Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Bình luận bộ luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (NXB lao động 2010) đinh thế hưng, 65 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 65 trang )

VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Ths. Đinh Thê Hưng -ThS. Trần Văn Biên

BlNHLUÂN

BỘLUÂTHÌNHSỰ
CỦA NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI
NAM

• CHỦ NGHĨA VIỆT

ĐÃ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2009


BÌNH LUẬN
BÔ LUÂT H ÌNH S ư


VIỆN NHÀ NUỒC VÀ PHÁP LUẬT
Thạc sỹ: ĐINH THẾ HƯNG - Thạc sỹ: TRẦN VĂN BIÊN

BÌNH LUẬN
BỘ LUẬT H ÌN H S ự






NĂM 1999


SỬA ĐỔI, BỐ SUNG NĂM 2009

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG


LỜI GIỚI THIỆU
pộ luật Hình sự năm 1999 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000)
đen uiy đã góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội
phạt?; bào vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, báo vệ quyển và lợi ích hợp
pháp cùa công dân, cùa các cơ quan, tó chức; xây dựng nếp song và làm
việc heo pháp luật, phục vụ hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triến đất
nước Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, nhất là trước sự thay đôi
nharh chóng cùa tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình chù động
hội thập quốc tế cùa nước ta, nhiều quy định cùa Bộ luật Hình sự năm 1999
đã bk' lộ những điểm vướng mắc, bất cập, hạn chế nhất định.
Jrước tình hình đó, ngày 19/6/2009, Quốc hội Việt Nam đã ban hành
Luật Sửa đồi, bố sung một so điều cùa Bộ luật Hình sự năm 1999 nhằm thế
chế ĩóa chính sách hình sự nhân đạo cùa Đáng và Nhà nước ta, cập nhật đề
hình sự hóa một số hành vi mới đang gây nguy hiếm cho xã hội, cũng như
phi íìnlì sự hóa một sổ hành vi bị coi là tội phạm trong Bộ luật Hình sự
tum 1999. Việc ban hành Luật Sửa đôi, bô sung một sổ điểu cùa Bộ luật
Hbìt sự năm 1999 là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện
phÚỊ luật hình sự cùa Nhà nước ta, đáp img yêu cầu đau tranh và phòng,
chồ ta tụi phạm trong tình hình mới.

Dế góp phần nâng cao nhận thức chung về pháp luật hình sự, cung cấp
tòi lệu cho bạn đọc tìm hiếu về nhữĩig nội dung cơ bản cùa Bộ luật Hình sự
hiện hành, cũng như nhừttg điếm mới vừa được sửa đổi, bô sung của Bộ luật
nàv, Nhà xuất bàn Lau Động xuất bàn cuốn sách: Bình luận Bộ luật
ỉỉìn i sự năm 1999 (sửa đổi, bỗ sung năm 2009). Cuốn sách do các nhà

nẹ/lên cứu đến từ Viện Nhà nước và Pháp luật biên soạn.
Kin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tháng 12 năm 2010
NHÀ XUẨT BẢN LAO ĐỘNG


BÌNH LUẬN

PHẨN CHUNG
Chương I

___________ ĐĩỂU KHOẢN Cơ BẢN___________
Chương này gồm 4 điều nhưng đều là những điều rất quan trọng với
ý nghĩa là những điều khoản cơ bản quy định: Nhiệm vụ của Bộ luật
Hình sự; cd sở của trách nhiệm hình sự; nguyên tắc xử lý; trách nhiệm
đấu t'anh phòng ngừa và chống tội phạm.
ĐIỂU 1. NrilỆM VỤ CỦA BỘ LUẬT HÌNH sự

B) luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền
làm (hủ của nhân dân, bảo vệ quyền binh đẳng giữa đồng bào các dân
tộc, bỉo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tô
chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm
tội; đing thời giáo dục mọi người có ý thức tuân theo pháp luật, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Đĩ thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt
đối vá người phạm tội.
Bình luân:

Cín cứ vào quy định của điều luật có thể khái quát Bộ luật Hình sự
Việt Nam có 3 nhiệm vụ không thể tách rời nhau đó là:

a Nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ trật tự pháp luật
xã hộ chủ nghĩa;
b Nhiệm vụ đấu tranh chông và phòng ngừa tội phạm;
c; Nhiệm vụ giáo dục mọi người nâng cao ý thức tuân theo pháp
luật, ohòng ngừa và chống tội phạm.
B)
luật Hình sự bảo vệ những quan hệ nhất định bàng cách nêu ra
nhữnỉ hành vi xâm hại những quan hệ đó, mức độ nguy hiểm cho xã hội
như tiế nào là tội phạm và quy định hình phạt cần phải áp dụng đối vái


người phạm tội. Từ đó làm căn cứ pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm
hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cho việc ốp dụng
pháp luật của các Toà án đối vối người thực hiện tội phạm.
Khi nêu ra tội phạm và quy định hình phạt tương ứng đố thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ, Bộ luật Hình sự thực hiện nhiệm vụ đáu tranh chông
tội phạm và phòng ngừa không để tội phạm xảy ra, đồng thời qua đó
cũng giáo dục động viên mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
ĐIỂU 2. Cơ Sỏ CỦA TRÁCH NHIỆM HÌNH sự

Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy đính mới
phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bình luân:

Cản cứ vào nội dung của điểu luật cho thấy: Cơ sở của trách nhiệm
hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là
tội phạm. Mặt khác, qua quy định này Bộ luật Hình sự loại trừ việc áp
dụng Luật Hình sự theo nguyên tắc tương tự mà các vãn bản pháp luật
hình sự trước đây đã quy định (như pháp lệnh trừng trị các tội phản

cách mạng từ ngày 30/10/1967, 2 pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm
tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970).
Nguyên tắc tương tự về luật là nguyên tắc cho phép đốì với hành vi
nguy hiểm cho xã hội xét thấy cần thiết phái xử phạt mà chưa có diều
luật quy định là tội phạm thì có thô vận dụng diểu ỉuật về một LỘI phạm
cùng tính chất và được biểu hiện bằng những hành vi gần giống hay gọi
là điều luật quy định tội phạm tương tự. Việc áp dụng nguyên tắc tương
tự về luật là có tác động tích cực trong điều kiện trước đây Nhà nước ta
chưa có Bộ luật Hình sự hoàn chỉnh. Trong quá trình xây dựng Bộ luật
Hình sự, có ý kiến cho rằng Nhà nước ta nên duy trì nguyên tắc đó để
khỏi bó tay, vì chúng ta chưa thể bảo đảm là đã dự kiến hết mọi hình
thức phạm tội có thể xảy ra trong tình hình tội phạm phức tạp hiện nay
và vì việc bổ sung pháp luật khi thấy cần thiết khó có thể thực hiện dược
nhanh chóng.
Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng không cần thiết phải duy trì
nguyên tắc này. Vì với kinh nghiệm của quá trình đấu tranh chống tội
phạm và tham khảo kinh nghiệm của các nưổc anh em, vê cơ bản chúng
ta có thể dự kiến hết các hình thức tội phạm, nhất là các tội phạm
nghiêm trọng. Nếu gặp trường hợp cá biệt xảy ra và thấy cần th:êt phải
xử phạt một hình thức tội phạm mới, mà Bộ luật Hình sự chưa dự kiến
8


được thì phải nhanh chóng bố sung pháp luật, qua đó củng cố và kiện
toàn công tác xây dựng pháp luật. Mặt khác cũng cần lưu ý là Bộ luật
Hình sự của nhiều nước trên thế giói không quy định việc áp dụng
nguyên tắc tương tự vê luật và Liên hợp quốc đã có văn kiện quy định:
"Khcng một ai có thể bị kết tội về những hành động hoặc không hành
động nếu khi xảy ra theo Luật trong nước hay L uật quốc tế, không cấu
th àm một hành vi phạm tội".

'Irưốc đây, Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ Ighĩa Việt Nam thông qua ngày 27/6/1985 có hiệu lực kể từ ngàv
1/1/1986 quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Luật Hình sự
quy lịnh mối phải chịu trách nhiệm hình sự..." là có ý nghĩa dự kiến
tình lìn h khi có yêu cầu khẩn trương thì Hội đồng Nhà nước cản cứ vào
điểu 100 (điểm 4 hoặc đoạn cuôi cùng) của Hiến pháp ra Pháp lệnh quy
định một tội phạm mới và cùng Quôc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần
nhất của Quôc hội đê bô sung vào Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, quy định
này chông phù hợp vói Điều 8 khoản 1 của Bộ luật Hình sự: "Tội phạm
là hỉnh vi... đã được quy định trong Bộ luật Hình sự...". Vì vậy, Bộ luật
Hìnl sự 1999 quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật
Hìnl sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Điều này có
nghĩi là việc xác định tội phạm và quy trách nhiệm hình sự cho một
ngưò nào đó cần phải căn cứ vào những quy định của Bộ luật Hình sự
chứ chông phải căn cứ vào Luật hình sự. Đây là cái môc đánh dâu sự
phát t riển và hoàn thiên của Luật hình sự Việt Nam. Qua kinh nghiệm
đấu -ranh phòng ngừa và chống tội phạm gần nửa thê kỷ của chính
quyến nhân dân ở nưốc ta, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm và thành tựu
của )háp luật hình sự tiến bộ trên thê giới, cho phép Nhà nước ta dự
kiến một cách đầy đủ các tội phạm quy định vào Bộ luật Hình sự và coi
đó lè cơ sở duy nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự đôi với một người
đã tỉực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Không áp dụng pháp luật
tươnỊ tự là yêu cầu của n g u y ê n tắc pháp chế, bảo đảm cho pháp luật
hình sự được áp dụng thông nhâ't. Đó củng là một tiêu chuẩn của Luật
Hìnl sự tiến bộ và văn minh.
ĐIẼl 3. NGUYÊN TẮC xử LÝ

Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh
chónỊ, công m inh theo đúng pháp luật.
i.

Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân
biệt lam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.


Nghiêm trị người chủ mứu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cô chống đối,
lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạ.Tì đê
phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tô chức, có tính
chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoan hòng đôi với người tự thú, thành khấn khai báu, tô giác n,gười
đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa /hoặc
bồi thường thiệt hại gây ra.
3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, th ì có
thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hinh phạt từ, giao họ cho cơ quan, tổ
chức hoặc gia đinh giám sát, giáo dục.
4. Đôi với người bị phạt tù thi buộc họ phải chấp hành hình p hạt
trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã
hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thi xét để giảm việc chấp hành hình phạt1:
5. Người đã chấp hành xong hỉnh phạt được tao điều kiện làm ăn,
sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiệm do
luật định thì được xoá án tích.
Bình luân:

Điều 3 đề cập đến nguyên tắc xử lý, thể hiện chính sách hình sự của
Đảng và Nhà nưóc ta đối với mọi hành vi phạm tội, từ khi xảy ra cho
đến khi người có hành vi phạm tội bị kết án và chấp hành xong hành
phạt. Điểu này phản ánh kết quả thực tiễn chống và phòng ngừa tội
phạm ở đất nước ta.
Có ý kiến cho là không cần quy định Điều 3 này vì nó chung chưng,
không quy định gì cụ thể về mặt pháp lý; cần vận dụng diều này vào ctác
điều mối về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ vào việc quy định các tội

phạm cụ thể...; các khoản 3 và 4 quy dịnh trùng với Luật Tô tụng hành
sự, việc nêu ra những con người cụ thể trong khoản 2 về nguyên tắc: xử
lý và thiếu khách quan về mặt kỹ thuật lập pháp, lẽ ra chỉ nêu các loại
hành vi.
Sự thật Điều 3 được khẳng định là rất cần thiết, vì nó thể hiiện
chính sách hình sự của Đảng và Nhà nưốc ta và là tư tưởng chỉ đạo t(Oàn
bộ Bộ luật Hình sự. Cũng có thể vận dụng tinh thần của Điều này vào
các điều khoản khác, nhưng chính sách hình sự sẽ không được tập
trung, không làm nổi bật được, do đó khó .có căn cứ rõ ràng để giáo dlục,
quán triệt. Các văn bản pháp quy về hình sự ban hành trước kia đềui có
nhiều điều khoản nói đến chính sách hình sự, nhưng không đầy đủ,
không toàn diện vì mỗi văn bản pháp quy có một yêu cầu nội dung riêmg.
Nay Bộ luật Hình sự hoàn chỉnh không thể bỏ qua dịp thể hiện chánh
10


sách lình sự một cách toàn diện. Luật Hình sự là luật về nội dung, Luật
Tô" tụng hình sự là luật vê hình thức. Hai luật đó có khác nhau và không
thể trùng lặp nhau được. Nhưng hai luật đó lại có mốì quan hệ chặt chẽ
VỎ1 nhau và phải dựa vào nhau dê tồn tại. Do đó nếu chính sách hình sự
được thê hiện một cách toàn diện trong Luật Hình sự, thì không thể
không đề cập phần nào đến lĩnh vực tố tụng hình sự. Chính sách hình
sự thiờng thường nhắm vào hành vi, nhưng nếu có để cập đến loại người
nào (ví dụ lưu manh, côn đồ) thì cũng là nói đến hành vi phản ánh bản
chất của những con người này.
Khoản 1 của điểu luật nêu đường lối chung của nguyên tắc xử lý.
Hành vi phạm tội của bất cứ ai cũng đều phải được phát hiện kịp thời, ai
cũng có quyền phát hiện và phát hiện vê bất cứ ai. c ầ n hết sức khắc
phục tình trạng có hành vi phạm tội còn được giấu giếm hoặc không bị
phát liên. Hành vi phạm tội đã được phát hiện thì phải được điểu tra kỹ

lưỡng để có kết luận rõ: đúng, sai, tính chất và mức độ của hành vi.
Hành vi phạm tội đã được kết luận rõ ràng thì phải được xử lý nhanh
chóng, công minh. Tuỳ theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi
phạm tội*mà áp dụng biện pháp xử lý khác nhau, bảo đảm cho mọi hành
vi phim tội phải được xử lý theo đúng pháp luật, đồng thời không để
một còng dân nào bị xử lý trái pháp luật, không để lọt người phạm tội,
khônp làm oan sai người vô tội.
P ìá t hiện kịp thời cùng với điểu tra kỹ lưỡng, kết luận rõ ràng vê tội
phạm phải dẫn tối kết quả và xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng
pháp Aiật, đó là các yêu cầu có quan hệ chặt chẽ với nhau và hình thành
đườnÉ lối chung của nguyên tắc xử lý mọi hành vi phạm tội.
Đ)i với hành vi được kết luận rõ ràng là phạm tội, việc xử lý nhanh
chóng công minh phải tuân theo chính sách cơ bản được thế hiện một
cách lổng hợp trong nhiều chỉ thị, Nghị quyết của Đảng là: "Mọi người
phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật"; "trấn áp kết hợp với khoan
hồng, trừng trị kết hợp vối giáo dục, cải tạo" và được thể hiện một cách
cụ thí' thành nguyên tắc trừng trị quy định tại khoản 2.
Ciính sách này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ những thành quả của
chủ nỉhĩa xã hội, đồng thòi chống mọi sự phá hoại của kẻ thù bên ngoài
và bê '1 trong, từ yêu cầu đấu tranh chôYig tội phạm, một tất yếu khách
quan, một quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là thể hiện đức tính
truyền thống nhân ái, độ lượng của dân tộc ta, đồng thời cũng xuất phát
từ thục tế tình hình hàng ngũ những người phạm tội, chông chính quyền
nhân lân và người phạm tội khác.
11


Trong sô những người phạm tội chông chính quyền nhân dân. có loại
đặc biệt nguy hiểm do ý thức căm thù sâu sắc đôi với cách mạng. Họ
thường là những người chủ mưu, cầm đầu, chi huy, là nhửng người

ngoan cô" chống đối đến cùng. Nhưng cũng có loại có tính nguy hiếm hạn
chế, do trình độ nhận thức chính trị nông cạn. do bị mô hoặc, lừa phình,
lầm đường mà tham gia tổ chức chống chính quyền nhân dân. nửa
chừng dễ sinh giao động, không dám dấn sâu vào con đưòng phạm tội; có
loại sau khi phạm tội tỏ ra ăn nản, tự thú, thật thà khai báo tô giác
đồng bọn lập công chuộc tội.
Trong những người phạm tội khác có loại rất nguv hiểm như bọn lưu
manh, côn đồ, những ngưòi biến chất, sa đoạ. lợi dụng chức vụ quyển
hạn để phạm tội, những người phạm tội có tô chức, cố ý gây hậu quả
nghiêm trọng. Mặt khác có loại có tính nguy hiểm hạn chế như: Tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tự thú và thật thà khai báo, tô giác
đồng bọn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Nghiêm trị hay trừng trị nghiêm khắc trong tình hình hiện nay phải
là quán triệt tình hình, nhiệm vụ và thấu suốt yêu cầu của C1UỘC đấu
tranh chông tội phạm trong giai đoạn cách mạng mới; nhằm trúng
những đôi tượng cần phải kiên quyết trấn áp, đã thể hiện mộl cách khái
quát ở khoản 2 của Điểu luật.
Nghiêm trị không có nghĩa là nhâ't thiết phái xử tử hình hoặc tù
chung thân, mà phải cân nhắc, đánh giá đúng đắn tính chất nghiêm
trọng của tội phạm, tính chất nguy hiểm cho xã hội của nhân thâ n người
phạm tội và trong phạm vi đường lối. phốp luật đối tượng từng phạm tội
cụ thể, có quyết định trừng trị nghiêm khắc, không do dự, không rụt rồ.
Có loại xứng đáng được khoan hồng bằng nhiều cách như: Miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc tuyên án nhẹ tuỳ theo tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm
tội. Những người phạm tội cần được giáo dục. cải tạo để họ trở thành
người công dân lương thiện, có ích cho xã hội.
Trấn áp và trừng trị cùng với khoan hồng và giáo dục cải tạo là hai
mặt có quan hệ và phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Có kiên quyết nghiêm
trị những người phạm tội nguy hiểm thì mái có điểu kiện xử lý khoan

hồng rộng rãi đối với những phạm tội ít nguy hiểm. Ngược lại, càng khoan
hồng rộng rãi những người không chủ mưu thì lại càng có điểu kiện phân
hoá cao độ những người chủ mưu, cầm đầu, cô lập những người phạm tội
nguy hiểm đặc biệt. Mặt khác, dù là nghiêm trị hay khoan hồng đều phải
thể hiện được tính giáo dục, cải tạo. Điều đó có nghĩa không vùi dập người
phạm tội, không dồn họ vào con đường cùng, mà là nâng đỡ, m ở đường
12


cho 1( trở lại thành người công dân lương thiện. Nó có tác dụng phòng
ngừi riêng đối với người phạm tội và cũng có tác dụng phòng ngừa chung
đối VỈ1 những người đang có ý định phạm tội.
Cũng nhằm mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung,
tính giáo dục, cải tạo còn được thế hiện trong những trường hợp khác
nhaL như:
• Đối với những người có hành vi nguy hiểm ít nghiêm trọng như:
Lần đầu phạm tội, ít nghiêm trọng và đã hổi cải, thì có thể áp dụng
nhữrg hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù hoặc áp dụng biện pháp không
phạt tù như giao họ cho các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội
giáo dục hoặc cho gia đình giám sát, giáo dục (khoản 3).
• Đối với những người bị phạt tù đang chấp hành hình phạt trong
trại ỊÌam mà lao động cải tạo tốt, có nhiều tiến bộ, có thể xét để giảm
việc :hấp hành hình phạt (khoản 4).
Đối với những người đã chấp hành xong hình phạt thì tạo điều kiện
cho 1 Ọ làm ăn, sinh sống lương thiện, khi họ có đủ điều kiện do luật
định thì xoá án (khoản 5).
ĐIỂl 4. TRÁCH NHIỆM ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA VÀ CHÔNG TỘI PHẠM

. Các cơ quan Công an, Kiêm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và
các (ơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng,

nhiện vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của
Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chông tội phạm,
giárr sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

ỉ. Các cơ quan, tô chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc
quy in quản lý của minh nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và
tuâr theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sông xã hội chủ
ngha; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội
phạn trong cơ quan, tố chức của mình.
ì. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đâu tranh phòng
ngừi và chông tội phạm.
B ìm luân:

Dấu tranh phòng ngừa và chông tội phạm là một việc khó khăn,
phứ.- tạp, lâu dài, là một bộ phận của cuộc cách mạng xã hội chú nghĩa
và C) tính quy luật. Để bảo đảm thắng lợi trong cuộc đấu tranh này phải
XẮC ỉịnh trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và của
mọi công dân.
13


Trước hết đó là trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn mà chủ
yếu là các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp và Thanh tra
phải thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình; phải bàng những
biện pháp nghiệp vụ của mình, một mặt dựa vào tính tích cực <‘ách
mạng của quần chúng để thẩm tra kỹ lưỡng; kết luận rõ ràng nhữníĩ tội
phạm được phát hiện và vận dụng những đường lối xử lý đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật và kịp thòi. Mật khác các cơ quan này phải
hướng dẫn, giúp đõ các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức x ã hội và
công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các cơ quan chuyên

môn phải là chỗ dựa cho cuộc đâu tranh cách mạng này của quần, chúng.
Các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội có trách nhiệm vê mọi
hành vi phạm tội của những người thuộc quyền quản lý của mình. Tuỳ
theo nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh thục hiện tội phạm và tính ehất
của tội phạm đó là trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự của cơ
quan, tổ chức xã hội hoặc là trách nhiệm hình sự của thủ trưởng hay cán
bộ phụ trách (ví dụ theo Điều 204, 205 Bộ luật Hình sự).
Vì vậy các cơ quan Nhà nước và các tồ chức xã hội có nhiệm vụ giáo
dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác,
ý thức bảo vệ.

14


Chương n

HIỆU Lực CỦA Bộ LUẬT HÌNH s ự








t

Gương II của Bộ luật Hình sự có 3 điểu (5, 6, 7) thông qua việc xác
đ ịn h ú ệ u lực của Bộ luật Hình sự nói lên chủ quyền của Nhà nước ta về
m ật juật hình sự.

ỉiệu lực của Bộ luật Hình sự được xem xét dưới hai khía cạnh. Hiệu
lực c a Bộ luật Hình sự theo không gian, tức là Bộ lu ật Hình sự có hiệu
lực ởihững nơi nào và đối với những ai? (Điêu 5 và Điều 6).
íiệu lực của Bộ luật Hình sự theo thời gian, tức là Bộ luật Hình sự
có hiu lực từ lúc nào? (Điều 7).
ĐIỂU5. HIỆU Lực CỦA BỘ LUẬT HỈNH sự Đốl VỚI NHỮNG HÀNH VI
HẠM TỘI TRÊN LÃNH THổ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VỆT NAM

1 Bộ lu ậ t H ình sự được áp dụng đối với mọi hành vi p h ạ m tội thực
hiện rèn lãnh th ổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt N am .
2 Đối với người nước ngoài p hạm tôi trên lãnh th ổ nước Cộng hoà xã
hội c.ủ nghĩa Việt Nam thuộc đôi tượng được hưởng các quyển miễn trừ
ngoạ giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt
N am theo các điều ước quốc tế mà nước Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa Việt
N am ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách
nhiệr. h ìn h sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
B ìn H u â n

l ũ khoản 1 của Điều luật, Bộ luật H ình sự Việt N am có hiệu lực
đôi vi mọi h àn h vi phạm tội của bất cứ ai thực hiện trên lãnh thổ nước
Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, Bộ lu ậ t H ình sự
Việt >ỉam có hiệu lực trên toàn bộ lãnh th ổ Việt Nam đối vói nhữ ng
hànhvi phạm tội của những người sau đây: Công dân Việt Nam, người
nước ngoài (trừ những người được hưởng quyền miễn trừ về xét xử
h ình iự của Việt Nam) và người không quổc tịch. Đó là theo nguyên tắc
lãnh hổ.
15



Khái niệm lãnh thổ Việt Nam đã được Điếu 1 Hiến pháp năm 1992
chỉ rõ bao gồm: Đất liền, vùng trời, vùng biên và các hái đao. Theo
tuyên bô của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngày 12-5-1977 và theo Luật pháp quốc tế. có thê nói rõ lãnh thô
Việt Nam bao gồm:
- Đất liền tròng biên giới Việt Nam.
- Vùng tròi Việt Nam. tức là không gian bên trôn đất liền, bên trên
các vùng biển, thềm lục địa và các hái đáo Việt Nam.
- Các vùng biển (lãnh hài, vùng tiếp giáp lãnh hải. vùng đặc quyền
kinh tể) và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thô Việt Nam ở ngoài vũng lãnh
hải cùng với lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyển kinh tế và thềm
lục địa.
- Lòng đất Việt Nam, tức ìà khoảng bên dưới đất liền, các vùng biển,
các hải đảo và quần đảo thuộc lãnh thố Việt Nam
- Những tàu quân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đi lại mang cò Việt Nam và các xuồng của chúng, dù là ở đâu.
- Những tàu không phải là tàu quân sự của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đi lại trên biển cả mang cờ Việt Nam.
- Những máy bay của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
không ở hay không bay trên lãnh thô nước ngoài.
Hành vi phạm tội được coi là thực hiện trôn lãnh thổ nước Việt Nam
khi hành vi ấy hoặc hậu qiia L'ủa hố xẩy ra trễh laiili thố Việt Nam. tức
là những trường hợp sau đây:
- Tội phạm bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là
trường hợp thông thường, tội phạm đượe thực hiện và hoàn thành trên
lãnh thổ Việt Nam, người thực hành và mọi đồng phạm đều phải chịu
trách nhiệm theo Bộ luật Hình sự Việt Nam.
- Tội phạm bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng sẽ kết thúc ngoài
lãnh thổ Việt Nam. Đó là những trường hợp phạm tội trong đó thiệt hại

không thể phát hiện hoàn toàn đầy đủ ngay tức khắc và tại nơi nó đã
được thực hiện.
- Tội phạm bắt đầu ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhưng hậu quả đã xảy
ra hoặc phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ: Đặt mìn nổ chậm
trên máy bay hoặc xe lửa ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đe mìn nổ khi máy
bay, xe lửa vào Việt Nam. đó là trường hợp phạm tội trong đó thiệt hại
gây ra cho khách thể bị xâm hại không phải ở tại nơi mà người có lỗi
trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
16


Mật khác, theo khoản 1 của Điều luật thì:
Người nưốc ngoài và người không quốc tịch (tức là người thường
trú hoặc tạm trú trên lãnh thố Việt Nam và không có quốc tịch của một
nước nào) cũng phải chịu trách nhiệm theo Bộ luật Hình sự Việt Nam,
nếu ìọ thực hiện tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam, tức là theo luật của
nơi tiực hiện tội phạm đó. Đó là nguvên tắc chủ quyền.
-Tuy nhiên, theo khoản 2 của Điều luật, đốì với những người nước
ngoà được hưởng đặc quyền ngoại giao theo Luật quốc tế, đế cho họ có
điều kiện thuận tiện hoạt động, cản cứ vào pháp luật hiện hành của
nước Việt Nam và các Hội nghị hoặc tục lệ quốc tế, họ không bị Toà án
Việt Mam xét xử về mặt hình sự, nếu họ thực hiện tội phạm trên lãnh
thô Mệt Nam. Vấn để trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bàng
con cường có sự thoả thuận của Nhà nước uỷ nhiệm họ. Đó là dựa trên
cơ sởquan hệ bình đang qua lại với nước ngoài.
'Ihông thường, những người được hưởng đặc quyền ngoại giao là
các cại diện nước ngoài, thành viên các phái đoàn Quốc hội và Chính
phủ Híớc ngoài, những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
(đại ỉứ, công sứ...), thành viên của các cơ quan đó (cố vấn, đại diện
thươig mại, tuỳ viên quân sự, bí thư thứ nhất, hai, ba...); các thành

viviôn ió không phải là công dân Việt Nam. Ngoài ra, là cán bộ, nhân
viên Igười nước ngoài của cơ quan đại diện thường trú và các tổ chức
quốc tế tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng đặc
quyềi miễn tư pháp.
ĐIẾU 6. HIỆU Lực CỦA BỘ LUẬT HỈNH sự Đốl VỚI NHỮNG HÀNH VI
PHẠM TỘI ở NGOÀI LÃNH THổ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
hGHĨA VIỆT NAM

1 Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã
hội ciủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hỉnh sự tại Việt
Nam theo Bộ luật này.
C^uy định này củng được áp dụng đôĩ với người không quốc tịch
thườig trú ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2 Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ ìghĩa Việt N am có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật
Hinhsự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều
ước cuốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
than, gia.
17


Bình luân:

Khoản 1 của Điểu luật đề cập đến hiệu lực của Bộ luật đôi với hành
vi ở ngoài lãnh thổ nưốc Việt Nam.
Công dân Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Việt Nam.
không những khi họ đang ở trong nước, mà cả khi họ ỏ ngoài nước. Vì
vậy nếu công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thô nước Việt Nam,
trên lãnh thổ nước ngoài, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ

luật Hình sự Việt Nam, dù họ đã bị hay chưa bị truy cứu trách nhiệm
hình sự trên lãnh thổ của nước ngoài đó là xuất phát từ nguyên tắc quốc
tịch. Tất nhiên là công dân Việt Nam chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự khi hành vi do họ thực hiện được Bộ luật Hình sự Việt Nam nêu ra là
một hành vi phạm tội và phải bị trừng phat về mặt hình sự. Tuy nhiên,
nếu công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài đã chịu hình phạt theo
pháp luật của nước ngoài rồi, thì Toà án Việt Nam có thể giảm nhẹ hoặc
miễn hình phạt cho họ. Người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam
nếu phạm tội ở trên hay ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải chịu trách
nhiệm hình sự như công dân Việt Nam.
Khoản 2 đề cập đến vấn để trách nhiệm hình sự đối với hành vi
phạm tội của ngưòi nước ngoài, thực hiện ỏ ngoài lãnh thổ Việt Nam, có
phạm vi áp dụng hạn chê và phải có tác dụng thiêt thực. Khoản 2 đã chỉ
rõ hạn chế đó: "... trong những trường hợp được quy định trong các điều
ước quôc tê mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia".
ĐIỀU 7. HIỆU Lực CỦA BỘ LUẬT HỈNH sự VỀ THỜI GIAN

1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều
luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được
thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn,
một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các
quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng
đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực
thi hành.
3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng
nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc
mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình

phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người
18


phan tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước
khi tiều luật đó có hiệu lực thi hành.
B ìm luân:

"hông thường một Bộ luật Hình sự có hiệu lực kể từ sau khi Bộ luật
ấy đíợc chính thức công bố (khoản 1). Nhưng thời gian sau khi Bộ luật
đươ( công bố có thể là một vài tháng, một vài ngày hoặc ngay tức khắc.
Vì vỉy, thòi gian đó phải được quy định trong một văn kiện pháp luật
churg hoặc chính ngay trong Bộ luật được công bố.
Hiện nay, theo Hiến pháp năm 1992, các luật phải được công bố
chận nhất là 15 ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua (Điều 88),
Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyển hạn công bố Hiến pháp, luật, Pháp
lệnh (Điều 103), như vậy, nếu không có quy định gì khác, thì một đạo
luật hoặc một Pháp lệnh có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước công bô.
Đối 'ỡi Bộ luật Hình sự Việt Nam, Quốc hội thông qua Bộ luật, đồng
thòi Ịuyết định thời gian Bộ luật phát sinh hiệu lực. Ví dụ: Bộ luật Hình
sự rúm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực
ngà) 01/01/1986 và Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua
ngà} 21/12/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2000.
"hông thường, Luật hình sự chỉ có thể được áp dụng đối với những
hùnl vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra sau khi đạo luật đó có hiệu lực và
trước khi đạo luật ấy mất hiệu lực. Như vậy là nói chung Luật hình sự
khôìg có hiệu lực hồi tô. Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng thể hiện tinh
thần không có hiệu lực hồi tô như vậy ở khoản 2 của Điều 7. Sở dĩ Bộ
luật Hình sự quy định như vậy là do tội phạm được Bộ luật Hình sự quy
định thì người dân mới biết mà tránh; nếu hành vi của một người xảy ra

trướí khi có Bộ luật Hình sự, thì không thể áp dụng Bộ luật Hình sự mà
ngưà ấy chưa biết, để buộc họ phải chịu hình phạt. Cũng theo lý lẽ đó,
kliôrg thể áp dụng Bộ luật nêu ra một tội phạm tăng nặng hình phạt đối
với nột tội phạm đã nêu ra trước đây, để buộc người có hành vi phạm tội
chịu một hình phạt nặng hơn.
việc Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự ngày 21/12/1999 và quyết
định Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 là nhằm tạo điều kiện cho các
cơ qian trực tiếp có trách nhiệm chuẩn bị cho việc hưống dẫn thi hành
Bộ liật được chu đáo.

19


Chương m
_______________________________________

TỘI
PHẠM



Chương này gồm 15 điều (từ Điều 8 đến Điểu 22) và quy định các
vấn đề sau:
- Khái niệm tội phạm (Điều 8);
- Cấc hình thức phạm tội: Cô ý phạm tội (Điều 9), vô ý phạm tội
(Điều 10);
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12);
- Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; Sự kiện bất ngờ
(Điều 11); tình trạn g không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điêu 13):
phòng vệ chính đáng (Điều 15); tình thế cấp thiết (Điêu 16);

- Những giai đoạn phạm tội: Chuẩn bị phạm tội (Điều 17), phạm tội
chưa đạt (Điều 18), tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điểu 19);
- Những trường hợp có trách nhiệm hình sự: Phạm tội trong tình
trạn g say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác (Điều 14), đồng
phạm (Điều 20), che giấu tội phạm (Điều 21); không tô' giác tội phạm
(Điều 22).
ĐIỂU 8. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM

1. Tội p h ạ m là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật H ình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cô'ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh th ổ Tổ quốíc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hoá quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm p hạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
được quy đ ịnh trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít
nghiêm trọng, tội p h ạ m nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội p h ạ m ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho
xã hội m à mức cao nhất của khung hình p hạt đôi với tội ấy là đến ba
20


năn tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xả hội
ma nức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;
tội jhạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội
ma nức cao nhất của khung hình phạt đôi với tội ấy là đến mười lăm
năn tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc

biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
là tiên mười lăm năm tù, tù chung thản hoặc tử hình.
ị. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất
ngu' hiểm cho xã hội không đáng kề, thì không phải là tội phạm và được
xử 1’ bằng các biện pháp khác.
B ìm luân;
lọi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cácl cô ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnl thổ tổ quốc, xâm phạm chê độ chính trị, kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòig, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chứ:, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh đự, nhân phẩm, tự do, tài
sản các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Jăn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
đượ: quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít
nghêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạn đặc biệt nghiêm trọng.
rỏi phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lốn cho xã
hội n à mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm
tù; .ội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hai lốn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đôi với tội ấy là đến bảy năm tù; Tội
phạn rất nghiêm trọng là tội phạm gầy nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm
tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đôi với tội ấy là
trêr mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Những hành vi tuy có các dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất
ngu/ hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được
xử 1/ bằng các biện pháp khác.


Khoản 1 của Điều luật xác định khái niệm tội phạm một cách khoa
học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước về tội phạm. Nó
khỏig những là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những loại
21


tội phạm cụ thể trong việc phân các tội phạm của Bộ luật Hình sự mà
còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những diêu luật
quy định về từng tội phạm cụ thể.
Nếu như Điều 1 của Bộ luật Hình sự nêu lên những quan hệ xã hội
chung quan trọng nhất được Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm thì Điều 8,
khoản 1 đã cụ thể hóa những quan hệ xã hội đó thành những khách thể
của tội phạm. Đó là: Độc lập, chủ quyền, thông nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá. quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm "tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự...". Điều 8 khẳng định sự loại trừ việc áp dụng
Luật hình sự theo nguyên tắc tương tự (xem Điểu 2).
Khái niệm tội phạm luôn là vấn đề trung tâm cúa luật Hình sự.
Trong lịch sử có những quan niệm khác nhau vê khái niệm tội phạm.
Việc đưa ra khái niệm này cho phép phân biệt hành vi nào là tội phạm
hành vi nào không phải là tội phạm. Các luật gia tư sản nhấn mạnh
tính hình thức của tội phạm. Cụ thể họ cho ràng: Tội phạm là hành vi bị
luật Hình sự cấm hoặc là "Vi phạm pháp luật bị Bộ luật Hình sự trừng
trị": (BLHS Pháp 1810) hoặc là "Hành vi do luật Hình sự cấm bằng

nguy cơ xử phạt" (BLHS Thụy Sĩ nẫiri 1937). Nhu vậy, yếli UÍ luật Hình
sự quy định, luật Hình sự cấm, luật Hình sự trừng trị là đặc điểm (luy
nhất của tội phạm. Điều này hết sức nguy hiểm ở chỗ nhiều khi nó cho
phép nhà làm luật đữa ý chí chủ quan của mình vào việc quy định hành
vi nào là tội phạm. Tuy nhiên, yếu tô" luật định của tội phạm mà luật
Hình sự tư sản đưa ra đã cho thấy được tiến bộ vượt bậc. So với luật
Hình sự phong kiến tránh được sự tùy tiện khi coi một hành vi nào đó là
tội phạm. Được quy định tội phạm luật Hình sự hay Bộ luật Hình sự chỉ
là dấu hiệu hình thức của tội phạm. Tội phạm còn được xác định thông
qua dấu hiệu về mặt nội dung. Đó là: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội". Tuy nhiên đánh giá th ế nào là nguy hiểm cho xã hội là vấn
đề cần được làm sáng tỏ nếu không dễ rơi vào chủ quan, duy ý chí khi
quy định tội phạm. Các tiêu chí để xác định tính nguy hiểm cho xã hội ở
mức độ tội phạm gồm:
- Tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại
- Hiệu quả do hành vi phạm tội gây ra
22


-Tính chất và mức độ lỗi: các hình thức lỗi, các dạng lỗi, động cơ
mục lích phạm tội...
-Các yếu tố đặc trưng cho hành vi phạm tội như thòi gian, địa điểm,
hoàrcảnh, công cụ phạm tội.
7rong Bộ luật Hình sự Việt Nam còn có một yếu tố mà nhà làm luật
xem ihư 1 trong những yếu tô" làm tảng mức độ nguy hiểm cho xã hội
của lành vi đó là yếu tô’ nhân thân người phạm tội. Ví dụ yếu tô" "Đã bị
xử 1} hành chính"... Đây là vấn đề đang tranh luận trong khoa học luật
Hìnl sự. Bởi lẽ việc quy định yếu tố nhân thân của người thực hiện
hànl vi nguy hiểm cho xã hội "không phù hợp với nguyên tắc chung của
luật lìn h sự. Đó là nguyên tắc: Một người không thể bị xử phạt hình sự

về nlân thân xâu của họ" (xem Nguyễn Ngọc Hòa, câu thành tội phạm,
lý lum và thực tiễn, NXB CAND, 2004, tr. 102).
7ội phạm còn được thể hiện thông qua dấu hiệu: Năng lực trách
nhiện hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đây
là đíC tính quan trọng không thể bỏ qua khi quy định khái niệm tội
phạn. Năng lực trách nhiệm hình sự thể hiện ở khả năng người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức và điều được hành vi của
mìnl. Điều đó cho thấy cho dù gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nào đó
nhưrg nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm không nhận thức được
hànỉ vi, không điểu khiển được hành vi thì hành vi đó không là hành vi
tội piạm.
7ính có lỗi: Tội phạm luôn là hành vi có lỗi. Đã có lúc, có nơi luật
Hìnl sự coi những hành vi không ró lỗi là tội phạm. Đây được gọi là
npuyỉn tắc "quy tội khách quan" - chỉ căn cứ vào hành vi để buộc tội
tronf khi tội phạm là tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan. Yếu
tô klách quan là các hành vi, yếu tố chủ quan là lỗi. Lỗi là thái độ tâm
lý eủi người phạm tội đổì với hành vi của mình và hậu quả đối với hành
vi đó Lỗi có một quá trình hình thành từ khi phát sinh những nhu cầu,
xốc cịnh động cơ, mục đích, nhận thức các yếu tố chủ quan, khách quan
của lành vi và cuối cùng là lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi.
Như vậy, căn cứ vào Điều 8 BLHS có thể đưa ra khái niệm tội phạm
một :ách khái quát: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do ngưòi
có rúng lực TNHS thực hiện, có lỗi được quy định trong BLHS.
Hiện nay, trong khoa học luật Hình sự còn có ý kiến cho rằng tội
phạn còn một dấu hiệu nữa là tính phải chịu hình phạt.
-Khoản 2 Điểu luật quy định việc phân loại tội phạm:
Bộ luật Hình sự năm 1985 căn cứ vào tầm quan trọng của quan hệ
xã hri bị xâm phạm, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội hoặc do tính
23



chất và quy mô lớn của hậu quả đã gây ra mà phân loại tội phạm thành
hai nhóm: tội phạm nghiêm trọng và tội phạm ít nghiêm trọng.
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đôi với tội ấy là trên năm năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội phạm ít
nghiêm trọng.
Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm, tham khảo Bộ luật Hình sự của một sô nước trên thê
giới, Bộ luật Hình sự 1999 của Nhà nước ta đã phân loại tội phạm thành
4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Khoản 3 của Điểu luật quy định một cách cụ thể từng loại tội
phạm: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba
năm tù; Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lốn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối VỚI tội ấy là đến bảy năm tù:
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lón cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm
năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của hình phạt đốì vói tội ấy là trên
mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Sự phân loại tội phạm thành 4 loại như trên, vừa là biểu hiện cơ bản
của sự phân hoá trách nhiệm hình sự một cách rõ ràng, dứt khoát, vừa
là sự thông nhât cho sự phần hoá trách nhiệm hình sự trong phần các
tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự. Đây cũng là thể hiện sự phân hoá
trong đường lối đấu tranh phòng ngừa và chông các loại tội phạm khác
nhau và đó cũng là những căn cứ pháp lý thông nhát, giúp các nhà hoạt
động thực tiễn có thể thực hiện được nguyên tắc cá thể hoá hình phạt
khi áp dụng Luật hình sự, tránh áp dụng pháp luật một cách tuỳ tiện.

Việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa về nhiều mặt như: Tạo điều
kiện thuận lợi cho thực hiện chính sách cải tạo giáo dục, cho việc xác
định chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm v.v... thể hiện trong Bộ
luật Hình sự.
- Khoản 4 của Điều luật quy định: Những hành vi tuy có dấu hiệu
của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Ví dụ:
Trộm cắp vặt, gây thương tích nhẹ, vô ý gây thiệt hại nhỏ nhặt v.v...
24


(ó dấu hiệu tội phạm tức là có dầv đủ 4 dấu hiệu của tội phạm là
hàní vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, có
năn§ lực trách nhiệm hình sự, có lỗi.
"uy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khiến nó không bị coi là tội phạm
là tírh chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể.
ĐIỂL9. CỐ Ý PHẠM TỘI

(ố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
J Người phạm tội nhận thức rỏ hành vi của mình là nguy hiếm cho
xã hặ, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muấn hậu quả xẩy ra;
L Người phạm tội nhận thức rỏ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hà, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thê xảy ra, tuy không mong
muôi nhưng vẫn có ý thức đê'mặc cho hậu quả xảy ra.
Bin} luân:

7heo điều luật thì cô ý phạm tội được biểu hiện với hai hình thức lỗi:
( ố ý trục tiếp: Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiếm
cho jã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho
xã hci, thấy trưốc hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và mong

muối hậu quả xảy ra.
J.ét vê' lý trí, người phạm tội với lồi cô”ý trực tiếp, nhận thức được
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy
trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nghĩa là khi thực hiện
hànỉ vi chủ thể biết được hành vi của mình có hại cho xã hội, đi ngược
lại lri ích, các yêu cầu và chuẩn mực xã hội. Sự nhận thức này phụ
thuộ: vào những phẩm chất của chủ thể như kinh nghiệm sống, học vấn,
trí tuệ, hiểu biết pháp luật... khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội
của lành vi là phẩm chất đặc trưng của mọi người phát triển bình
thưòng, điều cần đặc biệt nhấn mạnh là sự nhận thức được tính chất
ngU} hiểm cho xã hội của hành vi không có nghĩa phải nhận được tính
trái )háp luật của hành vi. Một người biết hay không biết tính trái pháp
luật :ủa hành vi, không phải là điều kiện bất buộc để xác định họ có lỗi
hay chông có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội.
"hẩy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi là hình dung
ra niửng nét chung nhất, những đặc điểm nổi bật nhất của hậu quả do
nàrứ vi sẽ gây ra. Sự thấy trưóc hậu quả của hành vi, có thể ở mức độ
hình dung ra hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra và sự thấy
trướ: này xuất hiện trước hoặc trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho ;ă hội.
25


vể ý chí, ngưòi phạm tội mong muôYi hậu quà nguy hiểm cho xã hội
xảy ra, mong muốn hậu quả mà họ đã "thấy trước", đã hình dung ra khi
thực hiện hành vi sẽ xuất hiện trên thực tế. Xác định tồn tại trong ý
thức của chủ thể sự mong muôn xuất hiện hậu quà nào đó là vấn dồ rất
phức tạp, thông thường người ta phải đánh giá, phân tích toàn bộ các
tình tiết khách quan điển hình của hành động ý chí và cả những xứ sự
sau đó của chủ thể để xác định vấn để này.

CỐ ý gián tiếp: Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội, nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình, thấy trưốc hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó,
không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Đê mặc
cho hậu quả xảy ra có nghĩa là hậu quả xảy ra hay không xảy ra đối với
người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau, hậu quả nguy hiểm cho xã hội
xuất hiện trên thực tế hay không xuất hiện, người phạm tội cũng đều
chấp nhận. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội
theo đuổi mục đích khác vì thế họ nhìn thấy trưóc hậu quả nguy hiểm
cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích của mình
nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để cho hậu quả xảy ra.
v ể khía cạnh lý trí, cũng như cô" ý trực tiếp, trong trường hợp cô" ý
gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra.
Có một vấn đề về quan hệ tâm lý của người phạm tội với hậu quả
nguy hiểm cho xã hội hiện nay chưa đạt được sự thống nhất trong giới
nghiên cứu Luật Hình sự là: Khi người phạm tội thực hiệìì hành vi nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra nhưng chủ thể
không mong muốn hậu quả đó thì hình thức lỗi của người phạm tội là cô
ý trực tiếp hay cô”ý gián tiếp.
Có ý kiến xác định rằng: "không thể có trường hợp người phạm tội
đã thấy trước hậu quả tất nhiên phải xảy ra roà lại có thái độ bỏ mặc,
không mong muốn hậu quả đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội. Cũng có quan điểm khảng định, về lý thuyết cũng như thực tế hoàn
cảnh có thể xảy ra trường hợp người phạm tội thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội tất nhiên sẽ xảy ra, tức là hành vi mà chủ thể sẽ thực
hiện không tránh khỏi gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng thái độ tâm lý
của người phạm tội không mong muôn hậu quả đó. Quan hệ tâm lý của
chủ thể đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trách nhiệm không
mong muốn nhưng thấy trước hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra khi thực hiện

hành vi gần gũi với sự mong muốn hậu quả xảy ra hơn là có ý thức đế
mặc cho hậu quả xảy ra. Đó chính là cơ sở cho phép thừa nhận trách
26


nhiện này là cố ý trực tiếp. Giải thích theo quan điểm thứ hai là hợp lý
và thuyết phục.
N'oài ra hình thức cụ thể của lỗi cô ý là cô" ý trực tiếp và cô ý gián
tiếp đi trình bày trên đây, khoa học Luật Hình sự và thực tiễn còn phân
chia cúc hình thức cụ thể của lỗi cốý theo thòi điểm hình phạt nó so với
sự thic hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là cố ý dự mưu và cố ý không
có dự T1ƯU hay cô ý đột xuất. Người phạm tội cân nhắc, tính toán vê việc
thực hện tội phạm trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là
cô ý ó dự mưu, nếu người phạm tội vừa nảy sinh ý định phạm tội đã
thực liên ngay ý định đó mà không có sự tính toán, cân nhắc cụ thể
trưóc ló vê việc thực hiện tội phạm là cốý đột xuất.
Tieo mức độ cụ thê của hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể
hình iung ra trước khi thực hiện tội phạm, ngưòi ta phân chia lỗi cố ý
thàrứ cô" ý xác định và cô”ý không xác định. Nếu người phạm tội hình
dung iược cụ thể, xác định được rõ ràng hậu quả nguy hiểm cho xã hội
xảy rí khi thực hiện hành vi là cố ý xác định, trường hợp người phạm tội
nhin '.hẩy trước hậu quả xảy ra nhưng không rõ ràng, không cụ thể, chủ
thể clấp nhận bất kỳ một hậu quả nào đó trong sô các hậu quả đã hình
dung *a hoặc bất kỳ một mức độ nào của hậu quả là cô" ý không xác định.
ĐIỂU 10. VÔ Ý PHẠM TỘI

Vi' ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xả hội, nhứng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra
hoặc (ó thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thê gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy
trước 'lậu quả đó.
Bình luân:

Đ nh nghĩa lỗi vô ý trên đây đã phân biệt hai hình thức lỗi vô ý là vô
ý phạn tội vì cẩu thả và vô ý phạm tội vì quá tự tin.
"heo khoản 1 của Điều luật thì: Vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi
của rrột người trong trường hợp thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậj quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không
xảy rí. hoặc có thể ngăn ngừa được, vì vậy đã thực hiện hành vi và gây
ra hậi quả nguy hiểm cho xã hội.
Vì lý trí, người phạm tội do vô ý vì quá tự tin, thấy trước hành vi
của rrình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nhìn thấy trước
27


×