1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nói chung và công tác kế
toán nói riêng là một xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập
kinh tế. Theo công bố vào tháng 6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tại Việt
Nam có 86.5% doanh nghiệp đang ứng dụng CNTT ở các mức độ khác nhau. Hiện
nay, các cơ quan nhà nước đổi mới việc quản lý số liệu kế toán của các doanh
nghiệp thông qua mạng internet nên số lượng doanh nghiệp ứng dụng CNTT đang
tăng và có thể đạt 100% (Trần Thanh Thúy, 2013).
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam mang đặc điểm điển hình đó là phần lớn
các doanh nghiệp đều có quy mô vừa và nhỏ. Năm 2012 cả nước có 304.100 doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số 312.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm
97,4% tổng số doanh nghiệp. TP.HCM là nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, chiếm tỷ lệ 39,08% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Đặc điểm của
doanh nghiệp vừa và nhỏ là linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, việc tổ
chức sản xuất và quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, góp phần tiết kiệm chi phí quản lý
doanh nghiệp, từ đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh
tế cả nước (Trần Khánh Ly - 2013).
Hiện nay, trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có các doanh nghiệp áp dụng hệ
thống thông tin hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP: Enterprise Resource
Planning) vào quy trình quản lý của họ. Với ERP, việc tích hợp các quy trình, chia
sẻ thông tin giữa các phòng ban chức năng, giữa các công đoạn trong toàn bộ quy
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dẫn đến những cải tiến vượt bậc
trong hoạt động kinh doanh như gia tăng hiệu suất công việc, giảm chi phí (thời
gian, nhân lực, vật lực), tăng doanh thu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, việc ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) thường bị
vướng phải trở ngại về chi phí mua bản quyền sử dụng phần mềm, do vượt quá khả
năng.
2
Do đó, giải pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp mã nguồn mở - OpenERP
(Open Enterprise Resource Planning), một giải pháp tương tự như ERP, sẽ tháo gỡ
hoàn toàn những rào cản trên, phù hợp với tính chất (vốn điều lệ thấp) của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là bởi vì OpenERP là một hệ thống ERP mã nguồn
mở, được đăng ký dưới bản quyền GPL, nên doanh nghiệp không phải tốn chi phí
cho bản quyền phần mềm. OpenERP tích hợp đầy đủ các phân hệ vào cùng một hệ
thống duy nhất nên doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về tính xuyên suốt dữ liệu giữa
các phòng ban, bộ phận. OpenERP đưa ra các tính năng giúp doanh nghiệp có thể
dễ dàng tùy chỉnh các màn hình giao diện, quản lý các quy trình công việc một cách
dễ dàng. Hiện nay, OpenERP có một đội ngũ phát triển, hỗ trợ rất mạnh mẽ. Thành
viên là các chuyên gia từ nhiều ngành nghề, nhiều quốc gia cùng đóng góp để
OpenERP ngày càng phát triển hơn. Doanh nghiệp có thể triển khai OpenERP trên
nền tảng: Linux, Windows, Mac OS. Python là ngôn ngữ lập trình chính của
OpenERP, đây là ngôn ngữ lập trình đang phát triển trên thế giới. Quản lý cơ sở dữ
liệu của OpenERP là PostgreSQL, đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở rất
mạnh.
(Nguồn: />Có thể nói, khi sử dụng OpenERP giúp tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích
lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong hệ thống OpenERP, phân hệ Kế toán
được xem là cốt lõi (nó bao gồm nhiều phân hệ như phân hệ sổ cái, phân hệ quản lý
tiền mặt, công nợ phải trả và công nợ phải thu, tài sản cố định, chi phí và lợi nhuận,
lập ngân sách, lập báo cáo tài chính, khả năng phân tích tài chính,quản lý hàng tồn
kho, quản lý sản xuất, quản lý giá và chiết khấu, phân tích và quản lý doanh thu, kê
khai thuế, mở và đóng một năm tài chính), nó là phân hệ gắn kết với tất cả các phân
hệ khác trong hệ thống OpenERP nên việc ứng dụng thành công phân hệ Kế toán
trong môi trường OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng. Đây
cũng là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến
việc ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng
OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh”.
3
1.2
Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc ứng dụng thành công phân hệ Kế
toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến việc ứng dụng thành công phân hệ
Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Có hay không sự khác nhau về nhận định của các thành phần trong các biến
định tính (chức vụ, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, số lượng lao
động, quy mô nguồn vốn) đến việc ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi
trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí
Minh?
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đề tài bổ sung vào hệ thống thang đo những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng
dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường OpenERP tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu giúp các doanh nghiệp vừa và
nhỏ mạnh dạn triển khai, sử dụng, hạn chế những thất bại khi ứng dụng phân hệ Kế
toán trong môi trường OpenERP vào hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời nâng
cao chất lượng quản lý cũng như công tác kế toán.
Đây là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai, liên quan đến
những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi
trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
4
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thành công phân hệ Kế
toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến ứng dụng thành công
phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá sự khác nhau về nhận định của các đối tượng được khảo sát trong đề
tài, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nhóm số lượng lao động và
nhóm quy mô nguồn vốn đến việc ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi
trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM.
1.3
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thành
công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP.
Đối tượng khảo sát: Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên
kế toán, nhân viên IT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ứng dụng thành công
phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP, nhân viên IT của các công
ty cung cấp dịch vụ OpenERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng
thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP.
Vùng nghiên cứu: Khu vực TP.HCM.
1.4
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng chủ yếu 2 phương pháp: Nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với
nhóm gồm 8 thành viên (thành viên của nhóm là những người đang giữ vai trò giám
đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng IT tại các doanh nghiệp đang ứng
5
dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP và trưởng
phòng IT của công ty cung cấp OpenERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
TP.HCM); Nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo những nhân tố ảnh hưởng đến ứng
dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM.
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua kỹ thuật gửi bảng câu hỏi
được in ra giấy, qua google drive đến các đối tượng khảo sát. Nghiên cứu định
lượng nhằm đánh giá giá trị, độ tin cậy của thang đo những nhân tố ảnh hưởng đến
ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM.
Mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu
sau khi thu thập được xử lý phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả qua phần
mềm SPSS phiên bản 20.0. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng nhằm đánh giá
độ tin cậy của thang đo. Nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định những
nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thành công. Phân tích hồi quy bội để đánh giá
ảnh hưởng của những nhân tố đến việc ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong
môi trường ứng dụng OpenERP. Phân tích ANOVA để đánh giá sự khác biệt về
nhận định giữa các thành phần trong biến định tính (chức vụ, loại hình doanh
nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, số lượng lao động, quy mô nguồn vốn) đến việc ứng
dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM.
1.5
Ý nghĩa nghiên cứu
Theo sự tìm hiểu của tác giả đây là đề tài khá mới, việc nghiên cứu và vận
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM là
rất hưu ích.
6
1.6
Cấu trúc luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Kết luận chương 1
Chương 1 tác giả đã trình bày được lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu và
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu và cuối cùng và kết cấu luận văn 5 chương theo phương pháp
nghiên cứu định lượng.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1
Giới thiệu về OpenERP và phân hệ Kế toán trong OpenERP
2.1.1 Khái niệm OpenERP
Hệ thống phần mềm mã nguồn mở hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(OpenERP – Open Enterprise Resource Planning) là một hệ thống có chức năng hỗ
trợ và tự động hóa toàn bộ các nghiệp vụ của mọi bộ phận, phòng chức năng và
nhân viên trong các tổ chức và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và
hiệu quả quản lý một cách toàn diện của doanh nghiệp như ERP, nhưng OpenERP
mới chỉ phục vụ được doanh nghiệp hay tổ chức không vượt quá 2000 lao động,
ngoài các chức năng của một hệ thống ERP, OpenERP còn bao gồm cả những đặc
trưng của hệ thống mã nguồn mở.
(Nguồn: Văn Minh Nhật, 2012)
ERP được hỗ trợ bởi phần mềm ứng dụng liên chức năng giúp cho doanh
nghiệp hoạch định và quản lý những phần quan trọng của quá trình kinh doanh bao
gồm lập kế hoạch sản xuất, mua hàng, quản lý hàng tồn kho, giao dịch với nhà cung
cấp, cung cấp dịch vụ khách hàng và theo dõi đơn đặt hàng (Olson, 2004).
Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng
một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu,
thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc
đã thay đổi.
(Nguồn: /wiki/Phần_mềm_nguồn_mở)
2.1.2 Quá trình hình thành OpenERP
Theo Alex Rayón Jerez (2011) và Trobz (2013) thì:
Năm 2002: Phiên bản 1.0, phát triển đầu tiên như một giải pháp mã nguồn
mở bởi Fabien Pinckaers, giống như một giải pháp đặc thù cho một nhà đấu giá.
8
Năm 2004: Phiên bản đầu tiên của TinyERP. Fabien Pinckaers đặt công ty
tại Bỉ có tên là Tiny Sprl.
Năm 2005: OpenERP đã được thành lập bởi CEO Fabien Pinckaers. Phiên
bản của Fabien đó là mã nguồn mở được cung cấp tốt hơn để đáp ứng kỳ vọng của
khách hàng.
Năm 2006: Phiên bản 3.0, phiên bản đầu tiên của OpenERP triển khai thành
công ở Tây Ban Nha.
Năm 2007: Kho Subversion là một phần mềm mã nguồn mở dùng để quản lý
và kiểm tra các phiên bản mã nguồn khác nhau trong quá trình phát triển phần mềm
đã được mở. Đã có một số triển khai OpenERP thành công. Lúc này OpenERP
chính thức có 35 mô-đun và 120 mô-đun mở rộng. OpenERP được giới thiệu ở
trung tâm nghiên cứu và phát triển (Research & Development Center) của Ấn Độ.
Năm 2008: Bắt đầu sự tham gia của cộng đồng được mở. TinyERP trở thành
OpenERP. Hội nghị OpenERP Tây Ban Nha đầu tiên diễn ra ở Zaragoza.
Năm 2009: Phiên bản 5.0 được xuất bản với 114 mô-đun chính thức và 250
mô-đun mở rộng. Nó đánh dấu sự khởi động của OpenERP. Các triển khai được
thực hiện trên khắp thế giới. Hội nghị OpenERP Tây Ban Nha lần 2 diễn ra tại
Vilanova I La Geltru, Catalunya.
Tháng 7 năm 2010: Phiên bản xem trước 6.0, OpenERP trở thành phần mềm
ERP mã nguồn mở đáng tin cậy nhất và có cộng đồng tham gia trên khắp thế giới.
Nó có 500 mô-đun được xuất bản với 30 ngôn ngữ và hiện diện ở 80 nước. Có 3
triệu vốn đầu tư liên doanh cho OpenERP. Hội nghị Tây Ban Nha lần 3 tổ chức tại
đại học Deusto ở Bilbao.
Năm 2011: Ra mắt các công ty con OpenERP tại Mỹ. Sau đó ra mắt phiên
bản mới 6.1 với giao diện web, thân thiện hơn với người dùng, truy cập trực quan
và sẵn sàng thúc đẩy kinh doanh.
Năm 2012: Mạng lưới thành viên rộng khắp trên 100 quốc gia.
9
Năm 2013: Ra mắt phiên bản 7.0 với kiến trúc ứng dụng doanh nghiệp.
Giai đoại tăng trưởng thông qua mở rộng quốc tế và phát triển số lượng
người dùng.
2.1.3 Cấu trúc OpenERP
OpenERP được tạo thành từ nhiều mô-đun khác nhau, giúp điều hành kinh
doanh một cách hiệu quả hơn. OpenERP điển hình bao gồm các mô-đun sau: Mô
đun Doanh nghiệp gồm bán hàng, mua hàng, dịch vụ, hóa đơn. Mô đun Hậu cần
gồm tồn kho, giao nhận, sản xuất, bảo hành, bảo trì, sản phẩm và bảng giá. Mô đun
Kế toán và tài chính gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị. Mô đun Nhân sự gồm
năng lực và kỹ năng, ngày lễ, nghỉ phép, chi phí, chấm công, tính lương, bảng chấm
công, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý E-Mail, cổng thông tin khách hàng, quản
lý tiếp thị, quản lý cuộc gọi. Mô đun Dự án gồm quản lý tiến độ dự án, tài chính dự
án, bảng biểu công việc, nhật ký dự án, quản lý tài liệu chứng từ.
(Nguồn: />2.1.4 Đặc điểm OpenERP
Hệ thống OpenERP có một số đặc điểm sau:
Việc cài đặt hệ thống OpenERP dễ dàng, giao diện trực quan với cấu trúc
cây, xử lý nghiệp vụ nền đầu đủ và hệ thống OpenERP có tính bảo mật cao.
Hệ thống OpenERP do một người, một nhóm người hay một tổ chức phát
triển và đưa ra phiên bản đầu tiên cùng với mã nguồn, công bố công khai cho cộng
đồng, thường là trên Internet. Trên cơ sở đó các cá nhân tham gia sử dụng sẽ đóng
góp phát triển, sửa các lỗi (nếu có) và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm cho các
phiên bản tiếp theo. Với OpenERP, các doanh nghiệp được phép sử dụng mãi mãi
và cài đặt trên nhiều máy theo nhu cầu. Chính vì vậy, với OpenERP, chi phí chỉ là
chi phí hạ tầng, chi phí khảo sát đánh giá, chi phí chỉnh sửa theo yêu cầu và chi phí
đào tạo không phí bản quyền. Bản chất của OpenERP có thể phát triển bởi nhóm
nhỏ nhưng dùng và test bởi nhiều người, có thể hàng trăm, hàng ngàn người. Nhóm
10
phát triển cho rằng để phần mềm của mình đạt được tiêu chuẩn mã nguồn mở
thường phải đưa ra đầy đủ các tài liệu thiết kế, hướng dẫn cài đặt, các diễn đàn thảo
luận, yêu cầu tính năng, các hệ thống kiểm soát mã nguồn. Một hệ thống OpenERP
luôn có một khuôn mẫu nhất định, việc các doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng có
thể tùy chỉnh lại sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế của mình. OpenERP là một hệ
thống phần mềm mã nguồn mở nên phải tuân thủ theo giấy phép GPL.
10 nội dung cơ bản của giấy phép GPL như sau:
Nội dung thứ nhất là tự do tái phân phối: Bản quyền sẽ không giới hạn bất cứ
ai trong việc bán hay đem cho phần mềm đó như là một thành phần của bản phần
mềm tổng hợp mà có chứa các chương trình từ nhiều nguồn khác nhau. Bản quyền
sẽ không đòi hỏi việc phải giữ nguyên trạng phần mềm hay các phí tổn khác cho
những thương vụ như vậy. Nội dung thứ 2 về mã nguồn: Chương trình phải đi kèm
mã nguồn, và phải cho phép phân phối cả mã nguồn cũng như dạng đã được biên
dịch. Ở những nơi mà một số dạng sản phẩm không được phân phối cùng mã nguồn
thì phải có các cách thức được phổ biến rộng rãi nhằm lấy được mã nguồn với chi
phí không cao hơn chi phí tái sản xuất hợp lý, khuyến khích cho phép tải về một
cách miễn phí qua Internet. Vì mục đích của mã nguồn mở là tạo điều kiện để việc
phát triển được thuận lợi nên cộng đồng này cũng yêu cầu sự sửa đổi mã nguồn
cũng phải được tạo điều kiện thực hiện. Do đó, mã nguồn phải để ở dạng được ưa
chuộng mà theo đó một lập trình viên sẽ có thể tham gia sửa đổi chương trình được.
Việc biến đổi mã nguồn thành một dạng mã gây rối một cách có chủ tâm là không
được phép. Nội dung thứ 3, các chương trình phát sinh: Bản quyền phải cho phép
sửa đổi và các chương trình phát sinh từ đó, và phải cho phép chúng được phân phối
dưới cùng các điều khoản như giấy phép của phần mềm gốc. Nội dung thứ 4, tính
toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi tác giả: Bản quyền có thể hạn chế không cho
phép mã nguồn được phân phối ở dạng đã được sửa đổi chỉ nếu như bản quyền cho
phép phân phối “các file vá” cùng mã nguồn nhằm mục đích sửa đổi chương trình ở
thời gian tạo sản phẩm. Bản quyền phải cho phép một cách tường minh việc phân
phối phần mềm được tạo ra từ mã nguồn được sửa đổi. Bản quyền có thể yêu cầu
11
các sản phẩm phát sinh phải mang một cái tên hay một số hiệu phiên bản khác so
với phần mềm gốc. Theo đó, bản quyền mã nguồn mở phải đảm bảo rằng mã nguồn
sẽ tồn tại ở dạng dễ dàng lấy được, nhưng có thể yêu cầu rằng nó sẽ được phân phối
với cơ sở mã nguồn nguyên gốc ban đầu kèm với các bản vá. Theo cách này, những
thay đổi “không chính thức” có thể xuất hiện ở hình thức sẵn sàng để tiếp cận
nhưng được phân biệt một cách dễ dàng với mã nguồn cơ sở. Nội dung thứ 5, không
có sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân hay nhóm người: Bản quyền phải không
được phân biệt đối xử với bất cứ cá nhân hay nhóm người nào. Một số quốc gia,
trong đó có Hoa Kì, ban hành điều luật hạn chế xuất khẩu một số loại phần mềm
nhất định. Một giấy phép tuân thủ định nghĩa Mã Nguồn Mở có thể cảnh báo cho
người sử dụng giấy phép về những hạn chế có thể được áp dụng và nhắc nhở họ có
nghĩa vụ tuân thủ luật pháp; tuy nhiên, bản quyền đó không được tự đặt ra các giới
hạn như vậy. Nội dung thứ 6, không phân biệt đối xử với bất cứ một lĩnh vực công
việc nào: Bản quyền phải không được cản trở bất cứ ai khỏi việc sử dụng chương
trình trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Ví dụ, nó không được cản trở không cho
chương trình đó được dùng trong một doanh nghiệp, hay không được dùng cho việc
nghiên cứu gien. Nội dung thứ 7, việc phân phối bản quyền: Các quyền lợi đi kèm
với chương trình phải áp dụng cho tất cả những ai mà chương trình đó được tái
phân phối đến đồng thời không cần phải thực thi một thứ giấy phép phụ thêm nào
do các bên đó quy định. Nội dung thứ 8, giấy phép phải không được dành riêng cho
một sản phẩm: Các quyền lợi đi cùng chương trình đó phải không được phụ thuộc
vào việc chương trình phải là một bộ phận một bản phân phối phần mềm cụ thể
khác. Nếu chương trình được tách ra từ bản phân phối đó và được sử dụng hay phân
phối dưới các điều khoản của giấy phép kèm theo chương trình thì tất cả các bên mà
chương trình được phân phối đến cũng nên có được các quyền lợi ngang bằng như
những quyền lợi được đưa ra theo bản phân phối phần mềm gốc. Nội dung thứ 9,
bản quyền phải không được cản trở các phần mềm khác: Bản quyền phải không
được áp đặt các giới hạn lên các phần mềm khác mà được phân phối kèm với phần
mềm có bản quyền đó. Ví dụ, bản quyền không được chỉ dẫn nhất quyết rằng tất cả
12
các phần mềm khác được phân phối trên cùng một phương tiện thì phải là phần
mềm mã nguồn mở. Đúng là GPL tuân thủ theo yêu cầu này. Phần mềm liên kết với
các thư viện phân phối dưới GPL chỉ kế thừa GPL nếu nó tạo nên một sản phẩm
đơn nhất, chứ không phải là bất cứ phần mềm nào mà chúng chỉ được phân phối đi
kèm theo. Nội dung thứ 10, giấy phép phải trung dung về mặt công nghệ: Không
cho phép tồn tại điều khoản nào của bản quyền khẳng định sự liên quan đến bất cứ
một công nghệ riêng biệt hay một kiểu giao diện nào.
(Nguồn: />2.1.5 Lợi ích của OpenERP
Lợi ích hoạt động: Giảm chi phí cho các hoạt động trong doanh nghiệp cũng
như rút ngắn chu kỳ thời gian của các hoạt động. OpenERP cho phép doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả hơn trong khi sử dụng nguồn lực ít hơn từ đó năng suất cũng
được cải thiện rất nhiều. Khi sử dụng OpenERP, dữ liệu khách hàng, thông tin sản
phẩm được quản lý đầy đủ hơn nên chất lượng dịch vụ khách hàng cũng tốt hơn.
Lợi ích quản trị: OpenERP áp dụng cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn bộ
doanh nghiệp nên khả năng phân tích và cung cấp dữ liệu kịp thời và chính xác tạo
điều kiện dễ dàng cho việc ra quyết định và đánh giá hoạt động ở các bộ phận cũng
như toàn doanh nghiệp.
Lợi ích chiến lược: OpenERP cung cấp nhiều lợi thế cạnh tranh trên cơ sở
ứng dụng CNTT. OpenERP giúp doanh nghiệp giảm hạn mức tồn kho, lập kế hoạch
bán hàng, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, hoạch định nguồn lực sản xuất tốt
hơn.
Lợi ích doanh nghiệp: OpenERP giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình và liên
kết các quy trình để tối ưu hóa chi phí, tăng doanh số và nâng cao hiệu quả cũng
như kết nối các quy trình với chiến lược của doanh nghiệp.
13
Lợi ích cơ sở hạ tầng CNTT: OpenERP giúp vượt qua ranh giới của các bộ
phận, phòng ban (kinh doanh, mua sắm, hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán…).
(Nguồn: />2.1.6 Tình hình ứng dụng OpenERP trên thế giới và ở Việt Nam
Hiện nay việc ứng dụng OpenERP vào các doanh nghiệp trên thế giới khá
phổ biến, điển hình là nhà cung cấp OpenERP SA đã có hơn 2 triệu khách hàng
(Odoo.com)... Ở Việt Nam, việc ứng dụng OpenERP chưa thật sự phổ biến như trên
thế giới, nhưng đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng các doanh nghiệp ứng dụng
OpenERP. General Solutions, đối tác chính thức của OpenERP tại Việt Nam
(gscom.vn), Cộng đồng OpenERP Việt Nam (terp.vn), OnSoft (onsoft.vn) hoặc
ERPOnline là những đơn vị cung cấp giải pháp OpenERP hàng đầu cho các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Tất cả các đơn vị cung cấp đã có số lượng khách hàng đáng
chú ý.
2.1.7 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ERP và OpenERP
2.1.7.1 Điểm giống nhau cơ bản giữa ERP và OpenERP
ERP và OpenERP giống nhau về mục tiêu và cấu trúc.
Thứ nhất về mục tiêu: Chúng đều giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
trong khi sử dụng nguồn lực ít hơn, từ đó năng suất cũng được cải thiện rất nhiều.
Khi sử dụng chúng, dữ liệu khách hàng, thông tin sản phẩm được quản lý đầy đủ
hơn nên chất lượng dịch vụ khách hàng cũng tốt hơn. ERP và OpenERP áp dụng cơ
sở dữ liệu dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp nên khả năng phân tích và cung
cấp dữ liệu kịp thời và chính xác tạo điều kiện dễ dàng cho việc ra quyết định và
đánh giá hoạt động ở các bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp.
Thứ hai về Cấu trúc: ERP và OpenERP được tạo thành từ nhiều mô-đun
khác nhau, giúp điều hành kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Một mô-đun cơ bản
là một phần của một hệ thống phần mềm. Hệ thống phần mềm ERP, OpenERP điển
hình bao gồm các mô-đun sau: Mô đun Doanh nghiệp gồm bán hàng, mua hàng,
14
dịch vụ, hóa đơn. Mô đun Hậu cần gồm tồn kho, giao nhận, sản xuất, bảo hành, bảo
trì, sản phẩm và bảng giá. Mô đun Kế toán và tài chính gồm kế toán tài chính, kế
toán quản trị. Mô đun Nhân sự gồm năng lực và kỹ năng, ngày lễ, nghỉ phép, chi
phí, chấm công, tính lương, bảng chấm công, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý
E-Mail, cổng thông tin khách hàng, quản lý tiếp thị, quản lý cuộc gọi. Mô đun Dự
án gồm quản lý tiến độ dự án, tài chính dự án, bảng biểu công việc, nhật ký dự án,
quản lý tài liệu chứng từ.
2.1.7.2 Điểm khác nhau cơ bản giữa ERP và OpenERP
ERP khác OpenERP về kiến trúc, đối tượng sử dụng, đối tượng làm ra hệ
thống và chi phí.
Thứ nhất về kiến trúc:
Kiến trúc của ERP có ba tầng chính; Tầng thứ nhất là tập hợp các máy chủ
có nhiệm vụ cập nhật dữ liệu và khôi phục dữ liệu liên tục. Tầng thứ hai là lớp ứng
dụng kết nối tầng thứ nhất và tầng thứ ba. Tầng thứ ba là các máy trạm trong doanh
nghiệp truy cập dữ liệu để làm việc thông qua lớp ứng dụng.
Hình 2.1: Kiến trúc hệ thống ERP
15
(Nguồn: />Kiến trúc hệ thống OpenERP.
Toàn bộ ứng dụng sẽ được cài đặt trên máy chủ. Các máy khách sẽ kết nối
với máy chủ qua mạng Lan hoặc Internet thông qua ứng dụng desktop – OpenERP
Client, hoặc qua trình duyệt Web (công nghệ Ajax hỗ trợ tất cả các trình duyệt hiện
tại như Internet Explorer, Firefox, Google Chrome).
Hình 2.2: Kiến trúc hệ thống OpenERP
(Nguồn: />Thứ hai về đối tượng sử dụng: Đối tượng sử dụng ERP là các doanh nghiệp
có quy mô vừa và lớn. Còn đối tượng sử dụng OpenERP là các doanh nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ.
Thứ ba về đối tượng làm ra hệ thống phần mềm: ERP là 1 hệ thống phần
mềm đóng, do một tổ chức hay một doanh nghiệp sản xuất phần mềm làm ra, họ
làm việc rất chuyên nghiệp. Có 4 bộ phận chính trong 1 tổ chức hay 1 doanh nghiệp
sản xuất phần mềm làm ra 1 hệ thống ERP gồm: Bộ phận thiết kế đồ họa, bộ phận
thiết kế cơ sở dữ liệu, bộ phận viết mã nguồn, bộ phận test. Bước đầu, họ khảo sát
doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng ERP. Khi có được mọi thông tin từ doanh
16
nghiệp, bộ phận thiết kế, bộ phận xây dựng cơ sở dữ liệu, bộ phận viết mã nguồn sẽ
cùng nhau xây dựng hoàn chỉnh hệ thống ERP. Sau khi hệ thống ERP hoàn chỉnh
thì bộ phận test lúc này sẽ kiểm tra bằng cách chạy thử. Chạy thử mà phát hiện sai,
thiếu hay lỗi… thì đưa lại 3 bộ phận trên sửa lại. Bộ phận test chạy thử đến khi nào
không còn lỗi và có thể đưa vào ứng dụng trong thực tế thì hệ thống ERP sẽ được
đóng gói. Đây cũng là một đặc điểm riêng biệt của hệ thống phần mềm đóng.
Chúng được đóng gói trước khi đưa vào ứng dụng tại doanh nghiệp mua chúng, nên
doanh nghiệp chỉ có quyền ứng dụng nó vào công việc của mình, mà không thể thấy
được mã nguồn của nó, cũng như việc không thể thay đổi, chỉnh sửa mã nguồn.
Doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng ERP chỉ có thể lựa chọn hệ thống ERP của một
công ty duy nhất, và hệ thống ERP này luôn luôn đáp ứng đầy đủ các tính năng mà
doanh nghiệp đề ra với đối tác, chính vì vậy mà doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc vào
công ty cung cấp hệ thống ERP.
Như đã nói ở phần đặc điểm, hệ thống OpenERP do một người, một nhóm
người hay một tổ chức phát triển và đưa ra phiên bản đầu tiên cùng với mã nguồn,
công bố công khai cho cộng đồng, thường là trên Internet. Trên cơ sở đó các cá
nhân tham gia sử dụng sẽ đóng góp phát triển, sửa các lỗi (nếu có) và bổ sung để
hoàn thiện sản phẩm cho các phiên bản tiếp theo. Với OpenERP, các doanh nghiệp
được phép sử dụng mãi mãi và cài đặt trên nhiều máy tùy nhu cầu.
Điểm khác nhau thứ tư giữa ERP và OpenERP về chi phí: Các doanh nghiệp
khi muốn sử dụng ERP phải trả phí rất cao. Mọi sự lựa chọn luôn phụ thuộc vào nhà
cung cấp phần mềm ERP. OpenERP thì không mất chi phí bản quyền, chi phí thấp
khi cần tới dịch vụ, còn miễn phí nếu các doanh nghiệp hay cá nhân tự biết vận
hành hệ thống phần mềm OpenERP.
2.1.8 Phân hệ kế toán trong OpenERP
Như đã trình bầy ở phần lý do chọn đề tài thì phân hệ Kế toán được coi là cốt
lõi trong hệ thống OpenERP. Theo Els Van Vossel và Fabien Pinckaers (2013) thì
17
phân hệ này cũng có thể chia thành nhiều phân hệ nữa như sổ cái, công nợ phải thu,
công nợ phải trả, tài sản cố định, quản lý tiền mặt, danh mục đầu tư,…
Phân hệ Sổ Cái
Đây là phân hệ nền tảng của phân hệ Kế toán trong OpenERP vì nó chứa
đựng các tài khoản trên sổ cái để lập báo cáo tài chính. Tại Việt Nam, hệ thống
OpenERP hỗ trợ danh mục tài khoản do Hệ thống Kế toán Việt Nam quy định.
OpenERP cho phép người sử dụng thêm hoặc chỉnh sửa danh mục tài khoản một
cách thuận tiện.
Phân hệ Quản lý Tiền
Các đặc điểm của quản lý tiền thường bao gồm dự trù thu chi, đối chiếu với
tài khoản ngân hàng, theo dõi tình trạng của các khoản vay hiện tại, bao gồm cả
theo dõi và cảnh báo khi đến hạn trả nợ gốc và lãi.
Công nợ Phải trả và Công nợ phải thu
Các chức năng thông thường cần thiết cho công nợ phải trả và công nợ phải
thu là kiểm tra các khoản phải thu/ phải trả chưa có hóa đơn, đối chiếu hóa đơn
(nghĩa là đối chiếu hóa đơn với biên bản nhận hàng/ biên bản giao hàng), kiểm tra
các hóa đơn thanh toán và chưa thanh toán, hạch toán tự động trên sổ cái và tích
hợp giữa công nợ phải trả và công nợ phải thu cho khách hàng đồng thời là nhà
cung cấp. OpenERP nổi bật về các chức năng nhắc nhở người sử dụng về các khoản
phải trả hoặc phải thu cần phải chú ý như các khoản đã vượt số ngày bán chịu cho
phép hoặc đã gần hạn mức bán chịu cho phép. OpenERP cho phép lập số lượng và
chất lượng các báo cáo khác nhau như báo cáo tuổi nợ do người sử dụng tự thiết kế,
sổ phụ của nhà cung cấp/ khách hàng, liệt kê mua hàng và bán hàng
Tài sản Cố định
OpenERP dễ dàng cho phép doanh nghiệp tạo các danh mục tài sản, quản lý
tài sản của doanh nghiệp và hỗ trợ việc tính tự động các loại khấu hao khác nhau
18
như khấu hao đường thẳng, khấu hao số dư giảm dần cho cả tài sản cố định và tài
sản thuê và tự động hạch toán vào sổ cái.
Chi phí và Lợi nhuận
OpenERP hỗ trợ dự trù thu chi, lập ngân sách, báo cáo tài chính và báo cáo
quản trị và thậm chí cả hoạch toán tài sản cố định, công nợ phải thu, công nợ phải
trả, phân bổ doanh thu và chi phí…
Lập Ngân sách
Các công cụ lập ngân sách cho phép các doanh nghiệp có thể lập ngân sách
một cách hiệu quả và ghi lại những ngân sách này trên hệ thống, để từng loại chi phí
thực tế và doanh thu có thể so sánh với ngân sách một cách thuận tiện. Ít nhất có 5
loại chi phí được lập ngân sách bao gồm vật tư, nhân công trực tiếp, chi phí nhân
công gián tiếp, chi phí cố định và các biến phí quản lý nhưng càng chi tiết thì việc
lập ngân sách càng hữu ích. Các công cụ lập ngân sách còn hỗ trợ cho việc kiểm
soát nội bộ và soạn lập các báo cáo quản trị có ý nghĩa.
Lập Báo cáo Tài chính
Sự sẵn có của các báo cáo thiết kế sẵn, cũng như sự sẵn có của các công cụ
để thiết kế các báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng là rất quan trọng. Một lợi
thế của hệ thống OpenERP là có thể tạo ra các báo cáo Kế toán theo mẫu của chuẩn
mực kế toán Việt Nam.
Khả năng Phân tích Tài chính
Chức năng phân tích tài chính của m
ột phần mềm OpenERP thường không phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tạo
ra các báo cáo tài chính hữu ích, mà là khả năng phân loại và nhóm dữ liệu theo
cách có ý nghĩa. Kết quả là có thể tạo ra nhiều báo cáo khác nhau theo yêu cầu của
người sử dụng.
19
Phân tích tài chính trong OpenERP cho doanh nghiệp thấy những hình ảnh
chính xác nhất của doanh nghiệp, báo cáo Kế toán trong OpenERP linh hoạt, kết
quả được tính toán trong thời gian thực. Điều này cho phép tự động hóa các hoạt
động định kỳ và thay đổi hoạt động của doanh nghiệp một cách nhanh chóng khi
một vấn đề của toàn doanh nghiệp như dự trữ tiền mặt giảm quá thấp hoặc phải thu
tăng quá cao hoặc một vấn đề khách hàng mà không trả tiền, hoặc một ngân sách dự
án xài nhiều quá xảy ra.
Quản lý Hàng tồn kho
Những chức năng cơ bản của phân hệ hàng tồn kho bao gồm theo dõi tất cả
các loại hàng tồn kho tại từng công đoạn của quá trình sản xuất, hạch toán các hạng
mục khác nhau trong một biên bản nhận hàng hoặc biên bản giao hàng đơn lẻ, theo
dõi phế phẩm, theo dõi hàng bán bị trả lại, theo dõi địa điểm của Hàng tồn kho và ở
từng công đoạn, quy trình sản xuất, và điểu chỉnh thủ công đối với số lượng và giá
trị Hàng tồn kho.
Ngoài ra, có một số chức năng có thể có ảnh hưởng lớn đến quản lý Hàng tồn
kho như:
-
Đơn vị đo lường: OpenERP hỗ trợ cho việc sử dụng nhiều đơn vị đo
lường. Chẳng hạn như trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, công ty có
thể nhập hàng theo kiện nhưng lại bán ra theo đơn vị hộp hoặc chai ở các
cỡ khác nhau.
-
Mã hàng.
-
Các phương pháp tính giá hàng tồn kho: OpenERP hỗ trợ các phương
pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau như Nhập Trước Xuất Trước, Nhập
Sau Xuất trước, Giá Bình quân Gia quyền, Phân bổ Cụ thể hoặc Trung
bình Cuối Kỳ.
-
Xuất thành phẩm ngoài bán hàng: OpenERP hỗ trợ việc xuất thành phẩm
ngoài bán hàng như trả lại cho nhà cung cấp, hàng mẫu dùng để khuyến
20
mãi, hàng cho không (hàng biếu tặng), đổi hàng lấy hàng hoặc cho tiêu
dùng nội bộ.
-
OpenERP hỗ trợ chức năng dự báo trước được nhu cầu vật tư và thời gian
cần thiết cho việc mua hàng.
-
Danh mục Vật tư là bảng liệt kê các vật tư đầu vào để tạo ra một sản
phẩm. OpenERP cho phép tạo ra nhiều danh mục vật tư cho một sản
phẩm và cho phép thay thế những vật tư này bằng những vật tư tương tự.
-
OpenERP hỗ trợ việc theo dõi hàng tồn kho từ khâu nguyên vật liệu qua
quá trình sản xuất cho đến khâu thành phẩm dựa trên các nhãn như số
thùng, số lô hoặc số sêri.
-
Phân hệ quản lý Hàng tồn kho trong OpenERP có thể tích hợp hoàn toàn
với phân hệ mua hàng và phân hệ hoạch định sản xuất.
Quản lý sản xuất
OpenERP hỗ trợ các quy trình của một ngành sản xuất cụ thể: Sản xuất liên
tục và lắp ráp. Tính giá thành sản xuất.
OpenERP giúp cho việc lập kế hoạch sử dụng vật tư, công nhân và máy móc
cả về khối lượng và chất lượng để có thể dễ dàng so sách với số liệu thực tế.
OpenERP cho phép hoạch định:
-
Nhu cầu công suất và công suất hiện có để đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.
-
Tận dụng máy móc và nhân công.
-
Lên lịch sản xuất. Ngoài ra, OpenERP còn cho phép lập các báo cáo tiến
độ sản xuất khác nhau và một chức năng của báo cáo này là cảnh báo
giám đốc sản xuất một cách kịp thời.
Quản lý giảm giá và chiết khấu
21
OpenERP hỗ trợ giảm giá hàng bán và các loại chiết khấu khác nhau như
chiết khấu thương mại, chiết khấu bán hàng và chiết khấu thanh toán. Do cơ quan
thuế Viết Nam có một số thay đổi về cách xử lý giảm giá và chiết khấu, OpenERP
hỗ trợ các cách hạch toán do người sử dụng xác định và OpenERP trong nước có
khả năng đáp ứng tốt hơn ở nước ngoài đối với các thay đổi này.
Phân tích và quản lý doanh thu
OpenERP có khả năng lập được các báo cáo bán hàng khác nhau dựa trên
các dữ liệu như chủng loại doanh thu, doanh thu theo khách hàng, doanh thu theo vị
trí địa lý, doanh thu theo nhân viên bán hàng, doanh thu theo sản phẩm, giá bán theo
sản phẩm và qua các thời kỳ. Tích hợp với phân hệ hàng tồn kho và phân hệ công
nợ phải thu để giúp cho việc hoạch định ở phạm vi toàn công ty được hiệu quả,
phân hệ bán hàng nên tích hợp với các phân hệ liên quan khác. Chẳng hạn, bằng
cách nối với phân hệ hàng tồn kho, OpenERP hỗ trợ kiểm tra ngay lập tức hàng
trong kho và cho phép một đơn đặt hàng được nhập vào trong hệ thống hoạch định
sản xuất do bộ phận sản xuất sử dụng.
Kê khai thuế
Thông tin cần thiết cho một tờ khai thuế được tự động tạo ra bởi OpenERP
từ hóa đơn. Cấu trúc của biểu đồ là tính tờ khai thuế GTGT, nhưng tất cả các loại
thuế khác có thể được tính rất tốt.
Một số phần mềm Kế toán quản lý việc kê khai thuế trong một chuyên dụng
tài khoản chung. Việc kê khai sau đó giới hạn sự cân bằng trong thời gian quy định.
Trong OpenERP, doanh nghiệp có thể tạo ra một biểu đồ thuế độc lập, trong đó có
một số lợi thế:
-
Có thể phân bổ chỉ là một phần của giao dịch thuế.
-
Nó không phải cần thiết để quản lý nhiều tài khoản nói chung tùy thuộc
vào các loại hình kinh doanh và các loại thuế.
22
-
Doanh nghiệp có thể cơ cấu lại biểu đồ thuế theo yêu cầu. Bất cứ lúc nào
doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra biểu đồ thuế.
-
Dữ liệu được cập nhật trong thời gian thực. Điều này là rất hữu ích vì nó
cho phép doanh nghiệp xem trước thuế bất cứ khi nào doanh nghiệp nợ
vào lúc bắt đầu và kết thúc của tháng hoặc quý. Hơn nữa, việc kê khai
thuế của doanh nghiệp có thể nhập vào một trong các tài khoản thuế để
điều tra chi tiết.
Mở và đóng một năm tài chính
OpenERP cho phép doanh nghiệp mở hay đóng một năm tài chính; vào cuối
năm tài chính, doanh nghiệp sẽ phải chuyển số dư cuối cùng của năm đó rồi đưa
sang làm số dư đầu kỳ của năm kế tiếp như việc mở một năm tài chính mới. Trong
OpenERP khi năm tài chính được đóng có nghĩa là doanh nghiệp không thể tạo
hoặc sửa đổi bất kỳ giao dịch trong năm đó.
Nói tóm lại phân hệ kế toán trong OpenERP bao gồm:
Kế toán tài chính: kế toán tổng hợp, kế toán tiền, kế toán kho, kế toán công
nợ, tài sản cố định, phân bổ chi phí, kế toán giá thành, thuế, báo cáo tài chính, quản
lý hóa đơn, thu chi, ngân sách ... Hỗ trợ đa tiền tệ và kế toán đa công ty.
Kế toán quản trị: tích hợp xuyên suốt tất cả các phân hệ của OpenERP, giúp
theo dõi, phân tích tất cả hoạt động có liên quan đến chi phí hoặc doanh thu của
doanh nghiệp và xuất báo cáo chuyên sâu cho người quản trị.
2.2
Ứng dụng thành công phân hệ Kế toán
Ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP
giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiềm thời gian, chi phí, tăng khả năng mở
rộng thị trường, tăng doanh thu.
23
2.3
Điểm khác giữa phân hệ Kế toán trong OpenERP với phần mềm Kế toán
đơn lẻ.
Phân hệ Kế toán trong OpenERP được tích hợp với nhiều phân hệ khác trong
một hệ thống OpenERP nên nó giảm bớt sự trùng lặp của các công việc, cơ sở dữ
liệu tập trung, quy trình đánh giá nội bộ nhanh. Chính vì vậy mà phân hệ Kế toán
trong OpenERP xử lý công việc nhanh hơn so với phần mềm kế toán đơn lẻ.
Phân hệ Kế toán trong OpenERP phản ánh độ trung thực cao; OpenERP hạch
toán kế toán đồng thời với thao tác nghiệp vụ nên hệ thống số liệu kế toán luôn
phản ánh kịp thời và trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng khâu trên
hệ thống. Trên hệ thống OpenERP, kế toán giữ vai trò kiểm soát hoạt động sản xuất
kinh doanh thông qua các số liệu mà hệ thống phản ánh. OpenERP chỉ lấy dữ liệu
từ một nguồn duy nhất, do đó chỉ có một kết quả, một báo cáo với độ chính xác nhất
cho cấp quản trị.
Phân hệ Kế toán trong OpenERP có chi phí rẻ hơn phần mềm kế toán đơn lẻ.
Như đã nói ở trên OpenERP là một hệ thống mã nguồn mở, chính vì thế mà tất cả
các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phân hệ Kế toán trong OpenERP hay luôn cả
một hệ thống OpenERP đều không phải mất tiền mua bản quyền. Doanh nghiệp chỉ
trả phí khi cần đến các dịch vụ đào tạo, hay hỗ trợ kỹ thuật... chính vì thế mà giá cả
sẽ rẻ hơn so với một phần mềm kế toán đơn lẻ.
2.4
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của
Chính phủ về định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ
sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba
cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương
tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối Kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” (xem phụ lục 4).
Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
24
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể
giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương
đồng như:
-
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (ở
Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%).
Vì thế, đóng góp của chúng vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất
đáng kể.
-
Ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp
đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định.
Vì thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh
tế.
-
Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô
nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. Tạo nên ngành
công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp
ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
-
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt
cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp vừa và
nhỏ lại có mặt ở khắp các địa phương và đóng góp rất lớn vào thu ngân
sách, tạo ra của cải vật chất và công ăn việc làm ở địa phương.
-
Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
(Nguồn: i_doanh_nghiep_nho_va_vua)
2.5
Mô hình hệ thống thông tin thành công
2.5.1 Khái niệm thành công
25
Theo Đại từ điển tiếng Việt (2011): Thành công là đạt được kết quả, mục
đích như dự định.
2.5.2 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau
cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin và dữ liệu đồng thời
cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.
Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác
nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu
nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh
tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về
khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát
triển. Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi các phần cứng và phần
mềm. Các phần cứng gồm: các thiết bị, phương tiện kỹ thuật dùng để xử lý, lưu trữ
thông tin. Trong đó chủ yếu là máy tính, các thiết bị ngoại vi dùng để lưu trữ và
nhập vào, xuất ra dữ liệu. Phần mềm gồm: các chương trình máy tính, các phần
mềm hệ thống, các phần mềm chuyên dụng, thủ tục dành cho người sử dụng.
(Nguồn: />Nhập dữ liệu
Xử lý
Xuất dữ liệu
(Input)
(Processing)
(Output)
Lưu trữ (Store)
Hình 2.3: Quy trình xử lý thông tin của một hệ thống thông tin
(Nguồn: />2.5.3 Hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean
Trước năm 2003, nghiên cứu của DeLone và McLean đã cho thấy một hệ
thống thông tin thành công phải phụ thuộc vào chất lượng hệ thống và chất lượng