Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt (các bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.64 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------

TĂNG THỊ TUYẾT MAI

TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG TIẾNG VIỆT
(CÁC BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62 22 02 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ NƯỚC NGOÀI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Dũng
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Công Đức
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Trang
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Văn Huệ

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường
họp
tại:……………………………………...



……………………………………………………………..
……………………………………………………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM


1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Một từ tốt nghĩa như đẹp, tốt… không phải bao giờ cũng dùng để
khen (chẳng hạn như trong câu: “Đẹp lắm đấy!”, “Đẹp lắm đấy à?”)
và ngược lại, các từ ngữ chuyên dùng để chửi rủa như “Thằng cha
mày!”, “Thằng chó!”… cũng có lúc được dùng như một lời mắng
yêu (lời của người bà nói với đứa cháu nhỏ của mình). Đây không
phải là vấn đề của ngữ nghĩa học từ vựng mà là câu chuyện ngữ dụng
học.
Trong luận án này, người viết sẽ trình bày những vấn đề chung
của hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt từ hai góc độ:
ngữ nghĩa học từ vựng và ngữ nghĩa học dụng pháp với mục đích
đem đến cho người đọc một hình dung trọn vẹn về vấn đề này.
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tốt nghĩa và xấu nghĩa thường được chú ý dưới dạng danh từ: sự
biến đổi tốt nghĩa (amelioration) và sự biến đổi xấu nghĩa
(pejoration). Hầu như các công trình ngôn ngữ học lịch sử đều đề cập
đến quá trình biến đổi tốt nghĩa và biến đổi xấu nghĩa.
Tốt nghĩa và xấu nghĩa mang tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ. Có

lẽ vì vậy mà vấn đề này được nghiên cứu ở nhiều ngôn ngữ: tiếng
Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Italia...
Trong vài năm gần đây, xấu nghĩa (pejoratives) và đặc biệt là phỉ
báng (slurs) được giới nghiên cứu ngôn ngữ học thế giới dành cho
một sự quan tâm đặc biệt. Hướng nghiên cứu chủ yếu của các tác giả
là từ góc độ ngữ nghĩa học và ngữ dụng học, theo quan điểm ngôn
ngữ học đồng đại. C. Hom (2010) dựa vào nghĩa, chia từ xấu nghĩa
ra ba loại: thề thốt (swear words), chửi rủa (insults) và phỉ báng
(slurs). Adam M. Croom (2011) cũng đề cập đến hiện tượng xấu


2
nghĩa trong các từ phỉ báng.
Năm 2014, một hội thảo dành riêng cho vấn đề xấu nghĩa đã được
tổ chức tại Đức và có 14 báo cáo ở hội thảo này được chọn để in
trong tuyển tập Pejoration.
Trong tiếng Việt, ngoài nghiên cứu của chúng tôi, hầu như chưa
có công trình nào tập trung bàn về vấn đề này. Trong số đó, đáng kể
nhất là các công trình của Nguyễn Ngọc Trâm (1991), Chu Bích Thu
(1996) và Nguyễn Thị Bảo (2003). Mặc dù đã chú ý đến hiện tượng
tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt nhưng các tác giả chỉ gói gọn
vấn đề trong một phạm vi hẹp. Hơn nữa, các công trình này vẫn chưa
đưa ra một quy trình đủ hiệu lực để chứng minh sắc thái tốt nghĩa
hay xấu nghĩa trong tiếng Việt.
Năm 2010, luận văn thạc sĩ Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng
Việt của chúng tôi mang đến một cái nhìn tương đối toàn diện hơn về
vấn đề tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt theo quan điểm ngôn
ngữ học đồng đại, dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng dựa trên việc
khảo sát một số lượng lớn các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt có biểu
hiện thú vị về sắc thái ngữ nghĩa (STNN): danh từ đơn vị (DTĐV) và

vị từ trạng thái (VTTT). Cũng trong công trình này, lần đầu tiên
chúng tôi đưa ra một quy trình xác lập sắc thái tốt nghĩa, xấu nghĩa
và thứ tự ưu tiên trong việc kết hợp STNN tốt / xấu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, luận án tìm hiểu STNN của ba
bộ phận từ loại trong tiếng Việt (DTĐV, VTTT, VTHĐ). Từ góc độ
ngữ nghĩa học dụng pháp, chúng tôi quan tâm đến STNN của các
loại phát ngôn khen ngợi, chê trách, chửi rủa, mắng yêu.


3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu STNN của ba bộ phận từ loại cơ bản của
tiếng Việt đồng thời tìm hiểu STNN của các loại phát ngôn khen
ngợi, chê trách, chửi rủa, mắng yêu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ
Phương pháp này được dùng để miêu tả ngữ nghĩa các đơn vị, đặc
biệt là các đơn vị có biểu hiện phức tạp về STNN.
1.4.2. Phương pháp thống kê ngôn ngữ
Luận án sử dụng phương pháp này để thống kê số lượng các tiểu
loại DTĐV, VTTT và VTHĐ dựa trên STNN tốt, xấu, trung hoà cũng
như khả năng kết hợp của chúng. Bên cạnh đó, việc khảo sát mối
quan hệ giữa vỏ ngữ âm và STNN của các yếu tố chỉ mức độ cao
theo sau VTTT cũng cần đến phương pháp này.
1.5. Tư liệu nghiên cứu
 Các loại từ điển (trong đó, Từ điển tiếng Việt (2002) do Hoàng
Phê chủ biên được xem là nguồn tư liệu chính.)
 Các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau

1.6. Đóng góp của luận án
1.6.1. Về mặt lý luận
Từ những tiền đề lý thuyết về ngữ cảnh, chúng tôi khái quát một
phương pháp phân tích STNN dựa trên ngữ cảnh. Theo đó, phân loại
và miêu tả STNN của ba bộ phận từ loại tiếng Việt dựa theo phương
pháp này là đóng góp chủ yếu của luận án.
Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào những tiền đề lý thuyết về các
loại nghĩa của phát ngôn, các phương châm hội thoại, tiền giả định…
để xác lập cơ chế tạo ra STNN tốt, xấu của phát ngôn, từ đó miêu tả
STNN của bốn loại phát ngôn cơ bản (khen ngợi, chê trách, chửi rủa,


4
mắng yêu) dưới cái nhìn dụng học, giúp làm sáng tỏ phần nào đặc
trưng văn hoá tư duy người Việt.
1.6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án nghiên cứu hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong ba
loại đơn vị từ vựng tiếng Việt (DTĐV, VTTT, VTHĐ) trên phương
diện đồng đại, từ góc độ ngữ nghĩa học từ vựng và bốn loại phát
ngôn cơ bản (khen ngợi, chê trách, chửi rủa, mắng yêu) dưới cái nhìn
dụng học, từ đó hình thành cái nhìn bao quát về STNN của các đơn
vị này, giúp sinh viên người Việt có thể hiểu rõ hơn ngôn ngữ mẹ đẻ
của mình đồng thời giúp giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài có thể hướng dẫn học viên sử dụng các đơn vị từ vựng vốn
được xem là tinh tế và khó phân biệt trong quá trình học tiếng Việt.
1.7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được chia làm năm
chương.
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong danh từ đơn vị tiếng Việt

Chương 3: Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong vị từ trạng thái tiếng Việt
Chương 4: Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong vị từ hành động tiếng Việt
Chương 5: Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong các phát ngôn khen ngợi,
chê trách, chửi rủa, mắng yêu
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thiệu chung về tốt nghĩa, xấu nghĩa
1.1.1. Khái niệm tốt nghĩa, xấu nghĩa
Một từ hay một sự biểu đạt nào đó có thể xem là tốt nghĩa nếu nó
mang những hàm ý quy ước như: tích cực, tán thành, trân trọng, ca
tụng… và ngược lại, nếu nó có xu hướng tiêu cực, không tán thành,


5
không trân trọng, coi thường… thì được xem là xấu nghĩa.
1.1.2. Tốt nghĩa, xấu nghĩa dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng và
dưới góc độ ngữ dụng học
Nếu tốt nghĩa và xấu nghĩa được ký mã trong hệ thống từ vựng và
không phụ thuộc vào tình huống phát ngôn thì có nghĩa nó đang
được xem xét từ góc độ ngữ nghĩa học từ vựng. Nếu STNN được
xem xét có tính đến tình huống phát ngôn thì có nghĩa nó đang được
xem xét từ góc độ ngữ dụng học.
1.2. Sắc thái ngữ nghĩa của từ và quy trình xác lập STNN của từ
1.2.1. Sắc thái ngữ nghĩa của từ
1.2.1.1. Các thành phần nghĩa
Nghĩa từ vựng (lexical meaning) của một đơn vị từ vựng gồm:
nghĩa miêu tả (descriptive meaning), nghĩa xã hội (social meaning)
và nghĩa biểu cảm (expressive meaning). Bên cạnh đó, người ta hay
nhắc đến nghĩa thêm vào – nghĩa liên tưởng (connotation).
1.2.1.2. Sắc thái ngữ nghĩa trong quan hệ với các thành phần nghĩa

STNN không thuộc về nghĩa miêu tả mà thuộc về nghĩa biểu cảm,
nghĩa xã hội và nghĩa liên tưởng.
1.2.2. Quy trình xác lập sắc thái ngữ nghĩa của từ
1.2.2.1. Các phương pháp phân tích ngữ nghĩa
a. Phương pháp phân tích thành tố
b. Phương pháp sử dụng ngữ cảnh
1.2.2.2. Ngữ cảnh và sắc thái ngữ nghĩa của từ
Khi sử dụng ngữ cảnh trong phân tích STNN của từ, việc đầu tiên
là thu thập ngữ cảnh và phân loại chúng thành những loạt ngữ cảnh
cùng loại. Sau đó, chúng ta tiến hành phân tích STNN của từ.
 Nếu từ biểu hiện một STNN duy nhất trong toàn bộ ngữ cảnh,
chúng ta kết luận từ mang STNN đó trong toàn bộ ngữ cảnh.


6
 Nếu STNN của từ (1) biến đổi trong một (hay một vài) loạt ngữ
cảnh nhất định với cơ chế biến đổi rõ ràng hoặc (2) biến đổi trong
các nghĩa (đối với từ đa nghĩa), chúng ta kết luận từ đã biến đổi
STNN.
1.3. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn và cơ chế tạo ra sắc thái
tốt nghĩa, xấu nghĩa của phát ngôn
1.3.1. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn
1.3.1.1. Các loại nghĩa của phát ngôn
Các nhà ngữ dụng học phân chia nghĩa của một phát ngôn theo
những cách phổ biến sau: nghĩa tường minh (explicit meaning) /
nghĩa hàm ẩn (implicit meaning), nghĩa tự nhiên (natural meaning) /
nghĩa không tự nhiên (nonnatural meaning), nghĩa của người nói
(speaker meaning) / nghĩa được mã hoá trong ngôn ngữ
(linguistically encoded meaning hay timeless meaning) / nghĩa được
suy ra (inferred meaning).

1.3.1.2. STNN của phát ngôn trong quan hệ với các loại nghĩa
STNN của phát ngôn có quan hệ với tất cả các loại nghĩa kể trên,
trong đó đáng chú ý nhất là nghĩa hàm ẩn, nghĩa của người nói, nghĩa
không tự nhiên.
1.3.2. Cơ chế tạo ra sắc thái tốt nghĩa, xấu nghĩa của phát ngôn
1.3.2.1. Cơ chế tiền giả định
Ở đây, người nói có thể bất chấp tiền giả định, phủ định tiền giả
định hoặc lợi dụng tiền giả định để thông báo ngầm.
1.3.2.2. Cơ chế phương châm hội thoại
Người nói có thể bất chấp phương châm về lượng, bất chấp
phương châm về chất, bất chấp phương châm cách thức, bất chấp
phương châm quan hệ.


7
1.3.2.3. Các cơ chế khác
Ngoài hai cơ chế trên, chúng ta còn có thể tìm thấy các cơ chế
khác như so sánh, ẩn dụ, chơi chữ...
CHƯƠNG HAI
TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT
Chúng tôi khảo sát hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa ở 396
DTĐV đơn tiết không chất liệu và 279 DTĐV chất liệu với 4861 ngữ
cảnh. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là DTĐV trung hoà về
nghĩa chiếm ưu thế về số lượng (94.96%).
Bảng 3. Bảng thống kê STNN của DTĐV
Loại STNN

Số lượng


%

8

1.19

TH về nghĩa

641

94.96

Xấu nghĩa

26

3.85

Tổng cộng

675

100.00

Tốt nghĩa

2.1. Danh từ đơn vị tốt nghĩa
2.1.1. DTĐV tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
Trên lý thuyết, loại đơn vị này chỉ kết hợp với những yếu tố tốt
nghĩa và / hoặc trung hoà để tạo thành những kết hợp mang nghĩa tốt

và hoàn toàn không có khả năng kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa.
2.1.2. DTĐV tốt nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định
2.1.2.1. Biến đổi sang sắc thái ngữ nghĩa trung hoà
Nếu nghĩa thứ nhất của dịp1 mang sắc thái tốt thì nghĩa thứ hai chỉ
mang sắc thái trung hoà.
2.1.2.2. Biến đổi sang xấu nghĩa
Các nghĩa sau của mánh đã biến đổi xấu nghĩa so với nghĩa gốc.


8
2.2. Danh từ đơn vị trung hòa về nghĩa
2.2.1. DTĐV trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
Nhóm này chiếm số lượng chủ yếu trong các DTĐV trung hoà về
nghĩa của tiếng Việt. STNN của các kết hợp do các DTĐV nhóm này
tạo ra phụ thuộc vào STNN của yếu tố cộng thêm.
2.2.1.1. Chỉ kết hợp với các yếu tố trung hoà
Các DTĐV không chất liệu chỉ đơn vị quy ước và một số DTĐV
chất liệu chỉ các đơn vị hành chính nằm trong loại này.
2.2.1.2. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu
nghĩa
a. Có quy trình kết hợp bình thường
1/ A (TH) + B (T) → C (T)
2/ A (TH) + B (TH) → C (TH)
3/ A (TH) + B (X) → C (X)
b. Có quy trình kết hợp bất thường
1/ A (TH) + B (T) → C (TH/X)
2/ A (TH) + B (TH) → C (T/X)
3/ A (TH) + B (X) → C (T/TH)
2.2.2. DTĐV trung hoà biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất
định

Hướng biến đổi chính là biến đổi xấu nghĩa với tỉ lệ 83.33%.
2.2.2.1. Biến đổi tốt nghĩa
Bậc trung hoà khi chỉ “hạng, thứ xếp theo trình độ cao thấp, trên
dưới” nhưng sau đó nó đã biến đổi tốt nghĩa, dùng để chỉ “người
thuộc hàng đáng tôn kính” (bậc tiền bối, bậc cha mẹ…).
2.2.2.2. Biến đổi xấu nghĩa
Ở một (một vài) nghĩa hay một (một vài) loạt ngữ cảnh nhất định
nào đó, các DTĐV nhóm này có xu hướng biến đổi xấu nghĩa.


9
a. Kết hợp với yếu tố chỉ người
a1. Bầy, đàn4, đám, mớ1, xâu2III + Yếu tố chỉ người
a2. Dạng, hạng, giống1, kiểu, loài, loại₁, môn2, phường, thớ, thứ1 +
Yếu tố liên quan đến con người
a3. NắmII, dúm, nhúm + Yếu tố chỉ người / thuộc tính của người
a4. Bản2 + Yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người (mặt)
a5. Con2 + Yếu tố chỉ cá nhân người (nữ)
a6. Kiếp – nét nghĩa “thân phận”
b. Kết hợp với yếu tố chỉ động vật và yếu tố chỉ người
Mống2 đã biến đổi STNN thành tiêu cực trong các kết hợp mống
người, vài mống…
c. Kết hợp với yếu tố chỉ đám đông, có quan hệ lợi ích với nhau
Bè1 mang nghĩa tiêu cực khi được dùng để chỉ sự liên kết giữa
một nhóm người.
d. Các kiểu kết hợp khác
Các DTĐV thuộc nhóm này là: chuyệnI, trò1, quầng, thói, tấn2…
2.3. Danh từ đơn vị xấu nghĩa
2.3.1. DTĐV xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
2.3.1.1. Bình thường về khả năng kết hợp

Các từ nhóm này có thể kết hợp với yếu tố trung hoà, hoặc với
yếu tố xấu nghĩa, hoặc cả hai để tạo ra những kết hợp xấu nghĩa.
2.3.1.2. Bất thường về khả năng kết hợp
Theo lý thuyết, một đơn vị xấu nghĩa sẽ không thể kết hợp với
một đơn vị tốt nghĩa. Tuy nhiên, ở đây cũng có lệ ngoại. DTĐV gã
có thể kết hợp với cả ba loại yếu tố: tốt, trung hoà, xấu.
2.3.2. DTĐV xấu nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất
định
Chỉ có duy nhất một trường hợp thuộc nhóm DTĐV xấu nghĩa


10
biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định (DTĐV phận).
CHƯƠNG BA
TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG VỊ TỪ TRẠNG THÁI TIẾNG VIỆT
Luận án đã tiến hành khảo sát 1641 VTTT đơn tiết và 3064 VTTT
đa tiết tiếng Việt với 9399 ngữ cảnh. So với DTĐV, tỉ lệ đơn vị trung
hoà về nghĩa đã giảm đáng kể, thay vào đó là sự gia tăng loại đơn vị
xấu nghĩa và tốt nghĩa.
Bảng 17. Bảng thống kê STNN của VTTT
VTTT

SL

%

Tốt nghĩa

740


15.73

TH về nghĩa

2147

45.63

Xấu nghĩa

1818

38.64

Tổng cộng

4705

100.00

3.1. Vị từ trạng thái tốt nghĩa
3.1.1. VTTT tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
3.1.1.1. Bình thường về khả năng kết hợp
Các VTTT này chiếm tỉ lệ hơn 90%. Có hai trường hợp có thể
xảy ra: a. Kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa. b. Kết hợp với yếu
tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa.
3.1.1.2. Bất thường về khả năng kết hợp
Nhóm này chỉ có 16/216 từ bởi nó là những lệ ngoại.
a. Kết hợp với yếu tố trung hoà và xấu nghĩa

Danh sách VTTT trong nhóm này chỉ có hai từ: đã1, hên.
b. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa
Có ba khả năng có thể xảy ra: b1. Xuất hiện các kết hợp trung hoà
về nghĩa. b2. Xuất hiện thêm các kết hợp xấu nghĩa. b 3. Xuất hiện
thêm các kết hợp trung hoà và các kết hợp xấu nghĩa.


11

3.1.2. VTTT tốt nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định
3.1.2.1. Biến đổi từ tốt nghĩa sang trung hoà về nghĩa
No ban đầu mang nghĩa tốt nhưng sau đó đã biến đổi STNN thành
trung hoà.
3.1.2.2. Biến đổi từ tốt nghĩa sang xấu nghĩa
Mát2 tốt nghĩa trong hàng loạt ngữ cảnh nhưng trong loạt ngữ
cảnh cười mát, nói mát, hờn mát…, STNN tốt đã không còn nữa.
3.2. Vị từ trạng thái trung hòa về nghĩa
3.2.1. VTTT trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
3.2.1.1. Kết hợp với yếu tố trung hoà
a. Có quy trình kết hợp bình thường
A (TH) + B (TH)  C (TH)
b. Có quy trình kết hợp bất thường
A (TH) + B (TH)  C (X)
3.2.1.2.

Kết hợp với yếu tố xấu nghĩa

Nhóm này chỉ có một VTTT: trọngII (bệnh trọng, tội trọng).
3.2.1.3. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà
a. Có quy trình kết hợp bình thường

1/ A (TH) + B (T)  C (T)
2/ A (TH) + B (TH)  C (TH)
b. Có quy trình kết hợp bất thường
A (TH) + B (TH)  C (X)
3.2.1.4. Kết hợp với yếu tố trung hoà và xấu nghĩa
a. Có quy trình kết hợp bình thường
1/ A (TH) + B (TH)  C (TH)
2/ A (TH) + B (X)  C (X)
b. Có quy trình kết hợp bất thường


12
A (TH) + B (TH)  C (X)
3.2.1.5. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa
a. Có quy trình kết hợp bình thường
1/ A (TH) + B (T)  C (T)
2/ A (TH) + B (TH)  C (TH)
3/ A (TH) + B (X)  C (X)
b. Có quy trình kết hợp bất thường
1/ A (TH) + B (TH)  C (X)
2/ A (TH) + B (X)  C (T)
3.2.2. VTTT trung hoà biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định
3.2.2.1. Biến đổi tốt nghĩa
a. Loạt ngữ cảnh kết hợp với các yếu tố thuộc về con người
Chín2 biến đổi tốt nghĩa trong các ngữ cảnh biểu thị vẻ đẹp con
người, những tình cảm, suy nghĩ đã chín chắn.
b. Các nhóm ngữ cảnh khác
VTTT đắt biến đổi tốt nghĩa khi chỉ ý “được nhiều người ưa
chuộng, nhiều người mua”, biểu thị từ ngữ hoặc hình tượng văn học
nghệ thuật “có giá trị diễn đạt cao hơn mức bình thường”

3.2.2.2. Biến đổi xấu nghĩa
a. Loạt ngữ cảnh kết hợp với các yếu tố thuộc về con người
CạnI trung hoà về nghĩa trong tất cả các ngữ cảnh nhưng riêng
ngữ cảnh chỉ suy nghĩ của con người, cạnI mang sắc thái xấu nghĩa.
b. Các nhóm ngữ cảnh khác
Rẻ2 trung hoà về nghĩa nhưng nó biến đổi STNN thành xấu khi
biểu thị ý “có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị thực”.
3.2.2.3. Biến đổi vừa tốt nghĩa vừa xấu nghĩa
Nghĩa đầu tiên của dẻo mang sắc thái trung hoà. Nghĩa thứ hai và
thứ ba của nó mang nghĩa tốt. Bên cạnh đó, nó còn có một kiểu kết


13
hợp mang nghĩa xấu là: dẻo mồm, dẻo miệng.
3.3. Vị từ trạng thái xấu nghĩa
3.3.1. VTTT xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
3.3.1.1. Bình thường về khả năng kết hợp
Có 631/641 VTTT xấu nghĩa bình thường về khả năng kết hợp.
Có ba khả năng có thể xảy ra: a. Kết hợp với yếu tố trung hoà. b. Kết
hợp với yếu tố xấu nghĩa. c. Kết hợp với yếu tố trung hoà và xấu
nghĩa.
3.3.1.2. Bất thường về khả năng kết hợp
a. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa
Tất cả các kết hợp do chúng tạo ra vẫn mang nghĩa xấu. Ví dụ:
hãm5, lỏi2, róc3…
b. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa
Có hai khả năng có thể xảy ra: b 1. Chỉ tạo ra các kết hợp xấu
nghĩa. b2. Xuất hiện thêm các kết hợp trung hoà về nghĩa.
3.3.2. VTTT xấu nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định
Nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai của thô mang sắc thái tiêu cực

nhưng nghĩa thứ ba mang STNN trung hoà.
3.4. Sắc thái ngữ nghĩa của kết hợp láy xuất phát từ VTTT
Trong các từ láy như vuông vắn, tròn trịa, dày dặn…, yếu tố đi
sau có tác dụng quyết định STNN của cả kết hợp. Mỗi nhóm VTTT
với STNN khác nhau sẽ có xu hướng chọn cho mình một kiểu yếu tố
cộng thêm với STNN khác nhau để tạo thành kết hợp láy.
3.5. Mối quan hệ giữa vỏ ngữ âm và sắc thái ngữ nghĩa của các
từ chỉ mức độ cao theo sau VTTT
Các từ này có tác dụng nhân lên tính chất, tình trạng mà VTTT
trước nó biểu thị. Nếu âm chính dòng giữa và vần nửa khép chính là
đặc trưng của các yếu tố tốt nghĩa chỉ mức độ cao theo sau VTTT thì


14
âm chính dòng trước và vần khép lại là xu hướng mà các yếu tố xấu
nghĩa hướng đến.
3.6. Sắc thái ngữ nghĩa của kết hợp chứa vị từ trạng thái biểu thị
một quá trình
Các VTTT tốt nghĩa có thể kết hợp với các từ chỉ hướng lên, ra
để biểu thị một quá trình mà kết quả là gia tăng mức độ tính chất,
tình trạng mà VTTT biểu thị còn VTTT xấu nghĩa có thể kết hợp với
từ chỉ hướng đi để tạo ra các kết hợp mang nghĩa xấu. Trong khi đó,
một số VTTT trung hoà có thể kết hợp được với cả lên, ra và đi.
CHƯƠNG BỐN
TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG VỊ TỪ HÀNH ĐỘNG TIẾNG VIỆT
Luận án đã tiến hành khảo sát 2208 VTHĐ đơn tiết và 2066
VTHĐ đa tiết tiếng Việt với 8475 ngữ cảnh.
Bảng 36. Bảng thống kê STNN của VTHĐ
VTHĐ


Số lượng

%

89

2.06

TH về nghĩa

3634

84.12

Xấu nghĩa

597

13.82

Tổng cộng

4320

100.00

Tốt nghĩa

4.1. Vị từ hành động tốt nghĩa

4.1.1. VTHĐ tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
4.1.1.1. Bình thường về khả năng kết hợp
Nhóm này chiếm đến 94.74% tổng số VTHĐ đơn tiết tốt nghĩa.
Có hai khả năng có thể xảy ra: a. Kết hợp với yếu tố trung hoà về
nghĩa. b. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa.
4.1.1.2. Bất thường về khả năng kết hợp


15
VTHĐ nhóm này (biếu, khen) có thể kết hợp với cả ba loại yếu tố
tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa.
4.1.2. VTHĐ tốt nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định
Nghĩa thứ nhất của dõi1I tốt nghĩa nhưng nghĩa thứ hai đã biến
đổi thành trung hoà (dõi theo người lạ, dõi theo bóng người…).
4.2. Vị từ hành động trung hòa về nghĩa
4.2.1. VTHĐ trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
4.2.1.1. Kết hợp với yếu tố trung hoà
a. Có quy trình kết hợp bình thường
A (TH) + B (TH)  C (TH)
b. Có quy trình kết hợp bất thường
A (TH) + B (TH)  C (X)
4.2.1.2. Kết hợp với yếu tố xấu nghĩa
A (TH) + B (X)  C (TH)
4.2.1.3. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà
1/ A (TH) + B (T)  C (T)
2/ A (TH) + B (TH)  C (TH)
4.2.1.4. Kết hợp với yếu tố trung hoà và xấu nghĩa
a. Có quy trình kết hợp bình thường
1/ A (TH) + B (TH)  C (TH)
2/ A (TH) + B (X)  C (X)

b. Có quy trình kết hợp bất thường
1/ A (TH) + B (X)  C (TH)
2/ A (TH) + B (X)  C (T)
3/ A (TH) + B (TH)  C (X)
4.2.1.5. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa
a. Có quy trình kết hợp bình thường
1/ A (TH) + B (T)  C (T)


16
2/ A (TH) + B (TH)  C (TH)
3/ A (TH) + B (X)  C (X)
b. Có quy trình kết hợp bất thường
1/ A (TH) + B (TH)  C (X)
2/ A (TH) + B (TH)  C (T)
3/ A (TH) + B (X)  C (TH)
4.2.2. VTHĐ trung hoà biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định
4.2.2.1. Biến đổi tốt nghĩa
VTHĐ dùng1 trung hoà STNN trong các kết hợp kiểu như dùng
gỗ (đóng bàn ghế), dùng người, dùng dao cắt bánh… nhưng nó biến
đổi tốt nghĩa trong các ngữ cảnh nói về việc ăn uống.
4.2.2.2. Biến đổi xấu nghĩa
a. Loạt ngữ cảnh kết hợp với các yếu tố thuộc về con người
a1. Loạt ngữ cảnh có chủ thể của hành động là con người
Chỉ riêng loạt ngữ cảnh mà chủ thể là con người (hót với cấp trên,
hót với chủ), hót xấu nghĩa.
a2. Loạt ngữ cảnh có đối thể của hành động liên quan đến con người
VTHĐ bới1 biến đổi xấu nghĩa khi chỉ ý “moi móc để tìm cho ra,
cho thành ra có” (bới móc nhau, bới xấu, bới chuyện…).
b. Các nhóm ngữ cảnh khác

Chơi trung hoà về nghĩa ở năm nghĩa đầu nhưng khi chỉ “hành
động gây hại cho người khác, nhưng xem như trò vui”, chơi mang
nghĩa xấu (chơi một vố, chơi khăm, bị (nó) chơi…).
4.2.2.3. Biến đổi vừa tốt nghĩa vừa xấu nghĩa
Ăn trung hoà về nghĩa trong hầu hết các kết hợp tuy nhiên nó biến
đổi xấu nghĩa trong các kết hợp ăn đòn, ăn đạn… và biến đổi tốt
nghĩa trong các kết hợp ăn ảnh, ăn ý, ăn nhau ở tinh thần, ăn giải…


17
4.3. Vị từ hành động xấu nghĩa
4.3.1. VTHĐ xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
Trong 227 VTHĐ đơn tiết xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh, chỉ
có 21 trường hợp là bất thường về khả năng kết hợp.
4.3.1.1. Bình thường về khả năng kết hợp
Có ba trường hợp có thể xảy ra: a. Kết hợp với yếu tố trung hoà.
b. Kết hợp với yếu tố xấu nghĩa. c. Kết hợp với yếu tố trung hoà và
xấu nghĩa.
4.3.1.2. Bất thường về khả năng kết hợp
a. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa
Các VTHĐ thuộc trường nghĩa “ăn cắp” đều thuộc nhóm này.
b. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa
Khi kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu
nghĩa, các VTHĐ nhóm này tạo ra duy nhất một sắc thái xấu nghĩa.
1/ A (X) + B (T)  C (X)
2/ A (X) + B (TH)  C (X)
3/ A (X) + B (X)  C (X)
4.3.2. VTHĐ xấu nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất
định
Lừa2 xấu nghĩa trong hầu hết các kết hợp (lừa cô ấy, lừa gạt…)

nhưng trong ngữ cảnh chỉ hành động “ru, dỗ khéo cho trẻ nhỏ ngủ”
(lừa con ngủ) thì từ này mang nghĩa trung hoà.
CHƯƠNG NĂM
TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG PHÁT NGÔN
KHEN NGỢI, CHÊ TRÁCH, CHỬI RỦA, MẮNG YÊU
5.1. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn khen ngợi
5.1.1. Phát ngôn khen ngợi có nghĩa tường minh tích cực


18
Các phát ngôn loại này thường chứa các đơn vị từ vựng tốt nghĩa
như đẹp, tốt, dễ thương, hay, ngọt ngào, khéo léo, tuyệt vời…
5.1.1.1. Thể hiện lời khen bằng cách mô tả tính chất, trạng thái của
đối tượng được khen.
Có thể mô hình hoá cấu trúc các phát ngôn kiểu này bằng sơ đồ:
B + X. Trong đó, B là đối tượng mà người nói muốn khen ngợi. X là
từ ngữ chỉ nội dung khen ngợi.
5.1.1.2. Thể hiện lời khen bằng cách bộc lộ trực tiếp cảm xúc của
người nói.
Có thể mô hình hoá cấu trúc phát ngôn kiểu này bằng sơ đồ: A +
V + B. Trong đó, A là người nói, B là đối tượng mà người nói muốn
khen ngợi. V là vị từ thể hiện thái độ, cảm xúc của A đối với B.
5.1.1.3. Kết hợp cả hai nhóm 5.1.1.1. và 5.1.1.2.
Người ta cũng thường thể hiện lời khen bằng cách vừa mô tả tính
chất, trạng thái của đối tượng vừa trực tiếp bộc lộ thái độ, cảm xúc
của bản thân.
5.1.2. Phát ngôn khen ngợi có nghĩa tường minh trung hoà
Nếu như STNN trên bề mặt câu chữ là trung hoà thì nghĩa hàm ẩn
của loại phát ngôn này lại mang sắc thái tích cực.
5.1.3. Phát ngôn khen ngợi có nghĩa tường minh tiêu cực

Nếu nghĩa hiển hiện trên bề mặt câu chữ dường như tỏ ý chê
trách, coi khinh thì ý định thật sự mà người nói gởi gắm trong phát
ngôn loại này lại là trân trọng, ngưỡng mộ…
Nếu đặt phát ngôn “Tiếng Anh của hắn ta kinh khủng quá!” vào
tình huống miêu tả một người đàn ông cực kỳ giỏi tiếng Anh thì phát
ngôn này lại là một lời khen ngợi.
5.2. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn chê trách
5.2.1. Phát ngôn chê trách có nghĩa tường minh tiêu cực


19
5.2.1.1. Chê trách bằng cách mô tả tính chất, trạng thái, hành động
của đối tượng.
Nhóm phát ngôn này chứa các đơn vị từ vựng xấu nghĩa như: xấu,
tệ, dở, vô duyên, tẻ nhạt, nhạt nhẽo, chua loét, đắng nghét…
5.2.1.2.

Chê trách bằng cách bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người
nói.

Loại phát ngôn này chứa các vị từ xấu nghĩa như sợ, ghét, chán,
mệt, buồn… hoặc dạng phủ định của các vị từ tốt nghĩa như không
thích, không ưa, không mê, không ham, chẳng thích, chẳng ưa…
5.2.1.3. Kết hợp cả 2 nhóm 5.2.1.1. và 5.2.1.2.
Trong nhiều trường hợp, người ta thể hiện lời chê bằng cách vừa
mô tả tính chất, trạng thái, hành động của đối tượng vừa trực tiếp bộc
lộ cảm xúc của bản thân.
5.2.2. Phát ngôn chê trách có nghĩa tường minh trung hoà
Nếu như STNN trên bề mặt câu chữ của phát ngôn loại này là
trung hoà thì STNN ẩn dưới bề mặt câu chữ lại là tiêu cực. Chẳng

hạn, một người chê cơm nấu quá nhão bằng phát ngôn sau:
Hôm nay nhà chúng ta ăn bánh đúc à?
5.2.3. Phát ngôn chê trách có nghĩa tường minh tích cực
Nếu nghĩa tường minh của phát ngôn loại này mang STNN tích
cực thì nghĩa hàm ẩn của nó lại mang STNN tiêu cực.
Nếu đặt phát ngôn “Cô gái ấy trông mảnh mai nhỉ?” vào tình
huống miêu tả một cô gái béo thì nó lại mang sắc thái nghĩa tiêu cực.
5.3. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn chửi rủa
5.3.1. Phát ngôn chửi rủa có nghĩa tường minh tiêu cực
Bộ phận phát ngôn này điển hình cho phát ngôn chửi rủa. Chúng
chỉ có nghĩa tường minh mà không có nghĩa hàm ẩn.
5.3.1.1. Chửi


20
Các từ xấu nghĩa thường được dùng trong nhóm phát ngôn này là:
ác, ngu, điên, độc ác, hỗn xược, khốn nạn, thất đức, mất dạy… Ngoài
ra, phát ngôn nhóm này còn sử dụng các từ ngữ chỉ động vật có
nghĩa liên tưởng mang sắc thái tiêu cực như chó, bò, trâu, cáo…
5.3.1.2. Rủa
Các phát ngôn này chứa các từ xấu nghĩa, những lời độc địa dùng
để “cầu cho người mình căm ghét gặp những điều không lành”.
Cầu cho lão ta sống không ra sống, chết không ra chết.
5.3.1.3. Kết hợp cả 2 nhóm 5.3.1.1. và 5.3.1.2.
Trong thực tế, người ta thường hay kết hợp cả chửi và rủa.
5.3.2. Phát ngôn chửi rủa có nghĩa tường minh trung hoà
Nếu như nghĩa tường minh có sắc thái trung hoà thì nghĩa hàm ẩn
chúng gợi ra lại mang sắc thái tiêu cực. Phát ngôn “Nó đang sủa
đấy.” nếu được đặt trong ngữ cảnh nói về một con người thì lại mang
nghĩa xấu. Đó là một câu chửi nặng nề.

5.3.3. Phát ngôn chửi rủa có nghĩa tường minh tích cực
Chẳng hạn, trong tình huống một người đàn ông bị bắt vào tù,
một người vốn ghét anh ta từ lâu nói: “Chúc mừng anh!”
Nếu xem xét phát ngôn này ở tầng nghĩa bên dưới thì nó mang sắc
thái tiêu cực, là một lời nguyền rủa.
5.4. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn mắng yêu
Tất cả các phát ngôn mắng yêu đều có nghĩa tường minh tiêu cực
nhưng thực chất chúng lại được dùng để thể hiện cảm xúc yêu
thương, thái độ trân trọng, quý mến... Chẳng hạn, nếu đặt phát ngôn
“Thằng cha mày!” vào trong ngữ cảnh một người bà đang nói với
đứa cháu của mình thì nó lại mang sắc thái tích cực.
KẾT LUẬN
Tốt nghĩa và xấu nghĩa không phải là những khái niệm xa lạ trong


21
ngôn ngữ học. Vấn đề này đã được giới ngôn ngữ học quan tâm trên
nhiều phương diện. Hai hướng nghiên cứu đạt nhiều thành tựu nhất
trong lịch sử nghiên cứu tốt nghĩa và xấu nghĩa là: 1. Hướng nghiên
cứu theo quan điểm lịch đại, trong đó sự biến đổi tốt nghĩa và xấu
nghĩa được xem như một trong những phương thức biến đổi nghĩa. 2.
Hướng nghiên cứu theo quan điểm đồng đại, trong đó chủ yếu xem
xét dưới góc độ ngữ dụng học.
Trong tiếng Việt, tốt nghĩa và xấu nghĩa có nhiều điều đáng nói.
Chính hiện tượng này đã góp phần làm nên sự phong phú, tinh tế
trong STNN của các đơn vị từ vựng cũng như tạo ra sự độc đáo thú
vị trong STNN của các phát ngôn.
1. Từ những tiền đề lý thuyết về ngữ cảnh, chúng tôi khái quát một
quy trình xác lập sắc thái tốt nghĩa, xấu nghĩa của các đơn vị từ vựng
dựa trên ngữ cảnh. Theo đó, phân loại và miêu tả STNN của ba bộ

phận DTĐV, vị từ trạng thái và VTHĐ tiếng Việt dựa trên quy trình
này là đóng góp chủ yếu của luận án.
Trên lý thuyết, các đơn vị từ vựng tiếng Việt có thể có các loại
STNN:
 Đơn vị tốt nghĩa
 Tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
 Tốt nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định
 Đơn vị trung hòa về nghĩa
 Trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
 Trung hoà về nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh
nhất định
 Đơn vị xấu nghĩa
 Xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh
 Xấu nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định


22
2. Luận án đã tiến hành khảo sát hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa ở
396 DTĐV đơn tiết không chất liệu và 279 DTĐV chất liệu với 4861
ngữ cảnh. Nhìn bề ngoài, DTĐV tiếng Việt có biểu hiện khá đơn giản
về STNN trong các ngữ cảnh mà chúng xuất hiện với khuynh hướng
trung hoà (94.96% đơn vị mang sắc thái trung hoà) nhưng khi xem
xét kĩ, chúng tôi nhận thấy STNN của bộ phận từ loại này vẫn có
những điểm nhấn cần thiết. Đó là khả năng kết hợp bất thường của
các DTĐV gốc như gã, tên2. Đó là sự bất thường về quy trình kết
hợp tạo ra các kết hợp mang tính thành ngữ kiểu như: phái mạnh,
phái yếu, phái đẹp (phái1); khuôn mẫu (khuônI); làng chơi (làng); lỗ
hổng (lỗ); trái ngọt, trái đắng (trái1)… Đó còn là một số lượng lớn
DTĐV trung hoà có thể biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất
định với xu hướng chủ đạo là biến đổi xấu nghĩa: bầy, bè1, con2,

dạng, dúm2, đám, đàn4, hạng, kẻ2, loại1, mớ1, nắmII, nhúm1II, phe1,
phường, quầng, tao2, thứ1, xâu3II... Khám phá cơ chế biến đổi của
chúng, luận án đã phát hiện ra những nét tinh tế trong ngữ nghĩa của
DTĐV tiếng Việt.
3. Mặc dù có biểu hiện phức tạp về STNN nhưng VTTT tiếng Việt
vẫn tương đồng với DTĐV ở một số điểm cơ bản. Đó là một số
lượng lớn đơn vị trung hoà bị biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh
nhất định với xu hướng chủ đạo là biến đổi xấu nghĩa (rộng, hẹp,
cạnI, nông2, sâu2, cao3, thấp2...). Đó là những trường hợp có khả
năng kết hợp bất thường như hay2 (hay ho, hay hớm), sành (sành
sỏi), thiệt1 (thiệt hơn), rủiII (rủi may)... Đó là những quy trình kết
hợp bất thường tạo nên những kết hợp giàu tính biểu cảm kiểu như
dài mồm, dài lưng, dài lời (dài); lắm mồm, lắm chuyện, lắm lời
(lắmI); rắn đầu, rắn mặt (rắn2); đứng đường, đứng đường đứng chợ
(đứng2)… Điều khác biệt là ở VTTT, sự gia tăng đáng kể tỉ lệ đơn vị


23
tốt nghĩa và đơn vị xấu nghĩa cũng như sự đa dạng hoá các xu hướng
biến đổi STNN, các kiểu bất thường về khả năng kết hợp và quy
trình kết hợp là bằng chứng cho thấy sự phức tạp về STNN của bộ
phận từ loại này. Bên cạnh đó, STNN của một số loại kết hợp đặc
biệt xuất phát từ VTTT (1. Kết hợp láy. 2. Kết hợp chỉ mức độ cao
của tính chất. 3. Kết hợp biểu thị một quá trình tăng hay giảm tính
chất) cũng chứa đựng nhiều điều thú vị, trong đó, đáng chú ý là mối
liên hệ giữa vỏ ngữ âm và STNN của các yếu tố cộng thêm trong kết
hợp láy và các yếu tố chỉ mức độ cao theo sau VTTT.
Nhìn chung, với việc gia tăng tỉ lệ loại STNN tích cực và loại
STNN tiêu cực cũng như càng ngày càng vượt ra khỏi khuôn khổ
cho phép về khả năng kết hợp và quy trình kết hợp, VTTT được xem

là một trong những bộ phận từ loại giàu tính biểu cảm nhất của tiếng
Việt.
4. Không giống như VTTT – lớp từ dùng để miêu tả tính chất, trạng
thái với việc gia tăng STNN tích cực và tiêu cực, VTHĐ là lớp từ
biểu thị hành động với vẻ ngoài dường như trung hòa về STNN. Tuy
nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy bộ phận từ loại
này cũng chứa đựng nhiều điều thú vị về STNN. Cũng giống hai bộ
phận từ loại trên, VTHĐ có một số lượng lớn đơn vị trung hoà bị
biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định với xu hướng chủ đạo
là biến đổi xấu nghĩa. VTHĐ cũng có những trường hợp có khả năng
kết hợp bất thường và những quy trình kết hợp bất thường tạo nên
những kết hợp giàu tính biểu cảm kiểu như cấu xé, chà đạp, chấm
mút, chụp giật, chụp giựt, chụp mũ, cưỡi cổ, dòm ngó, đạp đổ, đội
bảng, đội sổ, liếm gót, lôi kéo, ngửa tay, phủi tay, thi gan…
5. Dựa vào những tiền đề lý thuyết về các loại nghĩa của phát ngôn,
các phương châm hội thoại, tiền giả định…, luận án đã xác lập cơ


×