Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 219 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân

--------

--------

Nguyễn Thanh hiếu

Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Của các công ty phi tài chính niêm yết trên
thị trờng chứng khoán việt nam

Hà nội, 2015


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân

--------

--------

Nguyễn Thanh hiếu

Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Của các công ty phi tài chính niêm yết trên
thị trờng chứng khoán việt nam
Chuyên ngành: kế toán (kế toán, kiểm toán & phân tích)
Mã số: 62.34.03.01


Ngời hớng dẫn khoa học: pGS.TS. nguyễn hữu ánh

Hà nội, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của
các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công
trình nghiên cứu độc lập của tôi.
Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trong
Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi cam kết và chịu trách nhiệm về bản quyền hợp pháp đối với công trình này.
Hà Nội, ngày 14tháng 12 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu bền bỉ,
nghiêm túc của tác giả sau bốn năm học tập, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ cả về
vật chất và tinh thần, những lời động viên vô cùng đáng quý của gia đình, bạn bè,
cơ quan.
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Viện Kế toán – Kiểm
toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những đồng nghiệp đã luôn nhiệt tình cung
cấp cho tôi tài liệu chuyên môn bổ ích cũng như các ý kiến vô cùng đáng quý để tôi

hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS
Nguyễn Hữu Ánh, thầy đã giúp tôi có định hướng nghiên cứu rõ ràng và tư duy
khoa học vững vàng trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên viên của Công ty Stoxplus
và các cán bộ tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cung cấp cho tôi bộ số liệu rất
quan trọng để tôi hoàn thành luận án này.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ Viện Đào tạo
Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã luôn tận tình hỗ trợ cho các
nghiên cứu sinh Khóa 33 chúng tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận án.
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Hiếu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3
1.4. Giả thuyết khoa học........................................................................................4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................5

1.6 Khung nghiên cứu. ..........................................................................................6
1.7 Kết cấu Luận án...............................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÒNG
TIỀN VÀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ........................................................................10
2.1 Cơ sở lí luận về dòng tiền và dự báo dòng tiềntrong các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán ..............................................................................10
2.1.1. Đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền ....10
2.1.2 Mối quan hệ dòng tiền với tình hình tài chính của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán ..............................................................................14
2.1.3 Phương pháp đo lường giá trị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán...................................................16
2.1.4. Công tác dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tại các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán.........................................................................21
2.2 Tổng quan các nghiên cứu dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ..........................................31


iv

2.3 Một số nhận xét về các nghiên cứu dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ........................43
2.4 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................45
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................48
3.1 Xây dựng giả thuyết khoa học ......................................................................48
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................55
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................55
3.2.2 Mô hình dự báo dòng tiền và phương pháp ước lượng ............................59
Kết luận chương 3 ...............................................................................................67

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN TỪ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .............................68
4.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt nam và các công ty phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................68
4.2 Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................................73
4.3 Phân tích tương quan ....................................................................................74
4.4. Kết quả thực nghiệm dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các
công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh ........................................................................................................76
4.4.1. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên
cơ sở lợi nhuận (mô hình lợi nhuận) ..................................................................77
4.4.2. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên
cơ sở dòng tiền quá khứ (mô hình dòng tiền) ....................................................82
4.4.3. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên
cơ sở dòng tiền kết hợp với các thành phần thông tin kế toán dồn tích gộp
chung (mô hình các thành phần dồn tích gộp chung) ........................................89
4.4.4. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên
cơ sở dòng tiền kết hợp với các thành phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể
(mô hình các thành phần dồn tích cụ thể) ..........................................................96


v

4.4.5. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên
cơ sở các tỷ suất dòng tiền (mô hình tỷ suất dòng tiền) ..................................105
Kết luận chương 4 .............................................................................................113
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYỀN NGHỊ
VÀ KẾT LUẬN .....................................................................................................114
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu các mô hình dự báo dòng tiền ...............114

5.1.1 Thảo luận về các giả thuyết nghiên cứu .................................................117
5.1.2. Đánh giá khả năng dự báo của các mô hình dự báo dòng tiền ..............130
5.1.3. Thiết lập phương trình dự báo ...............................................................135
5.2. Một số khuyến nghị ....................................................................................138
5.2.1 Khuyến nghị với Bộ Tài Chính...............................................................138
5.2.2 Khuyến nghị với doanh nghiệp ...............................................................142
5.2.3 Khuyến nghị với nhà đầu tư ...................................................................144
5.3. Đóng góp của luận án .................................................................................145
5.3.1 Đóng góp về mặt lý luận .........................................................................145
5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn......................................................................147
5.4. Những hạn chế của luận án .......................................................................147
5.5. Một số gợi ý nghiên cứu trong tương lai ..................................................148
KẾT LUẬN ............................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUCỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

CTCK


Công ty chứng khoán

2

DNNN

Doanh nghiệp Nhà Nước

3

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

4

HOSE

Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh

5

HNX

Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội

6

FEM


Mô hình hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định

7

OLS

Hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường

8

SGDCKTP.HCM

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

9

SGDCK HN

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

10

TTCK

Thị trường chứng khoán

11

TSCĐ


Tài sản cố định

12

REM

Mô hình hồi quy nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên

13

ROA

Return on Assets – Sức sinh lời của tài sản

14

ROE

Return on Equity – Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

15

ROS

Return on Sales – Sức sinh lời của doanh thu


vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE ...73
Bảng 4.2a: Ma trận tương quan giữa các biến (mô hình lợi nhuận) .........................75
Bảng 4.2b: Ma trận tương quan giữa các biến (mô hình dòng tiền) .........................75
Bảng 4.2c: Ma trận tương quan giữa các biến (mô hình dòng tiền kết hợp với các
thành phần thông tin dồn tích có trong lợi nhuận) ....................................................76
Bảng 4.3a: Kết quả hồi quy OLS mô hình lợi nhuận (thông tin chung) ..................77
Bảng 4.3b: Kết quả hồi quy OLS mô hình lợi nhuận (thông tin chi tiết) ................79
Bảng 4.4a: Kết quả hồi quy FEM mô hình lợi nhuận (thông tin chung) .................80
Bảng 4.4b: Kết quả hồi quy FEM mô hình lợi nhuận (thông tin chi tiết) .................81
Bảng 4.5a: Kết quả hồi quy REM mô hình lợi nhuận (thông tin chung) ..................82
Bảng 4.5b: Kết quả hồi quy REM mô hình lợi nhuận (thông tin chi tiết) ................82
Bảng 4.6a: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền (thông tin chung) ..................83
Bảng 4.6b: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền (thông tin chi tiết).................84
Bảng 4.7a: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền (thông tin chung) ..................86
Bảng 4.7b: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền (thông tin chi tiết) .................87
Bảng 4.8a: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền (thông tin chung) ..................88
Bảng 4.8b: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền (thông tin chi tiết) ................89
Bảng 4.9a: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn
tích gộp chung (thông tin chung) ..............................................................................90
Bảng 4.9b: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích gộp chung (thông tin chi tiết) ......................................................................91
Bảng 4.10a: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích gộp chung(thông tin chung) ........................................................................92
Bảng 4.10b: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích gộp chung (thông tin chi tiết) ......................................................................93
Bảng 4.11a: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích gộp chung (thông tin chung) .......................................................................94



viii

Bảng 4.11b: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích gộp chung (thông tin chi tiết) ......................................................................95
Bảng 4.12a: Kết quả hồi quy OLSmô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn
tích cụ thể (thông tin chung) .....................................................................................97
Bảng 4.12b: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích cụ thể (thông tin chi tiết) .............................................................................99
Bảng 4.13a: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích cụ thể (thông tin chung) ............................................................................101
Bảng 4.13b: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích cụ thể (thông tin chi tiết) ...........................................................................102
Bảng 4.14a: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích cụ thể (thông tin chung) ............................................................................103
Bảng 4.14b: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
dồn tích cụ thể(thông tin chi tiết) ............................................................................104
Khi thực hiện hồi quy OLS mô hình tỷ suất dòng tiền, các kết quả chính được trình
bày ở Bảng 4.15a (thông tin chung) và Bảng 4.15b (thông tin chi tiết như sau) ....106
Bảng 4.15a: Kết quả hồi quy OLS mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chung) ..106
Bảng 4.15b: Kết quả hồi quy OLS mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chi tiết) .107
Bảng 4.16a: Kết quả hồi quy FEM mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chung) ...109
Bảng 4.16b: Kết quả hồi quy FEM mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chi tiết) .109
Bảng 4.17a: Kết quả hồi quy REM mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chung) ..110
Bảng 4.17b: Kết quả hồi quy REM mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chi tiết) .111
Bảng 4.18 Kết quả hồi quy từng bước mô hình tỷ suất dòng tiền ..........................112
Bảng 5.1: Kiểm định Hausman cho mô hình lợi nhuận có độ trễ 1 năm ................114
Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả kiểm định Hausman ...................................................115
Bảng 5.3: Bảng thống kê giá trị hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R2) .............116
Bảng 5.4: Tổng hợp kết quả hồi quy FEM mô hình lợi nhuận ...............................117
Bảng 5.5: Tổng hợp kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền ...............................118



ix

Bảng 5.6: Tổng hợp kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành
phần thông tin dồn tích gộp chung ..........................................................................120
Bảng 5.7: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần
thông tin dồn tích cụ thể. .........................................................................................122
Bảng 5.8a: Tổng hợp kết quả hồi quy FEM mô hình tỷ suất dòng tiền ..................126
Bảng 5.8b Kết quả hồi quy từng bước mô hình tỷ suất dòng tiền ..........................127
Bảng 5.9: Bảng thống kê ảnh hưởng của các tỷ suất dòng tiền tới dòng tiền dự báo. ...129
Bảng 5.10a: Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh (Adjusted R2) của các mô hình .......130
(trước khi sắp xếp) ..................................................................................................130
Bảng 5.10b: Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh (Adjusted R2) của các mô hình .......132
(sau khi sắp xếp)......................................................................................................132
Bảng 5.11: Dự báo dòng tiền cho Tập đoàn Vingroup ...........................................137


x

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án ..................................................................7
Sơ đồ 2.1: Phương pháp luận của dự báo nhân quả ..................................................24
Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác dự báo dòng tiền ............................27


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Dòng tiền đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng như dòng máu trong cơ
thể con người. Do đó, dự báo được dòng tiền sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư, các
nhà quản lý đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và ra các quyết định kinh tế.
Nghiên cứu về dự báo dòng tiền nhằm xác định được nhân tố có khả năng dự báo
dòng tiền tốt nhất vì vậy rất có ý nghĩa trên cả góc độ lí luận và thực tiễn.
Xét trên góc độ lí luận, vấn đề dự báo dòng tiền đã được đề cập cụ thể tại
nhiều Chuẩn mực Kế toán quốc gia và tại nhiều công trình nghiên cứu (Đỗ Thị
Hồng Nhung, 2014;Nguyễn Hữu Ánh, 2010; Al –Attar, 2003; Barth & cộng sự,
2001; Chotkunakitti, 2005;Ebaid, 2011; Farshadfar & cộng sự, 2008; Mooi, T.L,
2007) [12],[17],[25],[41],[61],[72],[76],[117]. Tuy nhiên, tại các Chuẩn mực Kế
toán chỉ đưa ra các nhận định về các nhân tố nên sử dụng trong dự báo dòng tiền mà
thiếu bằng chứng cụ thể còn các công trình nghiên cứu thì chưa thống nhất được
khả năng của các nhân tố trong dự báo dòng tiền: Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số
24 [1] cho rằng: thông tin về các luồng tiền từ HĐKD khi được sử dụng kết hợp với
các thông tin khác sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ HĐKD trong
tương lai, còn Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ (FASB, 1978) [77] cho rằng những
người quan tâm tới dòng tiền tương lai của doanh nghiệp thường dựa trên thông tin
lợi nhuận kế toán trong kế toán theo cơ sở dồn tích chứ không phải dựa trên thông
tin dòng tiền trong quá khứ và như vậy theo Barth & cộng sự (2001) [41] thông tin
kế toán theo cơ sở dồn tích hiệu quả hơn thông tin kế toán theo cơ sở tiền trong việc
dự báo dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có thêm các nghiên
cứu dự báo dòng tiền để cung cấp bằng chứng bổ sung cho nhận định của Chuẩn
mực kế toán và tổng quan các công trình nghiên cứu dự báo dòng tiền.
Xét trên góc độ thực tiễn, với các nhà đầu tư, các ngân hàng, nhà quản trị tài
chính, ... dự báo được dòng tiền tương lai đóng vai trò vô cùng quan trọng trước khi


2


ra quyết định kinh tế:80% nhân viên tín dụng tại Hoa Kỳ cho rằng trong hồ sơ vay
vốn nhất thiết phải có kế hoạch dòng tiền tương lai (Đỗ Thị Hồng Nhung, 2014;
Fulmer, Gavin và Bertin, 1991; Waddell D. & cộng sự, 1994) [12],[84],[133]. Do
đó, nghiên cứu giúp xác định nhân tố có khả năng dự báo dòng tiền sẽ thực sự có
ích cho nhiều đối tượng đặc biệt các đối tượng ở Việt Nam doTTCK Việt Nam mới
đi vào hoạt động, kết quả khảo sát cho thấy: công tác dự báo dòng tiền ở nước ta
chưa thực hiện đầy đủ; chưa thực sự đánh giá đúng mức những nhân tố ảnh hưởng
tới dòng tiền của doanh nghiệp; kết quả dự báo hầu như dựa vào kinh nghiệm của
kế toán trưởng; phương pháp dự báo dòng tiền còn đơn giản, chưa được chú trọng
(Đỗ Thị Hồng Nhung, 2014) [12].
Như vậy, trên cả khía cạnh lí luận và thực tiễn đều cho thấy nghiên cứu dự
báo dòng tiền trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là điều cần thiết, sẽ hỗ trợ hiệu
quả trong quá trình ra quyết định kinh tếđặc biệt nghiên cứu dự báo dòng tiền chủ
yếu được thực hiện ở các nước phát triển hàng chục năm nay nhưng chưa được
nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống ở Việt Nam.
Trong các công ty đang hoạt động tại Việt Nam thì các công ty phi tài chính
đang niêm yết là các công ty có quy mô lớn, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong các ngành nghề thiết yếu để tạo ra của cải, vật chất cho đất nước và có
đóng góp đáng kể vào tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Ngoài ra, trong ba loại dòng
tiền trong công ty thì dòng tiền từ HĐKD là dòng tiền có liên quan đến các hoạt
động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp (Bộ Tài chính, 2002) [1] và là tín
hiệu cho thấy khả năng tạo tiền để đáp ứng cho các hoạt động hàng ngày của mỗi
công ty (Boyd &Cortese – Daniel, 2000/2001) [46].
Do vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án: “Dự báo dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”.


3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu có liên
quan trước đây, mục tiêu tổng quát của Luận án là tiến hành xây dựng và kiểm định
các mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKDcủa các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TP.HCM. Bên cạnh đó, Luận án cũng tiến hành so sánh khả năng dự báo
của các mô hình để tìm ra mô hình dự báo dòng tiền tốt nhất.
Để đạt được mục tiêu tổng quát này, Luận án đặt ra cácmục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất,khái quát, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về thông tin kế
toán theo cơ sở dồn tích và thông tin kế toán theo cơ sở tiền trong các công ty.
Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở lợi nhuận quá khứ.
Thứ ba, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở dòng tiền từ HĐKD
trong quá khứ.
Thứ tư, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở kết hợp dòng tiền
từ HĐKD trong quá khứ và thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích (thành phần dồn
tích gộp chung và thành phần dồn tích cụ thể).
Thứ năm, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của
các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở các tỷ suất tài
chính về dòng tiền.
Thứ sáu, xác định mô hình (nhân tố) có khả năng dự báo dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM tốt nhất.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cụ thể
như sau:
Câu hỏi 1: Lợi nhuận trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không?



4

Câu hỏi 2: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể
dòng tiền từ HĐKD trong tương lai của các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TP.HCM hay không?
Câu hỏi 3: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ kết hợp với các thông tin kế
toán dồn tích gộp chung có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không?
Câu hỏi 4: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ kết hợp với các thông tin kế
toán dồn tích cụ thể có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công
ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không?
Câu hỏi 5: Các tỷ suất dòng tiền có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không?
Câu hỏi 6: Mô hình nào trong số các mô hình trên có khả năng dự báo tốt
nhất dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK
TP.HCM?

1.4. Giả thuyết khoa học
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, những giả thuyết khoa học sau đây được
Luận án xây dựng và kiểm định:
Giả thuyết 1: Lợi nhuận kế toán trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể
dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 2: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ có khả năng dự báo đáng
kể dòng tiền từ HĐKD trong tương lai của các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 3: Dòng tiền từ HĐKD kết hợp với các thành phần thông tin kế
toán dồn tích gộp chung có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 4: Dòng tiền từ HĐKD kết hợp với các thành phần thông tin kế

toán dồn tích cụ thể (chi phí khấu hao TSCĐ, chênh lệch tăng/giảm trong các khoản
phải thu, hàng tồn kho, các khoản chi phí trả trước, các khoản phải trả) có khả năng


5

dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 5: Các tỷ suất dòng tiền có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 6: Mô hình kết hợp dòng tiền từ HĐKD và các thành phần thông
tin kế toán dồn tích cụ thể (chi phí khấu hao TSCĐ, chênh lệch tăng/giảm trong các
khoản phải thu, hàng tồn kho, các chi phí trả trước, khoản phải trả) là mô hình có
khả năng dự báo tốt nhất dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết
trên SGDCK TP.HCM.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Luận án này nghiên cứu khả năng của các thông tin kế toán trongquá khứ
trong việc dự báo dòng tiền từ HĐKD trong tương lai. Thông tin kế toán được
nghiên cứu bao gồm: (1) lợi nhuận từ HĐKD trong quá khứ; (2) dòng tiền từ
HĐKD trong quá khứ; (3) các thành phần thông tin kế toán dồn tích gộp chung
(phần chênh lệch giữa lợi nhuận từ HĐKD và dòng tiền từ HĐKD), (4) các thành
phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể: chi phí khấu hao TSCĐ, sự thay đổi
tăng/giảm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước và các khoản
phải trả; (5) tỷ suất tài chính về dòng tiền.
Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về nội dung: Luận án xem xét khả năng của các thông tin kế toán
tài chính được cung cấp trên các Báo cáo tài chính của công ty phi tài chính niêm
yết trên SGDCK TP.HCM (lợi nhuận từ HĐKD, dòng tiền từ HĐKD, các thành

phần thông tin kế toán dồn tích gộp chung hay cụ thể như: chi phí khấu hao TSCĐ,
chênh lệch tăng/giảm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước và
các khoản phải trả) và tỷ suất tài chính về dòng tiềnđể dự báo dòng tiền từ HĐKD
của các công ty đó.Luận án không tính đến các thông tin như thời gian hoạt động,
thời gian niêm yết, quy mô lao động v.v.v của công ty đó.


6

Thứ hai, về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các công ty phi
tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM (HOSE). Các công ty tài chính (ngân
hàng, tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm, ...) do có những đặc thù trong HĐKD
tương đối khác các công ty phi tài chính nên sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu
của Luận án.
Thứ ba, về thời gian nghiên cứu: Theo số liệu được Công ty Truyền
thông Tài chính Stoxplus tổng hợp, ngày 20/7/2000 thị trường chứng khoán Việt
Nam chính thức ra đời và ngày 28/7/2000 tổ chức phiên giao dịch đầu tiên chỉ với
02 mã cổ phiếu là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần
đầu tư và phát triển SACOM). Số lượng các công ty niêm yết ngày càng tăng thêm
qua các năm, tính đến cuối năm 2014, trên SGDCK TP.HCM có 284 Công ty niêm
yết trong đó có 90 công ty ngành tài chính và 194 công ty phi tài chính trong đó
tác giả nhận thấy bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2014, số lượng các công ty niêm
yết khá ổn định, việc thay đổi sàn, rời sàn hay ngừng niêm yết không đáng kể.
Trong số 194 công ty phi tài chính, Luận án đã loại bỏ các công ty không đủ dữ
liệu về dòng tiền từ HĐKDtrong suốt thời kỳ nghiên cứu và các công ty có giá trị
dòng tiền thuần từ HĐKD bất thường. Từ cách làm trên, Luận án có được một
bảng dữ liệu gồm 142 công ty niêm yếttrong 6 năm (từ năm 2009 đến năm 2014),
có cùng thời điểm kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12 hàng năm, tạo thành
bảng 852 quan sát (852 observations) để nghiên cứu.


1.6 Khung nghiên cứu.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, khung nghiên cứu
của Luận án được thể hiện qua Sơ đồ 1.1 dưới đây:


7

Khung lí thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Khoảng trống nghiên cứu về dự báo dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính

Giả thuyết nghiên cứu

Các mô hình kiểm định giả thuyết
nghiên cứu

Lợi nhuận quá khứ
Các tỷ suất dòng
tiền

(5)

(1)

(2)

DÒNG TIỀN TỪ HĐKD

Dòng tiền

từ HĐKD
quá khứ

TRONG TƯƠNG LAI

(4)

(3)

Dòng tiền từ HĐKD và các thông tin
kế toán dồn tích cụ thể

Dòng tiền từ HĐKD và các thông tin
kế toán dồn tích gộp chung

Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Trên cơ sở lí luận về kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền, kết
hợp với tổng quan các công trình nghiên cứu có cùng chủ đề về dự báo dòng tiền từ


8

HĐKD, Luận án đã chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu, từ đó xây dựng mô hình dự báo dòng tiền. Mô hình dự báo dòng tiền
được xây dựng gồm các mô hình: mô hình lợi nhuận, mô hình dòng tiền quá khứ, mô
hình dòng tiền quá khứ kết hợp với các thông tin kế toán dồn tích gộp chung, mô hình
dòng tiền quá khứ kết hợp với các thông tin kế toán dồn tích cụ thể, mô hình tỷ suất

dòng tiền. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy bình
phương nhỏ nhất thông thường (OLS), hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM) và
hồi quy nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và hồi quy từng bước. Dựa trên kết
quả thu thập được sau khi xử lý dữ liệu, Luận án tiến hành thảo luận kết quả và đưa ra
các khuyến nghị, đề xuất cho các đối tượng như: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu
tư và cơ quan Nhà Nước về khả năng sử dụng các thông tin kế toán trên Báo cáo tài
chính cho công tác dự báo dòng tiền nhằm giúp các đối tượng đưa ra các quyết định
kinh doanh, đầu tư cũng như ban hành chính sách hợp lý.

1.7 Kết cấu Luận án
Luận án gồm có 5 Chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Trong Chương 1, Luận án trước hết trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
và xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Các
mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu. Bên cạnh đó, Luận án trình bày khái quát mô hình nghiên cứu và các
kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ đạt được.
Chương 2: Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu về dòng tiền và dự báo
dòng tiền trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong Chương 2, Luận án trình bày các vấn đề lý luận về dòng tiền và dự báo
dòng tiền trong các công ty niêm yết trên TTCK và tổng quan các công trình nghiên
cứu dự báo dòng tiền. Trên cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu đã thực hiện về
dự báo dòng tiền, Luận án chỉ ra khoảng trống trong các nghiên cứu đã thực hiện.
Chương 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu.
Kế thừa cơ sở lí thuyết và tổng quan tài liệu ở Chương 2, Chương 3 Luận án


9

trình bày cơ sở xây dựng các giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu dự

báo dòng tiền từ HĐKD là phương pháp định lượng, sử dụng kĩ thuật hồi quy OLS,
REM, FEM và hồi quy từng bước theo 5 mô hình: mô hình lợi nhuận, mô hình dòng
tiền, mô hình các thành phần dồn tích gộp chung, mô hình các thành phần dồn tích
cụ thể và mô hình tỷ suất dòng tiền.
Chương 4: Kết quả thực nghiệm về dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phần đầu Chương 4, Luận án trình bày khái quát về TTCK Việt Nam, đặc
điểm các công ty và công tác dự báo dòng tiền từ HĐKD cho các công ty phi tài
chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phần tiếp theo trong Chương 4, Luận án trình
bày sơ lược số liệu thống kê mô tả và phân tích tương quan cho các biến trong mô
hình dự báo. Phần cuối của Chương 4, Luận án trình bày cụ thể kết quả hồi quy 5
mô hình dự báo đã xây dựng ở Chương 3 bằng hồi quy bình phương nhỏ nhất thông
thường, hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định, hồi quy nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên
(OLS, FEM, REM) và hồi quy từng bước.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Từ kết quả hồi quy các mô hình dự báo dòng tiền ở Chương 4, trong Chương
5 Luận án sẽ tiến hành thực hiện kiểm định và dựa vào giá trị của hệ số xác
địnhhiệu chỉnh (Adjusted R2) của các mô hình để chọn một mô hình phù hợp để
thảo luận kết quả trong số các mô hình OLS, REM, FEM. Câu trả lời cho các giả
thuyết nghiên cứu về khả năng dự báo dòng tiền của các nhân tố sẽ được trình bày ở
Chương 5. Phần cuối của Chương 5, Luận án nêu ra các đề xuất, khuyến nghị cho
các Cơ quan quản lý Nhà Nước, nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư.


10

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÒNG
TIỀN VÀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.1 Cơ sở lí luận về dòng tiền và dự báo dòng tiềntrong các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán
2.1.1. Đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền
Đặc điểm thông tin kế toán phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử của kế toán
đối với các nghiệp vụ kinh tế. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận trên sổ kế
toán dựa trên cơ sở số tiền thực tế doanh nghiệp đã thu vào hay chi ra được gọi là kế
toán theo cơ sở tiền, dựa trên cơ sở bản chất của nghiệp vụ kinh tế, không phụ thuộc
vào số tiền doanh nghiệp thu hay chi được gọi là kế toán theo cơ sở dồn tích. Mỗi
cơ sở ghi nhận của kế toán đều có đặc điểm riêng. Để phục vụ công tác dự báo dòng
tiền từ HĐKD tương lai, cần tính đến vai trò của cả thông tin kế toán theo cơ sở tiền
và thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích.
Kế toán theo cơ sở dồn tích
Theo kế toán dồn tích, các giao dịch phát sinh doanh thu, chi phí được ghi
nhận tại thời điểm giao dịch đó phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thu, chi tiền
(Bernard, V., & Stober, T., 1989; Chambers, R.J, 1996) [53], [57]. Các khoản chi
phí được ghi nhận trong kỳ phù hợp với doanh thu được tạo ra trong kỳ đó. Báo cáo
tài chính theo cơ sở dồn tích không những cung cấp thông tin về các hoạt động kinh
tế đã xảy ra trong quá khứ mà còn cung cấp các thông tin về nghĩa vụ phải trả tiền
hay quyền được thu tiền trong tương lai. Kế toán theo cơ sở dồn tích được hầu hết
các nước trên thế giới áp dụng. Tại các nước Châu Âu, kể từ năm 1978 chuyển
hướng từ áp dụng kế toán theo cơ sở tiền sang áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích
(Fourth EU Accounting Directive, 1978) [81]. Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp bắt
buộc phải áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích khi lập Báo cáo tài chính, phải cung


11

cấp các thông tin về khả năng tạo tiền của doanh nghiệp chứ không chỉ cung cấp các
thông tin về các khoản đã thực thu, thực chi (FASB, 1978) [77].
Những đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích:

Thứ nhất, lợi nhuận mỗi kỳ kế toán được xác định trên cơ sở doanh thu và
chi phí của kỳ đó.
Lợi nhuận bao gồm số tiền doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ (số thực thu trừ
đi số thực chi) cùng với những khoản doanh nghiệp sẽ được thu, sẽ phải chi trả
trong tương lai (doanh thu từ bán chịu, chi phí trích trước, chi phí phải trả, chi phí
khấu hao tài sản cố định, …). Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm hai
thành phần: thành phần tiền tệ có thực và thành phần phi tiền tệ. Các thành phần phi
tiền tệ này còn được gọi là các thành phần thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích có
trong lợi nhuận. Mối quan hệ giữa lợi nhuận trong kỳ và các thành phần thông tin
kế toán theo cơ sở dồn tích được thể hiện qua phương trình dưới đây:
Lợi nhuận = Dòng tiền thuần + Các thành phần dồn tích có trong lợi nhuận(2.1)
(Nguồn: Cheng và Hollie, 2008; Dechow, 1994; Dechow và Dichev, 2002;
Dechow và cộng sự, 2008) [60], [65], [66], [68]
Thứ hai, thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích chịu ảnh hưởng bởi các ước
tính và đánh giá chủ quan. Các ước tính theo cơ sở dồn tích thể hiện khi lựa chọn
phương pháp tính khấu hao tài sản cố định, phương pháp tính giá hàng tồn kho …
Theo Graham và cộng sự (2005) [92], khi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương
pháp ghi sổ thì chất lượng thông tin lợi nhuận công bố có thể ảnh hưởng, thông tin
lợi nhuận có thể bị bóp méo và dễ bị khai khống. Điều này thường xảy ra trước mỗi
đợt phát hành cổ phiếu (Erickson và Wang, 1999; Teoh, Wong và Rao, 1998) [75] ,
[130] hay mỗi khi doanh nghiệp bắt đầu ký kết hợp đồng vay nợ (DeFond và
Jiambalvo, 1998; Watts và Zimmerman, 1986) [69, [132].
Thứ ba, kế toán theo cơ sở dồn tích cung cấp thông tin hữu ích và toàn diện
(Bierman, H., 1988/1992) [49], [50]. Kế toán dồn tích không những cung cấp thông
tin về các nghiệp vụ đã thu, chi mà còn cung cấp thông tin về các nghiệp vụ sẽ được


12

thu, sẽ phải chi nên giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá bao quát về tình

hình tài chính của doanh nghiệp cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Kế toán theo cơ sở tiền
Kế toán theo cơ sở tiền ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế dựa trên số tiền doanh
nghiệp đã thực thu hoặc đã thực chi. Theo cơ sở này, doanh thu được ghi nhận khi
công ty đã thu được tiền, chi phí được ghi nhận khi công ty đã chi tiền và lợi nhuận
trong kì là chênh lệch giữa số tiền đã thu và số tiền đã chi trong kì đó. Trong các
Chuẩn mực Kế toán và các chính sách kế toán, khi thực hiện kế toán theo cơ sở tiền
mặt không có nhiều quy định về các vấn đề như phương pháp khấu hao tài sản cố
định, phương pháp ghi nhận doanh thu so với kế toán theo cơ sở dồn tích (Elliott và
Elliott, 2007) [73].
Những đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở tiền: thông tin kế toán thiếu
phù hợp,không thể hiện chính xác thời điểm phát sinh các nghiệp vụ: Kế toán theo
cơ sở tiền ghi nhận thông tin tại thời điểm doanh nghiệp nhận tiền và chi tiền mà
không quan tâm tới xuất xứ nghiệp vụ thu tiền hay chi tiền (thời điểm doanh nghiệp
bán được hàng, thời điểm phát sinh nghĩa vụ nợ phải trả). Ngoài ra, thông tin kế
toán theo cơ sở tiền dễ làm cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá sai về kết
quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do có sự mất cân xứng về thời điểm ghi
nhận doanh thu và chi phí.
So sánh đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và theo cơ sở tiền
Thứ nhất, thông tin kế toán theo cơ sở tiền mặt khách quan, dễ hiểu hơn
thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích.
Elliott và Elliott (2007) [73] cho rằng thông tin kế toán theo cơ sở tiền mặt
đáng tin cậy hơn thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích do kế toán theo cơ sở tiền
mặt chỉ ghi nhận những thông tin về dòng tiền thực tế của doanh nghiệp mà không
dự tính trước khả năng phát sinh dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai.
Murdoch và cộng sự (1989) [115] nhận định rằng: các chuyên gia kế toán ưa
chuộng kế toán theo cơ sở dồn tích còn các nhà đầu tư ưa chuộng kế toán theo cơ sở
tiền. Theo Athukorala và Reid (2003); Elliot và Elliot (2007) [34], [73], thông tin kế



13

toán theo cơ sở tiền mặt khách quan hơn thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích bởi vì
kế toán theo cơ sở tiền mặt ít bị ảnh hưởng bởi sự toan tính của doanh nghiệp trong
việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản, công nợ trên báo cáo tài chính. Tính khách
quan của thông tin về dòng tiền rất có ích khi thực hiện so sánh hoạt động kinh
doanh của các công ty vì nó không bị ảnh hưởng bởi việc các công ty sử dụng các
chính sách kế toán khác nhau (Chotkunakitti, 2005; IASB, 2001) [61],[98].
Thứ hai, thông tin kế toán theo cơ sở tiền kém toàn diện hơn kế toán theo cơ
sở dồn tích.
Do kế toán theo cơ sở tiền chỉ phản ánh các nghiệp vụ đã thu tiền và đã chi
tiền mà không phản ánh được các nghiệp vụ sẽ được thu tiền (do khách hàng chấp
nhận trả trong tương lai) hay sẽ phải chi tiền (do doanh nghiệp được trả nợ sau khi
mua hàng) nên thông tin kế toán trở nên kém toàn diện. Ngoài ra, thông tin kế toán
theo cơ sở tiền không thể hiện được mối quan hệ của các nghiệp vụ kinh tế ở các kì
kế toán với nhau bởi vì nhiều nghiệp vụ chi tiền và thu tiền tuy phát sinh ở kì này
nhưng xuất phát từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kì trước. Vì thế, thông tin kế
toán theo cơ sở tiền không mang tính dự báo cho các kì sau (FASB, 1978) [77].
Bên cạnh đó, việc kế toán theo cơ sở tiền không ghi nhận tăng giá trị tài sản
nếu chưa chi tiền và như vậy không bao giờ ghi nhận nợ phải trả nên sẽ không giúp
ích trong việc quản lí tài sản, có kế hoạch bảo dưỡng tài sản, xác định các tài sản
thừa, kiểm soát rủi ro nếu xảy ra thất thoát tài sản (Athukorala và Reid, 2003) [32].
Đồng thời, so với kế toán theo cơ sở tiền thì kế toán theo cơ sở dồn tích còn cung
cấp thông tin giúp cho người đọc báo cáo tài chính nhận thấy các khoản doanh
nghiệp sẽ thu được và còn phải thanh toán, sắp phải thanh toán (Athukorana và
Reid, 2003) [32] giúp đánh giá chính xác hơn về giá trị dòng tiền trong tương lai
của doanh nghiệp và khả năng thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp.
Tóm lại, kế toán theo cơ sở tiền và kế toán theo cơ sở dồn tích đều có những
đặc điểm riêng nhưng trong thực tế, kế toán theo cơ sở dồn tích được khuyến khích
áp dụng và được áp dụng rộng rãi hơn kế toán theo cơ sở tiền. Thông tin về dòng

tiền khi kế toán theo cơ sở tiền là thông tin bổ sung mà không thể thay thế cho


×