Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Góp ý SGK Công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.73 KB, 4 trang )

Một số ý kiến bàn về SGK công nghệ 11
a) Kênh hình:
- Bài 4 Mặt cắt và hình cắt, có hình vẽ 4.6 trang 24 hình chiếu trục đo có cắt 1/4
dùng để xây dựng khái niệm hình cắt một nửa dễ gây cho học sinh hiểu lầm. Nếu dùng
hình vẽ này để phân tích, phát vấn, học sinh sẽ hiểu lầm và vẽ nét đậm thay cho nét
gạch chấm của trục đối xứng. Mặt khác học sinh thắc mắc hình cắt một nửa sao hình vẽ
lại cắt 1/4 (học sinh không hiểu rằng cắt một nửa đợc thể hiện trên hình chiếu, còn hình
chiếu trục đo cắt 1/4 là hình minh hoạ). Để giải đáp giáo viên rất vất vả, mất thời gian.
Đề nghị dùng cách gọi " Hình cắt toàn phần, hình cắt riêng phần, hình cắt kết hợp", bỏ
hình vẽ minh hoạ hình chiếu trục đo có cắt 1/4 thì học sinh dễ hiểu và hiểu đúng hơn.
- Bài 7 Hình chiếu phối cảnh trang 38 thiu điểm tụ trên hình vẽ 7.2
- Bài 8 Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật trang 44,45: Do thực hiện cắt toàn phần ở
hình chiếu đứng nên không thể hiện đợc phần khoét cong ở phía trớc hộp. Nh vậy tính
phản chuyển của bản vẽ không đạt. Đề nghị tác giả xem xét.
- Bài 9 Bản vẽ cơ khí trang 49,50 : Hình 9.3 a,b các hình chiếu vẽ cha cân đối.
Khoảng trên "bản vẽ" rộng hơn nhiều phía dới, trong khi các hình 9.3 c,d thì khoảng d-
ới lại rộng hơn khoảng trên. Đề nghị chỉnh sửa lại cho đảm bảo tính cân đối và tính
lôgíc, thống nhất giữa các hình. Đề nghị tác giả xem lại hình vẽ 9.1 trang 47 và hình vẽ
9.4 trang 51 có cần phải kí hiệu nét cắt và mũi tên ở hình chiếu bằng không vì theo quy
ớc về kí hiệu hình cắt, mặt cắt thì "Trong hình cắt đơn giản, nếu mặt phẳng cắt trùng
với mặt phẳng đối xứng của vật thể thì không cần ghi ký hiệu về hình cắt" (Giáo trình
cao đẳng s phạm - Nguyễn Hữu Quế chủ biên - trang 125). ở đây hai mặt phẳng cắt
này đều là các mặt phẳng đối xứng.
- Do bài 9 chỉ học cách lập bản vẽ chi tiết từ một vật thể biểu diễn bằng hình
chiếu trục đo mà không có nội dung vẽ tách chi tiết, nên bài thực hành 10 trang 52 thực
hành lập bản vẽ chi tiết, học sinh không thể lập đợc bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp 10.1 và
10.2 trang 54, 55. Đề nghị bỏ các hình 10.1 và 10.2 và thay bằng hình chiếu trục đo của
vật thể, yêu cầu học sinh lập bản vẽ chi tiết. Hình 10.1 và 10.2 còn vẽ thiếu kích thớc.
- Bài 16 trang 78,79 nói về đúc nhng không có một hình ảnh nào cho thông tin
về đúc. Đề nghị bổ xung một số hình ảnh về đúc.
1


- Bài 21: Đề nghị tô lại mũi tên ở hình 21.2 d trang 99 thành màu đỏ hoặc màu
cam thể hiện khí nóng thải ra (hình vẽ in màu xanh) để đảm bảo tính trực quan.
- Bài 26: Hình 26 trang 117 đề nghị bỏ chi tiết 11 két làm mát dầu để tập trung
vào nội dung làm mát máy.
- Đề nghị bổ xung thêm hình vẽ hoặc ảnh chụp thực tế một số bộ phận của hệ
thống cung cấp nhiên liệu cho bài 27, 28 trang 119-124, tạo điều kiện giúp học sinh
nhận biết các chi tiết của hệ thống khi thực hành.
- Hình 32.1 bài 32 trang 135 không nên vẽ hình một động cơ cụ thể mà nên thay
bằng chữ động cơ đốt trong có lẽ phù hợp hơn. Vẽ nh tài liệu học sinh có thể hiểu rằng
động cơ xe máy có tới 4 xy lanh!
- Hình 33.1 a, b bài 33 trang 139 không nên vẽ tay lái, ác quy.. mà chỉ nên vẽ hệ
thống truyền lực từ động cơ tới các bánh xe chủ động.
- Hình 33.3 bài 33 trang 140 vẽ điểm tựa cho cần mở bộ ly hợp không rõ ở đâu.
Cần vẽ để thể hiện rõ điểm tựa này trên vỏ ly hợp.
- Hình vẽ 33.4 bài 33 trang 141 hộp số chú thích nhầm 1,2,3 là các bánh răng lắp
trên trục bị động. Thực tế bánh răng 1 lắp chặt với trục chủ động.
- Hình 33.5 trang 142 truyền lực các đăng nên thay bằng hình vẽ khác vì hình vẽ
này tuy nhìn đơn giản nhng rất khó diễn tả cấu tạo khớp để học sinh hình dung, trong
khi hình vẽ SGK cũ học sinh lại hình dung đợc ngay. Hình vẽ chú thích 2 là khớp các
đăng là cha chính xác, đề nghị sửa lại. Nếu chỉ số 2 nh hình vẽ có lẽ đó là trục chữ thập
thì đúng hơn.
- ảnh chụp 34.1b trang 144 không rõ động cơ hai xilanh chữ V (hình mờ, không
rõ)
b) Kênh chữ
- Bài 1 nội dung V Ghi kích thớc trang 9 đề nghị đa nội dung 2 đờng dóng kích
thớc lên trên nội dung 1 đờng kích thớc sẽ hợp lý hơn theo trình tự ghi kích thớc.
- Bài 4 phần I trang 22, để thống nhất với kiến thức các em đã học ở THCS, đề
nghị định nghĩa mặt cắt, hình cắt nh tài liệu SGK 8.
- Bài 5 phần nội dung cách vẽ hình chiếu trục đo trang 30, ngoài phơng pháp vẽ
nh sách trình bày vẽ khối bao ngoài vật thể rồi thực hiện cắt bỏ các phần không có, đề

2
nghị giới thiệu thêm các cách vẽ khác ở nội dung bài hay phần kiến thức bổ xung nh:
phơng pháp vẽ trớc một mặt làm cơ sở là phơng pháp dễ vẽ với học sinh.
- Bài 21 mục III nội dung 1 trang 100: Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kỳ nên
thêm vào câu " Hoà khí đa vào xilanh..." thành "hoà khí (hay không khí) đa vào
xilanh vì ta đang nêu đặc điểm chung của động cơ hai kỳ, chứ không nói riêng về
động cơ hai kỳ xăng.
- Nhiều giáo viên đề nghị thân máy, nắp máy bài 22 trang 104 nên đa vào cơ cấu
trục khuỷu thanh truyền, không nên tách riêng để phù hợp với cấu tạo động cơ gồm hai
cơ cấu và bốn hoặc năm hệ thống (Trong quá trình giảng dạy, học sinh hỏi thân máy,
nắp máy có thuộc các cơ cấu, hệ thống của động cơ hay không? )
- Bài 23 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trang 107, đề nghị bổ xung thêm một
nhiệm vụ nữa của píttông : Đóng mở các cửa khí ở động cơ hai kỳ.
- Bài 25 Hệ thống bôi trơn trang 113, mục nguyên lý làm việc của hệ thống bôi
trơn có nói sau khi bôi trơn các bề mặt ma sát, dầu trở về cacte, nhng không nói rõ dầu
về cácte bằng cách nào? Đề nghị viết thêm cho rõ.
- Bài 27 Hệ thống cung cấp nhiên liệu trang, phần cấu tạo mục III Hệ thống phun
xăng trang 120 có giới thiệu và nêu tác dụng các bộ phận mà hệ thống cung cấp nhiên
liệu dùng BCHK không có, đề nghị nêu thêm tác dụng của vòi phun
- Cũng bài 27 phần hệ thống phun xăng ỏ trang 121 mục nguyên lý làm việc ghi
"không khí đợc hút vào xilanh ở kỳ nạp" là cha chính xác vì hệ thống đang xét thuộc
loại phun xăng trên đờng ống nạp, xăng và không khí phải hoà trộn trên đờng ống nạp
trớc khi vào xilanh.
- Nội dung II trang 138 bài 33 ghi: "Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ôtô"
nhng các nội dung không rõ đặc điểm, vì vậy đề nghị bỏ chữ đặc điểm chỉ ghi "Hệ
thống truyền lực trên ôtô"
- Phần nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số trang 141, quá tóm tắt giáo
viên rất khó giảng để học sinh hiểu thấu đáo. Khi nêu nguyên lý trờng hợp ngắt đờng
truyền động, câu "khi đó sẽ không có bánh răng nào ăn khớp với nhau" cha chính xác vì
cặp bánh răng 1-1

/
và 4-4
/
luôn luôn ăn khớp với nhau trong mọi trờng hợp. Đề nghị
xem lại câu: "Để đạt đợc yêu cầu này phải bố trí một bánh răng trung gian vào giữa cặp
bánh răng cho tốc độ thấp nhất", theo chúng tôi nên bỏ chữ cho tốc độ thấp nhất đi vì
3
hợp với ngữ pháp và đảm bảo độ chính xác của kiến thức vì tốc độ của trục bị động
không phụ thuộc bánh răng trung gian số 4 mà chỉ phụ thuộc đờng kính (số răng) của
hai bánh răng 4
/


3. Đề nghị nêu thêm hộp số còn có số truyền thẳng và tác dụng của
nó mà tài liệu không đề cập tới.
- Phần nguyên lý bộ ly hợp bài 33 trang 140 có câu "khi điều khiển để đĩa ma sát
tiến đến và áp sát vào bánh đà..." là cha đúng vì lực để đĩa ma sát áp vào bánh đà là do
các lò xo 8 (trong hình vẽ) tạo ra chứ không phải vì điều khiển mà có. Cơ cấu điều
khiển chỉ có tác dụng tách ly hợp. (ví dụ khi xe đứng yên hoặc đang chạy bình thờng thì
ly hợp luôn luôn đóng, không phải điều khiển gì cả)
- Phần truyền lực các đăng trang 141 có câu " trớc khi xem xét cấu tạo và
nguyên lý làm việc của truyên lực các đăng..." nhng nội dung sau lại không nêu cấu tạo
(chỉ có hình vẽ) mà sách chỉ nêu lý do phải dùng trục các đăng để truyền chuyển động.
Đề nghị nêu qua về cấu tạo một khớp các đăng.
- Nội dung (e) bộ vi sai trang 143 đề nghị viết rõ cấu tạo của bộ vi sai, có
vậy học sinh mới hiểu đợc nguyên lý làm việc. Đề nghị xem lại tên gọi bánh răng số 6 là
bánh răng hành tinh hay vệ tinh (SGK cũ gọi là vệ tinh).
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×