Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện từ liêm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.28 KB, 60 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
LỜI NÓI ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho
các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau,
điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong
phân phối thu nhập của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ
năm 2008 tới nay, nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả do chi phí, lạm
phát cao từ đó ảnh hưởng tới kết quả thu ngân sách. Chính phủ đã ban hành
nhiều chính sách ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
nhằm tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số thuế TNDN
càng giảm nhiều hơn.
Về cơ chế quản lý thuế, luật quản lý thuế có hiệu lực thì cơ quan thuế
thực hiện quản lý thuế theo chức năng, người nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai
tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản kê khai của
mình. Tuy nhiên, thực hiện cơ chế “tự khai, tự tính, tự nộp” cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng gian lận về thuế, trốn thuế với nhiều hình thức tinh vi,
khó phát hiện, khai kết quả SXKD hàng năm lỗ khá phổ biến; công tác kiểm tra
thuế TNDN còn nhiều hạn chế. Từ những tìm hiểu thực tế tại phòng kiểm tra
số 1, chi cục thuế huyện Từ Liêm, em đã quyết định chọn đề tài luận văn của
mình là : “Tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi
cục thuế huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” nhằm phản ánh về tình hình công
tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi em thực tập.
2/ Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh
nghiệp do Chi cục thuế huyện Từ Liêm thực hiện.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu phân tích thực trạng công tác
kiểm tra thuế và các nguyên nhân của thực trạng đố để tìm kiếm các giải pháp
tăng cường công tác kiểm tra thuế theo hướng hiện đại, vừa đảm bảo hiệu lực,


1
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nói riêng và của cả quá trình quản lý
thu thuế nói chung.
3/ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của
việc tổ chức và thực hiện hoạt động kiểm tra thuế TNDN ở Chi cục thuế
huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
4/ Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích tổng hợp, diễn
giải quy nạp, so sánh trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để thực hiện các nội dung nghiên cứu.
5/ Kết cấu của luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm tra thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp ở
Chi cục thuế huyện Từ Liêm.
Chương 3: Giải pháp cơ bản trong tăng cường công tác kiểm tra thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
2
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP

1.1 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm
Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào
thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi phí để tạo ra thu nhập
trong mỗi kì tính thuế.
Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế TNDN là một sắc
thuế trong hệ thống thuế của nước ta. Do đó, thuế TNDN mang đầy đủ đặc
điểm chung của thuế nhà nước. Bên cạnh đó, thuế TNDN còn có những đặc
điểm riêng biệt. Cụ thể:
+ Thuế TNDN là loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được
biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế theo
ý nghĩa kinh tế, không có sự chuyển giao gánh nặng về thuế từ người nộp
thuế sang người chịu thuế.
+ Về thực chất, thuế TNDN đánh vào lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh. Bởi
vậy, mức động viên của NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào
hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải nộp thuế nhiều.
+ Thuế TNDN chỉ đánh vào phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản
chi phí liên quan tạo ra khoản thu nhập đó.
+ Thuế TNDN thường có thuế suất đều. Khác với thuế thu nhập cá nhân, thường
được quy định một tỷ lệ nhất định và áp dụng cho mọi đối tượng nộp thuế. Việc
thực hiện mục tiêu công bằng được thông qua các hình thức ưu đãi, miễn giảm
thuế. Điều đó vừa tạo động cơ khuyến khích các cơ sở kinh doanh đầu tư phát
triển sản xuất, vừa đảmbảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
3
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
1.1.2 Nội dung chủ yếu của luật thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN hiện hành của Việt Nam được quy định trong các văn bản

quy phạm pháp luật sau đây:
+ Luật thuế số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008.
+ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012.
Theo đó, nội dung chủ yếu của Luật Thuế TNDN hiện hành ở Việt
Nam như sau:
1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh
nghiệp), bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh
nghiệp.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
+ Tổ chức được thành lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, có
thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
+ Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây
gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
+ Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu trên, có hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng hóa hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.
Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
4
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02

4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
1.1.2.2. Căn cứ tính thuế
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu
nhập tính thuế nhân với thuế suất.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính
thuế
X Thuế suất thuế
TNDN
Trong trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và
công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN
phải nộp
=
=
(
(
Thu nhập
tính thuế
-
-
Phần trích
KH & CN
)
)
x
X
Thuế suất
thuế TNDN

+ Thu nhập tính thuế để làm căn cứ tính thuế TNDN được xác định theo công
thức sau:
Thu nhập
tính thuế
=
Thu
nhập
chịu thuế
- (
Thu nhập
được miễn
thuế
+
Các khoản lỗ
được kết chuyển
theo quy định
)
+ Thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác
Thu nhập
chịu thuế
=
=
(
(
Doanh
thu
-
-
Chi phí

được trừ
)
)
+
+
Các khoản thu
nhập khác
 Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia
công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh
nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là
doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
5
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
là doanh thu bao gồm cảm thuế GTGT.
 Chi phí được trừ
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
+ Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
Khoản chi phí không đủ đáp ứng các điều kiện quy định về điều kiện
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và 30 khoản mục (từ 2.2 đến 2.31
của thông tư 123/2012/TT – BTC)
 Thu nhập khác

Là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập
này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp. Thu nhập khác gồm 23 khoản thu nhập như thu nhập từ
chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ chuyển
nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền
thuê đất); thu nhập từ chuyển quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền
thăm dò, thu nhập từ khoản chênh lệch do mua bán chứng khoán, lãi từ hoạt
động cho vay vốn, hay từ hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn đất đai và
bằng tiền hàng hóa vật tư mang lại
 Thu nhập được miễn thuế
Thu nhập được miễn bao gồm: thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; thu nhập từ
việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp; thu nhập từ
việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu
nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu
nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp
dụng tại Việt Nam; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng hóa,
dịch vụ của DN có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma
6
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở lên
 Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất thuế TNDN là 25% trừ trường hợp được áp dụng thuế suất
ưu đãi và các trường hợp dưới đây:
Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%.
 Ưu đãi về thuế
+ Về thuế suất:

Các trường hợp được ưu đãi thuế suất bao gồm:
DN mới thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập
của DN có được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng đối
với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân.
+ Về thời gian miễn giảm thuế:
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:
DN mới thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khi công nghệ cao; DN mới thành lập
từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của
nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; DN mới thành lập hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo
đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã
hội khó khăn.
1.1.3 Vai trò
+ Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp
phần đảm bảo công bằng xã hội.
7
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
+ Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN. Khi nền kinh tế phát triển,
đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư tăng lên
thì nguồn thu từ thuế TNDN cũng có xu hướng ngày càng tăng một cách ổn
định và vững chắc.
+ Thuế TNDN được Nhà nước sử dụng để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh

tế vĩ mô. Thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử
dụng thuế suất và ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước có thể thực hiện việc quản lý
các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kì nhất định.
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của kiểm tra thuế
1.2.1.1. Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là
xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Theo từ điển Luật học, kiểm
tra là xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền
hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét.
Theo giáo trình Quản lý thuế của Học viện Tài chính, “Kiểm tra thuế là
hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng
kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối
tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa
vụ thuế của đối tượng kiểm tra”.
Tổng hợp các quan điểm nói trên có thể hiểu kiểm tra thuế là hoạt động
xem xét, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan,
tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí
và lệ phí nói chung (gọi chung là thuế).
1.2.1.2. Đặc điểm
− Kiểm tra thuế có phạm vi rộng. Đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân
ngành Thuế. Bao gồm mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi
điều chỉnh của các luật thuế.
− Kiểm tra thuế là công tác rất khó khăn, phức tạp vì nó đụng chạm đến lợi ích
kinh tế của đối tượng nộp thuế. Để che giấu cá hành vi trốn thuế nhằm bảo vệ
lợi ích vật chất của mình, các đối tượng nộp thuế thường tìm mọi biện pháp
8
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến

cản trở, gây khó khăn cho công tác kiểm tra của cơ quan thuế.
− Kiểm tra là công việc đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên môn và phẩm chất
đạo đức của người cán bộ làm trong lĩnh vực này. Người cán bộ kiểm tra phải
nắm bắt được bản chất đối tượng kiểm tra, có sự am hiểu sâu rộng về kinh tế,
giỏi kế toán, sâu sắc trong tư duy logic Đồng thời người cán bộ kiểm tra
thuế cần phải có phẩm chất đạo đức vững vàng vì thường xuyên phải làm việc
trong môi trường có sự cám dỗ về vật chất.
1.2.2 Nội dung kiểm tra thuế TNDN
1.2.2.1. Hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra thuế TNDN
Hồ sơ khai thuế TNDN được xét theo kỳ kê khai: hồ sơ khai thuế
TNDN tạm tính theo quý và hồ sơ khai thuế TNDN theo năm
 Hồ sơ, tài liệu khai thuế TNDN tạm tính theo quý
− Thông tin tài liệu quý kiểm tra
+ Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý theo mẫu số 01A/TNDN hoặc
01B/TNDN (ban hành kèm theo thông tư 28/2011/TT/BTC ngày 28/02/2011);
Mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT – BTC (Nếu
doanh nghiệp thường xuyên có hoạt động chuyển nhượng bất động sản); Mẫu
số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT – BTC (Nếu doanh
nghiệp có các đơn vị hạch toán phụ thuộc ở khác tỉnh, thành phố Trung ương
khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính).
+ Biểu tổng hợp doanh thu 3 tháng theo quý (Biểu 1 – 1A).
− Thông tin, tài liệu năm trước
+ Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thuế TNDN của quý cùng kỳ năm trước
+ Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thuế TNDN bình quân quý của năm
trước.
 Hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm
− Thông tin, tài liệu năm kiểm tra
+ Biểu tổng hợp doanh thu, thuế GTGT năm (Biểu 1 -1A).
+ Bảng cân đối kế toán.
9

SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Bảng cân đối phát sinh các tài khoản.
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm kiểm tra và các phụ lục kèm theo.
+ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (nếu có).
+ Quy chế về quảng cáo, khuyến mại (nếu có).
− Thông tin, tài liệu năm trước
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Biên bản thanh tra, kiểm tra thuế; quyết định xử phạt vi phạm hành
chính thuế.
1.2.2.2. Kiểm tra đăng kí thuế
Đăng ký kinh doanh và đăng kí thuế là quyền và nghĩa vụ của đối
tượng kinh doanh. Thông qua việc đăng kí, Nhà nước quản lý được mọi mặt
của hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở ngay từ khi bắt đầu hoạt động,
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hóa nguồn thu NSNN.
Nội dung kiểm tra đăng ký là xem xét trên từng địa bàn, từng loại
ngành nghề có bao nhiêu doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động sản xuất
kinh doanh; số lượng đơn vị đã đăng kí và chưa đăng ký thuế.
Đối với mỗi cơ sở kinh doanh, khi kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp
lý của đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai
trong đăng kí kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh
doanh, thời gian thực tế kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, tài khoản giao
dịch nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng kí thuế.
1.2.2.3. Kiểm tra chấp hành kế toán, chế độ chứng từ, hóa đơn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam (Luật Doanh nghiệp, Luật Kế
toán ) tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cơ
quan, đoàn thể làm kinh tế đều phải chấp hành chế độ kế toán, thống kê.
10
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách chứng từ, hóa đơn có liên quan
mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước. Nội
dung của công tác kiểm tra này bao gồm:
− Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật kế toán của các cơ sở kinh doanh: Kiểm
tra việc mở sổ sách kế toán; việc quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hóa
đơn theo chế độ quy định; hình thức hạch toán, chế độ ghi chép cập nhật sổ
sách.
− Kiểm tra việc lập và sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc
tính thuế. Nội dung của kiểm tra chứng từ, hóa đơn là xác định tính hợp pháp,
hợp lý, tính trung thực của từng loại chứng từ, hóa đơn có liên quan như: hóa
đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ thu chi
Qua kiểm tra qua việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa
đơn đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch toán
sai để trốn lậu thuế. Do vậy nội dung này cần được tiến hành thường xuyên.
1.2.2.4. Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế
Việc kê khai, tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân kinh doanh đối với Nhà nước. Nội dung công tác kiểm tra việc
kê khai, tính thuế, nộp thuế bao gồm:
− Kiểm tra căn cứ tính thuế. Kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định
đúng số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuế được
hoàn trong kỳ của cơ sở kinh doanh. Việc kiểm tra căn cứ tính thuế được
thực hiện trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn và các tài liệu
có liên quan. Thông quan việc kiểm tra, đối chiếu các số liệu trên tờ khai,

bảng kê, quyết toán thuế cơ sở kinh doanh đã kê khai số liệu kiểm tra trên sổ
sách kế toán và tình hình thực tế của cơ sở để phát hiện số thuế đơn vị kê khai
thiếu, số thuế ẩn lậu
− Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của cơ sở kinh doanh. Yêu cầu
của nội dung là xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy
định về thời hạn nộp thuế của luật thuế không, có dây dưa nộp chậm tiền thuế
để chiếm dụng NSNN làm vốn kinh doanh không, có nợ đọng thuế không. Để
thực hiện được yêu cầu trên, cần đối chiếu thời hạn nộp thuế theo quy định
của các luật thuế với thời gian nộp thuế của cơ sở kinh doanh qua các chứng
11
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
từ nộp thuế như Giấy nộp tiền vào Kho bạc, Biên lai thuế.
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Quy trình kiểm tra thuế hiện nay ở Việt Nam thực hiện theo Quyết định
528/QĐ/TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ngày 29/05/2008. Theo đó,
việc kiểm tra thuế có thể thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc trụ sở người
nộp thuế. Cụ thể như sau:
1.3.1. Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế gồm hai bước
Bước 1: Đối chiếu hồ sơ khai thuế
Công chức thuế thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ
thuế, đối chiếu cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và có liên quan về người nộp
thuế, so sánh với dữ liệu của người nộp thuế cùng ngành nghề, mặt hàng kinh
doanh để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai
chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.
Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ
sơ thuế theo một trong các trường hợp sau:
Đối với hồ sơ khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ và đảm bảo tính đầy

đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế, không có dấu hiệu vi
phạm thì chấp nhận.
Trường hợp phát hiện trong hồ sơ chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc
chưa khai đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho
người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Đối với trường hợp nhận hồ sơ trực
tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo,
hướng dẫn trực tiếp cho người nộp hồ sơ. Đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ
qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử, cơ quan thuế phải ra
thông báo bằng văn bản trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Đối với hồ sơ cần được làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp.
Bước 2: Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế
Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội
dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung
12
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp số tiền thuế được miễn, số
tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn. Cơ quan thuế ra thông báo bằng
văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.
1.3.2. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Quy trình kiểm tra tại trụ sở NNT gồm 4 bước được thể hiện như sau
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra
− Soạn thảo và ban hành quyết định kiểm tra
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở NNT chỉ được thực hiện khi có quyết định
kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở NNT do thủ
trưởng cơ quan thuế ban hành.
− Thu thập thêm thông tin về đối tượng nộp thuế phục vụ công tác kiểm tra.
− Chuẩn bị nhân sự và các tài liệu cần thiết để tiến hành kiểm tra.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra

− Thông báo quyết định kiểm tra.
Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, quyết định
kiểm tra thuế tại trụ sở NNT phải được gửi cho NNT.
Trong trường hợp 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định
kiểm tra thuế hoặc trước thời điểm kiểm tra tại trụ sở NNT mà NNT chứng
minh được với CQT số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp
theo quy định của cơ quan thuế, thì thủ trưởng CQT ra quyết định bãi bỏ
quyết định kiểm tra thuế.
− Tiến hành kiểm tra thực tế tài liệu liên quan đến tính thuế
Việc kiểm tra theo quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm
nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định. Khi bắt đầu có
quyết định kiểm tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố
quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung quyết đinh kiểm tra cho đối
tượng kiểm tra. Trường hợp khi nhận được quyết định kiểm tra, NNT đề hoãn
thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi CQT nêu rõ lý do và thời
gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận
13
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, CQT thông báo cho NNT biết
về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện quyết định kiểm tra, đoàn kiểm tra thực hiện
việc đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế đối với sổ kế toán, chứng từ kế toán,
báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong vi phạm
nội dung của quyết định kiểm tra thuế.
Trường hợp xét thấy cần thiết phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan
đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo bằng văn
bản để người ra quyết định kiểm tra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài
liệu, tang vật liên quan tới hành vi vi phạm đó.

Bước 3: Tổng hợp kết quả và kết thúc kiểm tra tại trụ sở NNT
− Lập biên bản kiểm tra
Biên bản kiểm tra phải được lập theo đúng mẫu và được ký trong thời
hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
− Công bố kết luận kiểm tra
Biên bản kiểm tra phải được công bố công khai trước đoàn kiểm tra,
NNT được kiểm tra. Biên bản kiểm tra được trưởng đoàn và NNT ký vào
từng trang, đóng dấu của NNT (nếu có).
NNT được quyền nhận biên bản kiểm tra thuế, yêu cầu giải thích nội
dung biên bản kiểm tra và bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế.
14
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra
Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày ký biên bản kiểm
tra với NNT, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo với người ra quyết định kiểm
tra thuế về kết quả kiểm tra. Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến xử lý về
thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm
việc kể từ ngày ký biên bản, thủ trưởng CQT phải ra quyết định xử lý thuế, xử
phạt vi phạm hành chính. Người nộp thuế có nghĩa vụ chấp hành quyết định
xử lý kết quả kiểm tra về thuế.
Trường hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của NNT vượt quá
thẩm quyền xử phạt của người ra quyết định kiểm tra thuế, trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra thuế, người ra quyết định kiểm
tra có văn bản đề nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về
thuế và thông báo cho NNT biết.
Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm
về thuế, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm
việc, kể từ ngày phát hiện, đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng

cơ quan thuế để chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra thuế và bổ sung vào kế
hoạch thanh tra theo luật quản lý thuế.
Bộ phận thanh tra tiến hành lưu hồ sơ kiểm tra thuế.
1.4 SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.4.1. Tác động của công tác kiểm tra thuế TNDN đối với kinh tế xã hội
− Tăng thu cho ngân sách nhà nước
Thuế TNDN là sắc thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống thuế quốc gia,
cùng với thuế GTGT giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là
trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Thông qua công tác kiểm tra thuế TNDN đã
phát hiện kịp thời các doanh nghiệp khai man, khai không đúng nhằm trốn thuế,
lậu thuế thuế, nợ đọng tiền thuế. Từ đó làm tăng nguồn thu cho NSNN.
− Nâng cao hiệu quả công tác hạch toán của DN
Thông qua công tác kiểm tra thuế TNDN, cơ quan thuế có thể nắm bắt
được tình hình hạch toán kế toán của DN, có thể phát hiện ra những DN có
15
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
hạch toán sai, ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách của nhà nước. Với những
DN có hạch toán sai, cơ quan thuế sẽ chỉ ra những điểm hạch toán sai và yêu
cầu DN sửa lại để xác định đúng số thuế phải nộp.
− Thúc đẩy chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ của DN
Thông qua công tác kiểm tra thuế TNDN, cơ quan thuế có thể nắm bắt
được tình hình thực hiện chế độ sổ sách, hóa đơn chứng từ của DN cũng như tình
hình chấp hành pháp luật của DN. Từ việc nắm bắt được tình hình đó, cơ quan
thuế có thể có biện pháp quản lý hóa đơn phù hợp, xử lý kịp thời các hành vi cố
tình thực hiện sai chế độ pháp luật để trốn thuế, gian lận thuế một cách thích đáng.
− Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng
Thông qua công tác kiểm tra thuế TNDN để giúp đối tượng nộp thuế nhận
thức đúng đắn, đầy đủ hơn về pháp luật thuế, qua đó tự giác chấp hành pháp luật

thuế. Trên thực tế, việc vi phạm pháp luật thuế có thể có nhiều nguyên nhân, cả
vi phạm có chủ đích và vi phạm không có chủ đích (tức là vi phạm do không
hiểu biết pháp luật về thuế). Do vậy, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, cơ
quan thuế chỉ ra cho đối tượng nộp thuế thấy những vấn đề cần rút kinh nghiệm
trong chấp hành pháp luật thuế, chỉ ra cho người vi phạm vô thức thấy rằng họ
cần học tập, nghiên cứu pháp luật thuể để không tiếp tục vô tình vi phạm pháp
luật thuế nữa Đồng thời cũng thông qua công tác kiểm tra thuế TNDN kịp thời
phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó có mức xử phạt nghiêm
minh, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cho DN.
1.4.2. Khó khăn của công tác kiểm tra thuế TNDN trong điều kiện hiện nay
− Số lượng DN gia tăng quá nhanh trong khi nguồn nhân lực của cơ quan thuế
có hạn đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm tra thuế
Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cùng với những
chính sách ưu đãi của nhà nước, trong những năm gần đây các DN đã có sự
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên tốc độ tăng lên
của cán bộ quản lý hiện nay chưa tương xứng với tốc độ tăng của DN.
− Ý thức chấp hành pháp luật thuế của nhiều DN còn thấp
Với trình độ quản lý còn hạn chế, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật
thuế không tốt, các DN thường tìm cách trốn, tránh thuế. Các hình thức chủ yếu
16
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
mà DN thường áp dụng là: không kê khai đăng ký thuế, không nộp tờ khai quyết
toán thuế các doanh nghiệp còn tìm cách làm giảm doanh thu (ví dụ như bỏ sót
doanh thu, bán hàng không xuất hóa đơn ), hay khai tăng các khoản chi phí
được trừ (như lợi dụng chính sách của nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự
xây dựng mức tiêu hao vật tư mà một số DN đã khai khống vật tư dùng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hay lập hai hệ thống sổ sách làm cho kết quả
phản ánh trên sổ sách khi cán bộ thuế kiểm tra không đúng với thực tế) để làm

tăng các khoản chi phí được trừ qua đó làm giảm thu nhập tính thuế.
− Cơ chế kiểm soát hóa đơn của các DN chưa hiệu quả
Hóa đơn là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của NNT. Do
đó kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của các DN rất quan trọng. Tuy nhiên cơ
chế kiểm soát hóa đơn của DN còn lỏng lẻo. Tình trạng các DN bán hàng,
cung cấp hóa đơn dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng
với giá thực tế bán còn phổ biến
− Pháp luật thuế TNDN nói riêng và pháp luật thuế nói chung còn nhiều điểm
chưa hợp lý, nội dung của sắc thuế TNDN còn phức tạp, hệ thống chính sách
thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách kinh tế xã hội tạo ra nhiều kẽ hở cho
DN trốn thuế.
17
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP Ở CHI CỤC THUẾ HUYỆN TỪ LIÊM
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN TỪ LIÊM VÀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN TỪ
LIÊM
2.1.1. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm
Huyện Từ Liêm được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày
31/5/1961 của Chính phủ trên cơ sở Quận 5, Quận 6 và một số xã của huyện Hoài
Đức, huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây); huyện được thành
lập gồm 26 xã, có diện tích đất trên 114 km2, dân số 12 vạn người.
Năm 1974, huyện đã bàn giao xã Yên Lãng về khu phố Đống Đa. Đầu
năm 1996, huyện đã bàn giao tiếp 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân
La, Phú Thứ với tổng diện tích đất tự nhiên 1.619,9 ha và 32.080 nhân khẩu
về Quận Tây Hồ. Cuối năm 1996, huyện bàn giao xã Nhân Chính với diện

tích đất tự nhiên 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu về quận Thanh Xuân. Từ ngày
30/8/1997, 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã
(Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà) với tổng diện tích đất tự nhiên 1.210 ha và
82.914 nhân khẩu đã tách khỏi huyện để thành lập Quận Cầu Giấy.
Như vậy sau 42 năm thành lập, với tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn,
huyện đã góp phần thành lập 3 quận mới của Thủ đô, chuyển gần 1/3 diện tích
đất tự nhiên và 1/2 dân số ở những vùng kinh tế phát triển về nội thành.
Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới, hiện nay, Từ
Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75,15 km2, dân số
trên 550.000 người. Là một huyện nằm ở phía Tây cửa ngõ thủ đô Hà Nội,
với vị trí như vậy, bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, huyện Từ Liêm
đứng trước những vấn đề mới đặt ra, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2020, quá nửa
18
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị, diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, các khu công nghiệp, khu đô thị mới
từng bước hình thành. Sự biến động này có những thuận lợi song cũng có
những khó khăn hết sức phức tạp vì nó tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh
tế - văn hoá, xã hội, tập quán của nhân dân.
2.1.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm năm 2012
Với những đặc trưng về vị trí địa lý, tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi
để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Bên cạnh đó là
những điều kiện thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế
tạo điều kiện cho tất cả các loại hình kinh tế nói chung và các doanh nghiệp
nói riêng có điều kiện phát triển. Tính đến thời điểm 31/12/2012: huyện Từ
Liêm có khoảng hơn 7.294 DN (Trong đó đang hoạt động là 6.978 DN, tạm
nghỉ kinh doanh là 316 DN). Sự phát triển không ngừng cả về số lượng và

chất lượng của các DN đã góp phần không nhỏ vào NSNN, giải quyết công ăn
việc làm cho nhiều lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện
Từ Liêm trong những năm qua.
2.1.2. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Từ Liêm
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế huyện Từ Liêm
Tổ chức quản lý của Chi cục được bố trí như sau:
+ 1 Chi cục trưởng: có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn Chi cục.
+ 4 Chi cục phó: giúp cho Chi cục trưởng và lãnh đạo các bộ phận.
Toàn Chi cục hiện nay có 148 cán bộ trong đó có 140 cán bộ công chức
và 8 người trong hợp đồng biên chế.
2.1.2.2 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn chi cục thuế huyện Từ Liêm
thời gian qua
Trong các năm qua Hà Nội luôn là một trong những địa phương có kết quả
thu ngân sách lớn nhất. Trong đó huyện Từ Liêm có đóng góp không nhỏ vào
thành tích đó. Số thu ngân sách của huyện Từ Liêm các năm qua cụ thể như bảng
2.1: Thực hiện thu ngân sách của Chi cục thuế huyện Từ Liêm qua các năm.
19
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2011 số thu ngân sách vượt so với
dự toán. Nhưng năm 2012 chỉ đạt 70% dự toán. Nguyên nhân chủ yếu là do
trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu sự tác động không thuận lợi của kinh tế
thế giới chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ và suy thoái kinh tế,
đồng thời phải đối mặt với những khó khăn phát sinh nội tại; Chính phủ tiếp tục
cho phép các doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề được gia hạn nộp
thuế GTGT và thuế TNDN; Quốc hội ra Nghị quyết miễn, giảm thuế GTGT,
thuế TNCN cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh một số ngành hàng;
huyện Từ Liêm tiếp tục giải quyết các vấn đề sau giải phóng mặt bằng, hoàn
thiện việc mở rộng nhiều tuyến đường, đang trong quá trình đô thị hóa có

nhiều diễn biến phức tạp. Theo đó, công tác quản lý thu của ngành Thuế nói
chung và Chi cục thuế huyện Từ Liêm nói riêng cũng bị ảnh hưởng lớn, nhất
là tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2012.
Bảng 2.1: Thực hiện thu ngân sách của Chi cục thuế huyện Từ Liêm qua
các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2010 2011 2012
Dự toán pháp
lệnh
1.028.340 1.807.050 2.766.840
Thực hiện 2.337.740 2.336.361 1.926.083
% so với dự toán
pháp lệnh
227% 125% 70%
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Từ Liêm)
Tuy vậy, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện
Từ Liêm và Cục thuế thành phố Hà Nội; sự phối hợp của các phòng ban ngành,
các xã, thị trấn, cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ công chức Chi cục thuế
huyện Từ Liêm đã khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều biện
pháp đôn đốc thu ngân sách, chống thất thu thuế nên kết quả thực hiện nhiệm vụ
công tác năm 2012 của Chi cục đã đạt được kết quả như trên. Cụ thể như bảng
2.2: Tổng hợp một số nguồn thu trên địa bàn huyện Từ Liêm năm 2011, 2012.
 Năm 2011
20
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
Chi cục thuế huyện Từ Liêm được giao nhiệm vụ thu theo chỉ tiêu pháp
lệnh là 1.870 tỷ 050 triệu đồng (không kể thu tiền SDĐ thì DTPL là 960 tỷ 050
triệu đồng, trong đó Ngoài quốc doanh là 551 tỷ đồng), nhiệm vụ thu theo chỉ

tiêu phấn đấu là 1.959 tỷ 500 triệu đồng (không kể thu tiền SDĐ thì DTPĐ là
1.049 tỷ 500 triệu đồng, trong đó Ngoài quốc doanh là 600 tỷ đồng).
Luỹ kế đến hết ngày 31/12/2011, Chi cục thuế quản lý thu được 2.336
tỷ 369 triệu đồng, đạt 125% DTPL, đạt 119% DTPĐ năm 2011 và giảm 1%
so với cùng kỳ năm 2010.
Bảng 2.2: Tổng hợp một số nguồn thu trên địa bàn huyện Từ Liêm
năm 2011, 2012
Đơn vị tính: nghìn đồng
T
T
LOẠI
THU
DỰ TOÁN NĂM 2011 TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN
SO SÁNH (%)
DTP
L
DTP
Đ
Cùng
kỳ 2010
Pháp lệnh Phấn đấu
ST CHI
CỤC QL
1.870.050.00
0
1.959.500.0
00
2.336.369.81
8

125 119 99
1 Ngoài
QD
551.250.000 600.000.000 521.087.298 95 87 132
Môn bài 10.700.000 11.235.000 12.468.025 117 111 123
GTGT 333.742.882
TNDN 129.633.727
TTĐB 1.777.387
Tài
nguyên
784.652
Thu khác
(phạt)
42.680.625
2 Phí–lệ phí 7.000.000 7.700.000 8.118.251 116 105 71
3 Thuế nhà
đất
6.200.000 8.700.000 9.353.909 151 108 161
4 Tiền thuê
đất
49.000.000 52.000.000 70.944.014 145 136 138
5 Trước bạ 260.000.000 286.000.000 332.546.314 128 116 125
Trđó: TB
đất
26.000.000 27.820.000 13.037.429 42
6 Thuế
CQSD Đ
143.891 23
7 Thu tiền
SD Đ

910.000.000 910.000.000 1.256.500.04
4
138 138 83
21
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
8
8
Thuế
TNCN
86.600.000 95.100.000 137.613.238 159 145 131
9 Thu khác
(SDDN)
62.858 184
T
T
LOẠI
THU
DỰ TOÁN NĂM 2012
TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN
SO SÁNH (%)
DT
PL
DT

Cùng
kỳ
2011Pháp lệnh Phấn đấu

ST CHI
CỤC QL
2.766.840.000 2.954.400.000 1.926.083.930 70 65 82
1 Ngoài
QD
872.300.000 889.700.000 504.630.013 58 57 97
Môn bài 10.870.000 10.995.000 14.076.871 131 128 113
GTGT 355.132.215
TNDN 114.540.980
TTĐB 3.516.047
Tài
nguyên
154.621
Thu khác
(phạt)
17.209.280
2 Phí – lệ
phí
6.100.000 6.700.000 6.862.027 112 102 85
3 Thuế nhà
đất
368.871
4 Tiền thuê
đất
63.800.000 70.200.000 117.181.229 184 167 165
5 Trước bạ 301.000.000 387.100.000 156.325.675 52 40 47
6 BVMT 1.117.451
7 Thuế SD
ĐPNN
16.640.000 18.300.000 15.895.889 96 87

8 Thu tiền
SD Đ
1.355.000.000 1.422.800.000 993.940.123 73 70 79
9 Thuế
TNCN
152.000.000 159.600.000 129.635.627 85 81 94
CQSD Đ 62.805
10 Thu khác
(SDDN)
63.220
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Từ Liêm)
 Năm 2012
Chi cục thuế huyện Từ Liêm được giao nhiệm vụ thu theo chỉ tiêu pháp
lệnh là 2.766 tỷ 840 triệu đồng (không kể thu tiền SDĐ thì DTPL là 1.411 tỷ
22
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
840 triệu đồng, trong đó Ngoài quốc doanh là 872 tỷ đồng), nhiệm vụ thu theo
chỉ tiêu phấn đấu là 2.954 tỷ 400 triệu đồng (không kể thu tiền SDĐ thì DTPĐ
là 1.531 tỷ 600 triệu đồng, trong đó Ngoài quốc doanh là 889 tỷ đồng).
Luỹ kế đến hết ngày 31/12/2012, Chi cục thuế quản lý thu được 1.926
tỷ 083 triệu đồng, đạt 70% DTPL, đạt 65% DTPĐ năm 2012 và giảm 18% so
với cùng kỳ năm 2011.
Không kể số thu tiền sử dụng đất thì số thu Chi cục thuế quản lý năm
2012 thu được 932 tỷ 147 triệu đồng, đạt 66% DTPL, đạt 61% DTPĐ năm
2012 và giảm 14% so với cùng kỳ năm 2011.
+ Thuế CTN-DV-NQD: Thực hiện được 504 tỷ 630 triệu đồng, đạt 58% DTPL,
đạt 57% DTPĐ năm 2012 và giảm 3% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong đó, Môn bài: Thực hiện được 14 tỷ 080 triệu đồng, đạt 131%

DTPL, đạt 128% DTPĐ năm 2012 và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011.
+ Phí - Lệ phí: Thực hiện được 6 tỷ 862 triệu đồng, đạt 112% DTPL, đạt 102%
DTPĐ năm 2012 và giảm 15% so với cùng kỳ năm 2011.
+ Tiền thuê đất: Thực hiện được 117 tỷ 181 triệu đồng, đạt 184% so DTPL, đạt
167% DTPĐ, tăng 65% so cùng kỳ năm 2011;
+ Thu Lệ phí trước bạ: Thực hiện được 156 tỷ 326 triệu đồng, đạt 52% so
DTPL, đạt 40% DTPĐ, giảm 53% so cùng kỳ năm 2011;
+ Thu Tiền SDĐ: Thực hiện được 993 tỷ 940 triệu đồng, đạt 73% so DTPL, đạt
70% DTPĐ, giảm 21% so cùng kỳ năm 2011;
+ Thuế TNCN: Thực hiện được 129 tỷ 635 triệu đồng, đạt 85% so DTPL, đạt
81% DTPĐ, giảm 6% so cùng kỳ năm 2011;
+ Thuế SDĐPNN: Thực hiện được 15 tỷ 895 triệu đồng, đạt 96% DTPL, đạt
87% DTPĐ năm 2012.
Như vậy, trong năm 2012 số thu của thuế môn bài, phí – lệ phí, tiền thuê
đất có mức thu cao vượt dự toán. Còn lại các loại thu khác đều chưa hoàn thành
kế hoạch được giao. Có được kết quả như vậy cũng là do nhiều nguyên nhân,
trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân
chủ quan là do bối cảnh kinh tế trong nước chịu sự tác động không thuận lợi của
kinh tế thế giới chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ và suy thoái
23
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
kinh tế nên các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề về vốn.
Nguyên nhân chủ quan, có thể nhìn từ hai phía là CQT và đối tượng nộp thuế.
Những năm qua, chi cục thuế Từ Liêm đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới
phong cách làm việc, đẩy nhanh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tinh thần trách nhiệm cho cán bộ. Quy
trình quản lý thuế được thực hiện nghiêm túc và mang lại những hiệu quả tích
cực. Đối tượng nộp thuế được tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn thường xuyên

nên ngày càng hiểu và thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của pháp luật thuế, ý
thức được nghĩa vụ thuế của mình đối với NSNN.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN TỪ LIÊM
2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
Lập kế hoạch kiểm tra TNDN là khâu quan trọng trong công tác kiểm
tra của ngành thuế, công việc này được tiến hành hàng năm nhằm mục tiêu:
− Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực kiểm tra.
− Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra thuế TNDN.
− Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của DN.
Hiện nay, chi cục Thuế huyện Từ Liêm thực hiện phân tích rủi ro để lập
kế hoạch kiểm tra theo trình tự sau:
Bước 1: Phân tích xác định rủi ro
Phân tích xác định rủi ro là việc sử dụng các kỹ thuật phân tích để xác
định, ước tính rủi ro về thuế. Kỹ thuật phân tích thường sử dụng gồm: phân
tích, kiểm tra tính hợp lý; phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.
Phân tích, kiểm tra tính hợp lý gồm những so sánh cơ bản:
− So sánh giữa số liệu thực tế với kế hoạch dự toán.
− So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu bình quân trong ngành.
− Nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin
phi tài chính.
Phân tích xu hướng là sự phân tích những sự thay đổi theo thời gian của
các chỉ tiêu. Phân tích xu hướng được sử dụng khi cần xem xét sự biến động
24
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
của một chỉ tiêu nào đó giữa các kỳ báo cáo nhằm phát hiện những biến động
bất thường để tập trung kiểm tra xem xét.
Phân tích tỷ suất là cách thức so sánh những chỉ tiêu với nhau để xác

định mối quan hệ giữa chúng. Kỹ thuật phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh
hợp lý của đối tượng đang được kiểm tra với các đối tượng khác có cùng tính
chất, quy mô phải phân tích xu hướng của các tỷ suất đó. Do đó,các kỹ thuật
này thường được kết hợp sử dụng nhằm đạt được thông tin có độ tin cậy cao.
Bước 2: Đánh giá, phân loại rủi ro
Khi quá trình phân tích xác định rủi ro kết thúc, thực hiện so sánh, tổng
hợp những khả năng xảy ra rủi ro đã được phát hiện để đánh giá, phân loại rủi
ro. Thông thường rủi ro thuế được chia theo ba mức: cao, trung bình và thấp
theo các tiêu chí được định trước tùy tính chất, đặc điểm của đối tượng kiểm
tra và mục đích, yêu cầu quản lý thuế từng thời điểm.
Đối với hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý, nhận dạng rủi ro qua:
− Không nộp hồ sơ khai thuế TNDN tạm nộp theo quý.
− Có sự chênh lệch về số liệu doanh thu phát sinh trong kỳ giữa các chỉ tiêu trên
tờ khai TNDN tạm tính (mẫu số 01A/TNDN hoặc 01N/TNDN) với biểu tổng
hợp doanh thu3 tháng của quý (biểu 1-1A).
− Doanh thu, chi phí, lợi nhuận phát sinh trong kỳ tăng (+) hoặc giảm (-) từ
20% trở lên so với cùng kỳ, hoặc so với bình quân quý của năm trước
− Có phát sinh chỉ tiêu điều chỉnh tăng lợi nhuận, điều chỉnh giảm lợi nhuận
trong kỳ tính thuế.
− Có phát sinh chỉ tiêu thu nhập miễn thuế,chuyển lỗ trong kỳ tính thuế.
Đối với hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm, nhận dạng rủi ro qua:
− Rủi ro về doanh thu chịu thuế TNDN
+ Có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.
+ Có chỉ tiêu giảm trừ doanh thu hoạt động tài chính tăng (+) hoặc giảm (-) 20%
trở lên; hoặc không phát sinh hoạt động tài chính, hoặc phát sinh không tương
ứng với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chênh lệch tỷ giá hối đoái (dư nợ
TK 413) trên bảng cân đối kế toán.
25
SV: Vũ Thị Hoài Thương Lớp: CQ47/02.02
25

×