Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tìm hiểu thế giới thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.43 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

PHẠM THỊ HOA

BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP
CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA VIỆC
TÌM HIỂU THẾ GIỚI THỰC VẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn

ThS.GVC. Phan Thị Thạch

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn đã giúp em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều
kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S.GVC. Phan
Thị Thạch, người đã tận tình hướng dẫn em chỉ bảo em trong quá trình học
tập, nghiêm cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô giáo trong trường mầm non
Hùng Vương và trường mầm non Sao Mai đã giúp em có những tư liệu tốt.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp
đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.


Quá trình nghiên cứu và xử lý đề tài, em không thể tránh khỏi những hạn
chế, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hoa


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

C

: Chủ ngữ

DT

: Danh từ


ĐT

: Đại từ

ĐgT

: Động từ

HN

: Hô ngữ

GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
GV

: Giáo viên

KN

: Khởi ngữ

MGN

: Mẫu giáo nhỡ

Nxb

: Nhà xuất bản


TT

: Tính từ

TRN

: Trạng ngữ

V

: Vị ngữ

VD

: Ví dụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................... 7
1.1. Những hiểu biết chung về năng lực ........................................................... 7

1.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực hành động............................................ 7
1.1.1.1. Khái niệm năng lực .............................................................................. 7
1.1.1.2. Khái niệm năng lực hành động ............................................................ 7
1.1.2. Quá trình hình thành năng lực................................................................. 7
1.1.3. Năng lực cốt lõi của trẻ mầm non ........................................................... 8
1.1.3.1. Thế nào là năng lực cốt lõi .................................................................. 8
1.1.3.2. Những năng lực cốt lõi của học sinh trong thế kỉ XXI ........................ 8
1.1.4. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp ............................................... 8
1.1.4.1. Năng lực ngôn ngữ ............................................................................... 8
1.1.4.2. Năng lực giao tiếp ................................................................................ 9
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................... 9
1.2.1. Khái quát về ngữ pháp ............................................................................ 9
1.2.1.1. Ngữ pháp là gì? .................................................................................... 9


1.2.1.2. Các bình diện nghiên cứu ngữ pháp học tiếng Việt ........................... 10
1.2.2. Những hiểu biết chung về từ loại và câu trong tiếng Việt .................... 10
1.2.2.1. Từ loại tiếng Việt ............................................................................... 10
1.2.2.2. Câu trong tiếng Việt ........................................................................... 14
1.3. Cơ sở tâm lý học ...................................................................................... 18
1.4. Cơ sở giáo dục học ................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO NHỠ TÌM
HIỂU THẾ GIỚI THỰC VẬT THEO ĐỊNH HƢỚNG BỒI DƢỠNG
NĂNG LỰC NGỮ PHÁP CHO TRẺ .......................................................... 21
2.1. Thực trạng năng lực ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo nhỡ khi tìm hiểu về thế
giới thực vật..................................................................................................... 21
2.1.1. Kết quả điều tra thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho
trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua các hoạt động tìm hiểu thế giới thực vật ở trường
mầm non bằng phiếu trả lời câu hỏi ................................................................ 21
2.2.1.1. Phiếu điều tra số 1 và kết quả điều tra ............................................... 22

2.2.1.2. Phiếu điều tra số 2 và kết quả ............................................................ 23
2.1.2. Điều tra thực trạng bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo nhỡ
thông qua các hoạt động tìm hiểu thế giới thực vật ở trường mầm non qua
việc tham khảo giáo án của giáo viên ............................................................. 25
2.2. Khảo sát nội dung chương trình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu
giáo nhỡ tìm hiểu thế giới thực vật ................................................................ 26
2.2.1. Khảo sát nội dung chương trình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ tìm
hiểu thế giới thực vật của bộ giáo dục ............................................................ 26
2.2.2. Khảo sát việc thực hiện nội dung chương trình tổ chức hoạt động giáo
dục ở trường mầm non Hùng Vương .............................................................. 30
2.2.2.1. Những thuận lợi giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ở các
lớp mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non ....................................................... 31


2.2.2.2. Những vấn đề hạn chế đến việc bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ
mẫu giáo nhỡ ................................................................................................... 32
2.3. Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ tìm hiểu về thế giới thực vật theo
hướng bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ ................................................. 32
2.3.1. Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng đúng từ loại có liên quan đến
thế giới thực vật ............................................................................................... 32
2.3.1.1. Biện pháp giúp trẻ sử dụng đúng từ loại qua việc quan sát vật thật, đồ
chơi, tranh ảnh ................................................................................................. 33
2.3.1.2. Biện pháp giúp trẻ sử dụng đúng từ loại qua một số trò chơi ............ 35
2.3.1.3. Biện pháp giúp trẻ sử dụng đúng từ loại qua việc đọc thơ, ca dao theo
mẫu .................................................................................................................. 37
2.3.2. Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ bồi dưỡng năng lực sử dụng
câu đúng có liên quan đến thế giới thực vật với nội dung, hoạt động, hoàn
cảnh, mục đích giao tiếp.................................................................................. 38
2.3.2.1. Giúp trẻ tạo câu theo mẫu .................................................................. 39
2.3.2.2. Đàm thoại ........................................................................................... 41

2.3.2.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi ................................................................... 41
2.3.2.4. Cho trẻ thực hành giao tiếp, kể chuyện.............................................. 42
2.4. Giáo án thể nghiệm .................................................................................. 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân
cách và phát triển năng lực của trẻ vì giáo dục mầm non là bậc học đầu đời
của mỗi con người, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đến nay
đã có hơn 160 nước và tổ chức cam kết coi giáo dục mầm non là một mục tiêu
quan trọng của giáo dục con người. Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục
mầm non, ngành GD – ĐT nước ta đã đẩy mạnh quá trình phát triển giáo dục
mầm non theo chiều hướng đổi mới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
đầu tư đào tạo trẻ mầm non – những chủ nhân tương lai của đất nước trong xu
thế phát triển của thế giới, trong thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT ngày
25/7/2009 của Bộ trưởng BGD&ĐT đã đưa ra mục tiêu dạy học ở trường
mầm non là: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất , tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một”.
Phát triển ngôn ngữ là một nội dung không thể thiếu của chương trình
giáo dục học mầm non. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu dạy học của bậc học này trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bồi dưỡng cho trẻ mầm non những năng lực cốt lõi trong đó có năng lực
ngữ pháp (một trong những nội dung phát triển ngôn ngữ) là một việc làm rất
cần thiết. Bởi vì, việc làm đó giúp cho giáo dục mầm non thực hiện được
những mục tiêu cơ bản phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện tại. Việc làm đó
góp phần định hướng cho giáo dục mầm non tổ chức các hoạt động phù hợp

với xu thế chung (xu thế hội nhập) trong thế kỷ XXI.
Xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ đã thúc đẩy ngành giáo dục – đào tạo
phải có những thay đổi về nội dung, phương pháp, về hình thức dạy học.

1


Những đổi mới đó thể hiện rõ rệt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp,
hình thức của các trường mầm non hiện nay. Hầu hết các trường mầm non
đều tổ chức hoạt động của trẻ theo đề tài, chủ đề nhằm giúp trẻ:
- Phát triển thể chất
- Phát triển nhận thức
- Phát triển ngôn ngữ
- Phát triển thẩm mĩ
- Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Thực tế đã chứng minh những mục tiêu ở bậc học giáo dục mầm non chỉ
có thể đạt được khi trẻ có những năng lực cần thiết trong đó có năng lực ngữ
pháp.
Theo chúng tôi, việc tìm hiểu thế giới xung quanh là nhu cầu không thể
thiếu đối với trẻ mầm non, trẻ luôn có những hoạt động tự mình tìm tòi, khám
phá thế giới xung quanh để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Chúng ta có thể
bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ thông qua nhiều chủ đề với nhiều hoạt
động giáo dục khác nhau.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực cho đối tượng
tiếp nhận sự giáo dục ở trường mầm non, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
nghiên cứu của mình là: “Bồi dƣỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo
nhỡ thông qua việc tìm hiểu thế giới thực vật”.
2. Lịch sử vấn đề
Ngữ pháp tiếng Việt là một vấn đề có sức hấp dẫn với nhiều nhà ngôn
ngữ học và nhiều sinh viên sư phạm những. Có thể kể ra đây một số tác giả và

những công trình nghiên cứu tiêu biểu của họ.
- Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, NXB ĐH và Trung học
chuyên nghiệp.

2


Trong cuốn giáo trình này, Đinh Văn Đức tập trung nghiên cứu về từ
loại tiếng Việt ở các nội dung cơ bản sau: tiêu chí phân loại, khái quát kết quả
phân loại. Từ đó, ông đi sâu tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và chức năng ngữ
pháp của năm từ loại cơ bản, đó là: danh từ, động từ, đại từ, quan hệ từ và tình
thái từ.
- Các tác giả Hoàng Văn Thung, Lê A trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt,
trường ĐH SPHN 1, 1994” giới thiệu ba nội dung chính:
+ Sơ lược về ngữ pháp đại cương và từ loại
+ Cú pháp tiếng Việt
+ Ngữ pháp văn bản
- Nguyễn Anh Quế (1996) trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt, NXB GD”,
đã giới thiệu 10 từ loại trong đó có các từ loại mà các tác giả Đinh Văn Đức,
Hoàng Văn Thung và Lê A chưa đề cập đến, đó là thán từ. Tuy vậy, từ loại
liên từ mà ông trình bày trong cuốn sách trên thực chất chỉ là một tiểu loại
thuộc quan hệ từ.
- Trong những năm gần đây, một số sinh viên khoa Giáo dục Mầm non
trong trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dành sự quan tâm tìm hiểu về ngữ
pháp tiếng Việt từ góc nhìn của chuyên ngành phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non thông qua khóa luận tốt nghiệp của họ.
Có thể kể đến:
- Nguyễn Thị Dung, 2013, Các phương pháp, biện pháp dạy trẻ nói đúng
ngữ pháp. Trong khóa luận này của mình tác giả Nguyễn Thị Dung kế thừa
kết quả nghiên cứu của tác giả giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ

cho trẻ mầm non để trình bày nội dung dạy trẻ 3- 4 tuổi và 5- 6 tuổi nói đúng
ngữ pháp. Ngoài ra, trong khóa luận, tác giả còn trình bày các loại lỗi câu và
cách sửa câu.

3


- Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2015, Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. Ở đây, tác giả Nguyễn Thị
Ngọc Anh tập trung tìm hiểu việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL ở bình
diện ngữ pháp câu, thông qua việc giúp trẻ vận dụng đa dạng kiểu câu vào
giao tiếp.
Đối tượng và mục đích nghiên cứu của các sinh viên kể trên được thể
hiện rõ trong tên đề tài khóa luận của họ.
Từ kết quả tổng thuật về tình hình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ở
những góc nhìn khác nhau có thể thấy: Nghiên cứu về ngữ pháp, về nội dụng
biện pháp dạy trẻ mầm non nói đúng ngữ pháp không phải là vấn đề mới, bởi
đã có nhiều người đi trước tìm hiểu. Nhưng cho đến nay, chưa có một ai khai
thác đề tài: “Bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua
việc tìm hiểu thế giới thực vật”.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Những biện pháp bồi dưỡng
năng lực ngữ pháp cho trẻ MGN thông qua hoạt động tìm hiểu về thế giới
thực vật.
4. Mục đích nghiên cứu
4.1. Việc thực hiện đề tài trước hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc lí
luận của việc bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ MGN, đồng thời xác định
được những nội dung, biện pháp giúp trẻ có hiểu biết về ngữ pháp, có năng
lực vận dụng những hiểu biết đó để nói đúng ngữ pháp khi tìm hiểu về thế
giới thực vật.

4.2. Góp phần cung cấp một phần tài liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên khoa Giáo dục Mầm non và những người quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng
năng lực ngữ pháp cho trẻ.

4


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Lựa chọn những lí thuyết chuyên ngành xác thực làm cơ sở lí luận
cho khóa luận.
5.2. Khảo sát thống kê
a. Thực trạng năng lực ngữ pháp của trẻ MGN trong hoạt động tìm
hiểu về thế giới thực vật ở trường mầm non Hùng Vương.
b. Các nội dung hướng dẫn trẻ MGN tìm hiểu về thế giới thực vật
trong chương trình giáo dục ở bậc mầm non.
5.3. Bước đầu lựa chọn một số biện pháp giúp trẻ MGN bồi dưỡng năng
lực ngữ pháp khi tìm hiểu về thế giới thực vật.
6. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung tìm hiểu:
- Biện pháp giúp trẻ MGN có hiểu biết về ngữ pháp, có khả năng vận
dụng những hiểu biết đó để nói đúng ngữ pháp khi tìm hiểu về thế giới thực
vật.
- Biện pháp giúp trẻ MGN có thái độ, tình cảm đúng khi tìm hiểu thế
giới thực vật.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để thu thập và xử lí số
liệu khi điều tra thực trạng nghiên cứu ngữ pháp của trẻ mầm non.
7.2. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp được chúng tôi dùng để cụ thể hóa những nội

dung nghiên cứu.
7.3. Phương pháp tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tổng hợp kết quả nghiên
cứu, từ đó rút ra nhận xét, tiểu kết, kết luận cần thiết.

5


7.4. Ngoài những phương pháp trên, trong khóa luận chúng tôi còn sử
dụng các phương pháp: quan sát, đàm thoại, so sánh, miêu tả,…
8. Cấu trúc khóa luận
Gồm 3 phần:
Phần1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Phần 3: Kết luận
Phần nội dung gồm những chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Một số biện pháp giúp trẻ MGN tìm hiểu thế giới thực vật
theo định hướng bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho trẻ

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Những hiểu biết chung về năng lực
1.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực hành động
1.1.1.1.Khái niệm năng lực
Phạm trù năng lực thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau và mỗi
cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng:

- Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện
khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng hạn,
khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh…
- Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ, một hành động
cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng,
kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động.
1.1.1.2. Khái niệm năng lực hành động
Năng lực hành động là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ
năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để
thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
1.1.2. Quá trình hình thành năng lực
Quá trình hình thành năng lực gồm các bước:
1) Tiếp nhận thông tin.
2) Xử lý thông tin (thể hiện hiểu biết/ kiến thức).
3) Áp dụng/ vận dụng kiến thức (thể hiện kĩ năng).
4) Thái độ và hành động của con người trong những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể.
Sự kết hợp các bước trên tạo thành năng lực ở người học.

7


1.1.3. Năng lực cốt lõi của trẻ mầm non
1.1.3.1.Thế nào là năng lực cốt lõi?
Năng lực cốt lõi (còn gọi là năng lực chung) là năng lực cơ bản, thiết yếu
mà bất kì một người nào cũng cần để sống, học tập và làm việc. Tất cả các
hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo)
với khả năng khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát
triển các năng lực cốt lõi khác nhau, tuy nhiên trong các hệ thống này thường
gồm có:

- Kĩ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp.
- Kĩ năng học tập và kĩ năng đổi mới.
- Kĩ năng về thông tin, đa phương tiện và công nghệ.
1.1.3.2. Những năng lực cốt lõi của học sinh trong thế kỉ XXI
- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi.
- Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỉ XXI.
- Các năng lực tư duy và học tập: năng lực tự giải quyết vấn đề và năng
lực tư duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực
hợp tác, năng lực tự học từ bối cảnh thực tế…
- Năng lực kỹ năng sống: năng lực thích ứng, năng lực thúc đẩy và năng
lực tự định hướng, năng lực lãnh đạo và trách nhiệm xã hội…
1.1.3.3. Năng lực cốt lõi của trẻ mầm non
Các nhà khoa học cho rằng năng lực cốt lõi của học sinh thể hiện ở
chuẩn đầu ra khi các em kết thúc một bậc học. Theo chúng tôi, những năng
lực cốt lõi của trẻ mầm non bao gồm: Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp,
năng lực tư duy và năng lực hợp tác.
1.1.4. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp
1.1.4.1. Năng lực ngôn ngữ
Trong “Từ điển Giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Như Ý (chủ
biên), Nxb Giáo dục, 1996, Năng lực ngôn ngữ được giới thiệu như sau, đó là:
“Khả năng sáng tạo của người nói không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao
tiếp nhằm tạo ra hàng loạt các phát ngôn và hiểu được và con người tạo ra

8


những câu có tính ngữ pháp, có thể nói năng một cách tự nhiên, nhận thức và
hiểu một cách tự nhiên số câu mà phần lớn trước đó họ chưa hề nói. Năng lực
này được hình thành rất sớm, ngay từ khi còn nhỏ”.
Năng lực ngôn ngữ là khả năng của trẻ trong việc tích lũy kiến thức về

ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt. Ở bình diện ngữ âm, năng lực ngôn
ngữ của trẻ mầm non thể hiện ở những hiểu biết về âm thanh tiếng Việt và
việc phát âm đúng chuẩn mực. Ở bình diện từ vựng, năng lực ngôn ngữ của
trẻ thể hiện ở khả năng tích lũy vốn từ, đặc biệt là vốn từ tích cực của các bé.
Ở bình diện ngữ pháp, năng lực ngôn ngữ của trẻ được thể hiện ở khả năng
nói đúng ngữ pháp tiếng Việt.
1.1.4.2. Năng lực giao tiếp
Có thể hiểu ngắn gọn năng lực giao tiếp là khả năng lựa chọn vận dụng
ngôn ngữ vào giao tiếp xã hội của mỗi cá nhân. Để có năng lực giao tiếp mỗi
người trước hết phải có năng lực ngôn ngữ. Tuy vậy năng lực giao tiếp của
mỗi người tùy thuộc vào khả năng nhận thức, hoàn cảnh sống, đặc điểm tính
cách, trình độ văn hóa… của mỗi người.
Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGN nói riêng, việc phát triển
ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp cho trẻ cần bồi dưỡng năng lực ngữ pháp
và năng lực vận dụng ngôn ngữ để trẻ nói đúng, diễn đạt mạch lạc một nội
dung giao tiếp trong một hoàn cảnh giao tiếp theo mục đích giao tiếp.
(Nguyễn Văn Khang, 1999, nxb Khoa học xã hội, tr.183)

Nhờ có năng lực giao tiếp trẻ sẽ nói đúng, nói mạch lạc những điều cần
diễn đạt trong hoạt động giao tiếp khi tìm hiểu thế giới thực vật.
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.1. Khái quát về ngữ pháp
1.2.1.1. Ngữ pháp là gì?

9


Từ điển Giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (chủ biên),
nxb Giáo dục, trang 184, đã đưa ra cách hiểu ngữ pháp như sau:
1.


Toàn bộ các quy tắc biến đổi và kết hợp từ thành cụm từ, câu được

cấu thành đối với một ngôn ngữ.
2.

Cơ cấu của từ, cụm từ và câu vốn có đối với một ngôn ngữ.

3.

Ngữ pháp học (nói tắt).

1.2.1.2. Các bình diện nghiên cứu của ngữ pháp học tiếng Việt.
Khi tìm hiểu về ngữ pháp tiếng Việt, các nhà khoa học tập trung vào hai
bình diện chính:
a.

Tìm hiểu về từ loại tiếng Việt

Đó là bình diện tìm hiểu từ, dựa vào phạm trù, ý nghĩa ngữ pháp, khả
năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ trong cụm từ và câu.
b.

Tìm hiểu về câu trong tiếng Việt

Ở bình diện này, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu về các kiểu câu
được phân loại theo đặc điểm ngữ pháp và theo mục đích nói.
1.2.2. Những hiểu biết chung về từ loại và câu trong tiếng Việt
1.2.2.1. Từ loại tiếng Việt
a. Danh từ

- Khái niệm: Danh từ là những thực từ chỉ người, sự vật, hiện tượng
trong thực tế khách quan.
- Phân loại: Danh từ được phân chia thành danh từ riêng và danh từ
chung.
+ Danh từ riêng: Là những từ thường dùng để gọi tên một cá nhân, một
địa phương, một đơn vị hành chính.
VD1: Nguyễn Thị Thu Hà,
VD2: Việt Trì, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,…
VD3: Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,…

10


+ Danh từ chung: Là những từ biểu thị tên gọi của một loại sự vật, hiện
tượng trong thực tế khách quan.
VD: nam, nữ, đồng bào, nhân dân, học sinh, bạn bè, trường lớp,…
b. Động từ
- Khái niệm: Động từ là những thực từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
của sự vật.
- Phân loại:
+ Động từ không độc lập: Là những động từ thường không đứng một
mình đảm nhiệm vai trò ngữ pháp trong câu, mà phải cùng với một động từ
khác hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ.
VD: nên, có thể, định, bị, được, chịu,…
+ Động từ độc lập: Là những động từ tự thân đã có nghĩa. Chúng có thể
dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và có thêt giữ chức vụ
làm thành phần chính của câu.
VD1: chặt, chém, đấm, đá,…
VD2: khuyên, thúc ép,…
VD3: cho, biếu, tặng,…

VD4: nhìn thấy, nghe thấy,…
VD5: đi, chạy, nhảy…
c. Tính từ
- Khái niệm: Đó là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất, màu sắc của sự
vật.
- Phân loại: Tính từ có thể được phân chia thành những tiểu loại sau
+ Tính từ chỉ tính chất:
VD: sạch, bẩn, tốt, xấu,…
+ Tính từ chỉ đặc điểm:
VD: dong dỏng, gầy đét, béo ú,…

11


+ Tính từ chỉ màu sắc của sự vật:
VD: xanh, đỏ, trắng, vàng, being biếc,…
+ Tính từ chỉ số lượng:
VD: nhiều, ít,…
d. Số từ
- Khái niệm: Số từ là những từ biểu thị sô lượng hoặc thứ tự của sự vật.
- Phân loại: Số từ được phân chia thành hai tiểu loại sau:
+ Số từ biểu thị số lượng:
VD1: 1, 2, 1090000,… (Số từ biểu thị số lượng xác định)
VD2: vài, dăm, muôn ngàn, … (Số từ biểu thị số lượng không xác định)
+ Số từ biểu thị số thứ tự:
VD1: nhất, nhì, ba, bét…
VD2: thứ nhất, thứ hai,…
e. Đại từ
- Khái niệm: Đó là những từ được dùng để thay thế các từ, cụm từ, hoặc
câu.

- Phân loại:
+ Đại từ nhân xưng:
VD: tôi, bạn, nó, họ, chúng nó, …
+ Đại từ chỉ định:
VD: này, kia, ấy, nọ, đó, đây,…
+ Đại từ nghi vấn:
VD: ai, sao, gì, nào, đâu, bao nhiêu, bao giờ, bao lâu,…
f. Phụ từ
Phụ từ là những hư từ thường đi kèm với các thực từ trong cụm từ. Phụ
từ được phân chia thành:

12


*Định từ
- Khái niệm: Định từ là những từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật
được nêu ở danh từ, chuyên dùng kèm với danh từ, với chức năng làm thành
tố phụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ nghĩa – ngữ pháp là danh từ (cụm danh
từ).
- Phân loại: Căn cứ vào công dụng ngữ pháp định từ được chia thành ba
nhóm sau
+ những, các, một
+ mỗi, từng, mọi
+ cái, mấy
*Phó từ
- Khái niệm: Phó từ là những hư từ thường dùng kèm với thực từ (động
từ, tính từ). Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với
thực tại, đồng thời cũng biểu thị ý nghĩa về cách nhận thức và phản ánh các
quá trình và đặc trưng trong hiện thực.
- Phân loại:

+ Những phó từ thường đi kèm với động từ như: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ,
đang,…
+ Những phó từ đi kèm với tính từ như: rất, quá,…
+ Những phó từ có khả năng dùng kèm với động từ hoặc tính từ như:
không, chưa, chẳng, chả,…
g. Quan hệ từ (Kết từ, từ nối)
Trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập một), Diệp Quang Ban (chủ biên),
nxb Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.152 cho rằng:
- Về ý nghĩa khát quát, kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái
niệm và đối tượng được phản ánh. Kết từ là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú
pháp giữa các thực từ (và hư từ) một cách tường minh.

13


- Phân loại:
+ Kết từ chính phụ
 Nhóm kết từ hạn định
VD: của, cho, bằng, do, vì, mà, ở, tại, với, cùng, về, đến, trong, trên, như,

 Nhóm kết từ phụ thuộc
VD: để, bởi, cho tới, bằng, với, nhưng, trong, để cho, tuy… nhưng
+ Kết từ đẳng lập
VD: và, với, cùng; hay, hoặc; là, là rằng, hình như; cũng như; chứ; thà,
thà rằng…
h. Trợ từ (Tình thái từ)
- Khái niệm: Đó là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ thể phát
ngôn với nội dung phản ánh; hoặc biểu thị quan hệ giữa phát ngôn với nội
dung phản ánh; ý nghĩa quan hệ của tiểu từ là ý nghĩa quan hệ có tính tình
thái.

- Phân loại: trợ từ và tình thái từ
+ Trợ từ
VD: thì, ngay, ngay cả, đúng, đúng là, cả, những, mà, thật, đến cả, tự
+ Tình thái từ
Tình thái từ góp phần thể hiện mục đích phát ngôn
VD: chăng, không, nhé, mà, nào,…
Tình thái từ biểu thị cảm xúc chủ quan hoặc khách quan
VD: cơ, vậy, …
1.2.2.2. Câu trong tiếng Việt
a. Khái niệm
“Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về ngữ pháp và
ngữ điệu theo các quy luật của ngôn ngữ nào đó, là phương tiện chính diễn

14


đạt, biểu hiện và giao tế tư tưởng về thực tế và thái độ của người nói đối với
thực tại (Theo giáo sư O.Akhmanova)”.
(Hoàng Trọng Phiến. Giáo trình lí thuyết tiếng Việt
Nxb Trường ĐHTH HN, H. , 1976, tr.170)

b. Các kiểu câu đƣợc phân chia theo cấu tạo
b1. Câu đơn hai thành phần
- “Câu đơn hai thành phần chính là câu đơn gồm một đơn vị tính vị ngữ
có quan hệ chủ - vị làm nòng cốt từ là một đơn vị nòng cốt gồm hai thành
phần chủ ngữ và vị ngữ. Đơn vị tính vị ngữ có mối quan hệ chủ vị (gọi tắt là
C-V) có thể có cấu tạo khác nhau”.
(Hữu Quỳnh. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
Nxb GD, H. , 1980, tr. 137)


- VD: Mẹ nấu cơm
Bố đọc sách
b2. Câu đơn hai thành phần mở rộng
- Câu đơn hai thành phần mở rộng đó là những câu đơn ngoài hai thành
phần chính còn có các thành phần phụ như trạng ngữ, khởi ngữ và hô ngữ,…
VD1: Hôm nay trời lạnh quá!
TRN
VD2: Thư cho Lan, tôi đã gửi rồi.
KN

CN

VN

VD3: Trời ơi! Sao con nghịch bẩn thế?
Hô ngữ

CN

VN

b3. Câu đơn rút gọn (Câu đơn tình lược)
- “Trong thực tế của ngôn ngữ, có những câu có thể dựa vào hoàn cảnh
sử dụng ngôn ngữ mà bớt đi một hay cả hai thành phần chủ yếu của câu. Ta
gọi đó là câu rút gọn (hoặc câu tỉnh lược).

15


Câu rút gọn khác câu một thành phần ở chỗ người ta có thể dựa vào hoàn

cảnh ngôn ngữ mà điền vào đó thành phần đã bị bớt đi và khôi phục lại bộ
mặt hoàn chỉnh của câu”.
(Nguyễn Kim Thảo. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 2).
Nxb KH, H. , 1964, Tr.231)

VD: - Ai là chủ nhà này đây?
- Tôi.
b4. Câu đơn đặc biệt
- Câu đơn đặc biệt là những câu được cấu tạo bằng một từ, một cụm từ
không phân biệt được chủ ngữ, vị ngữ, nhưng vẫn diễn đạt được trọn vẹn một
nội dung thông báo phù hợp trong một hoàn cảnh giao tiếp.
VD1: Cháy rồi!
VD2: Rắn!
b5. Câu ghép đẳng lập
- Câu ghép có các vế câu bình đẳng với nhau về ngữ pháp được nối với
nhau bằng những quan hệ từ bình đẳng. Mỗi vế của câu ghép đẳng lập được
cấu tạo bằng một cấu trúc C – V nòng cốt.
VD: Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. (Hồ Chí Minh)
b6. Câu ghép chính phụ
- Câu ghép có các vế câu không bình đẳng về ngữ pháp (có vế chính và
vế phụ). Vế phụ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ chính phụ.
- Căn cứ vào nội dung ý nghĩa giữa các vế, câu ghép chính phụ được
chia thành các kiểu câu khác nhau: câu ghép nguyên nhân – kết quả; câu ghép
điều kiện/giả thiết – hệ quả; câu ghép ý nhượng bộ - tăng tiến; câu ghép chính
phụ chỉ mục đích – sự kiện,…
VD1: Bạn Linh khóc tại vì bạn Quân trêu bạn ấy.
VD2: Nếu con ngoan, thì mẹ sẽ cho con đi công viên.
VD3: Nếu mà con không ốm thì con đã được về bà ngoại.

16



VD4: Để Loan được đi học, thì mẹ nó phải vất vả lắm.
c. Các kiểu câu đƣợc phân loại theo mục đích nói.
c1. Câu tường thuật (câu kể, câu trần thuật)
Trong cuốn “Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Diệp Quang Ban, Nxb
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1984”, tr.23, đưa ra định nghĩa:
“Câu tường thuật thường được dùng để kể lại, xác nhận, mô tả một vật
với các đặc trưng của nó hoặc một sự kiện với những chi tiết nào đó”.
VD1: Mọi người đều làm việc.
VD2: Mẹ vắng nhà.
c2. Câu hỏi (câu nghi vấn)
Câu biểu thị sự hỏi và khi viết được kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). Các
phương tiện ngôn ngữ thể hiện câu nghi vấn là: ngữ điệu hỏi (nhấn cao giọng
ở từ muốn hỏi), từ nghi vấn (nào, đâu, gì, sao…), trật tự từ.
VD: Anh đi đâu đấy?
VD: Có ăn gì không?
c3. Câu cảm thán
“Câu cảm thán thường được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất
định những tình cảm khác nhau, thái độ của người nói đối với một vật hay
một sự kiện nào đó mà câu nói trực tiếp đề cập đến hoặc ám chỉ”
(Diệp Quang Ban. Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt.
Trường ĐHSP Hà Nội I, 1984, tr.23)

c4. Câu cầu khiến (câu mệnh lệnh)
Câu biểu đạt yêu cầu, nguyện vọng, khuyên bảo, sai khiến, xin xỏ, thúc
giục hành động (ở các ngôn ngữ biến hình vị ngữ của câu cầu khiến thường
được biểu đạt bằng động từ ở thức mệnh lệnh). Khi nói, câu có ngữ điệu
mệnh lệnh (thường nhấn mạnh vào từ ngữ mang nội dung lệnh). Khi viết ngữ
điệu mệnh lệnh có thể được thể hiện bằng dấu chấm than (!) đặt ở cuối câu.


17


VD: Đừng có đi một mình! Hãy nhớ lấy lời tôi!
1.3. Cơ sở tâm lý học
Sự phát triển về mặt ngôn ngữ ở độ tuổi 4 – 5 tuổi gắn liền với đặc điểm
tâm lý của trẻ ở giai đoạn này.
Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn
ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra
trước mắt trẻ.
Vui chơi là hoạt động của đạo của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm
lý của trẻ và các dạng hoạt động khác nhau, làm chúng mang màu sắc độc đáo
hơn. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ phát triển mạnh.
Nhưng chỉ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi mới mang đầy đủ ý
nghĩa của nó nhất. Thông qua vui chơi, ngôn ngữ của trẻ được phát triển và
hoàn thiện hơn.
Nhận thức của trẻ MGN ngày càng phát triển, hỗ trợ cho ngôn ngữ phát
triển hơn. Về tri giác, trẻ phân biệt được các dấu hiệu về thuộc tính bên ngoài
của sự vật ngày càng chính xác và đầy đủ. Trẻ biết sử dụng cơ chế liên tưởng
trong trí nhớ để nhận ra và nhớ lại các sự vật hiện tượng. Tư duy trực quan
hình tượng của trẻ phát triển mạnh và chiếm ưu thế, nó có mối quan hệ chặt
chẽ với ngôn ngữ và tác động qua lại với nhau. Nhờ có sự phát triển ngôn
ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tư duy trừu tượng. Ngược lại, trẻ có
tư duy tốt sẽ nói mạch lạc, trôi chảy.
Về sự phát triển cảm xúc, tình cảm, ý chí: Tình cảm đạo đức của trẻ ngày
càng được phát triển do lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử.
Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi hành vi phạm sai lầm. Trẻ biết đòi người lớn
đánh giá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình. Tình cảm thẩm mĩ
xuất hiện ở trẻ. Trẻ tổng hợp nhiều xúc cảm, biết rung cảm trước vẻ đẹp của


18


×