BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
VÀ SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ LỚP 9
Năm học 07-08
-----------o0o-----------
I/ Đánh giá chương trình vật lý 9: (SGK xuất bản 2005)
1. Ưu điểm:
• Kiến thức có tính hiện đại, hữu ích, chẳng hạn các kiến thức về ánh sáng, màu sắc.
• Tăng cường tính thực tiễn.
• Chú trọng thực hành, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
• Kích thích tính tự giác, chủ động của học sinh.
2. Hạn chế:
• Chương trình quá chú trọng đến yêu cầu “phát hiện kiến thức từ thực nghiệm”
trong khi thiết bị thực hành, công cụ hỗ trợ giảng dạy còn thiếu, kém chất lượng,
mau hỏng, thiếu chính xác.
• Nặng về kiến thức, cung cấp nhiều kiến thức trong một tiết học.
• Ít thời gian để rèn kỹ năng giải bài tập, trong khi bài tập trong sách bài tập có yêu
cầu cao.
II/ Đánh giá sách giáo khoa Vật lý 9:
Bài Nội dung Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lý
1 Bài 1, Mục II,
trang 5
Kiến thức về hàm số của
H quá ít, H không hiểu
U và I tỉ lệ thuận
-Cần bổ sung phần ôn lại hiệu điện thế
và cường độ dòng điện đã học từ lớp
7.
- Sau khi hòan tất thí nghiệm, dựa vào
bảng 1 đủ để kết luận U và I tỉ lệ thuận
(theo hướng đại lượng này tăng bao
nhiêu lần thì đại lượng kia tăng bấy
nhiêu lần). Đồ thị chỉ để học sinh khá
tham khảo.
3 Bài 3, Thực hành
đo điện trở
H chưa luyện tập định
luật Ôm
Có thể thay bằng tiết bài tập về định
luật Ôm vì quá ít thời gian làm bài tập.
4 Bài 4 -C2 trang
11
-Mục II.3 trang
12
-Việc chứng minh này
không đơn giản với đa
số H, không cần thiết
phải thuộc công thức
này
- Thí nghiệm phức tạp.
Sai số rất lớn
-Bỏ, và đưa vào bài tập
-Có thể thí nghiệm kiểm chứng bằng
cách đo điện trở của mạch nối tiếp
gồm hai điện trở, rồi so sánh với giá trị
ghi sẵn trên mỗi điện trở. Cách này dễ
làm hơn.
5 Bài 5,-C2 trang
14
-Mục II.2 trang
15
(như bài 4)
(như bài 4)
-(như bài 4)
-Sau mỗi bài 4 và 5 bắt buộc phải
có 1 tiết luyện tập để học sinh có đủ
thời gian hiểu sâu ba công thức của
Trang 1
mỗi bài
6 Bài 6, Các bài
tập
Nên cho H luyện tập
mạch hỗn hợp.
Thay bằng các bài tập dạng mắc hỗn
hợp cơ bản (R1 nt (R2//R3) và (R1 nt
(R2//R3)
7 Bài 7, Mục III
trang 21
Nhiều bài tập và quá
khó
Chỉ nên vận dụng đơn giản để học
sinh hiểu được “chiều dài tăng/giảm n
lần thì R cũng tăng/giảm n lần và
ngược lại.
8 Bài 8: -Mục II
trang 23
-Mục III trang 24
-So sánh S2/S1= d
2
2
/d
1
2
gây khó khăn không
đáng có
-Nhiều bài tập và quá
khó
-Thiết kế lại, để so sánh S2/S1=R1/R2
( cho S thay vì cho d)
- Chỉ nên vận dụng đơn giản để học
sinh hiểu được “tiết diện tăng/giảm n
lần thì R cũng tăng/giảm n lần và
ngược lại.
9 Bài 9: -Mục III
trang 27
-Nhiều bài tập và quá
khó, vì xây dựng khái
niệm điện trở suất
không dễ.
-Nên vận dụng đơn giản công thức
điện trở. Bài tập khó đã có trong sách
bài tập.
12,13 Bài 12, 13: Trang
34-39
Xem lại thứ tự của hai
bài này.
Thông báo khái niệm, công thức tính
công của dòng điện. Bài sau xây dựng
khái niệm công suất.
13 Bài 13:C6 trang
39
Khó và mất thời gian Thông báo 1kwh=3600000J.
14 Bài 14: Các bài
tập trang 40-41
Các dạng quá khó Công thức tính A và P khá nhiều, nên
thay bằng các bài cơ bản để rèn kỹ
năng vận dụng các công thức về A và
P
15 Bài 15: Mục II.2
trang 42
Vì bài quá dài, và vì
dụng cụ thí nghiệm làm
cho giá trị cần đo thay
đổi liên tục, học sinh rất
khó đo, dẫn đến tính
kiểm chứng không
chính xác
Bỏ mục này
16 Bài 16: Câu C5
trang 45
Khó Nên vận dụng đơn giản hơn
17 Bài 17: Bài 3
trang 48
Khó Bỏ bài này, đưa vào sách bài tập
18 Bài 18: Cả bài
trang 49
Dụng cụ không đạt, kiến
thức H chưa vững, thao
tác thí nghiệm cần phải
thật chính xác.
Dành thời gian cho các tiết bài tập
mạch điện sau các bài mạch nối tiếp,
mạch song song.
29 Bài 29: Cả bài
trang 79-80
H rất khólàm thí nghiệm
như yêu cầu.
Thiết kế lại dụng cụ thí nghiệm theo
hướng dễ thực hành hơn.
31 Bài 31: Mục I Đi-na-mô xe đạp hiện Bỏ mục này
Trang 2
trang 85 không phổ biến, H
không biết, nên lại mất
thời gian giải thích. Như
vậy, mục đích gây hứng
thú đầu giờ học bị phá
sản
33 Bài 33: Mục I
trang 90
Kết luận mục này mâu
thuẫn với việc giải thích
sự đổi chiều của dòng
điện trong khung dây
quay trong từ trường
Thiết kế như sách cũ (tức là dòng điện
làm kim điện kế lúc lệch bên này, lúc
lệch bên kia vị trí 0 để học sinh thấy
dòng điện có chiều và cường độ luôn
thay đổi ) còn nguyên nhân đổi chiều
dòng điện được khảo sát kỹ ở cấp 3
35 Bài 35: Mục III:
trang 96
Kiến thức về giá trị
hiệu dụng khó hiểu
Bỏ ý này.
40 Bài 40: Mục II:
trang 110
Thí nghiệm kiểm tra:
Phương pháp che khúât
làm cho đa số H không
hiểu bài
Thiết kế lại, chẳng hạn làm một dụng
cụ chiếu một chùm sáng mạnh (laser
chẳng hạn) từ dưới nước lên .
42 Bài 42: Câu C4
trang 114
Khó, vì đây là thí
nghiệm minh họa
Bỏ ý sau “Tìm cách kiểm tra điều này”
43 Bài 43: Mục I:
thí nghiệm trang
116
Bảng 1 yêu cầu quá cao
và quá nhiều thí nghiệm
đối với H
Chỉ thí nghiệm 2 trường hợp: Vật
ngoài OF, vật trong OF. Không phân
biệt d>2f và 2f>d>f
46 Bài 46: Cả bài
trang 124-125
Bài này H không thực
hiện được và thiết nghĩ
kiến thức này nên được
tinh giảm khi chương
trình đã quá hàn lâm
Thay tiết này bằng tiết bài tập về thấu
kính vì quá ít tiết bài tập.
49 Bài 49: Mục I:
trang 131
“điểm Cực viễn của mắt
phải trùng với tiêu
điểm” Muốn hiểu điều
này, học sinh phải nắm
thật chắc sự di chuyển
của ảnh qua thấu kính
phân kỳ khi vật di
chuyển. Điều này rất
khó đối với đa số học
sinh.
Không nên đề cập đến ý này. Nếu có
thì chỉ dành cho học sinh khá giỏi
trong phần bài tập có dấu sao.
50 Bài 50: Số bội
giác trang 133
Nên tinh giảm vì kiến
thức này dễ gây lầm lẫn,
khó diễn đạt cho học
sinh hiểu nó, và học
sinh thiếu nhiều thời
gian luyện tập
Bỏ khái niệm này, kết hợp làm bài tập
về kính lúp (trường hợp vật trong tiêu
cự)
51 Bài 51: Các bài
tập trang 135
Nên có các dạng điển
hình
Thiết kế lại theo các dạng điển hình.
Trang 3
III/ Đánh giá chung về chương trình, sách giáo khoa Vật lý 9:
Với chương trình, sách giáo khoa mới, tôi nhận thấy rất khó khăn khi hướng dẫn học sinh tự
lực chiếm lĩnh kiến thức như yêu cầu căn bản của việc đổi mới phương pháp dạy học vì
• Chương trình đưa nhiều kiến thức mà học sinh khó tự lực phát hiện, hiểu được nó.
• Số lượng học sinh trong một nhóm quá đông.
• Trình độ học sinh không đồng đều, ý thức học của một bộ phận không nhỏ học sinh quá
thấp.
• Khả năng hợp tác trong họat động nhóm chưa cao.
• Dụng cụ thí nghiệm trong các thí nghiệm định lượng rất khó cho những kết quả chính
xác.
• Thiếu phòng bộ môn, máy vi tính màn hình lớn để hỗ trợ.
IV/ Đề xuất và kiến nghị:
Ngành giáo dục cần có một đánh giá một cách sâu sắc, tòan diện, có tính thực tiễn, đánh
giá một cách khách quan tòan bộ chương trình, từ đó hòan thiện chương trình, chỉnh sửa sách
giáo khoa một cách hợp lý để giáo viên thuận lợi khi lên lớp, học sinh có thể tự lực chiếm
lĩnh kiến thức một cách dễ dàng, có hứng thú trong việc học.
Tôi cũng mong Bộ có thể tiếp thu những ý kiến về viết sách giáo khoa đã xúât hiện trên
mặt báo: Bộ chỉ quy định chương trình khung, hoặc kỹ hơn, quy định nội dung chính cho
từng chương và số tiết chương đó, còn hãy cho các nhà giáo có trình độ, có năng lực và đang
trực tiếp giảng dạy viết sách. Chính họ mới biết kiến thức nào gây khó khăn cho học sinh, và
kinh nghiệm giảng dạy mới cho họ biết cách nào để học sinh nắm được kiến thức đó dễ dàng.
Chỉ cần một tỉnh, có một cuốn sách vật lý 9, thì cả nước có hơn 60 cuốn sách để giáo viên lựa
chọn. Vả lại, các môn khoa học tự nhiên không bao hàm các yếu tố nhạy cảm về chính trị.
Vài ý kiến chủ quan nhưng tâm huyết, nếu có gì phạm thượng mong được lượng thứ.
Hòa Hưng ngày 5/4/2008
GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN THI
-----------o0o-----------
(P/S: Tôi mạnh dạn đưa vấn đề này lên, với một mong muốn duy nhất: Mong sự phê bình
của Quý Thầy Cô. Nhân đây, chúng ta hãy xây dựng một diễn đàn góp ý cho SGK. (tôi có
ghé qua các diễn đàn, nhưng không thấy, hoặc rất ít ý kiến nhận xét về SGK một cách chi tiết,
chỉ phê bình chung chung.)
Trang 4