Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

LVTS 2015 các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 125 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH THY TRANG

CáC TìNH TIếT TĂNG NặNG TRáCH NHIệM HìNH Sự
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH THY TRANG

CáC TìNH TIếT TĂNG NặNG TRáCH NHIệM HìNH Sự
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

Chuyờn ngnh: Luõ t hin
h s va tụ tu ng hinh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. CHU TH TRANG VN


H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT
TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM .................................................................... 11
1.1.

Khái niệm, đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ........ 11


1.1.1.

Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ........................... 11

1.1.2.

Đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ............................ 20

1.2.

Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ...................... 25

1.2.1.

Phân loại căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự ................................................................... 26

1.2.2.

Phân loại căn cứ vào tính chất của tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự .................................................................................... 29

1.3.

Ý nghĩa và vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ...... 33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 39
Chương 2: TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC

TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ................. 40
2.1.

Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo
pháp luật hình sự Việt Nam ........................................................... 40

2.1.1.

Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trƣớc khi
ban hành Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1985 ............................... 40

2.1.2.

Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ
luật hình sự Việt Nam năm 1985 và cho đến trƣớc khi ban
hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999........................................ 44


2.1.3.

Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ
luật hình sự hiện hành (Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999,
sửa đổi, bổ sung năm 2009) .............................................................. 48

2.2.

Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự trong xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................... 65

2.2.1.


Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk................. 65

2.2.2.

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự và áp dụng tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ........................ 67

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 78
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP
LUẬT CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ.......................................................................................... 79
3.1.

Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ....................................... 79

3.1.1.

Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự............................................. 79

3.1.2.

Các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật hình sự
về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ........................................ 83

3.1.3.

Hoàn thiện quy định của pháp luật để hƣớng dẫn áp dụng tình

tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .................................................... 89

3.1.4.

Đổi mới kỹ thuật lập pháp trong xây dựng pháp luật hình sự
quy định về hình phạt trong trƣờng hợp áp dụng tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự .................................................................. 90

3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn giải
quyết vụ án hình sự ......................................................................... 91

3.2.1.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .................................................... 91


3.2.2.

Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố
tụng, ngƣời tiến hành tố tụng hình sự ............................................... 92

3.2.3.

Nâng cao năng lực hành nghề của đội ngũ luật sự và trợ giúp
viên pháp lý tham gia vụ án hình sự ................................................. 98


3.2.4.

Tăng cƣờng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng
pháp luật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải
quyết các vụ án hình sự ..................................................................... 99

3.2.5.

Đổi mới phƣơng thức tố tụng, phát huy dân chủ trong tố tụng
hình sự ............................................................................................. 101

3.2.6.

Bảo đảm và tăng cƣờng tranh tụng trong tố tụng hình sự .............. 103

3.2.7.

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự ............................................................................................. 106

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 quy định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định

trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa [37, Điều 8].
Về nguyên tắc, bị xác định là tô ̣i pha ̣m khi và chỉ khi phải thỏa mãn đầy
đủ bốn yế u tố cấ u thành tô ̣i pha ̣m: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan. Bấ t cƣ́ tội phạm nào , cho dù đó là loại tội phạm đă ̣c biê ̣t nghiêm tro ̣ng ,
tội phạm rấ t nghiêm tro ̣ng , tội phạm nghiêm tro ̣ng hay tội phạm it́

nghiêm

trọng cũng đều là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và yếu tố chủ
quan, giƣ̃a nhƣ̃ng biể u hiê ̣n bên ngoài và nhƣ̃ng quan hê ̣ tâm lý bên trong , đều
là hoạt động của con ngƣời cụ thể xâm hại đến những quan hệ

xã hội đƣợc

pháp luật hình sự bảo vệ.
Tội phạm đa dạng, phong phú với nhiều loại tội khác nhau cùng nhiều
mức độ khác nhau. Trong thực tiễn, việc phạm tội cũng rất đa dạng và phong
phú do sự khác nhau về các đặc điểm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt
khách quan của mỗi tội phạm cụ thể đƣợc thực hiện . Chính sự phong phú, đa
dạng này đã làm cho tính chấ t, mƣ́c đô ̣ nguy hiể m cho xã hô ̣i của mỗi tô ̣i pha ̣m
khác nhau. Điều này chỉ ra sự phụ thuộc của tính chấ t , mƣ́c đô ̣ nguy hiể m cho

1



xã hội củ a mỗi tô ̣i pha ̣m vào các đặc điểm chủ thể , khách thể, mặt chủ quan,
mặt khách quan của mỗi tội phạm cụ thể đƣợc thực hiện. Sƣ̣ khác nhau về chủ
thể tô ̣i pha ̣m (đô ̣ tuổ i, đă ̣c điể m về nhân thân…), khác nhau về quan hệ xã hội
bị xâm hại, khác nhau về tin
́ h chấ t và mƣ́c đô ̣ lỗi , khác nhau về hành vi khách
quan, khác nhau về hậu quả, khác nhau về mục đích phạm tội.... Sự khác nhau
này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội là khác nhau giữa các
tội phạm. Và ngay trong cùng mô ̣t tô ̣i pha ̣m, thì các trƣờng hợp phạm tội cụ
thể , tô ̣i pha ̣m cũng khác nhau về công cu ̣, phƣơng tiê ̣n, phƣơng pháp, thủ đoạn
phạm tội, mƣ́c đô ̣ hậu quả xảy ra , tính chất, đă ̣c điể m của đố i tƣơ ̣ng tác đô ̣ng ,
thái độ tâm lý, khi thƣ̣c hiê ̣n, đă ̣c điể m cá nhân của ngƣời pha ̣m tô ̣i, hoàn cảnh,
điạ điể m, thời gian xảy ra tô ̣i pha ̣m, vai trò của mỗi ngƣời phạm tội… cũng dẫn
đến sự khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi ngƣời
phạm tội. Suy cho cùng, đó cũng chính là sƣ̣ khác nhau về biể u hiê ̣n tiń h nguy
hiể m cho xã hô ̣i của tô ̣i pha ̣m.
Trong sự biến thiên của các yếu tố trên dẫn đến việc tăng hoă ̣c giảm tiń h
chấ t, mƣ́c đô ̣ nguy hiể m cho xã hô ̣i của tô ̣i pha ̣m. Vì vậy, pháp luật hình sự quy
đinh
̣ nhƣ̃ng tình tiế t tăng nă ̣ng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhằm đảm bảo yêu
cầ u phân hóa trách nhiệm hình sự. Trong đó, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự có vai trò phân hóa trách nhiệm hình sự nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p tô ̣i p

hạm

nguy hiể m hơn và cần phải tăng mức độ giáo dục
, cải tạo ngƣời phạm tội.
Về mặt pháp luật thực định, trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999,
gọi tên các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều

48. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều này lại quy định: “Những tình tiết đã là yếu tố
định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”.
Nhƣ vậy, với quy định này, việc xác định yếu tố định tội, yếu tố định khung
hình phạt có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không vẫn
đƣợc để ngỏ. Ngoài ra, đối với một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

2


còn chƣa có quy định cụ thể, rõ ràng và việc hƣớng dẫn áp dụng pháp luật chƣa
đƣợc thực hiện có hiệu quả dẫn đến việc áp dụng các tình tiết này không thống
nhất nhƣ tình tiết phạm tội đối với ông, bà, cha, mẹ…. Các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự cũng không đƣợc quy định mức độ cụ thể tăng nặng trách
nhiệm hình sự đối với chủ thể tội phạm dẫn đến việc áp dụng tùy nghi, thiếu
chính xác, thậm chí tạo điều kiện cho các vấn đề tiêu cực nảy sinh. Thêm vào
đó, trong điều kiện, tình hình mới, một số tình tiết phạm tội làm tăng nặng trách
nhiệm hình sự nhƣ lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội… chƣa
đƣợc quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự làm cho việc phân hóa
trách nhiệm hình sự chƣa triệt để, chƣa cá thể hóa đƣợc trách nhiệm hình sự
một cách tối đa.
Trên thực tế, việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một
cách có hiệu quả đã góp phần giải quyết các vụ án hình sự một cách hiệu quả,
góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, những hạn chế, vƣớng mắc
nhƣ đã nêu cùng với những hạn chế trong thực tiễn đã làm cho việc áp dụng
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án hình sự chƣa
đạt đƣợc hiệu quả cao.
Tỉnh Đắk Lắk là một trong những địa bàn trọng điểm của khu vực Tây
Nguyên. Trong những năm qua, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và tòa án nhân
dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk đã làm tốt công tác xét xử hình sự, về cơ bản
là áp dụng đúng loại tội phạm, khung hình phạt và các hình phạt đƣợc tuyên

tƣơng xứng với hành vi phạm tội. Áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự trong công tác xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk là tƣơng đối chính xác, góp phần rất lớn trong công tác phòng
ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng nhƣ trừng phạt, cải tạo và giáo
dục ngƣời phạm tội. Tuy nhiên, một số vụ án hình sự, công tác áp dụng tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự có những hạn chế nhất định, làm giảm hiệu quả

3


của công tác này nhƣ áp dụng chƣa chính xác tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự, áp dụng chƣa đầy đủ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đánh giá
chƣa chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan nhƣ sự chƣa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, công tác
hƣớng dẫn pháp luật chƣa đầy đủ, trình độ chuyên môn của ngƣời tiến hành tố
tụng chƣa cao, tranh tụng chƣa hiệu quả… Đây cũng là thực trạng chung của
công tác áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết vụ án
hình sự tại các địa phƣơng khác. Những vấn đề này đặt ra yêu cầu phải tăng
cƣờng hiệu quả của công tác áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
đối với công tác xét xử vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh nói riêng cũng nhƣ trong
cả nƣớc nói chung.
Về mặt khoa học, hiện nay, trong khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng,
có nhiều cách tiếp cận và quan điểm nghiên cứu khác nhau về “tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự”. Xuất phát điểm từ việc trách nhiệm hình sự là hậu
quả pháp lý bất lợi áp dụng với ngƣời đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội mà luật hình sự quy định là tội phạm thì khi xuất hiện tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự, hậu quả pháp lý đó tăng lên. Tuy nhiên tăng lên trong một
khung hình phạt hay chuyển sang khung hình phạt nặng hơn hoặc chuyển sang
tội nặng hơn thì cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Về mặt khoa học, việc

xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn có sự tranh luận, chƣa
thống nhất với nhau. Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài “Các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu
thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình
bảo đảm các yêu cầu về lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết vụ
án hình sự ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

4


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu về trách nhiệm hình sự nói chung, tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự nói riêng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm nghiên cứu của
các nhà quản lý và khoa học Việt Nam. Do tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự liên quan đến nhiều chế định khác nhau của pháp luật hình sự nhƣ
quyết định hình phạt, xác định trách nhiệm hình sự trong các tội phạm hoặc
nhóm tội phạm, nhóm ngƣời phạm tội… nên đƣợc đề cập trong nhiều nghiên
cứu khác nhau về những đối tƣợng nghiên cứu này. Các nghiên cứu này có
thể kể đến nhƣ luận án tiến sĩ luật học của Tiến sĩ Dƣơng Tuyết Miên (2003)
về Quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam; luận văn thạc sĩ luật
học của Thạc sĩ Đặng Xuân Nam (1999) về Tội hiếp dâm trẻ em và đấu tranh
phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định; Lê Cảm (2002) về
Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản (IV. Vai trò của các
tình tiết tăng nặng & giảm nhẹ thuộc về nhân thân người phạm tội đối với
việc cá thể hoá TNHS và hình phạt); Trịnh Tiến Việt (2004) về Bộ luật Hình
sự Việt Nam năm 1999: cần tiếp tục hoàn thiện…
Về đối tƣợng nghiên cứu là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và
áp dụng tình tiết này, cũng có nhiều nghiên cứu về đối tƣợng này nhƣ Luận
văn thạc sĩ của Thạc sĩ Đỗ Đức Hồng Hà (1991) về Áp dụng tình tiết định tội,

tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng - giảm nhẹ trong luật Hình sự Việt
Nam; Khóa luận tốt nghiệp của Võ Khánh Vinh (1995) về Các tình tiết tăng
nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Trần
Mạnh Toàn (2011) về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Bùi Văn Lam
(2002) về Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt
Nam; khóa luận tốt nghiệp của Mông Thị Thu Hƣơng về Tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của Thạc

5


sĩ Phan Hồng Thúy (2010) về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Luận văn
thạc sĩ của Thạc sĩ Bùi Quang Vinh về Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm
tội với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình
sự Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phƣơng về Phạm tội vì
động cơ đê hèn với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
trong Luật Hình sự Việt Nam; Dƣơng Tuyết Miên (1997) về Thực tiễn áp
dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điều 38,39
Bộ luật hình sự; Thạc sĩ Lê Văn Luật (2007) về Bàn về tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự “Phạm tội đối với trẻ em”; Đỗ Đức Hồng Hà (2006) về
Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người phản ánh đối tượng bị
xâm hại là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt….
Tuy nhiên, những công trình này nghiên cứu chủ yếu dƣới góc độ tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo nghĩa hẹp, tức là các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự chung đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1985 và 1999. Riêng đối với một số nghiên cứu nhƣ Luận văn thạc sĩ của Thạc
sĩ Bùi Văn Lam (2002) về Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật
Hình sự Việt Nam nghiên cứu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong

pháp luật hình sự Việt Nam theo nghĩa rộng, bao gồm tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự định tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. Công trình này nghiên cứu và
công bố vào thời điểm năm 2002, đến thời điểm hiện nay một số kiến nghị của
tác giả đã đƣợc giải quyết, nhƣng có một số vấn đề mới phát sinh trong thực
tiễn có liên quan chƣa đƣợc luận văn này giải quyết nhƣ việc bổ sung một số
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội vào năm 2009 khi ban hành
Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự Việt
Nam năm 1999. Đặc biệt, hiện nay, chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên

6


cứu về thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải
quyết vụ án hình sự trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Đắk Lắk.
Nhƣ vậy, việc nghiên cứu đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự trong Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk” không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trƣớc đây và là
một nghiên cứu mới.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định
này trong giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm:
- Góp phần hoàn thiện lý luận cơ bản về tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự gồm các nội dung về khái niệm, đặc điểm của tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự; phạm vi và phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; ý
nghĩa và vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Đánh giá và phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ

thể. Trong đó, làm sáng tỏ nội dung các quy định này, đánh giá và giải thích về
tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên của các tình tiết này. Từ đó cũng chỉ ra
những thiếu sót, bất cập của quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự, nhất là các quy định chƣa rõ ràng, các tình tiết liên quan cần đƣợc bổ
sung hoặc quy định về việc áp dụng, hƣớng dẫn áp dụng chƣa cụ thể, rõ ràng.
- Đánh giá đƣợc thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những thành tựu đã đạt đƣợc,
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này cần
phải khắc phục. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao
chất lƣợng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh

7


Đắk Lắk nói riêng, các địa phƣơng khác trong cả nƣớc nói chung khi giải
quyết vụ án hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Nhận thức đầy đủ và sâu sắc những vấn đề lý luận cơ bản về tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự gồm khái niệm, đặc điểm của tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự; phạm vi và phân loại tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự; ý nghĩa và vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Nêu, phân tích và đánh giá làm sáng tỏ nội dung các quy định về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999,
sủa đổi, bổ sung năm 2009. Đánh giá và giải thích về tính nguy hiểm cho xã
hội tăng lên của các tình tiết này. Từ đó cũng chỉ ra những thiếu sót, bất cập
của quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhất là các quy
định chƣa rõ ràng, các tình tiết liên quan cần đƣợc bổ sung hoặc quy định về
việc áp dụng, hƣớng dẫn áp dụng chƣa cụ thể, rõ ràng.

- Đánh giá đƣợc thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những thành tựu đã đạt đƣợc, những hạn
chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này cần phải khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng áp dụng tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các địa
phƣơng khác trong cả nƣớc nói chung khi giải quyết vụ án hình sự.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể đƣợc nghiên cứu dƣới
nhiều góc độ khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học này, tác
giả tập trung nghiên cứu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo nghĩa
rộng, bao gồm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, tình tiết tăng

8


nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự chung. Bởi vì, theo chúng tôi, tình tiết đƣợc hiểu là yếu tố, dấu hiệu.
Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 có đề cập đến yếu tố
định tội, yếu tố định khung và tình tiết tăng nặng, và nội dung là thực hiện
nguyên tắc loại trừ áp dụng (thứ tự áp dụng) là yếu tố định tội, yếu tố định
khung và tình tiết tăng nặng. Trong khi đó, tại Khoản 1 của Điều 48, lại đề
cập đến tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nhƣ vậy, tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam phải bao
gồm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung.
Ngoài ra, cũng thấy, cho dù là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội,
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung hay tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự chung thì đều làm tăng trách nhiệm hình sự của chủ thể
tội phạm. Cụ thể: tội phạm bị xử lý theo tội danh nặng hơn so với tội danh cơ
bản cùng loại, khung hình phạt nặng hơn so với khung hình phạt cơ bản của

cùng tội danh hoặc mức hình phạt cao hơn so với trƣờng hợp không có tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong cùng khung hình phạt.
Về thực địa, luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự trong công tác giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
5. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, trong đó có sự vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử.
Luận văn vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các văn bản pháp luật Việt Nam, kết hợp với
các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… để lý giải các vấn
đề lý luận, đánh giá các quy định của pháp luật cũng nhƣ đánh giá các vấn đề

9


thực tiễn có liên quan giúp cho vấn đề nghiên cứu đƣợc nhìn nhận dƣới góc
nhìn đa chiều và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện vấn đề
lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, giúp cho các học giả, các
nhà nghiên cứu có góc nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự và công tác áp dụng quy định về tình tiết này của Bộ luật
Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Luận văn cũng sẽ là nguồn tƣ liệu để làm tài liệu tham khảo, giảng dạy,
trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng quy định về tình tiết này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giúp các nhà quản lý,
hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật có cách tiếp cận đầy đủ về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định trong pháp luật hình sự. Từ đó,
có thể hoàn thiện pháp luật, đƣa ra và thực hiện các giải pháp để nâng cao
hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết các
vụ án hình sự.
7. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề chung về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự theo luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình
sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự.

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Khoa ho ̣c pháp lý và khoa học pháp luâ ̣t hiǹ h sƣ̣ nghiên cứu tô ̣i pha ̣m là
thể thố ng nhấ t gồm các yếu tố chủ thể , khách thể, mặt chủ quan và mặt khách
quan của nó. Trong đó, chủ thể của tội phạm đƣợc xác định ngƣời có đầy đủ
năng lƣ̣c trách nhiệm hình sự đã thƣ̣c hiê ̣n hành vi bị xác định là tội phạm

,


khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại ; mặt chủ quan
của tội phạm là các yếu tố thuộc

về chủ quan của tội phạm , bao gồm : lỗi,

động cơ, mục đích phạm tội… , lỗi là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong
mặt chủ quan của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm là các yếu tố khách
quan của tội phạm, bao gồm các yếu tố về hành vi , hâ ̣u quả nguy hiể m cho xã
hô ̣i, mố i quan hê ̣ nhân quả giƣ̃a hành vi và hâ ̣u quả

, công cụ, phƣơng tiện

phạm tội, hành vi phạm tội là yếu tố luôn có và là yếu tố cơ bản của tội phạm
và mặt khách quan của tội phạm.
Về nguyên tắc, bị xác định là tô ̣i pha ̣m khi và chỉ khi phải thỏa mañ đầ y
đủ bốn yế u tố cấ u thành tô ̣i pha ̣m : chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt
chủ quan. Bấ t kỳ tội phạm nào , cho dù đó là loại tội phạm đă ̣c biê ̣t nghiêm
trọng, tội phạm rấ t nghiêm tro ̣ng , tội phạm nghiêm tro ̣ng hay

tội phạm ít

nghiêm tro ̣ng cũng đề u là một thể thố ng nhấ t giƣ̃a các yế u tố khách quan và
yế u tố chủ quan, giƣ̃a nhƣ̃ng biể u hiê ̣n bên ngoài và nhƣ̃ng quan hê ̣ tâm lý bên
trong, đều là hoạt động của con ngƣời cụ thể xâm hại đến n hững quan hê ̣ xã
hô ̣i đƣợc pháp luật hình sự bảo vệ.
Trên thực tế, việc phạm tội cũng rất đa dạng và phong phú do sự khác

11



nhau về các đặc điểm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của
mỗi tội phạm cụ thể đƣợc thực hiện. Chính sự phong phú, đa dạng này đã làm
cho tin
́ h chấ t , mƣ́c đô ̣ nguy hiể m cho xã hô ̣i của mỗi tô ̣i pha ̣m khác nhau

.

Điều này chỉ ra sự phụ thuộc của tiń h chấ t , mƣ́c đô ̣ nguy hiể m cho xã hô ̣i của
mỗi tô ̣i pha ̣m vào các đặc điểm chủ thể , khách thể, mặt chủ quan, mặt khách
quan của mỗi tội phạm cụ thể đƣợc thực hiện . Sƣ̣ khác nhau về chủ thể tô ̣i
phạm (đô ̣ tuổ i, đă ̣c điể m về nhân thân…), khác nhau về quan hệ xã hội bị xâm
hại, khác nhau về tính chất và mức độ lỗi , khác nhau về hành vi khách quan ,
khác nhau về hậu quả , khác nhau về mục đích phạm tội .... làm cho tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội là khác nhau giữa các tội phạm . Ngay trong
cùng mô ̣t tô ̣i pha ̣m, trong các trƣờng hơ ̣p phạm tội cu ̣ thể , tô ̣i pha ̣m cũng khác
nhau về công cu ,̣ phƣơng tiê ̣n, phƣơng pháp, thủ đoạn phạm tội (nguy hiể m it́
hay nhiề u ), mƣ́c đô ̣ hậu quả xảy ra , tính chất , đă ̣c điể m của đố i tƣơ ̣ng tác
đô ̣ng, thái độ tâm lý , khi thƣ̣c hiê ̣n , đă ̣c điể m cá nhân của ngƣời pha ̣m tô ̣i ,
hoàn cảnh, điạ điể m , thời gian xảy ra tô ̣i pha ̣m , vai trò của mỗi ngƣời phạm
tội… Điều này cũng dẫn đến sự khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm. Suy cho cùng, đó cũng chính là sƣ̣ khác nhau về biể u
hiê ̣n tính nguy hiể m cho xã hội của tội phạm.
Sự biến thiên của các yếu tố trên dẫn đến việc tăng hoă ̣c giảm tính chấ t ,
mƣ́c đô ̣ nguy hiể m cho xã hô ̣i của tô ̣i pha ̣m . Vì vậy, pháp luật hình sự quy
đinh
̣ nhƣ̃ng tình tiế t tăng nă ̣ng , giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhằ m đảm bảo
yêu cầ u phân hóa trách nhiệm hình sự . Trong đó, các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự có vai trò phân hóa trách nhiệm hình sự nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p tô ̣i
phạm nguy hiểm hơn và cần phải tăng mức độ biện pháp giáo dục


, cải tạo

ngƣời phạm tội.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật, có
nhiều quan điểm khác nhau về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do góc

12


độ nghiên cứu khác nhau cũng nhƣ căn cứ đƣợc sử dụng khác nhau. Qua
nghiên cứu các quan điểm này, có thể phân biệt là có hai nhóm quan điểm
khác nhau. Cụ thể: quan điểm thứ nhất cho rằng tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự chỉ là những tình tiế t làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm trong phạm vi một khung hình phạt

của một tội phạm cụ thể .

Quan điểm thứ hai lại cho rằng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là
những tình tiế t làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm , bao gồm
có thể chuyển sang khung hình phạt khác hoặc chuyển sang tội phạm khác
cùng loại nhưng có tính chất nguy hiểm hơn và khung hình phạt nặng hơn
hoặc hình phạt nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội thông thường.
Theo quan điểm thứ nhất, quan niệm này cho rằng tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự chỉ là những tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm trong phạm vi một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể.
Tƣ́c là tin
̀ h tiế t tăng nă ̣ng trách nhiệm hình sự là tiǹ h tiế t tăng nă ̣ng chung
đƣơ ̣c quy đinh
̣ và áp du ̣ng c ho các loa ̣i tô ̣i đƣơ ̣c pháp luật hình sự quy đinh

̣ ,
mà điển hình là đƣợc quy định ta ̣i Điề u

48 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm

1999. Có thể dẫn chứng các quan điểm này nhƣ sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ảnh hƣởng tới
mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trƣờng hợp cụ thể khác
nhau và có ý nghĩa khi quyết định hình phạt vì chúng... làm tăng lên
mức hình phạt cần áp dụng với tội phạm đã thực hiện trong giới hạn
khung hình phạt mà luật quy định với tội phạm đó [39, tr.223];
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết
trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi
phạm tội và ngƣời phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc
hơn trong một khung hình phạt [32, tr.12];
Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết

13


làm cho một hành vi phạm tội hoặc ngƣời phạm tội giảm tăng lên mức
độ nguy hiểm cho xã hội để từ đó cần áp dụng hình phạt nặng hơn
trong phạm vi một khung hình phạt đã đƣợc xác định [31, tr.305];
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết
phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên trong
phạm vi một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể [39, tr.36];
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết
đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự phản ánh mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của
ngƣời phạm tội. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý

nghĩa trong việc quyết định hình phạt, làm tăng hình phạt trong giới
hạn một khung hình phạt [29, tr.19];
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết đƣợc quy
định trong Bộ luật hình sự với tính chất là tình tiết tăng nặng chung
và là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối
với ngƣời phạm tội theo hƣớng nghiêm khắc hơn trong phạm vi một
khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này [51]…
Quan điểm thứ hai lại cho rằng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự là những tình tiế t làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

,

bao gồm có thể chuyển sang khung hình phạt khác hoặc chuyển sang tội
phạm khác cùng loại nhưng có tính chất nguy hiểm hơn và khung hình phạt
nặng hơn, hoặc ngay trong khung hình phạt đó nhưng hình phạt được áp
dụng nghiêm khắc hơn trường hợp thông thường. Đại diện cho quan điểm
này là nhà nghiên cứu Bùi Văn Lam trong Luận văn thạc sỹ luật học của
mình đã định nghĩa:
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết thuộc yếu
tố chủ quan hoặc khách quan của tội phạm, hay tình tiết thuộc nhân

14


thân ngƣời phạm tội, mà khi có tình tiết đó, tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm hoặc ngƣời phạm tội tăng lên và do đó trách
nhiệm hình sự đƣợc tăng lên thể hiện ở việc tội phạm bị xử lý theo
tội danh nặng hơn, khung hình phạt nặng hơn, hoặc mức hình phạt
cao hơn [19, tr.9]…
Dƣới góc độ giải thích thuật ngữ luật học:

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đƣợc giải thích là
tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trƣờng hợp phạm tội cụ thể
của một loại tội phạm tăng lên so với trƣờng hợp bình thƣờng và do
đó đƣợc coi là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với
trƣờng hợp phạm tội đó [15, tr.116].
Dƣới góc độ pháp luật thực định, hiện nay, theo quy định tại Bộ luật
Hình sự Việt Nam năm 1999, thuật ngữ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự đƣợc dùng để chỉ các tình tiết đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 48. Ngoài
các tình tiết này, không có tình tiết nào khác đƣợc Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 1999 đƣợc dùng để xác định thuộc phạm vi thuật ngữ tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự.
Theo chúng tôi, về mặt khoa học, nếu quan niệm tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự nhƣ quan điểm thứ nhất vừa nêu thì mang tính phiế n
diê ̣n, chƣa đầ y đủ , chƣa phản ánh đƣơ ̣c hế t bản chấ t của tình tiế t tăng nă ̣ng
trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai về việc hiểu
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo nghĩa rộng. Bởi vì:
Thứ nhất, nghiên cứu khoa học và pháp luật thực định cũng nhƣ thực
tiễn cuộc sống có những “độ vênh” nhất định. Không phải pháp luật thực định
gọi tên và định nghĩa nhƣ thế nào thì về mặt khoa học cũng phải theo nhƣ
vậy. Chính vì vậy, chúng tôi thấy, nếu hiểu tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự chỉ là những tình tiết theo phạm vi quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ

15


luật Hình sự Việt Nam năm 1999 là quá hẹp. Thêm vào đó, mặc dù gọi tên là
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhƣng thuật ngữ này đã không đƣợc
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 giải thích nghĩa, cũng nhƣ không đƣợc
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nếu xét về câu từ thì
hiểu theo nghĩa hẹp ở quan điểm thứ nhất cũng có thể chấp nhận đƣợc. Tuy

nhiên, nếu xét rộng ra, các tình tiết định tội (chuyển sang tội phạm cùng loại
khác nhƣng mức độ nguy hiểm cao hơn và khung hình phạt tƣơng ứng cũng
cao hơn nhƣ chuyển từ Tội Hiếp dâm quy định tại Điều 111 sang Tội Hiếp
dâm trẻ em quy định tại Điều 112…), tình tiết tăng nặng định khung nhƣ đƣợc
nêu tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 thì những tình
tiết này về bản chất cũng giống nhƣ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Có chăng
chỉ khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mức chịu trách
nhiệm hình sự và khung hình phạt.
Thứ hai, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 thiết kế các điều luật về
tội phạm cụ thể theo hƣớng sau: Tội phạm thông thƣờng và có tách riêng tội
phạm cùng loại nhƣng có thêm yếu tố đặc biệt: (nhƣ Tội Hiếp dâm quy định
tại Điều 111 và Tội Hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112); trong cùng một
tội phạm có chia khung hình phạt khác nhau, sự khác nhau giữa các khung
hình phạt là do mỗi khung có những yếu tố khác nhau phụ thêm so với khung
cơ bản; trong cùng một khung hình phạt có một khoảng giới hạn để quyết
định hình phạt cụ thể trong khung đó. Chính vì vậy, có thể thấy, nếu có thêm
yếu tố đặc biệt làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc cần
thiết phải áp dụng để tăng mức độ giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội thì sẽ xảy
ra một trong ba trƣờng hợp: Hoặc là chuyển sang tội danh mới cùng loại có
mức hình phạt nặng hơn, hoặc là ở khung hình phạt nặng hơn so với khung cơ
bản, hoặc là ở trong khung hình phạt đó nhƣng mức hình phạt áp dụng sẽ
nặng hơn mức trung bình của khung hình phạt.

16


Những tình tiết này bao gồ m nhƣ̃ng tiǹ h tiế t làm tăng tiń h nguy hiể m
cho xã hô ̣i của tô ̣i pha ̣m hoă ̣c tiǹ h tiế t làm tăng mức độ cần để giáo dục , cải
tạo ngƣời phạm tội. Và do đó, ngƣời pha ̣m tô ̣i phải chiụ trách nhiệm hình sự ở

mức cao hơn . Nhƣ̃ng tin
̣
̀ h tiế t này đƣơ ̣c nhà làm luâ ̣t nhâ ̣n thƣ́c và quy đinh
trong pháp luật hình sự nhằ m đảm bảo tiń h công bằ ng , tính nghiêm minh của
pháp luật . Trách nhiệm hình sự , hình phạt chỉ đạt đƣợc mục đích trừng trị ,
giáo dục , cải tạo ngƣời phạm tội khi trách nhiệm hình sự

, hình phạt đƣợc

tuyên tƣơng xƣ́ng với tin
́ h chấ t, mƣ́c đô ̣ nguy hiể m của tô ̣i phạm.
Nhƣ vậy, hiểu khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo
nghĩa rộng theo quan điểm thứ hai có sự hợp lý nhất định và cũng có cơ sở
vững chắc. Tuy nhiên, chúng tôi thấy định nghĩa về tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự của nhà nghiên cứu Bùi Văn Lam chƣa đầy đủ cũng nhƣ có
những điểm chƣa hợp lý. Cụ thể:
- Thứ nhất, định nghĩa chƣa giải nghĩa “tình tiết” là gì, nhà nghiên cứu
này đã sử dụng cách định nghĩa chƣa giải nghĩa đầy đủ. Theo chúng tôi, tình
tiết nên đƣợc giải nghĩa là yếu tố, dấu hiệu.
- Thứ hai, trong định nghĩa, nhà nghiên cứu này liệt kê Tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết thuộc yếu tố chủ quan hoặc khách quan
của tội phạm, hay tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội. Cấu thành tội
phạm có bốn yếu tố nhƣ đã phân tích, tuy nhiên, ở đây tác giả mới chỉ liệt kê
mặt chủ quan, mặt khách quan và phần nhân thân của chủ thể tội phạm, còn
các tình tiết khác thuộc về chủ thể tội phạm, khách thể của tội phạm thì không
xét trong phạm vi này. Theo chúng tôi nhƣ vậy là chƣa đầy đủ và chƣa mang
tính khái quát.
- Thứ ba, trong định nghĩa, tác giải xác định Tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự … mà khi có tình tiết đó, tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm hoặc người phạm tội tăng lên. Theo chúng tôi, khái niệm tính nguy


17


hiểm cho xã hội chỉ nên dùng cho tội phạm, do đó, khi có tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên, không
nên xác định tính nguy hiểm cho xã hội của ngƣời phạm tội tăng lên ở đây.
Ngoài ra, cũng nên bổ sung, khi có tình tiết đó thì cần thiết phải nâng mức
trách nhiệm hình sự để tăng khả năng giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội.
- Thứ tƣ, trong định nghĩa, tác giả xác định Tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự … tăng lên thể hiện ở việc tội phạm bị xử lý theo tội danh nặng
hơn, khung hình phạt nặng hơn, hoặc mức hình phạt cao hơn. Tác giả sử
dụng biện pháp so sánh ở đây, tuy nhiên, so sánh với căn cứ nào thì chƣa rõ.
Theo chúng tôi, khi có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sẽ thể hiện ở
việc tội phạm bị xử lý theo tội danh nặng hơn so với tội danh cơ bản cùng
loại, khung hình phạt nặng hơn so với khung hình phạt cơ bản của cùng tội
danh hoặc mức hình phạt cao hơn so với trƣờng hợp không có tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự trong cùng khung hình phạt.
Từ những nhận định trên, có thể định nghĩa tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự nhƣ sau: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là yếu tố, dấu
hiệu mà pháp luật quy định làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
hoặc cần thiết để nâng mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội để
trừng phạt, cải tạo, giáo dục họ, thể hiện ở việc tội phạm bị xử lý theo tội
danh nặng hơn, khung hình phạt nặng hơn hoặc mức hình phạt cao hơn so
với trường hợp phạm tội cơ bản tương ứng. Hay nói một cách ngắn gọn, tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là dấu hiệu, yếu tố được pháp luật quy
định mà làm cho trách nhiệm hình sự của người phạm tội tăng lên so với
trường hợp thông thường tương ứng.
Về mức độ tăng nặng , tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự làm cho
trách nhiệm hình sự của ngƣời pha ̣m tô ̣i trong tƣ̀ng trƣờng hơ ̣p pha ̣m tô ̣i cu ̣

thể cao hơn trƣờng hợp cơ bản, thông thƣờng, thể hiê ̣n ở 3 mƣ́c đô ̣ khác nhau:

18


- Tô ̣i danh nă ̣ng hơn
- Khung hình pha ̣t cao hơn
- Mƣ́c hình pha ̣t cao hơn
Tô ̣i danh nă ̣ng hơn đƣợc hiể u là tô ̣i danh da ̣ng đă ̣c biê ̣t của tô ̣i danh cơ
bản chung, có hai dấu hiệu cơ bản để xác định sự đặc biệt: đó là có tình tiết cụ
thể và trách nhiệm hình sự nặng hơn . Điều này đồng nghĩa với cấ u thành tô ̣i
phạm của tội danh nặng hơ n là mô ̣t da ̣ng đă ̣c biê ̣t của cấ u thành tô ̣i pha ̣m cơ
bản, trong đó có thêm tình tiết đặc biệt mà không có tiǹ h tiế t này thì hành vi
đã cấ u thành tô ̣i pha ̣m cơ bản . Do đó , mô ̣t tô ̣i pha ̣m thỏa mañ cấ u thành tô ̣i
phạm của tội danh nặ ng hơn thì coi nhƣ mă ̣c nhiên nó đủ yế u tố cấ u thành tô ̣i
phạm cơ bản của tội danh cùng loại . Hay nói cách khác , cấ u thành tô ̣i pha ̣m
thuô ̣c tô ̣i danh nă ̣ng hơn chiń h là cấ u thành tô ̣i pha ̣m tăng nă ̣ng của tội danh
cơ bản nhƣng lại mang tính đinh
̣ tô ̣i ở tội danh nặng hơn . Điển hình nhất là
khi so sánh giữa tội Hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1999) và tội Hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999.
Hai tội này đề u có dấ u hiê ̣u chung là ngƣời phạm tội dù

ng vũ lƣ̣c , đe do ̣a

dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đƣợc của nạn nhân mà
giao cấ u trái ý muố n với nạn nhân . Nhƣng nế u nạn nhân là trẻ em dƣới
tuổ i thì ngƣời phạm tội đã pha ̣m vào tô ̣i hiế p dâm trẻ em với chế tà

16


i nghiêm

khắ c hơn . Sở di ̃ quy đinh
̣ thành hai tô ̣i nhƣ vâ ̣y là vì nhà làm luâ ̣t cho rằ ng
giƣ̃a hai trƣờng hơ ̣p đó có sƣ̣ khác nhau về mức độ nguy hiể m cho xã hô ̣i của
tô ̣i pha ̣m . Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở đây đã làm cho

trách

nhiệm hình sự nă ̣ng hơn theo mô ̣t tô ̣i danh cùng loại nhƣng có chế tài nă ̣ng
hơn. Về vị trí, tình tiết này nằm ngay trong cấu thành cơ bản của tội danh
nặng hơn. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này đƣợc gọi là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội.
Khung hin
̀ h pha ̣t cao hơn là khung hiǹ h pha ̣t cao hơn so với khung hình
phạt cơ bản trong cùng tô ̣i phạm quy đinh
̣ ở mô ̣t điề u luâ ̣t

19

. Tuy nhiên cũng


×