Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động kiểm tra, thanh tra sai lệch thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận tân bình ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 24 trang )

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP,
KỸ THUẬT KIỂM TOÁN VÀO HOẠT
ĐỘNG KIỂM TRA, THANH TRA SAI
LỆCH THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN
TÂN BÌNH
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Huy
Thực hiện: Nguyễn Đức Lưu

LOGO


Nhiệm vụ và nội dung
 Nghiên cứu lý luận về các phương pháp, kỹ thuật kiểm
toán ở trong nước cũng như quốc tế.
 Nghiên cứu các văn bản quy định về thanh tra, kiểm
tra thuế.
 So sánh, đánh giá sự tương đồng và từ đó vận dụng
các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động
thanh tra, kiểm tra thuế.
 Khảo sát thực trạng và đánh giá hoạt động thanh tra,
kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế
quận Tân Bình (CCT.TB) qua các năm từ 2009 - 2013.
 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và xây dựng
phương pháp, kỹ thuật TTKT thuế tại CCT.TB cũng
như có kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên.
2


NỘI DUNG


Chương 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 4. Thực trạng và kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và kiến nghị

3


Chương 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu
 Tính cấp thiết của đề tài: Ở Việt Nam hiện nay quản lý
thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, với cơ chế này thì
công tác thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trò rất quan
trọng, tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện
nay còn hạn chế, cần phải được đổi mới và hoàn thiện.
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu vấn
đề này, tuy nhiên hầu hết không vận dụng đầy đủ các
phương pháp và kỹ thuật áp dụng trong kiểm toán vào
trong hoạt động thanh tra, kiểm tra sai lệch thuế. Nhận
thức về tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã
chọn đề tài: “Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật
kiểm toán vào hoạt động kiểm tra, thanh tra sai lệch
thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Tân
Bình” làm nội dung nghiên cứu.
4


Chương 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu (tt)
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu thực

trạng về phương pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra
(TTKT) thuế đang áp dụng hiện nay. Thông qua kết quả
nghiên cứu này, tác giả đề xuất vận dụng một số
phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động kiểm tra
thuế nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác
Quản lý thuế.
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về sai lệch
thuế TNDN tại CCT.TB qua các năm từ 2009 đến 2013.
 Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp được
thu thập qua khảo sát thực tế; dữ liệu thứ cấp được thu
thập thông qua các báo cáo sơ kết, các hồ sơ TTKT
thuế và trên phương tiện thông tin đại chúng.
5


Chương 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu (tt)
 Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản quy định về
TTKT thuế; các hồ sơ TTKT thuế TNDN qua các năm
2009 đến 2013, các công chức tại làm công tác TTKT
thuế và cán bộ lãnh đạo tại CCT.TB.
 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính và
phương pháp định lượng
 Đóng góp mới của đề tài: Đánh giá thực trạng hoạt
động TTKT thuế và đề xuất các giải pháp từ việc vận
dụng các phương pháp, kỹ thuật trong kiểm toán vào
hoạt động TTKT thuế tại CCT.TB và của cơ quan quản
lý cấp cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong Quản lý
thuế.
6



Chương 2. Cơ sở lý luận
2.1 Những khái niệm cơ bản về phương pháp, kỹ thuật
kiểm toán.
2.1.1 Định nghĩa và phân loại kiểm toán
2.1.2 Phương pháp kiểm toán
2.1.3 Các kỹ thuật áp dụng trong kiểm toán
2.2 Tổng quan về TTKT thuế: Khái niệm về kiểm tra ,
thanh tra thuế; các nguyên nhân sai lệch thuế.
2.3 So sánh, phân tích những điểm tương đồng về
PPKT kiểm toán với các PPKT được áp dụng trong
TTKT để từ đó có thể vận dụng vào nhau.
2.4 Một số công trình trước đây ở trong và ngoài nước.
Nhóm tác giả Vũ Hữu Đức và các cộng sự (2009), Nguyễn
Thị Vân Anh (2011), Hồ Hoàng Trường (2012) và Glen
7
Schmit (2005)…


Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu

8


Chương 3. Phương pháp nghiên cứu (tt)

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trong quá trình nghiên cứu, tác giả
lần lượt đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

 Cơ sở lý luận nào của PPKT kiểm toán có thể vận dụng
vào hoạt động TTKT thuế?
 Thực trạng hiện nay về hoạt động kiểm tra thuế, phát
hiện sai lệch thuế. Các PPKT nào được sử dụng trong
TTKT sai lệch thuế?
 Giải pháp nào trong việc vận dụng PPKT kiểm toán vào
trong công tác TTKT thuế TNDN là phù hợp?

9


Chương 3. Phương pháp nghiên cứu (tt)
Phương pháp nghiên cứu
 Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1, tác giả đã hệ
thống hóa nghiên cứu lý luận về PPKT kiểm toán, tác giả
xây dựng nội dung từ phương pháp kiểm toán cơ bản,
phương pháp kiểm toán tuân thủ và các kỹ thuật kiểm
toán như: phỏng vấn, phân tích, điều tra…để vận dụng
vào hoạt động TTKT thuế
 Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, tác giả chọn theo
phương pháp định tính và cả định lượng.
 Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 3, tác giả dùng
phương pháp so sánh và suy diễn, tổng hợp giữa lý luận
và thực trạng nhằm xây dựng quan điểm hoàn thiện công
tác TTKT thuế nhằm phát hiện sai lệch thuế, chống thất
thu cho Ngân sách nhà nước.
10


Chương 3. Phương pháp nghiên cứu (tt)

 Đối tượng khảo sát: Hiện nay Chi cục thuế quận Tân
Bình có 330 công chức, trong đó có 4 lãnh đạo cấp cao
và 20 lãnh đạo cấp trung là đội trưởng, đội phó, và có 62
nhân viên kiểm tra thuế, còn lại là là các công chức làm
công tác ở các đội chuyên môn. Đối tượng tác giả chọn
khảo sát là lãnh đạo cấp cao cấp Chi cục và các đội
trưởng, đội phó và các công chức làm công tác kiểm tra
thuế.

11


Chương 4. Thực trạng và kết quả nghiên cứu
4.1 Cơ cấu tổ chức của CCT.TB
 Căn cứ Quyết định 503/QĐ-TCT và QĐ 504/QĐ-TCT,
ngày 29/3/2010 thì cơ cấu CCT.TB như sau:

12


Chương 4. Thực trạng và kết quả nghiên cứu (tt)
4.2 Thực trạng về hoạt động TTKT thuế
4.2.1 Tổng quan về hoạt động TTKT thuế trong ngành
thuế Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2013, cơ
quan thuế đã thanh tra, kiểm tra 54.714 doanh nghiệp,
đạt 75,5% kế hoạch năm, bằng 104% so với cùng kỳ.
 Tổng số thuế tăng thông qua TTKT là 11.717,3 tỷ
đồng, bằng 104,7% so với cùng kỳ.
 Giảm khấu trừ 825,7 tỷ đồng, bằng 116,1% so với

cùng kỳ; giảm lỗ 10.430,6 tỷ đồng.
 Số tiền nộp vào ngân sách qua thanh tra, kiểm tra là
7.786,5 tỷ đồng bằng 127,2% so với cùng kỳ.
13


Chương 4. Thực trạng và kết quả nghiên cứu (tt)
4.2.2 Thực trạng về công tác TTKT tại Cục thuế thành
phố Hồ Chí Minh.
Bảng 4.1: Kết quả thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2010-2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Kiểm tra tại trụ sở cơ
quan thuế

Thanh tra, kiểm tra tại
trụ sở DN

Năm

Số
lượng
DN

2010

29.645

282.802


2011

112.425

412.497

7.791

2012

126.824

240.457

10.985

Số thuế truy
thu và phạt

Số
lượng
DN
6.019

Số thuế truy
thu và phạt
1.502,786

Tổng cộng

Số
lượng
DN

Số thuế truy
thu và phạt

35.664

1.785.588

2.448.955

120.216

2.861.452

3.341.482

137.809

3.581.939

Nguồn từ Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
14


Chương 4. Thực trạng và kết quả nghiên cứu (tt)
4.2.3 Thực trạng về công tác TTKT thuế tại CCT.TB
Bảng 4.2: Kết quả thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ thuế giai đoạn

năm 2009-2013 tại CCT.TB
(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Kiểm tra tại trụ sở cơ
quan thuế
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng

Số
lượng
DN
1.739
2.119
1.954
864
281
6.957

Số thuế truy
thu và phạt
51.402
30.898
6.886
4.633
2.663

96.482

Thanh tra, kiểm tra tại
trụ sở DN
Số
lượng
DN
147
447
732
984
1.086
3.396

Số thuế truy
thu và phạt
15.304
50.861
65.146
85.677
56.024
273.012

Nguồn từ Chi cục thuế quận Tân Bình
15

Tổng cộng
Số
lượng
DN

1.886
2.566
2.686
1.848
1.367
10.353

Số thuế truy
thu và phạt
66.346
81.759
72.033
90.310
58.687
369.135


Chương 4. Thực trạng và kết quả nghiên cứu (tt)
4.3 Đánh giá thực trạng công tác TTKT thuế tại Chi
cục thuế quận Tân Bình thông qua khảo sát.
 Doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân chiếm
tỷ lệ cao về hành vi trốn thuế 51,2 %, DN cổ phần
chiếm 43 %, DN Nhà nước chiếm 2,3%, DN nước
ngoài chiếm 3,5%.
 Nhóm nguyên nhân sai lệch thuế thì việc áp dụng
sai chính sách thuế 88,65% chiếm tỷ trọng 32,6%, điều
này cho thấy chính sách thuế của Việt Nam còn nhiều bất
cập gây khó khăn cho DN; Áp dụng sai quy định về kế
toán chiếm tỷ trọng 35,2%; Sai sót số học trong quá trình
hạch toán kế toán và kê khai thuế 29,6%; Nguyên nhân

sai lệch thuế là do các doanh nghiệp thực hiện thủ đoạn
gian lận chiếm tỷ trọng 2,6%.
16


Chương 4. Thực trạng và kết quả nghiên cứu (tt)
 Nhóm yếu tố các văn bản pháp luật về thuế
Trên 62% đồng ý và rất đồng ý về các văn bản hướng
dẫn thay đổi không kịp thời với chính sách thuế mới dẫn
đến cả DN và cơ quan thuế rất lúng túng và áp dụng
không thống nhất. Qua khảo sát cũng cho thấy các văn
bản khó áp dụng trong việc ấn định thuế, thiếu cơ sở dữ
liệu về NNT. Cần bổ sung chức năng điều tra cho cơ
quan thuế.
 Nhóm yếu tố về các phương pháp, kỹ thuật nghiệp
có tác động đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Cán bộ thuế đều áp dụng kỹ thuật phân tích trong phương
pháp kiểm toán cơ bản và các kỹ thuật như: kỹ thuật chọn
các phần tử để kiểm tra, phỏng vấn, điều tra, kiểm tra tài
liệu, quan sát…
17


Chương 4. Thực trạng và kết quả nghiên cứu (tt)
 Nhóm yếu tố về nguồn nhân sự thì theo kết quả bảng
câu hỏi thì hầu hết tất cả đều trả lời là nguồn nhân lực
hiện nay không đáp đáp ứng cho nhu cầu công việc cần
có những bổ sung cả về số lượng và chất lượng; Có đến
48,8% rất không đồng ý, 38,4% không đồng ý về việc
luân chuyển các bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra sang

bộ phận khác, các ý kiến cho rằng việc làm này là không
cần thiết, cán bộ làm công tác TTKT lâu năm thì có kinh
nghiệm, có chuyên môn, nghiệp vụ cao vì vậy nếu luân
chuyển sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, chỉ luân chuyển
khi cán bộ không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và
khi bị kỷ luật…

18


Chương 5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
5.1.1 Kết quả đạt được
 Qua nghiên cứu về việc Vận dụng các phương pháp, kỹ
thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra, kiểm tra sai
lệch thuế TNDN, thông qua việc nghiên cứu các hồ sơ
kiểm tra, thanh tra thuế TNDN tại quận Tân Bình từ năm
2009 đến năm 2013, cùng với phân tích thống kê mô tả
đã có kết quả rằng có thể vận dụng các phương pháp,
kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động TTKT thuế, các
phương pháp, kỹ thuật áp dụng gồm: phương pháp kiểm
toán cơ bản, phương pháp kiểm toán tuân thủ và các kỹ
thuật được áp dụng trong kiểm toán như kỹ thuật phân
tích, điều tra, kiểm tra…
19


Chương 5. Kết luận và kiến nghị (tt)
5.1.2 Những hạn chế
 Thực tiễn hoạt động TTKT thông qua khảo sát cho thấy

ngành thuế chưa có các phương pháp và kỹ thuật TTKT
thuế để áp dụng nhất quán giữa các các bộ làm công tác
thanh tra, kiểm tra thuế.
 Các văn bản hướng dẫn chưa được kịp thời gây không
những khó khăn cho CQT và cho cả NNT. Quy trình
thanh tra, kiểm tra thuế còn thiếu các văn bản hướng
dẫn chi tiết về các phương pháp, kỹ thuật đánh giá rủi ro.
 Cơ sở dữ liệu và thông tin về NNT tại cơ quan thuế
chưa được quan tâm, chưa có sự phối hợp với các ban
ngành có liên quan.

20


Chương 5. Kết luận và kiến nghị (tt)
 5.1.3 Nguyên nhân
 Về cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, các văn bản
hướng dẫn không rõ ràng gây khó khăn cho DN và cho
Cơ quan thuế.
 Về lực lượng cán bộ TTKT thuế còn thiếu, chưa được
chuyên sâu.
 Về công tác nâng cao năng lực chuyên môn cho cán
bộ thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm.
 Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT làm căn cứ cho việc
phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của
NNT còn sơ sài, chưa được gắn kết với các ban ngành
khác.
21



Chương 5. Kết luận và kiến nghị (tt)
 5.2 Một số giải pháp có thể vận dụng phương pháp,
kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động TTKT thuế.
 5.2.1 Quan điểm
 Quan điểm kế thừa: Hoạt động TTKT thuế mặc dầu chưa
hoàn thiện như mong muốn, nhưng có nhiều vấn đề còn
phù hợp, vì vậy với quan điểm kế thừa, luận văn sẽ lọc
bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung mới
những quy định phù hợp, nhất là các quy định nhằm
nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
 Quan điểm hội nhập: Ngành thuế Việt Nam nói chung và
CCT.TB nói riêng luôn cập nhật cái mới để theo kịp trình
độ quản lý của thế giới là cần thiết. Nhiều nước trên thế
giới quản lý theo cách hiện đại, quan điểm này giúp luận
văn đưa ra nhóm giảp pháp hiện đại, theo mô hình quản
lý trên thế giới.
22


Chương 5. Kết luận và kiến nghị (tt)
 5.2.2 Các giải pháp cụ thể .
 Về nguồn lực
 Đổi mới quy trình lập kế hoạch TTKT
 Phát triển tin học phục vụ công tác quản lý thuế
 Hoàn thiện hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về NNT
 Đổi mới công tác TTKTdoanh nghiệp qua việc
thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
 Tổ chức tốt công tác xử lý sau TTKT.

23



LOGO
www.themegallery.com



×