Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thảo luận văn hóa kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.47 KB, 6 trang )

Văn hóa kinh doanh
Vai trò của triết lí kinh doanh trong sự nghiệp phất triển của doanh nghiệp ?
Trả lời:
Triết lí kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua
con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khía quát hóa cảu các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn
cho hoạt động kinh doanh.
Vai trò:
1. Triết lí kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức
phát triển bền vững của nó.
Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh có văn
hóa và bằng phương pháp này, nó có thể phát triển một cách bền vững.
Triết lí kinh doanh tạo nên một phong thái văn hóa đặc thù của doanh nghiệp, triết lí
doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi, phản ánh cái tinh thần-ý thức của doanh
nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu
tố ý thức đời thường và tâm lí xã hội. Một khi đã phát huy được tác dụng thì triết lí
doanh nghiệp trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể
có sự thay đổi về lãnh đạo.
Triết lí kinh doanh ít hiện hữu với xã hội bên ngoài, nó chính là tài sản tinh thần của
doanh nghiệp, tạo một lực hướng tâm chung, là công cụ tốt nhất để thống hành động
của người lao động trong một sự hiểu biết chung về mục đích và giá trị.
2. Triết lí kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở quản lí chiến lược của
doanh nghiệp.
Triết lí kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho thành công
của doanh nghiệp
Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp. Định rõ mục đích
của doanh nghiệp và chuyển dịch các mục tiêu này thành các mục tiêu cụ thể.
Triết lí kinh doanh cung cấp cở sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ
chức.
Nội dung triết lí kinh doanh rõ ràng là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục
tiêu và soạn thảo các chiến lược.



Triết lí kinh doanh có vai trò định hướng, là một cung cụ để hướng dẫn cách thức
kinh doanh phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
3. Triết lí kinh doanh là một phương tiện để giáo dục phát triển nguồn nhân lực
và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp.
Triết lí doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên phong
cách làm việ, sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà bản sắc văn hóa của nó.
Triết lí kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lí tưởng , về công
việc và trong một môi trường văn hóa tốt, nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu
vươn lên, ở họ có long trung thành và tinh thấn lao động hết mình vì doanh nghiệp.
Diều chỉnh hành vi của nhan viên qua việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi
thành viên đối với doanh nghiệp, thị trường khu vực và xã hội nói chung.
Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng, triết lí doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ
nhân viên, nhũng người dễ bị tổn thương, thiệt thòi khi người quản lí lạm dụng chức
quyền hoặc ác ý tư thù.

 triết lý kinh doanh chính là lý do, mục đích tồn tại của doanh nghiệp, xuất phát điểm của
hoạt động kinh doanh (được thể hiện ở sứ mệnh, tầm nhìn, phương châm)

Một số triết lí kinh doanh của các CEO(Chủ tịch hội đồng quản trị) nổi tiếng:
Sau khi được nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của tập đoàn sản xuất xe hơi hàng đầu
thế giới Ford Motor vào năm 1978, Lee Iacocca quyết định gia nhập tập đoàn
Chrysler với vai trò CEO cho tới năm 1992. Ông rất tin tưởng vào lợi ích của việc
truyền cảm hứng cho nhân viên. Câu nói này khích lệ chúng ta coi vấn đề là cơ hội.
“Không có gì là không thể vượt qua được nếu bạn nhìn nhận nó một cách sáng
tạo và tích cực. Hãy chấp nhận thách thức và mạnh mẽ vượt lên phía trước. “
Còn Henry Ford, Nhà sáng lập tập đoàn Ford Motor những năm 1903-1945 thì nổi
tiếng với câu nói: "Thị trường không bao giờ bị bão hòa với một sản phẩm tốt,
nhưng nó sẽ bị bão hòa rất nhanh với một sản phẩm tồi”.
Trong câu nói này, nhà thiết kế kiểu mẫu xe ôtô mang tính cách mạng T Ford của năm

1908 cho chúng ta thấy rằng các sản phẩm chất lượng sẽ luôn tạo được sức mạnh lâu
bền trước những sản phẩm “mì ăn liền”. Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào, sẽ luôn
có ít “những sản phẩm tốt” và sự phát triển của những mặt hàng nhái được sản xuất
hàng loạt. Ông Ford thúc giục chúng ta cần chắc chắn rằng những gì chúng ta đưa tới
người tiêu dùng phải có chất lượng cao để có thể đánh bật mọi sự cạnh tranh


“Giá cả là cái bạn chi ra. Giá trị là cái bạn nhận về”, câu nói nổi tiếng của tỷ phú
Warren Buffett - Chủ tịch kiêm CEO công ty Berkshire Hathaway (Thuộc tốp 500
công ty hàng đầu ở Mỹ) đang được giới kinh doanh áp dụng.
Nói theo cách của Warren Buffett thì khách hàng sẽ nhận được những gì mà họ đã
phải trả tiền. Dành thêm một chút vốn để tạo ra các sản phẩm chất lượng luôn luôn là
một cách tiêu tiền hợp lý. Doanh nghiệp có thể đặt ra mức giá cao hơn bởi khách
hàng luôn coi trọng chất lượng và giá trị. Người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi thêm cho
một sản phẩm hoặc dịch vụ nếu họ cảm thấy rằng đồng tiền họ bỏ ra là đúng giá trị.
Jack Welch - CEO, tập đoàn General Electric những năm 1981-2001 cũng được biết
đến với câu nói nổi tiếng cho triết lý kinh doanh của mình: “Một nhà quản lý luôn
căng lên vì công việc là nhà quản lý tốt nhất, bởi họ sẽ không có thời gian để can
thiệp, để tham gia những cuộc tầm phào, để làm phiền người khác”
Câu nói này có ý rằng bạn cần phải luôn bận rộn và năng suất. Một nhà quản lý luôn
dò xét người khác sẽ là lãng phí thời gian của người khác và của chính họ. Nếu bạn
chịu trách nhiệm quản lý một nhóm, hãy cố gắng không quản lý ở tầm vi mô. Giao
phó nhiệm vụ và trao quyền cho nhân viên của bạn được hành động và chắc chắn họ
sẽ làm việc hiệu quả và năng suất hơn.
Còn Michael D. Eisner - Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Disney, từ năm 1984 đến nay
thì nhấn mạnh: “Phục hồi sau khi thất bại thường dễ dàng hơn là xây dựng sau khi
thành công”. Theo ông những thay đổi và tiến bộ thường dễ nhận thấy hơn rất nhiều đối
với một công ty bắt đầu sự nghiệp so với một công ty đã có tiếng tăm nhất định. Ông
Eisner muốn nói rằng khi bạn tạo lập công ty từ con số 0 và mắc sai lầm, việc khôi phục
lại dễ dàng hơn nhiều do tiền vốn còn thấp, và bạn chẳng có gì để mất.

Ngược lại, sẽ là rất khó khăn đối với một công ty đã có uy tín. Sự kỳ vọng của khách
hàng dành cho họ là cao hơn rất nhiều. Chẳng hạn, hành khách có thể dễ dàng tha thứ cho
việc trì hoãn chuyến bay đối với một hãng hàng không non trẻ hơn là đối với hãng hàng
không Air France hay United Airlines bởi họ sẵn sàng đưa ra những ngoại lệ và chấp
nhận ở hãng vận chuyển mới một vài sự chậm trễ.
"Kinh doanh bắt đầu khi bạn có tầm nhìn. Thiếu tầm nhìn, bạn chẳng làm được gì cả.
Hãy nhớ trở ngại là cánh cửa dẫn đến thành công và đứng trước bất cứ khó khăn nào
xin đừng lùi bước", Donald Trump - ông trùm bất động sản Mỹ
"Kinh doanh là phải đối mặt với rủi ro và luôn luôn có những rủi ro. Tôi sẵn sàng đón
nhận những rủi ro hợp lý nhưng tôi sẽ không chơi trò may rủi. Tôi kiểm soát rủi ro để
một thất bại nhỏ không loại tôi ra khỏi cuộc chơi vĩnh viễn. Rủi ro lớn nhất trong cuộc
sống đó chính là không sẵn lòng đón nhận rủi ro.


Triết lí kinh doanh của tập đoàn Sharp:
Chúng tôi không đơn thuần quan tâm đến mục tiêu mở rộng doanh số. Điều chúng tôi
thực sự chú trọng là làm sao sử dụng các công nghệ mới và độc đáo để góp phần xầy
dựng văn hóa và cuộc sống tốt đẹp cho mọi người trên khắp thế giới.
Tập đoàn Sharp quan tâm gắn kết mối quan hệ với nhân viên công ty, khuyến khích
và hỗ trợ họ trong việc phát triển tài năng và nâng cao mức sống.
Sự thịnh vượng của chúng tôi trong tương lai gắn liền với sự thịnh vượng của khách
hàng, đại lí bán hàng và các cổ đông… thực sự, tất cả đều thuộc về đại gia đình Sharp.

Triết lí kinh doanh của Apple:
1. Làm trọn gói từ A-Z - Apple tạo từ phần cứng lẫn phần mềm và bán luôn cả
các sản phầm dịch vụ kèm théo.
Như Apple tạo ra máy Mac rồi làm ra HĐH Mac OS luôn (khác với
Microsoft và Intel) và giờ thì tạo thêm cái chợ Itunes để bán phần mềm, nhạc
... cho Iphone, Ipad.
2. Mỗi loại sản phẩm chỉ 1 kiểu dáng đặc trưng,tinh tế và nếu có thay đổi thì

thay đổi rất ít.
Như các đời Iphone 2G,3G,3GS(3G mỏng hơn 2G, 3GS thì giống 3G). Điều
này giúp cho Apple tiết kiệm được chi phí sản xuất cũng như tạo ra phong
cách riêng của mình. Không giống như Nokia mỗi đời điện thoại là một kiểu
nên phải chi phí sản xuất tăng(như chi phí thiết kế, chi phí làm lại các khuôn
máy móc để sản xuất hàng loạt..)
3. Nghệ thuật Marketing "Giữ bí mật đến phút chót và tung tin đồn".
Apple luôn nỗi tiếng về điều này. Các sản phẩm của Apple trước khi tung ra
thị trường điều được "giữ kín nhưng bưng" và thỉnh thoản lại tung ra một
tin đồn theo phong cách "theo nguồn tin thân cận thì sản phẩm kế tiếp của
Apple là...". Với cách làm này thì Apple luôn tạo sự chú ý tò mò của dư luận.
Như trước khi chính thức ra Ipad rất nhiều người dự đoán kiểu mẫu Ipad
thé này thế nọ. Rồi thỉnh thoảng lại có một đối tác thân cận nào đó tung tin
rằng Apple sẽ ra sản phẩm mới vào ngày....nhưng sao đó khi hơi Apple thì họ
như giả vờ phản bác. Làm cho dư luận hiểu "hư hư thực thực".
4. Bán rẻ và độc quyền thay vì miễn phí.
Google nổi tiếng với cách kinh doanh miễn phí. Hầu hết sản phẩm của google
điều miễn phí. Nhưng đối với Apple là "tiền trao cháo múc". Ta có thể thấy
từ Mac, Ipod, IPhone, IPAP và Apple đã tạo ra cái chợ Itunes để thúc đẩy


cho việc mua bán(bán nhạc, phần mềm, sách, báo....). Với Itunes Apple tạo
thuận lợi và độc quyền trong việc mua bán trên các thiết bị Ipod, Iphone,
IPad. Apple thẳng tay khóa cydia, không hỗ trợ flash vì ảnh hưởng tới sự độc
quyền buôn bán của họ. Nhưng cái hấp dẫn người mua các sản phẩm trên
itunes là do giá rẻ và giao dịch dễ dàng.
Triết lí kinh doanh của Viettel:
• Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu
hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch
vụ ngày càng hoàn hảo.

• Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua
việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
• Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung VIETTEL.

Triết lí kinh doanh của hang xe hành đầu thế giới Toyota
Cương lĩnh Toyota
Trên dưới một lòng, trung thành phụng sự, tạo thành quả để lập công báo quốc.
Dốc tâm vào việc nghiên cứu và chế tạo, luôn đi trước thời đại.
Tránh xa những điều hoa mỹ, đạt đến mức vững chãi kiên cường.
Phát huy tình thân ái đối với bạn bè bằng hữu, xây dựng thuần phong mỹ tục trong gia
đình.
Tôn trọng những điều răn của Thần Phật, sống một cuộc đời cảm tạ báo ân
Triết lí kinh doanh của LG:
“Kinh doanh chính đạo” mang ý nghĩa như một phương hướng hành động của LG toàn cầu.
Điều này có nghĩa là LG không ngừng nuôi dưỡng năng lực dựa trên nền tảng kinh doanh
có đạo đức, và chiến thắng đối thủ một cách công bằng, lành mạnh. Với phương hướng
này, LG luôn làm việc trên cơ sở sáng tạo giá trị vì khách hàng, luôn trung thực với khách
hàng và không ngừng đổi mới nhằm sáng tạo những giá trị tốt hơn. LG cũng luôn kinh
doanh tôn trọng con người - đem lại cơ hội công bằng và đãi ngộ công bằng theo năng
lực và thành tích.




×