công ty ở Anh Quốc trước khi nước này thay đổi các quy
định kế toán về định giá tài sản. Beaver và Engel (1996) và Liu và cộng sự (1997) chỉ
ra rằng các ngân hàng thường nhào nặn dồn tích khi các ngân hàng này sát ngưỡng yêu
cầu về tỷ lệ vốn dự trữ bắt buộc.


2.1.4. Các thước đo quản trị thu nhập
Tổng dồn tích bao gồm dồn tích có thể điều chỉnh được (discretionary accruals)
và dồn tích không thể điều chỉnh được (non-discretionary accruals). Giám đốc doanh
nghiệp có thể tác động vào lợi nhuận thông qua dồn tích có thể điều chỉnh được bằng


12

cách lựa chọn các bút toán kế toán hay ước lượng kế toán khác nhau; còn dồn tích
không thể điều chỉnh được thì do bản chất kinh tế quyết định và do đó giám đốc hay
nhà quản lý không thể tác động được. Vì vậy, dồn tích có thể điều chỉnh được coi là
một thước đo của quản trị lợi nhuận. Ba mô hình được sử dụng phổ biến nhất để tính
toán dồn tích có thể điều chỉnh được là mô hình Jones (Jones, 1991), mô hình Jone
điều chỉnh- Modified Jones (Dechow và cộng sự, 1995) và mô hình Kothari (Kothari
và cộng sự, 2005).

2.1.4.1. Mô hình Jones (1991)
Theo gợi ý của Healy (1985), tổng dồn tích gồm hai phần: một phần do chủ ý
của nhà quản lý (thể hiện bằng dồn tích có thể điều chỉnh được) và một phần do sự
thay đổi trong điều kiện kinh tế của công ty (dồn tích không thể điều chỉnh được).
Jones (1991) đã đề xuất một mô hình nhằm kiểm soát sự thay đổi về điều kiện kinh tế
của một công ty. Theo đó, phần dồn tích không thể thay đổi được được đo lường bằng
phương trình hồi quy tuyến tính giữa thay đổi trong doanh thu và tài sản cố định. Mô
hình này giả định rằng tăng trưởng doanh thu phản ánh phần vốn lưu động không điều
chỉnh được của doanh nghiệp trong khi quy mô của tài sản cố định phản ánh phần chi
phí khấu hao không thể điều chỉnh được của công ty (Bernard và Skinner, 1996). Sự
thay đổi trong doanh thu được sử dụng làm thước đo cho phần thay đổi không thể điều
chỉnh được trong doanh thu.
Mô hình Jones hồi quy tổng dồn tích theo nguyên giá tài sản cố định và thay đổi

doanh thu. Hệ số beta (coefficients) của mô hình được dùng để ước lượng phần dồn
tích không thể điều chỉnh được, còn phần dư (residuals) là phần dồn tích có thể điều
chỉnh được.
Phương trình 1: Mô hình ước lượng dồn tích không điều chỉnh được
của Jones (1991)

1
+
+
+
=
Trong đó:
- TACit là tổng dồn tích

-

TAit-1 là giá trị sổ sách của tổng tài sản của công ty i tại cuối năm t -1,
2 REVit / TAit-1 là doanh thu bán hàng của công ty i tại năm t trừ đi doanh thu
tại năm t-1, tất cả chia cho TA it-1,
PPEit / TAit-1 là nguyên giá tài sản cố định của công ty i cuối năm t chia TAit-1,

-

α, β1, β2 là các hệ số của mô hình hồi quy,
εit là phần dư

-


13


Một trong hạn chế của mô hình này là giả định giám đốc không điều chỉnh
doanh thu do đó thay đổi trong doanh thu được dùng làm thước đo cho phần dồn tích
không thể điều chỉnh được của doanh thu. Vì vậy, mô hình này có thể dẫn đến sai lệch
khi tính toán phần dồn tích có thể điều chỉnh được nếu thực tế giám đốc có điều chỉnh
doanh thu. Điều này cũng có thể dẫn đến việc ước lượng các thành phần dồn tích bị
chệch do phương pháp này loại bỏ chi phí. Những hạn chế này được Dechow và cộng
sự (1995) khắc phục trong mô hình Jones điều chỉnh dưới đây.

2.1.4.2. Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Dechow và cộng sự (1995) nhận thấy điểm yếu của mô hình Jones (1991) nằm
ở giả định rằng tổng doanh thu là không điều chỉnh được và do đó Dechow và cộng sự
(1995) đã chỉnh sửa giả định này thành chỉ có doanh thu đã thu được tiền là không thể
điều chỉnh được. Theo đó, mô hình Jones được điều chỉnh bằng cách tổng dồn tích
được hồi quy theo tổng tài sản cố định, thay đổi doanh thu và thay đổi khoản phải thu.
Mô hình của Jones (1991) và mô hình điều chỉnh của Dechow và cộng sự
(1995) đầu tiên được chạy trên nền dữ liệu chuỗi thời gian. Sau đó Defond và
Jiambalvo (1994) đã đề xuất mô hình Jones chạy trên nền dữ liệu chéo. Theo các nhà
khoa học, mô hình chạy trên dữ liệu chéo có nhiều ưu điểm hơn mô hình chạy trên nền
dữ liệu thời gian. Ví dụ Peasnell và cộng sự (2005) cho rằng mô hình dữ liệu chéo có
thể tránh được vấn đề về thiên lệch kẻ sống sót (survivorship bias), các lỗi về phần dư
tương quan chuỗi (serially correlated residuals). Các tác giả cũng cho rằng mô hình dữ
liệu chéo cho mẫu nghiên cứu lớn hơn trong khi đó mô hình dữ liệu thời gian đòi hỏi
công ty phải có số liệu từ 8-10 năm vì vậy các công ty có số liệu trong thời gian ngắn
không thể sử dụng được mô hình. Hơn nữa mô hình dữ liệu chéo sẽ giúp khắc phục
các vấn đề về tính dừng (non stationary) trong mô hình chuỗi thời gian. Do các ưu việt
của mô hình dữ liệu chéo so với mô hình chuỗi thời gian truyền thống nên hầu hết các
công trình nghiên cứu sau này đều ứng dụng mô hình Jones trên dữ liệu chéo để đo
lường quản trị thu nhập (Baxter và Cotter, 2009; DeFond và Subramanyam, 1998;
Rahman và Ali, 2006; Subramanyam, 1996b; Xie và cộng sự, 2003).

Phương trình 2: Mô hình Jones điều chỉnh của Dechow và cộng sự (1995)
trên nền dữ liệu chéo


=

1

+





−∆

+

+

Trong đó:
-

TACit là tổng dồn tích.
TAit-1 là giá trị sổ sách của tổng tài sản của công ty i tại năm t-1


14

-


2REVit / TAit-1 là doanh thu của công ty i vào năm t trừ đi doanh thu vào năm
t-1, tất cả chia cho TAit-1
2RECit là thay đổi khoản phải thu khách hàng
PPEit / TAit-1 là tổng tài sản cố định của công ty i vào cuối năm t chia cho TAit-1,

-

α, β1 β2 là các hệ số trong mô hình hồi quy
εit là phần dư

2.1.4.3. Mô hình đo lường dồn tích có thể điểu chỉnh được phù hợp với hiệu quả
kinh doanh (Kothari và cộng sự, 2005)
Kothari và cộng sự (2005) cho rằng dồn tích có thể điều chỉnh được khi đo
lường bằng mô hình Jones (1991) và Jones điều chỉnh (1995) có thể mắc những lỗi về
ước lượng nghiêm trọng khi không kiểm soát hiệu quả kinh doanh trong quá khứ của
công ty. Do đó, các nhà khoa học này đã đề xuất một mô hình sử dụng lag ROA để
kiểm soát cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phương trình 3: Mô hình đo lường dồn tích có thể điều chỉnh được phù hợp
với hiệu quả kinh doanh (Kothari và cộng sự, 2005)


=

1

+






−∆

+

+

+

Trong đó
-

TACit là tổng dồn tích.

-

TAit-1 là giá trị sổ sách của tổng tài sản của công ty i tại năm t-1

-

2 REVit / TAit-1 là doanh thu của công ty i vào năm t trừ đi doanh thu vào năm
t-1, tất cả chia cho TAit-1

-

2 RECit là thay đổi khoản phải thu

-


PPEit / TAit-1 là tổng tài sản cố định của công ty i vào cuối năm t chia cho TAit-1,

-

ROAit-1 là hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản năm t-1

-

α, β1, β2, β3 là các hệ số trong mô hình hồi quy

-

εit là phần dư

2.1.4.4. Đo lường tổng dồn tích
Có hai cách đo lường tổng dồn tích: một là tổng dồn tích được đo thông qua bảng
cân đối kế toán (Dechow và cộng sự, 1995; Healy, 1985; Jones, 1991; Kothari, 2001); hai
là tổng dồn tích được đo thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ (Becker và cộng sự, 1998;
DeFond và Subramanyam, 1998; Rahman và Ali, 2006; Subramanyam, 1996).


15

Phương trình 4: Đo lường tổng dồn tích thông qua bảng cân đối kế toán
=∆

−∆

ℎ −∆


+∆



Trong đó:
-

TACt là tổng dồn tích tại năm t

-

2CAt là thay đổi tài sản ngắn hạn trong năm t

-

2Casht là thay đổi về tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm t

-

2CLt là thay đổi nợ ngắn hạn tại năm t

-

2DCLt là thay đổi vay nợ trong nợ ngắn hạn ở năm t

-

DEPt là chi phí khấu hao ở năm t

Phương trình 5: Đo lường tổng dồn tích thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ

=



Trong đó:
-

EBXAt : Thu nhập trước các khoản thu nhập khác/thu nhập bất thường tại năm t

-

OCFt: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm t

2.2. Lý thuyết đại diện và quản trị thu nhập
Lý thuyết đại diện (Jensen, 1986) đã chỉ ra rằng trong công ty cổ phần luôn
tiềm ẩn mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà điều hành bắt nguồn từ sự tách biệt
quyền sở hữu giữa cổ đông và ban giám đốc. Do đó nhà điều hành luôn có động cơ
hành động không vì lợi ích của cổ đông và hành vi quản trị thu nhập có thể coi là một
kết quả của mâu thuẫn đại diện. Lý thuyết đại diện cũng chỉ ra rằng quản trị công ty
(coporate governance) là một công cụ hữu hiệu để hạn chế các hành động không vì lợi
ích cổ đông như hành vi quản trị thu nhập. Nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm
trên thế giới đã ủng hộ kết luận này. Fama và Jensen (1983) đã chỉ ra rằng hội đồng
quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ban giám đốc. Peasnell và cộng
sự (2005) và Xie và cộng sự (2003) đều chỉ ra rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong hội
đồng quản trị tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra hành vi chủ ý nâng tỷ lệ dồn tích điều
chỉnh trong thu nhập của ban giám đốc. Công trình nghiên cứu của Vafeas (2000) chỉ
ra rằng quy mô của hội đồng quản trị càng nhỏ thì chất lượng báo cáo thu nhập càng
cao. Beasley (1996) cho rằng quy mô của hội đồng quản trị càng lớn thì khả năng xảy
ra hiện tượng gian lận kế toán trong báo cáo tài chính càng lớn. Reyna (2012) nghiên
cứu về tác động của cấu trúc sở hữu lên quản trị thu nhập tại 90 công ty niêm yết ở

Mehico. Tác giả nhận thấy rằng, sở hữu gia đình, quy mô và thành phần của ban quản


×