1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tác giả Luận án đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam” với việc tìm hiểu các nhân tố thuộc nhận thức của các
doanh nghiệp (DN) ảnh hưởng như thế nào đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý
(GTHL) trong kế toán tại các DN Việt Nam, xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố. Qua kết quả nghiên cứu, Luận án sẽ đưa ra những kiến nghị, đề xuất với
các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các DN… thực hiện các công
việc theo lộ trình phù hợp để thừa nhận và tăng cường áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam, hướng tới hội tụ kế toán quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu nhận thức của các DN ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, qua đó
đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng và kiểm định các nhân tố thuộc nhận thức của các DN
ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Thứ ba, đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh
việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Những nhân tố nào thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam?
- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc nhận thức của các DN
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam như thế nào?
- Câu hỏi 3: Các DN, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và Hiệp
hội cần làm gì để đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán ở Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc nhận thức của DN đến
sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
2
Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: luận án nghiên cứu các nhân tố chính và là các nhân tố thuộc
về sự nhận thức, cảm nhận, đánh giá của các DN Việt Nam ảnh hưởng đến sự ủng
hộ áp dụng GTHL trong kế toán tài chính, không nghiên cứu cho kế toán quản trị.
+ Về đối tượng khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát tại các DN có lợi ích
công chúng gồm các công ty đại chúng niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và các công ty đại chúng
chưa niêm yết. Việc khảo sát được thực hiện chỉ riêng với các DN sản xuất kinh
doanh, không khảo sát với các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và thực hiện
khảo sát với các DN có qui mô lớn (với số vốn từ 120 tỷ trở lên). Dữ liệu nghiên cứu
được thu thập thông qua khảo sát quan điểm của: nhà quản lý DN, giám đốc tài chính,
quản lý tài chính, kế toán trưởng, trưởng phòng Tài chính Kế toán, người phụ trách kế
toán (những người đại diện cho DN trên góc độ là đối tượng lập Báo cáo tài chính).
+ Về thời gian khảo sát: Luận án đã thực hiện điều tra, khảo sát thử trong
khoảng thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2016 và khảo sát chính thức trong
tháng 9, 10 năm 2016, thông qua bảng hỏi đối với người trả lời khảo sát.
5. Điểm mới của luận án
Luận án xây dựng và kiểm định các nhân tố thuộc về nhận thức của các DN
ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam và
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thông qua phân tích hồi qui Binary Logistic.
6. Kết cấu luận án
Luận án gồm có 5 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Các khuyến nghị và kết luận
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Giá trị hợp lýtrong kế toán
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của giá trị hợp lý
Giai đoạn đầu tiên, trong vòng từ 1850-1970: GTHL được hiểu là chi phí tái
tạo tài sản của công ty. Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa thống nhất chung về giá
trị thị trường.
Từ 1970-1990: Đây là giai đoạn mà sự xuất hiện của GTHL trong thời đại
của sự phát triển các qui định và khái niệm.
Từ 1990-2005: Sử dụng GTHL được phát triển đáng kể trong thời kỳ này ở
Mỹ và ở hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế trong lĩnh vực hợp nhất
kinh doanh.
Giai đoạn 2005 đến nay: Năm 2005, IASB coi GTHL như là phương pháp
đo lường hợp lý nhất. Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo IFRS 13 về GTHL và
tháng 5/2011, IASB phát hành IFRS 13-Đo lường GTHL (Fair Value
Measurement) (có hiệu lực từ 01/01/2015 hoặc sớm hơn do các nước lựa chọn).
1.1.2 Nội dung giá trị hợp lý
1.1.2.1 Định nghĩa giá trị hợp lý
4
hoặc thị trường tối ưu nhất nếu không tồn tại thị trường chính.
(v) Thời điểm đo lường: được xác định tại ngày đo lường giá trị (dựa trên
giao dịch giả định cho dù trên thực tế không có giao dịch diễn ra tại thời điểm đó).
GTHL không bao hàm ước tính về giá trị giao dịch sẽ xảy ra trong tương lai.
(vi) Mức giá giao dịch: chi phí giao dịch không được tính đến trong mức giá
giao dịch, mức giá giao dịch lại được điều chỉnh bởi chi phí vận chuyển (nếu có),
bởi địa điểm có thể coi là đặc tính của tài sản (KPMG, 2013).
1.1.2.2 Các kỹ thuật định giá
- Phương pháp giá thị trường: Phương pháp này được dựa trên tiền đề rằng
một người tham gia thị trường sẽ không trả nhiều hơn chi phí để mua một tài sản
tương tự.
- Phương pháp thu nhập: Phương pháp này dựa trên tiền đề rằng một người
tham gia thị trường sẵn sàng trả giá trị hiện tại của các lợi ích sẽ thu được của một
giá trị lớn hơn trong tương lai.
- Phương pháp giá phí: GTHL của một tài sản được xác định trên cơ sở xem
xét các chi phí phải bỏ ra để có được một tài sản thay thế tương đương về năng lực
sản xuất.
1.1.2.3 Các yếu tố đầu vào cho các kỹ thuật định giá
GTHL được định nghĩa theo quan điểm của IASB/FASB với những khía
cạnh nổi bật như sau:
+Yếu tố đầu vào cấp 1: là giá niêm yết (trước điều chỉnh) trên thị trường
hoạt động đối với các tài sản và nợ phải trả cùng loại mà DN có thể tiếp cận tại
ngày định giá.
(i) Giá đầu ra: Quan điểm của IASB và FASB nhấn mạnh đến cách tiếp cận
theo giá đầu ra của tài sản và nợ phải trả - thể hiện trong định nghĩa GTHL - (ví dụ
như: GTHL là giá bán của tài sản chứ không phải giá mua).
+Yếu tố đầu vào cấp 2: là các yếu tố đầu vào khác có thể quan sát được trực
tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả, ngoài giá niêm yết nêu tại
yếu tố đầu vào cấp 1.
(ii) Giao dịch giả định: Trong định nghĩa GTHL, giao dịch được giả định là
được thực hiện và thực hiện trong điều kiện bình thường. Điều này có nghĩa là đơn
vị không bị buộc phải thanh lý hay ép bán.
+Yếu tố đầu vào cấp 3: là những yếu tố đầu vào không quan sát được liên
quan đến tài sản/nợ phải trả.
(iii) Các bên tham gia thị trường: Các bên tham gia thị trường sẽ không nhất
thiết phải xác định là các bên cụ thể. Trên cơ sở giả định các bên tham gia thị
trường sẽ hành động với lợi ích kinh tế cao nhất có thể đạt được, đơn vị sẽ xác định
các đặc điểm nhận biết các bên tham gia thị trường nói chung, có thể giao dịch
trong cùng thị trường.
(iv) Thị trường giao dịch: theo FASB và IASB, thị trường giao dịch trong
định nghĩa GTHL là thị trường chính cho loại tài sản hay nợ phải trả cần định giá;
1.2 Áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán
1.2.1 Sự cần thiết áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán
- GTHL đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin để ra quyết định của các
chủ thể có lợi ích liên quan
- Sức ép phải hoà nhập với quốc tế về kế toán trong quá trình hội nhập kinh
tế thế giới
- Lợi ích mang lại cho DN khi áp dụng GTHL
5
- Lợi ích mang lại đối với các nhà đầu tư, các quốc gia, các cơ quan quản lý.
1.2.2 Áp dụng GTHL trong các chuẩn mực kế toán quốc tế
Nhóm 1: GTHL đề cập trong các CMKT quốc tế chủ yếu liên quan đến tài sản
a) GTHL được sử dụng trong việc xác định giá trị tài sản để ghi nhận ban đầu
b) GTHL được sử dụng trong việc xác định giá trị tài sản sau ghi nhận ban
đầu (mô hình đánh giá lại)
c) Các nội dung liên quan đến GTHL được yêu cầu trong thuyết minh báo
cáo tài chính
Nhóm 2: GTHL đề cập trong các CMKT quốc tế liên quan đến xác định và
ghi nhận doanh thu
Nhóm 3:GTHL đề cập trong các CMKT quốc tế liên quan đến công cụ tài chính
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong
kế toán tại các doanh nghiệp
1.3.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp
Để đẩy mạnh việc áp dụng GTHL tại các DN, không thể thiếu được sự ủng
hộ của các DN. Sự ủng hộ áp dụng GTHL của các DN được thể hiện hoặc là qua
việc lựa chọn áp dụng GTHL (thể hiện thông qua các BCTC), hoặc là thể hiện trên
quan điểm ủng hộ áp dụng (thông qua việc trả lời khảo sát của các nghiên cứu hay
các hình thức khác).
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các
doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc nhận thức của các DN bao gồm:
(1) Nhân tố nhận thức lợi ích của việc áp dụng: Báo cáo tài chính thích hợp;
Báo cáo tài chính minh bạch; Tăng cường sự tin cậy của nhà đầu tư; Báo cáo tài
chính dễ so sánh; Giúp tăng cường mối quan hệ với bên cho vay; Giảm bất cân
xứng thông tin; Cải thiện đo lường hiệu suất; Giảm chi phí vốn; Giúp báo cáo tài
chính hữu ích hơn trong việc ra quyết định của DN; Giúp các cơ quan quản lý nắm
được giá trị thực tế của DN, có thể kiểm soát được việc tăng vốn khống tại các
DN; Góp phần thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế…
(2) Nhân tố nhận thức bất lợi của việc áp dụng: Tính tin cậy của GTHL khó
xác định; Kéo theo hiệu ứng lan truyền gây ra khủng hoảng thị trường; Làm tăng
nguy cơ gian lận của các DN; Cả giám đốc, nhà quản lý và kiểm toán viên phải
đối mặt với rủi ro kiện tụng; Báo cáo tài chính bị biến động trong điều kiện bình
6
thường; Chủ quan,phức tạp, tốn thời gian, chi phí; Làm sai lệch thông tin trên báo
cáo tài chính…
(3) Các nhân tố khác:
- Nhận thức những thách thức khi áp dụng: Việc cập nhật hệ thống thông tin
dữ liệu; Việc cập nhật qui trình kế toán; Việc cập nhật qui trình kiểm toán; Việc
đào tạo nhân viên; Hướng dẫn không đủ về IAS/IFRS; Chương trình giảng dạy
ngành kế toán tại các trường đại học rất ít đề cập đến IAS/IFRS…
- Nhận thức áp lực thể chế xã hội:
(i) áp lực cưỡng chế: Ngân hàng thế giới (WB); Ngân hàng phát triển châu
Á; Tổ chức tiền tệ quốc tế; Tổ chức thương mại thế giới; Quỹ hỗ trợ phát triển
chính thức từ Nhật bản (Japan ODA); Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn
Quốc (Korea ODA); Cơ quan quản lý nhà nước…
(ii) áp lực tuân thủ qui phạm: bao gồm tuân thủ qui định, yêu cầu của các tổ
chức IFAC, VAA, IASB, VACPA, ACCA, AFA, Giới học thuật nghiên cứu, CPA Úc,
AOSSG, Các công ty kiểm toán…
(iii) cơ chế bắt chước: làm theo các quốc gia cho phép/yêu cầu áp dụng
IFRS; các tập đoàn đa quốc gia; các DN hàng đầu; các công ty nước ngoài hàng
đầu; các liên minh thương mại…
1.4 Cơ sở lý thuyết của việc áp dụng giá trị hợp lý và mối quan hệ giữa
nhận thức với sự ủng hộ áp dụng tại các doanh nghiệp
1.4.1 Cơ sở lý thuyết của việc áp dụng giá trị hợp lý
Việc sử dụng GTHL ngày càng phổ biến xuất phát từ những cơ sở lý thuyết
mà đã được các học giả nghiên cứu về GTHL tổng hợp như sau:
- Tính hữu ích của thông tin tài chính đối với việc ra quyết định
Theo lý thuyết này, hệ thống chuẩn mực kế toán tốt là phải cung cấp các thông
tin tài chính hữu ích nhất cho người dùng trong quá trình ra quyết định của họ.
- Lý thuyết nhà đầu tư:
Lý thuyết này đưa ra quan điểm: các nhà đầu tư cần thông tin để dự đoán
luồng tiền tương lai họ sẽ nhận được từ công ty mà họ đầu tư. Dựa vào BCTC, nhà
đầu tư có thể dự đoán được luồng tiền này. Lý thuyết nhà đầu tư tập trung vào các
đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài đơn vị, đặc biệt là các cổ đông. Do vậy, lý
thuyết nhà đầu tư rất coi trọng thông tin về luồng tiền.
- Các lý thuyết tài chính:
7
8
Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market hypothesis) là một học thuyết
cho rằng thị trường tài chính là hiệu quả nên giá cả trên thị trường tài chính (đặc
biệt là thị trường chứng khoán) đã phản ánh đầy đủ các thông tin về tình hình tài
chính của DN.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4.2 Cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa nhận thức và sự ủng hộ áp
dụng GTHL tại các doanh nghiệp
1.4.2.1 Nhận thức và nghiên cứu nhận thức
Nhận thức là quá trình chủ quan được tạo bởi các kích thích giác quan được
hiểu theo ý nghĩa kinh nghiệm (New World Encyclopedia, 2013). Trong khoa học
nhận thức, nhận thức được xem như là quá trình tiếp nhận, giải thích, chọn lọc và
tổ chức thông tin (Crosbie, 2014). Nghiên cứu nhận thức đã được sử dụng trong
nhiều năm trong các tài liệu kế toán.
1.4.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (được gọi tắt là TPB-Theory of Planned
Behavior) cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: (1)
thái độ đối với hành vi, (2) nhận thức về áp lực xã hội - hay được gọi bằng thuật
ngữ chuẩn chủ quan, (3) nhận thức về kiểm soát hành vi
1.4.2.3 Lý thuyết thể chế mới
Lý thuyết thể chế mới (được gọi tắt là NIA-New Institutionnal
Accounting). Lý thuyết này đưa ra quan điểm về tính hợp pháp hay sự thích ứng
của DN đối với áp lực cưỡng chế, áp lực tuân thủ qui phạm, cơ chế bắt chước.
2.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp
và các nhân tố ảnh hưởng
2.1.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp
Việc các DN đã ủng hộ và lựa chọn GTHL đã được nhiều học giả nghiên
cứu về GTHL nhận định: ở những DN không được yêu cầu phải cam kết với
GTHL nhưng đã thực hiện việc đánh giá lại, các DN “tự nguyện” áp dụng giá thị
trường, tự nguyện lựa chọn GTHL. Việc lựa chọn này “dưới sự điều khiển của thị
trường” chứ không phải chỉ là dưới sự cưỡng chế của các nhà hoạch định chính
sách (Christensen và Nikolaev, 2013).
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong
các DN
(1) Nhân tố nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL
Nhận thức về các lợi ích của việc áp dụng GTHL tại các DN được tìm thấy qua
các nghiên cứu: Muller và cộng sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu việc áp dụng
GTHL tại các công ty đầu tư bất động sản thuộc liên minh châu Âu trên cơ sở khảo
sát các BCTC của các DN niêm yết; Cairns và cộng sự (2008) với nghiên cứu việc áp
dụng GTHL tại 228 công ty lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán tại vương quốc
Anh và Úc ; Christensen và Nikolaev (2009) đã thực hiện nghiên cứu tình hình áp
dụng GTHL đối với các khoản mục liên quan đến tài sản phi tài chính dài hạn trên
bảng cân đối kế toán của các DN thuộc 2 quốc gia Anh và Đức; Nghiên cứu của Jung
và cộng sự (2013) khảo sát quan điểm của 209 giám đốc tài chính ở Mỹ; Jgeoma,
N.B (2014) khảo sát quan điểm các giám đốc tài chính của các DN, Marco và Carlo
(2016) khi nghiên cứu về những ảnh hưởng đến việc lựa chọn GTHL, đã tiến hành
nghiên cứu BCTC của 427 công ty thuộc Anglo-Saxon và châu Âu lục địa….
(2) Nhân tố nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL
Nhận thức về các bất lợi của việc áp dụng GTHL được đề cập rõ qua các
nghiên cứu như:
- Tính tin cậy của GTHL khó xác định: nghiên cứu của Cairn và cộng sự
(2008)
- Kéo theo hiệu ứng lan truyền gây ra khủng hoảng tài chính: nghiên cứu của
Allen và Carlleti (2008), Plantin và cộng sự (2008)
- BCTC bị biến động trong điều kiện bình thường, làm biến động báo cáo thu
9
10
nhập: Cairn và cộng sự (2008), Laux và Leuz (2009) cũng như trong một số
nghiên cứu của các học giả khác
trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường. GTHL được sử dụng
như là giá gốc, dùng để thay thế giá gốc trong những trường hợp cần thiết.
- Chi phí: Nghiên cứu của Muller và cộng sự (2008)
- Cả giám đốc, nhà quản lý và kiểm toán viên phải đối mặt với rủi ro kiện
tụng: Nghiên cứu của Christensen và Nikolaev (2009)
- Làm tăng nguy cơ gian lận của các DN: Nghiên cứu của Christensen và
Nikolaev (2009)
Ngoài ra, các nghiên cứu của các học giả Việt Nam còn khá lo ngại khi áp
dụng GTHL ở những bất lợi sau:
- Chủ quan, phức tạp, tốn thời gian: Nguyễn Thế Lộc (2010), Mai Ngọc Anh (2011)
- Làm sai lệch thông tin trên BCTC: Phạm Đức Hiếu (2010)
(3) Nhân tố nhận thức thách áp dụng GTHL
Qua các nghiên cứu cho thấy, thách thức của việc áp dụng GTHL tại các DN
ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, môi
trường văn hoá cũng như diều kiện của các DN cho việc áp dụng. Điển hình là các
nghiên cứu: Laux và Leuz (2009; Cairn và cộng sự (2008); Christensen và
Nikolaev (2012); Marco và Carlo (2016); Ball và cộng sự (2003); Leuz và cộng sự
(2003); Bushman và Piotroski (2006); Ball (2006), Nobes (2006), Zeff (2007)
Những nghiên cứu của Việt Nam: Trần Văn Tùng (2014); Hà Thị Ngọc Hà
(2012); Lê Hoàng Phúc (2014)….
(4) Nhân tố áp lực thể chế xã hội
Qua các nghiên cứu, nhân tố này được thể hiện trên cơ sở nhận thức về sự
thích ứng của DN với áp lực thể chế xã hội. Trong nghiên cứu của Phan Thị Hồng
Đức, sự nhận thức về tính thích ứng này được chia thành 3 loại : (i) nhận thức áp
lực cưỡng chế, (ii) nhận thức áp lực qui phạm, (iii) nhận thức cơ chế bắt chước.
2.2 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý trên thế giới
Việc sử dụng phương pháp GTHL được khẳng định là một xu thế tất yếu,
giúp cung cấp các thông tin tài chính minh bạch và hữu ích, nhưng trước mắt cần
áp dụng một mô hình hỗn hợp với nhiều quy tắc quy định: một số đối tượng được
báo cáo ở GTHL và một số loại khác được báo cáo theo giá gốc.
2.2.2 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam
GTHL hầu như chỉ sử dụng cho ghi nhận ban đầu, chưa sử dụng để trình bày
các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt được mục đích của GTHL là
2.3 Một số nhận xét về các nghiên cứu
Bên cạnh các nghiên cứu mang tính lý luận, cũng có nhiều nghiên cứu đã
khảo sát nhận thức của các DN về những lợi ích hay bất lợi, những thách thức khi
áp dụng GTHL và tìm sự ảnh hưởng của các nhận thức này đến việc áp dụng
GTHL tại các DN
2.4 Khoảng trống nghiên cứu
Rất ít nghiên cứu cho các quốc gia chưa áp dụng IFRS theo hướng nghiên
cứu nhận thức, cảm nhận của các DN về áp lực thể chế, lợi ích, bất lợi, thách thức
áp dụng tại bối cảnh thể chế, môi trường kinh doanh của các quốc gia đang phát
triển; cũng như ảnh hưởng của sự nhận thức, đánh giá này đến việc ủng hộ áp
dụng GTHL tại các DN tại các quốc gia này.
11
12
CHƯƠNG 3
giá của các DN về áp lực cưỡng chế đối với việc áp dụng GTHL; (5) “Nhận thức
áp lực thể chế qui phạm”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá của các DN về áp
lực tuân thủ những qui định của các tổ chức chuyên nghiệp và hiệp hội kế toán đối
với việc áp dụng GTHL; (6) “Nhận thức cơ chế bắt chước” đây là nhân tố phản
ánh sự đánh giá của các DN về cơ chế bắt chước, cơ chế làm theo đối với việc áp
dụng GTHL tại các DN Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu tổng thể của Luận án được thực hiện qua bẩy bước như
sau: (1) xác định vấn đề nghiên cứu; (2) xem xét các nghiên cứu tiên nghiệm; (3)
xác định khoảng trống nghiên cứu; (4) thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu;
(5) thu thập dữ liệu; (6) phân tích dữ liệu và (7) Viết báo cáo.
3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.2.1 Mô hình nghiên cứu
3.2.1.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu cơ bản
Mô hình nghiên cứu cơ bản của Luận án được thể hiện trong hình dưới đây:
Nhận thức lợi ích
khi áp dụng
GTHL
Nhận thức bất
lợi khi áp dụng
GTHL
Nhận thức thách
thức khi áp dụng
GTHL
Sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
3.2.1.2 Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu đề xuất
(1) Xây dựng thang đo
Với 6 nhân tố (các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu cơ bản), qua tổng
quan nghiên cứu và nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng được bộ thang đo cho
các nhân tố với tổng cộng tất cả là 67 chỉ báo.
(2) Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1
Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 được hình thành từ mô hình nghiên cứu cơ
bản kết hợp với thang đo được xây dựng và bao gồm cả chiều ảnh hưởng của các
biến độc lập đến biến phụ thuộc (theo các giả thuyết nghiên cứu), được thể hiện
trên hình dưới đây:
Nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL
H1 (+)
Nhận thức áp lực
thể chế cưỡng chế
Nhận thức áp
lực thể chế
qui phạm
Nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL
H2 (-)
Nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL
H3 (-)
Nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế
H4 (+)
Nhận thức cơ chế
bắt chước
(Nguồn:Tác giả xây dựng từ tổng quan nghiên cứu)
Đây là mô hình được xây dựng trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu và
nghiên cứu định tính. Trong mô hình nghiên cứu cơ bản, “Sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam” bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: (1)
“Nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá của
các DN về những lợi ích khi áp dụng GTHL; (2) “Nhận thức bất lợi khi áp dụng
GTHL”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá của các DN về những đặc tính không
mong muốn của GTHL, những hậu quả không mong muốn của việc áp dụng
GTHL; (3) “Nhận thức thách thức áp dụng GTHL”: đây là nhân tố phản ánh sự
đánh giá của các DN về những khó khăn, thách thức đối với DN khi áp dụng
GTHL; (4) “Nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh
Nhận thức áp lực thể chế qui phạm
qui phạm
Nhận thức cơ chế bắt chước
H5 (+)
H6 (+)
(Nguồn:Tác giả xây dựng từ tổng quan nghiên cứu)
Sự ủng
hộ áp
dụng
GTHL
trong kế
toán tại
các DN
Việt
Nam
13
14
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
(3) Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2
Đây là mô hình với các nhân tố mới được hình thành sau khi thực hiện kỹ
thuật phân tích nhân tố (EFA)
Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC (LIA)
Nhận thức lợi ích với công tác quản lý (LIB)
Nhận thức lợi ích tạo độ tin cậy để huy động vốn (LIC)
Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế (LID)
Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng (BLA)
Nhận thức đặc tính bất lợi khi áp dụng (BLB)
3.2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 1
Các giả thuyết khoa học đề xuất lần 1 dựa theo các mối quan hệ trong mô
hình nghiên cứu cơ bản:
Giả
thuyết
H1a (+)
H1
Nhận thức của các DN về những lợi ích khi áp dụng GTHL là nhân tố
ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các
DN Việt Nam.
H2
Nhận thức của các DN về những bất lợi khi áp dụng GTHL là nhân tố
ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các
DN Việt Nam.
H3
Nhận thức của các DN về những thách thức khi áp dụng GTHL là nhân
tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam.
H4
Nhận thức của các DN về áp lực thể chế cưỡng chế với việc áp dụng
GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H5
Nhận thức của các DN về áp lực thể chế qui phạm với việc áp dụng
GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H6
Nhận thức của các DN về cơ chế bắt chước với việc áp dụng GTHL là
nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán
tại các DN Việt Nam.
H1b (+)
H1c (+)
H1d (+)
H2a (-)
H2b (-)
Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý,
môi trường kinh doanh (TTA)
H3a (-)
Nhận thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém
khi áp dụng (TTB)
Hh3b (-)
Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế
(CCA)
H4’ (+)
Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm toán
và Hiệp hội trong nước (QPA)
H5’(+)
Nhận thức cơ chế bắt chước (BC)
H6’(+)
(Nguồn: Tác giả xây dựng từ kết quả của kỹ thuật EFA)
Sự ủng hộ
áp dụng
GTHL
trong kế
toán tại
các DN
Việt Nam
(UHAD)
Phát biểu
(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở tổng quan nghiên cứu)
3.2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 2
Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 2 là những giả thuyết được dựa trên mô
hình nghiên cứu đề xuất lần 2 với các nhân tố mới sau khi thực hiện kỹ thuật EFA:
Giả
thuyết
H1a
Phát biểu
Nhận thức của các DN về lợi ích nâng cao chất lượng BCTC khi áp dụng
GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam.
15
Giả
thuyết
Phát biểu
H1b
Nhận thức của các DN về lợi ích với công tác quản lý khi áp dụng
GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H1c
Nhận thức của các DN về lợi ích tạo độ tin cậy để huy động vốn khi áp
dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H1d
Nhận thức của các DN về lợi ích hợp pháp quốc tế khi áp dụng GTHL là
nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán
tại các DN Việt Nam.
H2a
Nhận thức của các DN về hậu quả tiêu cực khi áp dụng GTHL là nhân tố
ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các
DN Việt Nam.
H2b
Nhận thức của các DN về đặc tính bất lợi khi áp dụng GTHL là nhân tố
ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các
DN Việt Nam.
H3a
Nhận thức của các DN về những thách thức về môi trường kinh doanh,
môi trường pháp lý khi áp dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H3b
Nhận thức của các DN về những thách thức về sự phức tạp và tốn kém
khi áp dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H4’
Nhận thức của các DN về áp lực thể chế cưỡng chế và tuân thủ qui
phạm quốc tế với việc áp dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến
sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H5’
Nhận thức của các DN về áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm
toán và Hiệp hội trong nước với việc áp dụng GTHL là nhân tố ảnh
hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN
Việt Nam.
H6
Nhận thức của các DN về cơ chế bắt chước với việc áp dụng GTHL là
nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán
tại các DN Việt Nam.
(Nguồn: Tác giả xây dựng sau khi có kết quả của kỹ thuật EFA)
16
3.3 Thu thập dữ liệu
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
Việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu của Luận án được thực hiện qua 2
bước: thu thập dữ liệu sơ bộ (đây chính là quá trình khảo sát thử) và thu thập dữ
liệu chính thức.
3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ bộ (Khảo sát thử)
Trước khi thực hiện thu thập dữ liệu chính thức, tác giả Luận án tiến hành
thu thập dữ liệu sơ bộ. Quá trình này được thực hiện theo các công đoạn sau: (i)
Công đoạn 1: Xây dựng Phiếu câu hỏi khảo sát; (ii) Công đoạn 2: Thu thập dữ liệu
sơ bộ.
3.3.3 Thu thập dữ liệu chính thức
Quá trình thu thập dữ liệu chính thức được mô tả qua các công đoạn dưới đây.
- Công đoạn 1: Điều chỉnh Phiếu câu hỏi khảo sát
- Công đoạn 2: Thực hiện chọn mẫu cho việc khảo sát.
- Công đoạn 3: Gửi phiếu điều tra cho DN.
- Công đoạn 4: Thu nhận phản hồi từ phía DN
3.4 Phân tích dữ liệu
3.4.1 Làm sạch dữ liệu
Sau khi phát hiện lỗi tác giả tiến hành lọc phiếu và điền lại. Đối với các
phiếu bị “missing” lớn hơn 15% tác giả tiến hành loại ra khỏi phân tích. Kết quả:
tác giả có được 558 phiếu khảo sát hợp lệ (trong đó 2/3 thu được từ khảo sát trực
tiếp)
3.4.2 Thống kê mô tả cho biến phụ thuộc
Luận án thực hiện kỹ thuật thống kê mô tả tần suất (Frequency) để đo lường
tỷ lệ % người trả lời khảo sát chọn giá trị 1 khi trả lời câu hỏi cho biến độc lập. Kết
quả này chính là tỷ lệ % những người trả lời đã đưa ra quan điểm ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Đây là kết quả thống kê mô tả cho biến
phụ thuộc của mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1.
3.4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong việc kiểm định
độ tin vậy của thang đo bằng phương pháp tính hệ số Cronbach Alpha.
3.5 Phân tích tương quan và kết luận mô hình chính thức
3.5.1 Lựa chọn mô hình hồi qui
17
18
Tác giả Luận án thực hiện phân tích tương quan cho “mô hình nghiên cứu đề
xuất lần 2” bằng mô hình hồi qui Binary Logistic.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5.2 Kiểm tra đa cộng tuyến
Trước khi thực hiện kỹ thuật hồi quy tác giả kiểm định đa cộng tuyến qua hệ
số VIF: hệ số VIF nhỏ hơn 10 sẽ chỉ ra mô hình không tồn tại đa cộng tuyến.
3.5.3 Thực hiện hồi qui Binary Logistic
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam, Luận án thực hiện hồi qui Binary Logistic với phương
pháp vào dữ liệu từng bước (Forward Stepwise Conditional) trong phần mềm SPSS.
3.5.4 Kết quả phân tích tương quan và kết luận mô hình chính thức
Kết quả của phân tích tương quan là phương trình hồi qui với các hệ số “B”
của các biến độc lập sẽ phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Phương
trình tổng quát của mô hình hồi qui Binary Logistic được viết như sau:
P(Y = 1)
log e
= B0+B1X1 + B2X2+… BiXi
P(Y = 0)
4.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp Việt Nam
Sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các doanh Việt Nam có thể được
nhìn nhận qua sự ủng hộ của người trả lời khảo sát chiếm 41% trên mẫu khảo sát.
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Sau khi loại các biến quan sát không thích hợp (hệ số tương quan biến tổng
< 0,3), cả 6 nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha thoả mãn điều kiện > 0,6; hơn
nữa nó biến thiên trong khoảng [0,86-0,939] nên các nhân tố được đánh giá là các
thang đo có chất lượng tốt, có độ tin cậy cao (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008), các biến quan sát trong mỗi nhân tố là nhất quán với nhau
(replycability), chúng cùng đo lường một nội dung nghiên cứu. Với kết quả như
vậy, cả 60 biến quan sát này sẽ đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện các bước phân
tích tiếp theo.
4.3 Phân tích nhân tố
Qua phương trình hồi qui, tác giả Luận án nhận định được nhân tố nào có
ảnh hưởng, nhân tố nào không ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Từ đó,
Luận án đưa ra kết luận giả thuyết nghiên cứu nào được chấp nhận, giả thuyết nào
nào bị bác bỏ.
Việc thực hiện kỹ thuật EFA đã mang lại những kết quả quan trọng và ý
nghĩa trong việc xây dựng mô hình các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Cuối cùng Luận án đưa ra “Mô hình chính thức” chính là kết luận về các
nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt
Nam và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
Kết quả phân tích hồi quy Logistic thu được Phương trình hồi qui logistic
Xuất phát từ 6 nhân tố ban đầu, các biến quan sát đã hội tụ thành 11 nhân tố mới.
4.4 Phân tích tương quan
như sau:
loge (
p( y = 1)
) = 3.394 +0.931*CCQP -3.596*TTAB -1.032*BLA +
p( y = 0)
1.616*LIA +1.022*QPB +0.477*BC -0.727*TTC +0.606*LID
Các biến trong phương trình hồi qui gồm LIA:Nhận thức lợi ích nâng
cao chất lượng BCTC; LID: Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế; BLA: Nhận
thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng; TTA:Nhận thức thách thức về môi trường
pháp lý, môi trường kinh doanh; TTB: Nhận thức thách thức về sự phức tạp
và tốn kém khi áp dụng; CCA: Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui
phạm quốc tế; QPA: Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm
toán và Hiệp hội trong nước; BC: Nhận thức cơ chế bắt chước.
Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu:Từ kết quả phân tích hồi qui,
Luận án đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng lần 2
theo bảng sau:
19
STT Ký hiệu
1
2
H1a
H1b
3
H1c
4
H1d
5
H2a
6
H2b
7
H3a
8
H3b
9
H4’
10
H5’
11
H6
20
Được
chấp
nhận
Nội dung giả thuyết
Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC
có ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức lợi ích đối với công tác quản lý có ảnh
hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức lợi ích tạo độ tin cậy để huy động
vốn có ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế có ảnh
hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng có ảnh
hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức đặc tính bất lợi khi áp dụng có ảnh
hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý,
môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tiêu cực đến
sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN
Việt Nam
Nhận thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém
khi áp dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ
áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm
quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công
ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước có ảnh
hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức cơ chế bắt chước có ảnh hưởng tích
cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán
tại các DN Việt Nam
Không
được chấp
nhận
CHƯƠNG 5
KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
5.1 Một số khuyến nghị
v
5.1.1 Khuyến nghị đối với Nhà nước (Chính phủ)
v
Thứ nhất, cần yêu cầu sự vào cuộc của tất cả các ban ngành
Thứ hai, từng bước hoàn thiện hệ thống thị trường hoạt động
v
Thứ ba, cần có chính sách để tăng cường đào tạo đội ngũ thẩm định viên về
giá có trình độ chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp.
5.1.2 Khuyến nghị với Bộ Tài Chính
v
Thứ nhất, Bộ tài chính cần đặt ra mục tiêu cuối cùng là đưa chuẩn mực kế
toán Việt Nam phù hợp với IFRS.
v
Thứ hai, Bộ tài chính cần khẩn trương xây dựng và ban hành chuẩn mực kế
toán và các thông tư hướng dẫn cụ thể về GTHL.
v
v
Thứ ba, việc áp dụng GTHL cần có lộ trình hợp lý:
Thứ tư, cần kêu gọi hơn nữa tổ chức IASB và nhóm Big Four ở Việt Nam
hỗ trợ cho các cơ quan ban hành chính sách kế toán của Việt Nam
5.1.3 Khuyến nghị với doanh nghiệp
Thứ nhất, DN Việt Nam cần mạnh dạn nghiên cứu vận dụng GTHL theo
các qui định hiện hành, đặc biệt là khối DN niêm yết.
v
v
v
Thứ hai, cần chú trọng xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chất lượng cao,
làm việc hiệu quả. BCTC phải hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu thông tin của
cổ đông, đặt lợi ích của cổ đông lên trên hết.
Thứ ba, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn về kế toán, đặc biệt là về thị
trường cho cả người quản lý DN, quản lý tài chính cũng như nhân viên kế toán.
5.1.4 Khuyến nghị với Hội nghề nghiệp
Thứ nhất, cần duy trì và phát triển các khoá học chuyên môn về kế toán,
v
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả)
Thứ hai, các Hiệp hội kế toán cần sớm tổ chức các cuộc hội thảo tranh luận
xung quanh việc vận dụng GTHL ở Việt Nam để thu thập thông tin phản hồi.
5.1.5 Khuyến nghị với các công ty kiểm toán
21
22
Nên cần có sự hướng dẫn tuyên truyền áp dụng GTHL với các DN.
5.1.6 Khuyến nghị với nhà đầu tư
Các nhà đầu tư trước hết phải có kiến thức về GTHL. Khi đọc các báo cáo
tài chính được lập trên cơ sở của kế toán theo GTHL thì không được bỏ qua các
giải thích trong phần thuyết minh cũng như cần nắm được bối cảnh cụ thể của thị
trường gắn với thông tin kế toán để có quyết định chính xác.
5.1.7 Khuyến nghị với các trường đại học
Đẩy mạnh nghiên cứu lý thuyết về GTHL, về các mô hình đo lường GTHL.
Thúc đẩy các nghiên cứu lý thuyết về các mô hình xác định GTHL để chỉ rõ lợi thế
riêng có của mỗi mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định GTHL theo
mỗi mô hình nhằm giảm tối đa các khó khăn khi thực hiện.
5.2 Đóng góp của luận án
5.2.1 Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ những nội dung cơ bản về GTHL và áp
dụng GTHL cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong
kế toán tại các DN.
5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Dựa trên khung lý thuyết về GTHL và các nhân tố ảnh hưởng đến GTHL,
nghiên cứu này tiến hành thu thập dữ liệu với nghiên cứu điển hình tại các DN Việt
Nam. Theo đó, nghiên cứu này có một số đóng góp về thực tiễn như:
(i) Luận án đã tổng hợp và kiểm định hệ thống các nhân tố thuộc nhận thức
của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán, cũng như mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố với nghiên cứu điển hình tại các DN Việt Nam.
(ii) Dựa trên kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
sự ủng hộ việc áp dụng GTHL trong kế toán của các DN Việt Nam, tác giả đưa ra
các khuyến nghị đối với các cơ quan có liên quan như cơ quan quản lý Nhà nước,
các DN, các tổ chức, hiệp hội … nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp
dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, khi mà vấn đề này đang được các
tổ chức quốc tế đưa GTHL vào nhiều CMKT để ghi nhận, đo lường và báo cáo các
chỉ tiêu trên BCTC.
5.3 Những hạn chế của luận án
Luận án đã cố gắng hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu đã vạch ra, tuy nhiên
vẫn còn một số hạn chế sau:
(1) Mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xem xét sự ảnh hưởng của
các nhân tố thuộc nhận thức của các DN (biến độc lập) đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam (biến phụ thuộc), chưa nghiên cứu được
sự tác động qua lại giữa các nhân tố; chưa thực hiện so sánh giữa các nhóm đối
tượng khác nhau như: qui mô DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh…
(2) Không tránh khỏi dữ liệu thu thập được có thể chưa đủ đại diện cho tất
cả các DN Việt Nam nói chung về các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
5.4 Một số gợi ý nghiên cứu trong tương lai
(1) Mở rộng phạm vi khảo sát với nhiều đối tượng, loại hình DN (có sự so
sánh giữa các nhóm đối tượng, loại hình DN)
(2) Khảo sát thêm ý kiến của nhà đầu tư, kiểm toán, nhà nghiên cứu về việc
áp dụng GTHL trong kế toán ở Việt Nam; đồng thời có sự so sánh giữa các nhóm
đối tượng trả lời khảo sát.
(3) Khảo sát sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhân tố.
23
24
KẾT LUẬN
mô hình các nhân tố thuộc nhận thức ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của
các DN Việt Nam và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Luận án xây
dựng Bảng hỏi và thực hiện điều tra khảo sát với đối tượng là các DN Việt Nam.
Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) được Luận án sử dụng để kiểm định
thang đo. Mô hình hồi qui Logistic được Luận án sử dụng để đo lường mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam. Dựa
trên kết quả nghiên cứu, Luận án thảo luận, giải thích cho các kết quả.
Hiện nay, theo xu thế hội nhập quốc tế, các BCTC lập theo Chuẩn mực Báo
cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) có thể nói là xu thế chung của các DN trên thế giới.
Một trong những rào cản của quá trình hội tụ với IFRS ở Việt Nam là việc áp dụng
GTHL. Luận án đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam” với mục tiêu tìm ra được các nhân tố quan trọng, thuộc nhận
thức của các DN có khả năng ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó
đưa ra kết luận và kiến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, hướng tới sự hội tụ của CMKT Việt
Nam với CMKT quốc tế.
Mặc dù trên thế giới đã có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN, nhưng hầu hết các nghiên cứu của
nước ngoài thường thực hiện với các quốc gia đã áp dụng IFRS; rất ít nghiên cứu
cho các quốc gia chưa áp dụng IFRS và rất ít các nghiên cứu thực hiện theo hướng
nghiên cứu nhận thức, đánh giá của các DN về áp lực thể chế, lợi ích, bất lợi, thách
thức áp dụng tại bối cảnh thể chế, môi trường kinh doanh của các quốc gia đang
phát triển; cũng như ảnh hưởng của sự nhận thức, đánh giá này đến việc ủng hộ áp
dụng GTHL tại các DN ở các quốc gia này.
Ở Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự
ủng hộ áp dụng GTHL của các DN Việt Nam nhưng một mặt, các nghiên cứu này
mới dừng lại ở việc nghiên cứu sự ảnh hưởng đến thực trạng đã áp dụng như thế
nào, chưa nghiên cứu sự ảnh hưởng đến xu hướng sẽ áp dụng. Mặt khác, các nghiên
cứu này chưa xây dựng được một mô hình tổng thể về các nhân tố nói chung hay các
nhân tố thuộc nhận thức nói riêng, ảnh hưởng đến việc áp dụng GTHL trong kế toán
tại các DN.
Luận án này trước hết khái quát, tổng hợp và hệ thống các vấn đề về GTHL,
và áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN. Sau đó, dựa trên tổng quan nghiên
cứu, Luận án xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL của các DN, bao gồm các nhân tố về nhận thức, đánh giá của các DN Việt
Nam về các lợi ích, bất lợi, thách thức, áp lực thể chế… đến sự ủng hộ, hành vi, xu
hướng của họ trong việc lựa chọn áp dụng GTHL. Tiếp đến, Luận án thực hiện
kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình và thang đo, cùng với việc xin ý kiến các
chuyên gia trong việc điều chỉnh các thang đo để mô hình phù hợp với các DN
Việt Nam. Kỹ thuật nghiên cứu định lượng được Luận án thực hiện khi kiểm định
Như vậy, Luận án đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về sự ủng hộ
áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Luận án đã chỉ ra các nhân tố
có ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL và mức độ ảnh của từng nhân tố, được
sắp xếp từ cao nhất đến thấp nhất về mức độ ảnh hưởng như sau:
(1) Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh (tác
động ngược chiều)
(2) Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng của Báo cáo tài chính (tác động
thuận chiều)
(3) Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng (tác động ngược chiều)
4) Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm toán và hiệp hội
trong nước (tác động cùng chiều)
(5) Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế (tác động cùng
chiều),
(6) Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế (tác động cùng chiều).
(8) Nhận thức cơ chế bắt chước (tác động thuận chiều)
Luận án hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc đưa ra cách thức và lộ trình thích hợp cho việc áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam và tiến tới xây dựng lộ trình hội tụ với
IFRS. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án đưa ra các kiến nghị, giải
pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các DN, các nhà đầu tư để tăng cường
sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán. Luận án cũng mong
muốn là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về
GTHL và áp dụng GTHL trong kế toán ở Việt Nam.