Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Châu Anh

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 60 22 0110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Công Đức
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
PHẢN BIỆN 1
PHẢN BIỆN 2
PHẢN BIỆN 3

: PGS.TS Trần văn Phước
: PGS.TS Hà Quang Năng
: GS.TS Diệp Quang Ban
: PGS.TS Trần văn Phước
: PGS.TS Nguyễn Văn Huệ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012


i

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu
khoa học của tôi.
Các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được
ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác.



TP.HCM, ngày 30 tháng 01 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Châu Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Thầy
hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Công Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn và
luôn chỉ bảo cho tác giả từ những bước đầu ban đầu khó khăn, động viên
tác giả về mọi mặt để tác giả có thể hoàn thành được luận án.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô
tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM vì đã truyền
đạt cho tác giả những kiến thức quý báu để tác giả có thể phát triển được
đề tài của luận án.
Tác giả cũng xin được cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo trường Cao đẳng Bến
Tre, Thành phố Bến Tre vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong quá trình học tập.
Và cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các anh chị em đồng nghiệp,
bạn bè và những người thân trong gia đình vì đã luôn động viên và giúp
đỡ tác giả thực hiện luận án.
Cuối cùng, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn sinh viên
trường Cao đẳng và Đại học tại Thành phố Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh vì đã giúp đỡ tác giả trong việc thu
thập nguồn ngữ liệu cho luận án này.



iii

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Quy ước trích dẫn
Tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự tương ứng của nó trong danh mục TÀI LIỆU
THAM KHẢO trong dấu ngoặc vuông, ví dụ [125], nếu dẫn có số trang thì số trang được
ghi theo sau dấu phẩy “,” phía sau số thứ tự tài liệu tham khảo của tác giả đó trong phần
tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông.
Ví dụ: “A” [19, tr.45]: nghĩa là “A” được trích dẫn từ tài liệu số 19 trong TÀI LIỆU
THAM KHẢO và trích ở trang 45.
Dẫn chứng trích nguyên văn của tác giả được đặt trong ngoặc kép. Phần trích dẫn sẽ được
đặt trong đặt trong dấu ngoặc kép nếu trích dẫn nguyên văn không quá ba dòng. Tài liệu
được trích dẫn nhiều hơn 3 dòng sẽ được dẫn thành một đoạn in nghiêng, lùi vào lề trái
2cm.
Tài liệu tham khảo được ghi theo tên tác giả và năm xuất bản tạp chí, ấn phẩm, các công
trình khoa học được công bố và xuất bản. Tên tác giả đứng trước và kế đến là năm xuất
bản sách của tác giả trong dấu ngoặc đơn.
Danh mục tài liệu tham khảo được chia làm hai phần gồm các tài liệu bằng tiếng Việt và
các tài liệu bằng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác. Các tác giả là người Việt Nam được
xếp theo thứ tự abc theo tên và các tác giả người nước ngoài được xếp thứ tự theo họ
trong phần tài liệu tham khảo. Nếu tác giả có trên một tài liệu trong cùng một năm thì sau
năm có thêm ký tự a, b, c, …
Ví dụ: Nguyễn Đức Dân (1998a), (1998b)…
2. Quy ước đánh số
Các ví dụ được in nghiêng đánh số từ nhỏ đến lớn xuyên suốt luận án, từ ví dụ 1 đến ví dụ
n. Các biểu đồ minh họa được đánh số riêng cho từng chương. Các Biểu đồ trong Chương
1 được quy ước đánh số từ (1.1), (1.2), (1.3), … đến (1.n).
Các bảng minh họa cho phương phương pháp định lượng trong luận án sẽ được đánh dấu
theo từng chương. Chẳng hạn, Chương 1 sẽ bắt đầu từ Bảng 1.1 và Biểu đồ 1.1. Chương 2

bắt đầu từ Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1.
Các ví dụ minh họa được in nghiêng và đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn trong toàn luận án.
Các cụm từ hoặc câu được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại được in
nghiêng.


iv

Trong luận án còn có một số thuật ngữ tiếng Việt có đối chiếu với thuật ngữ bằng tiếng
Anh trong phần chính văn của luận án, phần thuật ngữ tương ứng bằng tiếng Anh sẽ nằm
trong ngoặc đơn, phía sau thuật ngữ tiếng Việt để tiện việc đối chiếu. Ví dụ: Tiền giả định
(presupposition).
Những thuật ngữ dành cho tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh để giải thích và các bảng,
biểu dài và phức tạp đều được vào phần Phụ lục của luận án.
Trong luận án, các bảng tính của chương trình Excel, và SPSS trong máy tính, có định
dạng mặc định là dấu chấm ngăn cách phần số nguyên phía trước và phần số thập phân
phía sau. Ví dụ, trong các bảng tính, số 2.53 được hiểu theo quy ước là 2,53. Như vậy, khi
trình bày tác giả sẽ biện giải đúng theo số thập phân của ngôn ngữ toàn dân, có nghĩa là
giữa phần nguyên và phần thập phân được ngăn cách bằng dấu phẩy (2,53).
3. Quy ước đánh dấu
Dấu * đặt trước cụm từ hoặc câu: không chấp nhận được
Dấu ∅: từ, cụm từ hoặc câu bị bỏ trống
Dấu →: suy ra
Dấu /: hoặc là, hay là
Dấu ⇔: ngữ liệu được chuyển dịch qua lại 2 chiều tương đương từ Anh sang Việt hoặc
Việt sang Anh (cả hai đều chấp nhận được)
⇒: được chuyển thành, đổi thành (một chiều)
BẢNG DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1


C: Chủ ngữ

2

C - V: cấu trúc chủ - vị

3

GT: công cụ dịch tự động Google Translation

4

GV: giáo viên

5

HVNN: Hành vi ngôn ngữ

6

Sp: người nói, thoại nhân trong cuộc thoại

7

SV: sinh viên

8

V: vị ngữ



v

Nội dung
Quy ước trình bày
Mục lục
MỞ ĐẦU
1
Lý do chọn đề tài
2
Lịch sử vấn đề
3
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5
Bố cục của luận án
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG
1.1
Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn
trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng
1.2
Khái niệm về phép lịch sự và hành vi ngôn ngữ có liên quan đến
câu nghi vấn trong tiếng Anh
1.3
Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn
trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng

1.4
Khái niệm về phép lịch sự và hành vi ngôn ngữ có liên quan đến
câu nghi vấn trong tiếng Việt
Tiểu kết Chương 1
CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG BẢN TIẾNG ANH CỦA
TÁC PHẨM HARRY POTTER, QUYỂN 1 VÀ TRONG BẢN TIẾNG VIỆT
CỦA DỊCH GIẢ LÝ LAN
Kết quả khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.1
trong tác phẩm Harry Potter, Q1 về mặt hình thức
2.1.1
Kết quả thống kê phân loại câu nghi vấn trong tiếng Anh về mặt
hình thức
2.1.2
Kết quả thống kê phân loại câu nghi vấn trong tiếng Việt về mặt
hình thức
2.2
Nhận xét về tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong cả
hai ngôn ngữ đang xét từ góc độ tiền dụng học đến dụng học
2.2.1
Những điểm tương đồng
2.2.2
Những điểm khác biệt
2.3
Kết quả khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt
trong tác phẩm Harry Potter, Quyển 1 về mặt ngữ dụng
2.3.1
Kết quả thống kê và phân tích dữ liệu thống kê về các từ ngữ chỉ
xuất xưng và gọi trong tiếng Anh và tiếng Việt
Kết quả khảo sát các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tác

2.3.2
phẩm Harry Potter, Quyển 1
Tiểu kết Chương 2

Trang
i
v
1
1
4
9
10
14
16
18
18
24
29
36
41
43
45
47
54
56
56
57
59
61
70

76


vi

CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT QUA CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP TẠI LỚP HỌC
3.1
Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong cả hai
ngôn ngữ Anh – Việt
3.1.1
Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong tiếng
Anh
3.1.2
Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong tiếng
Việt
3.2
Kết quả khảo sát câu nghi vấn về phương diện hình thức và
phương diện ngữ dụng qua 5 hành vi ngôn ngữ
3.2.1
Kết quả khảo sát về cách dùng các từ xưng hô của tiếng Anh và
tiếng Việt trong ngữ cảnh giao tiếp tại lớp học
3.2.2
Về phương diện hình thức
3.2.3
Về phương diện ngữ dụng
3.3
Nhận xét
Tiểu kết Chương 3
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NHỮNG PHƯƠNG TIỆN

DIỄN ĐẠT CÂU NGHI VẤN CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG
VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ
4.1
Thực trạng dạy và học tiếng Anh về một số phương tiện diễn đạt
tính lịch sự trong câu nghi vấn của tiếng Anh (qua khảo sát thực
tiễn sử dụng câu nghi vấn tại một số trường cao đẳng và đại học)
4.1.1
Kết quả điều tra phần một về cách sử dụng câu nghi vấn và một
số nhận xét về nguyên nhân của tình trạng yếu kém và biện pháp
khắc phục
4.1.2
Kết quả điều tra phần hai về việc dịch câu nghi vấn từ Anh sang
Việt và một số nhận xét về nguyên nhân của tình trạng yếu kém
và biện pháp khắc phục
4.1.3
Kết quả điều tra phần ba về mức độ nắm được cách diễn đạt các
giá trị ngôn trung của câu nghi vấn và một số nhận xét về nguyên
nhân của tình trạng yếu kém
4.2
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy câu nghi vấn
4.3
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch câu nghi vấn và học câu nghi
vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt
4.3.1
Kiểm định độ tin cậy của công cụ Google Translate trong việc
dịch tự động qua lại tiếng Anh và tiếng Việt
4.3.2
Giải pháp chỉnh sửa công cụ dịch tự động GT khi dịch các câu
nghi vấn từ Anh sang Việt và ngược lại
Tiểu kết Chương 4

KẾT LUẬN

77
81
86
90
93
93
97
105
126
137
139
139
142
152
155
160
164
165
169
179
181

Danh mục các công trình khoa học đã công bố của Nghiên cứu sinh

188

Tài liệu tham khảo


189

Phần Phụ lục của luận án
Quyển Phụ Lục - Từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 15 (199 trang)


vii

CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
A. 52 BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ
STT

Số
trang
CHƯƠNG 1

1

Bảng 1.1: Kết quả thống kê các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn

30

2

Bảng 1.2: Lược đồ chỉ mối quan hệ của tính tình thái với tính phân
cực và với phần thức

36

CHƯƠNG 2

Bảng 2.1a: Thống kê mô tả sự phân bố của các dạng thức câu hỏi
tổng quát trong nguồn ngữ liệu tiếng Anh (N=213)

47

3

Bảng 2.1b: Thống kê mô tả sự phân bố của các dạng thức câu hỏi
chuyên biệt trong nguồn ngữ liệu tiếng Anh (N=213)

49

4

Bảng 2.2a: Thống kê mô tả sự phân bố của các dạng thức câu hỏi
tổng quát trong nguồn ngữ liệu tiếng Việt (N=213)

49

5

Bảng 2.2b: Thống kê mô tả sự phân bố của các dạng thức câu hỏi
chuyên biệt trong nguồn ngữ liệu tiếng Việt (N=213)

51

6

Bảng 2.3: Những điểm tương đồng về mặt hình thức của câu hỏi
chuyên biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt


54

7

Bảng 2.4: Những điểm khác biệt về mặt hình thức của câu nghi vấn
trong tiếng Anh và tiếng Việt — Câu hỏi chuyên biệt

55

8

Bảng 2.5: Sự hành chức của đại từ trong tiếng Việt trên bình diện
ngữ dụng

60

9

Bảng 2.6: Phân loại các từ xưng gọi trong tiếng Việt trên quan hệ
tôn ti

61

10

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát các từ ngữ chỉ xuất nhân xưng trong
tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt

62


11

Bảng 2.8: Nhận diện các giá trị ngôn trung cầu khiến trên thang độ
lực ngôn trung

65

12

Bảng 2.9: Thống kê các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong
tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu khảo sát

66

13

CHƯƠNG 3
Bảng 3.1: Thông tin mô tả về các tham nghiệm viên

78

14

Bảng 3.2 Tiêu chí đánh dấu tính lịch sự trong câu nghi vấn

90

15


Bảng 3.3a: Kết quả khảo sát về từ xưng hô trong tiếng Anh

94


viii

16

Bảng 3.3b: Bảng thống kê những từ xưng hô trong tiếng Việt mà
sinh viên mong muốn được sử dụng trong lớp học

94

17

Bảng 3.4a: Thống kê các phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái và
đánh dấu tính lịch sự trong cứ liệu khảo sát tiếng Việt

95

18

Bảng 3.4b: Thống kê các từ ngữ dùng để xưng và hô gọi trong tiếng
Việt dựa trên cứ liệu khảo sát

96

19


Bảng 3.5: Thống kê tần số xuất hiện câu nghi vấn không chính danh
trong 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh

99

20

Bảng 3.6: Thống kê tần số xuất hiện câu nghi vấn ở 5 hành vi ngôn
ngữ trong tiếng Việt

95

21

Bảng 3.7a: Bảng thống kê mô tả số lượng câu nghi vấn trong tiếng
Anh về mặt hình thức

99

22

Bảng 3.7b: Bảng thống kê mô tả số lượng câu nghi vấn trong tiếng
Việt về mặt hình thức

100

23

Bảng 3.8: Thống kê mô tả câu nghi vấn phân bố trên thang đo lịch
sự qua 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh (Sp1


103

24

Bảng 3.9: Tần số xuất hiện các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh
trên thang độ lịch sự (Sp1
105

25

Bảng 3.10: Thống kê mô tả khuynh hướng tập trung của 5 hành vi
ngôn ngữ trong tiếng Anh với vai giao tiếp Sp1=Sp2

108

26

Bảng 3.11a: Hành vi mượn dành cho bạn bè trong tình huống giao
tiếp trong lớp học

110

27

Bảng 3.11b: Hành vi khen dành cho bạn bè trong tình huống giao
tiếp trong lớp học

110


28

Bảng 3.11c: Hành vi chê dành cho bạn bè trong tình huống giao tiếp
tại lớp học

111

29

Bảng 3.11d: Hành vi mời dành cho bạn bè trong tình huống giao tiếp
tại lớp học

112

30

Bảng 3.11e: Hành vi yêu cầu dành cho bạn bè trong tình huống giao
tiếp trong lớp học

113

31

Bảng 3.12: Thống kê mô tả 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt với
vai giao tiếp Sp1
114

32


Bảng 3.13: Tần số xuất hiện các loại câu nghi vấn trong tiếng Việt
trên thang độ lịch sự (Sp1
117

33

Bảng 3.14: Thống kê mô tả khuynh hướng tập trung của các câu
nghi vấn trong tiếng Việt trên thang độ lịch sự (Sp1=Sp2)

118

34

Bảng 3.15: Bảng phân bố tần số xuất hiện câu nghi vấn trong tiếng
Việt trên thang độ lịch sự SV-SV trong các vai giao tiếp thuộc quan
hệ bạn bè (Sp1= Sp2)

120


ix

35

Bảng 3.16a: Kết quả về cách thức đáp lại hành vi mượn

122


36

Bảng 3.16b: Kết quả về cách thức đáp lại hành vi mời

123

37

Bảng 3.16c: Kết quả về cách thức đáp lại hành vi yêu cầu

124

38

Bảng 3.17a: Kết quả khảo sát về các yếu tố quan trọng tác động lên
lực ngôn trung của câu nghi vấn trong hành vi mượn

124

39

Bảng 3.17b: Kết quả khảo sát về các yếu tố quan trọng tác động lên
lực ngôn trung của câu nghi vấn trong hành vi mời

124

40

Bảng 3.17c: Kết quả khảo sát về các yếu tố quan trọng tác động lên
lực ngôn trung của câu nghi vấn trong hành vi yêu cầu


127

41

Bảng 3.18: Bảng tóm tắt cách phân loại các loại câu nghi vấn trên
thang đo lịch sự

128

42

Bảng 3.19: Phương thức cấu tạo câu nghi vấn trong một lượt lời để
thực hiện hành vi ngôn ngữ trong cuộc thoại

135

43

Bảng 3.20: Bảng phương thức mở rộng thành phần nòng cốt của câu
nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt để một hành vi ngôn ngữ
mang tính lịch sự trong tình huống tại lớp học

136

CHƯƠNG 4
44

Bảng 4.1: Tóm tắt nội dung khảo sát dành cho tham nghiệm viên
(Language use survey)


141

45

Bảng 4.2: Các loại lỗi trong hành vi mượn từ dữ liệu khảo sát

142

46

Bảng 4.3: Mô tả lối nói trực tiếp và gián tiếp khi sử dụng câu nghi
vấn trong hành vi mời

151

47

Bảng 4.4: Phân tích lỗi trên thực tiễn đối dịch Anh-Việt của sinh
viên và biện pháp khắc phục
Bảng 4.5: Mô tả và minh họa sự hành chức đa dạng của tiểu từ tình
thái trong các câu nghi vấn trong tiếng Việt

152

49

Bảng 4.6: Kết quả khảo sát đợt 3 về cách dùng các câu nghi vấn
chính danh và phi chính danh trên bình diện ngữ dụng


156

50

Bảng 4.7: Cách thể hiện Vật sở chỉ (Quyển sách) trong câu nghi vấn,
xét trên cứ liệu từ hành vi mượn trong tiếng Việt

158

51

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giả thuyết khoa học thứ nhất – GT
dịch 36 câu nghi vấn

174

52

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định giả thuyết khoa học thứ hai - GT dịch
108 câu nghi vấn

177

48

154


x


B. 19 BIỂU ĐỒ
STT

CHƯƠNG 2

Số
trang
46

1

Biểu đồ 2.1a: Thống kê phân loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Anh

2

Biểu đồ 2.1b: Thống kê phân loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Anh

48

3

Biểu đồ 2.2a: Thống kê phân loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Việt

50

4

Biểu đồ 2.2b: Thống kê phân loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt

52


5

Biểu đồ 2.3: Mô tả các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn phi chính
danh trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu khảo sát (N-=213)

68

CHƯƠNG 3
5

Biểu đồ 3.1: Mô tả phân bố về khả năng sử dụng tiếng Anh của các
tham nghiệm viên

80

6

Biểu đồ 3.2: Mô tả sự phân bố của câu nghi vấn trong tiếng Anh qua
5 hành vi ngôn ngữ (trên cứ liệu khảo sát N=450)

96

7

Biểu đồ 3.3: Mô tả sự phân bố của câu nghi vấn trong tiếng Việt qua
5 hành vi ngôn ngữ (trên cứ liệu khảo sát N=454)

98


8

Biểu đồ 3.4a: So sánh số lượng câu nghi vấn trong tiếng Anh về dạng
thức

100

9

Biểu đồ 3.4b: So sánh số lượng câu nghi vấn trong tiếng Việt về
dạng thức

101

10

Biểu đồ 3.5: Kết quả thống kê và mô tả 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng
Anh trên thang độ lịch sự từ A đến E

104

11

Biểu đồ 3.6: Mô tả hành vi chê trên thang đo lịch sự A,B,C,D,E trong
tiếng Anh (Sp1
107

12


Biểu đồ 3.7: Kết quả thống kê và mô tả 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng
Anh trên thang độ lịch sự từ A đến E (Sp1=Sp2)

109

13

Biểu đồ 3.8: Biểu đồ phân loại các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt
trên thang độ lịch sự từ A đến D (Sp1
116

14

Biểu đồ 3.9: Biểu đồ phân loại các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt
trên thang độ lịch sự từ A đến D (Sp1=Sp2)

119

CHƯƠNG 4
15

Biểu đồ 4.1: Lỗi về cách sử dụng câu nghi vấn trong tình huống giao
tiếp tại lớp học

15

16

Biểu đồ 4.2: Kết quả thẩm định độ tin cậy của GT trong thực tiễn dịch

Anh- Việt

167

17

Biểu đồ 4.3: Kết quả đối dịch 108 câu nghi vấn từ tiếng Việt sang
tiếng Anh

168


xi

18

Biểu đồ 4.4: So sánh kết quả thử nghiệm độ tin cậy của GT qua hai
cách nhập dữ liệu khác nhau

178

19

Biểu đồ 4.5: So sánh kết quả thử nghiệm độ tin cậy của GT khi dịch
108 câu nghi vấn từ Việt sang Anh theo cách nhập dữ liệu gồm 9 bước
đề nghị tại Chương 4

179

KẾT LUẬN



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với vấn đề dạy và học ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay,
tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được quan tâm. Qua kinh nghiệm giảng dạy
tiếng Anh với vai trò là một giảng viên dạy Anh ngữ như một ngoại ngữ, tác giả
nhận thấy đôi khi sinh viên lại dùng câu nghi vấn trong tiếng Anh theo kiểu câu của
tiếng Việt, theo cách nghĩ của người Việt.
Tương tự, cách diễn đạt câu nghi vấn trong tiếng Việt của sinh viên nước ngoài đôi
khi lại khó hiểu, do các tiểu từ tình thái cuối câu nghi vấn trong tiếng Việt đảm
nhiệm chức năng “biểu cảm” theo thái độ của người nói, trong khi những cách diễn
đạt này lại không có trong tiếng Anh.
Kết quả khảo sát các hành vi ngôn ngữ tại lớp học của sinh viên Việt Nam cũng cho
thấy việc sử dụng Anh ngữ của sinh viên còn rất hạn chế vì còn mắc nhiều lỗi khi
sử dụng câu nghi vấn trong các hành vi ngôn ngữ. Việc khắc phục những trở ngại
này có lẽ là một thách thức không nhỏ đối với sinh viên. Điều này dường như cũng
chính là lý do mà sinh viên thiếu tự tin khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với thầy
cô và bạn bè trong môi trường ngôn ngữ được xác lập cụ thể trong lớp học.
Nguyên nhân chính của sự hạn chế này có thể do sinh viên Việt Nam thông thường
chỉ được học kiến thức Anh ngữ trong một số giáo trình nhất định và trong một thời
gian nhất định. Mức độ quan tâm và đầu tư của sinh viên cho việc học tiếng Anh có
lẽ chưa thật thỏa đáng. Hầu hết sinh viên Việt Nam đều ý thức được tầm quan trọng
của môn ngoại ngữ này nhưng ý thức tìm phương pháp để vận dụng ngôn ngữ được
học vào thực tiễn chưa cao. Hơn nữa, sinh viên cũng chưa có thật nhiều cơ hội giao
tiếp thường xuyên với người bản ngữ nói tiếng Anh, cho nên đôi khi vẫn còn tồn tại
những trường hợp sinh viên chưa xác định rõ thang độ lịch sự cần thiết của một
hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh, trong đó câu nghi vấn trong tiếng Anh đang hành

chức theo nền văn hóa của người Anh.


2

Để tìm lời giải cho những câu hỏi này nhằm đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng
trên, trong quá trình dạy kỹ năng dịch và các kỹ năng ngôn ngữ khác trong lớp học
như nghe, nói, đọc và viết, người thầy nên chỉ ra những điểm tương đồng và khác
biệt của hai ngôn ngữ trong hai nền văn hóa khác nhau là Anh ngữ và Việt ngữ và
những kiểu nói lịch sự trong các hành vi ngôn ngữ khi chuyển dịch qua lại giữa hai
ngôn ngữ Anh-Việt.
Việc so sánh những điểm khác biệt và tương đồng của câu nghi vấn trong cả hai
ngôn ngữ Anh và Việt từ một nguồn ngữ liệu phong phú về các phương tiện diễn
đạt câu nghi vấn theo nghi thức lịch sự trong tương tác xã hội là một việc làm cần
thiết, đặc biệt là có thể giúp cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh và sinh viên
nước ngoài học tiếng Việt có được một kim chỉ nam trong kỹ năng giao tiếp, từ đó
có được mối quan hệ hợp tác đúng đắn, năng động và lịch sự khi giao tiếp với nhau,
cụ thể là có thể sử dụng các hành vi ngôn ngữ theo đúng phép lịch sự trong các tình
huống giao tiếp cụ thể.
Trong giai đoạn phát triển của ngành ngôn ngữ học hiện nay, ngữ dụng học đã xác
định đối tượng của mình là ngôn ngữ đang vận hành chứ không phải trong một hệ
thống tĩnh tại. Cả hai ngôn ngữ đang xét, tiếng Anh và tiếng Việt, đều đang hành
chức trong hoạt động mang tính tương tác giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân
với xã hội. Một trong những vấn đề thiết yếu có liên quan đến nghi thức giao tiếp
trên bình diện ngữ dụng là phép lịch sự. Vấn đề lịch sự hay lễ phép chuẩn mực
trong tương tác xã hội trong cả hai nền văn hóa Anh và Việt là vấn đề ngày càng thu
hút sự chú ý của nhiều người trong thời đại xã hội đang phát triển về mọi mặt trong
giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Nghi thức lịch sự trong lời nói không chỉ là
một vấn đề thuần túy về ngôn ngữ học, mà nó còn được chi phối và ảnh hưởng bởi
những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như tình huống giao tiếp, phong tục tập quán, văn

hóa và các nhân tố xã hội.
Tùy theo tình cảm, thái độ, và hiểu biết của người phát ngôn (người cho) về sự tình,
về ngữ cảnh giao tiếp nhất định, về người thụ ngôn (người nhận) mà câu nghi vấn
được diễn đạt trang trọng hay thân mật trên thang độ lịch sự của nó. Những khả


3

năng còn tiềm ẩn của loại câu nghi vấn đang còn chờ sự khai thác và những đột phá
mở đường về so sánh đối chiếu của loại câu này trên bình diện ngữ dụng về lý
thuyết và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ.
Đã có nhiều công trình về ngôn ngữ học nghiên cứu về câu nghi vấn bằng tiếng Anh
và tiếng Việt trên cả ba bình diện: ngữ kết, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Tuy nhiên, có thể
nói vấn đề so sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ
dụng với vai giao tiếp là trò – trò và trò – thầy trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học
dường như vẫn là vấn đề còn bị bỏ ngỏ. Tác giả luận án đã chọn đề tài này để
nghiên cứu vì tính cấp thiết và tầm quan trọng của nó trong giai đoạn hội nhập
quốc tế hiện nay, giai đoạn mà ngôn ngữ mạng 8x/9x đã có ảnh hưởng đến ngôn
ngữ của sinh viên mà điển hình là cách dùng câu nghi vấn trong bối cảnh giao tiếp
tại lớp học.
Đây có lẽ là lần đầu tiên câu nghi vấn của cả hai ngôn ngữ trong bối cảnh giao tiếp
tại lớp học qua 5 hành vi ngôn ngữ được làm thành một đối tượng nghiên cứu riêng
cho một luận án khoa học. Một đề tài như vậy sẽ rất cần thiết và chắc hẳn sẽ chứa
đựng những vấn đề vấn đề phức tạp nhưng không kém phần lý thú. Những điều đó
đã thôi thúc tác giả luận án quyết tâm thực hiện đề tài này. Đề tài này hy vọng sẽ
góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về lý thuyết cũng như thực tiễn có
liên quan đến câu nghi vấn trong Anh ngữ và Việt ngữ trên bình diện ngữ dụng.
Điều mà tác giả luận án mong muốn hướng tới khi chọn đề tài này để nghiên cứu là
góp phần thiết thực cải tiến chất lượng giảng dạy Anh ngữ cho người Việt về vấn đề
câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ. Đề tài cũng cung cấp cho học viên nước ngoài 1

học tiếng Việt một tài liệu tham khảo về các chiến lược giao tiếp lịch sự trong nền
văn hóa Việt của người Việt qua các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt.
Giảng dạy sẽ là công việc lý thú nếu người dạy chỉ ra được những sai sót nơi người
học, đồng thời tìm được những giải thích ngắn gọn dễ hiểu nhất để truyền đạt đến
người học. Đối với người nước ngoài học tiếng Việt, tác giả của luận án cũng hy
vọng rằng những phân tích, mô tả đặc điểm về ngữ nghĩa–ngữ dụng của câu nghi
1

Tác giả luận án tạm dùng thuật ngữ học viên nước ngoài để chỉ chung những người nước ngoài, không phải
là người Việt hiện đang học và sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ.


4

vấn trong tiếng Anh khi so sánh với câu nghi vấn trong tiếng Việt có thể giúp cho
học viên nước ngoài sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Việt qua các hành vi ngôn
ngữ trong giao tiếp được tốt hơn. Sinh viên có thể ứng dụng những nghi thức lịch sự
thích hợp, đúng chuẩn mực trong việc sử dụng câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ
để giao tiếp với bạn bè và thầy cô tiêu biểu cho hai vị thế xã hội khác nhau: ngang
bằng và cao hơn trong thực tiễn giao tiếp xã hội.
Cũng xuất phát từ những bức xúc trong công việc giảng dạy tiếng Anh bậc cao
đẳng, đại học và đặt vấn đề về công tác truyền đạt kiến thức cho sinh viên, tác giả
của luận án đã mạnh dạn bước sang lĩnh vực nghiên cứu về các hành vi ngôn ngữ
được biểu đạt qua câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm biện pháp khắc
phục những khó khăn trong việc học ngoại ngữ của sinh viên trong thực tiễn giao
tiếp và dịch thuật. Hy vọng rằng những gì tìm thấy được trong lĩnh vực của đề tài
này sẽ quay lại phục vụ đắc lực cho học viên và cũng là nhiệm vụ thực tế của những
người thầy dạy tiếng. Đó cũng chính là lý do mà các công trình nghiên cứu của luận
án mong muốn được đóng góp.


2. Lịch sử vấn đề
Tác giả Cao Xuân Hạo [40, tr. 391-412], khi nghiên cứu về câu nghi vấn trong
“Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng”, đã phân ra hai loại: câu nghi vấn chính
danh và câu nghi vấn không chính danh. Theo ông, ý nghĩa của nghi vấn chính danh
có thể được xác định thông qua ý nghĩa của sự tương ứng giữa câu hỏi và câu đáp.
Ông cũng khẳng định câu hỏi tổng quát (câu hỏi “có/không”) là những yêu cầu cho
biết thực cách của một mệnh đề có yếu tố nghi vấn chính là những vị từ tình thái
làm trung tâm vị ngữ, kết hợp với một yếu tố tình thái đặt ở cuối câu hỏi. Ngoài ra,
trong câu hỏi chính danh còn có loại câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu bằng có phải
theo sau là một mệnh đề trọn vẹn và kết thúc bằng không, cùng với dấu chấm hỏi
(?) ở cuối câu. Loại câu hỏi này được trả lời bằng phải hay không/không phải, mà
không thể trả lời bằng có hay không. Hai loại này khác nhau về tiền giả định trong
câu hỏi. Các câu nghi vấn thuộc loại câu nghi vấn không chính danh cũng được ông
đề cập đến khi bàn đến các giá trị ngôn trung khác của câu nghi vấn trong tiếng


5

Việt, chẳng hạn như câu hỏi có giá trị cầu khiến, khẳng định, phủ định, cảm thán,
phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại. Loại câu nghi vấn có các giá trị ngôn trung
khác nhau này so với câu nghi vấn chính danh rất khác biệt về tình thái, về sắc thái
cảm xúc và có những đặc tính về mặt dụng pháp là có thể được trả lời trực tiếp hay
không trực tiếp, hoặc không cần được trả lời.
Luận án tiếp thu và dựa trên nền tảng lý thuyết của tác giả Cao Xuân Hạo trong
cách phân loại câu nghi vấn và các giá trị ngôn trung như đã trình bày và sẽ sử dụng
thuật ngữ “câu hỏi chuyên biệt” (Wh- Questions) và “câu hỏi tổng quát” (Yes/No
questions) của tác giả Cao Xuân Hạo khi đề cập đến hai loại câu nghi vấn này
xuyên suốt luận án.
Tác giả Diệp Quang Ban [6, tr. 28-39] đã đưa ra các dạng thức trong câu tiếng Việt
là thức trình bày (declarative), thức nghi vấn (interrogative), thức cầu khiến

(imperative) và thức cảm thán (exclamative). Theo tác giả Diệp Quang Ban, câu bao
giờ cũng tồn tại dưới một thức nhất định. Thức của câu (sentence mood) trong tiếng
Việt là giá trị tình thái của các kiểu câu khi sử dụng trong giao tiếp. Thức của câu
tiếng Việt được diễn đạt bằng những dấu hiệu hình thức và biểu thức thức (mood
expressions) cùng với yếu tố tình thái khác trong câu làm thành phần thức và phần
còn lại trong câu có quan hệ với phần thức được gọi là phần dư (residue). Quan hệ
của phần thức với phần dư làm thành cấu trúc thức. Thức của câu cũng là cơ sở để
xác lập các kiểu câu.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (2003b) [22, tr.72-90], phạm trù xưng hô hay phạm trù
ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự
đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người đang giao tiếp với mình (đối xưng)
vào diễn ngôn. Phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp
đang diễn ra với điểm gốc là người nói. Khi vai trò của người nói luân chuyển thì
ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai cũng thay đổi theo. Ngôi thứ ba trong thực tế được
dùng để nói về người hay sự vật không tham gia vào cuộc giao tiếp. Trong các từ
xưng hô của tiếng Việt, có những từ chuyên ngôi là những từ chỉ dùng cho một ngôi


6

(tôi, tớ, mày) và những từ kiêm ngôi là những từ được dùng cho nhiều ngôi (người
ta, mình). Ý nghĩa liên cá nhân bao gồm cả ý nghĩa biểu cảm trong các đại từ xưng
hô của tiếng Việt. Ngoài ra, biểu thức “gọi” trong tiếng Việt nhằm hướng đến một
người nào đó làm cho người này biết rằng người gọi đang muốn nói gì đó với
“người được gọi”. Dựa trên nền tảng này, các vai đối xưng và tự xưng trong lý
thuyết ngôn ngữ của tác giả Đỗ Hữu Châu sẽ được luận án khảo sát cẩn thận bằng
nguồn tư liệu ngôn ngữ cụ thể trên diện rộng để đối chiếu cách dùng các từ xưng và
gọi trong phạm trù xưng hô trong cả hai ngôn ngữ.
Tác giả Nguyễn Đức Dân [27, tr.6, 17, 24, 65, 142-151] đã tổng kết sơ bộ những
công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có liên quan đến ngữ dụng học

trong sơ đồ “phổ hệ” ngữ dụng học [27, tr.6] và đưa ra một số lý luận chung quanh
vấn đề lý thuyết của Searle, ông giải thích thêm về ba loại hành vi ngôn ngữ và cách
phân loại các hành vi tại lời của J. Searle (1982). Ông cũng đề cập đến các công
trình có liên quan đến nguyên lý lịch sự và cũng cùng quan điểm với các tác giả R.
Lakoff (1973, 1989), G. Leech (1983), W. Edmondson (1981), A. Kasher (1986),
khi bàn về phép lịch sự dưới góc độ một phương châm hội thoại. Ông cũng tổng kết
khái quát những công trình nghiên cứu khác có liên quan đến nguyên lý lịch sự như
P. Brown và S. Levinson (1987) khi tiếp cận về phép lịch sự như một hành vi giữ
thể diện.
Tác giả Nguyễn thiện Giáp [39, tr.105-123, 134-144], khi miêu tả những kiểu lịch
sự khác nhau trong giao tiếp, đã minh họa một ví dụ để minh chứng cho khái niệm
thể diện và những đánh dấu về mặt ngôn ngữ với những tiền ước về khoảng cách xã
hội tương đối và sự gắn bó. Chẳng hạn, một sinh viên hỏi một giáo viên:
1. Thưa thầy, em muốn hỏi thầy một câu có được không ạ?
Nhưng với bạn bè ngang hàng thì có thể hỏi:
2. Này, có rảnh không?
Ông cũng đồng tình với các quan điểm của các tác giả [27], [16], [40] về khái niệm
hành động giữ thể diện (Face saving act) và hành động đe dọa thể diện (Face


7

threatening act). Ông cho rằng “Thể diện là hình ảnh bản thân trước công chúng của
một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm của mỗi cá nhân và mong
muốn được người khác tri nhận” [37, tr.104]. Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể
được thực hiện trong tình huống có khoảng cách xã hội và có sự thân hữu. Theo
ông, để thể hiện phép lịch sự khi có khoảng cách xã hội người ta thể hiện sự hiểu
biết về thể diện của người đối thoại bằng cách sử dụng những từ ngữ chiều lòng, tôn
trọng. Trong khi đó, khi có sự thân hữu người ta thể hiện phép lịch sự bằng việc
dùng các từ ngữ có tính thân tình, tình đồng chí và đoàn kết [37, tr.105].

Khi nói về các công trình của các tác giả nước ngoài về lĩnh vực ngữ dụng học
không thể không kể đến G. N. Leech. Theo Leech (1983) [188, tr.138-149], mục
tiêu của phép lịch sự được dựa trên khái niệm tổn thất và lợi ích. Dựa trên nguyên
tắc tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tối đa hóa những vấn đề lịch sự. Leech
đã đề ra những phương châm giao tiếp đóng góp trong hội thoại, trong đó ông cũng
đề cập về nguyên tắc hợp tác gồm: Quantity (Lượng), Quality (chất), Relation (quan
hệ), Manner (cách thức), và nguyên tắc lịch sự gồm các phương châm: khéo léo,
hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm, âm điệu của giọng nói thể hiện tính lịch
sự.
Tác giả Đinh Điền [30, tr.141-160] đã đề ra một số chiến lược dịch cơ bản trong
việc dịch máy. Ông đã kiểm định kết quả dành cho bài toán đánh giá chất lượng hệ
dịch EVT (English Vietnamese Translator), nêu được bài toán gán nhãn ngữ nghĩa
và ngữ pháp cho quy trình dịch máy. Đây là cũng là một gợi ý được xem như một
tiền đề và cơ sở lý thuyết cho tác giả của luận án nghiên cứu thử nghiệm chương
trình dịch máy Google Translate trên hệ thống mạng Internet toàn cầu nhằm kiểm
định độ tin cậy trong việc dịch câu nghi vấn từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược
lại từ máy dịch tự động Google Translate trên hệ thống mạng Internet nhằm đưa ra
các giải pháp đề nghị cải tiến chương trình huấn luyện chuyển dịch qua lại Anh –
Việt trên ngữ liệu song ngữ cho chương trình dịch máy Google Translation.
Các tác giả nghiên cứu về câu hỏi chính danh và không chính danh trong cả hai
ngôn ngữ trên bình diện kết học và ngữ nghĩa-ngữ dụng trong những năm gần đây


8

có liên quan đến luận án phải kể đến: 1) Nguyễn Đăng Sửu [109], [110], [111],
[112] đã có những đóng góp đáng kể về mặt phân loại các giá trị ngôn trung của câu
nghi vấn dựa trên một số tác phẩm và phân loại tần số xuất hiện của mỗi loại trên cứ
liệu khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt; 2) Lê Đông (1996) [32] nghiên cứu về
ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt); 3) Nguyễn

Thúy Oanh [95] đã có những đóng góp tổng kết các dạng thức của câu hỏi trong
tiếng Anh và tiếng Việt; 4) Nguyễn Thị Thìn [124] đã nghiên cứu và khảo sát một
số biểu thức của các dạng câu nghi vấn không thường dùng để hỏi trong tiếng Việt,
qua đó đã đưa ra một số kiểu câu nghi vấn trích từ các tác phẩm văn học có tần số
xuất hiện cao và phân tích về ngữ nghĩa-ngữ dụng của một số kiểu câu nghi vấn này
trong tiếng Việt.
Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp có thể
kể đến: 1) Đào Nguyên Phúc (2005) [99, tr.16-18] đã khái quát được những điểm
tương đồng và khác biệt cơ bản của hai hành vi “xin” và “xin phép”; 2) Lê Thị
Hoàng Nga (2006) [87] nghiên cứu chuyên sâu về: “Câu cầu khiến tiếng Việt trên
bình diện lịch sự và giao tiếp” (có đối chiếu với tiếng Anh); 3) Đặng Thị Hảo Tâm
(2006) [114] đã thống kê, phân tích và kiến giải về “Hành vi chê trách trong tiếng
Anh-Mỹ (so với tiếng Việt)” trong bài chuyên khảo của mình; 4) Dương Thị Thu
Nhung (2007) [92] trong công trình nghiên cứu với nội dung: “Lịch sự ngôn từ
trong nghi thức lời mời tiếng Việt” đã cho thấy sự đa dạng phong phú về cách thể
hiện lời mời bằng các biểu thức mời trong tiếng Việt; 5) Nguyễn Thị Lương (2006)
[79, tr.32-42] đã có những minh họa lý thú liên quan đến nền văn hóa của người
Việt qua “Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự”; 6) Vũ Thị Thanh
Hương (1997) [206] đã nghiên cứu phép lịch sự hiện đại của người Việt và chiến
lược lịch sự của 46 tham nghiệm viên tại Hà Nội qua phương pháp khảo sát bằng
phiếu điều tra ngôn ngữ và phỏng vấn; 7) Tạ Thị Thanh Tâm [115], [116], [117] đã
có những công trình nghiên cứu về vai giao tiếp và phép lịch sự trong giao tiếp bằng
tiếng Việt.


9

Nhìn chung các tác giả này có những công trình nghiên cứu kiến giải cho hành vi
ngôn ngữ trong tiếng Anh hoặc trong tiếng Việt hoặc so sánh cả hai ngôn ngữ đang
xét trong giao tiếp trên bình diện ngữ dụng. Luận án là bước tiếp nối những thành

tựu ngôn ngữ học của tác giả trên, thực hiện nhiệm vụ khảo sát chuyên sâu hơn về
so sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong sử dụng ở tình huống giao
tiếp tại lớp học, và những ứng ứng dụng của nó trong việc dạy và học ngoại ngữ và
dịch thuật.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt
của loại câu nghi vấn trong sự hành chức của nó trên phương diện ngữ kết, và ngữ
nghĩa-ngữ dụng, qua đó làm sáng tỏ cách dùng câu nghi vấn trong thực tiễn dạy và
học ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh và trong một chừng mực nào
đó, cũng là tư liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên nước ngoài học tiếng Việt.
Việc đi sâu nghiên cứu bình diện ngữ dụng của câu nghi vấn trong tiếng Anh và
tiếng Việt với nguồn ngữ liệu đa dạng và phong phú từ các phiếu khảo sát của 1119
sinh viên cũng nhằm góp phần khẳng định được sự liên kết đa dạng của các thành tố
làm nên thức nghi vấn theo quan điểm của người dùng trong mối quan hệ liên nhân
trên phương diện lịch sự, đồng thời cũng phục vụ cho việc biên soạn các tài liệu
giảng dạy ngoại ngữ, trong đó câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt được
dùng trong nhiều bối cảnh giao tiếp khác nhau theo các mức độ lịch sự từ trang
trọng, trung hòa, thân mật đến suồng sã không khách sáo.
Để đạt được mục đích đã nêu, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết về câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ
đang xét, các vấn đề về hành vi ngôn ngữ và phép lịch sự qua các hành vi ngôn ngữ
được thể hiện qua hình thức câu nghi vấn làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo
trên bình diện ngữ dụng;


10

2. Thống kê, phân loại, phân tích, mô tả những điểm khác biệt và tương đồng của
câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ, đồng thời luận án cũng tìm hiểu sâu hơn về các

yếu tố tác động lên giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng;
3. Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế sử dụng câu nghi vấn của sinh viên trong tình
huống giao tiếp lớp học tại các trường đại học và cao đẳng để rút ra những nhận xét
khái quát về sự hành chức của câu nghi vấn trong sử dụng qua các hành vi ngôn ngữ
nằm trong một tình huống cụ thể tại lớp học;
4. Phân tích kỹ lưỡng và có hệ thống tầng bậc các mức độ lịch sự do các hành vi
ngôn ngữ mang lại, đồng thời tìm hiểu các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong
giao tiếp ở các mức độ khác nhau trong phép lịch sự từ khách sáo đến thân mật giữa
các vai giao tiếp “trò – thầy” và “trò – trò” trong lớp học, sau đó rút ra những nhận
xét về cách diễn đạt nghi thức lịch sự của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ khi
mở rộng cấu trúc nòng cốt của câu nghi vấn về phía trái và về phía phải qua các
hành vi ngôn ngữ khảo sát;
5. Phân tích lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi dịch câu nghi vấn từ Anh sang Việt
và lỗi về ngữ nghĩa- ngữ dụng khi sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh giao tiếp,
từ đó đề ra biện pháp khắc phục trong việc dạy và học ngoại ngữ;
6. Ứng dụng kết quả so sánh đối chiếu câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét
để kiểm định độ tin cậy trong chương trình dịch tự động Anh - Việt của Google
Translation (GT), đồng thời ứng dụng chỉnh sửa công cụ dịch tự động GT và vận
dụng vào việc dạy và học câu nghi vấn trong thực tiễn giao tiếp cho sinh viên.

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát các câu nghi vấn trong tiếng Anh và đối chiếu với các câu nghi vấn tương
ứng trong tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt từ nguồn tư liệu
ngôn ngữ có chọn lọc rồi ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh cho học viên
người Việt và việc dạy tiếng Việt cho học viên người nước ngoài là những nội dung
mà công việc nghiên cứu của luận án cần phải chuyên sâu vào.


11


Để đạt được kết quả như mong đợi, tác giả của luận án sẽ sử dụng chủ yếu là
phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng khi so sánh và đối chiếu câu nghi vấn
trong cả hai ngôn ngữ.
+ Phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng: Trong mẫu khảo sát gồm 426 câu
nghi vấn chính danh và phi chính danh trong tiếng Anh (bản gốc) và tiếng Việt (bản
dịch) trích từ tác phẩm Harry Potter (Quyển 1), luận án sử dụng phương pháp phân
tích ngữ nghĩa-ngữ dụng và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích giải
thích và chứng minh cho những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn
trong 2 ngôn ngữ đang xét. Sự khác biệt rõ nét và cả những điểm khác tinh tế ẩn
mình ngay trong những chỗ được coi là giống hệt hoặc tương đương giữa hai ngôn
ngữ sẽ là cơ sở rất khoa học để xác định những khó khăn mà người Việt gặp phải
khi học tiếng Anh và từ đó, ở một chừng mực nào đó, có thể suy ngược lại những
khó khăn mà người bản ngữ Anh sẽ đối mặt khi học tiếng Việt.
+ Phương pháp thống kê: luận án khai thác nguồn ngữ liệu nghiên cứu bằng cách sử
dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu trưng cầu ý
kiến của sinh viên về cách sử dụng câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng. Phân tích
và tổng hợp dữ liệu khảo sát trên cơ sở thống kê mô tả bằng chương trình SPSS,
khảo sát câu hỏi mở trên diện rộng để có thể đưa ra những kết luận đáng tin cậy. Hệ
thống hóa phần miêu tả câu nghi vấn của hai thứ tiếng này bằng các bảng thống kê
và phân loại. Các biến định lượng và định tính trong tập dữ liệu được thu thập và xử
lý bằng chương trình phân tích kết quả thống kê “SPSS for Windows” theo phiên
bản 11.5. Qua thống kê và mô tả câu nghi vấn từ nguồn ngữ liệu thu thập, luận án sẽ
phân tích, chứng minh và giải thích các kết quả tìm được và kiểm định các giả
thuyết khoa học bằng nhiều phép thử để chứng minh tính đúng sai khi chuyển dịch
qua lại các câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong chương trình dịch tự
động GT.
+ Phương pháp trắc nghiệm: Để tìm ra những sai sót phổ biến khi sử dụng câu nghi
vấn trong tiếng Anh ở những học viên người Việt học tiếng Anh và làm tư liệu tham



12

khảo cho người nước ngoài học tiếng Việt, luận án cũng sử dụng bài tập trắc
nghiệm và các bài tập dịch câu nghi vấn từ tiếng Anh sang tiếng Việt qua các phiếu
khảo sát nhằm đánh giá sinh viên về mức độ hiểu các giá trị ngôn trung của các câu
nghi vấn trong tiếng Anh và nắm bắt được khả năng dịch thuật các câu nghi vấn từ
tiếng Anh sang tiếng Việt. (Mẫu phiếu trắc nghiệm và phiếu điều tra ngôn ngữ có
nêu cụ thể trong Quyển Phụ lục của luận án – Phụ lục 1và 2, trang 1-10).
+ Phương pháp đối chiếu: Bằng phương pháp so sánh đối chiếu, luận án sẽ miêu tả
ý nghĩa biểu đạt của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại và tìm xem
có những trường hợp nào thể hiện sự tương đồng hay sự khác biệt, toàn phần hay
bộ phận, giữa hai thứ tiếng đang xét trên bình diện ngữ dụng. Từ đó, giải thích kết
quả tìm được dựa trên những thành tựu của ngôn ngữ học nói chung và của ngữ
dụng học nói riêng nhằm xác định những khó khăn trong quá trình nhập mã, giải mã
và chuyển mã Việt- Anh hay Anh-Việt đối với loại câu nghi vấn, đồng thời nêu một
số giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn này trên thực tiễn giao tiếp của sinh
viên và thực tiễn dịch thuật. Những kết quả tìm được sẽ được khái quát thành những
thành đề xuất ứng dụng cụ thể như một thành tựu về ngôn ngữ học.
Để tránh sự dàn trải và cũng phù hợp với tính chất của một luận án nhằm nghiên
cứu sâu đối tượng ở những khía cạnh cần thiết nhất trong thời điểm nghiên cứu của
nó, luận án này được thực hiện với nhiệm vụ cố gắng trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt có những tương đồng và khác
biệt nào trên bình diện ngữ dụng? Và có bao nhiêu giá trị ngôn trung trong tập
ngữ liệu của mẫu khảo sát loại câu nghi vấn?
2. Xét từ góc nhìn của phép lịch sự trong thực tiễn giao tiếp tại lớp học, những
yếu tố nào tác động lên lực ngôn trung của câu nghi vấn làm nên phép lịch sự
trong giao tiếp từ khách sáo/lễ phép đến không khách sáo/thân mật và liệu có thể
có được một bức tranh khái quát về sự hành chức đa dạng của câu nghi vấn
trong sử dụng cho một ngữ cảnh được xác lập cụ thể hay không?

3. Sự khác biệt của những yếu tố đánh dấu mức độ lịch sự trong câu nghi vấn
từ khách sáo/ trang trọng/ lễ phép đến không khách sáo/ thân mật/ suồng sã sẽ
gây khó khăn như thế nào cho người Việt học tiếng Anh khi phải nhập mã, giải


13

mã, và chuyển mã Anh-Việt hoặc Việt-Anh trong thực tiễn giao tiếp và dịch
thuật 2 ?
4. Có những lời khuyên nào dành cho người Việt học tiếng Anh (và ở chừng
mực nào đó có thể suy diễn ngược lại cho người bản ngữ Anh học tiếng Việt)
liên quan đến việc sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp và dịch thuật trên bình
diện ngữ dụng?
4.2 Nguồn tư liệu ngôn ngữ
Nguồn tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho nghiên cứu trong luận án gồm 426 câu nghi
vấn trong tác phẩm Harry Potter (Quyển 1), cùng với bản dịch tiếng Việt tương ứng
và các câu nghi vấn được sinh viên dùng trong lớp học, qua 1119 phiếu khảo sát,
các câu nghi vấn được dùng trong thực tiễn dạy học trong các tài liệu giảng dạy
tiếng Anh (song ngữ).
Cũng cần khẳng định rằng các câu nghi vấn dùng làm ví dụ minh họa trong luận án
đều có xuất xứ rõ ràng, được trích từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy bằng tiếng
Việt và tiếng Anh và đều được công bố chính thức. Các phiếu khảo sát thu được từ
các trường cao đẳng và đại học trong và ngoài nước được ghi mã số cẩn thận và các
thông tin dưới dạng văn bản thu thập được qua phiếu khảo sát từ các tham nghiệm
viên được xử lý độc lập và cẩn thận bằng chương trình Excel và SPSS của máy tính.
Điều này khẳng định tính trung thực trong nghiên cứu đối tượng khảo sát và vì vậy,
góp phần đảm bảo giá trị của các kết quả thu được.
Nguồn ngữ liệu này cũng được dùng để minh chứng cho thực tiễn sử dụng câu nghi
vấn, là nguồn tư liệu tham khảo về cách dùng các hành vi ngôn ngữ đa dạng và
phong phú cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh cũng như sinh viên nước ngoài

học tiếng Việt và cũng dùng để minh họa cho những luận điểm mang tính lý thuyết
khi trình bày những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong tiếng Anh
và tiếng Việt.
2

Nhập mã (encode) là chuyển từ nghĩa, cái có thể xuất phát từ người Việt hay người bản ngữ Anh
và chưa được mã hoá, sang ký hiệu dùng để chở tải cái nghĩa đó. Giải mã (decode) là chuyển từ ký
hiệu thành nghĩa mà người Việt hoặc người bản ngữ Anh có thể hiểu được. Chuyển mã (translate)
là dịch xuôi (dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt) hay dịch ngược (dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh).
[120, tr.18]


×