Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động kiểm tra, thanh tra sai lệch thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận tân bình (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.02 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
-----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC LƯU

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
KIỂM TOÁN VÀO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,
THANH TRA SAI LỆCH THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN
TÂN BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60 34 03 01

TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 04 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
-----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC LƯU

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
KIỂM TOÁN VÀO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,
THANH TRA SAI LỆCH THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN
TÂN BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60 34 03 01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC HUY


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

TS. Nguyễn Ngọc Huy
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 22
tháng 5 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ )
TT

Họ và tên

Chức danh hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2

TS. Dương Thị Mai Hà Trâm


Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Minh Hà

Phản biện 2

4

PGS.TS. Lê Quốc Hội

Ủy viên

5

TS. Phan Mỹ Hạnh

Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

I-

Họ tên học viên: Nguyễn Đức Lưu

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 07/07/1971

Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1241850026

Tên đề tài:
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT KIỂM TOÁN VÀO
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, THANH TRA SAI LỆCH THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂN BÌNH
Nhiệm vụ và nội dung:
Tác giả tìm hiểu về thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra mà cơ quan thuế
hiện nay đang áp dụng, thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và xây

dựng hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế, với mục đích tăng cường hiệu quả cơ chế
Quản lý thuế theo mô hình tự khai, tự nộp, chống thất thu các khoản thuế của Nhà
nước. Nội dung cụ thể:
 Nghiên cứu lý luận về các phương pháp, kỹ thuật trong kiểm toán ở trong nước cũng

như quốc tế.
 Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật; các quy định, quy trình về thanh tra,

kiểm tra thuế.
 So sánh sự tương đồng giữa các phương pháp, kỹ thuật được áp dụng trong kiểm toán

với phương pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra thuế mà cơ quan thuế đang áp dụng .
 Khảo sát thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình,

đồng thời đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình
trong thời gian 05 năm từ năm 2009 đến năm 2013 để tìm hiểu về công tác thanh tra,
kiểm tra sai lệch thuế.


 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện, xây dựng phương pháp thanh tra, kiểm tra

thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình, cũng như có kiến nghị lên cơ quan cấp trên.
IIIIIIV-

Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013
Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/3/2014
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Huy
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. NGUYỄN NGỌC HUY


6

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy
hướng dẫn là TS. Nguyễn Ngọc Huy. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận
nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của
mình.
Trân trọng
TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2014

NGUYỄN ĐỨC LƯU


7

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin kính gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các Thầy cô trường Đại
Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, các tổ chức cá nhân đã truyền đạt kiến thức, cung cấp
tài liệu cần thiết cùng với những câu trả lời giúp tôi hoàn thành bài luận văn này.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Ngọc Huy thuộc Trường Đại Học
Kinh Tế - Luật - Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được
những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn.
Trân trọng

NGUYỄN ĐỨC LƯU


8

TÓM TẮT

Công tác Quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp đã và đang được ngành thuế áp
dụng, trong đó vai trò thanh tra, kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng, cần phải chặt chẽ,
chuyên nghiệp và hiệu quả, tránh gây phiền hà cho Người nộp thuế và tránh lãng phí nguồn
lực của cơ quan thuế.
Nhằm mục tiêu là hoàn thiện phương pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra thuế, tác giả
lần lượt đưa ra các vấn đề và giải quyết như sau:
1. Những vấn đề cơ bản về các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán
 Định nghĩa và phân loại kiểm toán.
 Khái niệm về thủ tục, phương pháp, kỹ thuật kiểm toán.
2. Lý luận chung về thuế, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra thuế
 Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế.
 Phân loại thanh tra, kiểm tra thuế.
 Nguyên tắc, Mục đích, vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế.
 Nội dung, phương pháp và kỹ thuật trong kỹ thuật thanh tra, kiểm tra.
3. So sánh, vận dụng sự tương đồng giữa phương pháp và kỹ thuật áp dụng trong kiểm toán


với phương pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra thuế .
4. Thực trạng hoạt động kỹ thuật thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế nói chung và công tác
kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Tân Bình nói riêng:
 Đánh giá về tổng quan tình hình về hoạt động thanh tra, kiểm tra.
 Đánh giá các văn bản hướng dẫn về kỹ thuật thanh tra, kiểm tra thuế.
 Khảo sát và thống kê bằng phiếu câu hỏi về tình trạng thực tế trong hoạt động thanh tra,

kiểm tra thuế.
5. Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng các thủ tục, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán

vào hoạt động kỹ thuật thanh tra, kiểm tra thuế.
 Các giải pháp cụ thể tại Chi cục thuế quận Tân Bình.
 Kiến nghị đến cơ quan quản lý cấp trên.


9

ABSTRACT
Working about Tax administration according to the form the self declaration and self
pay the tax which Tax authorities has been applied. In which, the role of inspecting and
controlling about the Tax are very important, it should be tight, professional and efficient,
avoiding troublesome for taxpayers and avoiding wasting Tax authorities’s resources.
The goal is in order to perfect the methods and techniques about inspecting and
controlling about the Tax. The author give problems and solve the problems as follows :
1 . The basics of the method and technical audit:
-

Definition and classification audit .


-

Concept of procedures , methods, auditing techniques .

2. General theory of Tax, inspecting and controlling about the Tax
-

Concept of inspecting and controlling about the Tax.

-

Classification of inspecting and controlling about the Tax.

-

Principles, purpose and role of inspecting and controlling about the Tax.

-

Content, methods and techniques in inspecting and controlling about the Tax.

3. Compare, using the similarity between the methods, techniques applied in the
audit and the methods, techniques in inspecting and controlling about the Tax.
4. Current status about the activities of tax authorities in inspecting and controlling
about the Tax generally and working of inspecting and controlling about the Tax at Tan
Binh Tax Department in particular :
- Assessing the overall about activities in inspecting and controlling about the
Tax.
- Assessing the guidelines text for inspecting and controlling about the Tax.



10

- Survey and statistics by questionnaire about the actual situation in activities
about inspecting and controlling about the Tax.
5. Suggest some possible solutions to apply the procedures, methods and techniques audit
in activities about inspecting and controlling about the Tax.
- The specific solutions at Tan Binh Tax Department.
- Recommendations to upper Tax authorities.


11

MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCKT

Bằng chứng kiểm toán

CCT.TB

Chi cục thuế quận Tân Bình

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DN CP


Doanh nghiệp cổ phần

DN TN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

GDP

Gross Domestic Product

GTGT

Giá trị gia tăng

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTNB

Kiểm toán nội bộ


KTV

Kiểm toán viên

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PP

Phương pháp

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ


Tài sản cố định

TTKT

Thanh tra, kiểm tra


12

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Tính cần thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế tự
khai tự nộp với chủ trương tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân. Đây là bước cải cách
quản lý thuế theo hướng hiện đại, tiến bộ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người nộp
thuế, với cơ chế quản lý này thì vai trò của hoạt động TTKT đóng vai trò rất quan
trọng để nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế. Hoạt động TTKT thuế
trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế
mà còn đảm bảo công bằng với các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên còn có nhiều hạn chế,

đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp
ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu. Tuy
nhiên, hầu hết các giả trong và ngoài nước cho đến nay chưa vận dụng đầy đủ các
phương pháp và kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế để phát
hiện sai lệch thuế.
Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Vận
dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động kiểm tra, thanh tra sai
lệch thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Tân Bình” làm nội dung
nghiên cứu, hy vọng đề tài sẽ đóng góp cụ thể vào việc Quản lý thuế.
1.2.Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố.
 Những nghiên cứu ở nước ngoài
 Blocher et al. (1988), “A Study of Auditors’ Analytical Review Performance”,

Auditing: A Journal of Practice & Theory (Spring), 1-28, 1988: nghiên cứu sử dụng
các tỷ số tài chính để phát hiện sai lệch trên BCTC.
 Glen Schmit (năm 2005), chuyên gia đào tạo người Canada, “Chương trình đào tạo

thanh tra theo cơ chế tự khai tự nộp”: Xây dựng cơ chế tự khai, tự nộp, cơ quan thuế
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế.


14
 Trong cuốn sách “Tax Risk Management : From risk to opportunity” tác giả đã bàn

về vai trò của thuế; TCF - một hệ thống để nhận dạng rủi ro, giảm thiểu rủi ro về
thuế, kiểm soát và báo cáo rủi ro về thuế với mục tiêu quan trọng của hệ thống này
là xây dựng hệ thống quản lý thuế hiệu quả và minh bạch, và một số kinh nghiệm
quản trị rủi ro trong công tác thu thuế của nhiều nước trên thế giới như Úc, Canada,
Pháp, Ireland, ...
 Nghiên cứu ở trong nước


Tại Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về đề tài thanh tra, kiểm tra thuế:
 Vũ Hữu Đức, Nguyễn Đình Tấn, Huỳnh Văn Hiếu, Trần Văn Xoa, Mai Đức Nghĩa

(2009), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích để
lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế”: trong nghiên cứu này, nhóm tác gỉa sử
dụng các tỷ số tài chính nhằm phát hiện sai lệch thuế TNDN trên BCTC.
 Nguyễn Thị Vân Anh (2011), “Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra

sai lệch thuế tại Cục thuế tỉnh Bình Dương”: Tác giả vận dụng các kỹ thuật kiểm toán
vào công tác thanh tra thuế. Các kỹ thuật vận dụng như kỹ thuật phân tích, kỹ thuật
kiểm tra tài liệu dựa trên đánh giá HTKSNB, kỹ thuật lựa chọn phần tử để kiểm tra…
 Hồ Hoàng Trường (2012), “Hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra thuế tại Cục thuế

tỉnh Đồng Nai”: trong đề tài nghiên cứu, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
công TTKT thuế và từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện.
 Sự đóng góp của các nghiên cứu trước

Tất cả Các nghiên cứu trước đây đều có đưa ra các phương pháp, kỹ thuật phân
tích để phát hiện sai lệch thuế hoặc phát hiện sự bất thường của các chỉ số trên Báo
cáo tài chính. Trong đề tài nghiên cứu này tác giả sẽ kế thừa những nghiên cứu này và
nghiên cứu thêm những phương pháp, thủ tục và kỹ thuật kiểm toán có thể vận dụng
vào hoạt động thanh tra, kiểm tra sai lệch thuế.


15

1.3.Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng phương pháp, kỹ thuật TTKT thuế đang áp dụng hiện nay,

thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài này, đề xuất vận dụng một số các phương
pháp và kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động kiểm tra thuế nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả trong công tác Quản lý thuế.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Hiện nay hoạt động TTKT thuế còn hạn chế, số lượng thuế truy thuế sau khi
TTKT là rất lớn, vì vậy với mục tiêu chi tiết của đề tài này để làm sáng tỏ các vấn đề
sau:
Nghiên cứu các lý do của phương pháp, kỹ thuật TTKT thuế TNDN hiện đang áp
dụng còn có nhiều hạn chế.
Nghiên cứu những nội dung nào của phương pháp và kỹ thuật kiểm toán có thể
vận dụng vào hoạt động TTKT thuế TNDN.
Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTKT thuế.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu, tác giả lần lượt đưa ra những câu
hỏi nghiên cứu và giải quyết như sau:
 Cơ sở lý luận nào của phương pháp, kỹ thuật kiểm toán có thể vận dụng vào hoạt

động kiểm tra thuế?
 Thực trạng hiện nay về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, phát hiện sai lệch thuế.
Các phương pháp, kỹ thuật nào để được sử dụng trong TTKT sai lệch thuế?
 Giải pháp nào nhằm vận dụng phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào trong công tác

TTKT thuế TNDN là phù hợp?


16

1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các văn bản quy định về thanh
tra, kiểm tra thuế; Các hồ sơ thanh tra, kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp của các
doanh nghiệp do Chi cục thuế quận Tân Bình quản lý qua các năm 2009 đến năm
2013; Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình;
Các công chức làm công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình.
1.5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đế tài là chỉ nghiên cứu về sai lệch của thuế Thu nhập
doanh nghiệp từ các năm 2009 đến năm 2013.
Nghiên cứu được giới hạn tại Chi cục thuế quận Tân Bình.
1.6. Phương pháp thu thập số liệu
 Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề, kết luận hội nghị

giao ban, số liệu hồ sơ kiểm tra ở cơ quan thuế từ năm 2009 đến năm 2013 và các
BCTC của các DN nộp cho cơ quan thuế từ năm 2009 đến năm 2013 tại Chi cục thuế
quận Tân Bình cũng như ở Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh; Số liệu trên các phương
tiện thông tin đại chúng: Báo chí, Internet; hồ sơ thanh tra kiểm tra thuế tại Chi cục
thuế quận Tân Bình quản lý.
 Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ số liệu thông qua điều tra thực tế, thu thập thông tin

bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp, quan sát, lấy ý kiến chuyên gia tại Chi cục
thuế quận Tân Bình.
 Đồng thời thu thập các dữ liệu có liên quan đến các loại thuế, các tài liệu chính thức

khác thông qua các hội nghị, hội thảo, tạp chí thuế, tài chính có liên quan.
1.7.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Tiến hành khảo sát các thông tin về cơ quan thuế và
tham khảo ý kiến của các công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế thuế và

các ý kiến của các vị Lãnh đạo để tìm ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động công
tác thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn quận.
Nghiên cứu định lượng: Dùng phương pháp thống kê mô tả đánh giá bảng câu
hỏi khảo sát và số liệu thứ cấp để đưa ra các kết luận cần thiết.


17

1.8.

Đóng góp mới của đề tài

 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
 Đề xuất các giải pháp từ việc vận dụng các thủ tục, phương pháp và kỹ thuật trong

kiểm toán vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình và
cơ quan cấp trên.
1.9.

Cấu trúc của luận văn
Luận văn “Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động kiểm
tra, thanh tra sai lệch thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Tân Bình”
gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 nêu ra lý do chọn đề tài “Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm
toán vào hoạt động kiểm tra, thanh tra sai lệch thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi
cục thuế quận Tân Bình” của tác giả. Qua đó, tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu
trong đó có mục tiêu tổng quát để mục tiêu cụ thể, sau đó tác giả đưa ra các câu hỏi
nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu đề ra cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu,
tác giả đã nêu lên cơ bản phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu
nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
là các hồ sơ TTKT tra thuế TNDN của các DN thuộc Chi cục thuế quận Tân Bình
quản lý qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012 và năm 2013 và các công chức làm công
tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Tiếp theo sẽ là chương 2 nêu lên cơ sở lý luận của luận văn.


19

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.

Những vấn đề cơ bản về phương pháp, kỹ thuật kiểm toán

2.1.1. Định nghĩa kiểm toán và phân loại kiểm toán
2.1.1.1 . Định nghĩa kiểm toán


Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về kiểm toán.
Hình ảnh về kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra tài sản, phần lớn được thực hiện
bằng cách người nghe ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi chấp nhận.
Định nghĩa quốc tế về kiểm toán: Kiểm toán độc lập là việc các kiểm toán viên
độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các báo cáo tài chính của một đơn vị.
Định nghĩa của giáo sư tiến sĩ Aren (Mỹ): Kiểm toán là việc kiểm toán viên kiểm
tra các ghi chép kế toán bởi các kế toán viên công cộng (độc lập) được thừa nhận và ở
bên ngoài tổ chức kiểm toán. [26]
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán nhưng hiện nay định nghĩa được
chấp nhận rộng rãi là:
“Kiểm toán là quá trình thu nhập và đánh giá bằng chứng về những thông tin
được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó
với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các
kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.” [30]
Tuy các định nghĩa về kiểm toán có khác nhau nhưng có thể khái quát chung
định nghĩa về kiểm toán như sau:
“Kiểm toán là việc các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền có kỹ năng nghiệp
vụ tiến hành thu thập, đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của
một đơn vị được kiểm toán nhằm mục đích xác nhận và bày tỏ ý kiến về mức độ phù
hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng”.
2.1.1.2. Phân loại kiểm toán
 Phân loại kiểm toán theo mục đích
Người sử dụng thông tin nói chung đều có nhu cầu kiểm tra về tính hữu hiệu và
hiệu quả của các hoạt động, sự chấp hành đầy đủ các quy định, hoặc sự trung thực và
hợp lý của thông tin BCTC. Từ đó, người ta chia thành ba loại hình kiểm toán gồm:
• Kiểm toán hoạt động


20


Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và về sự hữu hiệu và tính hiệu quả đối với
hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để đề xuất những biện pháp cải tiến.


Kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy
định nào đó, ví dụ như văn bản luật pháp, những điều khoản của một hợp đồng, hay
quy định của một đơn vị…


Kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán BCTC là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày
trung thực và hợp lý của BCTC của một đơn vị. Do BCTC bắt buộc phải được lập
theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán được sử dụng làm thước đo trong BCTC.
 Phân loại theo chủ thể kiểm toán
• Kiểm toán nội bộ

Là loại kiểm toán do nhân viên của đơn vị thực hiện cả ba loại kiểm toán nói
trên, với thế mạnh là kiểm toán hoạt động.
Do KTNB là nhân viên của đơn vị nên kết quả kiểm toán của họ chỉ có giá trị
đối với đơn vị và thường không đạt được sự tin cậy của những người bên ngoài.
Phạm vi hoạt động của KTNB rất đa dạng và tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ
chức của đơn vị. Thông thường KTNB có thể đảm trách các công việc sau đây:
+ Kiểm tra về thiết kế và vận hành của HTKSNB để đưa ra cá kiến nghị nhằm
hoàn thiện chúng.
+ Kiểm tra các thông tin hoạt động và thông tin tài chính.
+ Kiểm tra tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, kể cả các vấn đề không

thuộc về lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp.
+ Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ.


Kiểm toán nhà nước

Là hoạt động kiểm toán do các công chức của Nhà nước tiến hành và chủ yếu là
thực hiện kiểm toán tuân thủ, chẳng hạn như xem xét việc chấp hành luật pháp ở đơn
vị. Riêng tại các đơn vị có sử dụng NSNN, KTV của Nhà nước có thể thực hiện thực
hiện kiểm toán hoạt động hoặc kiểm toán BCTC. Hoạt động kiểm toán Nhà nước
được thực hiện bởi nhiều cơ quan chức năng như cơ quan thuế, thanh tra…


21
• Kiểm toán độc lập
Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các KTV thuộc những tổ chức kiểm toán

độc lập. Họ thường thực hiện kiểm toán BCTC, và tùy thuộc yêu cầu của khách hàng,
họ còn cung cấp nhiều dịch vụ như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tư vấn về
kế toán, thuế, tài chính… [30]
2.1.2. Phương pháp kiểm toán
Phương pháp kiểm toán là một trường hợp vận dụng đặc biệt của phương pháp
khoa học. Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức, thủ pháp được sử dụng
trong công tác kiểm toán nhằm thực hiện mục đích kiểm toán đã đặt ra.
Phương pháp kỹ thuật, nghiệp vụ
Quá trình kiểm toán thực chất là quá trình áp dụng các phương pháp kỹ
thuật, nghiệp vụ vào việc kiểm tra thực tế nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán
đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến nhận xét từng bộ phận được kiểm toán
cũng như toàn bộ các báo cáo tài chính của đơn vị. Xét trên phương diện quá trình ghi
chép, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh vào BCTC, ta có thể chia

hệ thống phương pháp kiểm toán thành hai loại là phương pháp kiểm toán cơ bản và
phương pháp kiểm toán tuân thủ. Sau đây là nội dung từng phương pháp.
Phương pháp kiểm toán thứ nhất: Phương pháp kiểm toán cơ bản
Loại phương pháp kiểm toán cơ bản là các phương pháp được thiết kế và sử
dụng nhằm mục đích thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ
thống kế toán xử lý và cung cấp. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến
hành các thử nhiệm, đánh giá đều dựa vào các số liệu, các thông tin trong BCTC và hệ
thống kế toán của đơn vị. Vì vậy phương pháp kiểm toán cơ bản còn được gọi là các
bước kiểm nghiệm theo số liệu (Substantive procedure).
Các bước kiểm nghiệm theo liệu bao gồm:
 Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát
Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng các tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính để
xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường trong BCĐKT và
BCTC khác của DN. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ lợi tức thay đổi từ 30% của năm trước sang
10% của năm nay thì đó là sự thay đổi lớn mà các kiểm toán viên phải lưu tâm. Sự
thay đổi này có thể là khách quan, cũng có thể là do sai sót số học trong tính toán,
cũng có thể là sự gian lận của các nhà quản lý và cán bộ nghiệp vụ trong DN…
Kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá các thông tin tài chính của DN là:
• Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu (còn gọi là phân tích ngang)
như :


22

+ So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau
+ So sánh số liệu thực tế với số liệu trong giấy phép đầu tư, hợp đồng hợp tác
kinh doanh, kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính, dự toán chi phí…
+ So sánh các số liệu giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình kinh doanh,
cùng lãnh thổ và có quy mô tương đương. Hoặc so sánh các chỉ tiêu của đơn vị với
các chỉ tiêu bình quân trong ngành.



Phân tích tỷ suất (còn gọi là phân tích dọc) bằng cách so sánh, xác định tỷ lệ
tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau.
Một số tỷ suất được dùng trong kiểm toán như sau:
* Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán gồm có:
- Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời
Đây là tỷ suất khả năng thanh toán thông dụng nhất
Công thức tính:

- Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh mô tả khả năng thanh toán tức thời với tiền
và phương tiện, có thể chuyển hóa ngay thành tiền.
Công thức tính:

- Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn
Công thức tính:

- Số vòng thu hồi nợ
Công thức tính:
Trong đó:


23

- Số vòng luân chuyển hàng tồn kho
Công thức tính:

Trong đó


* Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời
- Tỷ suất khả năng sinh lời của tài sản
Tỷ suất này dùng để đo lường tiền lãi do một đồng tài sản mang lại.
Công thức tính:

- Tỷ suất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính
Tỷ suất này cho biết một đồng doanh thu thuần mang lại bao nhiêu tiền lãi cho
doanh nghiệp ở hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Công thức tính:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ DN trong kỳ.
Công thức tính:
* Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính
Thông qua nhóm tỷ suất này, ngoài sự phân tích sự bất thường, kiểm toán viên
còn có thể nhìn nhận những khó khăn tài chính mà DN phải đương đầu và có thể dẫn


24

dắt các nhà quản lý đến sai phạm. Đồng thời có thể xem xét thêm khả năng tiếp tục
hoạt động của DN. Nhóm này gồm có:
- Tỷ suất đầu tư:
Công thức tính:

Tỷ suất này luôn nhỏ hơn 1 và mức độ thấy của nó tùy theo DN hoạt động trong
ngành nào, lĩnh vực nào. Tỷ suất này càng lớn càng chứng tỏ vị trí quan trọng của tài
sản cố định trong tổng tài sản hiện có của DN.
- Tỷ suất nợ
Tỷ suất nợ được tính bằng cách so sánh tổng số nợ phải trả so với tổng số nguồn

vốn của DN.
Công thức tính:

- Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị tài
sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn.
Công thức tính:
Tỷ suất này cho biết nguồn vốn chủ sở hữu đã dùng vào tài sản cố định và các
khoản đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Nếu DN có khả năng tài chính tốt thì nguồn vốn
chủ sở hữu phải đủ đầu tư dài hạn để hoạt động. Tuy nhiên cũng phải cần thấy rõ mặt
trái ở đây là tài sản cố định chu chuyển chậm, nếu đầu tư quá nhiều vốn chủ sở hữu
vào mua sắm tài sản cố định thì sẽ bất lợi vì lợi nhuận trong kinh doanh thu được chủ
yếu do chu chuyển các tài sản lưu động.
- Tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay


25

Tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay phản ánh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động KD
do sử dụng vốn để đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay.
Công thức tính:
Có thể so sánh tỷ suất này giữa các kỳ hoặc với tỷ suất trung bình về khả năng
thanh toán lãi vay của ngành.
Phương pháp phân tích, đánh giá tổng quát có thể có hiệu lực trong việc nhận
dạng những sai sót của BCTC và có thể áp dụng trong cả 3 giai đoạn của quá trình
kiểm toán đó là giai đoạn lập kế hoạch của một hợp đồng kiểm toán, giai đoạn thực
hiện hợp đồng kiểm toán, giai đoạn hoàn thành (đánh giá, kết luận) một hợp đồng
kiểm toán. [32]
 Phương pháp thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và các số dư các tài khoản


Phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản là kỹ thuật kiểm
tra chi tiết việc ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán
có liên quan; kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản.
Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản nhằm mục đích
thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho độ tin cậy của các số liệu trên các
tài liệu kế toán
Phương pháp này có tác dụng rà soát lại toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
từ khâu lập chứng từ đến ghi sổ sách rút số dư tài khoản và lên BCTC.
Nội dung kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản:
-

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
+ Khảo sát các nghiệp vụ thực tế phát sinh như thế nào và được ghi nhận ra sao.
+ Xem xét, kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ vào các sổ kế toán, việc chuyển đổi

đổi với từng nghiệp vụ có đúng chế độ, đúng phương pháp hay không, có được ghi
chép đầy đủ hay bỏ sót, có bảo đảm chính xác về số liệu và đúng đắn về quan hệ đối
ứng tài khoản, đúng hay sai kỳ…
Việc khảo sát này nhằm tìm ra những gian lận sai sót ngay từ khi ghi chép. Xem
xét nghiệp vụ có phát sinh thự tế hay không? Việc ghi chép và xử lý nghiệp vụ là một
khâu quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính đúng đắn, trung thực của thông tin


×