Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài tập trắc nghiệm chương 1 kèm đáp án hóa vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.75 KB, 13 trang )

Đáp án bài tập chương I:
Bài 1: Lực Van Der Waals giữa các phân tử được giải thích bằng những loại tương tác gì? Liên
kết Van der Waals cho tinh thể và chất lỏng những đặc tính lý học gì?
Bài 1: Lực Van der Waals giữa các phân tử gồm 3 loại tương tác:
1) Tương tác định hướng do Willem Hendrik Keesom tìm ra năm 1912. Tương tác này sinh ra
do sự hút lẫn nhau giữa các cực trái dấu của các phân tử có cực. Bản chất tương tác là liên
kết tĩnh điện. (tương tác lưỡng cực – lưỡng cực ) Tương tác càng lớn khi phân tử có moment
lưỡng cực  càng lớn. Tương tác định hướng càng lớn khi phân tử càng có cực. Tương tác
định hướng được tính bằng công thức:
2 4
U dh   6
3r kT
Trong đó:

r là khoảng cách từ tâm pân tử này đến tâm phân tử kia.
k là hằng số Bolzman
T là nhiệt độ tuyệt đối
 là moment lưỡng cực của phân tử.

2) Tương tác cảm ứng do Peter Joseph William Debye tìm ra năm 1920. Tương tác nảy sinh khi
có mặt phân tử có cực. Phân tử có cực tác động lên các phân tử xung quanh (phân tử có cực
hoặc không có cực) gây ra lưỡng cực cảm ứng trên các phân tử này. Tương tác cảm ứng là
tương tác giữa phân tử có lưỡng cực và phân tử có lưỡng cực cảm ứng. (tương tác lưỡng cực
– lưỡng cực cảm ứng). Độ lớn của tương tác cảm ứng phụ thuộc không những vào lưỡng cực
 của phân tử mà còn phụ thuộc vào độ bị cực hóa  của phân tử. Tương tác cảm ứng thường
rất nhỏ. Tương tác cảm ứng được tính bằng công thức:

U c .u  
Trong đó:

2 2


r6

 là độ bị cực hóa của phân tử.

3) Tương tác khuếch tán do Fritz London tìm ra năm 1930. Hai tương tác định hướng và cảm
ứng không đủ để giải thích vì sao các chất khí có phân tử không có cực (như H2, O2 …) có
thể hóa lỏng và hóa rắn. F. London cho rằng mọi tiểu phân (phân tử, nguyên tử) vẫn có năng
lượng khác không ở không độ tuyệt đối. Năng lượng này đảm bảo electron luôn luôn chuyển
động quanh hạt nhân. Năng lượng này càng lớn nếu tiểu phần có số electron càng lớn. Sự
chuyển động này làm có lúc tâm điện tích dương của hạt không trùng với tâm điện tích âm,
do đó lưỡng cực nhất thời được sinh ra. Tương tác khuếch tán là tương tác giữa các phân tử
có lưỡng cực nhất thời (tương tác lưỡng cực nhất thời – lưỡng cực nhất thời). Tương tác
khuếc tán càng lớn khi phân tử có khối lượng càng lớn. Tương tác khuếch tán được tính
bằng công thức:
3h 0 2
U k .t  
4r 6
Trong đó:
h0 là năng lượng của tiểu phân ở không độ tuyệt đối.
h là hằng số Plank.
0 là tần số giao động gây ra bởi chuyển động của electron.
1


Chất

He
Xe
HCl
HI

H2O
CO

Năng lượng của các loại tương tac trong lực Van de Waals (kJ/mol)
Khối
Moment
Độ bị cực Tương
Tương
Tương tác Lực Van
lượng NT lưỡng cực hóa ,
tác định
tác cảm khuếch tán de Waals
hay PT
ứng
,D
10-24 cm-1 hướng
4
0
0,20
0
0
0,21
0,21
131,3
0
4,00
0
0
18,41
18,41

36,5
1,07
2,36
3,31
1,00
16,82
21,13
130,9
0,38
5,4
0,59
0,31
60,92
61,82
18
1,84
1,4
36,36
1,92
9,00
47,28
28
0,12
1,99
0
0
8,74
8,74
(sinh viên không cần lập bảng và đưa ra các công thức tính các loại tương tác)


Đặc tính lý học của tinh thể và chất lỏng Van de Waals:
Do lực Van der Waals rất yếu nên tinh thể mạng phân tử có những tính chất đặc trưng: dễ nóng
chảy, có áp suất hơi bão hòa cao nên dễ bay hơi, mềm, dễ có khả năng thăng hoa ở áp suất thấp, không
dẫn điện.
Chất lỏng hình thành nhờ liên kết Van de Waals có độ nhớt nhỏ, áp suất hơi bão hòa lớn, dễ bay
hơi, nhiệt độ sôi thấp, sức căng bề mặt nhỏ, không dẫn điện.
Bài 2: Hãy cho biết bản chất của liên kết ion. Độ mạnh của liên kết ion phụ thuộc vào các yếu tố
nào. Nêu các tính chất của liên kết ion. Liên kết ion cho tinh thể và chất lỏng những đặc tính lý
học gì.
Bản chất của liên kết ion : là lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu .
Độ mạnh của liên kết ion phụ thuộc vào những yêu tố sau :
-Điện tích ion: điện tích ion càng lớn thì liên kết ion càng mạnh.
- Kích thước ion: bán kính ion càng nhỏ thì liên kết ion càng mạnh.
- Độ chênh lệch độ âm điện  giữa các nguyên tử tham gia tạo liên kết:  càng lớn, liên kết ion càng
bền
Các tính chất của liên kết ion :
+ Không bảo hòa
+ Không định hướng
+ Phân cực rất mạnh
Liên kết ion cho tinh thể và chất lỏng những đặc tính lý học sau :
Do đặc điểm của liên kết ion: liên kết mạnh, không bão hòa , không định hướng, nên ở nhiệt độ thường
tất cả các hợp chất ion đều là tinh thể. Tinh thể ion có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao, khá cứng, dòn,
áp suất hơi bão hòa rất nhỏ nên hầu như không bay hơi, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Phần lớn các

2


chất tinh thể ion tan tốt trong nước, dung dịch dẫn điện. Hợp chất tinh thể ion rất khó có khả năng thăng
hoa ngay ở áp suất rất nhỏ.
Đối với chất lỏng ion: áp suất hơi nhỏ, hầu như không bay hơi, nhiệt độ sôi cao, độ nhớt cao, sức căng

bề mặt cao, dẫn điện.
Bài 3: Hãy cho biết bản chất của liên kết cộng hóa trị. Độ mạnh của liên kết cộng hóa trị phụ
thuộc vào các yếu tố nào. Nêu các tính chất của liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị cho tinh
thể những đặc tính lý học gì?
- Bản chất của liên kết cộng hóa trị là sự che phủ lẫn nhau giữa các orbital nguyên tử hóa trị của các
nguyên tử tương tác (có sự tham gia của electron hóa trị), tức là sự tổ hợp tuyến tính các hàm sóng
nguyên tử.
Độ mạnh của liên kết cộng hóa trị phụ thuộc vào mật độ xen phủ của các AO: tức là phụ thuộc vào kích
thước và hình dạng, hướng xen phủ và sự chênh lệch năng lượng của các AO.
Tính chất của liên kết cộng hóa trị:
Tính định hướng: Muốn liên kết CHT bền vững thì mức độ che phủ của các obital nguyên tử phải
cực đại.Sự che phủ cực đại xảy ra theo những hứơng nhất định .Do đó liên kết CHT được tạo
thành theo những hướng nhất định trong không gian.
Tính bão hòa: khả năng tạo thành số liên kết công hóa trị hạn chế. Tính chất này làm cho các phân
tử có thành phần xác định và cấu trúc xác định.
Tính có cực: Liên kết có phân cực nếu 2 nguyên tử tương tác khác nhau, và không có phân cực
nếu 2 nguyên tử tương tác giống nhau.
Liên kết cộng hóa trị là loại liên kết mạnh nên cho tinh thể một số tính chất đặc trưng:
Chất có mạng tinh thể nguyên tử (liên kết cộng hóa trị 3 chiều không gian): Cứng, khó nóng chảy, áp
suất hơi bão hòa rất nhỏ, rất khó bay hơi, không tan trong bất kỳ dung môi nào, cách nhiệt, cách điện
hay bán dẫn.
Chất có cấu trúc dạng lớp (liên kết cộng hóa trị hai chiều không gian): Khó nóng chảy (hay bị phân hủy
nhiệt nếu chứa chất dễ bay hơi), áp suất hơi bão hòa nhỏ, khó bay hơi, tùy thuộc vào mức độ có cực của
liên kết cộng hóa trị: không tan, tan rất ít hay tan nhiều trong dung môi có cực, không tan trong dung
môi không có cực, cách điện hay có tính bán dẫn, một số chất có thể dẫn điện nhờ liên kết π không
định chỗ trong lớp. Trong trường hợp việc hình thành lớp nhờ liên kết cộng hóa trị cho - nhận nối các
phân tử hữu hạn với nhau thì nhiệt độ nóng chảy không cao và có thể thăng hoa khi đun nóng. Nếu
chiều còn lại liên kết bằng lực Van de Waals: mềm, có tính dễ bóc tách lớp; nếu chiều còn lại có liên
kết ion: độ cứng vừa phải, dòn.
Chất có cấu trúc dạng mạch (liên kết cộng hóa trị một chiều không gian): Khó nóng chảy (hay bị phân

hủy nhiệt nếu chứa chất dễ bay hơi), áp suất hơi bão hòa nhỏ, khó bay hơi, tùy thuộc vào mức độ có cực
của liên kết cộng hóa trị: không tan, tan rất ít hay tan nhiều trong dung môi có cực, không tan trong dung
môi không có cực, cách điện hay bán dẫn. Trong trường hợp việc hình thành lớp nhờ liên kết cộng hóa
trị cho - nhận nối các phân tử hữu hạn với nhau thì nhiệt độ nóng chảy không cao và có thể thăng hoa
khi đun nóng. Nếu chiều còn lại liên kết bằng lực Van de Waals: mềm, có tính dễ tách sợi; nếu chiều
còn lại có liên kết ion: độ cứng vừa phải, dòn.
3


Bài 4: Người ta cho rằng: “Liên kết kim loại là một loại liên kết đa tâm với một số lớn các electron
hóa trị không định chỗ”. Hãy giải thích điều này bằng thuyết miền năng lượng. Yếu tố nào quyết
định độ bền của liên kết kim loại. Liên kết kim loại cho tinh thể những đặc lính lý học gì.
Các kim loại có những tính chất khác biệt rõ rệt so với các chất khác: không trong suốt, có ánh kim,
dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, có nhiệt độ nóng chảy và độ cứng khác nhau rất nhiều, ở nhiệt độ phòng
có kim loại ở trạng thái lỏng (Hg , t nc =-38,80C), nhưng có kim loại rất khó nóng chảy (W , t nc =
33870C). Chỉ có thể giải đáp thỏa đáng các tính chất này của kim loại khi quan niệm liên kết kim loại là
một loại liên kết đa tâm với một số lớn các electron không định chỗ.
Bản chất liên kết kim loại được giải thích bằng thuyết miền năng lượng. Thuyết miền năng lượng được
xây dựng trên cơ sở phương pháp LCAO-MO khi coi tổ hợp các AO hóa trị của một số lượng rất lớn các
nguyên tử kim loại (~1023). Sự tổ hợp của nAO thành nMO (n/2MOlk, n/2MOplk) . Do n rất lớn, các MO
lân cận nhau chỉ có sự chênh lệch năng lượng không đáng kể (~10-22eV). Tập hợp các MOlk và tập hợp
các MOplk tạo thành các miền năng lượng. Các electron có thể di chuyển tự do trong một miền năng
lượng nếu còn MO trống. Miền năng lượng MOlk chứa electron là miền hóa trị. Đối với kim loại, miền
hóa trị có thể bão hòa hay chưa bão hòa elctron. Miền năng lượng MOplk không chứa electron nằm ngay
trên miền hóa trị là miền dẫn. Đối với kim loại miền dẫn và miền hóa trị che phủ nhau.
Liên kết kim loại càng mạnh khi số lượng electron tự do càng lớn và do đó nút mạng tinh thể càng
dương điện.
Bài 5: Liên kết hydro là gì? Nêu ví dụ. Điều kiện có liên kết hydro. Bản chất của liên kết hydro.
Liên kết hydro ảnh hưởng như thế nào đến tính chất các chất.
Liên kết hydro là gì:

Liên kết hydro là loại liên kết giữa các phân tử hay trong nội phân tử trong đó nguyên tử hydro phân
cực dương liên kết với một nguyên tử phân cực âm của nguyên tố khác. Liên kết hydro có độ mạnh gấp
khoảng 10 lần độ mạnh của liên kết Van de Waals.
Ví dụ:
1) Liên kết hydro giữa hai phân tử HF: H – F∙∙∙∙H – F
2) Liên kết hydro nội phân của orthonitropnenol (C6H4NO2OH) giữa nguyên tử hydro
trong nhóm chức -OH với một nguyên tử oxy trong nhóm chức -NO2.
Điều kiện có liên kết hydro:
Liên kết hydro chỉ được tạo thành khi có hai điều kiện:
- Nguyên tử hydro phân cực dương rất mạnh (do nó liên kết với nguyên tố có độ âm điện cao – F,
O, N)
- Nguyên tử của nguyên tố liên kết với nó phải có mật độ điện tích âm lớn (các nguyên tố F, O và
N có độ âm điện cao thỏa điều kiện này)
Bản chất liên kết hydro:
- Liên kết Hydro vừa có bản chất tĩnh điện, vừa có bản chất cho-nhận.
Ảnh hưởng của liên kết hydro đến tính chất vật lý của chất:
- Liên kết hydro liên phân tử làm tăng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của chất. Do có liên kết
hydro, nước đá có tỷ trọng nhỏ hơn nước lỏng ở 00C.
- Liên kết hydro nội phân tử làm giảm nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của chất.
Bài 6: Thế nào là một khí lý tưởng? Thế nào là phương trình trạng thái khí lý tưởng. Cho biết ý
nghĩa hằng số khí lý tưởng. Nêu những đặc tính lý học của chất khí.

4


Khí lí tưởng: là chất khí trong đó mỗi phân tử (hoặc nguyên tử) được coi là một chất điểm (kích thước
phân tử không đáng kể so với thể tích bình chứa) và giữa chúng không có lực tương tác Van de Waals
mà chỉ có va chạm đàn hồi với nhau (va chạm không mất năng lượng). Các chất khí ở áp suất thấp, nhiệt
độ cao có thể được xem là khí lí tưởng.
Phương trình trạng thái khí lý tưởng là mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, và nhiệt độ của một khối khí lý

tưởng nằm trong cân bằng nhiệt động lực học. Phương trình này có dạng:
pV = nRT
p là áp suất khí
V là thể tích bình chứa khí
n là số mol khí
R là hằng số khí
T là nhiệt độ.
Ý nghĩa vật lý của hằng số lý tưởng:
R là độ lớn của công giãn nở của 1 mol khí lí tưởng khi tăng nhiệt độ lên 10C.
Trong đó:

Giải thích qua ví dụ:
Giả sử có một bình trụ, tiết diện S, với 1 piston có thể di chuyển không ma sát. Trong bình có 1
mol khí lý tưởng; áp suất khí trong bình là P, nhiệt độ là T. Đun nóng khí đến nhiệt độ T+1, trong điều
kiện áp suất không đổi P, thể tích khí tăng từ V1 lên V2.
 Ta có: P∆V = PV2 – PV1 = R(T+1) – RT = R.
 Mặc khác: P∆V = P.S. ∆h = F. ∆h với ∆h là độ chuyển dịch của piston.
 Từ đó: R = P∆V = F. ∆h
Vậy R chính là độ lớn của công giãn nở của 1 mol khí lí tưởng khi tăng nhiệt độ lên 10C.
Đặc tính lý học của chất khí:
+ Chất khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.
+ Áp suất của chất khí là tác dụng của các phân tử khí lên thành bình chứa.
+ Va chạm giữa các phân tử khí với thành bình có tính đàn hồi.
+ Có thể nén chất khí.
+ Nhiệt độ hóa lỏng của chất khí phụ thuộc nhiều vào áp suất.
Bài 7: Phương trình trạng thái khí thực khác phương trình trạng thái khí lý tưởng ở điểm nào?

Phương trình trạng thái khí lý tưởng :
PV = nRT
đã bỏ qua thể tích riêng của các phân tử khí và lực tương tác giữa chúng. Phương trình này chỉ đúng

trong điều kiện khí loãng, nhiệt độ cao, áp suất nhỏ .
Phương trình khí thực:

a
)(V  b)  nRT
V2
a
có tính đến lực tương tác Van der Waals ( 2 ) giữa các phân tử khí và tính đến thể tích riêng (b) của
V
các phân tử khí.
(P 

5


Bài 8: Cấu trúc chất lỏng ở nhiệt độ thường và ở nhiệt độ cao có khác nhau không? Giải thích. Vì
sao chất lỏng và chất khí ở nhiệt độ và áp suất tới hạn có cùng tỷ khối. Nêu những đặc tính lý học
của chất lỏng.
Cấu trúc chất lỏng ở nhiệt độ thường và ở nhiệt độ cao: khác nhau vì ở nhiệt độ thường chất lỏng có
cấu trúc gần giống chất rắn tinh thể còn ở nhiệt độ cao có cấu trúc giống chất khí.
Ở điều kiện tới hạn chất khí và chất lỏng có cùng cấu trúc, có thể tích bằng nhau nên chúng có cùng tỉ
khối.
Chất lỏng có những đặc tính lý học sau:
+ Có tính chảy, linh động.
+ Có hình dạng theo vật chứa.
+ Có tính đẳng hướng về các tính chất vậy lý (độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt, tính chất quang...)
+ Cho tính trong suốt cho ánh sáng truyền qua.
+ Có tính nhớt.
+ Không chịu nén.
+ Có sức căng bề mặt trên vùng tiếp xúc pha khác, do đó có hiện tượng mao dẫn khi nằm trong ống có

kích thước đủ nhỏ.
Bài 9: Trạng thái chậm hóa hơi của chất lỏng là gì? Nguyên nhân gây ra trạng thái này? Cách
khắc phục trạng thái này trong phòng thí nghiệm như thế nào?
Trạng thái chậm hóa hơi của chất lỏng là hiện tượng chất lỏng không sôi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ
sôi của chất lỏng đó.
- Nguyên nhân : việc sinh ra lúc ban đầu những bóng hơi ở trong một chất lỏng không có khí
hòa tan là rất khó khăn vì những phần tử có động năng lớn hơn động năng cần cho sự hóa hơi phải tập
trung lại với nhau. Do vậy khi đun nóng chất lỏng đến nhiệt độ hóa hơi, chất lỏng vẫn chưa hóa hơi.
- Khắc phục : trong phòng thí nghiệm khi cần chưng cất 1 chất lỏng nào người ta cho vào chất
lỏng những mảnh sứ nhỏ vì bọt không khí nằm trong lỗ xốp của sứ thoát ra tạo điều kiện sinh ra những
bọt hơi chất lỏng và chất sôi.
Bài 10: Trạng thái chậm đông của chất lỏng là gì? Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách
khắc phục trạng thái này.
Trạng thái chậm đông của chất lỏng: là hiện tượng chất lỏng chưa hóa rắn nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ kết tinh của nó.
Nguyên nhân: khi làm lạnh chất lỏng đến nhiệt độ đông đặc, đa số các chất có cách sắp xếp các
hạt biến đổi không nhiều nên không ảnh hưởng nhiều đến sự đông đặc của chất lỏng. Tuy nhiên
trong 1 số chất cách sắp xếp này lại biến đổi đáng kể gây nên sự sai khác trong cấu trúc chất
lỏng, dẫn đến hiện tượng chậm đông của chất lỏng.
Cách khắc phục: Cho vào vài hạt tinh thể chất rắn cùng loại, khuấy lên, hay dung đua thủy tinh
cọ vào thành bình đựng.
Bài 11: Plasma là gì? Thế nào là plasma nguội? Nguyên nhân gây ra plasma nguội. Thế nào là
plasma nóng? Nguyên nhân gây ra plasma nóng.

6


Plasma là khí được ion hóa một phần hay ion hóa hoàn toàn ở nhiệt độ cao. Đây là một môi trường
trung hòa điện trong đó có phân tử ở trạng thái cơ bản hay trạng thái kích động, nghĩa là có năng lượng
cao, nguyên tử, ion và electron.

Plasma nguội là plasma được tạo nên ở áp suất dưới 0.15 atm. Trong plasma áp suất thấp, độ chuyển
động của electron rất lớn nên năng lượng và nhiệt độ của electron cao hơn so với các hạt nặng. Trong
plasma nguội thì các hạt nặng có nhiệt độ từ 500 đến 1000 oC còn electron thì lên đến nhiệt độ rất cao (
hàng nghìn độ )
Nguyên nhân gây nên plasma nguội: Sự ion hóa được xảy ra bởi sự nhận năng lượng từ các dòng vật
chất bên ngoài như các bức xạ điện từ …
Plasma nóng là plasma được tạo nên ở suất suất từ 0,15 atm đến 10 atm . Trong plasma này , áp suất
cao hơn các hạt trong plasma và va chạm với nhau nhiều hơn nên nhiệt độ của electron và của các hạt
nặng ít chênh lệch nhau hơn . Nhiệt độ của plasma nóng có thể lên đến khoảng 50000oC .
Nguyên nhân gây nên plasma nóng: Sự ion hóa xảy ra do sự va chạm nhiệt giữa các phân tử hay nguyên
tử ở nhiệt độ cao …
Bài 12: Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa các trạng thái vô định hình, trạng thái tinh
thể và trạng thái lỏng.
Trạng thái tinh hể
Trạng thái vô định hình Trạng thái lỏng
Hình dáng xác định
Hình dáng theo vật đựng
- Trật tự xa
-Trật tự gần
-có tính dị hướng
- có tính đẳng hướng
- cấu trúc xác định
- cấu trúc không xác định
Nhiệt độ nóng chảy xác Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ kết tinh xác định
định
không xác định
- Không chịu nén
- nhiệt độ nóng chảy, kết tinh không thay đổi bởi sự thay đổi áp suất.
Bài 13: Căn cứ vào đâu người ta phân các tinh thể thành 7 hệ? Thế nào là mạng lưới Bravais?

Căn cứ vào các yếu tố đối xứng (mặt đối xứng. trục đối xứng) người ta chia ra các tinh thể thành 7 hệ.
(tất cả các hệ tinh thể đều có tâm đối xứng).
Hệ tam tà: không có yếu tố mặt đối xứng và trục đối xứng.
Hệ đơn tà: Có 1 mặt đối xứng và một trục đối xứng hoặc có một trong hai yếu tố đối xứng này.
Hệ trực giao: Có vài trục đối xứng bậc hai và vài mặt phẳng đối xứng hoặc có một trong hai yếu tố đối
xứng này.
Hệ tam phương: Có ít nhất một trục đối xứng bậc 3.
Hệ tứ phương: Có một trục đối xứng bậc bốn.
Hệ lục phương: Có một trục đối xứng bậc sáu.
Hệ lập phương: có ba trục đối xứng bậc bốn.
Mạng lưới Bravais: là một tập hợp các điểm tạo thành từ một điểm duy nhất theo các bước rời rạc xác
định bởi các véc tơ cơ sở.
Năm 1885 , O . Bravais chứng minh rằng tất cả các tinh thể đều thuộc về 1 trong 14 kiểu mạng tinh thể.
Chúng được gọi là mạng lưới Bravais, gồm:
+ 7 ô mạng cơ sở của 7 hệ tinh thể (mạng lưới Bravais nguyên thủy)
+ 2 ô mạng cơ sở tâm đáy của các hệ tinh thể đơn tà và trực giao.
7


+ 3 ô mạng cơ sở tâm khối của các hệ tinh thể trực giao, tứ phương và lập phương.
+ 2 ô mạng cơ sở tâm diện của các hệ tinh thể trực giao và lập phương.
Các hệ tinh thể
Tam tà

Các mạng lưới Bravais

Nguyên thủy
Đơn tà

Đơn giản


Tâm đáy

Trực giao

Nguyên thủy

Tâm đáy

Tâm khối

Tâm diện

Tam phương

Nguyên thủy
Tứ phương

Tâm khối

Nguyên thủy
Lục phương

Nguyên thủy
Lập phương

Đơn giản

Tâm khối


Tâm diện

Bài 14: Dựa vào bản chất liên kết giữa các nút mạng tinh thể người ta phân các tinh thể thành bao
nhiêu kiểu mạng tinh thể. Cho biết đặc tinh lý học của từng loại mạng tinh thể.
Dựa vào bản chất liên kết giữa các nút mạng tinh thể ta phân mạng tinh thể thành 4 mạng tinh thể khác
nhau : mạng phân tử, mạng nguyên tử, mạng ion và mạng kim loại.
8


- Đặc tính lý học của từng mạng tinh thể :
+ Mạng phân tử được tạo thành nhờ liên kết Van de Waals giữa các phân tử ở nút mạng. Liên kết
Van de Waals có tính không định hướng, không bão hòa. Sự sắp xếp trong mạng phân tử theo xu hướng
đặc khít nhất (có chịu ảnh hưởng của tính đối xứng của phân tử). Liên kết Van de Waals rất yếu. Các
đặc điểm nêu trên cho mạng phân tử các đặc tính lý học sau: Có độ cứng thấp, nhiệt độ nóng chảy
thấp, áp suất hơi bão hòa cao, dễ thăng hoa, không dẫn điện, tỷ trọng nhỏ, các tinh thể của chất có khối
lượng phân tử nhỏ dễ tan trong dung môi không phân cực. Nhiều tinh thể có tính trong suốt (cho ánh
sáng đi qua).
+ Mạng nguyên tử được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử ở nút mạng. Liên
kết cộng hóa trị có tính định hướng, bão hòa, có cực hoặc không có cực. Sự sắp xếp trong mạng nguyên
tử phụ thuộc vào trạng thái lai hóa của nguyên tử và cấu tạo lớp vỏ electron hóa trị của nguyên tử. Liên
kết cộng hóa trị là loại liên kết mạnh. Các đặc điểm nêu trên cho mạng nguyên tử các đặc tính vật lý
sau: rất bền, độ cứng cao, nhiệt đô nóng chảy cao, áp suất hơi bão hòa rất nhỏ, không bay hơi, rất khó
thăng hoa, tỷ trọng không lớn, hầu như không tan trong bất cứ loại dung môi nào, chất cách điện hay
chất bán dẫn, cách nhiệt, nhiều tinh thể có tính trong suốt (cho ánh sáng đi qua).
+ Mạng ion được tạo thành nhờ tương tác tĩnh điện của các ion. Liên kết ion có tính không bão
hòa và không định hướng. Có hiện tượng phân cực giữa các ion trái dấu. Sự sắp xếp trong mạng ion liên
quan đến tương quan kích thước và tỷ lệ giữa cation và anion. Liên kết ion là loại liên kết mạnh. Các đặc
điểm nên trên cho mạng ion các đặc tính vật lý sau: nhiệt độ nóng chảy khá cao, áp suất hơi bão hòa rất
nhỏ, không bay hơi, rất khó thăng hoa, khá cứng, dòn, không dẫn điện, cách nhiệt, tỷ trọng không lớn,
một số lớn dễ tan trong dung môi phân cực, nhiều tinh thể có tính trong suốt (cho ánh sáng đi qua).

+ Mạng kim loại được tạo thành nhờ tương tác giữa “đám mây electron” và các ion dương ở nút
mạng. Sự sắp xếp các nguyên tử trong mạng kim loại đặc khít nhất. Độ mạnh liên kết kim loại phụ thuộc
và mật độ “đám mây” electron. Các đặc điểm trên cho mạng kim loại các đặc tính vật lý sau: không
trong suốt, có ánh kim, có tính dẻo (dễ dát mỏng, kéo dài), dẫn điện và nhiệt tốt, nhiệt độ nóng chảy, độ
cứng và tỷ trọng, khả năng thăng hoa thay đổi trong một khoảng rộng.
Bài 15: Dựa vào yếu tố nào để phân chia các tinh thể thành 4 kiểu cấu trúc. Yếu tố cấu trúc ảnh
hưởng như thế nào đến đặc tính lý học của tinh thể?
Việc phân chia tinh thể thành 4 kiểu cấu trúc căn cứ vào khoảng cách giữa các nút mạng với
nhau và khoảng cách giữa các nút mạng so với khoảng cách các nguyên tử trong một nút mạng.
Sự xuất hiện khác biệt khoảng cách giữa các tiểu phân trong mạng tinh thể là sự phản ảnh việc
trong mạng tinh thể đồng thời có nhiều loại liên kết.
Yếu tố cấu trúc cho tinh thể them những tính chất sau:
+ Cấu trúc đảo: sự phá vỡ liên kết giữa các nút mạng là dễ dàng hơn rất nhiều sự phá vỡ liên kết
trong một nút mạng,
+ Cấu trúc mạch: Nếu liên kết giữa các mạch là lực Van de Waals thì tinh thể có cấu trúc mạch
có tính dễ tước sợi. Nếu có liên kết pi không định chỗ trong một mạch thì tinh thể có tính dẫn
điện tốt theo chiều của mạch. Tinh thể cấu trúc mạch có tính không trong suốt, độ cứng không
cao, tỷ trọng không cao.
+ Cấu trúc lớp: Nếu liên kết giữa các lớp là lực Van de Waals thì tinh thể cấu trúc lớp có tính dễ
bóc tách, mềm. Nếu có liên kết pi không định chỗ trong lớp thì tinh thể có tính dẫn điện tốt. Tinh
thể cấu trúc trúc có tính không trong suốt, độ cứng không cao, tỷ trọng không cao.

9


Bài 16: Bản chất liên kết ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các
chất. Nêu ví dụ minh họa (khác ví dụ trong bài giảng).
Nguyên tắc chung: Liên kết càng mạnh, chất càng khó nóng chảy, khó bay hơi.Lực Van de Waals rất
yếu nên các hợp chất có mạng phân tử đều có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Ở điều kiện
thường nhiều chất ở trạng thái lỏng hay ở trạng thái khí. Trường hợp sự tồn tại của trạng thái tập hợp

nhờ liên kết Van de Waals, khối lượng phân tử càng lớn và độ có cực của phân tử càng lớn nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi càng cao. Sự chênh lệch của nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi nhỏ.
Lực liên kết hydro khá yếu nhưng mạnh hơn nhiều so với lực Van de Waals nên các chất có liên kết
hydro liên phân tử có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn hẳn các chất không có loại liên kết
này.
Chất
He
Xe
H2S
H2Te
H2O

Phân tử (nguyên tử) Nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ sôi (0C)
lượng (đ.v.C)
(0C)
Van de Waals
4,0
-271,4
-268,9
Van de Waals
131,3
-111,85
-108,12
Van de Waals
34
-85,6
-60,4
Van de Waals
129,6
-51

-2
Van de Waals + hydro 18
0
100
Liên kết

Do bản chất liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion cùng dấu và là loại liên kết mạnh, ở điều kiện
thường các hợp chất ion đều là chất rắn. Tuy nhiên do hiện tượng phân cực giữa các ion trái dấu, các
hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy không quá cao (thường dưới 10000C). Có sự chênh lệch rõ rệt giữa
nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi.
Chất
LiCl
BaF2

Nhiệt độ nóng Nhiệt độ sôi Chất
chảy (0C)
(0C) (ở 1 atm)
610
1380
NaCl
1368
2260

Nhiệt độ nóng Nhiệt độ sôi
chảy (0C)
(0C)
801
1490
776
1430


Do hiện tượng phân cực ion, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất có cation điện tích cao và
anion kích thước lớn có thể nhỏ bất thường, loại hợp chất này có thể thăng hoa khi đun nóng (khí là
phân tử)
Chất
BeI2
AlCl3
FeCl3

Nhiệt độ nóng chảy (0C) Nhiệt độ sôi (0C) (ở 1 atm)
490
530
192,6
307,5
315

Nhiệt độ thăng hoa (0C)
180

Liên kết cộng hóa trị là loại liên kết mạnh. Giữa hai nguyên tử có thể nối với nhau bằng một hay nhiều
liên kết cộng hóa trị (1 liên kết sigma, 2 liên kết pi và 1 liên kết delta). Liên kết cộng hóa trị có thể có
cực và không có cực. Liên kết cộng hóa trị cho nhận dễ bị đứt dưới tác động nhiệt độ. Các đặc điểm này
cho các chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy từ khá cao đến rất cao.

10


Chất
BN
C (kim cương)

SiO2
P (đen)

Kiểu cấu trúc tinh Liên kết
thể
Phối trí
Cộng hóa trị có cực
Phối trí
Cộng hóa trị không
cực
Phối trí
Cộng hóa trị có cực
Phối trí
Cộng hóa trị không
cực

Nhiệt độ nóng Nhiệt độ sôi (0C)
chảy (0C)
3000
1800 chuyển thành grafit
 1610
2950
453 (thăng hoa dạng P4)

Liên kết kim loại là loại liên kết mạnh nhưng phụ thuộc rất nhiều vào mật độ “đám mây” electron. Mật
độ đám mây electron lại phụ thuộc vào số electron hóa trị của kim loại. Số electron hóa trị càng nhiều thì
kim loại có mật độ “đám mây” electron càng lớn. Vì vậy, các kim loại có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt
độ sôi khác biệt nhiều, sự chênh lệch của giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi lớn.
Chất
Hg

W
Pb
K
Tl

Cấu hình electron hóa trị
6s2
5d46s2
6s26p2
4s1
6s26p1

Nhiệt độ nóng chảy (0C)
-38,89
3420
327,4
63,55
304

Nhiệt độ sôi (0C)
356,66
5680
1745
761
1475

Bài 17: Cho biết loại chất vô cơ nào tinh thể của chúng có cấu trúc đảo. Cho một ví dụ (ngoài các
ví dụ trong bài giảng) về chất mà tinh thể của nó có cấu trúc đảo. Cho biết số phối trí của Iod
trong tinh thể đơn chất.


Cấu trúc đảo: các chất vô cơ thuộc loại cấu trúc này có mạng phân tử và các ion phức
tạp . Trong cấu trúc này , tại các nút mạng là các nhóm nguyên tử ( phân tử hay ion phức
tạp) liên kết với tiểu phân xung quanh bằng lực tàn dư ( lực Van der waals ) , lực liên kết
hidro hay lực hút tĩnh điện.
- Ví dụ: CO2, NH3, Na3[Fe(CN)6], Xe…

Số phối trí của Iod trong tinh thể đơn chất:

Ta thấy mỗi tiểu phân I2 trung tâm được bao bọc xung quanh số phân tử I2 gần nhất: xung
quanh 4, phía trên 4 và phía dưới 4, vậy số phối trí của I2 là 12.
Bài 18: Có mấy loại khuyết tật cấu trúc? Trình bày các loại khuyết tật này.
Có 3 loại khuyết tật cấu trúc: khuyết tật điểm , khuyết tật đường và khuyết tật bề mặt
1) Khuyết tật điểm:
a) Khuyết tật lỗ trống: trong mạng có những vị trí bỏ trống tại các nút mạng .
Ví dụ :

11


b) Khuyết tật xen kẽ: các tiểu phân tạp chất xâm nhập vào mạng tinh thể thay thế cho các tiểu
phân cấu trúc tại nút mạng hay xen kẽ vào giữa mạng .

2) Khuyết tật đường: đầu biên của một mặt mạng bị đứt cụt trong tinh thể.

3) Khuyết tật bề mặt: là tập hợp của khuyết tật điểm và khuyết tật đường. Xuất hiện trên bề mặt
tinh thể và bề mặt biên giới giữa các tinh thể .

Bài 19: Hiện tượng đa hình (thù hình) là gì? Nêu 1 ví dụ về hiện tượng thù hình và một ví dụ về
hiện tượng đa hình.
Hiện tượng đa hình là hiện tượng một chất có thể tồn tại dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau.

Ví dụ hợp chất: ZnS có 2 đa hình: sphalerite và Wurtzite

12


Ví dụ đơn chất: Sắt có 3 đa hình (thù hình): α-Fe và δ – Fe cùng có mạng lập phương tâm khối (BCC)
và chỉ có sự khác biệt về giá trị cạnh hộp lập phương, γ-Fe có mạng lập phương tâm diện (FCC).

Hiện tượng thù hình: là hiện tượng một đơn chất có nhiều dạng có cấu trúc phân tử khác nhau hay có
cấu trúc tinh thể khác nhau.
Ví dụ: Phospho có hai thù hình: phosphor trắng: Ở trạng thái khí là phân tử P4, ở trạng thái rắn có kiểu
cấu trúc phân tử với nút mạng là P4. Phosphor đen có cấu trúc phối trí (hệ tinh thể trực giao hay tam
phương)

Đối với đơn chất ở trạng thái rắn, có thể sử dụng khái niệm thù hình (allotropic) hoặc khái niệm đa hình
(polymorphic)
Bài 20: Hiện tượng đồng hình là gì? Điều kiện xảy ra hiện tượng đồng hình? Nêu 1 ví dụ về hiện
tượng đồng hình.
Hiện tượng đồng hình là các chất khác nhau có cùng loại tinh thể có thể đồng thời kết tinh tạo thành 1
loại tinh thể trong đó các tiểu phân của chúng thay thế lẫn cho nhau. Sản phẩm thu được là 1 dung dịch
rắn thay thế.
Điều kiện xảy ra:
- Các chất có cùng cấu trúc tinh thể.
- Bán kính nguyên tử của các ion thay thế nhau xấp xỉ nhau.
- cùng số oxy hóa
Ví dụ: α- FeOOH (Goetite) và β-AlOOH (boemite) có cùng kiểu mạng tinh thể tam phương. Sự thay thế
một phần Fe bằng Al tạo dung dịch rắn thay thế Fe1-xAlxOOH (alumogoetite) là một khoáng vật có
nhiều trong quặng bauxite Tây Nguyên. (bán kính ion Al3+ = 0,57Å ; Fe3+ = 0,67Å).

Phân nhóm bài tập nộp:

Nhóm 1: Bài 1, bài 6, bài 11 , bài 16 // Nhóm 2: Bài 2, bài 7, bài 12, bài 17 // Nhóm 3: Bài 3, bài 8,
bài 13, bài 18 // Nhóm 4: Bài 4, bài 9, bài 14, bài 19 // Nhóm 5: Bài 5, bài 10, bài 15, bài 20.

13



×